Yêu c ầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ýchính sau đây: - S ự thành công và biểu hiện của sự thành công của con người trong cu ộc sống + Sự
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Trang 2-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
- Giám khảo chú ý đến yêu cầu của kỳ thi chọn HS giỏi cấp tỉnh: chọn lựa HS
có năng khiếu, đồng thời khuyến khích, động viên các em có đam mê, yêu thích văn học
- Vì là đề mở nên khuynh hướng làm bài của thí sinh rất đa dạng Do đó, giámkhảo nên có sự bàn bạc thảo luận đáp án Tùy vào tình hình thực tế (sau khi chấm một sốbài), giám khảo có thể đề xuất điều chỉnh đáp án phù hợp Sự điều chỉnh này phải đượcghi vào biên bản tổ chấm
II ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1:Hãy nói về sự thành công của con người trong cuộc sống theo
cảm nhận của em.
8.0
1 Yêu c ầu về kĩ năng
Thí sinh phải đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội Bốcục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp
2 Yêu c ầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ýchính sau đây:
- S ự thành công và biểu hiện của sự thành công của con người trong cu ộc sống
+ Sự thành công: là kết quả đạt được trong công việc hay trong
học tập, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội
+ Biểu hiện của sự thành công: rất khác nhau, tùy theo mỗi người,
có khi nó là những thành quả rất giản dị, bình thường, bé nhỏ; có khi
là những thành tích to lớn ảnh hưởng đến nhiều người Sự thành
công có thể là sự thành đạt trong công việc, có được cuộc sống giàu
sang, được mọi người xem trọng; có thể là kết quả học tập tốt đẹp,
hoàn hảo,
+ Sự thành công không chỉ thành đạt về cuộc sống vật chất mà có
khi thành công đạt được ở cuộc sống tinh thần như tình thương yêu
của bạn bè, người thân,
3.0
Trang 3ĐÁP ÁN ĐIỂM
+ Nhờ vào sự lao động, sáng tạo một cách nghiêm túc, say mê
+ Nhờ vào bản thân biết vun đắp tình cảm, lòng thương yêu
+ Sẽ không có cơ hội thành công đối với những kẻ lười biếng và ảo
tưởng, xa rời thực tế
- Liên h ệ bản thân: Sự chọn lựa và nỗ lực của bản thân để đạt được
sự thành tích nào đó (có minh chứng cụ thể, thuyết phục)
2.0
Lưu ý: Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác nhau miễn
sao chính xác, hợp lí Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về
kĩ năng và kiến thức Tuy nhiên, cần khuy ến khích những bài làm có sáng
t ạo.
Câu 2: Cảm hứng nhân đạo là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, dạt dào
trong nhiều áng thơ văn của Nguyễn Du, Nguyễn Dữ Em hãy làm
rõ cảm hứng nhân đạo qua Truy ện Kiều và Truyền kì mạn lục (cụ
thể qua Chuy ện người con gái Nam Xương).
12 0
1 Yêu c ầu về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn
học, cụ thể là biết xác định, so sánh, phân tích, giải thích, chứng
minh và tổng hợp nhằm nêu bật vấn đề trọng tâm Không sa vào
phân tích đơn thuần hai tác phẩm một cách lan man, dàn trải, xa đề
- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc,
thể hiện suy nghĩ riêng của bản thân; không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp
2 Yêu c ầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du và Chuyện
người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục), Truyện Kiều.
Bài viết có thể được trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đáp
ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Gi ới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm: Nguyễn Dữ với
Truyền kì mạn lục, đặc biệt là Chuyện người con gái Nam Xương,
Nguyễn Du với Truyện Kiều; Gi ới thiệu vấn đề nghị luận. 2.0
- Nêu cách hi ểu vể cảm hứng nhân đạo, biểu hiện cụ thể của cảm
h ứng nhân đạo:
+ Cảm hứng nhân đạo là tình cảm hướng tới con người, yêu thương
và bảo vệ quyền làm người
+ Biểu hiện của thể:
* Căm giận, lên án thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống của con
người;
* Cảm thông sâu sắc với những số phận bị vùi dập đau khổ, bất
hạnh;
* Ca ngợi, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người;
* Nói lên ước mơ, khát vọng về quyền sống, quyền được hưởng
hạnh phúc của con người
- C ảm hứng nhân đạo thể hiện qua sáng tác của Nguyễn Dữ và
Nguy ễn Du:
1 Chuy ện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
2.0
2.0
Trang 4ĐÁP ÁN ĐIỂM
+ Nguyễn Dữ ca ngợi vẻ đẹp, phẩm hạnh của người phụ nữ, cụ
thể là ca ngợi Vũ Nương đức hạnh, thủy chung, đảm đang, tiết nghĩa
(hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng,
chu đáo, tận tình và rất mực yêu con);
+ Ông trân trọng khát vọng của người phụ nữ về một cuộc sống gia
đình bình dị, đơn giản mà yên ổn, hạnh phúc
- + Ông thương cảm, xót xa cho một phẩm hạnh bị oan khuất, phải
lấy cái chết để chứng minh lòng trong sạch
- + Ông lên án, tố cáo sự bất công trong quan niệm “trọng nam khinh
nữ” của xã hội phong kiến; phê phán chiến tranh phi nghĩa gây ra bao
đau thương, tan nát cho nhiều gia đình, vợ xa chồng, con xa cha; phê
phán thói ghen tuông mù oán của con người
- 2 Truy ện Kiều
- + Nguyễn Du trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con
người trong biến động của cuộc đời, cụ thể là ca ngợi tấm lòng cao
đẹp, giàu đức hi sinh và trọng tình nghĩa của Thúy Kiều
+ Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho số phận bất hạnh của người
phụ nữ tài hoa, xinh đẹp Ở khía cạnh này, tấm lòng nhân đạo của
Nguyễn Du thể hiện cụ thể:
* Thương cảm cho nhân phẩm con người bị chà đạp: Kiều phải
bán mình chuộc cha và em, hi sinh tình yêu, xa rời tình thâm cốt
nhục - cha mẹ, hai em; xa quê hương; bị mua đi bán lại như món
hàng
* Thương cảm cho tình yêu chân thành tan vỡ Đó là tình yêu
chân thành, trong sáng giữa Kiều và Kim Trọng; trên bước đường
lưu lạc, Kiều gặp được Thúc Sinh, Từ Hải nhưng mối tình mặn nồng
của nàng với Thúc Sinh cũng sớm tan vỡ cay đắng; mối tình tri kỉ
với Từ Hải cũng sớm kết thúc
* Thương cho thân xác con người bị đọa đày: không chỉ bị hành hạ
tinh thần mà cả thể xác thể xác chịu bao nhiêu ô nhục nơi nhà chứa,
bị đánh đạp bạo tàn bởi những trận đòn ghen
+ Tấm lòng thương cảm như hiểu thấu nỗi đau nhân thế và sự trân
trọng của nhà thơ đối với con người, nhất là người phụ nữ trong
Truyện Kiều, làm cho tiếng nói tố cáo chế độ xã hội phong kiến bạo
tàn, tiếng kêu thương về quyền sống cá nhân của con người trở nên
mạnh mẽ, thống thiết hơn Từ đó, tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu
sắc hơn
2.0
- - V ề nghệ thuật thể hiện cảm hứng nhân đạo: Cùng nói lên nỗi bất
hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, mỗi nhà văn có cách
thể hiện riêng
- + Nguyễn Du có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, mượn
câu chuyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung
Quốc), nhưng với sự sáng tạo độc đáo làm truyện mang đậm màu sắc
dân tộc qua cách sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa
hình tượng nhân vật Từ đó, nhân vật Thúy Kiều gợi không ít những
xúc động, ám ảnh cho người đọc Truyện Kiều sống mãi với thời
3.0
Trang 5ĐÁP ÁN ĐIỂM
gian
- + Nguyễn Dữ khai thác những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong
tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian, sáng tạo trong cách kể
chuyện, sáng tạo về nhân vật, sử dụng những yếu tố truyền kì và cách
kết thúc bất ngờ không theo lối mòn (kết thúc đoàn viên)
Lưu ý: Học sinh biết cách vận dụng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn
đề Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Tuy
nhiên, cần khuy ến khích những bài làm có sáng tạo.
Trang 6
-HẾT -Phòng GD& ĐT Đề thi HọC SINH giỏi cấp huyện
Cẩm khê Môn: Ngữ văn
năm học 2010- 2011.
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài.
Câu 1 (2 điểm): Giải thích ý nghĩa các từ mưa qua các câu thơ sau trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du:
+ Vật mình vẫy gió tuôn mưa
Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai.
+ Hạt mưa sá nghĩ phận hèn
Liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân.
+ Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
+ Quản bao tháng đợi năm chờ
Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.
Câu 2 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và
nội dung khổ thơ sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)
Câu 3 (6 điểm)
Nhân vật Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một
phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
a Chiến tranh phong kiến.
b Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ.
c Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
Hết
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
* Lưu ý: Cán bộ coi thi không gải thích gì thêm.
Đề chính thức
Trang 7Phòng GD& ĐT Cẩm khê Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ vănnăm học 2010- 2011.
Câu 1 (2 điểm): Giáo viên đặt từ mưa trong câu thơ để giải thích nghĩa Cụ thể: (mỗi
từ mưa giải thích đúng được 0,5 điểm, trả lời sát ý được 0,25 điểm)
+ Câu thơ 1: Từmưa chỉ giọt nước mắt của người phụ nữ ở tâm trạng đau khổ
+ Câu thơ 2: Từmưa chỉ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
+ Câu thơ 3: Từmưa chỉ sự thay đổi của không gian, thời gian hoặc xã hội
+ Câu thơ 4: Từ mưa chỉ sự vất vả gian khổ.
Câu 2 (2 điểm): Thông qua phân tích các hình ảnh thơ, các biên pháp tu từ giáo viên
nêu cảm nghĩ của mình Cụ thể bài làm phải đạt được các ý sau:
+ Hai câu đầu miêu tả hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh thông qua hình ảnhchiếc xe không có kính, Phép liệt kê, Điệp từ "không" như một lời khẳng định cái thiếu đếntuyệt đối, từ đó tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn Các dấu phẩy liên tiếp trong haidòng thơ như muốn miêu tả khúc cua vòng, gấp khúc trên con đường ra trận (0,75 điểm)
+ Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật tương phản khắc hoạ hình ảnh người lính vớitư thế hiện ngang, bất chất gian khổ quyết tâm giải phóng miền Nam Với quan hệ từ "vẫn"chỉ sự tiếp diễn, từ "Chỉ cần" như một lời khẳng định, một sự thách thức thể hiện sự ngangtàng, bất khuất của người lính trước sự khốc liệt của chiến tranh, câu thơ chốt lại bằng hình
ảnh hoán dụ "trái tim" đã diễn tả tình yêu nước, lý tưởng chiến đấu cao đẹp của người línhvì miền Nam ruột thịt (0,75 điểm)
+ Từ đó khẳng định triết lý sức mạnh của con người, của một dân tộc không phải ở
những vũ khí tối tân, hiện đại mà ở tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâmcủa con người (0,5 điểm)
Câu 3 (6 điểm)
Các yêu cầu về kĩ năng:
1 Biết cách làm một bài văn nghị luận
2 Bố cục bài rành mạch, hợp lí Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt
3 Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn
4 Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp
Các yêu cầu về nội dung và cách cho điểm:
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, miễn là đạt được các nội dung sau:
1 Trình bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (1,0 điểm).
2 Phân tích, xem xét và kết luận từng đối tượng:
a Chiến tranh phong kiến: 1,5điểm.
- Là đối tượng có liên quan đến cái chết của Vũ Nương
Mọi chuyện bắt đầu từ việc vợ chồng sống xa cách Nguyên nhân của sự xa cách là
do chiến tranh (tác giả không lấy lí do nào khác mà lấy lí do chiến tranh là có dụng ý)
- Nhưng không phải là mục tiêu phê phán chính
Trang 8Bởi vì trong truyện chiến tranh chỉ được miêu tả dừng lại ở mức độ gây ra sự chia xa
mà thôi, nó gần như không liên quan, không tác động gì đến cái chết sau này của nhân vật.Hơn nữa, cảm hứng chính của chuyện không phải là lên án chiến tranh (điều này thể hiện ởchỗ chi tiết liên quan đến sự phê phán chiến tranh rất ít xuất hiện)
b Chế độ nam nữ bất bình đẳng (1,5 điểm).
- Là đối tượng quan trọng trong việc liên quan đến cái chết của nhân vật
Vì nếu như Trương Sinh không tự cho mình có quyền "mắng nhiếc", "đánh đuổi"
vợ, và nếu như xã hội cũ không cực đoan hoá vấn đề chung thuỷ của người phụ nữ thì có lẽ
Vũ Nương chẳng đến nỗi phải chọn cái chết thảm thương như thế
- Nhưng cũng không phải là mục tiêu phê phán chính
- Xét một cách khách quan thì trong trường hợp này chế độ phong kiến chỉ là yếu tố
"tạo điều kiện, tạo cơ hội" cho Trương Sinh bộc lộ sự ghen tuông mà thôi Nó không phải làyếu tố quyết định trong việc gây ra bi kịch
- Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không nhằm phê phán, tố cáo chế độ xã hội (chitiết liên quan đến phê phán, tố cáo xuất hiện ít)
c Sự ghen tuông mù quáng của người đời (2,0 điểm).
- Là mục tiêu phê phán chính của tác giả.
- Theo sự miêu tả trong tác phẩm, Trương Sinh đã vì ghen tuông mù quáng mà trực tiếp gây ra tội ác tày trời với vợ (HS dựa vào tác phẩm để lấy dẫn chứng.
Trên đây là gợi ý chấm, giám khảo có thể thực hiện linh hoạt hướng dẫn chấm ở trên Cách cho điểm: khuyến khích cho điểm tối đa đối với những bài theo đúng yêu cầu hướng dẫn chấm, đồng thời thể hiện được sự sáng tạo trong cách hành văn Cho điểm lẻ
đến 0,25 điểm.
Hết
Trang 9Phòng giáo dục Đề thi HọC SINH giỏi cấp THCS
Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài : 150 phút )
Đề bài.
Câu1 (2,0 điểm): Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các trường
hợp sau: (Chỉ cần ghi số thứ tự, không ghi lại nội dung)
1.Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nàogiữa các vế câu?
1.1 Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu
1.2 Quan hệ vê mặt ngữ pháp giữa các vế câu
1.3 Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu
1.4 Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu
2 Đề tài chính trong một tác phẩm văn học được gọi là:
2.1 Đại ý; 2.2 Vấn đề; 2.3 Chủ đề; 2.4 Chuyện
3 Đặc trưng cơ bản nhất của văn nghị luận trung đại là gì?
3.1 Nghị luận trung đại có bố cục đã thành khuôn mẫu và thường được viếttheo thể văn biền ngẫu
3.2 Nghị luận trung đại có lập luận chặt chẽ, sắc sảo
3.3 Nghị luận trung đại nói nhiều về thiên nhiên
3.4 Nghị luận trung đại thường viết về đề tài chiến tranh
4 Trong bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa
Điềm, cụm từ “Những em bé lớn trên lưng mẹ” nên hiểu như thế nào là đúng nhất?
4.1 Người mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi các em bé
4.2 Những em bé trưởng thành được nhờ lưng người mẹ
4.3 Những em bé còn nhỏ được mẹ địu trên lưng khi đi làm
4.4 Những em bé cùng mẹ tham gia vào những trò chơi tuổi thơ
5 Câu “Tôi như điếng người đi.”sử dụng phép tu từ so sánh, đúng hay sai.
5.1 Đúng
5.2 Sai
Câu 2 (2 điểm): Viết một đoạn văn theo cấu trúc quy nạp khoảng 20 dòng, lý giải
vì sao trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện kiều của Nguyễn Du) tác
giả lại để cho nhân vật Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau?
Câu 3 (6 điểm): Em hãy phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn
Thành Long để thấy được truyện ngắn này được nhiều người ví như một bài thơ giàu chấttrữ tình và tính nhân văn sâu sắc
Họ và tên thí sinh: số báo danh
Trang 10Phòng giáo dục hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi cấp THCS
Môn: Ngữ văn
Câu 1( 2,0 điểm): Mỗi phương án trả lời đúng cho 0,4 điểm Nếu thí sinh chọn
nhiều phương án không đúng với yêu cầu trong đáp án thì không cho điểm
Câu 2 (2,0 điểm): Những yêu cầu cần phải đạt được như sau:
- Đoạn văn đúng yêu cầu quy nạp, khoảng 20 dòng tức có thể 18 đến 22 dòng; diễn
đạt lưu loát, đúng nội dung, có câu văn hay (0,25 điểm)
- Nội dung lý giải được trong đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích, tác giả để cho
nhân vật Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì nàng nghĩ mình đã báo đáp
được phần nào công ơn của cha mẹ qua hành động bán mình chuộc cha Còn đối vớichàng Kim, nàng luôn luôn day dứt khi nghĩ mình là kẻ phụ tình, đang mắc nợ với chàngKim, Kiều hình dung cảnh chàng Kim trở về không gặp nàng, ngày đêm mong mỏi tin tứcvới tâm trạng đau khổ thất vọng Nhưng cái đau đớn nhất, không yên nhất đối với Kiều ấy
là nỗi đau thất tiết, không còn giữ được sự trong sáng, thuỷ chung với người mà nàngnguyện trao thân gửi phận.( 1,5 điểm)
Kiều đã hy sinh bản thân, tình yêu để cứu gia đình.Vì thế, để thuý kiều nhớ KimTrọng trước, nhớ cha mẹ sau không phải là trái đạo lý mà đây là sự tài tình, hiểu biết vềtâm lý nhân vật của Nguyễn Du.( 0,25 điểm)
đựơc viết bằng văn xuôi cũng có chất trữ tình như một số thể ký và truyện ngắn, tiểu
thuyết trong đó có truyện “ Lặng lẽ Sa Pa Trong truyện, từ cảnh vật thiên nhiên, từ tình
huống độc đáo của truyện và các nhân vật đã tạo nên chất thơ bàng bạc, ngọt ngào sâulắng đầy dư vị của thiên truyện (0,5 điểm)
- Tính nhân văn hiểu khái quát là vì con người, vì cuộc sống và ngợi ca cái đẹp củacon người ( 0,5 điểm)
- Chất trữ tình toát lên từ những bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơmộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của ông họa sĩ già: “ Sa Pa bắt đầu với nhữngrặng đào, những đàn bò lang cổ có đeo chuông các đồng cỏ cảnh nắng len tới đốt cháyrừng cây những cây thông rung tít trong nắng ; cảnh mây bị nắng xua cuộn tròn lạithành từng cục cảnh nắng mạ bạc cả con đèo ” (0,5 điểm)
* Chất trữ tình và tính nhân văn thấm đượm qua cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy dư vị của các nhân vật:
* Anh thanh niên: (2,0 điểm).
Trang 11+ Hoàn cảnh sống và làm việc.
+ Thái độ và suy nghĩ đối với công việc
+ Tình cảm, thái độ đối với chính bản thân và đối với mọi người ( cách tổ chức,sắp xếp cuộc sống; tình cảm đối với mọi người )
Anh đã để lại trong lòng người đọc một tình cảm yêu mến và trân trọng
* Các nhân vật khác: (1,5 điểm):
Đánh giá về tình cảm, cách nhìn nhận của Ông hoạ sĩ già, bác lái xe, cô kỹ sư trẻ
về cuộc sống, nghề nghiệp , đặc biệt là những suy nghĩ về anh thanh niên
- Chất trữ tình và tính nhân văn đựơc thể hiện sâu săc từ tư tưởng, chủ đề củatruyện Truyện ca ngợi những con người lao động bình thường, lặng lẽ làm việc cho đấtnước: Qua cái nhìn và đánh giá của các nhân vật trong truyện về anh thanh niên (đặc biệt
là ông hoạ sỹ già); qua những cống hiến của anh đối với đất nước
- Các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật anh thanh niên đều không được đặt tênbởi tác giả muốn vô danh họ, bình thường hoá họ, muốn nói rằng đó là những con ngườilao động bình thường, phổ biến thường gặp trong quần chúng nhân dân trên khắp nẻo
đường đất nước Vẻ đẹp của anh thanh niên cũng như vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của
một số nhân vật khác như nhân vật : Chị lao công trong Tiếng chổi tre của Tố Hữu hay nhân vật anh Nhẫn trong truyện ngắn Cỏ non của Hồ Phương họ đều là những ngườisẵn sàng quên mình để cống hiến cho quê hương đất nước
- Có thể nói, tất cả những yếu tố trên, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp nhưmột bài thơ và tính nhân văn sâu sắc.Tác giả đã tạo được một không khí trữ tình cho tácphẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị trong tácphẩm, làm cho chủ đề và tư tưởng của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn
3 Kết bài ( 0,5 điểm): Khái quat lại vấn đề và mở rộng vấn đề