Áp dụng và thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 72 - 74)

- Mảng thu hồi nợ:

b. Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện việc phát triển mở rộng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân.

2.3.1.2. Áp dụng và thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Năm 2009, Maritime Bank Ha Noi thực hiện triệt để việc xếp hạng tín dụng nội bộ và chính thức đưa vào áp dụng từ quý III/2009 theo yêu cầu của Maritime Bank

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Maritime Bank là sự kết hợp của ba phương pháp: Phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng, phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng.

Phương pháp chấm điểm trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Maritime Bank là phương pháp rất phổ biến trên thế giới, được các tổ chức

định hạng quốc tế như S&P, Moody’s... đang sử dụng, theo đó việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Maritime Bank sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính, được phân tổ đến 3 cấp. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hoá tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá. Mặt khác các thông tin trong bảng xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu bù trừ lẫn nhau vì thế nó có khả năng tự bộc lộ những bất cập của kết quả đánh giá nếu như cán bộ tín dụng đánh giá sai. Điều này sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.

Phương pháp thống kê là phương pháp sử dụng công cụ toán học để thống kê, xác định các bộ giá trị chuẩn cho mỗi chỉ tiêu trên cơ sở thu thập thông tin về khách hàng của toàn hệ thống cũng như sử dụng các nguồn số liệu được thống kê từ nền kinh tế thông qua kinh nghiệm của công ty kiểm toán và số liệu từ khách hàng của Maritime Bank.

Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong từng lĩnh vực để đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu đã được xác định. Bản thân từng cán bộ tín dụng thực hiện chấm điểm đóng vai trò là các chuyên gia khi thực hiện chấm điểm khách hàng vì cán bộ tín dụng là người hiểu rõ nhất về mọi mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng và của các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng thành 2 mô hình cho hai loại khách hàng chính là: Khách hàng là tổ chức kinh tế và khách hàng là cá nhân trong đó cấu phần xếp hạng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Hệ thống xếp hạng tín dụng trên đã được chi nhánh áp dụng triệt để là tiền đề để Maritime Bank Ha Noi hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín

dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh, đánh giá rủi ro phù hợp để có các chính sách ưu tiên về lãi suất, cơ chế ra các điều kiện cấp tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng cho chi nhánh. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ góp phần đánh giá đúng giá trị phần tài sản tín dụng, chất lượng tín dụng của Maritime Bank Ha Noi, trợ giúp cho Maritime Bank Ha Noi trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng. Ngoài ra hệ thống này giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w