1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án âm nhạc lớp 3 trọn bộ

59 840 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Biết kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn.. Bài mới Hoạt độn

Trang 1

TIẾT 1

Ôn bài hát: Quốc ca Việt Nam

Nhịp đi - Hùng mạnh Nhạc và lời: VĂN CAO

Trang 2

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và lời1

- Giáo dục HS ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát

- Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca, bảng phụ chép sẵn lời ca 1

- Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ lễ chào cờ,

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức : Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn

2 Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là tiết đầu tiên của năm học, có thể cho HS hát

ôn một vài bài hát đã học ở lớp 2 nhằm tạo không khí vui vẻ cho tiết học

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn bài hát Quốc ca (lời 1)

- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Quốc ca trước đây là bài Tiến quân ca viết vào năm

1944 của nhạc sĩ Văn Cao với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước Quốc ca được hát khi làm lễ chào cờ Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì

- Cho HS xem hình ảnh lá cờ Việt Nam và lễ chào cờ

- Cho HS nghe băng bài Quốc ca (hoặc GV hát mẫu thật chuẩn xác)

- Giải thích những từ khó trong bài để HS có thể hiểu được nội dung lời ca

- Các tổ, nhóm, cá nhân luyện tập

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

- Đặt một số câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời:

* Bài Quốc ca được hát khi nào?

* Ai là tác giả bài hát Quốc ca?

* Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?

Nhận xét HS trả lời, sau đó nêu lại yêu cầu khi chào cờ và hát Quốc ca để HS hiểu rõ và ghi nhớ.

4 Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc và thể hiện đúng yêu cầu bài học, thái độ đúng mực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở những tiết học sau

- Dặn HS về nhà ôn luyện lời 1 bài Quốc ca

* Lưu ý

- GV chú ý những tiếng ngân hoặc nghỉ đến 3 phách để hướng dẫn HS hát đúng

- Trong bài có hai câu hát giai điệu giống nhau chỉ khác ở hai tiếng cuối, GV hướng dẫn kĩ cho

HS, vì các em dễ nhầm lẫn chỗ này:

* Đường vinh quang xây xác quân thù

* Vì nhân dân chiến đấu không ngừng

- Tập xong lời 1, cho HS hát lại nhiều lần để nhớ lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát

Trang 3

TIẾT 2

Ôn bài hát: Quốc ca Việt Nam (lời 2)

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời lời 2

- Tập cho HS nghi thức chào cờ và hát Quốc ca

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác lời 2 và thể hiện tính hùng mạnh của bài hát

- Máy nghe, băng (đĩa) nhạc bài Quốc ca Việt Nam, bảng phụ chép sẵn lời ca 2

- Nhạc cụ quen dùng

- Tranh ảnh minh hoạ nghi lễ chào cờ

- Nắm nội dung lời 2 để giải thích cho HS ý nghĩa lời ca

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ:

- HS hát tập thể lời 1 của bài Quốc ca

- GV mời một nhóm khoảng 3 em lên hát trước lớp Nhận xét HS về phần hát và tư thế, thái độ của các em khi hát Quốc ca

3 Bài mới

Hoạt động 1: Ôn bài hát Quốc ca (lời 2)

- GV tóm tắt nội dung lời ca 2 cho HS hiểu: Trong những ngày trước Cách mạng tháng Tám (1945), nhân dân ta sống khổ cực dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến Lòng căm hờn đã thôi thúc nhân dân ta đoàn kết đứng lên đánh đuổi thực dân phong kiến, giành lại độc lập

tự do cho Tổ quốc

- Cho HS nghe băng bài Quốc ca (hoặc GV hát mẫu thật chuẩn xác lời 2)

- HS tập đọc lời 2 theo tiết tấu

- Giải thích những từ khó trong bài để HS có thể hiểu được nội dung lời ca (lầm than, gông xích, căm hờn)

- Với đối tượng HS khá, có thể GV đàn giai điệu cho HS hát thầm lời ca

- GV lưu ý những tiếng ngân (hoặc nghỉ) 3 phách và cao độ khác nhau của 2 tiếng cuối hai câu ( thù, ngừng) như ở lời 1 để hướng dẫn HS hát đúng

- HS hát lại nhiều lần để nhớ lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát

- Hát nối lời 1 và lời 2 của bài Quốc ca Sửa những chỗ HS hát chưa đúng yêu cầu Hát thể hiện tính chất hùng mạnh không hẳn là hát quá to mà cần hát có lực, nhấn phách mạnh trong từng câu hát thể hiện khí thế đoàn quân đang tiến bước

Hoạt động 2: Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca

- Hướng dẫn HS tư thế đứng chào cờ và hát Quốc ca: Đứng nghiêm trang, mắt hướng nhìn

về Quốc kì GV có thể mời một vài HS lên thực hiện tư thế mẫu

Trang 4

- Cho HS cả lớp tập đứng chào cờ và hát Quốc ca

- Nhận xét

4 Củng cố, dặn dò

- Một nhóm khoảng 4 em lên tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca trước lớp Mời 2 em nhận

xét các bạn của mình GV uốn nắn, sửa sai cho các em ( nếu có)

- GV nhận xét tiết học, khen những em có ý thức cố gắng học tập, thái độ đúng mực khi học hát và tập chào cờ đồng thời động viên, nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở những tiết học sau

- Dặn HS về nhà ôn luyện bài Quốc ca

Trang 5

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và lời 1

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát

- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 1

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh hoạ cho bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát khi chào cờ Cả lớp đứng lên hát ôn bài Quốc ca

với tư thế và thái độ nghiêm trang

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tậpbài hát Bài ca đi học (lời 1)

Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

* Kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca

Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh

x x x x x x x x x x

4 Củng cố, dặn dò

- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, cả lớp hát đồng thanh lời 1 theo hướng dẫn của GV

- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát Bài ca đi học

- GV nhận xét tiết học, khen những em thực hiện tốt theo yêu cầu của bài học Biết kết hợp

vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn

* Lưu ý

- Nhạc sĩ Phan Trần Bảng tốt nghiệp lớp Sư phạm âm nhạc đầu tiên của Bộ Giáo dục, ông đã viết nhiều ca

khúc hay cho trẻ em như: Trường em xinh, Vườn cam Bác Hồ, Cộc cách tùng cheng,

- Bài hát Bài ca đi học là một hành khúc vui tươi viết ở giọng Rê trưởng, mô tả cảnh học sinh đến trường

trong niềm hân hoan cùng bạn bè

- Bài hát có chung một âm hình tiết tấu

- Trong bài có hai câu hát 1 và 3 giai điệu giống nhau, câu 2 và 4 giai điệu khác ở phần cuối, GV có thể nhấn mạnh hoặc cho HS nhận xét nhằm phát huy khả năng của các em đối với bộ môn, giúp các em thuộc bài nhanh hơn.

Trang 6

TIẾT 4

Tập biểu diễn bài: Bài ca đi học

Nhạc và lời: Phan Trần Bảng

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời 2

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Tập biểu diễn bài hát

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát

- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 2

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ hoạ cho bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp: Cả lớp hát tập thể một bài để khởi động giọng

2 Kiểm tra bài cũ: HS nghe GV đàn một nét giai điệu của bài hát Bài ca đi học, nhắc lại tên

bài hát đã học ở tiết trước Cả lớp hát ôn lời 1 bài hát Bài ca đi học, hát kết hợp vỗ tay đệm theo

bài hát.GV nhận xét

3 Bài mới

Hoạt động 1: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca như tiết học trước Sử dụng nhạc cụ

gõ đệm: trống nhỏ, song loan, thanh phách)

- Chia lớp thành các tổ, nhóm hát và gõ đệm luân phiên

- GV hướng dẫn HS tập biểu diễn bài hát: 4 em hát, 3 em vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, 3 em vỗ tay hoặc

Đàn bướm phơi phới lướt trên cành hoa rung rinh

3.Hai tay đưa lên miệng giả động tác chim hót

Chào đón chúng em mau bước nhanh chân tới trường

Trang 7

Câu 2: Hai tay đưa lên ôm chéo trước ngực

Câu 3: Nắm tay bạn bên cạnh, nghiêng người nhẹ nhàng theo nhịp

Câu 4: Giữ nguyên động tác như ở lời 1

- GV cũng có thể gợi ý để HS tự nghĩ thêm những động tác nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của các

- Dặn HS về nhà ôn luyện bài hát Bài ca đi học

- HS biết hát theo giai điệu và lời ca

- HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

Trang 8

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác bài hát

- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh hoạ cho bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài đã học ở tiết trước

- Cả lớp đứng lên hát ôn bài hát Bài ca đi học, kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát

- Mời một nhóm HS lên trình bày bài hát Bài ca đi học (kết hợp gõ đệm và vận động phụ

hoạ theo bài hát)

- GV nhận xét

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đếm sao

- HS xem tranh minh hoạ kết hợp nghe hát mẫu (nghe băng hoặc GV hát)

GV lưu ý để hướng dẫn HS như sau: Mỗi tiếng trong lời ca là một phách, có những tiếng ngân 2 hoặc 3 phách Cụ thể:

Câu 1: Tiếng sáng, ông ngân 2 phách, tiếng sao ngân 3 phách

Câu 2: Tiếng sáng ngân 2 phách, tiếng vàng ngân 3 phách

Câu 3: Tiếng sao ngân 2 phách, tiếng sáng ngân 2 phách

Câu 4: Tiếng sao ngân 3 phách, tiếng trên ngân 2 phách, tiếng cao ngân 3 phách

- Dạy từng câu hát nối tiếp cho đến hết bài

- GV chú ý đếm phách ở những tiếng ngân 2, 3 phách (những tiếng có gạch chân trong bài) để giúp HS hát đúng và đều

- Tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để nhớ lời và thuộc giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát, sửa sai cho HS ( nếu có)

Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

* Kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (GV thực hiện mẫu):

Một ông sao sáng, hai ông sáng sao

- Các tổ, nhóm, cá nhân luyện tập luân phiên

- GV mời một vài tốp HS lên trình bày bài hát trước lớp ( hát kết hợp gõ đệm theo phách)

4 Củng cố, dặn dò

- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; cả lớp hát đồng thanh theo hướng dẫn của GV

Trang 9

- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết vận động phụ hoạ nhịp nhàng, nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong

tiết học cần cố gắng hơn Dặn HS về học thuộc bài hát Đếm sao

TIẾT 6

- Ôn tập bài hát: Đếm sao

- Trò chơi âm nhạc

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ

II CHUẨN BỊ

- Máy nghe, băng nhạc

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và có thể chuẩn bị một số mũ gắn hình ngôi sao để HS biểu diễn trên lớp

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đếm sao

- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát (nghe băng hoặc GV đàn giai điệu)

- Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Đồng ca, tốp ca, tam ca, song ca…kết hợp vỗ tay

- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 34 ( Sử dụng nhạc cụ gõ đệm như: trống nhỏ,

song loan, thanh phách)

Một ông sao sáng, hai ông sáng sao

x x x x

Ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng

x x x x

Trang 10

Bốn ông sáng sao, kìa năm ông sao sáng

x x x x

Kìa sáu ông sáng sao trên trời cao

x x x x

- GV h ướng dẫn HS hát nhấn vào phách mạnh ( những tiếng có đánh dấu x và gạch chân)

- Mời từng nhóm, dãy biểu diễn hát kết hợp gõ đệm theo bài hát

Cuối câu hát hai tay đưa vòng chéo qua trước mặt lên cao rồi từ từ hạ xuống

- Luyện tập các động tác trên luân phiên theo tổ, nhóm Có thể cho một dãy hát và dãy còn lại tập vận động phụ hoạ

- GV khuyến khích HS tự sáng tạo thêm các động tác mới sao cho phù hợp với nội dung lời ca Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân nhằm tạo không khí vui, sôi nởi trong lớp học

Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc

*Trò chơi: Nói theo tiết tấu

GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 10 ông sao theo tiết tấu sau:

Một ông sao sáng, hai ông sáng sao

Ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao

………

Chín ông sao sáng, mười ông sáng sao

* Trò chơi: Hát theo các nguyên âm

- GV hướng dẫn HS hát bằng các nguyên âm theo giai điệu của bài Đếm sao GV dùng kí hiệu bằng thế tay để thể hiện các nguyên âm Ví dụ: nguyên âm i – giơ một ngón trỏ; nguyên âm a – dùng hai ngón trỏ và giữa chúc ngược xuống,

- Lúc đầu cho cả lớp hát đồng thanh lời ca, sau đó GV có thể chỉ định từng nhóm, dãy thực hiện hát bằng các nguyên âm theo hiệu lệnh của mình, hoặc thay đổi hình thức mỗi dãy đảm nhận một

Trang 11

nguyên âm, khi GV thể hiện kí hiệu nguyên âm nào thì dãy đó sẽ hát bằng nguyên âm đó cho đến khi GV thể hiện kí hiệu nguyên âm khác,

- Trước khi thực hiện trò chơi, GV nên cho HS tập nhận biết nhanh các nguyên âm để thực hiện tốt trò chơi này

- Dặn HS về học thuộc bài hát Đếm sao

- HS biết bài Gà gáy là bài hát dân ca

- Biết hát theo giai điệu và lời ca

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, linh hoạt trong bài hát

Trang 12

- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh hoạ cho bài hát (cảnh nhà sàn, núi cao, gà gáy, )

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ:

- HS nghe GV đàn một nét giai điệu, nhắc lại tên bài hát được học ở tiết trước

- Cả lớp hát ôn bài Đếm sao, kết hợp vỗ tay hoặc vận động phụ hoạ nhịp nhàng

- GV gọi một vài HS thể hiện lại bài hát và nhận xét

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Gà gáy

- HS xem tranh minh hoạ kết hợp nghe hát mẫu (nghe băng hoặc nghe GV hát)

- Chia bài hát thành 4 câu, chú ý hướng dẫn HS lấy hơi ở mỗi câu hát vì mỗi câu hát khá dài, đặc biệt ở

câu 3 nên lấy hơi 2 lần (ở đầu câu và sau tiếng rồi)

- Tập xong bài hát, cho HS ôn lại nhiều lần để thuộc lời và nhớ giai điệu Chú ý các tiếng “ ai ơi” ở cuối

mỗi câu hát GV hướng dẫn HS hát cho đúng ( cuối câu 1: ngân dài 2 phách, nghỉ 1 phách ở cuối câu 2, 3

và 4)

Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

* Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, (GV thực hiện mẫu):

Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi!

- HS nhắc lại tên bài hát vừa học Cả lớp hát lại đồng thanh bài hát theo hướng dẫn của GV

- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài học, đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn

- Dặn HS về nhà học thuộc bài hát Gà gáy

Trang 13

TIẾT 8

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- HS hát theo giai điệu và đúng lời ca

- HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ và biểu diễn bài hát

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát

- Máy nghe, băng nhạc

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ hoạ cho bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp: Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn

2 Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Gà gáy

- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của dân tộc nào?

- HS nghe GV đàn và hát thầm bài hát Gà gáy một lượt, sau đó hướng dẫn HS ôn tập bài hát

- HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá, nhận xét HS

Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi!

x x x x

2.Thực hiện như động tác tr ên

Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi!

- GV hướng dẫn từng động tác, sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài l ượt cho thuần thục

- Mời một vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trước lớp ( hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và vận động phụ hoạ)

- Khuyến khích các tổ, nhóm sáng tạo thêm động tác phụ hoạ mới GV xếp loại thi đua để gây không khí hào hứng học tập cho HS

4 Củng cố, dặn dò

- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, cả lớp hát đồng thanh bài hát Gà gáy theo hướng dẫn của

GV

Trang 14

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- HS tham gia tập biểu diễn bài hát

II CHUẨN BỊ

- Máy nghe, băng nhạc

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh hoạ cho các bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập các bài hát

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bài ca đi học

- Hỏi HS bài hát nào thể hiện niềm hân hoan khi được đến trường của các bạn nhỏ? Tác giả bài hát tên gì?

- Cho cả lớp ôn hát lại bài hát, GV mở băng hoặc đệm đàn

- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca

- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo bài hát

- Mời từng nhóm, dãy hoặc cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ nhịp nhàng

- Nhận xét

Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Đếm sao

- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát ( nghe băng hoặc GV đàn giai điệu) Hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả

- Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát nối tiếp, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp 3/4

- Trò chơi kết hợp bài hát:

Trước hết, GV cho HS luyện tập đếm phách của nhịp 3/4: 1-2-3, 1-2-3, liên tục và đều đặn Khi đếm 1, các em tự vỗ tay một cái; khi đếm 2-3, các em đưa tay phải ra trước như đang chạm vào bàn tay của bạn đối diện mình 2 cái Đếm 1, lại tiếp tục vỗ tay mình, 2-3 thì đổi sang tay trái Cứ thế, GV tập cho HS thuần thục thao tác vỗ tay và đổi bên

Vào trò chơi, từng đôi bạn quay mặt đối diện nhau, cả lớp cùng đếm đồng thanh và kết hợp vỗ tay như đã hướng dẫn (khi đếm 2-3, các em vỗ vào tay của bạn đối diện mình – tay phải cùng thực hiện trước rồi đến tay trái sau, )

Trang 15

Lúc đầu chưa quen, có thể chia lớp thành 2 dãy, một bên hát, một bên vừa đếm vừa vỗ, rồi đổi bên Khi đã quen cách chơi, cả lớp vừa hát kết hợp vỗ tay như đã hướng dẫn Chú ý khi hát kết hợp trò chơi phải biết vỗ vào đúng phách mạnh, nhẹ của nhịp 3/4 (phách mạnh tự vỗ vào tay mình, 2 phách nhẹ vỗ vào tay bạn)

Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Gà gáy

- Cho HS xem tranh kết hợp nghe giai điệu để nhận biết tên bài hát, xuất xứ

- Hướng dẫn HS ôn hát theo hình thức hát nối tiếp lần lượt từng nhóm, dãy

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp của bài hát

- Cho cả lớp đứng lên hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát một cách nhịp nhàng, linh hoạt

4 Củng cố, dặn dò

- HS nhắc lại tên các bài hát vừa được ôn, tác giả

- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái vui tươi trong từng bài hát, biết gõ đệm theo bài hát, thể hiện các động tác vận động phụ hoạ nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát cũng như trong hoạt động trò chơi, đồng thời nhắc nhở những

em chưa thật tích cực trong các hoạt động của tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau

- Dặn HS về học thuộc các bài hát đã được ôn ở tiết học này

Trang 16

- HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi của bài hát

- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Cho HS nghe giai điệu một trong các bài hát đã ôn ở tiết học trước HS

nhắc tên bài hát, tác giả và hát ôn lại bài hát đồng thanh theo hướng dẫn của GV để kết hợp khởi động giọng

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết

- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu)

- Cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát GV giữ nhịp đều cho

HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng)

Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng mình (GV làm

mẫu):

Lớp chúng mình rất rất vui, anh em ta chan hoà tình thân…

x x x x

- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca:

Lớp chúng mình rất rất vui, anh em ta chan hoà tình thân…

Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát Lớp chúng ta đoàn kết

* Lưu ý

- Nhạc sĩ Mộng Lân có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc thiếu nhi nước ta Ông đã viết

nhiều ca khúc hay cho trẻ em như: Em là mầm non của Đảng, Quê em bừng sáng, Nguyễn Bá Ngọc, Tấm ảnh Bác Hồ, Tiếng hát ngày hè, Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết là một bài hát

vui, sôi nổi, gồm 4 câu hát có chung một âm hình tiết tấu:

- Hướng dẫn HS hát nhấn vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu

- Chú ý ở câu cuối "Quyết kết đoàn, giữ vững bền, giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan” có những tiếng cao độ khó hát, GV cần hướng dẫn để giúp HS hát đúng câu hát này

Trang 17

TIẾT 11

Nhạc và lời: MỘNG LÂN

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca

- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo bài hát

- Nhắc nhở HS ý thức đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

II CHUẨN BỊ

- Máy nghe, băng nhạc

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và ôn lại bài hát Hoa lá mùa xuân đã học ở lớp 2

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết

- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, tác giả?

- Cho HS nghe lại băng bài hát Lớp chúng ta đoàn kết

- Hướng dẫn HS ôn hát, thể hiện sắc thái vui tươi sôi nổi

- Hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp và tiết tấu lời ca của bài hát Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu

- Cả lớp thực hiện một vài lượt

- Các tổ, nhóm, cá nhân luân phiên luyện tập

Trang 18

thời nhún nghiêng mình theo nhịp 2

Quyết kết đoàn giữ vững bền giúp đỡ nhau xứng đáng

trò ngoan

x x x x

4.Vỗ tay thấp ngang vai và nghiêng đầu

về 2 phía phải, trái theo nhịp 2

- GV hướng dẫn HS thực hiện từng động tác, sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài lượt cho thuần thục

- Mời một vài nhóm lên biểu diễn trước lớp ( hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và vận động phụ hoạ)

- Khuyến khích các tổ, nhóm sáng tạo thêm động tác phụ hoạ mới GV xếp loại thi đua để gây không khí hào hứng học tập cho HS

Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát

-Mời từng nhóm, dãy hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp với hình thức hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo bài hát

- GV đàn hoặc bắt nhịp cho 6 em tham gia hát, 3 em gõ đệm theo nhịp bằng thanh phách, 3 em gõ đệm theo phách bằng song loan hoặc trống nhỏ

Có thể cho các em xếp hàng biểu diễn theo đội hình: 6 - 3 – 3:

- Dặn HS về ôn luyện bài hát Lớp chúng ta đoàn kết

Trang 19

TIẾT 12

Con chim non

Vừa phải - nhịp nhàng Dân ca Pháp

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Giáo dục cho các em HS lòng yêu thích làn điệu dân ca

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng của bài hát

- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: HS hát tập thể bài hát Lớp chúng ta đoàn kết theo hướng dẫn của GV để

khởi động giọng

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non

- Cho HS xem tranh ảnh minh hoạ về nước Pháp, vị trí nước Pháp trên bản đồ thế giới

- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc nghe GV hát)

- Cả lớp hát tập thể, chú ý nhấn vào những tiếng thuộc phách mạnh trong bài:

Trang 20

Bình minh lên có con chim non

Hoà tiếng hót véo von Hoà tiếng hót véo von

Giọng hót vui say sưa

- Cho HS ôn hát lại nhiều lần,GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng)

- Các tổ, nhóm hát luân phiên

Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- GV ghi số phách 1 – 2 – 3, 1 – 2 – 3, lên bảng và hướng dẫn HS tập đếm đều đặn, nhịp nhàng

- HS vừa đếm vừa kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm vào các phách mạnh của nhịp Cụ thể:

* Phách 1( là phách mạnh) thì gõ đệm 1 tiếng

* Phách 2 và 3 (là hai phách nhẹ) thì mở tay ra

Hướng dẫn HS thực hiện đều đặn và nhịp nhàng

- Chia HS thành 2 nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo nhịp, sau đó đổi ngược lại

- Chú ý tiếng Bình đầu tiên là phách nhẹ (phách 3), tiếng minh tiếp theo mới là phách mạnh để hướng

dẫn HS không vỗ tay hoặc gõ đệm nhầm

- Hướng dẫn trò chơi: Vỗ đệm theo nhịp

-GV thực hiện mẫu

+ Phách 1: Vỗ hai tay xuống bàn

+ Phách 2 và 3: Vỗ hai tay vào nhau

Nhắc nhở HS không vỗ tay quá mạnh xuống mặt bàn gây ảnh huởng đến lớp những bên cạnh và cố gắng thể hiện nhịp nhàng theo đúng tính chất của nhịp 34

Trang 21

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của bài hát

- HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát

II CHUẨN BỊ

- Máy nghe, băng nhạc

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ hoạ cho bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non

- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của nước nào?

- Cho HS nghe lại băng bài hát Con chim non, sau đó hướng dẫn HS ôn hát và thể hiện tính chất nhịp

nhàng trong sáng

- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp 3: Phách mạnh vỗ tay xuống bàn, hai phách nhẹ vỗ tay vào nhau

- Hướng dẫn HS sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp của bài hát

Bình minh lên có con chim non

x x Hoà tiếng hót véo von Hoà tiếng hót véo von Giọng hót vui say sưa …

4.Hai tay đưa lên ôm chéo trước ngực

- GV hướng dẫn từng động tác; sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục các động tác

- Mời HS lên biểu diễn trước lớp ( kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động phụ hoạ theo bài hát) GV có thể chọn 3 em hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, 4 em múa phụ hoạ và sắp xếp đội hình 4-2-2 như gợi ý sau:

Trang 22

- Cả lớp hát đồng thanh bài hát Con chim non theo hướng dẫn của GV trước khi kết thúc tiết học

- GV nhận xét tiết học, khen những em có thái độ tích cực khi học hát; nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau

- Dặn HS về nhà ôn luyện bài hát Con chim non

TIẾT 14

Ôn t ập bài hát Ngày mùa vui

Ngày mùa vui

Dân ca Thái Rộn ràng - Vui - Hơi nhanh Lời mới: HOÀNG LÂN

Trang 23

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và lời ca 1 của bài hát

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng

- Tranh ảnh minh hoạ phong cảnh miền Tây Bắc hoặc cảnh sinh hoạt của đồng bào Thái

- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Ngày mùa vui

- GV Giới thiệu miền Tây Bắc trên bản đồ Việt Nam và tranh ảnh sinh hoạt, trang phục của đồng bào Thái

- HS nghe băng hát mẫu (hoặc nghe GV hát)

- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách ( GV thực hiện mẫu):

Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

x x xx x x xx

- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp (GV thực hiện mẫu):

Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

x x x x

- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca:

Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

x x x x x x x x x x

4 Củng cố, dặn dò

- HS nhắc lại nội dung bài học

- Cả lớp hát đồng thanh bài hát, GV đệm đàn cho HS hát kết hợp một trong các kiểu gõ đệm)

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà luyện tập lời 1 bài hát Ngày mùa vui kết hợp với 3 kiểu vỗ tay( gõ đệm)

Trang 24

TIẾT 15

- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời 2

- HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát

II CHUẨN BỊ

- Hát chuẩn xác lời 2 bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng

- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời 2

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ hoạ cho bài hát

- Tranh ảnh minh hoạ một vài nhạc cụ dân tộc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Ngày mùa vui

- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của dân tộc nào?

- Cho HS nghe lại băng bài hát Ngày mùa vui, sau đó hướng dẫn HS ôn hát lại lời 1 với sắc thái

vui tươi

- Ôn tiếp lời 2 của bài hát trên cơ sở HS đã nắm được giai điệu, tiết tấu của lời 1

- Hướng dẫn HS ôn hát cả hai lời kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca của bài hát Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu

Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ

- GV hướng dẫn HS thực hiện động tác theo gợi ý sau:

( Có thể áp dụng cho cả lời 1 và lời 2 của bài hát)

Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

x x xx x x xx

1.Vỗ tay sang 2 phía trái, phải theo phách

Nô nức trên đường vui thay bõ công bao ngày mong chờ

Trang 25

- GV mở băng (đĩa) bài hát Ngày mùa vui cho cả lớp tập vận động phụ hoạ,

- GV sửa sai cho HS ( nếu có)

- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trên lớp (vừa hát kết hợp vận động phụ hoạ)

Hoạt động 3: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc ( đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh)

- GV treo tranh minh hoạ hình ảnh của các nhạc cụ và lần lượt giới thiệu tên và tính năng từng nhạc cụ (chỉ nêu tóm tắt):

* Đàn bầu: Còn gọi là đàn độc huyền (độc là một, huyền là dây), cấu trúc rất đơn giản nhưng khả năng diễn cảm

của đàn rất phong phú Đàn bầu thường dùng để độc tấu, hoà tấu với các nhạc cụ dân tộc khác hoặc đệm cho hát,

* Đàn nguyệt: Còn gọi là đàn kìm, có hai dây, vì mặt bầu vang của nhạc cụ này có hình tròn như mặt

trăng nên gọi là đàn nguyệt Đàn nguyệt được dùng trong dàn nhạc dân tộc để độc tấu, hoà tấu hoặc đệm cho hát,

* Đàn tranh: Còn gọi là đàn thập lục (gồm 16 dây) có hình hộp dài, âm thanh trong trẻo, sáng sủa, có khả

năng diễn cảm phong phú (như mô phỏng tiếng suối chảy, tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi, ) Đàn dùng để độc tấu, song tấu, đệm cho hát, thường nữ dùng là chính

- Nếu có thể cho HS nghe qua âm thanh từng nhạc cụ để giúp HS cảm nhận tốt hơn về âm sắc cũng như khả năng diễn cảm của các nhạc cụ dân tộc (cho HS nghe băng nếu không có nhạc cụ trực quan)

- Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc

- Ôn t ập tên nốt nhạc qua trò chơi

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- HS biết được nội dung câu chuyện Cá heo với âm nhạc

- HS biết tên các nốt nhạc thông qua trò chơi

II CHUẨN BỊ

- Đọc kĩ câu chuyện Cá heo với âm nhạc trong SGV

- Các bìa cứng ghi tên từng nốt nhạc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS ôn hát bài Ngày mùa vui kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp, phách

- GV nhận xét

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc

- GV đọc câu chuyện Cá heo với âm nhạc một lượt cho HS nghe

Trang 26

- Đặt một vài câu hỏi sau khi đã đọc xong để xem HS có nắm được nội dung câu chuyện không?

Ví dụ:

+ Lúc đầu, người ta dùng cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả như thế nào?

+ Sau đó, có một thủy thủ đã nghĩ ra cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả có cứu được không? Vì sao?

- Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn tác động tới một số loài vật nữa

- Hướng dẫn HS ôn hát 1, 2 bài hát trước khi sang hoạt động 2

Hoạt động 2: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi

- Trong âm nhạc, để phân biệt độ cao thấp của âm thanh, người ta dùng 7 nốt nhạc có tên gọi thứ tự từ thấp đến cao là: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si

- GV cho HS đọc thuộc tên các nốt nhạc viết trên bảng theo thứ tự trước khi thực hiện trò chơi

* Trò chơi thứ nhất: Bảy anh em

GV chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự từ Đô đến Si

- Khi GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói "có" và nói tiếp "Tên tôi là " và giơ tay lên cao

Ai nói không đúng tên mình coi như thua cuộc GV gọi tên nhanh, HS cũng phải trả lời nhanh và chính xác tên mình

- Cũng có thể cho 7 em, mỗi em cầm một bìa cứng có tên một nốt nhạc Khi GV gọi tên nốt nào, em cầm bìa có tên nốt đó nhanh chóng chạy đến vị trí mà GV yêu cầu Ngay sau đó, các em cầm bìa có các nốt còn lại phải tự động đứng thành một hàng đúng theo thứ tự tên 7 nốt nhạc Nếu em nào đứng không đúng thứ tự xem như thua cuộc Trước khi chơi, GV cần quy định vị trí đứng của HS từ nốt Đô đến nốt Si theo hàng dọc hay hàng ngang, từ trái sang phải hay ngược lại,

* Trò chơi thứ hai: Khuông nhạc bàn tay

Trước hết, GV giới thiệu bàn tay tượng trưng cho khuông nhạc GV giơ bàn tay trái đặt nằm ngang, lòng bàn tay về phía HS và giới thiệu cho HS 5 ngón tay tượng trưng cho 5 dòng kẻ của khuông nhạc Ngón út nằm dưới cùng là dòng 1, ngón áp út là dòng 2, giữa 2 ngón (2 dòng) tạo thành khe 1; lần lượt cho HS tập nhận biết thứ tự dòng và khe trên khuông nhạc bàn tay (gồm 5 dòng và 4 khe)

- Các nốt nhạc được đặt trên khuông nhạc bàn tay như sau:

+ Dùng ngón trỏ bàn tay phải đặt song song phía dưới ngón tay út (tượng trưng cho dòng kẻ phụ) gọi là nốt Đô

+ Dùng ngón trỏ đặt sát dưới ngón út tay trái là nốt Rê

+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón út tay trái (dòng 1) là nốt Mi

+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào khoảng trống giữa ngón út và ngón áp út tay trái (tượng trưng cho khe 1) là nốt Pha

+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón áp út tay trái (dòng 2) là nốt Son

Trong tiết này GV chỉ giới thiệu cho HS vị trí 5 nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son trên "khuông nhạc bàn

tay", chưa học hai nốt La – Si

- Sau khi HS nắm được vị trí các nốt đã học, GV tiến hành cho HS tập nhận biết từ chậm đến nhanh dần các nốt trên "khuông nhạc bàn tay" Nếu cá nhân, dãy nào nói chưa đúng tên nốt mà GV chỉ định xem như thua cuộc

4 Củng cố, dặn dò

- HS về nhà đọc lại câu chuyện Cá heo với âm nhạc

- GV cho HS nói đồng thanh tên gọi theo thứ tự của 7 nốt nhạc (từ Đô đến Si và nói ngược lại)

GV nhận xét tiết học, khen những HS tham gia tốt hoạt động trong tiết học với thái độ tích cực đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở những tiết học sau

- Dặn HS về ghi nhớ vị trí các nốt nhạc đã học trên "khuông nhạc bàn tay"

Trang 27

- Máy nghe, băng nhạc

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh hoạ cho các bài hát

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp: Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn

2 Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên 7 nốt nhạc thông qua trò chơi Khuông nhạc bàn tay

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn t ập bài hát Mèo đi câu cá

- Hát mẫu hoặc cho HS nghe băng

- Cả lớp hát đồng thanh 2 đến 3 lượt

- Cho HS luyện hát theo nhóm, dãy, cá nhân

- HS hát luân phiên, đối đáp

Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca:

Meo meo meo có hai chú mèo

x x x x x x x

4 Củng cố, dặn dò

- HS nhắc lại tên bài, tên tác giả của bài hát

- GV nhận xét tiết học, khen những em HS thực hiện tốt yêu cầu bài học

- Dặn HS về học thuộc bài hát vừa tập ở tiết học này

Trang 28

TIẾT 18 TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Giúp HS ôn và nhớ lại một vài bài hát đã học trong học kì I và tập biểu diễn các bài hát đó

II CHUẨN BỊ

- Máy nghe, băng nhạc

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ, )

- Tranh ảnh minh hoạ bài hát đã học ở học kì I

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong khi cho HS ôn tập và tập biểu diễn các bài hát

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát Lớp chúng ta đoàn kết

- Cho HS nghe giai điệu, yêu cầu HS nhắc tên bài hát, tác giả

- Cho cả lớp ôn hát lại bài hát, GV mở băng hoặc đệm đàn

- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo bài hát (vỗ tay kết hợp nhún chân sang trái, sang phải đều đặn theo nhịp)

- Mời từng nhóm HS lên tham gia biểu diễn bài hát trước lớp.(chọn 5 em hát,3 em gõ đệm)

- Mời một số em HS có năng khiếu lên biểu diễn.( hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ)

- GV Nhận xét

Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát Con chim non

- Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát nối tiếp, kết hợp

vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp

- Chia lớp thành hai dãy (2 nhóm), một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp và đổi ngược lại

- Mời cá nhân thực hiện tốt lên đánh nhịp cho cả lớp cùng hát

Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát Ngày mùa vui

- Cho HS xem tranh kết hợp nghe gõ tiết tấu một câu hát trong bài, hỏi HS nhận biết tên bài hát

- Hướng dẫn HS ôn hát theo hình thức hát nối tiếp lần lượt từng nhóm, dãy

- Hướng dẫn HS biểu diễn bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách GV mời một nhóm HS khoảng 10 em Trong đó: 2 em hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, 2 em hát kết hợp gõ đệm theo phách, 4 em vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo bài hát Có thể xếp thành đội hình 4-2-2 theo gợi ý sau:

X X X X

4 Củng cố, dặn dò: Cuối tiết học, GV biểu dương, khen ngợi những em đã hoàn thành và hoàn

thành tốt các bài học ở học kì I

Trang 29

TIẾT 19

Ôn tập bài hát Em yêu trường em

Nhịp nhàng - Nhanh vui Nhạc và lời : HOÀNG VÂN

Ngày đăng: 28/12/2016, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w