Trong thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học của chương trình thay sách đã có nhiều phương pháp giúp học sinh học tốt môn toán nói chung, các yếu tố hình học nói riêng.. Tuy chưa phải
Trang 1Sáng kiến kinh nghiệm:
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1
I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lí do chọn đề tài
I.1.1.Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ vị trí, vai trò của môn toán ở bậc tiểu học Một trong những bộ
phận cấu thành chương trình toán ở bậc tiểu học là "Những yếu tố hình học" Bộ
môn này được dạy học ở tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình học ở bậc học phổ thông cơ sở, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những tình huống toán học trong cuộc sống hàng ngày
I.1.2 Cơ sở thực tiễn:
Đặc điểm cấu trúc của chương trình toán lớp 1 thì "Các yếu tố hình học" lại
nằm xen kẽ ở các nội dung khác, điều này thể hiện tính thống nhất, tích hợp trong cấu trúc nội dung nên được coi là một ưu điểm Tuy nhiên cũng tạo ra một số khó khăn cho cả giáo viên cũng như học sinh trong quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức
Dạy học các yếu tố hình học được tri giác như một toán thể gắn liền với hình dạng của chúng, chưa chú ý đến việc phân tích các yếu tố, các đặc điểm của hình
Trang 2(học sinh nhận diện phân loại hình trong một tập hợp vật thật, hình vẽ khác nhau về kích thước, màu sắc )
Trong thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học của chương trình thay sách
đã có nhiều phương pháp giúp học sinh học tốt môn toán nói chung, các yếu tố hình học nói riêng Xong để phù hợp với đối tượnghọc sinh lớp mình dạy tôi đã tìm tòi
và mạnh dạn áp dụng cách truyền đạt gần nhất để các em hiểu bài Tuy chưa phải là tối ưu nhưng cũng là tâm huyết của bản thân góp phần vào việc tháo gỡ khó khăn khi dạy các yếu tố hình học trong môn toán cho học sinh lớp 1
Xuất phát từ những lí do trên và cũng là để góp phần nâng cao chất lượng
dạy học các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1, đề tài: "Biện pháp nâng cao
chất lượng dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1" được nghiên cứu
I.2 Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh phần nào tháo gỡ những khó khăndo sự phát triển tâm sinh lý chưa đầy đủ để học sinh có phương pháp học toán, chiếm lĩnh tri thức một cách có
hệ thống, khoa học, phát triển năng lực trí tuệ Bên cạnh đó góp phần hỗ trợ phần nào cho giáo viên trong việc dạy về các yếu tố hình học ở lớp 1 một cách tích cực góp phần nâng cao hiệu quả toán học
Hơn nữa giúp học sinh có hứng thú học toán nhằm xoá đi mặc cảm về sự tự
ti của bản thân để hoà mình vào tập thể, đón nhận tiếp thu kiến thức một cách hào hứng, tự giác, đúng hướng
Cũng qua quá trình thực hiện bài tập nghiên cứu này, tôi muốn có trong tay một vốn kinh nghiệm phục vụ cho việc dạy học sau này
I.3 Thời gian, địa điểm
I.3.1 Thời gian nghiên cứu
Trang 3I.3.3.1 Giới hạn đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp
I.4 Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn:
Dựa vào quan sát thực tế học sinh lớp 1C tôi thấy: Trình độ nhận thức của học sinh trong cùng một độ tuổi bị chênh lệch đa số các em còn mải chơi Chính vì vậy, khi giảng dạy về biểu tượng hình học trong toán 1, đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng toàn bộ phương pháp dạy học hiện đại Đồng thời người giáo
Trang 4viên phải truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách trực quan sinh động trong giờ học, gây sự say mê hứng thú học môn toán
Chất lượng học tập của các em hiện nayđòi hỏi cao, kết quả học tập rõ rệt các em có ý thức học tập, luôn học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp Bên cạnh
đó một số em chưa có ý thức trong việc học hành, dành ít thời gian ôn bài, việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế, dẫn đến tình trạng rỗng kiến thức
Mặt khác phương pháp dạy "Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm, chủ đạo
trong học tập, còn giáo viên chỉ là người gợi mở, hướng dẫn" chưa áp dụng triệt để
mà hầu như giáo viên vẫn dùng phương pháp diễn giải, phần nào còn áp đặt Các
em lười động não, chưa chịu tư duy, suy luận Do vậy, việc vận dụng khắc sâu kiến thức, niềm say mê tìm tòi sáng tạo ở học sinh chưa khơi dậy được khả năng vận dụng chất xám ở học sinh
Song song với quá trình xem xét thực tế, tôi thấy việc "nâng cao chất lượng
dạy về các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1" cũng như việc sử dụng phương
pháp "Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm" Để giảng dạy đựơc áp dụng hoàn toàn
lấy hoạt động học tập của học sinh là hoạt động chủ đạo dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sau đó hướng dẫn cách làm, làm mẫu cho học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy trình Nếu cần giáo viên giao thêm bài tập cho học sinh làm bài ở nhà Chính vì vậy mà học sinh ở đây
có một vốn kiến thức cao, có kỹ năng học tập tốt hơn Tuy nhiên, còn có nhiều mặt hạn chế đó là việc sử dụng phương pháp trò chơi toán học chưa được phong phú Cần thay đổi các hình thức chơi cho phù hợp
II PHẦN NỘI DUNG
Trang 5II.1 Chương 1: TỔNG QUAN
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp
1
II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của xã hội, khả năng nhận thức của học sinh cũng có những bước phát triển rõ rệt Vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy toán nói riêng được các nhà giáo dục cũng như nhiều giáo viên quan tâm Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nhiều lĩnh vực trong việc giảng dạy toán ở Tiểu học và trong số
đó không ít người nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy toán
ở Tiểu học
Thông qua tiết toán về các biểu tượng hình học, việc dạy các yếu tố hình học góp phần kích thích sự phát triển tư duy của học sinh Các yếu tố hình học sẽ giúp các em nhận thứcvà phân tích tốt hơn thế giới xung quanh Không ít giáo viên đã nhận thức được điều này, nhưng do điều kiện nên chưa có giáo viên nào nghiên cứu vấn đề này Đây cũng là vấn đề mà các nhà sư phạm cần quan tâm Với đề tài:
"Biện pháp nâng cao chất lượng dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1"
là một vấn đề mới, nên tôi sẽ quyết tâm nghiên cứu vấn đề này
II.1.2 Cơ sở lý luận
Một trong những tiêu chí đánh giá tính khoa học của bộ môn toán là mức độ hoàn thiện các phương pháp dạy học môn toán cũng như phương pháp dạy học bộ môn khác Sự đổi mới của xã hội dẫn đến yêu cầu cao đối với chất lượng dạy và học trong nhà trường đối với việc đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
Trang 6nhân tài, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
Biện pháp là: Cách sử liệu đối với việc nâng cao chất lượng dạy học các
biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1
Nâng cao chất lượng là: Đưa chất lượng dạy học các biểu tượng hình học
lên mức cao
Biểu tượng hình học là: Hình ảnh biểu hiện các hình học
Kết luận chương 1: Trong quá trình nghiên cứu lịch sử vấn đề và các cơ sở lí luận
vấn đề "Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các biểu tượng hình học cho học
sinh lớp 1" Tôi nhận thấy rõ hơn về vai trò của môn toán đặc biệt "Các yếu tố hình học" giúp các em nhận biết Thế giới xung quanh và học tốt các môn học khác
II.2 Chương 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhiệm vụ về lý luận: Một số vấn đề về hoạt động học của học sinh và biện
pháp nâng cao chất lượng dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1
- Nhiệm vụ thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng biện pháp nâng cao chất lượngdạy
các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1
II.2.2 Các nội dung cụ thể trong đề tài:
1, Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1
Trong công tác giáo dục người giáo viên phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi học sinh Đối với lứa tuổi lớp 1 vừa qua trường mầm non bước sang bậc Tiểu học mọi sự vật bên ngoài của các em còn nhiều bỡ ngỡ, có những điều mới lạ Bậc học
Trang 7Tiểu học các giờ học nhiều hơn, kiến thức được nâng cao hơn, hoạt động vui chơi không phát triển, xuống hàng thứ yếu sau hoạt động học tập Điều đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh của các em
Đặc điểm tâm lý còn biểu hiện đặc trưng nhân cách của học sinh Tiểu học nhất là lớp 1, các em vẫn còn hồn nhiên ngây thơ nhiều khả năng phát triển Với các em cấp 1 mang nặng màu sắc cảm tính, cùng quá trình phát triển tâm lý, tình cảm đó được phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn Lứa tuổi các em
dễ tin, tin vào thầy cô mình, tin vào sách, tin những điều nhà trường, gia đình dạy
dỗ, giáo dục
Trẻ say mê học tập chưa phải đã nhận thức được trách nhiệm với xã hội mà chủ yếu là những động cơ mang tính chất tình cảm như trẻ học được điểm tốt, được thầy cô khen, được bạn mến, bố mệ yêu, học tốt được danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ Ở lứa tuổi học sinh tiểu học hoạt động vui chơi vẫn không thể thiếu đặc biệt với lớp 1
Ở lứa tuổi này các em đã có nhận thức riêng lẻ khá phát triển đặc biệt là thị giác Xong trẻ mới chỉ nhận biết và gọi tên hình dạng, màu sắc của sự vật, xác định mối tương quan gần và ngắn về không gian tri giác của học sinh lớp 1 còn có nhiều điểm giống trẻ mẫu giáo ( Quan sát những sự vật có mầu sắc hấp dẫn, số lượng chi tiết) trẻ chú ý đến chi tiết ngẫu nhiên, chưa có khả năng quan sát tinh tế, chi giác thiếu mục đích, kế hoạch rõ ràng
Trong nhận thức thế giới ở lứa tuổi này nhất là học sinh lớp 1chuyển từ tính
cụ thể trực quan khi tư duy và tưởng tượng sang tính trìu tượng, khái quát, tưởng tượng của các em phong phú hơn với tuổi mẫu giáo Xong quá trình đó còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng chưa được gọt giũa, còn hay thay đổi chưa được bền vững
Trang 8Lứa tuổi các em dễ cảm xúc trước thế giới, các sự vật và hiện tượng cụ thể hấp dẫn, lời triết lý khô khan, thiếu hình ảnh sinh động, khó gây cảm xúc ở trẻ Trẻ lớp 1 thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ dễ xúc động, khó làm chủ tình cảm của mình, tình cảm của các em chưa bền vững Quá ttrình học tập được điều khiển có ý thức, các em thường hay ghi nhớ máy móc, thường học đúng từng câu, từng chữ, chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghiã, chưa biết sử dụng sơ đồ lôgíc
2, Mục tiêu môn toán ở lớp 1
Giúp học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100; Vẽ độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20; Về tuần lễ và ngày trong tuần; Về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; Về một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tròn, hình tam giác ); Về bài toán có lời văn
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năngthực hành; Đọc, viết, đếm, so sánh các
số trong phạm vi 100; Cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; Đo và ước lượng
độ dài đoạn thẳng (Với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm, nhận biết hình vuông, hình trònh, hình tam giác, đoạn thẳng, điểm; Vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm; Giải một số bài toán đơn giản về cộng, trừ Bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng ký hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành tập dượt so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh
- Giúp học sinh chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú học tập toán
3, Nội dung chương trình sách giáo khoa toán 1
- Chương trình toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học, chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học toán lớp 1
Trang 9ở nước ta; Khắc phục một số tồn tại của dạy học toán lớp 1 trong giai đoạn vừa qua; Thực hiện những đổi mới về giáo dục toán học ở lớp 1 nói riêng, ở tiểu học nói chung để đáp ứng những yêu cầu của Giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đầu thế kỉ XXI
- Nội dung môn toán lớp 1 nêu trong chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành ngày 9 tháng 11 năm 2001 như sau:
* Số học:
- Các số đến 10 Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10
- Các số đến 100 Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100
* Đại lượng và đo đại lượng
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng ti mét
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian
* Yếu tố hình học:
- Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tròn, hình tam giác
- Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình; Đoạn thẳng
- Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông; Gấp, ghép hình
* Giải bài toán:
- Giới thiệu bài toán có lời văn
- Giải bài toán đơn bằng một phép tính cộng (trừ)
Các yếu tố hình học không đặt thành chương riêng mà kết hợp chặt chẽ với số học Trong sách giáo khoa toán 1 thi phần "Các yếu tố hình học" được phân bổ như sau:
Tiết3: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác
Tiết 69: Điểm, đoạn thẳng
Tiết 70: Độ dài đoạn thẳng
Tiết 71: Thực hành đo đọ dài đoạn thẳng
Trang 10Tiết 98: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
4, Những khó khăn của học sinh khi học các biểu tượng hình học
Ngày nay môn toán ở tiểu học, ngoài mục đích là bồi dưỡng tính toán còn chú ý đến phát triển tư duy và bồi dưỡng phương pháp suy luận Chính vì vậy các
em có kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo về toán lớp 1, cũng như hiểu chính xác các biểu tượng hình học góp phần cho các em học vẽ, làm thủ công, ham học một số môn khác, đa dạng và phong phú hơn
Nghiên cứu khó khăn của học sinh khi học về các biểu tượng hình học, tôi thấy học sinh còn có những vướng mắc cụ thể: Khi dạy bài "Hình vuông, hình tròn, hình tam giác" các em không hiểu được cạnh của các hình là một đoạn thẳng hay các em không hiểu được các đỉnh của các hình là một điểm Ở các em sự nhận thức chủ yếu bằng trực giác
Ví dụ 1: Khi làm bài tập về đoạn thẳng, các em còn chưa xác định chắc chắn đoạn
thẳng được nối bởi hai điểm
Giáo viên hỏi: Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
Đa số học sinh có đáp án (4 đoạn thẳng)
Các em không nhận ra được HO và KO cũng là đoạn thẳng
Ví dụ 2: Tô màu các hình vuông dưới đây:
Trang 11
Đa số các em chỉ tô màu hình a; b mà không tô màu hình c
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thấy được hình c cũng là hình vuông, hình này chỉ khác hình a; b là vị trí của hình nằm nghiêng
Trong cùng một lớp có hai đối tượng khá và yếu, các đối tượng này tiếp thu một lượng kiến thức đặt ra theo mục tiêu đào tạo Mà vấn đề đặt ra là làm sao để các đối tượng tiếp thu kiến thức không bị chênh lệch nhau Giáo viên cần quan tâm chú ý đến trẻ nắm kiến thức chậm hơn Giao bài tập cần phù hợp với đối tượng học sinh
Kết luận chương II: Qua quá trình nghiên cứu nhiệm vụ và một số nội dung
của đề tài, tôi cũng nhận thấy rõ hơn vai trò của môn toán đối với học sinh lớp 1 nói riêng, học sinh tiểu học nói chung Góp phần phát triển tư duy cho học sinh
II.3 Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.3.1 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 12- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp luyện tập thực hành
II.3.2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn
II.3.2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường Tiểu học … là một trường nằm giữa trung tâm , là ngôi trường
có bề dày thành tích, đội ngũ giáo viên có bề dày kinh nghiệm giảng dạy Là trường đầu tiên trong huyện (bậc Tiểu học) đạt trường chuẩn Quốc gia giai doạn 1, chuẩn
bị công nhận giai đoạn 2 Được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ Luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành Năm học 2007 - 2008 nhà trường tiếp tục đầu tư vào các phong trào, tập trung xây dựng mũi nhọn, xây dựng nề nếp trong giáo viên và học sinh Làm đề án xây dựng trường trọng điểm, chuẩn bị đón nhận huân chương lao động hạng ba
Ngoài sự quan tâm của các cấp các ngành còn có sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh luôn luôn động viên các phong trào của nhà trường từng bước đi lên
Học sinh của trường hầu hết các em đều ngoan, rất thích tham gia vào các hoạt động học tập có tính chất động, sôi nổi có nhiều người tham gia
Một số em được cha mẹ quan tâm nhưng cũng chỉ có một phần nhỏ, tỉ lệ em
có cha mẹ tham gia các đoàn thể xã hội chiếm một phần rất nhỏ, phần nhiều cha mẹ các em làm nội trợ Chính vì vậy mà việc học ở nhà của các em không ai giám sát
và kèm cặp một cách khoa học, một số em còn thiếu đồ dùng học tập như: Thước
kẻ, bút chì Điều này không nhỏ ảnh hưởng đến tình hình học tập của học sinh
II.3.2.2 Thực trạng - đánh giá thực trạng
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã tiến hành dự giờ, thăm lớp, kiểm tra chất lượng bộ môn - phân loại - tìm hiểu nguyên nhân những điểm yếu và các mặt
Trang 13còn hạn chế trong khối lớp 1 Cần nâng cao chất lượng môn toán vì có nhiều nguyên nhân: Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, hoạt động tư duy có những nét riêng với từng em, việc lĩnh hội kiến thức trước đó không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học tập còn nhiều thiếu sót, sức khoẻ chưa tốt và đời sồng vật chất còn nhiều khó khăn, học tập ở nhà không được chú ý
Về phía giáo viên: Nhịp độ giảng dạy quá nhanh, phương pháp giảng dạy chưa hợp
lý, tinh thần trách nhiệm của giáo viên với việc học tập của học sinh chưa đầy đủ
Những nguyên nhân trên tác động tổng hợp làm cho hứng thú học kém, học sinh thiếu tự tin, không cố gắng vươn lên, kết quả học tập không ổn định
Biết được các nguyên nhân đó trước thực trạng đặt ra đòi hỏi người giáo viên phải tự xem xét qúa trình giảng dạy của mình cũng như thường xuyên theo dõi học sinh Muốn vậy người giáo viên phải tự đặt câu hỏi cho chính bản thân mình, phải tìm hiểu nguyên nhân đó là do đâu
Đây là việc làm vô cùng khó khăn, khó khăn hơn nữa là việc tìm hiểu xem nên áp dụng biện pháp sao cho phù hợp nhất ( Do đó cần áp dụng hài hoà các phương pháp giảng dạy và giáo dục)
Từ khi triển khai chương trình thay sách, trường chúng tôi luôn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn , dự giờ thăm lớp, đánh giá chất lượng tất cả các môn
để xây dựng các tiết mẫu Sau đó nhận xét bổ xung rút kinh nghiệm về các phần đã làm được và phần nào còn hạn chế để rút ra cách dạy tốt nhất giúp học sinh học tốt môn toán
II.3.2.3 Đề xuất biện pháp:
Ở tiểu học các yếu tố hình học là một bộ phận gắn bó mật thiết với các kiến thức số học, các yếu tố đại số, đo lường và giải toán, tạo thành môn toán thống
Trang 14nhất Việc dạy các yếu tố hình học hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác, mục đích nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về hình học của các vật trong
không gian khi tiếp xúc với những "Tình huống toán học" trong cuộc sống thường
ngày
Xuất phát từ nội dung, yêu cầu, chương trình cũng như thực tế dạy và học các yếu tố hình học của địa phương Qua dự giờ cũng như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp và để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toán học, tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp cụ thể sau:
* Đề xuất thứ nhất:
- Dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 1 trên cơ sở kết hợp chặt chẽ quá trình hình thành biểu tượng với quá trình tri giác dẫn tới khái niệm, hình ảnh chung của biểu tượng
- Học sinh lớp 1 nhận biết các đối tượng hình học thông qua việc mô tả đặc điểm của chúng chứ chưa phải là các định nghĩa, khái niệm chính xác
- Học sinh phải dẫn dắt nắm được các dấu hiệu không bản chất, phân biệt được các đối tượng hình học dựa trên mô tả
Để đạt được mục đích đó, học sinh không chỉ nghe giáo viên mô tả, không chỉ nhìn hình vẽ và mô hình hình học mà điều quan trọng hơn nhiều là mỗi học sinh phải hoạt động, tự mình tham gia vào quá trình tạo ra các biểu tượng đó
Nói cách khác, mỗi học sinh phải sử dụng được các kỹ năng nhận dạng, đo đạc, vẽ hình, ghép, tính toán Để tạo dựng các biểu tượng hình học một cách chủ động và đúng đắn Chỉ có như vậy mỗi học sinh mới thực sự có được các biểu tượng hình học đúng đắn, làm chỗ dựa cho việc nhận thức định nghĩa khái niệm sau này Nhưng chính trong quá trình tiến hành các hoạt động đó thì các thao tác tư