Ngày soạn: 31/03/08 TUẨN 29-TIÊT 103-104: Ngày dạy: 03/04/08 Đọc văn: VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) -Phan Châu Trinh- I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1-Kiến thức: -Hiểu được tâm huyết của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta - một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc, nhằm mục đích giành lại độc lập, tự do; - Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết thông qua một đoạn trích có lập luận tương đối chặt chẽ, có cách diễn đạt khá dung dị, dễ hiểu cùng với giọng điệu chân thành, nhiều khi thống thiết. 2-Kĩ năng: -Đọc-cảm thụ-Phân tích một tác phẩm chính luận cụ thể. 3-Thái độ: -GD lòng yêu nước, ý thức đóng góp sức mình vì độc lập, tự do cho dân tộc. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1-Giáo viên: SSK, SGV, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo. 2-Học sinh: SGK, STK, học bài cũ, đọc và soạn bài mới trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 5’ 1-Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số-tác phong của học sinh. 2-Kiểm tra bài cũ: +Câu hỏi: Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Những người khốn khổ), tác giả đã gửi gắm 1 thông điệp-thông điệp đó là gì? Nội dung của thông điệp thể hiện tư tưởng gì của nhà văn? +Định hướng: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Những người khốn khổ), tác giả đã gửi gắm 1 thông điệp-đó là thông điệp của lẽ sống tình thương. Nhà văn đã lên tiếng bênh vực cho lẽ sống ấy, qua đó thể hiện thái độ phê phán những thế lực đã ngăn chặn và đè nén khát vọng sống cồ quí của con người. 3-Bài mới: a)Giới thiệu bài: Vào những năm cuối thế kỉ XĨ, đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém về mọi mặt, do chính sách “ngu dân” mà TDP áp đặt. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã có tư tưởng tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Một trong số đó là nhà yêu nước Phan Châu Trinh. TIẾN TRÌNH TIẾT DAỴ TL HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG T1 25’ HĐ1: HD đọc-tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. -Gọi 1 HS đọc mục Tiểu dẫn/SGKTr. 84; Sau đó gọi 1 HS khá tóm tắt tiểu dẫn. → Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh các ý chính về: *Cuộc đời: +Năm 1901, sau khi thi đỗ Phó bảng, ông có ra làm quan một thời gian ngắn rồi lại cáo về, đi khắp trong nước rồi sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem xét thời cuộc. +Ông chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp; lợi dụng chiêu bài “khai hóa” của TDP để đấu tranh hợp pháp, không tán thành bạo động hay nhờ ngoại viện. +Năm 1908, khi phong trào chống sưu thuế dậy lên ở Trung Kì, ông bị HĐ1: HS đọc-tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm theo HD. -1 HS đọc mục Tiểu dẫn/SGKTr. 84; Sau đó 1 HS khá tóm tắt tiểu dẫn về: +Tác giả Phan Châu Trinh. +Các sáng tác chính của ông: .“Đầu pháp chính phủ thư” (1906), “Tỉnh quốc hồn ca” I, II (1907, 1922), “Giai nhân kì ngộ diễn ca” (1915), “Tây Hồ thi tập” (1901), “Xăng-tê thi tập” (1915), “Thất điều trần” (1922), “Đạo đức và luân lí Đông Tây” (1925), “Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa” (1925),… +Nội dung chính và gía trị của I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG: 1-Tác giả (1872-1926): -Phan Châu Trinh tự Hi Mã, biệt hiệu Tây Hồ, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, thị xã Tam Kì), tỉnh Quảng Nam, là nhà yêu nước và cách mạng lớn của LSVN giai đoạn đầu thế kỉ XX. -Sinh ra giữa lúc nước nhà bị đô hộ, ông sớm tìm cho mình con đường cứu nước, cứu dân. Tuy sự nghiệp không thành nhưng tinh thần và nhiệt huyết cứu nước của ông rất đáng kính phục. -PCT viết rất nhiều, bằng cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Ông rất nổi tiếng với những áng văn chính luận đầy tính chất hùng biện, có lập luận đanh thép. Ông sáng tác nhiều thơ, tất cả đều thấm nhuần tư tưởng bắt đày đi Côn Đảo cùng với nhiều chí sĩ khác. +Ba năm sau, khi được trả tự do, PCT xin sang Pháp với ý đồ tranh thủ sự giúp đỡ của Hội Nhân quyền Pháp đòi chính quyền thực dân ở Đông Dương cải cách chính trị, nhưng công việc không thành. -Năm 1925, ông về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất ngày 24 – 3 – 1926. Lễ truy điệu PCT trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước. *Nội dung TP (bài diễn thuyết): +Bài diễn thuyết khá dài, có ND pong phú, đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thống. Phan Châu Trinh phân biệt đạo đức với luân lí, cho đạo đức là cái bất biến còn luân lí là cái có thể thay đổi theo thời; Bởi vậy, muốn đưa VN thoát khỏi thảm trạng hèn yếu, mất độc lập, dứt khoát phải cải tổ luân lí đổ nát bấy nay, xây dựng luân lí mới trên nền tảng truyền thống vinh quang (cũng là đạo đức chân chính) từng có. PCT chỉ ra rằng, sự tiến bộ, giàu mạnh và nền dân chủ tư sản của các nước phương Tây hiện thời là thành quả của việc XD nền đạo đức, luân lí có phần tương tự với đạo đức, luân lí Khổng – Mạnh ở TQ và VN vào các thời thịnh trị. Từ điểm này, ông chủ trương : “Đạo Khổng – Mạnh đã mất rồi, nay ta muốn nước ta có một nền đạo đức luân lí vững vàng, thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu châu về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần hiệu để chữa bệnh chuyên chế của nước ta vậy. Đem văn minh Âu châu về tức là đem đạo Khổng – Mạnh về”. +Cũng trong bài diễn thuyết, PCT đã không xem chủ trương dùng bạo lực CM là con đường đúng đắn để khôi phục nền đạo đức cũ, XD nền luân lí mới cần cho nước VN trong buổi tranh cường cùng các quốc gia khác trên thế giới. -GV đọc mẫu, sau đó gọi 1-2 HS các TP: .Đề cao tinh thần yêu nước, thể hiện lí tưởng cứu nước, cứu dân của PCT. Tất cả đều thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của 1 nhà yêu nước chân chính. .Để lại những áng văn chính luận mẫu mực. Tư tưởng mà ông gửi gắm đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là tình yêu nước, tinh thần dân chủ và tiến bộ XH. +Nội dung của TP có đoạn trích học. -HS khác góp ý, bổ sung. yêu nước và tinh thần dân chủ. 2-Tác phẩm: -Đề cao giá trị đạo đức và luân lí trong XH. Với cách hùng biện và lập luận chặt chẽ, đanh thép, TP đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của tác giả. Đồng thời bày tỏ quan điểm và cách nhìn của mình đối với tương lai của dân tộc. 15’ đọc, các HS khác đọc thầmVB. *Hỏi (HSKH): Xác định vị trí và nêu đại ý của đoạn trích? HĐ2: HD tìm hiểu những đặc sắc về ND-NT của văn bản. -GV gợi ý cho HS tìm hiểu VB qua hệ thống câu hỏi ở SGK: *Hỏi (HSTB): Cấu trúc của đoạn trích gồm 3 phần. Hãy nêu ý chính của từng phần và xác lập mối liên hệ giữa chúng? *Hỏi (HSKH): Em hãy cho biết chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì? -HS đọc theo HD của GV. -Làm việc cá nhân: Xác định vị trí và nêu đại ý của đoạn trích. -Trao đổi, phát biểu. HĐ2: HS tìm hiểu những đặc sắc về ND-NT của văn bản theo HD. -Quan sát lại đoạn trích, trao đổi, nêu ý chính của 3 phần trong đoạn trích: 1. Ở nước ta chưa có luân lí XH, mọi người chưa có ý niệm về luân lí XH. 2. Bên Châu Âu, luân lí XH đã phát triển. Ở ta, ý thức đoàn thể xưa cúng đã có nhưng nay đã sa sút. 3. Nay nước VN muốn tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền XHCN, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau. →Ba phần trên liên hệ với nhau theo mạch diễn giải: Hiện trạng chung-biểu hiện cụ thể-giải pháp. →Thể hiện tư tưởng tiến bộ của 1 nhà yêu nước nồng nàn. →Cách vào đề như thế cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà CM Phan Châu Trinh. 3-Đoạn trích: a)Vị trí: - “Về luân lí xã hội ở nước ta” là một đoạn trích trong phần 3 của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” (gồm năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được PCT diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). b)Đại ý: Người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lí xã hội và điều kiện để xây dựng luân lí xã hội ở VN cũng chưa có, bởi dân không biết đoàn thể, không trọng công ích mà tình trạng này lại có nguyên nhân từ sự manh tâm phá hoại đoàn thể của đám quan trường. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1-Chủ đề tư tưởng: -Cần phải truyền bá CNXH ở VN để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do. T2 20’ *Hỏi (HSTB): Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu nhầm của người nghe về khái niệm “Luân lí xã hội”? → Bổ sung, diễn giảng: +Vào đề, tác giả không ngần ngại dùng cách nói phủ định để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề luân lí xã hội : “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Tiếp sau, dường như lường tính được khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả mạnh mẽ bồi thêm một câu để gạt phắt khỏi nội dung bài nói những chuyện vô bổ : “Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”. *Hỏi (HSTB-KH): Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh “bên Châu Âu”, “bên Pháp” với “bên ta” về điều gì? *Hỏi (HSTB-KH): Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” là gì? Cho biết nhận định của em về thái độ của tác giả đối với chế độ vua quan -Làm việc cá nhân, phát hiện, trả lời: +Trong đoạn văn từ câu “Cái chủ nghĩa xã hội bên Âu châu” đến “không can thiệp gì đến mình”, tác giả đã so sánh “bên Âu châu”, “bên Pháp” với “bên mình” về vấn đề trung tâm ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Tất nhiên, đằng sau đó, ta vẫn có thể nhận ra được cái nhìn của tác giả về sự thua kém của “bên mình” về các vấn đề còn lại là sự công bằng và sự hiểu biết. -Làm việc cá nhân, phát hiện, trả lời: +Nguyên nhân sâu xa của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” nằm ở sự phản động, thối nát của lũ quan trường. Từ đây, tác giả hướng mũi dùi đả kích vào bọn chúng (đối tượng mà 2-Những đặc sắc về nội dung: a)Cách đặt vấn đề: -Thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe cho thấy rõ sự sống động trong tư duy và sự nhạy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả. Uy lực của lời nói tác giả cũng được khẳng định từ đó. b)Tác giả đã so sánh “bên Âu châu”, “bên Pháp” với “bên mình” về vấn đề trung tâm ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Tất nhiên, đằng sau đó, ta vẫn có thể nhận ra được cái nhìn của tác giả về sự thua kém của “bên mình” về các vấn đề còn lại là sự công bằng và sự hiểu biết. c)Nguyên nhân sâu xa của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” nằm ở sự phản động, thối nát của lũ quan trường. →Kịch liệt lên án chế độ vua quan chuyên chế với thái độ khinh bỉ và 10’ 4’ chuyên chế hiện thời? *Hỏi (HSTB-KH): Qua việc tìm hiểu đoạn trích, em nhận thấy phong cách chính luận của tác giả độc đáo ở chỗ nào? Phân tích? → Bổ sung: +Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận chính là một trong những điều kiện quan trọng làm nên khả năng lay chuyển nhận thức và tình cảm ở người đọc của bài diễn thuyết. HĐ3: HD Tổng kết. -Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ/SGK Tr.74. ông khi thì gọi là “bọn học trò”, khi thì gọi là “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, khi thì gọi là “bọn quan lại”, “bọn thượng lưu”,… ). Chỉ mới quan sát cách tác giả gọi tên chứ chưa nói tới việc ông tố cáo cái tội của chúng, ta đã nhận ra sự căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh đối với tầng lớp quan lại Nam triều. Trong mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để. Các hình ảnh, ví von đáng chú ý thể hiện thái độ phủ định đó: “có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưỡng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới”,… ; “Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn là một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy”. -Suy luận, nhận xét: +Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận là một đặc điểm nổi bật trong phong cách chính luận của tác giả trong đoạn trích: .Sự xuất hiện của những câu cảm thán cho thấy tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của XHVN. Qua trạng thái cảm xúc ấy, ta nhận rõ phẩm cách trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng toàn tâm toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội. HĐ3: HS Tổng kết theo HD. -HS đọc phần ghi nhớ/SGK Tr.74. căm phẫn. Tuy có lúc mềm mỏng, nhẹ nhàng, song vẫn toát lên tinh thần đả kích quyết liệt đối với bộ máy cai trị thối nát lúc bấy giờ. -Bằng những lời lẽ có sức thuyết phục, tác giả vạch trần chế độ cua quan đã làm cho XH lâm vào cảnh đen tối, trì trệ. 3-Đặc sắc về nghệ thuật: -ND mỗi phần trong đoạn trích tương ứng với giọng hùng biện riêng, lúc từ tốn, nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ, sắc bén, tạo nên âm hưởng đanh thép và chính xác đến từng câu văn. -Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận là một đặc điểm nổi bật: +Những câu cảm thán, câu hỏi tu từ, các cụm từ “người nước ta”, “ông cha mình”, một số trường hợp mở rộng thành phần câu để nhấn mạnh (như ở câu “Luân lí của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy !”) đầy ắp màu sắc cảm xúc đã làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục. Ta luôn thấy ở đây mối giao hòa, giao cảm giữa người nói và người nghe. III. TỔNG KẾT: “Ghi nhớ/SGK Tr.74” 10’ -Chốt kiến thức chính về ND-NT của đoạn trích. HĐ4: HD Luyện tập. -GV HDHS lần lượt thực hiện các bài tập SGKTr.88. → Gợi ý BT 3: Thời kì LS nào cũng vậy, nền luân lí nào cũng có vai trò rất lớn đến sự tồn vong của dân tộc. Với tư tưởng tiến bộ và tầm nhìn như nhà yêu nước PCT trong TP đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự và giá trị GD tư tưởng, đặc biệt là trong thời kì hội nhập hiện nay. Nó nhắc nhở về tầm quan trọng của việc gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với tương lai đất nước của mọi người. Nó cũng cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hệ tốt đẹp nếu vẫn còn những kẻ ích kỉ “ham quyền tước, ham bả vinh hoa”, tìm cách vơ vét cho đầy túi tham mà không muốn bị ai lên án. HĐ4: HS Luyện tập theo HD. *Bài tập1-HS đọc lại Tiểu dẫn, làm việc cá nhân và thực hiện BT theo yêu cầu. IV. LUYỆN TẬP: 1’ 4-Dặn dò: - Làm lại các bài tập SGKTr. 88 ở nhà. - Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm-“Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”(Ng.An Ninh). IV-BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 01/04/08 TIẾT 105: Đọc thêm: TIẾNG MẸ ĐẺ NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC. -Nguyễn An Ninh- I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1-Kiến thức: -Hiểu được “Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh đã nêu lên quan điểm đúng đắn về tiếng nói dân tộc trên nhiều phương diện. Qua đó cho thấy tác giả là người am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực ngôn ngữ nói chung, có những nhận sắc sảo về việc người An Nam (tức người VN) sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài (ở đây là tiếng Pháp) với những lí giải thấu đáo về các sự việc đó và những giải pháp đúng đắn trong việc học tiếng nước ngoài của giới trí thức VN lúc bấy giờ. 2-Kĩ năng: -Đọc-cảm thụ-Phân tích thêm 1 tác phẩm chính luận cụ thể. 3-Thái độ: -GD lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tự hào, yêu quí, giữ gìn và phát huy ngôn ngữ dân tộc; Tạo thói quen tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ, sáng tạo đối với những TP đọc thêm để bổ sung kiến thức về đọc văn. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1-Giáo viên: SSK, SGV, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo. 2-Học sinh: SGK, STK, học bài cũ, đọc và soạn bài mới trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 5’ 1-Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số-tác phong của học sinh. 2-Kiểm tra bài cũ: +Câu hỏi: Kiểm tra các bài tập về nhà của HS- Bài ở tiết 103-104. 3-Bài mới: a)Giới thiệu bài: Nguyễn An Ninh là 1 nhà báo, nhà văn và trước hết là 1 nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với ông qua bài bài chính luận xuất sắc “ Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”! b)Tiến trình tiết dạy: (38 phút) *HĐ của GV: Yêu cầu và HDHS cách tự đọc – hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi/SGK Tr.91 có gợi dẫn cách khai thác ý, cách trả lời, giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có). *HĐ của HS: Chú ý nghe, định hướng nội dung những vấn đề cần khai thác và cách thức, phương pháp phân tích, tìm hiểu các văn bản. Nêu những thắc mắc cần giải đáp (nếu có). A-Tác giả (1899-1943): -Nguyễn An Ninh là 1 nhà báo, nhà văn và trước hết là 1 nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỉ XX.Quê cha ở Hóc Môn-TP Hồ Chí Minh, quê mẹ ở Cần Giuộc-Long An. Thân phụ là nhà thơ yêu nước Nguyễn An Khương. -Nguyễn An Ninh thuộc lớp trí thức Tây học, học vấn cao rộng, từng học đại học trong nước rồi sang Pháp học ở Đại học Xoóc-Bon (Pa-ri), đỗ cử nhân luật năm 1920. -Ông từng tìm hiểu nhiều nước Châu Âu và có mối liên hệ mật thiết với các nhà yêu nước nổi tiếng như: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Aí Quốc. Bị TDP bắt nhiều lần, bị tù đày, hành hạ và cuối cùng đã mất tại Côn Đảo 2 năm trước ngày CMT8 thành công. -Từ 1 trí thức yêu nước, ông đã dần dần chuyển biến về chính kiến, đến với tư tưởng Mác-xít và những người cộng sản. Ông từng làm chủ bút tờ báo yêu nước tiến bộ Tiếng chuông rè, dịch Khế ước xã hội của Ru-xô và soạn vở tuồng Hai bà trưng. -Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết sôi động và những bài báo nổi tiếng đã một thời từng cuốn hút thanh niên và dư luận trong nước. B-Tìm hiểu tác phẩm: Câu 1-Nguyễn An Ninh đã phê phán, chống lại thói học đòi “Tây hóa” lố lăng của không ít người An Nam lúc bấy giờ làm tổn thương đến tiếng mẹ đẻ của dân tộc. Phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới trí thức học tiếng nước ngoài. Câu 2-Theo tác giả, tiếng nói đóng vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc: -Ông đề cao sức mạnh của tiếng nói dân tộc: “Tiếng nói là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Từ góc độ văn hóa, những ý kiến của tác giả về tiếng mẹ đẻ trên đây, đến nay vẫn còn giá trị. Đó là những đóng góp của bài chính luận mà ông đã viết cách đây hơn tám thập kỉ! Câu 3-Tác giả đã nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn là căn cứ vào sự bất tài của con người trong khi vốn ngữ của dân tộc giàu đẹp, phong phú. Câu 4-Trong mối quan hệ đúng đắn với tiếng nói dân tộc: “Sự cần thiết phải biết 1 ngôn ngữ Châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình”. Câu 5- Tuy nhiên, việc đề cao tiếng nói dân tộc trong lĩnh vực giải phóng dân tộc của tác giả bài viết có quá mức không khi ông đã tuyệt đối hóa sức mạnh và giá trị của tiếng nói đó: “Tiếng nói là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Hai chữ nhất ở đây rõ ràng là quá mức trong câu viết mang tính khái quát chung. Đến khi cụ thể hóa vào hoàn cảnh nước ta, ông lại viết: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”. Nói như vậy là đã đặt tiếng nói lên 1 vị trí quá cao, tách rời khỏi nhiều yếu tố quan trọng khác trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc như đường lối CM, sức mạnh tự cường, ý chí đoàn kết đấu tranh của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, Cách mạng, .Vả chăng, trong hoàn cảnh nước nhà đang bị TD thống trị thì việc phát huy sức mạnh của tiếng nói dân tộc liệu có thể thực hiện được như mong muốn chủ quan của tác giả hay không? 2’ 4-Dặn dò: -Đọc lại bài chính luận để nắm NT lập luận của tác giả trong TP. -Chuẩn bị bài mới: Đọc văn-“Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”(Ăng-ghen). IV-BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- . Ngày soạn: 31/03/08 TUẨN 29- TIÊT 103-104: Ngày dạy: 03/04/08 Đọc văn: VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trích. năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được PCT diễn thuyết vào đêm 19 -11- 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). b)Đại