Áp dụng các mô hình và phương pháp kỹ thuật để đo lường rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 108 - 110)

- Mảng thu hồi nợ:

3.3.3.6.Áp dụng các mô hình và phương pháp kỹ thuật để đo lường rủi ro tín dụng.

HÀNG HẢI HÀ NỘ

3.3.3.6.Áp dụng các mô hình và phương pháp kỹ thuật để đo lường rủi ro tín dụng.

3.3.3.6. Áp dụng các mô hình và phương pháp kỹ thuật để đo lường rủi ro tín dụng. ro tín dụng.

Đối với các khoản cho vay thì rủi ro cơ bản là rủi ro tín dụng. người cho vay biết rằng một phần của khoản vay sẽ không được trả, những tổn thất này đôi khi là tổn thất đã dự kiến. Sự khác nhau giữa những tổn thất thực tế và tổn thất dự kiến là tổn thất ngoài dự kiến. Mặc dù các tổn thất ngoài dự kiến có thể bằng 0 nhưng đôi khi con số này có thể rất lớn.

Các mô hình var liên quan đến các hoạt động ngân hàng ước tính giới hạn trên của các rủi ro tín dụng. Có hai mô hình cơ bản tính toán rủi ro tín dụng . một mô hình tính xác suất không thu hồi được nợ. Một mô hình khác không chỉ tính xác suất vỡ nợ mà còn tính xác suất chất lượng xếp hạng tín dụng con nợ giảm. Các mô hình này tương tự các mô hình var liên quan đến các hoạt động giao dịch kinh doanh, các mô hình Var liên quan đến các hoạt động giao dịch ước tính những tổn thất tiềm ẩn do sự thay đổi giá trị của các khoản cho vay của ngân hàng. Bất kỳ một giá trị của một khoản cho vay nào đều phụ thuộc vào khả năng chi trả của người vay và xếp hạng tín dụng đều dựa trên khả năng này. Vì vậy, khi một ngân hàng cung cấp một khoản vay thì khả năng trả nợ của con nợ giảm có nghĩa là giá trị của khoản vay mang lại

cho ngân hàng giảm.

Về cơ bản, các mô hình rủi ro tín dụng sử dụng các xếp hạng tín dụng. Nhìn chung các mô hình có thể giúp các ngân hàng có được phương pháp tính toán tốt nhất về những tổn thất tiềm ẩn của ngân hàng và các mô hình này liên quan chặt chẽ với tác động làm giảm rủi ro cỉa phương pháp phân bổ cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro và biện pháp dự phòng tổn thất. Các mô hình này đo lường tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng của một khoản vay trong một thời kỳ bao gồm xác suất vỡ nợ (PD) và phần giá trị của khoản vay có thể bị mất nếu người vay vỡ nợ (LGD). LGD của một khoản tín dụng phụ thuộc vào cơ cấu của khoản vay đó còn PD thường phụ thuộc vào người vay và các ngân hàng thường giả định rằng một con nợ sẽ không trả được tất cả các khoản nợ của mình nếu người vay này không trả được một khoản nợ nào đó. Mức tổn thất dự tính (EL) bằng tích của PD và LGD của một khoản vay.

Nói chung, hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chí thường tốt hơn so với hệ thống một tiêu chí bởi vì bằng cách đánh giá một cách riêng rẽ PG và LGD, hệ thống hai tiêu chí có thể nâng cao được hiệu qủa truyền đạt thông tin về rủi ro, giảm bớt xu hướng xếp hạng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, thúc đẩy sự phát triển của các công cụ xếp hạng để hỗ trợ trong quá trình xếp hạng rủi ro, phù hợp hơn với các kỹ thuật phân bổ vốn, dự phòng vốn và định giá tín dụng dựa vào rủi ro sẽ được phát triển sau này và tăng sự tương thích giữa mức xếp hạng nội bộ và mức xếp hạng bên ngoài do các công ty xếp hạng đã có kinh nghiệm đưa ra. Tóm lại, hệ thống này có thể tăng tính chính xác và tính thống nhất trong việc xếp hạng thông qua việc ghi nhận một cách riêng biệt các đánh giá của các ngân hàng về PD và EL chứ không gộp lẫn chúng với nhau như trong hệ thống xếp hạng một tiêu chí.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 108 - 110)