1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trắc nghiệm văn 11

5 948 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ HAI ĐỨA TRẺ CÂU 1: Phong cách của Thạch Lam nghiêng về: a. Hiện thực nghiêm ngặt b. Trào phúng c. Không có cốt truyện đặc biệt, phảng phất như một bài thơ đượm buồn d. Cốt truyện có những tình huống độc đáo CÂU 2: Thạch Lam tên thật là : a. Nguyễn Tường Tam b. Nhất Linh c. Hoàng Đạo d. Nguyễn Tường Lân CÂU 3: Nhận xét về đối thoại trong tác phẩm: a. Là độc thoại b. Rời rạc, không có nội dung cho người cần đối diện c. Biểu hiện cho sự tồn tại chứ không phải sự sống, sự sinh hoạt bình thường d. Không có gì đặc biệt CÂU 4: Ánh sáng trong tác phẩm dùng để: a. Mô tả bóng tối b. Ẩn chứa khát vọng, hi vọng c. Đối lập hai thế giới: Phố huyện và Hà Nội hoa lệ d. Làm cho câu chuyện nên thơ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ CÂU 1: Nguyễn Tuân là : a. Nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi VN hiện đại, đặc biệt là tuỳ bút và truyện ngắn, là đại diện xuất sắc cho khuynh hướng VH lãng mạn. b. Nhà thơ nổi tiếng có viết một số truỵen ngắn như : Nắng trong vườn, Anh phải sống, Người hàng xóm . c. Đại diện xuất sắc cho khuynh hướng văn học hiện thực d. Đại diện xuất sắc cho khuynh hướng văn học Cách mạng. CÂU 2 : Tìm ý không đúng : Đây là những nhà thư pháp nổi tiếng đã được lưu danh : a. Vương Huy Chi b. Vương Duy c. Nguyễn Công Trứ d. Cao Bá Quát CÂU 3: Nghệ thuật thư pháp là: a. Viết chữ đẹp để khoe tài và bán như một kế sinh nhai.Vẽ những bức tranh thiên nhiên đẹp như Xuân hạ thu đông, Tùng cúc trúc mai b. Thứ nghệ thuật tinh diệu bậc nhất. Vì thế người viết thư pháp phải có tài năng thiên phú, phải có một nhân cách cao cả và một nền học vấn uyên thâm c. Thứ nghệ thuật tạo phần hồn giá trị cho những bức hoạ, cho những đền chùa, công trình kiến trúc . d. Ý kiến khác CÂU 4: Tìm ý sai: Khái niệm bức châm trong sáng tạo cuối cùng của Huấn Cao: a. Một bức thư pháp đẹp về hình thức, lối chữ b. Gửi gắn một lời khuyên, một châm ngôn sống c. Yếu tố nội dung quyết định cho tác phẩm d. Có thể coi là lời di huấn, là chân lý sống của Huấn Cao CÂU 5: Cao Bá Quát có câu thơ nổi tiếng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. Câu này có thể dùng cho: a. Quan hệ qua lại giữa Huấn Cao với Quản ngục b. Huấn Cao với thầy thơ lại c. Quản ngục với thầy thơ lại d. Thơ lại với Huấn Cao HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA CÂU 1 Số đỏ là cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học là nhận định của : a. Nguyễn Tuân b. Hoài Thanh c. Vũ Ngọc Phan d. Nguyễn Khải CÂU 2 : Nhân vật đám đông là : a. Có nhiều nhân vật trong một tác phẩm b. Có nhiều nhân vật trong một cảnh nào đó c. Có nhiều nhân vật, chỉ càn dựng vài nét phác thảo nhưng người đọc vẫn hình dung ra tính cách chung của họ d. Ý kiến khác CÂU 3 : Tình huống trào phúng chủ yếu trong trích đoạn là : a. Lo làm đám cưới trong lúc cả nhà đang có tang b. Tang gia lẽ ra tạo nỗi buồn thương cho cả gia đình nhưng nó lại phân phát hạnh phúc cho mọi thành viên gia đình do cái chúc thư để lại c. Phán mọc sừng và Xuân Tóc Đỏ là nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của cụ Tổ nhưng cả nhà lại biết ơn và trả công d. Ý kiến khác CÂU 4 : Tìm ý sai : Bạn thân cụ Cố Hồng được đặc tả chân dung với Huân chương và bộ râu, họ rất hạnh phúc vì : a. Được khoe khoang với mọi người địa vị, cống hiến cho XH và sự khả kính của mình. b. Biểu hiện sự đua ganh với nhau c. Biểu thị sự giả dối ngu xuẩn của những kẻ trọc phú d. Thu hút sự chú ý của cô Tuyết HỘI THẢO KHOA HỌC XÃ HỘI CÂU 1: Tìm ý sai: Yêu cầu chọn đề tài tham luận: a. Hướng vào đề tài chung của hội thảo. b. Để tiếng nói của mình khỏi bị lạc lõng. c. Chú ý đến sở thích sở trường của bản thân. d. Tự do miễn được thể hiện mình. CÂU 2: Tím ý sai: Yêu cầu của thu thập và xử lý tư liệu: a. Tìm những tài liệu liên quan đến đề tài. b. Thu thập và hệ thống hoá tư liệu, chia tư liệu thành từng nhóm. c. Càng nhiều tư liệu càng tốt, nên tư liệu không cần sắp xếp. d. Ghi tư liệu vào các phích có đánh số thứ tự CÂU 3: Tìm ý sai: Những thao tác trình bày tham luận: a. Nên trung thành với đề cương đã chuẩn bị trước nhưng cũng cần có sự điều chỉnh bổ sung. b. Lướt nhanh những điều người khác đã trình bày ý trùng với mình. c. Triển khai cụ thể những chi tiết mà người khác chưa nói hoặc nói chưa đầy đủ. d. Tuyệt đối trung thành với đề cương. CÂU 4: Tìm ý sai: Muốn chuẩn bị ý kiến phát biểu cần: a. Nhanh chóng chọn vấn đề và triển khai cụ thể nội dung, vấn đề được lựa chọn. b. Có thể tán thành ý kiến của người khác nhưng cần phải bổ sung thêm nhiều chi tiết và khía cạnh mới. c. Có thể phản bác ý kiến người khác nhưng cần phải có lập luận cụ thể. d. Chỉ nên tán thành ý kiến người khác để khỏi gây căng thẳng. NAM CAO CÂU 1 : Tìm ý sai : Con người Nam Cao: a. Trung thực đến tận độ với bản thân mình b. Luôn luôn tự đầy đoạ mình cả về thể xác lẫn tinh thần mặc dù có điều kiện sống tốt c. Luôn đấu tranh để vượt qua chính mình nhằm vươn tới lý tưởng nhân văn cao đẹp d. Luôn tự phanh phui tâm hồn mình trong những tác phẩm có tính tự thuật CÂU 2: Tìm ý sai: Nghệ thuật văn chương của Nam Cao: a. Tỉnh táo, sắc lạnh và đằm thắm yêu thương b. Nhạy cảm với nước mắt c. Coi sự thật là trên hết nhưng được ý vị triết lý trữ tình d. Ít chú trọng phân tích nội tâm và ngoại hình nhân vật CÂU 3: Tìm ý sai: Chưa có nhà văn nào nói nhiều đến cái ĐÓI như Nam Cao vì: a. Nam Cao trực tiếp miêu tả cái đói khiến người đọc phải kinh hòng trước hiện thực bần cùng của xã hội b. Nhà văn chú ý đến tác hại của nghèo đói tới tình cảm, tư tưởng, nhân cách con người c. Với những thói hư tật xấu xuất phát từ cái đói, NC khổ tâm, buồn đau hơn tức giận d. Cái đói chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân của XH bất công. CÂU 4: Tìm ý sai: Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: a. Đoạn tuyệt dứt khoát với thứ văn chương lãng mạn, thi vị hoá cuộc sống .để khẳng định nghệ thuật hiện thục vị nhân sinh b. Tư tưởng nhân đạo có ý nghĩa và giá trị nhất trong các tác phẩm c. Đòi hỏi cao sự sáng tác độc đáo d. Sau cách mạng, sẵn sàng vứt bỏ văn chương nghệ thuật chỉ cần làm người công dân tốt. Luôn nghĩ đến cái đích sáng tác là giải Nôben được mọi người biết đến mình ĐỜI THỪA CÂU 1: Chủ đề của Đời thừa là: a. Bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo khao khát sống có ý nghĩa là sáng tạo sự nghiệp văn chương có ích nhưng vì gánh nặng cơm áo nên phải sống đời thừa b. Trong bế tắc đau khổ, con người sống với nguyên tắc tình thương cao cả đã phũ phàng thô bạo với gia đình, vợ con c. Sự bất lực giữa một bên là hoài bão ước mơ to lớn và một bên là tài năng và nhân cách không đủ khả năng để thực hiện d. Ý kiến khác CÂU 2: Nội dung Đời thừa: a. Bi kịch về sự nghiệp b. Bi kịch về tình thương c. Quan điểm sáng tác văn chương tiến bộ d. Những chuyện tủn mủn đời thường CÂU 3: Tìm ý sai: Đời thừa có những bi kịch tâm hồn xâu xé Hộ: a. Bi kịch muốn làm nhà văn nhưng không thể làm nhà văn chân chính b. Bi kịch giưũa sống và viết c. Bi kịch giứu tư cách nhà văn và tư cách làm người d. Bi kịch giữa hưởng thụ vật chất và nghèo khó CÂU 4: Xác định cho mình lẽ sống: kẻ mạnh ., lấy tình thương là mục đích, vậy mà Hộ vẫn từ bỏ nó để đến với rượu vì: a. Gặp lại bạn văn chương b. Nghe được sự thành đật của đồng nghiệp c. Ghen tị với những nhà văn khác thấp tài hơn nhưng cuộc sống cao hơn mình d. Mặc cảm cuộc sống vô ích, thua kém, giữa đường đứt gánh CÂU 5: Tìm ý sai: Tìm rượu để quên nhưng: a. Uống vào nó tái hiện những lo lắng cơm áo ì xèo. b. Tâm hồn không thư thái mà trở nên bứt rứt. c. Rượu làm cho bản năng ác độc trong con người thức dậy. Hộ biến thành kẻ khủng bố trong nhà mình. d. Nỗi đau sự nghiệp được đánh thức trong vô thức, không thể kiềm chế được. CÂU VÀ PHÁT NGÔN CÂU 1: Tìm ý sai: Câu có thể được tìm hiểu về các mặt như sau: a. Cấu trúc ngữ pháp của câu. b. Câu trong văn bản. c. Câu trong phong cách ngôn ngữ. d. Câu trong phong cách riêng của từng người. CÂU 2: Tìm ý sai: Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn: a. Sự chi phối của nhân tố của người nói (người viết). b. Sự chi phối của công cụ giao tiếp. c. Sự chi phối của nhân tố người nghe (người đọc). d. Sự chi phối của văn bản chứa phát ngôn. CÂU 3: Trong bài tập 2, Chị Dậu và tên cai lệ đã đổi vai phát ngôn mấy lần: a. 3 và 1 b. 2 và 2 c. 1 và 3 d. Ý kiến khác. CÂU 4: Trong bài tập 3, nhân tố người nói, người nghe đối tượng, văn bản phát ngôn có ảnh hướng đến Thuý Kiều vì: a. Mối tình của Kim Trọng khác với mối tình của Thúc Sinh. b. Kiều yêu Kim Trọng hơn Thúc Sinh c. Kiều yêu Thúc Sinh hơn Kim Trọng d. Thực sự Kiều không yêu ai cả, vì giả dối nên nàng nói vậy CÁC THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA PHÁT NGÔN CÂU 1: Thành phần biểu thị thông tin là: a. Nói về đối tượng được đề cập trong phát ngôn. b. Nói về tình cảm được đề cập trong phát ngôn c. Đó chính là nghĩa tường minh. d. Đó chính là nghĩa hàm ẩn CÂU 2: Thành phẩn biểu thị tình cảm là: a. Biểu hiện thái độ của người nói về đối tượng được đề cập với người nghe. b. Biểu hiện thông tin về đối tượng được đề cập với người nghe. c. Đây chính là yếu tố quyết định nghĩa của phát ngôn. d. Ý kiến khác. CÂU 3: Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên trong gồm: a. Nghĩa theo câu chữ và nghĩa được suy ra. b. Nghĩa theo câu chữ. c. Nghĩa được suy ra d. Ý kiến khác. CÂU 4: Nghĩa hàm ẩn trong bài tập 4 xuất hiện ở: a. Cả 3 câu a,b,c. b. Câu b,c c. Câu c d. Câu a,c. . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ HAI ĐỨA TRẺ CÂU 1: Phong cách của Thạch Lam nghiêng về: a câu chuyện nên thơ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ CÂU 1: Nguyễn Tuân là : a. Nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi VN hiện đại, đặc biệt là tuỳ bút và truyện ngắn, là đại

Ngày đăng: 24/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w