1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề HSG Văn 11: BỘ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HSG MÔN VĂN LỚP 11 KÌ THI HSG CẤP KHU VỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

98 5,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 794,29 KB

Nội dung

BỘ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN LỚP 11 TRONG KÌ THI HSG CẤP KHU VỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TRÊN CẢ NƯỚC. BỘ ĐỀ GỒM ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT. Đề HSG Văn 11: BỘ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HSG MÔN VĂN LỚP 11 KÌ THI HSG CẤP KHU VỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

Trang 1

Câu 1 (8 điểm)

Xung quanh vấn đề tự do, Ông Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện nghiên cứu

và phát triển giáo dục IRED đã từng khẳng định:

“Tự do không có văn hoá là thứ tự do hoang dã”.

(Báo Lao Động, Thứ 5 ngày 17/07/2013)

Là một người trẻ tuổi, anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên?

Câu 2 (12 điểm)

Trong cuốn Không tưởng và thức tỉnh, Claudio Magris từng viết:

“Văn học giống như một tờ báo, và nhiều lúc, giống như một tờ báo lá cải về cuộc sống, với những tính chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó”.

Qua một số sáng tác của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, anh (chị)hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề )

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Trang 2

1 Xác định yêu cầu của đề

- Nội dung: Bàn về tự do với những biểu hiện trái chiều của nó.

- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận, bác bỏ.

-“Tự do”: Thoát khỏi/không bị ràng buộc, giải phóng cá nhân và xã hội

ra khỏi những khuôn khổ nhất định Tiến trình phát triển của loài người

là đi từ tự do hoang dã tới tự do trong một xã hội văn minh.

-“Văn hoá”:

+ nghĩa hẹp: bản sắc,phong tục tập quán của một vùng, miền.

+ nghĩa rộng: hiểu biết về trật tự xã hội, ứng xử văn minh, làm cho trí tuệ, tâm hồn con người trở nên đẹp hơn, xa rời cái tự nhiên hỗn mang.

Câu nói trên dùng khái niệm theo nghĩa này, nhưng ở thể phủ định, để

nói đến vấn đề tự do nhưng không hiểu biết, không văn minh, không

làm cho mỗi cá nhân và xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- “Tự do hoang dã”: tự do thời nguyên thuỷ, hay là sự tự do của cái hỗn mang trong nhận thức và tri thức.

→ Tóm lại, câu nói của ông Giản Tư Trung nhấn mạnh cách hiểu lệch

lạc về tự do khi tách nó xa khỏi những trật tự và ý thức văn hoá.

để giải phóng sức lao động, loài người đấu tranh dành tự do cho dân tộc,

cho mỗi cá nhân) Như thế, tự do có văn hoá là một giá trị lớn.

+ Tự do hoang dã: rũ bỏ mọi ràng buộc và giới hạn, trật tự Nếu không có bản lĩnh đúng đắn, tự do hoang dã sẽ kéo con người đi ngược/

đi lùi lại với văn minh nhân loại.

- Trong xã hội, có một bộ phận thiếu bản lĩnh và tri thức, đã theo đuổi tự

1

2

3

Trang 3

do cá nhân tuyệt đối, tự do hoang dã của bản năng, không tôn trọng mọi

người xung quanh, đi ngược lại đạo đức và thẩm mĩ xã hội (Ví dụ:

trong văn hoá: cách ăn mặc phản cảm, phát ngôn thiếu suy nghĩ; trong

pháp luật: những vụ giết người, cướp của, tham nhũng… đều xuất phát

từ sự tự do thiếu kiểm soát của lí trí này).

- Tự do hoang dã không chỉ gây phản cảm mà còn ảnh hưởng đến quyền

tự do, quyền sống của những người xung quanh.

2.2.3 Bàn luận mở rộng

Suy nghĩ về lối sống tự do hoang dã của một bộ phận giới trẻ hiện nay:

- Nguyên nhân của lối tư duy “tự do hoang dã”:

+ Sự ích kỉ cá nhân.

+ Phong trào hô hào tự do cá nhân, "sống thật" của một bộ phận giới trẻ khi chưa đủ bản lĩnh và tri thức, chưa có căn cốt đạo đức để nhận diện trách nhiệm của cá nhân trong xã hội.

+ Giáo dục thiếu căn bản, chưa đi vào chiều sâu, chưa quan tâm đến ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh.

+ Xã hội sống chưa thật lành mạnh để định hướng ý thức cho mỗi cá nhân.

- Phương hướng khắc phục + Giáo dục: chú trọng giáo dục nhân cách, tạo nền tảng văn hoá xã hội lành mạnh cho thế hệ trẻ.

+ Mỗi cá nhân vẫn phát huy bản sắc cá nhân, song sống sâu sắc, suy nghĩ có trách nhiệm: trách nhiệm cá nhân trong xã hội: sống lương thiện,

1 Yêu cầu chung

- Nội dung: bàn về những đặc điểm cơ bản của lí luận văn học: đặc

trưng văn học: phản ánh về cuộc sống con người trong tính đời thường sinh động, đi sâu vào những ngóc ngách của số phận cá

nhân; do đó văn học cần chọn lựa chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và tinh

tế để tái hiện và tái tạo hình tượng đời sống trong tác phẩm.

- Thao tác: giải thích, phân tích, bình luận, tổng hợp.

2 Gợi ý dàn bài 2.1 Mở bài: Giới thiệu vấn đề, trích dẫn quan điểm của C.Magris.

2.2 Thân bài

2.2.1 Giải thích vấn đề

- Văn học giống như một tờ báo: văn học phản ánh cuộc sống.

- Văn học giống như một tờ báo lá cải về cuộc sống với những tính chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó:

+ “Báo lá cải” là báo đưa tin vặt, những tin không chính thống song

lại có ý nghĩa mở rộng và nhìn vấn đề từ những chiều kích khác, nhiều khi ở góc độ đời thường cá nhân.

+ Văn học là một tờ báo lá cải về cuộc sống với những tính chất nhỏ nhặt thường tình da diết: văn học phán ánh cuộc sống con người

1

3

Trang 4

trong cái bình thường nhỏ nhoi, đi vào khám phá những số phận cá

nhân trong cuộc sống nhân sinh bề bộn, khám phá phần khuất lấp

phức tạp đầy cảm xúc của cuộc sống Đây chính là lí do để văn học

trở nên sâu sắc và nhân bản Để tái hiện và tái tạo cuộc sống trở

thành một hình tượng nghệ thuật sinh động trong tác phẩm văn

chương, nhà văn cần phải tinh tế trong việc chọn lựa chi tiết tiêu

biểu, vừa đời thường vừa có giá trị khái quát.

Như vậy, nhận định của C Magris khẳng định đối tưọng đặc thù của

văn học: cuộc sống nhân sinh đời thường phức tạp, sinh động và phương

tiện để xây dựng hình tượng văn học: các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong

tác phẩm.

2.2.2 Chứng minh trong sáng tác giai đoạn 1930-1945

- Bất cứ tác phẩm nào thành công cũng có thể minh hoạ cho vấn đề trên.

- Song theo yêu cầu của đề, HS có thể chọn những tác phẩm trước CM

như: truyện ngắn của Nam Cao (Chí Phèo, Đời thừa), Thạch Lam

(Hai đứa trẻ), Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù), hay thơ của các nhà Thơ

mới thơ Hồ Chí Minh (Chiều tối) Khi phân tích, HS cần làm sáng rõ

những điểm cơ bản như: số phận con người, thế giới tâm hồn tinh tế

phong phú nhạy cảm của con người trong cuộc sống đời thường, và đặc

biệt cần chọn – phân tích những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm để thấy

sự khắc hoạ hình tượng cuộc sống chân thật sâu xa, tính chất thường

tình da diết của nó trong tác phẩm.

2.3 Kết luận.

7

1 Lưu ý khi chấm bài:

- Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản có tính định hướng, khi chấm bài giáo viên cần vận dụng hướng dẫn chấm một cách linh hoạt.

- Khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng của học sinh.

Trang 5

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích bức tranh thiên nhiêntrong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và bài thơ “Chiều tối” của HồChí Minh.

-Hết -(Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu,cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.)

Họ và tên thí sinh:………SBD:………

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT THI HSG ĐBBB VÀ DUYÊN HẢI

LẦN THỨ X, NĂM 2014

MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP: 11

(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 01 trang

Trang 6

* Câu 1 (8 điểm):

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên cần đảm bảonhững yêu cầu cơ bản sau:

I Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội (có luận điểm, luận cứ xác thực, lập luậnchặt chẽ, vận dụng các thao tác lập luận linh hoạt)

- Có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức xã hội và biết cách vận dụng kiến thức xã hội vàobài văn một cách hợp lý

- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận và dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt mạch lạc

II Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của bản thân theo những cách khác nhau nhưng cầnchân thành, hợp lí và thuyết phục Về cơ bản, cần đạt được một số ý chính sau:

1 Gi ải thích khái niệm (2.0 đ)

- Hỏi là khái niệm chỉ hoạt động của con người muốn tìm kiếm câu trả lời cho điềumình đang quan tâm

- Hỏi còn thể hiện nhu cầu nhận thức, muốn tìm hiểu, khám phá, nâng cao tầm hiểubiết

- Hỏi còn thể hiện sự quan tâm đến người khác hay nhằm thỏa mãn tính hiếu kì củacon người

 Hỏi là một hoạt động không thể thiếu của con người trong giao tiếp cộng đồng, lànhu cầu tất yếu, là phương thức tồn tại, phát triển của xã hội loài người

2 Bàn luận và mở rộng (4,0 đ)

- Cuộc sống muôn màu, đa dạng và phức tạp còn sự hiểu biết của con người là hữuhạn Vì thế có rất nhiều điều con người cần hỏỉ và muốn hỏi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG ĐBBB VÀ DUYÊN HẢI

LẦN THỨ X, NĂM 2014

MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP: 11

(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 01 trang

Trang 7

- Hỏi đóng vai trò quan trọng:

+ Hỏi là cách thức để khám phá thế giới tự nhiên và đời sống tâm hồn con người

+ Là con đường rèn luyện trí tuệ, phát triển tư duy

+Bộc lộ hành vi đạo đức, thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ giữa con người với con người.+ Là cách thức hữu hiệu góp phần cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội

- Trong xã hội có người ham hỏi, có người ngại hỏi

+ Người ham hỏi là người có chí tiến thủ, có ý thức tự nâng cao năng lực bản thân từ

đó sẽ giúp hoàn thiện bản thân, được mọi người yêu quý, kính trọng

+ Người ngại hỏi là người mang tư tưởng an phận, không có khát vọng, lý tưởng sống,thờ ơ với thế giới xung quanh, dần dần sẽ tụt hậu, không được mọi người quý trọng

- Tuy nhiên hỏi phải xuất phát từ nhu cầu phát triển bản thân, chứ không phải hỏixong để đấy, hay hỏi chỉ để thỏa mãn tính hiếu kì, tò mò

3 Bài học rút ra (2.0 đ)

- Luôn tự đặt ra những câu hỏi và cố gắng tự tìm câu trả lời

- Cần “Hoài nghi tất cả” để tìm ra chân lý

- Hỏi mọi người, mọi nơi, mọi lúc

- Phải có nghệ thuật hỏi Tránh rơi vào “Ba thứ ngu dốt: Không biết điếu phải biết,biết bậy điều đang biết và biết điều không nên biết” (L Rô-sa-phô-cô)

*Câu 2 (12,0 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục chặtchẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có hình ảnh; dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗidùng từ, diễn đạt và ngữ pháp

- Biết vận dụng các thao tác nghị luận, giải thích, phân tích, chứng minh, so sánhthuần thục

- Biết cách đưa kiến thức lý luận văn học hợp lý

II Yêu cầu về nội dung

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơbản sau:

Trang 8

1.Trình bày những hiểu biết về thế giới hình tượng trong văn học và những hiểu biết

cơ bản về nội dung trữ tình trong thơ trữ tình (4,0 đ)

- Văn học nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm, khát vọng, mơ ước củacon người thông qua thế giới hình tượng Thế giới hình tượng được hiểu là bức tranh đờisống mang những ý nghĩa mới, kết tinh chứa đựng những tư tưởng, tình cảm của conngười

-Văn học chuyển những cảm thụ, nhận thức về đời sống và truyền tải tư tưởng, cảmxúc của người viết không chỉ bằng những lời lẽ đơn thuần mà chủ yếu bằng những đốitượng cảm tính (như hình ảnh tự nhiên, đồ vật, con người )

Theo Lưu Hi Tái: tinh thần của núi không bút nào tả được, phải lấy sương khói mà

tả, tinh thần mùa xuân không tả được, lấy cỏ cây mà tả

- Vì thế, trong thơ trữ tình, ta không chỉ bắt gặp những cảm xúc, tâm trạng trực tiếp

mà có khi chỉ thấy những hình ảnh, chi tiết đời sống Khi đó nội dung trữ tình không nằm

ở bề ngoài sự việc, ngoại cảnh được miêu tả mà ẩn đằng sau những diều đó

- Cảnh vật, sự kiện trong thơ trữ tình không đơn giản là cảnh vật, sự kiện khách quan

mà đã là “tâm cảnh, ý cảnh, ý tượng, tâm sự, ý sự” Vì thế “không chỉ có thiên nhiên mà luôn có một người đang lặng lẽ ngắm nhìn, rung động, suy tư và gởi gắm bao niềm tâm sự.”

2 Phân tích hai tác ph ẩm để làm rõ ý kiến.(8,0đ)

2.1 Phân tích b ức tranh thiên nhiên trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Khi Nguyễn Khuyến là một ông hưu quan về

ở ẩn

- Phân tích bài thơ làm nổi bật những ý cơ bản sau:

+ Nhờ việc lựa chọn những hình ảnh bình di, quen thuộc, cách gieo vần, từ láy, bútpháp chấm phá…đã làm nổi bật vẻ đẹp của mùa thu thanh sơ, tĩnh lặng, trong trẻo, đượmbuồn

+Hồn thơ rung động trước vẻ đẹp của cảnh thu nơi làng quê

+ Tâm trạng suy tư, trầm lắng, chất chứa nỗi niềm thầm kín về cảnh tình đất nước

Trang 9

2.2 Phân tích b ức tranh thiên nhiên trong bài “Chiều tối” của Nguyễn Ái

Quốc-H ồ Chí Minh.

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Trên con đường chuyển lao

- Phân tích bài thơ làm nổi bật những ý cơ bản sau:

+ Bác sử dụng bút pháp chấm phá, vẽ mây nẩy trăng, tạo những hình ảnh hàmsúc…vẽ nên bức tranh chiều tối nơi xứ người bát ngát, yên ả, thơ mộng, đượm buồnmang đậm vẻ đẹp cổ điển

+Người tù- thi nhân- chiến sỹ đã quên nỗi vất vả của bản thân đắm mình trong cảnhvật, đồng thời gửi gắm nỗi buồn mất tự do, cũng như lòng thương nhớ cố hương

- Bài thơ “Chiều tối” mang tâm sự của một người tù- chiến sỹ cộng sản gặp hoạn lộ

mà không nguôi nỗi nhớ quê hương, đồng bào, đồng chí, khao khát tự do Vì thế, tưtưởng thơ vận động theo hướng khỏe khoắn, hướng về ánh sáng, sự sống, tương lai

- Ý kiến trên đã giúp người đọc biết cách cảm thụ thơ khi tác phẩm viết về đề tài thiênnhiên

Người ra đề

Nguyễn Thu Trang

Trang 10

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (8,0 điểm)

Chúng ta hãy cố gắng để chỉ chết một lần thôi

(Cantauzene)Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Câu 2 (12,0 điểm)

Bàn về truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: “Truyện ngắngiống như nước hoa quả cô đặc”, còn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định: “Đó là một tácphẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”

Anh chị hiểu như thế nào về những ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ thông qua một vàitruyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao

Hết

Trang 11

-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC: 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11 Câu 1 (8 điểm)

A) Yêu c ầu về kĩ năng

Làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; bố cục mạch lạc, rõ ràng; lậpluận chặt chẽ; hành văn trôi chảy; không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt

B) Yêu c ầu về kiến thức

Thí sinh có thể luận giải vấn đề theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí

và đảm bảo những ý cơ bản sau:

1 Giải thích

- Theo nghĩa thông thường, chết là trạng thái cơ thể con người dừng lại mọi hoạt động: hơithở chấm dứt, não bộ không còn tư duy, tim ngừng đập, Đã sinh ra trong cõi đời, không aithoát khỏi cái chết, đó chính là cái “chết một lần” mà không người nào tránh được

- Nhưng bên cạnh cái chết thể xác ấy, còn có những cái chết về tinh thần, về thanh danh, chếttrong khi còn đang sống Chẳng hạn: khi con người không còn lí tưởng, mục đích sống,không có ước mơ, hoài bão; chán nản, buông xuôi trước hoàn cảnh khó khăn; khi tâm hồn vôcảm, đóng băng; khi đánh mất danh dự, lương tâm với những việc làm khiến đồng loại xalánh, chối bỏ

- Tác giả của câu nói khuyên chúng ta không ngừng nỗ lực, cố gắng để không rơi vào nhữngcái chết về tinh thần, để chỉ một lần chết theo quy luật của kiếp nhân sinh

2 Bình luận

- Sự cố gắng để “chỉ chết một lần thôi” là điều cần thiết đối với tất cả mọi người Mỗi cá nhânchỉ một lần được sống, vì vậy phải phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để tạo nên cuộc đời có ýnghĩa, một sự sống đích thực, khi nhắm mắt xuôi tay được thanh thản

Trang 12

- Chết trong khi còn đang sống là điều đáng sợ và đáng tiếc, cuộc đời con người uổng phí, vônghĩa, bị xã hội chê cười, khinh bỉ.

- Lấy dẫn chứng về những con người đã “cố gắng để chỉ chết một lần thôi”, đã tạo nên mộtcuộc sống có ý nghĩa, được xã hội tôn vinh, trân trọng, thậm chí họ đã bất tử sau cái chết

-Điểm 4-5: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý cơ bản, ít mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.

-Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

-Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Câu 2: (12 điểm)

A) Yêu cầu về kỹ năng:

- Làm tốt bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học: đặc trưng của thể loại truyệnngắn; bố cục mạch lạc, rõ ràng; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, bìnhluận, chứng minh…; hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt

B) Yêu cầu về kiến thức:

Trang 13

Trên cơ sở nắm vững đặc trưng của thể loại truyện ngắn và kiến thức về một vài truyệnngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao, thí sinh có thể trình bày bài viết theonhững cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1 Giải thích ý kiến của hai nhà văn

Ý kiến của Trương Hiền Lương và Truman Capote tuy có cách diễn đạt khác nhaunhưng đều nêu lên đặc điểm và phẩm chất của thể loại truyện ngắn:

- Về đặc điểm thể loại, truyện ngắn cần sự “cô đặc” (Trương Hiền Lương), “khôngđược dài” (Truman Capote):

+ Sự giới hạn về dung lượng - truyện ngắn có dung lượng nhỏ

+ Truyện ngắn thường chỉ hướng tới khắc họa một hiện tượng đời sống, tái hiện mộtkhoảnh khắc nhân sinh, một lát cắt hiện thực

+ Phản ánh được những “bề sâu” (Truman Capote): Bề sâu của đời sống, bề sâu tưtưởng và tấm lòng của nhà văn (tư tưởng về hiện thực, tấm lòng nhân đạo); bề sâu về tài năngcủa người nghệ sĩ ngôn từ (tài năng xây dựng tình huống truyện, tài năng kể chuyện, xâydựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, tạo dựng chi tiết nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ…).Thể loại này đòi hỏi nhiều công phu sáng tạo của người cầm bút

- Cả hai ý kiến đều là những định nghĩa sâu sắc, độc đáo về truyện ngắn

2 Chứng minh:

- Thí sinh cần lấy được dẫn chứng và phân tích một cách thuyết phục để làm sáng tỏ nhữngđiều đã giải thích ở trên

Trang 14

3 Bàn luận mở rộng:

- Để mỗi truyện ngắn thực sự là một cốc “nước hoa quả cô đặc” tinh túy,“có bề sâu” cả về nộidung và nghệ thuật, người cầm bút phải không ngừng mài giũa tài năng, khổ luyện trong laođộng chữ nghĩa, gắn bó sâu sắc với cuộc đời và con người

- Độc giả để có thể tiếp nhận, khám phá được những bề sâu đó thì phải sống hết mình với tácphẩm, tích cực đồng sáng tạo với nhà văn

* Cách cho điểm:

- Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập luận

sắc sảo

- Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

- Điểm 8-9: Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn

- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

* Lưu ý chung: Khi chấm bài, giám khảo vừa bám sát đáp án và biểu điểm, vừa linh hoạt,

trân trọng những suy nghĩ riêng của thí sinh nếu thấy hợp lí.

Người ra đề và làm đáp án:

Tiết Tuấn Anh

Trang 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

“Bạn không cần thiết thay đổi toàn bộ thế giới ; chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay

đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một phần của thế giới”

(Osho, Sách về hiểu biết, Nxb Thời đại, H, 2011, tr 98).

Lời tâm sự trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 2 (12,0 điểm)

“Chi tiết nhỏ làm nên tài năng lớn” (Lép Tôn-xtôi).

Anh /chi hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên

Hết

Trang 16

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM 2014

Câu 1 (8,0 điểm).

I.Yêu cầu chung:

1 Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận cũng như cácphương thức biểu đạt hỗ trợ

2.Hiểu đúng bản chất tâm sự của Osho: Vai trò quyết định của mỗi cá nhân trong việc tạo lậpmột thế giới ngày càng tốt đẹp hơn

3.Biết huy động hợp lý, linh hoạt các loại kiến thức để giải quyết thuyết phục vấn đề cần nghịluận Trong đó, đặc biệt là những trải nghiệm sâu sắc, thấm thía và có ý nghĩa của bản thânngười viết

II.Yêu cầu cụ thể:

1.Giải thích ngắn gọn.

- Cách hiểu khái niệm “thay đổi”? (“thay đổi” có nhiều chiều hướng: hoặc theo hướng

tích cực, tốt đẹp hơn hoặc theo hướng tiêu cực, xấu đi, tệ hơn, Khái niệm “thay đổi”

trong lời tâm sự của Osho cần được hiểu là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, tốt

đẹp.)

-“Bạn không cần thiết phải thay đổi toàn bộ thế giới;” nghĩa là gì? Tại sao vậy?

-“ chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một

phần của thế giới” nghĩa là thế nào?

=> Bản chất tâm sự của Osho: Sự thay đổi của mỗi cá nhân đóng vai trò quyết định đến

sự thay đổi của thế giới Sâu sa, đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tạo lập

một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn

1.5

2.Làm sáng tỏ:

a Tâm sự của Osho đã được thể hiện như thế nào trong thực tế đời sống? (Thí sinh cần

chọn và đưa được những d/c tiêu biểu về vai trò quyết định của sự thay đổi của mỗi cá

nhân đối với sự thay đổi tốt đẹp ngày càng tiến bộ, văn minh, công bằng hơn của thế

giới trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị; hoạt động xã hội; hoạt

động nghệ thuật, )

1,5

b Trải nghiệm của bản thân người viết: cá nhân mình đã có những thay đổi nào có ý

nghĩa góp phần, tác động đến sự thay đổi tốt đẹp hơn của thế giới (trong những phạm vi

khác nhau: gia đình; nhà trường, nơi cư trú, các mối quan hệ như tình bạn, tình yêu, )

2,5

3.Bàn luận:

-Phê phán những nhận thức chưa đúng về cách thức thay đổi thế giới của con người:

+ chỉ hiểu “thế giới” là khái niệm chung chung, rộng lớn mà không biết rằng “thế giới”

ấy là chính ngôi nhà ta ở, ngôi trường ta học, vùng đất ta sinh ra, lớn lên,làm việc,

+Ngộ nhận này dẫn đến nhận thức sai lầm: chỉ những vĩ nhân mới có thể thay đổi được

thế giới Thay đổi thế giới, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không phải là trách

nhiệm, càng không phải là sứ mệnh của những con người bình thường

1,5

Trang 17

+ Cách nghĩ này dẫn đến thái độ sống bàng quan, vô tâm, vô trách nhiệm trước mọi thay

đổi tốt đẹp hơn hay tồi tệ đi của thế giới, nếu tốt đẹp thì vô tư tận hưởng, nếu tồi tệ thì

chỉ biết trách móc, giận dữ, kết tội xã hội, coi mình là kẻ “vô can”

Thậm chí, tệ hại hơn, không ít cá nhân biết rõ mình có lỗi, mắc khuyết điểm, nhưng

không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước những việc mình gây ra, thậm chí gây hậu

quả nghiêm trọng cho bản thân và cộng đồng

-Ý nghĩa tâm sự của Osho:

+Nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thay đổi thế giới:

sự thay đổi dù rất nhỏ,thầm lặng, tích cực của mỗi người đã, đang và sẽ làm cho thế giới

dần có những thay đổi tốt đẹp hơn; nỗ lực không ngừng tự hoàn thiện mình bởi hiểu

rằng, đó là cách thiết thực và ý nghĩa nhất góp phần quyết định một thể giới hòa bình,

dân chủ, tiến bộ, văn minh

Bài viết đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng, trình bày mạch lạc, bố cục rõ ràng, diễn

đạt gãy gọn, trong sáng, có đoạn, câu hay

1,0 Câu 2 (12,0 điểm)

I.Yêu cầu chung:

1 Biết cách làm bài nghị luận văn học, kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận

2.Hiểu đúng bản chất ý kiến của Lép Tôn-xtôi: Vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật

trongviệc nhận biết tầm vóc sáng tạo của mỗi nhà văn

3.Biết huy động hợp lý, linh hoạt các loại kiến thức LLVH về Nhà văn và quá trình sáng tạo;Đặc trưng thể loại tự sự; Tiếp nhận văn học; Kinh nghiệm đọc-hiểu tác phẩm tự sự của bản thânngười viết để giải quyết thuyết phục vấn đề cần nghị luận

II.Yêu cầu cụ thể:

1.Giải thích ngắn gọn:

-Chi tiết nghệ thuật là gì? (đơn vị nhỏ nhất tạo nên thế giới nghệ thuật của tác

phẩm; có nhiều loại chi tiết Gắn với đặc trưng tác phẩm tự sự, có chi tiết về nhân

vật; có chi tiết về kết cấu tác phẩm; có chi tiết về cốt truyện, )

-“Chi tiết nhỏ”: quy mô nhỏ, có khi dễ bị người đọc bỏ qua, không hoặc ít chú ý

trong quá trình tiếp nhận tác phẩm

-“ làm nên tài năng lớn”: tài năng nghệ thuật của nhà văn không chỉ được thể hiện

hay khẳng định trong các yếu tố nghệ thuật ở cấp độ vĩ mô như xây dựng hình

tượng, lựa chọn kết cấu, cách kể, mà còn được bộc lộ ở cả những yếu tố nghệ

thuật ở cấp độ vi mô như chọn lọc chi tiết

=> Cách nói nghịch lý đã khái quát cô đọng tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật

như một tiêu chí tin cậy nhận biết tầm vóc tài năng nhà văn

3,0

Trang 18

2 Làm sáng tỏ:

- Thí sinh có thể chọn chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự (truyện ngắn, tiểu

thuyết) thuộc nhiều thời kỳ văn học ( văn học Trung đại, văn học hiện đại), thuộc

các nền văn học khác nhau (văn học Việt Nam, văn học nước ngoài)

- Hướng phân tích chi tiết phải đảm bảo bám sát bản chất đề: đó là chi tiết nhỏ

nhưng chính ở chi tiết đó lại chứa đựng chiều sâu giá trị nội dung, tư tưởng cũng

như kết tinh được đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm Qua chi tiết đó,

nhà văn thể hiện, khẳng định được tầm vóc tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình

6,0

3.Bàn luận:

- Khẳng đinh:Chi tiết nghệ thuật thực sự là một trong những thước đo tin cậy tầm

vóc tài năng của một nhà văn lớn

- Sâu sa, ý kiến của Lép Tôn- xtôi cũng là khái quát một trong những quy luật

trong sáng tạo nghệ thuật “qua cây thấy rừng”, “qua giọt nước thấy cả đại

dương”- làm nên một trong những đặc trưng quan trọng của văn học là tính hàm

súc, cô đọng Điều này càng rõ, trở thành yêu cầu sống còn với người viết truyện

ngắn, nhất là truyện ngắn mi ni

- Bài học sâu sắc đối với chủ thể sáng tạo nhà văn: có ý thức hơn trong lao động

nghệ thuật từ những yếu tố nghệ thuật rất nhỏ Tạo nên sức hấp dẫn, sức sống cho

“đứa con tinh thần” của mình chính từ việc sáng tạo chi tiết nghệ thuật

- Định hướng cho người đọc biết nhận ra, biết thưởng thức vẻ đẹp tấm lòng, tài

năng nhà văn từ những yếu tố nghệ thuật nhỏ trong tác phẩm

2,0

Bài viết đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng: trình bày mạch lạc; bố cục rõ ràng;

diễn đạt gãy gọn, trong sáng, có đoạn, câu hay, sáng tạo.

1,0

Trang 19

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN VII

Môn Ngữ văn lớp 11

Câu 1 (8.0 điểm)

Trong một chuyến công tác nhằm thúc đẩy sản xuất tại bang Winconsin, Tổng

thống Barack Obama đã có phát biểu: Người lao động có thể làm ra nhiều tiền nhờ vào việc sản xuất buôn bán lành nghề hơn là dựa vào một tấm bằng lịch sử mĩ thuật.

Và sau đó không lâu ông đã viết thư tay gửi lời xin lỗi đến tập thể giáo viên mĩthuật bang Winconsin

(theoNew York Post,ngày 18 tháng 02 năm 2014)Hành động đó của vị Tổng thống khiến em suy nghĩ gì?

Câu 2 (12.0 điểm)

“Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn của thơ Chưa nắm bắt được nó, nghĩa là chưa tới được cõi thơ thực sự”.

(trích Thơ – điệu hồn trong kiến trúc ngôn từ của Chu Văn Sơn)

Bằng kiến thức về Thơ mới được học trong chương trình, em hãy bình luận ý kiếntrên

-Hết -ĐỀ THI -Hết -ĐỀ NGHỊ

Trang 20

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB NĂM 2014

Đề thi môn Ngữ văn lớp 11 - Câu 1 (8 điểm)

Phía sau lời nói dối

Câu 2 (12 điểm)

Nhà phê bình văn học người Nga Biêlinxki từng viết:

“Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay niềm vui sướng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hay trả lời những câu hỏi.”

Anh, chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?

Hãy chọn và phân tích một vài tác phẩm đã học trong chương trình NgữVăn 11 để làm rõ ý kiến của mình

Trang 21

-HẾT -SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐÁP ÁN

ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB NĂM 2014

Môn Văn – Lớp 11

Câu 1

I Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội

- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng

- Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi

về chính tả, dùng từ, ngữ pháp

II Yêu cầu về kiến thức:

Đây là dạng đề mở, có thể có những cách triển khai bài viết khác nhau, tuynhiên, về cơ bản, học sinh cần đáp ứng được một số ý chính sau:

1 Gi ải thích (2 điểm)

- Nói dối: lời nói, phát ngôn không đúng với sự thật, nhằm mục đích hướng người

tiếp nhận tin vào điều sai khác đó Đây là hành vi được điều khiển bởi ý thức củacon người

- Phía sau: sự khuất lấp, không hiển hiện trên bề mặt mà ẩn chứa ở bề sâu của lời

nói dối Nó là động cơ, là nguyên nhân của lời nói dối Nó bao gồm cả mặt tiêucực và tích cực

→ Đặt ra yêu cầu về cách nhìn nhận nhiều chiều đối với một hiện tượng quenthuộc trong đời sống

2 Bình lu ận (5 điểm)

a) Phía sau lời nói dối là một cái tôi vị kỉ

Khi đó, nói dối là sự che đậy, giấu giếm thậm chí xuyên tạc sự thật khách quannhằm chuộc lợi cá nhân, lừa dối, gây tổn thương, tổn hại cho người khác Khi sựthật được phơi bày cũng là lúc lòng tin đổ vỡ cùng nhiều hậu quả khó lường (hànhđộng gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất

ổn nhiều mặt trong xã hội, )

→ Nói dối đáng bị phê phán

Trang 22

(HS đưa dẫn chứng cụ thể phù hợp).

b) Phía sau lời nói dối là một cái tôi vị tha

Khi đó, lời nói dối xuất phát từ một tấm lòng chân thành, bao dung, yêu thương,muốn né tránh đi sự thật quá phũ phàng, có thể gây tác động tiêu cực cho ngườitiếp nhận Sự thật không được tiết lộ nhưng những giá trị nhân văn đẹp đẽ từ tìnhngười sẽ được thắp lên

→ Nói dối không đáng bị phê phán

III Biểu điểm:

- Điểm 7 - 8: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễnđạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc

- Điểm 5 - 6: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc

- Điểm 3 - 4: Bài làm còn thiếu ý Văn chưa hay nhưng rõ ý Mắc khôngquá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu

- Điểm 1 - 2: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗidiễn đạt (>7 lỗi)

Câu 2

I Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận văn học

Trang 23

- Diễn đạt trong sáng, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.

II Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau Về cơ bản, cần nêuđược các ý sau:

1 Gi ải thích ( 2 điểm)

- Tiếng thét khổ đau, niềm vui sướng hân hoan: sự phong phú và mãnh liệt của

cảm xúc

- Đặt ra câu hỏi hay trả lời những câu hỏi: sự sâu sắc trong tư tưởng của tác phẩm

trong việc đưa ra và trả lời những câu hỏi trong cuộc sống

=> Nhận định suy tư về sức sống và sự bất tử của tác phẩm văn học

→ Tác phẩm văn học là bách khoa toàn thư về thế giới tâm hồn con người Chính

sự phong phú của cảm xúc giải thích vì sao tác phẩm văn học luôn là người bạn tri

âm với mỗi con người trong toàn bộ cuộc đời của mình Nói cách khác, tác phẩmvăn học sống với buồn vui của con người và qua đó, văn học tìm thấy sức sốngcủa nó

- Tác phẩm văn học trước tiên là sang tác, rung động của một cá nhân Nhưng khinhững cảm xúc đó đạt đến giới hạn sâu xa nhất, đến cường độ mãnh liệt nhất

(“tiếng thét”, “hân hoan”) thì nó lại tác động tới mẫu số chung của mọi người.

Khi ấy, tình cảm riêng của mỗi cá nhân trở thành trải nghiệm chung của con người

ở nhiều thế hệ, nhiều thời đại

→ Sự mạnh mẽ, mãnh liệt trong cảm xúc giúp tác phẩm văn học có khả năng lantruyền và cộng hưởng với cảm xúc của người đọc, tạo ra sức lan tỏa trong khônggian, thời gian Từ đó, làm nên sức sống lâu bền, sự bất tử của tác phẩm văn học

Trang 24

sự tồn tại, sự trải nghiệm của con người trong cuộc đời.

- Trả lời câu hỏi rất quan trọng nhưng nhiều khi và thường khi văn học chỉ là đặt

ra những câu hỏi Vì câu trả lời chỉ có một mà cuộc đời rất nhiều cảnh ngộ, nhiều

số phận cho nên khó có câu trả lời trọn vẹn cho tất cả mọi con người Tuy nhiên,những câu hỏi chung vẫn luôn luôn tồn tại (về tình yêu, về niềm tin, ) Nó giúpmài sắc những cảm nhận của chúng ta về cuộc đời, khơi gợi và đánh thức ở chúng

ta những khát vọng sống Mỗi tác phẩm lớn lại là một câu hỏi lớn

III Biểu điểm:

- Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo,diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc

- Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc

Trang 25

- Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý Văn chưa hay nhưng rõ ý Mắc khôngquá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗidiễn đạt (>7 lỗi)

- Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗidiễn đạt

Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm Có thể thưởng điểm cho

những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa Điểm cho lẻ đến 0,25.

Trang 26

( Nguyễn Trần Bạt, Văn hóa và con người, tập tiểu luận,

NXB Hội Nhà văn,2011, trang 150)

Hãy phát biểu suy nghĩ của anh( chị ) về ý kiến trên

Câu 2 (12,0 điểm)

Khi nói về hướng tìm tòi nên có ở mỗi người cầm bút chân

chính, nhà văn Thạch Lam có viết : “ Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức “

(Dẫn theo Vương Trí Nhàn – Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa, NXB Đại học Quốc gia, HN, 2005, trang 294)

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích truyệnngắn “ Hai đứa trẻ “ của Thạch Lam và “ Chữ người tử tù “ của

Nguyễn Tuân để chứng minh

Hết

Trang 27

-Đ P N V BIỂU ĐIỂM.

C©u 1( 8,0 điểm ).

YÊU CẦU CHUNG

- Vấn đề đặt ra trong ý kiến đã nêu là nhận thức, thái độ, cách ứng xửvới quá khứ Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về nhận thức và hành động,

lí luận và thực tiễn, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay

- Vấn đề đặt ra mang tính đối thoại, vì vậy rất cần có cái nhìn đa chiều,

có tính phản biện Qua bài viết thí sinh phải thể hiện được kĩ năngphát hiện vấn đề, phân tích, lí giải, bàn bạc đánh giá, đặc biệt biết kếthợp nhuần nhuyễn lí luận và liên hệ đời sống văn hóa xã hội

YÊU CẦU CỤ THỂ

Bài làm cần đạt được một số ý chính sau:

1 Giải thích (2,0 điểm).

- Quá khứ theo Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà

Nẵng, 1996- là thời gian đã qua Quá khứ không đồng nhất với truyềnthống Quá khứ tích lũy cả những giá trị và những phản giá trị

- Những cái thừa , theo ý kiến trên, chính là những cái lạc hậu, phản giá

trị

- Nếu chúng ta không biết vứt bỏ những cái thừa , thì những cái thừa

ấy sẽ trở thành gánh nặng, sức cản đối với sự tiến bộ và hành trình đi tớitương lai

 Câu nói đề cập đến nhận thức ,thái độ, cách ứng xử của con người đốivới những gì thuộc về quá khứ và ý nghĩa của nó đối với tương lai

2 Bình luận (4,0 điểm).

- Nói nhiệm vụ của con người là vứt bỏ những cái thừa là đúng Bởi đó

là đòi hỏi có tính khách quan , không thể không giải quyết và không

thể kéo dài Không biết vứt bỏ những cái thừa thì không thể bước

chân vào tương lai, không có tương lai

- Vứt bỏ những cái thừa cũng là để mở đường cho những cái mới, cái tiến bộ ra đời Đó là nhiệm vụ không hề đơn giản nó đòi hỏi con

người phải có học vấn, lòng dũng cảm, thái độ kiên quyết ,tự tin, cáchứng xử thích hợp…

- Nói nhiệm vụ của con người không phải là giữ lại những cái của quá khứ, điều đó đồng nghĩa với việc biết vứt bỏ đi những cái thừa vì vậy

cần tránh hai khuynh hướng cực đoan : luyến tiếc mọi cái thuộc vềquá khứ; phủ nhận sạch trơn quá khứ

- Tuy nhiên cũng cần nhận thức rõ đó không phải là nhiệm vụ, cách

thức duy nhất để mở đường vào tương lai.

3 Liên hệ thực tế (2,0 điểm)

- Liên hệ với thực tế đời sống xã hội cả cái được và cái chưa được trongviệc nhận thức và ứng xử với quá khứ

Trang 28

- Liên hệ với nhiệm vụ của thanh niên học sinh để rút ra bài học thựctiễn trong nhận thức ,cách ứng xử đúng đắn đối với quá khứ.

Câu 2 ( 12,0 điểm )

YÊU CẦU CHUNG

- Vận dụng kiến thức lí luận để giải thích được nội dung câu nói củaThạch Lam về công việc sáng tác văn học, về giá trị ý nghĩa của tác phẩmvăn chương đích thực

- Có khả năng cảm thụ , phân tích tác phẩm văn học trong sự đối sánh

để làm nổi bật phong cách riêng của Thạch Lam và Nguyễn Tuân –những nhà văn của cái Đẹp

YÊU CẦU CỤ THỂ

1 Giải thích (3,0 điểm).

Thạch Lam yêu cầu người viết phải có cái nhìn khám phá sâu sắc và tinh

tế trước hiện thực cuộc sống (độc đáo trong cái nhìn)

- Nhà văn phải phát hiện được cái Đẹp – cái Đẹp với ý nghĩa toàn vẹncao quí, cái Đẹp viết hoa Không đơn giản là cái vẻ hào nhoáng ,dễthấy bề ngoài, mà căn bản là cái Đẹp khuất lấp, tiềm ẩn trong đời sốngnội tâm con người, trong sự bằng lặng của cuộc sống

- Cao hơn , Thạch Lam còn muốn nói tới sự phát hiện cái Đẹp ở địa hạttưởng chừng cái Đẹp không thể xuất hiện, không thể tồn tại

 Đây là một yêu cầu nghiêm nhặt , khắt khe nhưng xác đáng về nghềvăn, một nghề đòi hỏi sự khám phá và sáng tạo

Tác phẩm văn học chứa đựng cái Đẹp ấy phải( và tất yếu) đem lại cho

người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức Ở đây , Thạch Lam khẳng

định: văn chương không chỉ lấy cái Đẹp làm cứu cánh, không được chỉ ngợi

ca cái Đẹp mà xa rời hiện thực Trái lại, văn chương phải tác động tích cựctới con người, làm giầu có, làm phong phú ,nâng cao đời sống tinh thần chocon người, phải làm đẹp cho cuộc đời

 Có thể nói , với hai bình diện- bình diện về sự độc đáo và bình diện về

sứ mệnh, trách nhiệm- mà Thạch Lam đặt ra , nếu nhà văn phấn đấuthì đó sẽ là con đường của một nhà văn chân chính

2 Chứng minh (6,0 điểm)

Hai đứa trẻ của Thạch Lam (3,0 điểm)

a/ Thạch Lam là nhà văn có ý thức về sứ mệnh của người cầm bút Vìvậy, ông luôn tìm tòi khám phá và sáng tạo Là nhà văn của chủ nghĩa

lãng mạn, nhưng nguồn chân cảm của ngòi bút Thạch Lam lại nghiêng về

phía những kiếp người bé mọn, nghèo khổ ở nước ta trước Cách mạng Ở

đó ông tìm thấy cái Đẹp trong cái Khổ

- Thạch Lam phát hiện ra cái Đẹp, nét thi vị trong thiên nhiên tạo vậtnơi phố huyện quạnh quẽ đìu hiu lúc chiều tối Nhà văn dựng lạiphảng phất hồn quê, cây cỏ ,tiếng ếch nhái , đêm tối và ruộngđồng…rất đỗi thân thương Có điều gì đó man mác trong trang vănThạch Lam

Trang 29

- Thạch Lam đã đi tìm cái Đẹp không gì có thể làm phôi phai trong tâmhồn những con người mà thân phận và cuộc đời họ dường như bị cầm

tù, quẩn quanh bế tắc nơi phố huyện tiêu sơ, nghèo và buồn, vì nghèonên buồn Nhân vật của Thạch Lam dù cuộc sống có thế nào vẫn giầulòng trắc ẩn, nhạy cảm, mang nét đẹp nhẫn nại ,hi sinh ,hiền hòa củatâm hồn người Việt nói chung, người phụ nữ Việt nói riêng Họ sốngtrong bóng tối, nhưng luôn thắp sáng tâm hồn bằng tình thương, bằngước mơ và hi vọng Toàn truyện ngắn là câu chuyện đợi tàu vừa tộinghiệp vừa lãng mạn và cảm động, có sức rung, sức gợi sâu xa

b/ Một phát hiện rất riêng về cuộc sống và con người đòi hỏi và qui chiếumột hình thức nghệ thuật tương hợp mới tạo ra cái Đẹp

- Điểm độc đáo của Thạch Lam là việc tạo dựng một truyện ngắn trữtình xuất sắc : không có cốt truyện, ít sự kiện, không có xung đột, chỉnhiều hình ảnh có sức biểu trưng cao và nhiều cảm giác mơ hồ, tinhtế…

- Ngôn từ của Thạch Lam trong sáng, thấm đượm chất thơ , chất nhạc,khiến người đọc được tước bỏ, thanh lọc

2.2.Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (3,0 điểm)

a/ Nguyễn Tuân cũng là nhà văn của cái Đẹp trong cuộc sống Ông đãkhai thác, tôn vinh cái Đẹp ở những chỗ , những người mà không ai ngờ tớinhất

- Ai ngờ được một tử tù, một tên đại nghịch phiến loạn , lại là một bậcanh hùng nghệ sĩ, nhân cách sáng ngời cao cả

- Ai ngờ được một chúa ngục mà lại là một tâm hồn tài hoa nghệ sĩ, biết

giữ thiện căn, một tấm lòng biệt nhỡn liên tài hiếm có.

- Ai ngờ ở nơi ngục tù tăm tối lại diễn ra cảnh cho chữ vốn thanh cao,

tao nhã Đúng là Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có Cái Đẹp nảy

sinh từ mảnh đất chết, đẩy lùi bóng tối, cái ác và cái xấu Người tử tùlại cho chữ ,ban phát cái đẹp, khuyên răn điều thiện Quản ngục lạikhúm núm, vái lạy, nước mắt nghẹn ngào mà trở nên cao đẹp hơn baogiờ Cái Đẹp đã hòa quyện cùng cái Thiện và có sức mạnh nhân đạohóa lớn lao

b/ Nguyễn Tuân đã tạo dựng một truyện ngắn đầy nhã thú, đem lại mĩcảm cho người thưởng thức

- Điểm độc đáo của Nguyễn Tuân là đã xây dựng được một cốt truyệnhấp dẫn, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ ,giầu kịch tính

- Nguyễn Tuân đặc biệt tài tình trong việc phục chế lại một thời xưa cũ

nay chỉ còn vang bóng qua kĩ thuật truyện ngắn hiện đại : ngôn ngữvừa cổ kính ,trang trọng (sự xuất hiện của từ Hán Việt, cách xưng hô,hình ảnh biểu tượng…) vừa mới mẻ , hiện đại, đậm chất tạo hình, điệnảnh; bút pháp miêu tả nội tâm, tâm trạng , cuốn người đọc vào thếgiới của cái Đẹp phi thường, tài hoa, tài tử

3 Đánh giá, bình luận ( 3,0 điểm ).

Trang 30

- Tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân đánh thức nơi người đọc

thiên chức làm người cao quí, mang lại cho mỗi chúng ta một bài học trông nhìn và thưởng thức Tác phẩm của họ ngời sáng giá trị nhân

văn, họ là những nhà văn của chủ nghĩa lãng mạn tích cực

- Đòi hỏi của Thạch Lam là một thái độ tự trọng nghề nghiệp sâu sắc,

có văn hóa, khẳng định thiên chức, trách nhiệm cần có của người nghệ

sĩ giữa cuộc đời, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu tiếp nhận đối với độcgiả

-

Trang 31

Hết -SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN VII

Môn Ngữ văn lớp 11

Câu 1(8.0 điểm)

Trong một chuyến công tác nhằm thúc đẩy sản xuất tại bang Winconsin, Tổng thống

Barack Obama đã có phát biểu: Người lao động có thể làm ra nhiều tiền nhờ vào việc sản xuất buôn bán lành nghề hơn là dựa vào một tấm bằng lịch sử mĩ thuật.

Và sau đó không lâu ông đã viết thư tay gửi lời xin lỗi đến tập thể giáo viên mĩthuật bang Winconsin

(theoNew York Post,ngày 18 tháng 02 năm 2014)Hành động đó của vị Tổng thống khiến em suy nghĩ gì?

I Yêu cầu về kĩ năng

Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một vấn đề đời sống; bốcục mạch lạc, rõ ràng; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng cụ thể, sinh động; văn cảm xúc;không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt…

II Yêu cầu về kiến thức

Hiểu, bàn luận thuyết phục về vấn đề mà đề bài nêu

Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình songcần lôgic, hợp lí và đảm bảo những ý cơ bản sau :

- Câu nói của vị Tổng thống: chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế (đồng

tiền) khi so sánh giữa kinh doanh (buôn bán) và học thuật (tấm bằng mĩ

thuật)  nhận thức về vấn đề có phần thiên vị: coi trọng kinh tế và xem

nhẹ học vấn

- Hành động: viết thư tay (chân thành, thiện chí) xin lỗi giáo viên ngay

sau khi nhận thức được những đúng sai trong phát biểu

 Câu nói và hành động của vị Tổng thống Mĩ đặt ra vấn đề về văn hóa

0.5

0.5

1.0

HƯỚNG DẪN CHẤM

Trang 32

ứng xử (xin lỗi khi mắc lỗi) của những người có chức trách, quyền hành

- Vấn đề là sau khi nhận thức được lỗi lầm, con người ta (nhất là những

người có uy quyền, chức trách) sẽ ứng xử như thế nào?

Có người biết lỗi nhưng lại dùng quyền lực để áp đặt lên tất Thể hiện

sự ích kỉ, bảo thủ trong ứng xử (minh chứng)

Nhưng có những người biết chấp nhận, biết nhận ra những đúng sai,

biết nói lời xin lỗi đúng lúc, đúng mực khiến hình ảnh về họ càng trở

nên tốt đẹp hơn (vị Tổng thống kia là minh chứng)

- Thấy rõ sự cần thiết phải trau dồi nhân cách, lối ứng xử của bản thân

để sống một cách lớn lao, chân thành và trung thực

- Kiên quyết phê phán, vạch trần lối ứng xử luôn tự cho mình là nhất, là

bề trên của mọi người

1.0

1.0

III Cách cho điểm

- Điểm 7-8: Bài viết nắm chắc vấn đề, trình bày một cách thuyết phục các yêu cầu

về kiến thức nêu trên Có kiến thức xã hội phong phú; hành văn mượt mà; kết cấu mạchlạc, lôgic; lập luận sắc sảo; có những phát hiện tinh tế, sáng tạo; không vi phạm yêu cầu

về kĩ năng

- Điểm 5-6: Học sinh trình bày một cách tương đối các yêu cầu về kiến thức, biết

làm bài nghị luận xã hội Bố cục bài viết sáng rõ, lôgic; dẫn chứng thuyết phục Có thểchấp nhận vài lỗi nhỏ

- Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, trình bày được ½ yêu cầu

về kiến thức, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt

Trang 33

Câu 2 (12.0 điểm)

“Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn của thơ Chưa nắm bắt được nó, nghĩa là chưa tới được cõi thơ thực sự”.

(trích Thơ – điệu hồn trong kiến trúc ngôn từ của Chu Văn Sơn)

Bằng kiến thức về Thơ mới được học trong chương trình, em hãy bình luận ý kiếntrên

I Yêu cầu về kĩ năng

Làm tốt kiểu bài nghị luận bàn về một vấn đề văn học với việc vận dụng kết hợpcác thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận Bố cục rõ ràng, hànhvăn trôi chảy, mượt mà, lí lẽ sắc sảo, không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt

- Âm điệu: hiệu quả của một chuỗi những âm thanh, tiết tấu gây ấn

tượng, cảm giác cho con người

- Hồn của bài thơ: chiều sâu tư tưởng của tác phẩm

Bằng lối nói điệp (vừa khẳng định vừa phủ định), tác giả Chu Văn Sơn

gợi dẫn người đọc về một thao tác cụ thể (cảm/ nắm bắt được âm điệu)

trong quá trình tiếp nhận chiều sâu của tác phẩm (trữ tình)

- Tiếp nhận văn học là quá trình hoàn tất của sự sáng tạo: vai trò của

người đọc là vô cùng quan trọng

- Người đọc thường khai thác nội dung tác phẩm trên cơ sở phân tích

những cứ liệu về hình thức nghệ thuật nổi bật, hiện hữu Với kiểu đọc

này khó lòng thấy hết được cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà người viết

đã cố công thể hiện

- Tiếp nhận là sáng tạo, người đọc có thể phát triển cảm thức chủ quan

trên cơ sở cái khách quan mà tác phẩm mang đến Vì thế phải cháy hết

1

1

2

Trang 34

mình, phải đi sâu tìm kiếm, phải xem xét toàn diện; Thơ là tiếng lòng –

vì thế khi phân tích thơ cần phải tìm thấy “tiếng” ở trong đó Tiếng thơ

sẽ được biểu đạt dưới hình thức âm điệu (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp,

ẩn mình)

Chứng

minh

Học sinh có thể phân tích từ 2 đến 3 dẫn chứng (mỗi dẫn chứng tương

ứng với mỗi tác phẩm/ đoạn tác phẩm trong chương trình)

Khẳng định: Câu nói của Chu Văn Sơn là hoàn toàn đúng – đã gợi dẫn,

bổ sung để hoàn thiện hơn kĩ năng đọc thơ của chúng ta

- Người sáng tác phải luôn xem âm điệu là một phân linh hồn của bài

thơ Hướng đến những sáng tác không chỉ đậm màu sắc, hình ảnh mà

còn đậm những âm thanh, tiết tấu

- Với người thưởng thức cần phải có góc nhìn chiều sâu trên cơ sở cảm

nhận và phân tích những biểu hiện nghệ thuật độc đáo (âm điệu) để có

thể thấy hết những tư tưởng, tình cảm ẩn chứa trong tác phẩm

1

1

III Thang điểm

Điểm 10-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, thể hiện năng lực tư duy, khả năngcảm thụ văn học sâu sắc Bố cục bài chặt chẽ, lập luận sắc sảo, hành văn mượt mà, sángtạo

Điểm 9 - 10: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về kiến thức, hành văn trongsáng, bố cục chặt chẽ, có thể mắc vài lỗi về chính tả hoặc diễn đạt

Điểm 7 - 8: Hiểu yêu cầu của đề, cảm thụ tốt song lập luận và chứng minh chưathật sự thuyết phục, thiếu một số ý, mắc vài lỗi

Điểm 5 - 6: Trình bày được ½ yêu cầu của đề, lúng túng trong diễn đạt, mắc nhiềulỗi

Điểm 3- 4: Bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng

Chú ý: Người chấm linh hoạt trong quá trình chấm bài, khuyến khích những bàiviết sáng tạo, có sự phát hiện mới mẻ và có cách lí giải thuyết phục

Giáo viên ra đề và đáp án: Nguyễn Phú

Trang 35

SỞ GD &ĐT LÀO CAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI ĐỒNG

BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VII

MÔN: NGỮ VĂN 10 THỜI GIAN 180’

Câu 1: (8 điểm)

Nhiều người tưởng sự tha thứ làm cho người ta yếu đi Nelson Mandela (Cựutổng thống Nam Phi) chứng minh ngược lại: Tha thứ làm cho người ta mạnh mẽ.Một số nhà bình luận chính trị cho quyền lực của Mandela, trước hết, là quyền lựccủa sự tha thứ (power of forgiveness).Và đó là bài học quan trọng nhất mà Mandela

để lại cho nhân loại

Ý kiến của anh/chị

Câu 2: (12 điểm)

Trong bài M ột thời đại trong thi ca, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết:

" Cứ đi sâu vào hồn một người, ta sẽ gặp hồn nòi giống Và đi sâu vào hồn một nòi giống, ta sẽ gặp hồn chung của loài người Còn gì riêng cho Nguyễn Du, cho người Việt Nam hơn Truyện Kiều ? Nhưng Truyện Kiều cũng mãi mãi là chuyện tâm sự của con người không chia màu da, chia thời đại ".

Ý kiến của anh ( chị ) như thế nào ?

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Trang 36

HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 8 điểm)

A) Yêu c ầu về kĩ năng

- Nắm vững cách làm kiểu bài nghị luận xã hội

- Kết cấu bài viết chặt chẽ

- Diễn đạt, hành văn trong sáng

B) Yêu c ầu về kiến thức

Đây là một đề mở, nhằm khơi gợi liên tưởng và suy ngẫm của học sinh vềvấn đề Học sinh có thể tổ chức bài viết linh hoạt, sử dụng nhiều thao tác nghị luận

và đặc biệt có thể đưa ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ khác nhau miễn là hợp lí Tuynhiên, cần hướng tới một số ý cơ bản như sau:

1 Giải thích

- Tha thứ : Bỏ qua, rộng lượng trước lỗi lầm của người khác Tương đươngvới các khái niệm đại lượng, khoan thứ, bao dung

- Quyền lực của sự tha thứ : Sức mạnh của lòng vị tha, nâng đỡ tâm hồn của

cả người khoan dung và người được khoan dung, nâng đỡ cuộc đời con người trênhành trình dài rộng của cuộc sống Mọi bất đồng, va chạm hay lỗi lầm có thể làmtổn thương người khác, bị người khác làm tổn thương, hay tự gây tổn thương chínhmình, khi đó chỉ có thể xoa dịu bằng sự tha thứ Tha thứ không có nghĩa là bôi xóaquá khứ, hay quên đi những gì đã xảy ra Cũng không có nghĩa là người khác sẽthay đổi hành vi mà đó là khi ta buông xả cơn giận, cay đắng, nỗi đau để chuyểnsang một miền tốt đẹp, an vui hơn Mandela cho rằng đó chính là sức mạnh vượtqua mọi trở ngại

- Tóm lại : Ý kiến của Mandela đề cao vai trò của lòng khoan thứ như là 1sức mạnh, 1 quyền lực to lớn giúp con người trở nên mạnh mẽ, có được 1 cuộc đờibình an, tốt đẹp hơn

2 Bình luận :

- Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến Mandela.

- Phủ nhận ý kiến, nhiều người cho rằng tha thứ làm cho con người ta yếu đi,nhìn nhận ở 1 khía cạnh nào đó, tha thứ là từ bỏ lòng tự tôn, tự trọng, tự ái của mình,thay vì trút bỏ sự giận dữ lên người khác, thậm chí tìm cách trả thù đối với kẻ gây ralỗi lầm, thì người tha thứ tự xoa dịu cơn giận, biến nó thành tình yêu thương và sựthấu hiểu, khoan dung Song dẫu thế, tha thứ không thể đồng nghĩa với yếu mềm,nhu nhược

- Ý nghĩa của sự tha thứ :

+ Tha thứ trút bỏ hận thù, giận dữ, nỗi đau , đem lại sự bình yên cho tâmhồn, nâng cao giá trị sống (lòng yêu thương, vẻ đẹp nhân văn) và trí tuệ của mỗingười

Trang 37

+ Tha thứ hóa giải lỗi lầm, giúp người được tha thứ có được niềm tin vàocuộc sống vươn lên hướng thiện.

+ Tự tha thứ cho lỗi lầm của chính mình giúp con người vượt lên nỗi đau,thoát khỏi sự dằn vặt của quá khứ, hướng thượng và hướng thiện

+ Sự tha thứ, trên một phương diện nào đó, thật đáng sợ Người được tha thứ,

sẽ không tránh khỏi sự dằn vặt, tại sao sau nỗi đau ta gây ra cho người, thì người lạiđối đáp ta bằng lòng khoan dung Nếu như im lặng là đỉnh cao của sự khinh bỉ thìtha thứ cũng là tột cùng của sự trả thù Nhưng lại là một sự trả thù thông minh, vượtlên trên bản năng thông thường của giới tự nhiên

- Cội nguồn của sự tha thứ : Lòng khoan dung xưất phát từ tình yêu thương,

sự quan tâm thấu hiểu của con người, cũng xuất phát từ trí tuệ sáng suốt và minhtriết Bởi con người nhân vô thập toàn, ai cũng có thể mắc sai lầm, gây tổn thươngcho mình và người xung quanh Tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình, thanhlọc tâm hồn con người, giúp người gần người hơn Nhân đạo khoan dung cũng làtruyền thống quý báu tự ngàn đời của dân tộc ta

- Chứng minh : Người ta nói quyền lực của Mandela trước hết là quyền lựccủa sự tha thứ Có lẽ không một vị tổng thống trên thế giới nào lại có một cuộc đờibất hạnh và đầy bi kịch như ông Bị cầm tù 27 năm, từng bị kết án tù chung thân, bị

kỳ thị và đầy đọa đến tận cùng, Mandela vẫn không chút oán thù, ông vẫn muốngiải quyết xung đột trầm trọng ở Nam Phi qua con đường hòa giải Bởi, có lẽ ông

hiểu rằng "xung đột là căn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất" (Voltaire).

- Bản chất của con người là "hướng thiện và hướng thượng" (theo cách nói

của Ngô Bảo Châu) Tha thứ cũng có nghĩa là ta đang chăm chút cho hành trình

vươn tới những điều cao cả, tốt đẹp thêm vững chắc Con người làm sao có thể yếu

đi khi đang ngày càng tiến xa hơn và cao hơn Trong hành trình này, con người

đang tự bồi đắp những giá trị, cao hơn và xa hơn cũng có nghĩa là mạnh mẽ hơn vàquyền lực hơn Đó cũng là những gì mà con người ta nhận được, học được từ sự thathứ

3 Bài học nhận thức và hành động

- Phân biệt tha thứ, khoan dung và dung túng cho sai lầm Quá dễ dãi khidành tấm lòng cho người khác, yêu thương không đúng cách, bao dung không đúngviệc, vị tha không đúng người có thể gây hại cho người mình yêu thương và bị kẻkhác lạm dụng

- Học cách thứ tha, thấu hiểu và yêu thương để nâng cao tâm hồn và trí tuệcủa chính mình

*Cách chấm điểm:

- Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên Hành văn có cảm xúc, lập

luận thuyết phục

Trang 38

-Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về

kĩ năng và diễn đạt

- Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn

mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt

- Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận,

mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt

-Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

Câu 2: ( 12 điểm)

A Yêu cầu:

I Về kiến thức:

Yêu cầu chung:

Văn học bao giờ cũng phản ánh đời sống con người Người ta tìm thấy ở đónhững cuộc đời, những số phận cụ thể, nhưng đồng thời cũng tìm thấy ở văn họcnhững giá trị mang tính phổ quát Một tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm vừamang cái cụ thể, vừa có tính phổ quát ; là chuyện của một con người vừa là chuyệncủa một dân tộc và chung cả nhân loại Cho nên, vấn đề cần nghị luận ở đây là: Từnhững kiến thức lí luận về đối tượng, đặc trưng của văn học, học sinh cần bình luận

về giá trị của tác phẩm Truyện Kiều

Học sinh cần vận dụng những kiến thức về lý luận văn học(Văn học là gì ?),kiến thức văn học ( Truyện Kiều ) để bày tỏ ý kiến của mình

Yêu cầu cụ thể :

Học sinh trình bày phần thân bài theo hệ thống các ý sau đây:

1 Bình luận ý kiến của Hoài Thanh:

1.1 Giải thích ý kiến: " Cứ đi sâu vào hồn một người, ta sẽ gặp hồn nòi giống Và đi sâu vào hồn một nòi giống, ta sẽ gặp hồn chung của loài người Còn gì riêng cho Nguyễn Du, cho người Việt Nam hơn Truyện Kiều ? Nhưng Truyện Kiều cũng mãi mãi là chuyện tâm sự của con người không chia màu da, chia thời đại ".

Văn học là sự gặp gỡ, thống nhất giữa tư tưởng nhà văn với tư tưởng của dântộc và nhân loại Tác phẩm văn học sẽ trở thành tiếng nói của cộng đồng, là chuyệncủa muôn đời, của mọi người khi nó đề cập được đến những vấn đề mang tính nhânloại, những vấn đề căn bản mang bản chất của cuộc sống con người Hay nói cáchkhác, tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó chứa đựng trong đó những vấn

đề gần gũi, bức thiết, mang bản chất của đời sống con người ; tác phẩm đó phải có

tầm nhân bản Truyện Kiều của Nguyễn Du sở dĩ trở thành "chuyện tâm sự của con người" là bởi nó chứa đựng trong đó giá trị nhân đạo sâu sắc, vừa gần gũi, chân

thực, vừa mang tính phổ quát

1.2 Nhà phê bình Hoài Thanh bằng cách nói của mình đã nhấn mạnh giá trịnhân đạo của tác phẩm văn học phải có một tầm tư tưởng nhất định Đó không chỉ

là những chuyện nhà văn viết chỉ để viết, mà bao giờ cũng chứa đựng trong đó tư

Trang 39

tưởng, tình cảm, thông điệp thẩm mĩ, tiếng nói thầm kín với cuộc đời, mọi người.Mỗi dân tộc có nền văn hoá riêng, ngôn ngữ riêng, nhưng trong tác phẩm văn

chương bao giờ cũng có điểm chung là những chuyện tâm sự của con người Bởi vì,

đối tượng của văn học muôn thuở là cuộc sống con người Có thể tác phẩm trìnhbày bằng cách này hay cách khác, nhưng bao giờ cũng đặt vấn đề cuộc sống conngười vào trung tâm Tác phẩm văn học sẽ có giá trị bất hủ, mang tầm nhân loại nếu

nó đặt ra vấn đề cuộc sống con người một cách sâu sắc, toàn diện và có tầm cao tưtưởng

2 Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều.

2.1 Truyện Kiều là kiệt tác văn học, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.Truyện Kiều trở thành di sản văn hoá phi vật thể quý báu của tân tộc, là minh chứngcho sự giầu đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt (Ý nhỏ)

2.2 Truyện Kiều đồng thời là "chuyện tâm sự của con người không chia màu

da, chia thời đại" Truyện Kiều có giá trị vượt qua biên giới, vượt qua thời gian, là chuyện của con người nói chung Bởi vì, tác phẩm là "cảm hứng về thân phận con người" Người ta bắt gặp trong tác phẩm một con người, một số phận, nhưng lại

mang trong đó tâm sự của con người nói chung Có thể tập trung vào những ý sau:

a Người ta bắt gặp trong tác phẩm Truyện Kiều một tâm sự, một bài ca cangợi vẻ đẹp và giá trị cao quý của con người Con người là vẻ đẹp ưu tú của tạo hoá

Ca ngợi vẻ đẹp con người không chỉ là cảm hứng của Nguyễn Du mà là cảm hứngbất tận của con người: Trong sử thi Hi Lạp, kịch Phục hưng, những áng thơĐường, rồi đến những bài thơ Thiền thời Lí, những rung động tâm hồn của ỨcTrai trước cuộc sống, con người Vì vậy, Nguyễn Du ca ngợi tài sắc, tâm hồn củaThuý Kiều, Từ Hải trong tác phẩm là có sự thống nhất và đồng cảm mãnh liệt, tiếpnối truyền thống dân tộc và nhân loại Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thuý Kiều và

Từ Hải như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp đẽ, là tinh hoa của conngười

b Truyện Kiều đã phản ánh một cách chân thực và đau đớn tình trạng conngười bị huỷ hoại, bị lăng nhục trước dòng đời nghiệt ngã Tiếng nói thống thiết của

nhà văn cất lên từ tác phẩm là một "tiếng kêu thương", là tiếng kêu đứt ruột về thân

phận con người người bị cuộc đời tàn phá, gieo rắc tai hoạ, bất hạnh, khổ đau.Cuộc đời chìm nổi mười lăm năm lưu lạc của Thuý Kiều là cuộc ngụp lặn của sốphận con người trước dòng xoáy dữ dội của xã hội Trong khoảng thời gian ấy,Kiều đã gắng gượng chống chọi lại số phận, đã bao lần muốn gượng đứng dậy làmngười để bấy nhiêu lần bị chà đạp để rồi lún sâu hơn vào sự khổ nhục, đau thương.Nỗi bất hạnh của Thuý Kiều không chỉ là chuyện đời của một cô gái thời Gia Tĩnhtriều Minh, mà là số phận của con người nói chung

Chú ý: Học sinh không nên phân tích nhân vật một cách thuần thuý, mà phảihướng đến yêu cầu của đề bài Học sinh có thể nêu thêm các ý khác

II Về kỹ năng:

Trang 40

- Kĩ năng phân tích đề, lập ý thông minh, tinh tế, thể hiện ở hệ thống luậnđiểm, luận cứ đầy đủ, sắp xếp khoa học, lôgic.

- Biết cách tổ chức và viết thành thạo một bài văn nghị luận văn học

- Viết câu, dựng đoạn tốt, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả

III Biểu điểm:

- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên Hành văn có cảm xúc,

lập luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục…

- Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về

kĩ năng và diễn đạt

- Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc

phân tích tác phẩm đơn thuần Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt

- Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu diễn xuôi văn bản Diễn

đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu

- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

Ngày đăng: 24/12/2016, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w