Nâng cao trình độ nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 91 - 92)

- Mảng thu hồi nợ:

HÀNG HẢI HÀ NỘ

3.2.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng.

tác quản lý rủi ro tín dụng.

Ngân hàng cần coi trọng công tác tín dụng và phẩm chất cán bộ tín dụng. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến việc cho vay, thu nợ thậm chí là xử lý nợ... Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công. Coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ: từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Bản thân cán bộ liên quan đến công tác cho vay phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

Hiện nay các cán bộ ngân hàng giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản đều có xu hướng sang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTM cổ phần nhỏ mới thành lập. Lý do để các cán bộ này không tiếp tục làm việc tại Maritime Bank là xuất phát từ chính sách thu nhập và đãi ngộ đối với nhân viên còn hạn chế, chưa tạo động lực thu hút và khuyến khích người lao động. Đặc biệt, với đội ngũ chuyên gia giỏi, Maritime Bank cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để cho họ gắn bó máu thịt với nơi công tác. Maritime Bank có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng nhưng để tránh hiện tượng chảy máu chất xám ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ như quản lý nhân viên theo đầu công việc, trả lương tính chất công việc (phân biệt giữa cơ chế lương của kế toán với cán bộ tín dụng, với nhân viên kinh doanh tiền tệ), tăng lương cho người lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ... Điều quan tâm trước tiên đối với Ban lãnh đạo Maritime Bank là xây dựng xong chương trình văn hoá và tổ chức

giáo dục đến từng cán bộ để hiểu đầy đủ về chương trình văn hoá đó.

Ngoài ra, Maritime Bank nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động của Maritime Bank, đồng thời gắn kết người lao động đối với ngân hàng. Đối với các cán bộ lãnh đạo, Maritime Bank nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý và khả năng chuyên môn.

Định kỳ hàng quý, hàng nằm Maritime Bank nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổng kết tập huấn nghiệp vụ để các cán bộ làm công tác quản lý tài sản có thể trao đổi, thảo luận những vướng mắc xuất phát từ thực tiễn công việc để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành. Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt, Maritime Bank có thể thuê chuyên gia nước ngoài để xây dựng, quản lý, chuyển giao và đào tạo cho cán bộ nhân viên của ngân hàng.

Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoat động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đôi ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh đó.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w