II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình
1/ Giải thích- bình luận
a. Ý kiến của Buy phông: đưa ra một khái niệm về phong cách nghệ thuật.
-Người ở đây được hiểu là cá tính sáng tạo.“Phong cách là người” nghĩa là phong cách thể hiện tâm tính, cá tính riêng biệt của chủ thể sáng tạo trong văn học. Văn chương in đậm dấu ấn cá nhân độc đáo của người nghệ sĩ.
- Ý kiến đúng đắn vì :
+ Viết văn không phải chỉ phản ánh mà còn biểu hiện, bộc lộ; không chỉ tái hiện mà còn tâm sự tâm tình. Viết văn là một nhu cầu nội tâm mãnh liệt, là những tâm huyết gan ruột, là sự thể hiện tâm tính cá tính riêng biệt của người nghệ sĩ. “Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta”. Nếu không có dấu ấn độc đáo cá nhân trong sáng tạo, nghệ thuật không còn là nghệ thuật.
+ Phong cách nghệ thuật là nét riêng, nét độc đáo mang tính thẩm mỹ của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Phong cách thể hiện ở: cái nhìn riêng; giọng điệu riêng;
nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, nội dung tác phẩm; nét riêng trong việc sử dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật… Phong cách đánh dấu sự trưởng thành của những nhà văn ưu tú, là Huy chương vàng mà mỗi nhà văn mong muốn phấn đấu để đạt tới trong cuộc đời sáng tạo.
+ Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của tác giả. Cá tính sáng tạo này lại là sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan,tâm lí, khí chất, cá tính sinh hoạt…
Khẳng địnhphong cách là người làđề cao vai trò cá tính sáng tạo trong sáng tác văn chương.
- Mở rộng:Có nhiều ý kiến tương đồng với Buy Phông. " Người thơ phong vận y thơ vậy"( Hàn Mặc Tử)" Văn như con người của nó. Văn thâm hậu thì con người của nó trầm và tĩnh, văn ôn nhu thì con người của nó khiêm và hoà" ( Nguyễn Đức Đạt)....Nhưng cần hiểu “Phong cách là người” hay nói rộng ra “ Văn là người” một cách biện chứng. Giữa văn và người có sự thống nhất chứ không phải đồng nhất. ( ví dụ: Vũ Trọng Phụng con người ngoài đời khác con người văn chương.)
b. Ý kiến của Tô Hoài: “ Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
- “Soi bóng thời đại”: nghĩa là mang dấu ấn thời đại nhưng ở đây ta nhấn mạnh khía cạnh phong cách văn học- phong cách thời đại. Phong cách thời đại là mỗi thời đại có một quan niệm thẩm mĩ nghệ thuật chung, có những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho thời đại của mình. (Ví dụ Thơ mới- thời đại cái tôi cá nhân, khám phá cái tôi, coi cái tôi là một điểm tựa để nhìn ra giới. Về thi pháp nó nỗ lực hữu hình hoá cái vô hình, tôn trọng cảm xúc, nhạc tính. Hình tượng cơ bản là những cái ngang trái, dở dang…)
- Phong cách tuy là chỗ độc đáo của từng nhà văn nhưng nó vẫn mang dấu ấn của thời đại bởi không có nhà văn nào thoát li được thời đại của mình. Phong cách cá nhân chịu ảnh hưởng bởi phong cách dân tộc, thời đại, trào lưu. Riêng trong cái chung: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên phong cách khác nhau nhưng trước CM đều mang dấu ấn chung của phong cách thơ LM, mang dấu ấn thời đại 1930- 1945.
- Tuy nhiên những nhà văn , những tài năng đích thực có những lệch chuẩn, vượt chuẩn thời đại thậm chí ảnh hưởng làm cho phong cách thời đại chuyển động đổi mới( Ví dụ: thơ mới – cách tân táo bạo nhưng HMT và nhóm thơ Bình Định thực hiện ngay một cuộc cách mạng ngay trong chính cuộc cách mạng thơ mới)
c. Bàn luận:
- 2 ý kiến bổ sung hoàn thiện nhau: cái riêng( cái tôi- cá tính sáng tạo) và cái chung( dấu ấn thời đại) hoà quyện vào nhau hết sức chặt chẽ trong phong cách nghệ thuật của một nhà văn.
- Bài học cho người sáng tác cho bạn đọc 2. Chứng minh:
- Thí sinh có thể chọn một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong văn học VN giai đoạn 1930- 1945 ví dụ Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch lam…hoặc Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử …Thông qua việc phân tích, cảm thụ một số tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật độc đáo và dấu ấn thời đại của ý thức cá nhân, thời hiện đại hoá văn học, những biến động của lịch sử xã hội đặc biệt là khuynh hướng sáng tác trong những trang viết của họ.
*Lưu ý:
+ Cần xuất phát từ bản thân tác phẩm để chỉ ra những nét riêng độc đáo chứ không phải từ những định đề có sẵn về phong cách tác giả để áp vào tác phẩm.
+ Khi phân tích cần gắn với lý luận, kết hợp nhuần nhuyễn với lý luận.
+ Cần so sánh với những tác phẩm cùng đề tài- cùng thời của các tác giả khác để thấy được cái riêng, độc đáo lẫn cái chung của khuynh hướng, thời đại. Chỉ ra sự tương tác phong cách cá nhân với phong cách thời đại.
III. Biểu điểm
-Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo, kết hợp sâu sắc lí luận và tác phẩm.
-Điểm 9- 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ.
-Điểm 7- 8: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 5- 6: Đỏp ứng đượcẵ yờu cầu, kiến thức lớ luận và tỏc phẩm rời rạc, còn sai sót nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 3- 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.
-Điểm 1 –2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về tác phẩm song lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt
-Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
--- Hết---
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN NGỮ VĂN KÌ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2013 – 2014 ---
(Đề thi này có một trang) CÂU 1(8 điểm)
Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu:“Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.
Từ nội dung ý nghĩa của hai ý kiến trên, anh (chị) hãyviết một bài luận bàn về vấn đề cầnim lặnghay lên tiếngtrong cách xử thế của con người trong cuộc sống.
CÂU 2(12 điểm):
Quan điểm sống của Xuân Diệu và Tố Hữu thể hiện trong hai bài thơ“Vội vàng”và
“Từ ấy”.
---HẾT---
Họ và tên thí sinh:--- Số báo danh:---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN NGỮ VĂN KÌ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2013 – 2014 CÂU 1(8 điểm):
Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu:“Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.
Từ nội dung ý nghĩa của hai ý kiến trên, anh (chị) hãyviết một bài luận bàn về vấn đề cầnim lặnghay lên tiếngtrong cách xử thế của con người trong cuộc sống.
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về hai vấn đề trái ngược nhau được thể hiện qua hai câu danh ngôn.
- Bài viết tỏ ra có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức xã hội, dẫn chứng thực tế phong phú, cụ thể, có sức thuyết phục.
- Lâp luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt trôi chảy, tránh khô khan.
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Vẫn chấp nhận các ý ngoài đáp án, miễn là các ý phù hợp với đề, có kiến giải hợp lý và thuyết phục.
- Sau đây là một số định hướng về nội dung:
1. Giải thích câu nói:“Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”.
* Câu nói đề cao giá trị của sựim lặng, xemim lặnglà cách xử thế khôn ngoan nhất của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì?
* Từ câu nói của Pythagos, luận bàn về giá trị của sự im lặng:
- Im lặnglà không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể đem lại tai hoạ cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.
- Im lặnglà một cách xử thế khôn ngoan vì:
+ Im lặngđể giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó.
+ Im lặngđể lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng.
+ Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc sống trước khi nói hay hành động.
+ Im lặngđể giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm.
+ Im lặngcòn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn đề nào đó.
+ Im lặngđể đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác.
+ Im lặngđể cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình,để di dưỡng tâm hồn.
….
- Cần hiểu và phân biệt im lặng khác với sự nhu nhược, vô tâm, thờ ơ, vì đó không phải là
“cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan”.
2. Giải thích câu nói:“Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.
* Câu nói của Martin Luther King Jr nói về tác hại của sự im lặng trước những vấn đề hệ trọng. Từ đó mong muốn con người cần phải lên tiếng trước những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, đời sống con người, liên quan đến cuộc sống gia đình, bản thân.
* Từ câu nói của Martin Luther King Jr luận về giá trị của việclên tiếngtrước những vấn đề hệ trọng:
- Lên tiếng là bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng của cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, của tình yêuđối với con người và cuộc sống.
- Lên tiếngtrước những vấn đềhệ trọng là một cách sống đẹp vì:
+ Lên tiếng để khẳng định giá trị, khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự chủ động tự tin của bản thân, bày tỏ nguyện vọng, mơ ước của mình.
+ Lên tiếngđể đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược chà đạp lên cuộc sống của con người.
+Lên tiếngđể bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp.
+Lên tiếngđể bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
+Lên tiếngđể mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời.
…
- Cần hiểu sựlên tiếngấy xuất phát từ thiện ý tốt đẹp của bản thân,lên tiếngđúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm và lời nói phải đi kèm với hành động...
3.Tổng hợp hai ý kiến và bài học nhận thức:
- Khẳng định hai ý kiến không hề mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau để cùng mang đến cho ta bài học bổích về cách xử thế: khi nàoim lặng là khôn ngoan, khi nàoim lặng là hèn nhát. Khi nàolên tiếng là dũng cảm, khi nàolên tiếng là thiếu lịch sự.
- Mỗi chúng ta cần nhận thức đúng hoàn cảnh, vị trí của mình, có lí trí sáng suốt, có tấm lòng nhân ái, có trái tim nhiệt huyết và dũng cảm để biết khi nào cần lên tiếng, khi nào cần im lặng.
C. Cho điểm:
+ Điểm 8: Đáp ứng tốt yêu cầu 1,2 và 3.
+ Điểm 4: Hiểu đề, nhưng các nội dung phân tích chưa thật thuyết phục; còn có lỗi hành văn, nhưng không đáng kể.
+ Điểm 2: Chưa trình bày vấn đề một cách thỏa đáng. Còn lỗi về hành văn.
CÂU 2(12 điểm):
Quan điểm sống của Xuân Diệu và Tố Hữu thể hiện trong hai bài thơ “Vội vàng” và “Từ ấy”.
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học phân tích một vấn đề đặt ra trong hai bài thơ.
- Bố cục bài viết rõ ràng, văn viết đúng phong cách.
- Hạn chế lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, hình thức bài viết.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có nhiều cách giải quyết, song cần có các ý cơ bản sau:
1. Những điểm tương đồng:
- Nhân vật trữ tình trong hai bài thơ đều là hình tượng cái tôi trữ tình của chính tác giả. Vì vậy nó thể hiện đầy đủ những nét độc đáo của thế giới tinh thần ở hai nhà thơ.
- Đều là những cái tôi trẻ trung, giàu nhiệt huyết, có tâm hồn sôi nổi; nồng nhiệt trong tình cảm.
- Cả hai nhà thơ đều hướng đến cuộc đời, hướng đến con người bằng tình yêu chân thành, mãnh liệt…
Tất cả đều được bộc bạch, giãi bày một cách chân thành và tha thiết nhất…
2. Những điểm khác biệt:
a. Cơ sở hình thành quan điểm sống:
a.1. Tố Hữu - Nhà thơ Cách mạng (qua bài thơ“Từ ấy”): - Sự soi chiếu của ánh sáng lí tưởng cộng sản…
- Niềm tin tưởng và hạnh phúc vô bờ khi được đón nhận lí tưởng ấy…
a.2. Xuân Diệu – thi sĩ thơ Mới (qua bài thơ “Vội vàng”):
- Nhận thức về sự hữu hạn của thời gian, của tuổi trẻ; nhận thức về giá trị của sự sống.
- Có những rung động mãnh liệt:
+ Lo sợ, hốt hoảng trước bước đi của thời gian.
+ Tình yêu và niềm say mê với những vẻ đẹp của cuộc sống trần thế - một phát hiện của nhà thơ…
b. Quan điểm sống của hai nhà thơ:
b.1. Ở Tố Hữu (qua bài thơ“Từ ấy”):
- Đối tượng hướng đến là tầng lớp quần chúng cần lao (vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ…).
- Thái độ, cảm xúc: thiết tha gắn bó (buộc hồn tôi…); sự gắn bó bằng tình cảm gia đình ruột thịt(con, em, anh); bằng trái tim tự nguyện(Tôi buộc lòng tôi với mọi người…).
- Mục đích:
+ Sẻ chia, đồng cảm giữa cá nhân với cộng đồng (Để tình trang trải với muôn nơi) + Tạo thành khối đoàn kết đầy sức mạnh(“Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”giữa
“hồn tôi với bao hồn khổ”)
Sự giác ngộ sâu sắc về mối quan hệ hữu ái giai cấp, chỉ có khi nhà thơ đã thấm nhuần lí tưởng cách mạng…
Đó lànhững khát khao được hoà nhập với quần chúng cần lao, để được cống hiến, hi sinh một cách có ý nghĩa cao đẹp nhất…
b.2. Ở Xuân Diệu (qua bài thơ“Vội vàng”):
- Đối tượng hướng đến: Là tất cả những gì thuộc về sự sống ở “thời tươi” – trên mặt đất, giữa trầngian,ở xung quanh con người và ngay trong tầm tay với…
- Thái độ, cảm xúc: khát khao giao cảm, chiếm lĩnh và hưởng thụ bằng cả thể chất trẻ trung và tâm hồn nồng nhiệt…
- Mục đích: Muốn chiếm đoạt quyền năng của tạo hoá (tắt nắng, buộc gió); muốn làm chủcả đất trời, vũ trụ (ôm sự sống; riết mây đưa, gió lượn; say cánh bướm với tình yêu; và non nước, và cây, và cỏ rạng…) Để được hưởng thụ trọn vẹn tất cả những gì là tinh tuý nhất của sự sống trần gian (mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc…) Để đạt tới niềm vui hạnh phúc tận độ và viên mãn (chếnh choáng, đãđầy, no nê…).
Đây chính là những khát khao tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống trần thế của thi sĩ thơ Mới yêu cuộc sống đến mãnh liệt, và rất sợ thời gian, tuổi trẻ đi qua…
c. Nghệ thuật thể hiện quan điểm sống của mỗi nhà thơ: