1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay

78 126 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tếsẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phảigắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu n

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHÚ HẢI

CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHÚ HẢI

Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

của Việt Nam hiện nay

Chuyên ngành: Chính sách công

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Người hướng dẫn khoa học:

GS TS Phạm Quang Minh

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đưa ra chủtrương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹthuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tếtrong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác" Tới Đạihội VII, Đảng ta định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với cácquốc gia, các tổ chức kinh tế" Tại Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt đầuđược đề cập trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hộinhập với khu vực và thế giới” Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc “chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nộilực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng

xã hội chủ nghĩa” Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghịquyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế” Tại Đại hội X, Đảng ta đãnhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồngthời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác” Ngày 05-02-2007, Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Vềmột số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bềnvững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lốiđối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trươngrất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Từ “hội nhập kinh

tế quốc tế” của các kỳ đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cáchtoàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta tại Đạihội XI Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW

về hội nhập quốc tế Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa

Trang 4

chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hộinhập quốc tế trong tình hình mới Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tếsẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phảigắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Việc thực hiện chủ trương trên đây của Đảng đã đạt được nhiều thànhtựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăngsức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xãhội; cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dânvào công cuộc đổi mới; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ kinh

tế - thương mại với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầuhết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày càngđược khẳng định Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng

đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội vàcác lĩnh vực khác được mở rộng

Lịch sử toàn thế giới cho thấy nước nào đóng cửa thì không phát triển

được vì không có “cầu” thì “cung” sẽ teo tóp; không tiếp thu được các nguồn

lực bên ngoài như vốn, công nghệ…thì sẽ chìm trong tình trạng lạc hậu.Chẳng thế mà các nước mạnh hay áp dụng thủ đoạn bao vây, cấm vận để bópnghẹt các nền kinh tế mà họ không ưa Dưới tác động của nhu cầu phát triển,

xu thế quốc tế hóa rồi toàn cầu hóa nẩy sinh, lan tỏa, lôi cuốn các quốc giavào dòng chảy toàn cầu, nhờ vậy dòng hàng hóa, vốn đầu tư, dịch vụ, thôngtin, lao động, phương tiện vận tải lan tỏa ra toàn thế giới

Xuất phát từ nhu cầu phát triển và nhận thức được những xu thế, quy luậtkhách quan đó nên nước ta đã chủ trương hội nhập Tuy nhiên, khi đã đangtiến những bước vững chắc, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế phải đột ngột

Trang 5

đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, dẫn tới những chuyểnbiến tiêu cực, suy thoái, và bất ổn trên nền kinh tế - tài chính toàn cầu tronggần một thập kỉ sau đó Việc nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam, đặc biệt trong giai đoạn từ 2008 đến nay, đã dần nhận được mối quantâm lớn của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế Mặc dù đã cónhiều công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp, nhưng việc nhìnnhận tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam dưới góc độ chính sáchcông trong giai đoạn đặc biệt này là một chủ đề cần được tiếp tục nghiên cứumột cách sâu rộng hơn, phong phú hơn Từ những lý do trên, Học viên quyết

định lựa chọn đề tài Chính sách Hội nhập K i nh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay để nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các nghiên cứu quốc tế:

Đề tài sử dụng các nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Namđược công bố quốc tế trong những năm gần đây có Carlyle A Thayer,

“Vietnamese Diplomacy, 1975-2015: From Member of the Socialist Camp toProactive International Integration”, International Studies, No.34, June 2016;Peterson, Duc Anh Dang, “How Foreign Direct Investment PromoteInstitutional Quality: Evidence from Vietnam,” Journal of ComparativeEconomics, Vol 41, Issue 4, 2013; và “Impacts of International EconomicIntegration on Vietnam’s Economy after Three Years of WTO Membership,”CIEM, 2010

*Theodore A Couloumbis và James H Wolfe: Introduction tointernational relations: power and justice Công trình này của hai nhà khoahọc Couloumbis và Wolfe được coi là một trong những nền tảng nhất của cácgiáo trình về quan hệ quốc tế trên thế giới Trong công trình của mình, hai tácgiả đã đề cập tới cách tiếp cận khoa học chính trị, quan hệ quốc tế, cũng như

Trang 6

cân bằng quyền lực Về phương diện đối nội, các tác giả đi sâu vào các chutrình chính trị, phương thức ngoại giao, quản trị quốc gia, cũng như cácphương thức tình báo và các công cụ phi quân sự Về phương diện đối ngoại,các tác giả đi sâu vào mâu thuẫn và chiến tranh, các thể chế, hệ thống quốc tếvới các nguyên tắc pháp lí quốc tế.

* Karl W Deutsch and all (1957), Political Community and the North

Atlantic Area, Princeton, N.J., Princeton University Press Cuốn sách này là

công trình đầu tiên trong một loạt các công trình được Trung tâm nghiên cứu

về các Thể chế chính trị quốc tế tại Đại học Princeton tiến hành Các tác giả

đã thực hiện nhiều nghiên cứu về hội nhập và các tổ chức quốc tế Dựa trêncác kết quả tìm được, các tác giả đã đề cập tới các hiệu ứng tích cực từ những

tổ chức, thể chế quốc tế với sự tham gia của nhiều thành viên Nói cách khác,hội nhập là hướng đi phù hợp và hiệu quả, và chính hội nhập sẽ phát huy tối

đa năng lực của các quốc gia thành viên

* Ruggie, John Gerard (1992), Multilateralism: The Anatomy of an

Institution, International Organization Vol 46 (3), 1992, Print Tác giả Ruggie

đã đề xuất trong tác phẩm này rằng các bộ phận của trật tự thể chế

quốc tế ngày nay xuất hiện khá mạnh mẽ và thích ứng Điều này đúng khôngchỉ trong kinh tế mà còn trong các vấn đề an ninh; và điều đó không chỉ xuấthiện ở châu Âu mà còn ở cấp độ toàn cầu Lý do là đây là các tổ chức và các

tổ chức đó là "có nhu cầu" Một tính năng cốt lõi của trật tự thể chế quốc tế làhình thức đa phương của nó Dạng đa phương, trong những trường hợp nhấtđịnh, dường như có những đặc điểm giúp tăng cường độ bền và khả năngthích nghi với sự thay đổi của nó Tuy nhiên, khái niệm đa phương được địnhnghĩa kém và do đó không được hiểu rõ trong văn học Tác phẩm này nhằmphục hồi ý nghĩa nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương từ thực hành lịch sử,cho thấy cách thức và lý do tại sao những ý nghĩa nguyên tắc này đã được thể

Trang 7

chế hoá, và cho thấy tại sao đa phương có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng ngày hôm nay ngay cả khi một số điều kiện sau chiến tranh đã thay đổi.

Các nghiên cứu trong nước:

* TS Ngô Văn Điểm (chủ biên): “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh

tế quốc tế của Việt Nam”, Nxb CTQG, H, 2004 Trong quá trình nghiên cứu,phân tích sâu về tính trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các tác giả

đã tập trung vào ba lĩnh vực sau: thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI; thươngmại; và đổi mới, quản lý các DNNN

* Trương Cường (chủ biên): “WTO: kinh doanh và tự vệ”, Nxb Hà Nội,

2007 Các tác giả đã có sự nghiên cứu, phân tích về vai trò; cấu trúc và quyđịnh pháp lý; những nguyên tắc cơ bản của WTO; đồng thời đưa ra những yêucầu mà việc gia nhập tổ chức này sẽ đòi hỏi ở các doanh nghiệp Việt Nam

* Tổng cục Thống kế: “Thông cáo báo chí giai đoạn quý I/2008 đến quýI/2018”, Hà Nội Đây là tập hợp các thông cáo báo chí thường kì của Tổngcục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, cung cấp cho quátrình nghiên cứu các con số chính thức về các vấn đề có liên quan trong pháttriển kinh tế

Bên cạnh đó, phải kể đến các nghiên cứu khác đăng tải trên các tạp chíchuyên ngành như “28 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: tiến tình,thành tựu, và giải pháp thúc đẩy”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 14 (24) –Tháng 01-02/2015, tr 35-39 của GS TS Chu Văn Cấp; hay “Khủng hoảng tàichính toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chíPhát triển và Hội nhập, số 1 – Tháng 10/2009, tr 23-28 của PGS TS NguyễnVăn Luân và PGS TS Nguyễn Văn Trình; “Xu thế hội nhập quốc tế và lựachọn của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3(94)/2013; “Nguyênnhân sâu xa dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ”, Tạp chí Cộng sản,5/4/2018; “Hội nhập kinh tế quốc tế: Từ quan điểm của Đảng đến

Trang 8

thực tiễn” của TS Nguyễn Tất Thắng, 3/1/2015; “Hội nhập quốc tế: một sốvấn đề lý luận và thực tiễn” của TS Phạm Quốc Trụ, Tạp chí Nghiên cứuQuốc tế, số 85 - tháng 6/2011.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra bài học và đưa ra một số kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu tổng thể nói trên, đề tài xác định những nhiệm vụnghiên cứu cụ thể như sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế;

- Phân tích và làm rõ sự thực trạng chính sách hội nhập kinh tế quốc tếcủa Việt Nam hiện nay;

- Nghiên cứu làm rõ các tác động của chính sách hội nhập kinh tế quốc

tế tới sự phát triển kinh tế Việt Nam, và kiến nghị một số giải pháp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

- Tác động của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tếViệt Nam;

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, cùng cáctác động của các chính sách này tới sự phát triển kinh tế Việt Nam

Trang 9

- Về thời gian: giai đoạn từ năm 2008 (thời điểm xảy ra khủng hoảngkinh tế tại Mỹ và năm đầu tiên sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO)đến nay.

- Về không gian: phạm vi lãnh thổ Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử và logic: đây là hai phương pháp được sử dụng để

mô tả và hiểu rõ được tiến trình và nội dung chính sách hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu: trên cơ cở thuthập và tổng hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau, học viên tiến hành phân tíchlàm rõ thực trạng triển khai chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Namtrong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay;

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: phương pháp này được sử dụng để làmrõ, đánh giá và phân tích những mặt tích cực và hạn chế, tác động đến pháttriển kinh tế, trên cơ sở thực tiễn thực thi chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận:

- Luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý thuyết nghiên cứu

về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

- Ý nghĩa thực tiễn:

- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tapajmnghiên cứu, giảng dạy về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 10

trong vấn đề phát triển kinh tế đất được và gợi ý một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn:

Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, Nội dung, Kết Luận, và Tài liệutham khảo Trong đó, Nội dung gồm 3 chương và 11 tiểu mục Trong đó,Chương I nêu lên các cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện đề tài này

về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế Chương II đề cập tới các tiến trình màViệt Nam đã thực hiện nhằm hội nhập kinh tế quốc tế Và Chương III đề cậptới các thành tựu, hạn chế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam, từ đó đưa ra các dự báo và đề xuất đối với một số chính sách trongtương lại

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH

SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản:

Với mục đích tìm hiểu về việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Namtrong giai đoạn 2008 đến nay, một số khái niệm sau cần được làm rõ để phục

vụ nội dung nghiên cứu: Hội nhập và hội nhập kinh tế là gì? Chính sách vàchính sách kinh tế là gì?

1.1.2 Hội nhập và hội nhập kinh tế quốc tế

Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế

Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếngnước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là

“intégration internationale”) Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếutrong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảnggiữa thế kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thểchế chủ trương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp)nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựngCộng đồng châu Âu Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và địnhnghĩa khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”

Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng

từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN,tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tếquốc tế khác Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nóingắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàmnghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế Có một thực tiễn đáng lưu ý là trướckhi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong

Trang 12

tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóakinh tế quốc tế” Cả ba thuật ngữ này thực ra được sử dụng để chỉ cùng mộtkhái niệm mà tiếng Anh gọi là “international economic integration”.

Như vậy, cần xác định một cách tiếp cận phù hợp đối với khái niệm “hộinhập kinh tế quốc tế” Trong bài viết Hội nhập quốc tế: một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, TS Phạm Quốc Trụ cho rằng: “[h]ội nhập quốc tế được hiểu như

là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ vớinhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực(thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trongkhuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.” [20]

Với cách tiếp cận như vậy về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có thểluận rằng hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình mà trong đó, hai hoặcnhiều hơn hai quốc gia trong một khu vực địa lý rộng lớn giảm một chuỗi cáchàng rào thương mại để đạt được hoặc bảo vệ một số các lợi ích kinh tế nhấtđịnh Như Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đề cập, hội nhập kinh tế quốc tếđược hiểu là “các quy định nhằm tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư như:Giảm thiểu rồi đi tới bãi bỏ các quy định hành chính phi quan thuế; giảm thiểu

và đi tới xóa bỏ hàng rào quan thuế; mở cửa thị trường với mức độ và lộ trìnhkhác nhau; hình thành sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp;xóa bỏ bao cấp đối với hoạt động kinh doanh có liên quan tới thị trường bênngoài; áp dụng những quy định chung về mua sắm chính phủ, hải quan, bảo

vệ tài sản trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về môi trườngsinh thái, lao động, các quy định về tự vệ, chống bán phá giá…” [28]

Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế

Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiệncho các quốc gia thành viên có cơ hội phát triển kinh tế một cách nhanhchóng Cơ hội này đến từ chính vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó

Trang 13

phải kể tới: mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của quốc gia tham gia quátrình hội nhập kinh tế quốc tế; tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ pháttriển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế; tiếp thu khoa học công nghệtiên tiến, đào tạo cán bộ và giải quyết vấn đề việc làm; hay đóng góp vào côngtác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực Trong trườnghợp cụ thể là Việt Nam, một vai trò nữa của hội nhập kinh tế quốc tế là duy trìhoà bình ổn định, tạo dựng môi trường thuận lợi để Việt Nam xây dựng nềntảng, phát triển năng lực, và thực thi quyền lực mềm Tuy nhiên, không ítthách thức được đặt ra, như: khả năng của con người, doanh nghiệp, cơ chếnhà nước, cũng như các thể chế, cơ quan chính phủ trong việc thích nghi vớimôi trường quốc tế cạnh tranh gay gắt mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

1.1.3 Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

Khái niệm Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế là đối với Việt Nam là vô cùng tolớn, song hành với đó là yêu cầu thực tiễn về việc tiến hành hội nhập kinh tếquốc tế một cách hợp lý, hiệu quả Để thực hiện điều đó, Chính phủ phải đưa

ra và thực hiện các chính sách cụ thể Nếu như chính sách được hiểu là “cácchương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lựcchính trị nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể đối với các đối tượng cụ thể nàođó” [27] Các mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnhvực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường Hay nói cách khác, chính sách làcông cụ để nhà nước, chính phủ thực hiện các ý định của họ đối với các lĩnh

vực mà họ quản lý Từ đó, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế có thể được

hiểu là chương trình hành động hướng đích của nhà nước, nhằm thực hiện việc hợp tác, song phương hoặc đa phương, với các quốc gia trên thế giới để đạt được và bảo vệ các thoả thuận đem lại lợi ích kinh tế của quốc gia đó.

Trang 14

Đặc điểm của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

Có thể nói rằng, xu hướng tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế chính làviệc cùng với sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế, hàng rào thương mại giữacác thị trường sẽ dần biến mất

Để nhận diện các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, việc phân loạichúng dựa theo các đặc trưng mà chúng có là yếu tố quan trọng Về đặc điểmphạm vi địa lý, có thể chia chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo cáchướng: song phương, đa phương, và khu vực Với chính sách hội nhập kinh tếquốc tế theo khu vực, các quốc gia tham gia vào loại hình chính sách nàythường gắn kết với nhau trên nền tảng khu vực địa lý, mà điển hình tiêu biểu

và gần gũi nhất đó chính là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association

of South East Asian Nations – ASEAN), một liên minh chính trị, kinh tế, vănhóa và xã hội Bên cạnh đó, các chính sách hội nhập kinh tế song phươngđược coi là nội dung cơ bản mà bất kì quốc gia nào cũng thực hiện Hội nhậpkinh tế quốc tế qua các chính sách song phương là cách hội nhập dựa trên cácthỏa thuận chính sách giữa hai quốc gia, mà trong đó, các điều khoản, nộidung được các bên trong thỏa thuận đưa ra, hội ý, chấp thuận và cam kết thựchiện Điểm mạnh của các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế song phương đó

là việc trao đổi đàm phán chính sách giữa hai quốc gia sẽ trực tiếp và mất ítthời gian (so với hình thức chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đa phương).Tuy nhiên, điểm yếu của các chính sách song phương đó là các quốc gia nhỏ,yếu thế hơn sẽ gặp nhiều khó khăn khi đàm phán với các nước lớn hơn, docửa sổ đàm phán của những nước nhỏ sẽ hẹp hơn, dẫn tới việc họ có thể bịcác nước lớn gây áp lực, và phải chấp nhận các thỏa thuận không thực sựthuận lợi nhất có thể cho họ

Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đa phương là sản phẩm của chủnghĩa đa phương Theo công trình của Ruggie xuất bản năm 1992, chủ nghĩa

Trang 15

đa phương, một cách định lượng, là sự thỏa thuận, chấp thuận của nhóm từ bathành viên trở lên Một cách định tính, chủ nghĩa đa phương đề xuất việc cácthành viên (cá nhân, quốc gia) ứng xử dựa trên việc tuân thủ các nguyên tắcchung đã được nhất trí, lấy lợi ích tập thể và lâu dài làm mục tiêu mà bỏ quacác lợi ích cá nhân, ngắn hạn Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đa phươngtuân theo bản chất này của chủ nghĩa đa phương Đó là chính sách đa phươngtrong hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trong một nhóm từ ba nước trở lên, vớiviệc: lợi ích của các quốc gia trong nhóm (liên minh) này không thể chia cắt;các quốc gia thành viên tham gia, ứng xử dựa trên các nguyên tắc, bộ nguyêntắc đã được chấp thuận bởi toàn bộ các thành viên liên minh; và sự hợp tácgiữa các quốc gia thành viên phải đem lại lợi ích cho tập thể, giữa các quốcgia thành viên với nhau, không riêng lẻ [38] Đây là xu hướng mà rất nhiềucác quốc gia đang theo đuổi, dù là các nước đang phát triển, phát triển, siêucường hay các nước nhỏ bởi nó phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các mụcđích toàn cầu hóa, thúc đẩy tăng trưởng công bằng ở phạm vi rộng hơn và tốc

độ cao hơn rất nhiều so với các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế songphương Các quốc gia nhỏ, yếu thế hơn cần loại chính sách này để có thể đạtđược các lợi ích mà họ không thể đạt được trong các đàm phán chính sách vớicác nước lớn hơn Còn các quốc gia lớn hơn, tuy có khó khăn hơn trong việcđạt được mục đích của mình một cách áp đảo, nhưng trong bối cảnh chịu ảnhhưởng mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế năm 2008, thực sự cần loại hìnhchính sách đa phương để có thể tháo gỡ các vấn đề mà các nền kinh tế trongnước của họ gặp phải

1 Nếu dựa trên đặc điểm về mức độ của chính sách với hội nhậpkinh tế với các đối tượng khác nhau, các chính sách này có thể được phân loạivới các mức độ từ nông tới sâu: (1) Thỏa thuận Thương mại ưu đãi

(Preferential Trade Arrangement/PTA) với các bên tham gia thỏa thuận hạ

Trang 16

thấp một phần hàng rào thương mại hàng hóa cho nhau và duy trì hàng rào đóvới các bên thứ ba không tham gia thỏa thuận; (2) Khu vực Thương mại Tự

do (Free Trade Area/FTA) với các bên tham gia thỏa thuận xóa bỏ hầu hếthàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan cho nhau nhưng vẫn duy trìchính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài FTA; (3) Liênminh Thuế quan (Custom Union/CU) với các bên tham gia hình thành FTA và

có chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh; (4) Thịtrường Chung (Common Market/CM) với các nước tham gia hình thành Liênminh Thuế quan đồng thời cho phép sự dịch chuyển tự do của các nhân tố sảnxuất là vốn và lao động; và (5) Liên minh Kinh tế (Economic Union/EU): Cácbên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh

tế chung toàn liên minh bằng cách hài hòa hóa các chính sách tài khóa và tiền

tệ quốc gia Sau này, nhà nghiên cứu El-Agraa, trong tác phẩm Regional

Integration: Experience, Theory and Measurement, đã đi xa hơn trong việc

phân loại các mức độ chính sách hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc cụ thể hóacác yếu tố cấu thành của từng mức độ, dựa trên một hệ tiêu chuẩn chính sáchchung, được thể hiện như sau:

Bảng 1.1: Mức độ cam kết của các hình thức liên minh kinh tế quốc

tế [30, tr 2]

Hình thức Thương Chính Dịch Chính sách Mộtliên kết mại tự do sách chuyển tiền tệ và chínhkinh tế nội khối thương nhân tố sản tài khóa phủ

mại chung xuất tự do chung

mậu dịch

tự do

Trang 17

Cũng cần lưu ý rằng, từ những năm 1990 đến nay, khái niệm Hiệp định

Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) đã mở rộng hơn về phạm

vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa Đây chính là lý do mà các học giả thườnggọi các Hiệp định Thương mại Tự do ngày nay là FTA “thế hệ mới” CácFTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế quan vàhàng rào phi thuế quan, mà hơn thế còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cảcam kết trong khung khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mạimới mà WTO chưa có quy định Phạm vi cam kết của FTA này còn bao gồmnhững lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắmchính phủ, chính sách cạnh tranh (còn gọi là “những vấn đề Xingapo”), cácbiện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giảiquyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chícòn gắn với những vấn đề dân chủ và nhân quyền hay chống khủng bố… Điều

này cũng có nghĩa khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do được sử dụng rộng

rãi ngày nay không còn được hiểu trong phạm vi hẹp của những thỏa thuậnhội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của giaiđoạn trước thập kỷ 1980, mà đã được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhậpkinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau Khái niệm Hiệp địnhThương mại Tự do (FTA) ngày nay không còn được hiểu theo ranh giới

Trang 18

truyền thống của bốn hình thức tự do hóa và hội nhập kinh tế khu vực như

trình bày ở trên mà đã hàm nghĩa “thế hệ FTA mới” với phạm vi và lĩnh vực

cam kết sâu rộng hơn, toàn diện hơn cả những quy định và phạm vi cam kếttrong khung khổ WTO

1.1.4 Nội dung của các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

Xác định tầm quan trọng và tính tất yếu của việc hội nhập kinh tế quốc tế,các chính sách thúc đẩy chuyển dịch và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướngnâng cao khả năng cạnh tranh và mở cửa thị trường để đón nhận sự tham giacủa các tác nhân bên ngoài hay để bước chân sang các thị trường mới là vôcùng cần thiết, phù hợp với các nội dung của các chính sách hội nhập kinh tếquốc tế cơ bản

Các hình thức liên minh kinh tế quốc tế khác nhau sẽ có các đòi hỏi vềchính sách hội nhập kinh tế quốc tế khác nhau Đối với thương mại tự do, thuếquan (thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu) giữa các nước thành viên đượcgiảm đáng kể, một số đã bãi bỏ hoàn toàn Mỗi quốc gia thành viên giữ thuếquan riêng của mình đối với các nước thứ ba Mục tiêu chung của các hiệpđịnh thương mại tự do là phát triển các nền kinh tế có lợi thế về quy mô và lợithế so sánh, thúc đẩy hiệu quả kinh tế Đối với hình thức công đoàn tùy chỉnh,các quốc gia thành viên đặt mức thuế chung bên ngoài giữa các quốc giathành viên, ngụ ý rằng mức thuế tương tự cũng được áp dụng cho các nướcthứ ba; và như vậy đạt được một chế độ thương mại chung Đối với hình thứcthị trường chung, dịch vụ và vốn được tự do di chuyển trong các nước thànhviên, mở rộng các nền kinh tế có quy mô với lợi thế so sánh Tuy nhiên, mỗithị trường quốc gia vẫn có những quy định riêng, ví dụ như tiêu chuẩn sảnphẩm Đối với hình thức liên minh kinh tế (thị trường đơn lẻ), tất cả thuế quanđược loại bỏ để giao dịch giữa các quốc gia thành viên tạo ra một thị trườngthống nhất Ngoài ra còn có chuyển động lao động miễn phí, cho phép công

Trang 19

nhân ở một nước thành viên có thể di chuyển và làm việc ở một nước thànhviên khác Các chính sách tiền tệ và tài khóa giữa các nước thành viên đượchài hòa, ngụ ý mức độ hội nhập chính trị, thậm chí sử dụng một loại tiền tệchung, chẳng hạn như với Liên minh Châu Âu (Euro) Và cuối cùng là hìnhthức liên minh chính trị, đại diện cho hình thức tích hợp tiên tiến nhất có thểvới một chính phủ chung và là chủ quyền của quốc gia thành viên được giảmđáng kể Hình thức này chỉ được tìm thấy trong các quốc gia, chẳng hạn nhưcác liên đoàn nơi có chính phủ trung ương và các vùng có mức độ tự chủ.Khi mức độ hội nhập kinh tế tăng lên, thì sự phức tạp cũng vậy Điều nàyliên quan đến một loạt các quy định, cơ chế thi hành và trọng tài Sự phức tạp

đi kèm với chi phí có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các khu vựctrong hội nhập kinh tế vì nó ít linh hoạt hơn đối với chính sách quốc gia Một

sự phân chia của hội nhập kinh tế có thể xảy ra nếu sự phức tạp mà nó tạo rakhông còn được đánh giá là có thể chấp nhận được bởi các thành viên của nó

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

Việc một quốc gia có thể thực hiện các chính sách phục vụ cho quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khácnhau Trong đó tính đồng nhất của hàng hoá được sản xuất giữa các nướcthành viên có thể trở thành các cản trở cho quan hệ thương mại Nếu các nướcsản xuất các loại hàng hóa giống nhau thì không cần phải giao dịch với nhau.Tình trạng này xảy ra ở các nước Đông Phi sản xuất hầu như các sản phẩmnông nghiệp tương tự như ngô, đường, v.v làm suy yếu thương mại giữa cácnước này Một số quốc gia có thể gặp phải sự khó khăn trong khả năng traođổi ngoại hối Họ có thể không có đủ ngoại tệ để mua bán từ các nước khác vàđiều này có thể xuất phát từ khả năng hạn chế trong việc thu lại lợi nhuận từcác hoạt động xuất khẩu Nếu theo góc nhìn của thuyết cấu trúc, các quốc gia

có thể có ý thức hệ, văn hoá, tư tưởng, lịch sử khác nhau Các chính sách

Trang 20

nhất định trong khuôn khổ đồng bộ hóa các chiến lược kinh tế của cả khốihoặc liên minh kinh tế có thể vấp phải các rào cản này, và khiến các quốc gianày phải khó khăn trong việc tuân thủ hay thực hiện các thoả thuận kinh tếchung Trong các khối giao dịch, giao dịch bị suy yếu do giao thông và giaotiếp kém Đây là kinh nghiệm chủ yếu ở các nước đang phát triển Điều nàylàm cho việc giao dịch và di chuyển từ nước này sang nước khác trở nên khókhăn.

Một môi trường chính trị - xã hội yên bình là yếu tố tiên quyết cho khảnăng phát triển kinh tế tối đa mà một quốc gia có thể đạt được Do đó, nếumột quốc gia thành viên đang trải qua bất ổn chính trị, nó sẽ ảnh hưởng đếnquan hệ kinh doanh trong toàn bộ khối, dẫn tới việc các thoả thuận trong mốiquan hệ thương mại trong khối và giữa các quốc gia thành viên bị đặt vào mộttình huống nhiều rủi ro Như vậy các chính sách đối nội, quản trị xã hội, chínhtrị của quốc gia đó ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của nước đó, và ảnhhưởng gián tiếp tới khả năng thực hiện các chính sách hội nhập kinh tế quốc

tế của nước đó

Trường hợp khác có thể xảy ra đó là các nước trong khối có thể có cácmức phát triển khác nhau Các nước phát triển hơn sẽ được hưởng lợi nhiềuhơn từ thị trường chung Các quốc gia kém phát triển hơn sẽ cảm thấy cácchính sách kinh doanh chung của khối có thể không công bằng với họ Haynói cách khác, trên nền tảng phải tuân thủ và bảo đảm các chính sách chung

và cơ bản của một khối các nước hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia pháttriển hơn sẽ có một khoảng cách quá lớn với các quốc gia kém phát triển hơn.Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và phổ biến, mục đích của cácchính sách hội nhập kinh tế quốc tế sẽ trở thành con dao hai lưỡi, gây khókhan cho các nước kém phát triển hơn Sự kém phát triển này có thể đến từkhả năng công nghiệp hạn chế với nhiều sản phẩm đầu ra còn ở mức thô, chưa

Trang 21

qua chế biến, gây khó khăn đối với các chính sách trao đổi hàng hoá; hoặccũng có thể đến từ khả năng thích nghi của con người với quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, mà ví dụ điển hình nhất là rào cản về ngoại ngữ dẫn tới tìnhtrạng bỏ lỡ cơ hội hợp tác không đáng có.

Cuối cùng, một số quốc gia thành viên, dù có cam kết tuân thủ và bảo vệcác chính sách chung của khối, nhưng ưa thích việc hội nhập kinh tế quốc tếvới các cường quốc kinh tế khác nhưng ngoài khối Chính sự can thiệp từ cácnước phát triển không có trong khối giao dịch này dẫn tới việc họ, dù không ởtrong khối đó, có thể áp đặt các điều kiện hạn chế giao dịch giữa các quốc giathành viên

1.2 Cơ sở thực tế

1.2.1 Khủng hoảng kinh tế 2008

Khủng hoảng kinh tế 2008 chính là thời điểm mấu chốt của đề tài này.Trong giai đoạn mà Việt Nam vừa đạt được các bước tiến đặc biệt trong tiếntrình hội nhập quốc tế (gia nhập WTO vào năm 2007), cuộc khủng hoảng nàyxảy ra Như nhiều các quốc gia khác, Việt Nam đã hứng chịu các tác động tiêucực của nó, và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta đã bị ảnhhưởng, dẫn tới việc Chính phủ phải thực hiện các điều chỉnh chính sách mangtính bắt buộc Nhưng cũng chính nhờ sự kiện này, Việt Nam đã tận dụngthành công một cơ hội khó để có các bước tiến mới trong hội nhập kinh tếquốc tế Vậy cuộc Khủng hoảng kinh tế 2008 là gì?

Theo phân tích của thời báo The Economist [37], yếu tố thứ nhất của cuộckhủng hoảng này bắt đầu từ năm 2001 Lạm phát bị đầy lui và lãi suất hạ, nhất làsau vụ khủng bố 11-9 Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay cũng bắt đầu

từ đây Đó là thời điểm mà FED đã bơm tiền vào nền kinh tế của Mỹ và giảmdần lãi suất cơ bản từ mức 3,5% năm hồi tháng 8-2001 xuống còn 1% vào giữanăm 2003 Giải pháp nới lỏng tiền tệ nhìn chung đã giúp cho việc vay tiền

Trang 22

ngân hàng dễ dàng hơn và hạ thấp chi phí trong phạm vi toàn bộ nền kinh tếnhưng đồng thời nó cũng làm đồng tiền bị mất giá và dẫn tới lạm phát Hơnnữa, FED đã giữ lãi suất quá thấp như vậy trong một thời gian quá dài.

Yếu tố thứ hai là những khoản vay lãi suất thấp kích thích việc mua nhà.Vào thời điểm 2006-2007, các ngân hàng thương mại và đầu tư đã tạo nớilỏng việc cho vay mua nhà dành cho những đối tượng vay ít tin cậy FED đãkhông kiểm soát những thực tế giống như “con dao hai lưỡi” này Kết quả làbất kỳ ai cũng có thể vay tiền mua nhà, cho dù họ ít có khả năng và thậm chíkhông có khả năng trả nợ Lãi suất thấp khiến nhiều người đổ xô mua nhà đãthổi lên “bong bóng” địa ốc Giá nhà lên cao khiến các ngân hàng cảm thấy antoàn để đem tiền cho những người không có khả năng trả nợ vay bởi các ngânhàng cho rằng, nếu những người vay không trả nợ được, họ sẽ tịch thu nhàvới giá trị đã được đẩy lên cao hơn Mọi việc cứ suôn sẻ như vậy chừng nàogiá nhà vẫn tăng, nhưng một khi giá nhà lên đến đỉnh điểm và bắt đầu giảm,các điều kiện cho vay bị thắt chặt, khi đó các ngân hàng bỗng thấy họ đang sởhữu những ngôi nhà mà giá trị của nó không đủ bù đắp giá trị của các khoảnvay

Yếu tố thứ ba chính là câu trả lời cho câu hỏi vì sao cả một hệ thống tàichính hùng mạnh bị điêu đứng khi mà những loại nợ tín dụng địa ốc (đượchình thành do việc cho vay tiền mua nhà) trên thị trường tài chính Mỹ chỉkhoảng 500 tỉ USD - một con số nhỏ so với năng lực của thị trường?

Vẫn theo The Economist [37], nguyên nhân khởi đầu là chính sách mượntiền mua nhà Trước kia các ngân hàng dùng tiền người dân ký thác cho vaymua nhà để kiếm lời Đây là một trong những hoạt động bình thường và cổđiển của các ngân hàng Điều kiện vay mua nhà phải trả ít nhất 20% tiền mặt,tiền trả mỗi tháng không quá 1/3 lương bổng, điểm tín dụng tốt, việc làmvững chắc, lâu dài … Các ngân hàng giữ các món mợ trong chương mục, và

Trang 23

như vậy chỉ có thể đủ khả năng cho vay trong giới hạn tiền có trong ngân quỹ,ngoài số tiền dự trữ thường trực bắt buộc theo quy luật (ít nhất 10% cho cácngân hàng lớn) Những món nợ này được bảo đảm bởi nhà và như vậy xemnhư là rất ít rủi ro.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 do nhóm tài phiệt Mỹ gây ra, với sựdính líu tới từ các ngân hàng lớn tại cả Châu Á, Châu Âu, và Mỹ Năm 2008,xuất nhập khẩu trên cả thế giới tương đương khoảng 32% tổng sản lượng, tụtxuống 22% (xuống khoảng $6,000 tỷ) Từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2009,nhập khẩu của Nhật, Mỹ, thị trường chung Âu Châu giảm 30% Ngành dulịch, hàng không rất thê thảm trong những năm 2008-2010 Số tiền nhữngngười Mễ, Phi, Việt Nam, Nam Mỹ … gửi từ Mỹ về xứ của họ giảm đáng kể,gây nhiều khó khăn cho kinh tế và người dân ở các xứ nhược tiểu này Cácnước kém phát triển trông cậy vào du lịch chịu hậu quả năng nề Ireland bịkhủng hoảng nặng nề về địa ốc, subprime Các xứ như Hy Lạp, Ý, Bồ ĐàoNha, Tây Ban Nha, Trung Nam Mỹ, và Á Châu trong đó có Việt Nam chịuthiệt hại nặng nề về thu nhập du lịch Nhiều xí nghiệp tại tất cả các nước trênthế giới đóng cửa hay lao đao Tại Mỹ, hậu quả của khủng hoảng là 26 triệungười Mỹ đã mất việc, không kiếm được việc làm toàn thời gian, hoặc đã bỏcuộc đi kiếm việc Khoảng 4 triệu gia đình bị tịch thu nhà, 4.5 triệu gia đìnhkhác đang đi vào con đường nhà bị tịch thu hay chậm trễ trả tiền vay mượnmua nhà Gần $11 ngàn tỷ gia sản trong đó có tiền để dành, tiền hưu trí đã ramây khói Hậu quả của khủng hoảng ảnh hưởng đến nhiều thế hệ, và ngaychính nước Mỹ cũng rất khó khăn và mất thời gian trong việc tìm ra phương

án phục hồi kinh tế một cách thực sự hiệu quả

Chính sách nới lỏng tiền tệ của FED, bắt đầu từ cuối năm 2007 để tránhsuy giảm kinh tế, nay lại gây ra lạm phát chứ không giúp nền kinh tế Mỹ phụchồi Giá dầu, lương thực và vàng tăng lên đến mức cao nhất trong lịch sử và

Trang 24

đồng USD cũng mất giá đến mức chưa từng có Nhiều nhà phân tích đánh giá,nếu cứ tiếp tục đẩy mạnh chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ khó có thể ngăn chặnđược nguy cơ sụp đổ mà có khi còn tạo ra tình trạng lạm phát và kinh tế suygiảm hơn nữa.

1.2.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tại một số quốc gia trong khu vực và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Báo cáo Khủng hoảng Nợ 2009 của Tổ chức Jubilee Debt Campaign chỉ

ra rằng, các quốc gia dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng hoảng kinh

tế thường là các quốc gia theo đuổi các dạng chính sách hội nhập kinh tế như:thị trường tài chính mở; phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu, nhất là các mặthàng mà giá trị thấp hoặc đang mất giá; phụ thuộc nặng nề vào các hình thứcđầu tư từ nước ngoài; hoặc theo đuổi các hình thức tín dụng ngắn hạn, giá trịcao [32]

Vẫn theo báo cáo này, là một quốc gia láng giềng trong khu vực của ĐôngNam Á của Việt Nam, nợ nước ngoài của Philippines đứng ở mức 60,3 tỷ đô la

và họ đã trả nợ 13,6 tỷ đô la dịch vụ trong năm 2006 Các tổ chức như thế giớinhư Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) đã đóng một vai trò quan trọng ởPhilippines kể từ khi khủng hoảng nợ nước ngoài bắt đầu vào đầu những năm

1980 Nhưng, với việc là một quốc gia có thu nhập trung bình, Philippines không

đủ điều kiện để hủy nợ theo các quy định quốc tế chung Áp lực đối phó với cáckhoản nợ ở nhiều cấp độ đã khiến Chính phủ Philippines tìm kiếm thu nhậpngoại hối thông qua chính ngành công nghiệp khai khoáng của họ Không may,nhiều dự án khai thác mỏ được thực hiện đã gây ra thiệt hại nặng nề về môitrường và xã hội, và động lực thu hút đầu tư cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuậntài chính thu về không cao Một ví dụ điển hình cho hệ quả của các chính sáchkiểu này là mỏ lộ thiên tại Rapu Rapu ở phía đông nam của Philippines đã gây ra

Trang 25

việc ô nhiễm cyanide và chất thải, đã giết số lượng lớn cá, đồng thời là nguồnkiếm ăn chính của người dân tại địa phương Hiện nay, tình trạng thiếu tíndụng toàn cầu và việc giá hàng hóa tụt giảm mạnh gây ra tình trạng các dự ánkhai thác bị bác bỏ hoặc bị trì hoãn, lợi nhuận cũng như triển vọng của chínhnhững dự án này trở nên mù mịt hơn bao giờ.

Khái quát hơn, với việc là một quốc gia thu nhập ở mức trung bình tương tựnhư Việt Nam, Philippines rất phụ thuộc vào tài chính tư nhân, thậm chí phụthuộc hơn nhiều các quốc gia nghèo nhất khác Do đó, theo đánh giá của WB,Philippines cũng sẽ yếu đuối hơn trước cuộc khủng hoảng 2008, và có khả năngcao bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai Bởivậy, người dân của nước này cũng có khả năng cao hơn hứng chịu nghèo đói vàcuộc sống khó khăn trong giai đoạn hậu khủng hoảng Cán cân thanh toán củaPhilippines thâm hụt khoảng 394 triệu đô la Mỹ trong quý III của năm 2008, mộthình ảnh trái ngược của kết quả thặng dư 3,5 tỷ đô la Mỹ trong cùng kì năm

2007 Khoảng ba phần năm nợ nước ngoài của Philippines là thương mại và hơn

8 tỷ đô la Mỹ là từ các khoản nợ ngắn hạn, sắp đáo hạn trong năm 2009 Trongkhi đó, theo nghiên cứu của Quỹ Kinh tế (Economics Foundation), vào năm

2007, Philippines đã yêu cầu mức hủy nợ 63% chỉ đơn thuần để chính phủ có thểđáp ứng các nhu cầu cơ bản của công dân [32]

1.3 Tiểu kết

Có thể nói rằng, Việt Nam, trước sự kiện khủng hoảng kinh tế 2008, đãđang trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế với những dấu hiệu tích cực,phù hợp với thực trạng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chếvào thời điểm đó Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ hệ quả của việc TrungQuốc, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới lúc bấy giờ, gia nhập WTO trước vớinhững ưu thế từ việc đi trước trong tiến trình hội nhập, bổ sung vào đó lànhững điểm mạnh vốn có của thị trường này đối với Việt Nam Điểm sáng

Trang 26

lớn nhất của giai đoạn trước 2008 của Việt Nam đó là các nỗ lực đạt được cácThỏa thuận Thương mại Tự do (FTA) như với ASEAN (1992), với Nhật Bản(2003); hay trở thành thành viên của các tổ chức, liên minh kinh tế thế giớinhư APEC (1998), WTO (2007).

Khủng hoảng kinh tế 2008 là một thử thách không nhỏ đối với các nềnkinh tế còn non trẻ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có ViệtNam Tuy nhiên, Việt Nam đã có những điều chỉnh nhạy bén để nhanh chóngthích nghi với tình hình mới Có thể nói rằng, chúng ta đã có thể biến khókhăn thành thời cơ để vươn lên, trong bối cảnh các nền kinh tế - tài chính lớntrên thế giới đang gặp phải các biến cố lớn, và thể hiện sự chậm chạp của họtrong khả năng phục hồi sau cú sốc 2008

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1 Quan điểm, mục tiêu của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

Tại Việt Nam, các chính sách được Chính phủ đề ra và thực hiện đềuphải mang tính thống nhất, xuyên suốt với tinh thần chỉ đạo của Đảng CộngSản Việt Nam Trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế 2008, Đảng đã tiếptục có những chỉ đạo, định hướng sâu sắc về chính sách hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam Văn kiện Đại hội XI tiếp tục khẳng định tính khách quan củaviệc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, coi trọng mọi thành phần kinh tế, mọihình thức kinh doanh và vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước

2.1.1 Đa dạng hoá các hình thức sở hữu

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn đổi mới, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã

có những khái quát mới về lý luận: “Phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.” [26, 1288]

Lần đầu tiên trong Văn kiện, Đảng nêu đa dạng hóa các hình thức sởhữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp Đây là một bướcphát triển mới trong nhận thức lý luận của Đảng về nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội chúng ta ngàycàng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa chế độ sở hữu, hình thức sở hữu vàloại hình kinh doanh Mỗi chế độ sở hữu trong thực tiễn có thể có nhiều hìnhthức sở hữu mà ở đó sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất và biểu hiện ra là các loại hình kinh doanh có hiệu quảcao góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế Sự phát triển đa dạng của các hìnhthức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuấtcàng đa dạng, trình độ xã hội càng phát triển, quan hệ sản xuất càng mở rộngthì tính đa dạng trong quan hệ sở hữu cũng ngày càng tăng lên

Trang 28

Vì vậy, Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ nhấn mạnh “Phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh” [26, 1288], còn sốlượng các hình thức sử hữu, các thành phần kinh tế và theo đó là bao nhiêuloại hình doanh nghiệp là do nhu cầu khách quan của sự phù hợp giữa quan hệsản xuất và lực lượng sản xuất quyết định Đây là một bước tiến nhằm tạo mộtkhông gian mở cho quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượngsản xuất hoạt động, để có thể tránh giáo điều chủ quan.

2.1.2 Coi trọng mọi hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh

Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã cho thấy khái quát mới về mặt lý luận,trong đó tập trung vào vào việc phát triển nền kinh tế thị trường với nhiềuthành phần kinh tế, các thiết chết bảo vệc các hình thức sở hữu với mọi loạithành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và đặc biệt là quyền và tráchnhiệm của chủ sở hữu đối với xã hội Những điều này được thể hiện qua việc,Đảng CSVN đề xuất “hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh

tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế Phát triểnmạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theoquy hoạch và quy định của pháp luật Tạo điều kiện hình thành một số tậpđoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”,

“Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thànhquan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài,hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [26, 1288]

Có thể có ý kiến còn băn khoăn về cách tiếp cận nêu trên của Văn kiệnĐại hội XI của Đảng so với lý luận của V.I Lê-nin về các thành phần kinh tếtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chúng ta biết rằng, nhận thức vềthành phần kinh tế của V.I Lê-nin cũng rất uyển chuyển, linh hoạt phù hợpvới các giai đoạn phát triển khác nhau: Giai đoạn áp dụng chính sách cộng sản

Trang 29

thời chiến, thành phần kinh tế được nhấn mạnh trên cơ sở quan hệ sở hữu nhấtđịnh, nhưng khi chính sách kinh tế mới (NEP) ra đời, thành phần kinh tế lạiđược nhấn mạnh đến các hình thức kinh tế.

Như vậy, ở các giai đoạn khác nhau thì nhận thức về thành phần kinh tếcũng có sự thay đổi, đó là quá trình khách quan phù hợp với quy luật nhậnthức Vì vậy, quá trình đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về các thành phầnkinh tế ở nước ta qua các kỳ đại hội của Đảng là hoàn toàn phù hợp vớinguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phù hợp vớithực tiễn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ đang pháttriển cả về chiều rộng và chiều sâu

2.1.3 Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước

Trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng tiếp tục khẳng định: “Kinh tế nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển.Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vữngchắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là một trong những động lựccủa nền kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích pháttriển Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổchức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển” [26, 1288]

Tại Đại hội VIII (năm 1996), Đảng lần đầu tiên đưa ra phạm trù kinh tếnhà nước thay vì cách gọi kinh tế quốc doanh trước đó, với nội hàm rộng hơn,bao quát được toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của đất nước; những

cơ sở hạ tầng được tạo ra; các loại quỹ của quốc gia; các doanh nghiệp nhànước bao gồm cả doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh nhờ

đó đã giải quyết được vấn đề nhận thức thực tiễn cũng như lý luận về vai tròchủ đạo của kinh tế nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả cao sẽ góp phần tăngcường tiềm lực và sức mạnh của kinh tế nhà nước trong sứ mệnh chủ đạo

Trang 30

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cho nên, việc tănghay giảm cả về quy mô, số lượng, chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanhcủa các doanh nghiệp nhà nước chỉ phản ánh một bộ phận của kinh tế nhànước nói chung, chứ không thể coi đó là toàn bộ kinh tế nhà nước với vai tròchủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng chỉ rõ: “Nhà nước quản lý nền kinh

tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất” [26,1289] Luận điểm nêu trên của Đảng ta là hoàn toàn phù hợp với thực tiễnkinh tế khách quan Bài học từ các nền kinh tế lớn vừa qua cũng cho thấy, vaitrò của nhà nước không chỉ thể hiện ở sự điều hành vĩ mô nền kinh tế, mà còn

ở thực lực của kinh tế nhà nước

Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ và cuộckhủng hoảng nợ công ở các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nóilên điều đó Mỹ là nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, đóng góp 19,39 nghìn tỷ đô

la Mỹ vào GDP toàn cầu trong năm 2017 [34], nhưng thực lực kinh tế lại nằmtrong tay các tập đoàn kinh tế tư nhân, nên khi các “đại gia” sụp đổ thì nhànước cũng đứng trước nguy cơ vỡ nợ Học thuyết chủ nghĩa tự do mới, vớiviệc hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế đã bị sụp đổhoàn toàn Ông Nicolas Sarkozy, Tổng thống Pháp đồng thời là Chủ tịch luânphiên của Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi phải “tái xây dựng một chủnghĩa tư bản điều chỉnh.” [18]

Như vậy, để chuyển biến nhận thức từ giai đoạn phân chia các thànhphần kinh tế thành hai loại: kinh tế xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa(trước đổi mới), đến thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần (trong đổi mới),

và thừa nhận tất cả các thành phần kinh tế đều là những bộ phận cấu thành củanền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình

Trang 31

lâu dài, phải trải qua hơn 15 năm đổi mới (đến Đại hội IX năm 2001) Ngàynay, từ kết quả 25 năm đổi mới chúng ta lại có một bước tiến quan trọng trongquá trình nhận thức bằng việc khẳng định vai trò của các thành phần kinh tếqua sự đóng góp đối với sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mang lại cho nềnkinh tế quốc dân.

Vì thế, trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng tiếp tục khẳng định: “Các thànhphần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọngcủa nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác vàcạnh tranh lành mạnh Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thểkhông ngừng được củng cố và phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tếtập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế Kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển Các hình thức sở hữu hỗnhợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càngphát triển Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từngbước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường,vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa” [26, 1288]

2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trước 2008

2.2.1 Định hướng của Đảng trước 2008

Với bước ngoặt là Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đề ra đường lối đổimới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của nền kinh tế, sự nghiệp đổi mới củaViệt Nam được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc vàmột cục diện, trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó các nước có chế

độ chính trị khác nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau Đảng đã nhận thứcrõ rằng bối cảnh đó là điều kiện để chúng ta phát triển đường lối đối ngoại độclập, tự chủ và rộng mở

Trang 32

Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) đã xác định rõ chủ trương “độc lập

tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm

“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [8], đánh dấu bước khởi đầu tiến trình

hội nhập trong giai đoạn mới của nước ta Thực hiện chủ trương này, ViệtNam đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương

và đa phương với nhiều đối tác, dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực(trao đổi hàng hóa, đầu tư sản xuất, mở rộng quan hệ tài chính - tín dụng, hợptác khoa học kỹ thuật), tạo ra môi trường kinh doanh trong nước thuận lợi vàkhai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho quá trình phát triểnkinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước Thực tế giai đoạn đó chothấy chủ trương đúng đắn của Đảng đã đánh dấu bước khởi đầu của Việt Namtham gia hội nhập kinh tế quốc tế

Tháng 11/1996, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TW về mở rộng

và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996 - 2000 Tới năm 2001,Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định chủ trương “chủ động hộinhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” theonguyên tắc “bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môitrường”

Sau việc tham gia thành công vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),vào tháng 01/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết08-NQ/TW ngày 05/02/2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nềnkinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO.Nghị quyết đã nêu rõ các cơ hội và thách thức của việc gia nhập WTO và đề

Trang 33

ra các định hướng lớn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững saukhi gia nhập WTO Trên tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số16/2007/NQ-CP, ngày 27/2/2007, Chương trình hành động của Chính phủ về

“Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO”; giao các bộ, ngành, địa phương

triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức,đưa nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới Đây là một bước ngoặt lớn,diễn ra vào thời điểm ngay trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008,

và vô hình chung đã tạo một nền tảng thuận lợi cho Việt Nam thực hiện cácchính sách hội nhập kinh tế sau 2008, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hứngchịu nhiều tổn thất

3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc(11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%).Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá: Khuvực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ

2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng

Trang 34

10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32% cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng8,5%/ so với mức 8,29% của năm 2006 (tính theo giá so sánh năm 1994).

Bảng 2.1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Cũng theo Tổng cục Thống kê, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức

kỷ lục: Ước tính vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm của các dự án cũ bổ sung

cả năm 2007 đạt trên 20,3 tỉ USD, tăng 8,3 tỉ USD, so năm 2006 (12 tỉ USD),vượt kế hoạch 7 tỉ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay Tổng số vốnFDI năm 2007 đạt mức gần bằng vốn đầu tư của 5 năm 1991 - 1995 là 17 tỉUSD và vượt qua năm cao nhất 1996 là 10,1 tỉ USD Vốn đầu tư chủ yếu tậptrung vào dịch vụ 63,7% và công nghiệp 35,0%, ngành nông - lâm nghiệpthủy sản 1,3% Địa phương thu hút nhiều vốn FDI đăng ký mới trong 2007 làThành phố Hồ Chí Minh 308 dự án với số vốn gần 2 tỉ USD; Phú Yên 5 dự ánvới số vốn trên 1,7 tỉ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu 1 tỉ 69 triệu USD; Bình Dương

1 tỉ 20 triệu USD; Hà Nội 963 triệu USD và Vĩnh Phúc 789 triệu USD Có 4quốc gia và vùng lãnh thổ đạt trên 1 tỉ USD vốn đầu tư mới là: Hàn Quốc3.686,9 triệu USD; Quần đảo Virgin thuộc Anh 3.501 triệu USD; Singapore1.551,5 triệu USD; Đài Loan 1.141,9 triệu USD [24]

Trang 35

Trong năm 2007 cả nước đã thu hút 350 lượt dự án tăng vốn với số vốntrên 3,2 tỉ USD vốn đầu tư tăng thêm của các dự án cũ Nét mới trong thu hútvốn FDI năm 2007 là cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ công nghiệp sang lĩnhvực dịch vụ khách sạn, căn hộ cho thuê, nhà hàng, du lịch, tài chính, ngânhàng Địa bàn đầu tư cũng chuyển mạnh đến các vùng ít dự án như miềnTrung, miền Bắc Năm 2007, cả nước có 52 địa phương thu hút vốn FDI Cáctỉnh miền Trung năm 2007 đã thu hút 3,3 tỉ USD vốn đầu tư đăng ký mới,tăng 264,5% so với năm 2006 và gần bằng số vốn FDI của 18 năm trước đócộng lại (3,5 tỉ USD) Nhà máy lọc dầu Vũng Rô do Anh và Nga hợp tác đầu

tư, vốn FDI của tỉnh Phú Yên đạt 1,7 tỉ USD là đứng đầu các tỉnh miền Trung,vượt qua Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế [24]

Tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2007 của nước ta đạt 20,3 tỉUSD là mức cao nhất từ trước đến nay.Vốn đầu tư thực hiện năm 2007 ướcđạt 5,1 tỉ USD, tăng 1,2 tỉ USD (30,7%) so năm 2006 (39,56 tỉ USD) Cùngvới tăng vốn FDI, lượng kiều hối đổ về Việt Nam tiếp tục tăng cao Dự kiến

cả năm 2007, lượng kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về quakênh chính thức đạt 5,5 tỉ USD so với mức 4,7 tỉ USD năm 2006 và gấp 157lần năm 2001 Tốc độ tăng bình quân 37%/năm đưa lượng kiều hối gửi quakênh chính thức được thực hiện từ năm 1991 đến 2007 lên con số 29,4 tỉUSD, chiếm 70% vốn FDI, tính từ năm 1998 và cao gấp rưỡi vốn ODA đượcgiải ngân kể từ 1993 Nguồn vốn kiều hối năm 2007 chủ yếu là giúp ngườithân trong nước đầu tư chứng khoán, kinh doanh địa ốc, một phần mua sắmtài sản, hàng hóa, lễ hội vào dịp cuối năm Vốn đầu tư gián tiếp từ thị trườngchứng khoán cả năm ước đạt từ 4,5 đến 5 tỉ USD năm 2007 [24]

Vẫn theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đếnnay và tăng trưởng với tốc độ cao: Ước tính cả năm kim ngạch xuất khẩu đạt47,7 tỉ USD, tăng 21% so năm 2006 (7,9 tỉ USD) và vượt 15,5% so kế hoạch

Trang 36

Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDIchiếm 58% và tăng 18,4%, (kể cả dầu thô) nếu không có dầu thô, tăng 30,4%

so với năm 2006) Có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỉ USD Hàng có kim ngạch xuấtkhẩu cao nhất là: dệt may đạt 7,8 tỉ USD, tăng 31% vượt qua dầu thô; dầu thôgiảm bằng 97,7%, giày dép tăng 9,5%; thủy sản, tăng 11,9%; sản phẩm gỗtăng 23,7%; điện tử, máy tính tăng 24,6% Gạo xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấngiảm 3, 4% nhưng kim ngạch là 1,5 tỉ USD tăng 14 % do giá xuất khẩu thếgiới tăng Cà phê tăng 52,3%, cao su tăng 5,3% so với năm 2006 Thu nhậpquốc dân theo GDP năm 2007 tính bình quân đầu người đạt 835 USD, tăng 15USD so kế hoạch Dự trữ ngoại tệ đạt 20 tỉ USD, là mức cao so với các nămtrước Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh của năm 2007, những kết quả đạtđược về kinh tế như trên là những thành tựu to lớn, cơ bản và rất đáng tự hào.Nguyên nhân của những thành tựu đó có nhiều, trong đó đường lối đổi mớicủa Đảng và các chính sách kinh tế tài chính có tác dụng kích thích sản xuất,

mở rộng dịch vụ của Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ có vai tròquyết định [24]

Hạn chế

Nhập siêu lớn là hạn chế tiêu biểu nhất của giai đoạn 2006-2007 [24].Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tựu chung cả năm 2007, nhập siêu ướclên tới trên 13,1 tỉ USD, bằng 27,5% kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhậpkhẩu cả năm 2007 ước đạt 60,8 tỉ USD, tăng 35,5% so năm 2006 Nguyênnhân nhập siêu cao có nhiều nhưng nguyên nhân khách quan do giá cả nguyênliệu, nhiên liệu, vật liệu thị trường thế giới tăng cao, nhất là xăng dầu, sắtthép, phôi thép, nhựa, vải sợi, phân bón, thức ăn gia súc Nguyên nhân chủquan do lúng túng trong điều hành xuất nhập khẩu của Nhà nước và các doanhnghiệp Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăngkim ngạch xuất khẩu; công tác dự báo thị trường chưa tốt, chất lượng

Trang 37

hàng hóa xuất khẩu chưa cao, sức cạnh tranh còn hạn chế.

Tốc độ giải ngân vốn ODA tuy có tiến bộ, nhưng vẫn chậm so với yêucầu Trong 2 năm 2006 - 2007 cả nước mới giải ngân đươc 3,9 tỉ USD, tươngđương 32% tổng vốn ODA dự kiến giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 Nguyênnhân chính là do thiếu quy trình phù hợp, thủ tục phức tạp, thiếu rõ ràng, thiếucác quy định trách nhiệm của Việt Nam - nhà tài trợ, công tác di dân, giảiphóng mặt bằng triển khai dự án, tổ chức đấu thầu lúng túng Tỷ trọng vốnFDI trong nông nghiệp chỉ đạt 1,8% tổng số vốn đầu tư năm 2007 là quá thấp

và không cân đối

Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa đều và chưa bền vững.Khuyết điểm này tồn tại đã nhiều năm nhưng vẫn tái diễn lại trong năm 2007.Trong công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao 17%, nhưngtốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm vẫn thấp khoảng 10,2% Khoảng cáchchênh lệch giữa 2 tốc độ vẫn là gần 7%, chưa giảm, ngược lại cao hơn nămtrước đó (17% và 10,34% của năm 2006) Nguyên nhân có nhiều, côngnghiệp chế biến phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu phụ nhập khẩu với giá cảtăng cao, nhất là dệt may, sắt thép, thị trường chưa thật ổn định, sức cạnhtranh còn thấp Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cũng chưa thật vững Sau 1năm vào WTO, hàng dệt may Trung Quốc thống trị thị trường Việt Nam bằngmức giá siêu rẻ Hàng chợ cũng trong tình cảnh tương tự Quần áo TrungQuốc chiếm tới 70% lượng hàng tư thương dự trữ cho dịp lễ Noel và Tếtdương lịch 2007 và cả tết Nguyên đán tới Mẫu mã, mặt hàng Trung Quốc bắtmắt, giá cả cạnh tranh Hàng xuất khẩu dệt may cũng đang gặp sự cạnh tranhgay gắt của hàng Trung Quốc nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm so với tiềmnăng Rào cản thương mại Hoa kỳ cũng là thách thức lớn

Năm 2007, hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 4,5 tỉUSD, nhưng sẽ còn cao hơn nếu không bị Hoa Kỳ đối xử thiếu công bằng bởi

Trang 38

chương trình giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam Vấn đề lao động đìnhcông cũng là thách thức lớn của các doanh nghiệp dệt may Xuất khẩu gạo tuyđạt kế hoạch về số lượng và giá tăng cao nhưng bất cập vẫn còn lớn Nguồncung thiếu nên phải nhập lúa từ Cam-pu-chia hàng trăm nghìn tấn với giá cao(trên 3.100đ/ kg lúa mùa 2007) tại biên giới An Giang, Đồng Tháp về chế biếnnên hiệu quả không cao Và như vậy, liệu lợi nhuận từ xuất khẩu gạo của cácdoanh nghiệp có đem lại lợi ích tương ứng cho người nông dân trồng lúa vùngđồng bằng sông Cửu Long khi giá vật tư, phân bón lên cao và chi phí thugom, vận chuyển, xay xát qua nhiều khâu trung gian, giá cả chưa hợp lý.Cao su, cà phê tuy tăng giá xuất khẩu nhưng chủ yếu là xuất khẩu thô, chưaqua chế biến, chưa có thương hiệu đủ sức cạnh tranh.

2.3 Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2008 – nay:

Trong bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, con đường duynhất và tốt nhất cho nền kinh tế Việt Nam là tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữaviệc hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, với diễn biến mới như vậy của nềnkinh tế thế giới, Việt Nam đã phải cân nhắc và tính toán lại một bộ phận cácnhóm chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nhằm (1) tránh được các hệ quả xấu

từ cuộc khủng hoảng kinh tế, (2) bình ổn được thị trường cũng như nền kinh

tế trong bối cảnh đầy rủi ro và biến động của thế giới, và (3) sử dụng chính sựkiện này như một bước đà, một nền tảng cho quá trình hội nhập và phát triểnkinh tế quốc tế sâu rộng hơn nữa Các nhóm chính sách mà Việt Nam cần cânnhắc, điều chỉnh, cải thiện phải kể tới: hệ thống pháp luật; các chính sách vĩmô; thủ tục hành chính; thu hút và sử dụng FDI; xuất – nhập khẩu; và cácFTA

2.3.1 Trên phương diện tài chính – thương mại

Chính sách tài chính:

Trang 39

Chính sách tài chính bao gồm rất nhiều mảng, lĩnh vực phức tạp liênquan đến toàn bộ dòng chung chuyển vốn và tiền tệ của nền kinh tế Do đóchính sách tài chính cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế.Để tham gia hội nhập thành công, chúng ta không những chỉ cần một hệ thốngchính sách tài chính linh hoạt, nhất quán và đồng bộ, mà cần phải có nhữnggiải pháp nhằm cải cách chính sách tài chính phù hợp nhất Chính sách tàichính có thể được tóm gọn trong ba mảng chính sách chính: thuế; tỉ giá; và lãisuất

Về chính sách thuế:

Theo nguyên tắc cơ bản của bất kỳ tổ chức kinh tế nào cũng đều có miễngiảm thuế nhập khẩu và xoá bỏ hàng rào phi thuế quan Đối với thuế nhậpkhẩu cần phải xây dựng hệ thống thuế quan hợp lý, vận dụng chiến lược đàmphán thuế trần cao hơn mức áp dụng hiện tại; sử dụng tích cực chính sách thuếlàm phương tiện bảo hộ hữu hiệu và hợp lý cho sản xuất trong nước, loại trừdần các biện pháp phi quan thuế Đối với thuế gián thu trong nứơc, tiếp tụchoàn thiện các sắc thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (VAT) Đối với thuếthu nhập duy trì hợp lý thuế thu nhập doanh nghiệp, mở rộng diện đánh thuếthu nhập cá nhân với mức thuế suất thấp để dễ quản lý

Về chính sách tỉ giá:

Trong bài trả lời của mình với Vietnamnet, PGS TS Phạm Thế Anh chorằng, thứ nhất, chính sách tỷ giá của Việt Nam tương đối cứng nhắc, vì vậy nókhông hỗ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế Thực tế cho thấy, tốc độ tăngnăng suất của Việt Nam không theo kịp tốc độ tăng của tỷ giá, do vậy nó làmgiảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế Thời gianvừa qua, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực DN nước ngoài,trong khi khu vực này ít chịu ảnh hưởng của chính sách tỷ giá, còn tỷ trọngxuất khẩu trong nước ngày càng suy giảm Dù có điểm đáng mừng là việc

Ngày đăng: 23/11/2018, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w