chức năng của mỗi phần Phiến lá có cấu tạo bởi: Gồm một lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau:Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ Biểu bì Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra : Hút
Trang 1ÔN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 6
I Kiến thức cần nhớ
GV: Củng cố lại cho HS các kiến thức sau:
1 Đặc điểm chung của thực vật
2 Cấu tạo tế bào thực vật
3 Sự lớn lên và phân chia tế bào
II Ôn tập chương 1,2
Câu 1: Trình bày diễn biến quá trình phân chia tế bào? Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ?
+ Diễn biến:
- Nhân phân chia trước thành hai nhân con tách xa nhau ra, sau đó chất tế bào phânchia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào mới nhỏ hơn Tế bàomới lớn lên và tiếp tục phân chia
+ Ý nghĩa: Tăng số lượng và kích thước tế bào Giúp cây sinh trưởng và phát
triển
Câu 2: Rễ cây có mấy miền ? Kể tên và nêu chức năng mỗi miền ? Miền nào là quan trọng nhất để giúp cây lấy nước và muối khoáng ?
- Rễ có 4 miền:
+Miền trưởng thành: Dẫn truyền
+Miền hút: Hút nước và muối khoáng
Trang 2+Miền sinh trưởng: Giúp rễ dài ra
+Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ
- Miền hút là miền quan trọng nhất vì miền này đảm nhiệm chức năng hút nước và muối khoáng cung cấp cho toàn bộ hoạt động sống của cây
Câu 3: Nêu cấu tạo và chức năng miền hút của rễ ?
Câu 4: Có mấy loại thân đó là những loại thân nào ? Mỗi loại cho 2 ví dụ
Câu 5 : Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? chức năng của mỗi phần
Phiến lá có cấu tạo bởi:
Gồm một lớp tế bào hình đa giác xếp sát
nhau:Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ
Biểu bì
Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra : Hút
nước và muối khoáng hoà tan
Vỏ
Thịt vỏ Gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau:
Chuyển các chất từ lông hút đến trụ giữa
Gồm các tế bào có vách mỏng:chuyển chất hữu
cơ nuôi cây
Bó mạch
Gồm những TB có vách dày hóa gỗ :Chuyển
nước và muối khoáng từ rễ lên thân lá
+ Thân cột : Cứng cao ,không cành (cây
cau ,cây dừa )
+ Thân cỏ : mềm yếu ,thấp (rau cải,cỏ
mần trầu )
- Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân cuốn ,tua cuốn (cây mồng tơi, cây mướp)
- Thân bò: mềm yếu , bò lan sát đất (rau má, rau khoai)
Trang 3- Biểu bì cấu tạo bởi lớp Tb bào trong suốt ,vách ngoài dày có chức năng bảo vệ
lá ,trên biểu bì có những lỗ khí giúp trao đổi khí và thoát hơi nước
-Thịt lá chứa nhiều lục lạp: gồm 2 lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức
năng thu nhận ánh sáng ,chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây
- Gân lá : nằm giữa phần thịt lá bao gồm mạch gỗ và mạch rây chức năng vận
chuyển các chất
Câu 6: Hãy nêu sự tiến hóa từ tảo đến hạt kín Vì sao thực vật hạt kín lại
phát triển đa dạng như ngày nay?
- Tảo cấu tạo rất đơn giản chưa phân hoá rễ thân lá ,hầu hết sống duới nước ,sinh
sản sinh dương hoặc hữu tính
- Rêu đã có rễ ,thân lá nhưng cấu tạo đơn giản (rễ giả ) thân chưa phân nhánh ,chưa
có mạch dẫn ,sống ở nơi ẩm ướt ,sinh sản bằng bào tử
- Dương xỉ đó có rễ thật ,thân, lá ,thân có mạch dẫn ,sinh sản bằng bào tử mọc
thành nguyên tản ,sống ở trên cạn
- Hạt trần : có cấu tạo phức tạp thân gỗ có mạch dẫn , sinh sản bàng hạt nằm lộ trên
lá noãn hở chưa có hoa qủa, sống trên cạn
-Hạt kín : là thực vật có hoa ,cơ quan sinh dưỡng phát triển có hoa quả , môi
trường sống đa dạng
Do hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt hơn, nên thực vật hạt kín phát triển đa dạng
Câu 7: Nguyên nhân gì khiến cho thực vật Việt Nam bị giảm sút và hậu quả
của nó? Các biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật Việt Nam?
- Nguyên nhân : nhiều loại cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi ,cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ cuộc sống
- Hậu quả : nhiều cây bị giảm đáng kể về số lượng ,môi trường sống bị thu hẹp hoặc mất
đi nhiều loài trở nên hiếm thậm chí một số loài có nguy cơ tiêu diệt
- Các biện pháp bảo vệ tực vật Việt Nam:
+ Ngăn chặn phá rừng
+ Hạn chế khai thác rừng bừa bãi
+ Xây dựng các vườn thực vật
+ Cấm buôn bán và khai thác các loại gỗ quý
+Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng
Câu 8: Trình bày diễn biến quá trình phân chia tế bào? Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ?
+ Diễn biến:
Trang 4- Nhân phân chia trước thành hai nhân con tách xa nhau ra, sau đó chất tế bào phânchia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào mới nhỏ hơn Tế bàomới lớn lên và tiếp tục phân chia
+ Ý nghĩa: Tăng số lượng và kích thước tế bào Giúp cây sinh trưởng và phát
triển
Câu 9: Để góp phần xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn em cùng các bạn trong lớp đó tổ chức thực hiện như thế nào?
- Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi Nên
đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí
- Học sinh nêu được những việc làm cụ thể của lớp:
+ Xanh: Trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường
+ Sạch đẹp: Vệ sinh lớp, trường bỏ rác đúng nơi quy định
+ An toàn: Không leo trèo trên cây, trên bàn học, tránh chơi những trò chơi khônglành mạnh an toàn
Câu 10: Những điều kiện bên ngoài, bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gỡ ?
+ Điều kiện bên ngoài: đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp Điều kiện bêntrong: chất lượng hạt giống tốt
+ Biện pháp :
- Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới…
- Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước
- Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo
- Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt
Câu 11: Trình bày đặc điểm phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm ? Cho ví dụ ?
Trang 5Câu 12: Viết sơ đồ quang hợp? Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột, lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
* Viết sơ đồ quang hợp
Nước + Khí cacbonic Tinh bột + Khí ễxi
- Lá sử dụng những nguyên liệu : nước, khí cacbonic, ánh sáng
- Nước do rễ hút từ đất, khí cacbonic lấy từ trong không khí sử dụng ánh sáng mặttrời
Câu 13: Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào ?Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những điểm gì phân biệt ?
- So sánh hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn:
+Hạt nằm trong quả
Câu 14: Nguyên nhân gì khiến cho thực vật Việt Nam bị giảm sút và hậu qua của nó Các biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật Việt Nam?
- Nguyên nhân : nhiều loại cây có giá trị kinh tế đó bị khai thác bừa bãi, cùng với
sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ cuộc sống
-Hậu quả : nhiều cây bị giảm đáng kể về số lượng ,môi trường sống bị thu hẹphoặc mất đi nhiều loài trở nên hiếm thậm chí một số loài có nguy cơ tiêu diệt
- Các biện pháp bảo vệ thực vật Việt Nam
+ Ngăn chặn phá rừng hạn chế khai thác rừng bừa bãi
+ Xây dựng các vườn thực vật
Lá lấy từ không khí Chất diệp lục Trong lá
Lá nhả ra môi trường ngoài
ánh sáng
Rễ hút từ đất
Trang 6+ Cấm buôn bán và khai thác các loại gỗ quý
+Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng
Câu 15: Nêu đặc diểm chung của thực vật? Cơ thể thực vật có hoa được cấu tạo từ
những loại cơ quan nào ? Chức năng của mỗi loại cơ quan đó ?
Gợi ý trả lời:
*Đặc điểm chung của thực vật :
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ
+ Phần lớn không có khả năng di chuyển
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
*Cơ thể thực vật có hoa được cấu tạo từ những loại cơ quan :
+ Cơ quan sinh dưỡng : Gồm rễ ,thân ,lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây + Cơ quan sinh sản : gồm hoa ,quả ,hạt có chức năng sinh sản ,duy trì và pháttriển nòi giống
Câu 16 : Trình bày hình dạng, kích thước và cấu tạo tế bào thực vật ?
Gợi ý trả lời :
*Hình dạng ,kích thước :
+ Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào
+ Tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau
*Cấu tạo tế bào thực vật :
+ Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định
+ Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào
+ Chất tế bào: chứa các bào quan như lục lạp => Là nơi diễn ra các hoạt độngsống của tế bào
+ Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Không bào : chứa dịch tế bào
Câu 1: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
- Giống nhau:
+ Được cấu tạo bằng tế bào
+ Đều gồm có vỏ và trụ giữa: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ), trụ giữa (mạch rây, mạch gỗ
và ruột)
- Khác nhau:
Biểu bì có lông hút Biểu bì không có lông hút
Thịt vỏ không có diệp lục Thịt vỏ có diệp lục
Bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ xếp
xen kẽ
Bó mạch xếp thành vòng: Mạch rây ở ngoài
và mạch gỗ ở trong
Trang 7Câu 2 Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của phiến lá phù hợp với chức năng?
Trả lời:
a) Cấu tạo ngoài
- Phiến lá rộng giúp cho việc hứng được nhiều ánh sáng
- Cách xếp lá so le nhau nên nhận được nhiều ánh sáng
b) Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá
- Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí
ớ bên trong phiến lá
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong
- Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong Lục lạp
là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây Các tế bào thịt
lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây Các bó mạchcủa gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất
Câu 3 Lỗ khí có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
Trả lời:
Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt trên hầu như không có hoặc có rất ít) Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá, nên thuận tiện cho việc trao đổi khí
và thoát hơi nước
Câu 4 So sánh quang hợp và hô hấp?
1 Thời điểm Khi có ánh sáng Suốt ngày đêm
2 Cơ quan Lá và thân non Tất cả các bộ phận của cây
3 Nguyên liệu Khí cacbônic, nước ánh
sáng
Chất hữu cơ ; Ôxi
4 Sản phẩm Tinh bột ; khí Ôxi Năng lượng ; Khí cacbônic;
Trang 8Chất hữu cơ; Ôxi; nhiệt độ
6 Vai trò Tổng hợp chất hữu cơ cho
cây sinh trưởng và phát triển
Phân hủy chất hữu cơ tạo năng lượng cần cho hoạt động sống của cây
Câu 5 Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau?
- Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì: Sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ
và khí ôxi) là nguyên liệu của hô hấp, và ngược lại sản phẩm của hô hấp (hơi nước
và khí cacbonic) là nguyên liệu cho quang hợp
- Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau:
hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra
Cây không thể sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó
Câu 6 Cấu tạo và chức năng các bộ phận của 1 bông hoa?
a) Cấu tạo: Các bộ phận chính của hoa: đài, tràng, nhụy và nhị (ngoài ra còn có cuống và đế hoa)
wĐài hoa gồm các lá đài
wTràng hoa gồm các cánh hoa có màu sắc khác nhau tùy loại
wNhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn chứa các hạt phấn
wNhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy Trong bầu nhụy có chứa noãn.b) Chức năng:
- Đài hoa, tràng hoa làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy và thu hút sâu bọ
- Nhị: Có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực
- Nhụy: Có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái
àNhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
- Cuống hoa, đế hoa nâng đỡ hoa
Trang 9Câu 7 Chứng minh hạt kín đa dạng và phong phú cho đến ngày nay?
- Có lớp cutin chống mất nước, biểu bì lá có khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước
- Hệ mạch dẫn phát triển > vận chuyển nước, muối khoáng và các chất hữu cơ
- Thụ phấn nhờ gió, côn trùng nên ko phải phụ thuộc vào nước > khả năng thụ phấn cao hơn, có chọn lọc hơn
- Thụ tinh kép: ngoài tạo hợp tử còn tạo phôi nhũ giàu chất dinh dưỡng nuôi hợp tửphát triển > tỷ lệ nảy mầm, sống sót cao
- Hạt được bảo vệ trong quả > tránh được các tác động bất lợi của điều kiện môi trường luôn thay đổi, phát tán tốt hơn
Câu 8 So sánh hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa - Đầy đủ, có cấu tạo phức tạp
- Thường có màu sắc sặc sỡ
- Đơn giản hoặc tiêu biến
- Không có màu sắc sặc sỡNhị hoa - Hạt phấn to, dính và có gai - Hạt phấn nhỏ, nhiều, nhẹ
Nhụy hoa - Đầu nhụy thường có chất dính - Đầu nhụy dài, có lông quétĐặc điểm
khác
- Có hương thơm, mật ngọt - Hoa thường mọc ở ngọn cây
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành hợp tử
- Quá trình thụ tinh của cây có hoa diễn ra như sau: Sau khi thụ phấn, các hạt phấn trên đầu nhụy hút chất nhầy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn
: Tế bào sinh dục đực được đưađến phần đầu của ông phấn
: Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vào nhụy vào trong bầu, khi tiếp xúc với noãn, phần bầu của ống phấn
Trang 10mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn
: Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính
- Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt Những bộ phận khác của hoa héo dần rồi rụng đi Nhưng trên thực tế, dễ có thể thấy ở 1 số quả vẫn còn lại dấu tích của một
số bộ phận của hoa
- Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm, và chồi mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm với
những hạt không có phôi nhũ
- Cây hai lá mầm thì phôi của hạt có hai lá mầm, cây một lá mầm thì phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Đặc điểm thích nghi với cách phát tán quả và hạt
+ Đối với quả và hạt phát tán nhờ gió: quả (hạt) nhẹ, khô, có lông hoặc cánh
+ Đối với quả và hạt phán tán nhờ động vật: quả (hạt) có móc bám hoặc có chất bám dính, có mùi thơm, ngọt, tương đối cứng
+ Đối với quả và hạt tự phán tán: quả thường thuộc quả khô nẻ, khi khô, vỏ quả tự nứt để hạt bung ra ngoài
- Độ ẩm, không khí và nhiệt đột thích hợp là các điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm
- Ngoài các điều kiện bên ngoài, cũng cần chất lượng của hạt giống để hạt có thể nảy mầm tốt
- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống ủng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ
Cây có hoa là một thể thống nhất vì: Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
: Có sự thống nhất giữa chức năng của các
cơ quan
- Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây
- Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hìnhthành một số đặc điểm thích nghi
- Nhờ khả năng thích nghi, cây có thể phân bố rộng rãi khắp nới trên TĐ: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh
Tảo xoắn thường sống trong các mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông
- Tảo xoắn có màu lục tươi, trông như búi sợi, mảnh như tơ, sờ vào thấy trơn, nhớt
Trang 11- Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục
- Tảo xoắn sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới Nó cũng có thể sinh sản bằng cách kết hợp giữa 2 tế bào gần nhau thành hợp
tử, từ đó cho ra sợi tảo mới
- Rong mơ gặp ở vùng ven biển nhiẹt đới như nước ta Chúng thường sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc
- Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu
- Ngoài sin sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng
và noãn cầu)
- Ngoài tảo xoắn và rong mơ ra, ta còn có thể gặp tảo đơn bào và tảo đa bào
- Dù là đơn bào hay đa bào, cơ thể của tảo chưa có thân, rễ, lá thật sự (mặc dù về hình thái đôi khi có thể có dạng giống thân, lá), bên trong chưa phân hóa thành các
mô điển hình
- Vai trò của tảo: góp phần cung cấp oxi và thức ăn cho các động vật ở nước Một
số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại như hiện tượng nước nở hoa làm chết cá
- Rêu sống trên cạn nhưng chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt
- Rêu là thực vật đã có thân, lá, cấu tạo vẫn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa
có mạch dẫn, và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa
- Rêu sinh sản bằng bào tử Quá trình sinh sản của bào tử diễn ra như sau: Ở ngọn các cây rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt chứa các tế bào sinh dục đực vàcái Sau quá trình thụ tinh, cơ quan sinh sản phát triển thành túi bào tử chứa các bào tử Túi bào tử của rêu có nắp, khi nắp này mở, sẽ giải phóng các bào tử ra ngoài Các bào tử rơi xuống đất, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cây rêucon, dần dần phát triển thành rêu trưởng thành
- Rêu hợp với các thực vật khác có rễ, thân, lá tạo thành nhóm T.vật bậc cao
- Rêu góp phần vào việc tạo thành chất mùn Có loài rêu mọc ở chỗ đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt
- Cơ quan sinh dưỡng của Dương xỉ có lá già, lá non, thân và rễ
- Lá non của dương xỉ thì cuộn tròn lại Còn mặt dưới của lá già thì có những đốm nhỏ màu nâu (là túi bào tử của Dương xỉ)
- Dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử
- Quá trình sinh sản của dương xỉ diễn ra như sau: khi vòng cơ của túi bào tử vỡ ra
sẽ giải phóng các bào tử ra ngoài Các bào tử đã được giải phóng ra ngoài nếu gặp điều kiện thích hợp sẽ trở thành nguyên tản Cây dương xỉ con bắt đầu mọc ra từ nguyên tản, sau đó sẽ sống độc lập khi nguyên tản héo đi
- Cây dương xỉ con được hình thành sau quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và tế bàotrứng chưa trong các bộ phận riêng lẻ nằm trên nguyên tản
Trang 12- Than đá được hình thành do sự biến đổi của vỏ trái đất, quyết cổ đại dần dần chết
đi và bị vùi sâu xuống lòng đất Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của trái đất mà chúng hình thành thành than đá
- Cơ quan sinh dưỡng của cây thông là rễ, thân lá
- Cơ quan sinh sản của thông là nón: gồm có nón đực và nón cái
- Cấu tạo trong của nón gồm có: Trục nón, vảy nhị mang túi phấn và túi phấn chứa các hạt phấn (đối với nón đực); Trục nón, vảy (lá noãn) và noãn (đối với nón cái)
- Cây thông chưa có quả thực sự
- Nhiều cây Hạt trần có giá trị thực tiễn: cho gỗ tốt và thơm, trồng làm cảnh vì có dáng đẹp…
- Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau
- Môi trường sống đa dạng Đây là nhóm thực vật tiến hoa hơn cả
- Các cây Hạt Kín được chia thành hai lớp: Lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm
- Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi
- Một số đặc điểm, dấu hiệu bên ngoài để phân biệt giữa cây hai lá mầm và cây một lá mầm:
+ Cây Hai lá mầm thường có rễ cọc, cây Một lá mầm thường có rễ chùm
+ Cây Hai lá mầm thường có số cánh hoa lẻ, cây Một lá mầm thường có số cánh hoa chẵn
+ Cây Hai lá mầm thường có gân lá song song, cây Một lá mầm có gân lá hình cung
+ Hầu hết cây Một lá mầm đều có dạng thân cỏ, trừ một số dạng đặc biệt: cau, dừa…
+ Cây Hai lá mầm có thân đa dạng
- Để nhận biết cây nào thuộc lớp nào cần phải dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau chứ không thể chỉ dựa vào một đặc điểm nào đó
- Phân loại thực vật là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định
- Các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài
- Loài là bậc phân loại cơ sở, là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo…
- Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít
- Sơ đồ các ngành thực vật:
- Giới Thực vật xuất hiện dần dần từ những dạng đơn giản nhất đến những dạng phức tạp nhất, thể hiện sự phát triển
Trang 13- Thực vật và điều kiện sống bên ngoài liên quan mật thiết tới nhau
- Quá trình phát triển của giới Thực vật có 3 giai đoạn chính
+ Sự xuất hiện của các cơ thể ở nước
+ Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện
+ Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của cac thực vật Hạt kín
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại
- So với cây dại, cây trồng hiện nay đã có rất nhiều đặc tính tốt hơn tổ tiên của mình rất nhiều
- Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại, con người đã tạo ra được nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn so với tổ tiên của chúng
- Muốn cải tạo cây trồng cần:
+ Dùng những biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của cây
+ Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng, loại bỏ những cây xấu, chỉ giữ lại những cây tốt để làm giống
+ Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng
+ Chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt
- Nhờ khả năng cải tạo thực vật của con người, ngày nay đã có rất nhiều thứ cây trồng khác nhau
CHƯƠNG IX VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
- Nhờ khả năng quang hợp, thực vật giúp cho hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định
- Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tôc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực
- Những nơi có nhiều cây cối thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt 1 só vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường
- Thực vật nhờ có hệ thống rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng nhưng giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán
- Thực vật, nhất là những thực vật hạt kín có công dụng nhiêu mặt Ý nghĩa kinh tếcủa chúng rất lớn: cho gỗ dùng trong xây dựng & công nghiệp, cung cấp thức ăn cho người, dùng làm thuốc… Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, chúng tacần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho Tổ quốc
- Bên cạnh đó cũng có 1 số cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng
- Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng Nó được biểu hiện bằng
Trang 14+ Số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài
+ Sự đa dạng của môi trường sống
- Việt Nam có sự đa dạng về thực vật khá cao, trong đố có nhiều loài có giá trị nhưng đang bị giảm sút do bị khai thác và môi trường sống của chúng bị tàn phá, nhiều loài trở nên hiếm
- Cần phải bảo vệ sự đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng
CHƯƠNG X VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
- Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm, gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi
- Tế bào vi khuẩn có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh, không có diệp lục
- Một số vi khuẩn có roi nên di chuyển được
- Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (hoại sinh và ký sinh) Một số ít vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng
- Vi khuẩn phân bố rất rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn
- Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người: phân hủy hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó bảo đảm được nguồn vật chất trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa Nhiều vi khuẩn
có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp
- Bên cạnh đó cũng có nhiều vi khuẩn có hại: gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng và gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường
- Virut có kích thước rất nhỏ: 12 - 50 phần triệu mm
- Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc với một phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ
- Cấu tạo rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào ~~> Chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình
- Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể chúng rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm
- Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục
- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác
- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh
- Mốc trắng sinh sản bằng bào tử Đó là hình thức sinh sản vô tính
- Ngoài mốc trắng, ta có thể dễ dàng bắt gặp mốc tương, mốc xanh và nấm men + Mốc tương để ủ xôi làm tương
+ Mốc xanh dùng để chiết ra kháng sinh penexilin
+ Nấm men dùng để làm rượu
Trang 15- Nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và mũ nấm là cơ quan sinh sản
- Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử
- Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và cũng không có chất diệp lục
- Nấm chủ yếu sinh sản bằng bào tử
- Nấm dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng Ngoài thức ăn là cách chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển
- Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người Bên cạnh đó cũng có nhiều nấm có hại
- Địa y có 2 dạng: địa y hình vảy và địa y hình cành
- Địa y hình thành do sự cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm: các sợi nấm hút nước và muối kháng cung cấp cho tảo, tảo nhờ có diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên (nấm và tảo)
- Cấu tạo: Gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu
- Địa y đóng vai trò "tiên phong mở đường" cho các loài thực vật khác đến sau
- Một số địa y còn là thức ăn chủ yếu của loài hươu ở Bắc Cực
- Địa y còn dùng để chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc
Câu 1: Nêu đặc diểm chung của thực vật? Cơ thể thực vật có hoa được cấu tạo từ
những loại cơ quan nào ? Chức năng của mỗi loại cơ quan đó ?
Gợi ý trả lời:
*Đặc điểm chung của thực vật :
Trang 16+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ
+ Phần lớn không có khả năng di chuyển
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
*Cơ thể thực vật có hoa được cấu tạo từ những loại cơ quan :
+ Cơ quan sinh dưỡng : Gồm rễ ,thân ,lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây + Cơ quan sinh sản : gồm hoa ,quả ,hạt có chức năng sinh sản ,duy trì và pháttriển nòi giống
Câu 2 : Trình bày hình dạng, kích thước và cấu tạo tế bào thực vật ?
Gợi ý trả lời :
*Hình dạng ,kích thước :
+ Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào
+ Tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau
*Cấu tạo tế bào thực vật :
+ Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định
+ Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào
+ Chất tế bào: chứa các bào quan như lục lạp => Là nơi diễn ra các hoạt độngsống của tế bào
+ Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Không bào : chứa dịch tế bào
Câu 3 : Vì sao cơ thể thực vật lớn lên được ? Tế bào nào có khả năng phân chia ?
Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào ?
Gợi ý trả lời :
*Cơ thể thực vật lớn lên được là nhờ sự lớn lên và phân chia của tế bào
*Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
*Sự lớn lên và phân chia của tế bào: (Học bài 8 SGK trang 27,28)
Câu 4 : Có mấy loại rễ chính, đặc điểm của mỗi loại ? Rễ cấu tạo gồm mấy miền,
chức năng của mỗi miền, trong các miền đó miền nào quan trọng nhất ?
Gợi ý trả lời :
*Có 2 loại rễ chính đó là rễ cọc và rễ chùm
- Rễ cọc : Gồm rễ cái to và các rễ con mọc xiên
- Rễ chùm : Gồm những rễ con mọc từ gốc thân
*Rễ cấu tạo gồm 4 miền :
- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền
- Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra
- Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ
*Trong các miền đó miền hút là miền quan trọng nhất vì nó đảm nhiệm chứcnăng hút nước và muối khoáng hoà tan
Câu 5 : Trình bày cấu tạo và chức năng miền hút của rễ ? (Học bảng cấu tạo và
chức năng của miền hút – SGK Trang 32)
Câu 6 : Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng ?
Gợi ý trả lời :
- Rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả
- Rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên
- Rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí
Trang 17- Giác mút lấy thức ăn từ cây chủ
Câu 7: Tại sao phải thu hoạch những cây rễ củ trước khi chúng ra hoa tạo quả ?
Gợi ý trả lời :
- Vì rễ củ dự trữ chất dinh dưỡng dùng cho cây khi ra hoa tạo quả
- Nếu thu hoạch sau khi ra hoa tạo quả thì chất dinh dưỡng sẽ không còn, năng suất không cao
Câu 8: Trình bày cấu tạo ngoài của thân ? Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá ?
Gợi ý trả lời :
*Cấu tạo ngoài của thân : Gồm thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách
*Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá :+ Chồi lá có mô phân sinh ngọn và mầm
lá + Chồi hoa có mầm hoa và mầm lá
Câu 9 : Kể tên và nêu đặc điểm của các loại thân chính ?
Gợi ý trả lời :
Có 3 dạng thân chính:
- Thân đứng có 3 dạng: + Thân gỗ: cứng cao, có cành
+ Thân cột: cứng cao, không có cành
+ Thân cỏ: mềm yếu, thấp
- Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân quấn, tua cuốn
- Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất
Câu 10 : Cho biết thân dài ra do đâu, thân to ra do đâu ?
Gợi ý trả lời :
*Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
*Thân to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ và tâng sinhtrụ
Câu 11 : Trình bày cấu tạo trong của thân non ? Cho biết các chất trong thân được
vận chuyển nhờ bộ phận nào ?
Gợi ý trả lời :
*Cấu tạo trong của thân non : (Học bài 15 SGK Sinh 6 )
*Các chất trong thân được vận chuyển nhờ : + Nước và muối khoáng được vậnchuyển nhờ mạch gỗ + Chất hữu cơ được vận chuyển nhờ mạch rây
Câu 12 : Đặc điểm bên ngoài nào của lá giúp lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng ?
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic
và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi
- Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp:
chất diệp lục
Câu 14 : Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp ?