Hoàn thiện chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 94 - 96)

- Mảng thu hồi nợ:

3.2.6.Hoàn thiện chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng.

HÀNG HẢI HÀ NỘ

3.2.6.Hoàn thiện chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng.

quản lý rủi ro tín dụng.

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng Maritime Bank phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính sách tín dụng của Maritime Bank cần phải hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đây:

- Cơ chế phân cấp uỷ quyền: Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của Maritime Bank về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả.

+ Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát.

+ Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp.

a. Xây dựng quy trình cấp tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, trong đó kêt hợp toàn bộ các giai đoạn từ cung ứng tín dụng đến bảo lãnh, phát hành LC.. trong đó quy trình phải phù hợp với từng lĩnh vực, gắn liền với nhu cầu của khách hàng, yêu cầu về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tính đặc thù trong kinh doanh của từng ngành nghề.

b. Tín dụng và dịch vụ là hai hoạt động gắn kết với nhau, để khai thác toàn diện các tiềm năng hợp tác với khách hàng doanh nghiệp, cần xây dựng cơ chế, quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ - tín dụng trọn gói bao gồm cung ứng tín dụng và các dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế...Đồng thời triển khai việc áp dụng lãi suất cho vay và phí dịch vụ linh hoạt theo nguyên tắc gói sản phầm, dịch vụ thu về. Trên cơ sở sản phẩm, dịch vụ khách hàng sẽ sử dụng của Maritime Bank như tín dụng, tiền gửi, thanh toán quốc tế, trong nước, mua bán ngoại tệ...đồng thời với việc triển khai áp dụng các loại phí cam kết, phí trả nợ trước hạn, phí đầu mối, phí thẩm định dự án, phí cấp hạn mức tín dụng... Maritime Bank cần xây dựng chính sách định giá tiền vay linh hoạt đảm bảo mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhất để thu hút khách hàng.

c. Đối với tín dụng doanh nghiệp của Maritime Bank chưa chú trọng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là lĩnh vực ngày càng phát triển khi Việt Nam gia nhập WTO, vì vậy, Maritime Bank nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, xây dựng chính sách cụ thể theo từng nhóm khách hàng và lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng cơ chế khuyến khích các chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Kiến nghị Maritime Bank xây dựng tổ chức hội nghị khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo từng khu vực, bao gồm cả khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng.

d. Đối với tín dụng bán lẻ: Maritime Bank xây dựng, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện cơ chế cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô, cho thuê tài chính,

tín dụng tiêu dùng... Việc ban hành sản phẩm phải gắn liền với thực tiễn, theo đó các sản phẩm khi đưa ra phải được chi nhánh triển khai và được khách hàng chấp nhận. Đối với mỗi sản phẩm khi đưa ra cần có kế hoạch nghiên cứu lựa chọn địa bàn để triển khai, lựa chọn khách hàng và đánh giá hiệu quả. Việc mở rộng các sản phẩm phải được triển khai và cụ thể hoá từng bước, gắn liền với kiểm soát, đánh giá tiện ích và chất lượng.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 94 - 96)