1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TOÀN cầu hóa KINH tế cơ hội, THÁCH THỨC và một số GIẢI PHÁP hội NHẬP KINH tế QUỐC tế của VIỆT NAM HIỆN NAY

32 443 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 495 KB

Nội dung

Toàn cầu hoá là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị xã hội thế nào.

Trang 1

TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ - CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY

Toàn cầu hoá là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại Ngày nay,toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng pháttriển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô vàtrình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triểnkinh tế trí thức, nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Vì vậy, việc nhìn nhận một cách khách quan về thời cơ, thách thức do toàn cầu hóakinh tế mang lại là rất cần thiết Đặc biệt, việc đẩy mạnh tham gia hội nhập vàonền kinh tế khu vực và thế giới là một nội dung khía cạnh quan trọng

I TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ - XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ

1 Toàn cầu hóa kinh tế

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa Theo định nghĩa

của ủy ban Châu Âu năm 1997: “Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó thị trờng và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau” Hay một định nghĩa khác lại cho rằng: “Toàn cầu hóa kinh tế phản ánh một mức độ phụ thuộc lẫn nhau toàn diện hơn so với quá khứ, cho thấy một sự khác biệt với thuật ngữ “quốc tế hóa” Nó ngụ ý tầm quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới của quốc gia và sự tăng cường những đặc tính lan tỏa ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước, hoặc một khu vực nhất định…”

Tuy nhiên, tại hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế - những vấn đề lý luận vàthực tiễn diễn ra tại Hà nội vào ngày 11/03/2004 thì các đại biểu đã đồng thuận ý

Trang 2

kiến với một khái niệm mới được tập hợp từ các khái niệm khác nhau về toàn cầuhóa như sau :

“Toàn cầu hóa về kinh tế là một quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới một quốc gia, hư- ớng tới phạm vi toàn cầu, trong đó, hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động… vận động thông thoáng Mối quan hệ giữa các quốc gia và khu vực được vận hành theo “luật chơi” chung được xác lập giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế;

sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính xã hội hóa của sản xuất ngày càng tăng, các nền kinh tế ngày càng có mối quan hệ mật thiết với nhau và tùy thuộc lẫn nhau”

2 Cơ sở lí luận và thực tiễn của toàn cầu hóa

a Cơ sở lí luận của toàn cầu hóa

Cơ sở lí luận quan trọng nhất của quá trình toàn cầu hóa là xuất phát từ lýthuyết về lợi thế so sánh do Adam Smith nêu ra năm 1776 và sau này DavidRicardo (1817) đã bổ sung thêm Trong lý thuyết so sánh này có 4 điểm quantrọng:

Thứ nhất, thương mại tự do làm cho sản xuất có hiệu quả hơn, nghĩa là

thương mại tự do hướng các quốc gia và các doanh nghiệp vào lĩnh vực có hiệuquả nhất, rời bỏ các lĩnh vực kém hiệu quả hơn theo các nguyên tắc của thị trường.Các quốc gia và doanh nghiệp sẽ căn cứ vào các tín hiệu của thị trường (giá cả, tỷgiá, lãi suất…), vào các nguồn lực phát triển của mình để lựa chọn các lĩnh vựckinh doanh có hiệu quả nhất

Thứ hai, thương mại tự do làm cho tiêu dùng có hiệu quả hơn, do không có

hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nên giá cả các hàng hóa và dịch vụ sẽ rẻ hơn,sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng cao hơn và mua bán thuận tiện hơn

Thứ ba, thương mại tự do làm cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn, gia tăng động lực

tăng trưởng của kinh tế thị trường

Trang 3

Thứ tư, thương mại tự do thúc đẩy quá trình đổi mới toàn diện ở các quốc gia

và công ty tham gia, vì nếu không đổi mới toàn diện các quốc gia và công ty sẽ rơivào tình thế không có lợi, sẽ bị thua thiệt và tụt hậu

Mọi quốc gia và công ty tham gia vào toàn cầu hóa đều chịu tác động theobốn hướng trên Nếu thích ứng được, có nghĩa là việc sản xuất, kinh doanh, tiêudùng có hiệu quả hơn, thực hiện đổi mới và thích ứng được với cạnh tranh quốc tế,các quốc gia và các công ty đó sẽ dành được những lợi ích to lớn Ngược lại,không thích ứng đợc, có nghĩa các quốc gia và công ty không đổi mới đủ mức làmcho sản xuất - kinh doanh của mình có hiệu quả hơn, không từ bỏ các ngành, lĩnhvực sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không giảm được hàng rào bảo hộ có hạicho người tiêu dùng trong nước… thì họ sẽ bị thua thiệt, tụt hậu

Cơ sở lí luận thứ hai, đó là những lý thuyết về kinh tế thị trường, trước hết lànhững nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường bao gồm: sự không phân biệt đối

xử về quyền kinh doanh đối với mọi công ty trong và ngoài nước, một đồng tiềnquốc gia chuyển đổi tự do, tự do hóa giá cả, lãi suất, tỷ giá, tự do hóa thươngmại… Đây chính là một nguồn lực phát triển cho mọi quốc gia

Đây là cơ sở lí luận rất cơ bản, vì các quan hệ kinh tế toàn cầu hiện nay vẫnphải tác động theo các nguyên tắc của thị trường Cho đến nay người ta chưa thấyxuất hiện những cơ sở cho một nền kinh tế toàn cầu không phải là thị trường Dovậy, tất cả các nền kinh tế chấp nhận tham gia toàn cầu hóa đều phải chấp nhận cácnguyên tắc của thị trường, đều phải tiến hành những cải cách, những chuyển đổitheo thị trường hóa Thực tế cũng cho thấy những nền kinh tế tham gia vào toàncầu hóa, nhưng đã tiến hành những cải cách thị trường nửa vời, đều đã không đạtđược những kết quả mong đợi, thậm chí còn chịu thua thiệt

Cơ sở lí luận thứ ba, đó là lý thuyết thể chế Lý thuyết thể chế đặc biệt là lýthuyết thể chế mới cho rằng hành vi của con người vì nhiều lí do mang tính hợp lý cógiới hạn và mang nhiều tính cơ hội, do vậy cần phải được hướng dẫn bởi các thế chếphù hợp với xu thế phát triển và chính các thể chế này là sự đảm bảo cho sự phát triển

và thịnh vượng của các quốc gia Trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế,

Trang 4

những thể chế này có năm hình thức: Thể chế tiền tệ; quan hệ lao động; quan hệ cạnhtranh; phương thức hội nhập quốc tế; bản chất và hình thức nhà nước

Các quốc gia khi tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc

tế đều phải thương lượng, ký các cam kết hội nhập khu vực hay toàn cầu Sau đónhững cam kết này phải được thể chế hóa thành luật pháp quốc gia, và phải tuânthủ các luật pháp đó Trên thực tế, đối với các nước đang phát triển, hệ thống luậtpháp chưa hoàn thiện, nhiều luật rất quan trọng của kinh tế thị trường cũng chưa

có Do vậy, những cam kết có tính thể chế này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới sự hoàn thiện thể chế thị trường, cũng như đối với sự phát triển của các quốcgia này

Với những căn cứ trên đây, toàn cầu hóa đang phát triển như một xu hướngtất yếu khách quan

b Cơ sở thực tiễn của toàn cầu hóa

Thứ nhất; một nền công nghệ toàn cầu đang xuất hiện

Nền công nghệ cơ khí về cơ bản vẫn là một nền công nghệ có tính quốc gia,

vì nó luôn phải lấy thị trường trong nước làm chính Một khi chi phí vận tải, liênlạc còn quá đắt đỏ, thì việc sản xuất, vận tải, tiêu thụ các hàng hóa ở thị trường bênngoài luôn có nhiều rủi ro bất trắc và có lợi thế so sánh hạn chế Giải pháp để giảmbớt những rủi ro bất trắc này và đảm bảo có lợi thế so sánh là những nước sản xuấthàng hóa phải xâm chiếm và phân chia thị trờng thế giới, thị trường của ai, kẻ đó

có độc quyền bán hàng Nhưng sự xâm chiếm thị trường này đã dẫn đến nhữngxung đột giữa các nước thuộc địa nơi bán hàng và các nước chính quốc, kẻ xâmchiếm Các nước đế quốc xuất hiện sau không có thị trường, đòi chia lại thị trường,chiến tranh bùng nổ Trong tình trạng xung đột như vậy thị trường thế giới đã bị xénhỏ và chia cắt Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống thuộc địa đã tan rã, cácnước đế quốc không thể xâm chiếm và chia nhau thị trường bằng chiến tranh nhưtrước nữa, do sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và phong trào giảiphóng dân tộc Nhưng thị trường thế giới lại bị chia cắt theo hướng khác: thịtrường của các nước XHCN đối lập với thị trường các nước TBCN; Các quốc gia

Trang 5

mới độc lập hầu như thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch chặt chẽ, các nước pháttriển vừa thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch, vừa mở cửa thị trường theo cáchiệp nghị song phương và khu vực Hiệu năng của nền công nghiệp cơ khí chưacho phép các quan hệ kinh tế quốc tế có thể phát triển xa hơn xét về mặt hiệu quảkinh tế

Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin và vận tải đã có những tiến

bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần và giảm chi phíliên lạc viễn thông xuống tới vài trăm lần (Năm 1930 một cú điện thoại từ Londonđến Newyork trong 3 phút mất 300 USD, nay chỉ còn không đáng kể) Tiến bộcông nghệ này đã có tác động cực kỳ quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh tếquốc tế, nó đã biến các công nghệ có tính quốc gia thành công nghệ toàn cầu.Chính công nghệ toàn cầu này là cơ sở quan trọng đầu tiên, đặt nền móng cho sựđẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa Nhờ có công nghệ toàn cầu phát triển, sự hợp tácgiữa các quốc gia, các tập đoàn kinh doanh có thể mở rộng từ sản xuất đến phânphối dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ tùy thuộc lẫn nhau cùng có íchphát triển Đó là cơ sở đầu tiên của nền kinh tế toàn cầu thống nhất

Thứ hai; các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển

Một nền công nghệ toàn cầu xuất hiện đã là cơ sở cho các quan hệ kinh tếtoàn cầu phát triển Đầu tiên là các quan hệ thương mại Chi phí vận tải liên lạccàng giảm đi thì khả năng bán hàng đi các thị trường xa càng tăng lên, thương mạitoàn cầu càng có khả năng phát triển Đồng thời quá trình phân công, chuyên mônhóa sản xuất càng có thể diễn ra giữa các quốc gia và châu lục Các linh kiện củamáy bay Boing, của ô tô, của máy tính… đã có thể sản xuất ở hàng chục nước khácnhau Các quan hệ sản xuất, thương mại có tính toàn cầu đã kéo theo các dòng tiền

tệ, vốn, dịch vụ… vận động trên phạm vi toàn cầu Công nghệ thông tin đã làm chocác dòng vận động này thêm náo nhiệt và nhanh nhạy Ngày nay, lượng buôn bántiền tệ toàn cầu mỗi ngày đã vượt quá 4000 tỷ USD Thương mại điện tử xuất hiệnvới kim ngạch ngày càng tăng và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn cầukhông biên giới đầy triển vọng

Trang 6

Sự phát triển của công nghệ toàn cầu và các quan hệ kinh tế toàn cầu đangngày càng xung đột với các thể chế quốc gia, với các rào cản quốc gia Sự pháttriển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang công phá cácbức tường thành quốc gia Bước vào thập kỉ 90 các bức tường thành quốc gia này

đã bị phá vỡ ở các quốc gia trong liên minh Châu Âu, ở các quốc gia Bắc Mỹ vớimức độ thấp hơn, các quốc gia ASEAN đã cam kết giảm bớt rào cản quốc gia.Các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới cũng đã cam kết một lộ trìnhgiảm bỏ hàng rào này Nhưng phải thừa nhận là những bức tường thành quốc gianày vẫn còn rất mạnh ở nhiều nước và ở ngay cả liên minh Châu Âu hay Bắc Mỹvới những hình thức biến tướng đa dạng Chính chúng đang cản trở quá trình toàncầu hóa

Thứ ba; những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên bức xúc, ngày càng đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu

Người ta có thể kể ra ngày càng nhiều các vấn đề kinh tế toàn cầu như thươngmại, đầu tư, tiền tệ, dân số, lương thực, năng lượng, môi trường… Môi trường toàncầu ngày càng bị phá hoại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt,dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng trở thành một thách thức toàn cầu Cácdòng vốn toàn cầu vận động tự do không có sự phối hợp điều tiết đã làm nảy sinh cáccuộc khủng hoảng liên tiếp ở Châu Âu, Châu Mỹ, và Châu á trong thập kỷ 1990…Cần có sự phối hợp toàn cầu để đối phó với các thách thức đó “Bàn tay hữu hình”của các chính phủ đã chỉ ra sự hữu hiệu ở các quốc gia, còn trên phạm vi toàn cầuhiện đang có quá nhiều “bàn tay hữu hình” vỗ đập vào nhau, chứ chưa có “một bàntay hữu hình” chung làm chức năng điều tiết toàn cầu Ngoài ba căn cứ chính trên đâythúc đẩy quá trình toàn cầu hóa phát triển, còn có thể có những căn cứ khác như:chiến tranh lạnh chấm dứt vào đầu thập kỷ 1990 đã chấm dứt sự đối đầu giữa các siêucường, tạo ra một thời kì hòa bình, hợp tác và phát triển mới

3 Tính chất hai mặt của toàn cầu hóa

a Những mặt tích cực:

Trang 7

Nhìn tổng thể, tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy pháttriển sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Hội nghị UNCTADX cho rằng “toàn cầu hóa và sự phụ thuộc vào nhau, nhờ

sự mở rộng tự do hóa thương mại và tiến bộ về công nghệ, đã mở ra những triểnvọng mới cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới và cho sự phát triển Với sự tăng tốccủa toàn cầu hóa đầu thập niên 90, người ta dự kiến rằng sự tăng trưởng và pháttriển, với động lực của thị trường thế giới, sẽ nhanh hơn, bền vững hơn, và đượcchia sẻ rộng rãi hơn trong quá khứ”

Tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế đã đáp ứng và tạo ra nhu cầungày càng đa dạng và thúc đẩy tiêu dùng và qua đó mà thúc đẩy sản xuất pháttriển Tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế đã vận dụng triệt để quy luậtcung cầu của cơ chế thị trường, lấy kích cầu (kích thích tiêu dùng) để tăng cung(phát triển sản xuất) và cung phải nhằm mục tiêu đáp ứng và tạo ra những nhu cầutiêu dùng mới, ngày càng cao Sự đa dang và phong phú của các mặt hàng tiêu dùng

và các dịch vụ, những tiện nghi trong sinh hoạt đối với những người có điều kiện muasắm là điều không thể phủ nhận Dưới tác động của các tiến bộ khoa học và công nghệ,tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, phương thức tổ chức sản xuất đã có nhiềuthay đổi cơ bản Tính chất của lao động, phương thức tổ chức các doanh nghiệp cũngthế Điều này đúng nhìn trên quy mô toàn cầu, cũng như đối với nền kinh tế của cácnước đã phát triển

Tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy đầu tư cho khoahọc, công nghệ và khai thác triệt để lĩnh vực này Công nghệ luôn là lá bài chủ lựccủa các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc tìm kiếm lợi nhuận, cạnh tranh vàchiếm lĩnh thị trường Tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế đã tạo ra mộtcuộc tập hợp lực lượng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, đấu tranh cho công bằng vàtiến bộ xã hội

Trong báo cáo của tổng thư kí UNCTAD tại hội nghị lần thứ X của tổ chức

này, tại Bangkok tháng 2 năm 2000, có nêu: “Việc xem xét lại này phải đề cập trực diện vấn đề gắn nội tại của các quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa để làm

Trang 8

cho các quá trình này trở nên công bằng hơn Một hệ thống kinh tế thế giới bất lực trong việc tạo cho những nước nghèo và cho những nhóm người nghèo của các nước, những khả năng đủ và khả thi để nâng cao mức sống, chắc chắn sẽ đánh mất tính chính đáng của nó đối với các nước đang phát triển Và không có tính chính đáng đó, không có một hệ thống kinh tế thế giới nào tồn tại lâu dài được “

Tuyên bố cuối cùng của các cuộc họp của các nghị sỹ các nước G7 tại LaHabana (Cuba) vào tháng 3 năm 2000 cũng cho rằng phải đưa toàn cầu hóa vàomột quỹ đạo công bằng, đích thực vì hạnh phúc của toàn nhân loại

b Những mặt trái:

Tự do thương mại, trên thực tế hầu như chỉ diễn ra một chiều từ các nướcphát triển đến các nước đang phát triển Các quy định về tự do thương mại hiệnnay như nguyên tắc đối xử quốc gia gần như chỉ có các nước đang phát triển đơnphương phải thực hiện Các nước đã phát triển, dưới nhiều hình thức và viện dẫnkhác nhau, trên thực tế đã và đang áp dụng chủ nghĩa bảo hộ và phân biệt đối xửđối với hàng hóa của các nước đang phát triển (phương Nam), tạo nên những bứcrào ngăn chặn hàng hóa của các nước này thâm nhập thị trường của mình Cácnước đang phát triển đang đấu tranh ngày càng mạnh mẽ chống lại các hình thứcbảo hộ, các rào cản, trực tiếp và gián tiếp, bởi vì chúng đi ngược lại với chínhnguyên tắc tự do hóa thương mại

Cánh kéo giá giữa hàng nông sản, nguyên vật liệu và hàng công nghệ phẩm,dịch vụ rất xa, là một bất lợi lớn cho các nước đang phát triển Giá các mặt hàngnông sản và nguyên liệu, khoáng sản trên thị trường thế giới bấp bênh và nhìnchung có xu hướng giảm trên biểu đồ nhiều năm Đây lại là các mặt hàng xuấtkhẩu chủ yếu của các nước đang phát triển Trong khi đó hàng công nghệ phẩm vàdịch vụ được định giá theo một thang bậc cao hơn rất nhiều lần Cánh kéo giá cảxuất - nhập ngày càng bất lợi cho các nước đang phát triển

Việc tự do hóa tuyệt đối chu chuyển tư bản tiền tệ và thị trường tài chính,không có sự kiểm soát cần thiết, là một nguy cơ cho sự ổn định của nền kinh tế thếgiới Mặt khác, thị trường tài chính mỗi khi bị khủng hoảng thì sự khủng hoảng lan

Trang 9

truyền rất nhanh, làm trầm trọng thêm khủng hoảng Đây là nguyên nhân chủ yếunhất dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong những năm gần đây

Sự trao đổi mậu dịch của các nước nghèo, vốn đã không ổn định, sự không ổnđịnh tài chính càng làm cho các nước này hết sức dễ bị tổn thương Hệ quả của cáccuộc khủng hoảng này rất khắc nghiệt đối với các nước nghèo, tầng lớp lao độngnghèo Trong phút chốc, chúng làm tiêu tan một phần quan trọng những gì mà nềnkinh tế nghèo và mong manh của những nước đang phát triển đã tích lũy được trongnhiều chục năm, làm cho các nước này lâm vào những khó khăn kinh tế - xã hội trầmtrọng Trong khi đó, các công ty xuyên quốc gia và tầng lớp giàu của các nước bịkhủng hoảng lại thu được những món kếch xù nhờ vào phương sách giải quyết khủnghoảng do IMF đề ra

Sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước và trong mỗi nước là mặt trái mangtính tổng hợp nhất của tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay Các số liệu về tăng trưởng trung bình của GDP toàn thế giới, của GDP bìnhquân đầu người trên thế giới trong thời gian qua chỉ có một ý nghĩa tương đối, tựchúng không nói lên thu nhập thực sự của các nước và của các tầng lớp nhân dâncác nước Thật ra, sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước và trong mỗi nước,nghiêm trọng chưa từng thấy, là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay và là biểu hiện tiêucực tổng hợp của xu hướng toàn cầu hóa hiện nay

Theo một báo cáo của Chương trình phát triển của LHQ (UNDP), năm 1960,khoảng cách giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất trên thế giới là 30 lần, năm

1990 là 60 lần, năm 1997 là 74 lần Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng cáchgiữa 1/5 người giàu nhất và 1/5 ngời nghèo nhất trong tổng số các nước trên thếgiới vào đầu thế kỉ 21 đang tiến tới gần 150 lần

Tại hội nghị cấp cao Nhóm G77 tại La Habana, tháng 4/2000, Chủ tịch FidelCastro đã phát biểu:

“Toàn cầu hóa là một khách quan, nói lên rằng chúng ta đều là một hành khách trên một con tàu Nhưng các điều kiện không như nhau cho mọi hành khách Một thiểu số rất ít, sống trong những phòng đầy đủ tiện nghi, được nối mạng

Trang 10

internet, có điện thoai di động, dùng những bữa cơm thịnh soạn, có nước uống, có bác sĩ trên tàu chăm sóc, có phòng giải trí và được thưởng thức các loại hình văn hóa

Tuyệt đại bộ phận hành khách, khoảng 85%, trên tàu sống trong những điều kiện gợi cho chúng ta nhớ lại các chuyến tàu khủng khiếp chở nô “lệ từ châu Phi sang châu Mỹ trong thời kỳ thực dân: sống chen chúc trong những phòng nhơ bẩn, chịu đói khát, bệnh tật, đau đớn và vô vọng”

Chuyến tàu vợt đại dương này mang theo quá nhiều bất công và phi lý để có thể không bị đắm, và đi theo một hành trình quá vô lý để có thể yên ổn cập bờ Dường như nó sẽ đụng phải tảng băng Và khi đó, tất cả chúng ta sẽ chết chìm”

Tại hội nghị về an toàn lương thực toàn thế giới, tháng 6 năm 2002, tại Roma,

Koffi Annan, tổng thư kí Liên hợp quốc, đã phải nói lên một sự thật : “Thực tế mỗi ngày trên thế giới có tới 24000 người chết vì đói Đó thật sự là một nỗi nhục của nhân loại” Hố ngăn cách giàu nghèo cũng sâu sắc thêm trong mỗi nước, kể cả ở

các nước đang phát triển

Tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí, môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái đang chịu nhiều sức ép màtrước tiên là sự gia tăng dân số, từ sự nghèo khổ, từ sự kích thích tiêu dùng không

có điểm dừng, thừa thãi, lãng phí và từ sự từ nhiệm đối với môi trường vì lợi nhuậntrong quá trình công nghiệp hóa

Việc phá rừng trên quy mô rộng đã làm giảm tốc độ che phủ của thảm thựcvật Việc phá rừng ở đầu nguồn các sông, hồ, biển nội địa, đã làm thay đổi môitrường và sự đa dạng sinh học của các lưu vực và ảnh hưởng đến chế độ thủy văncủa các sông và hồ chứa này

Việc phá rừng ngập mặn đã diễn ra trên quy mô rộng tại nhiều vùng trongnhững thập niên gần đây và đã làm mất đi hàng triệu héc ta rừng ngập mặn và làmmất đi một tấm lá chắn trước việc biển dâng

Nguồn nước ngọt cho loài người ngày càng trở nên khan hiếm Nhiều vùngrộng lớn đang bị nguy cơ sa mạc hóa Tại nhiều quốc gia, môi trường nước các

Trang 11

sông đang bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt của conngười

Việc tuôn các chất thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp xuống đáy đạidương, việc khai thác quá mức tái tạo các nguồn lợi thủy sản, việc khai thác cácrạng san hô sống… đang làm cho môi trường biển và đại dương chịu nhiều tổnthất, nhiều nơi có nguy cơ không phục hồi được

Việc sử dụng năng lượng hiện nay trong công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ởcác nước đã phát triển, đã thải vào khí quyển một lượng khí đi-ô-xid cácbon khổng

lồ làm mỏng đi tầng ô- zôn và lỗ thủng của tầng ngày càng rộng ra

Sự ấm lên của khí hậu và sự tan băng là những nhân tố kéo theo sự dâng lêncủa mực nước biển Từ kết quả tính toán theo các mô hình khác nhau, chỉ với nhân

tố này, tổng mức nước biển dâng vào năm 2050 sẽ nằm trong khoảng từ 50 đến 60

cm Việc nước biển dâng không chỉ có hiệu ứng tĩnh, làm ngập những vùng trũngtrước đây không bị ngập, mà còn phải tính đến những hiệu ứng động: dòng hải lưuthay đổi, bờ biển bị xói lở với cường độ mạnh hơn; xâm nhập mặn vào sâu trongnội địa hơn và thay đổi thảm thực vật và của hệ động vật vùng ven biển dưới tácđộng các yếu tố trên

Theo công bố gần đây của chương trình quốc tế về thay đổi khí hậu (IPCC)thì đối với vùng nhiệt đới và xích đạo Châu á, các hiện tượng trên đây có rất nhiềukhả năng xảy ra ngay từ đầu thế kỉ XXI này

Với các tiến bộ khoa học và công nghệ ngày nay, loài người có khả năng giảiquyết hay chế ngự ngay từ gốc, ngay từ đầu, những vấn đề môi trường nêu trên.Tiếc thay, toàn cầu hóa kinh tế vì lợi nhuận trên hết ngày càng dẫn sâu vào conđường tạo ra mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên, khiến cho môi trường suythoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia

II QUAN ĐIỂM, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Quan điểm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 12

* Bối cảnh: Trước năm 1986, với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài,

nạn đói diễn ra trầm trọng từ những năm trước không chấm dứt, người dân luônsống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn Tiếp theo đó là lạm phát kéo dài càng làmcho nền kinh tế Việt nam trở nên kiệt quệ Nước ta bước vào thời kì đổi mới tronghoàn cảnh hết sức khó khăn: lạm phát những năm 1980 khoảng trên 700%, nhậpsiêu nghiêm trọng, thị trường khan hiếm, máy móc nhà xưởng ngừng hoạt động Bước sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ kết thúc, xu hướng

mở cửa hội nhập đang phát triển… Đảng và nhà nước ta đã nhận thấy việc mở cửa

là con đường giúp chúng ta thoát khỏi khủng hoảng hiện nay Từ đó đến nay, Đảng

và nhà nước ta đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, chủ động hội nhập, đưanước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định sự lựa chọn đúng đắn củamình trong việc tìm ra con đường đi thích hợp cho thời kì quá độ lên CNXH, bắtnhịp với sự phát triển của thế giới

* Quan điểm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế

Gần 30 năm qua, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanhchóng và phức tạp Trong các kỳ đại hội, Đảng ta luôn có những nhận thức xácđáng về thời đại, về tình hình khu vực và thế giới để trên cơ sở đó, định hướngnhững chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp, bám sát tình hình thực tiễn

Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đưa ra chủ trươngtranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham

gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác”

Tới Đại hội VII, Đảng ta định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế” Tại Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”

Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,

Trang 13

bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa” Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”

Tại Đại hội X, Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác” Ngày 05-

02-2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số

08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề rađường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ

trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Từ “hội nhập kinh tế quốc tế” của các kỳ đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một

cách toàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta tại Đạihội XI

Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hộinhập quốc tế Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thốngnhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiềulĩnh vực, đặc biệt hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăngtrưởng và tái cơ cấu nền kinh tế

Việc thực hiện chủ trương trên đây của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu,góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnhtổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổcủa đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đờisống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới;nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Nước ta đã thiết lập quan hệngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 160 nước

và vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quantrọng với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định Quan hệ giữa nước ta với

Trang 14

các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốcphòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác được mở rộng.

Xuyên suốt quá trình gần 30 năm đổi mới, có thể thấy quan điểm về đối ngoạicủa Đảng và Nhà nước ta là:

Một là, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa

phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam muốn làm bạn và là đốitác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập vàphát triển

Hai là, tiếp tục tạo môi trường hoà bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy

mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranhchung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xãhội

Ba là, mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước,

các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội

bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng cólợi, giải quyết các bất đồng và các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; chốngmọi hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền

Đối với hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta xác định:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây

dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xãhội chủ nghĩa Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân

tộc và chủ quyền đất nước; khẳng định mở cửa, hội nhập để khai thác các mặt cólợi cho sự phát triển kinh tế của ta từ nền kinh tế thế giới

Thứ ba, chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính,

đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập

Trang 15

với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩubằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.

Thứ tư, chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng

đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trườngtiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàncầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác

Thứ năm, song song với việc xây dựng, phát triển đồng bộ thị trường, chúng

ta phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh Doanh nghiệp là độiquân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế

Thứ sáu, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia

đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định, định chếquốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp

2 Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế qua gần 30 năm đổi mới

Thực hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng về hội nhập kinh tếquốc tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kếtquả vững chắc Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, ký kết Hiệp địnhThương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) vào năm 2000, gia nhậpWTO vào tháng 01-2007 và tham gia 8 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực

và song phương Cụ thể, ta đã cùng với các nước ASEAN ký các Hiệp định thươngmại tự do giữa khối ASEAN với các đối tác như Trung Quốc vào năm 2004, vớiHàn Quốc vào năm 2006, Nhật Bản vào năm 2008, Autralia và Niu Di-lân vàonăm 2009, Ấn Độ năm 2009 Ngoài ra, ta đã ký 2 FTA song phương là FTA ViệtNam - Nhật Bản năm 2008 và FTA Việt Nam - Chi-lê năm 2011

Hiện nay, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán 6 FTA khác, gồmHiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh châu Âu(EU), với Liên minh thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ka-dắc-xtan, với Khối Thươngmại tự do châu Âu (EFTA) gồm các nước Thụy Sĩ, Na-uy, Lích-tân-xten và Ai-xơ-len, FTA với Hàn Quốc và FTA giữa khối ASEAN với Hồng Công, Trung Quốc.Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực chủ động tham gia sâu vào Diễn đàn Hợp tác

Trang 16

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đã đăng cai năm APEC 2006 và tiếntới sẽ đăng cai APEC năm 2017 với hàng trăm cuộc họp từ cấp chuyên viên đếncấp cao.

Quá trình gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vàoquá trình đổi mới toàn diện đất nước Có thể đánh giá thành tựu, hạn chế ở nhữngmặt sau:

a Những kết quả đạt được

Từ quan điểm, chủ trương của Đảng, quá trình mở cửa, tích cực và chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế ViệtNam Thể hiện trên những mặt chính sau:

Thứ nhất, về hoạt động xuất, nhập khẩu:

Về xuất khẩu, quá trình tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tếtrong thời gian qua đã giúp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩudựa trên những lợi thế cạnh tranh: nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lực laođộng dồi dào, giá rẻ và sự ổn định chính trị và kinh tế - xã hội… Nhờ đó, hoạtđộng xuất khẩu đã không ngừng tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ, cũng như mặthàng xuất khẩu chủ lực và trở thành động lực chính, quan trọng cho sự phát triểncủa nền kinh tế quốc dân

Về quy mô, kim ngạch xuất khẩu không ngừng được tăng lên, đóng góp mộtphần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP Nếu năm 1986, tổng kim ngạch xuấtkhẩu mới đạt 789 triệu USD, thì năm 2013 đã cao gấp 167,5 lần, trong đó thủy sảngấp 63,4 lần; hạt tiêu gấp 42,9 lần; hạt điều gấp 200,8 lần; rau quả gấp 23,8 lần.Một số mặt hàng tuy vào các thời kỳ sau mới xuất khẩu, nhưng năm 2013 đã đạtquy mô lớn, trong đó có 22 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD Tốc độ tăngkim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn tăng trung bình trên 15%/năm Đặcbiệt là thời kỳ từ sau khi gia nhập WTO đến nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩuđạt quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng cao (trừ năm 2009 tốc độ tăng trưởng âm).Xuất khẩu hàng hóa/GDP vào năm 1988 mới đạt 18,9%, thì năm 2013 đã đạt77,6%, cao gấp 4,1 lần năm 1988 và thuộc loại khá cao trên thế giới Nếu tính cả

Ngày đăng: 26/12/2016, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Các văn kiện Nghị quyết của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội X Khác
2- Nghị quyết số 07/ NQ - TW ngày 7/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế Khác
4- APEC 2006 cơ hội và thách thức với Việt Nam, Tổng cục 5, Bộ Công an, H.2006 Khác
5- Toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa xã hội thế giới, Nxb CTQG, H.2007 Khác
6- Một số vấn đề về toàn cầu hóa kinh tế, Nxb CTQG, H.2007 Khác
7- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb CTQG, H.2008 Khác
8- Khi Việt Nam vào WTO, Nxb CTQG, H.2007 Khác
9- Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb, CTQG, H.2008 Khác
10- Toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc, Viện Thông tin Khoa học xã hội, H.2008 Khác
11- Một số vấn đề về chủ nghĩa tự do mới, Nxb CTQG, H.2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w