II. Yêu cầu về nội dung
2. Những cái chết thể xác (4,0 điểm)
- Ở đề tài người nông dân, những tình huống, cảnh ngộ của con người thật bi đát, thảm thương. Trừ loại người biến chất, những người nông dân lương thiện thường bị đẩy vào bước đường cùng và thậm chí nhận cả cái chết. Anh đĩ Chuột phải tự tử vì nợ nần và đói nghèo (Nghèo). Bà cái Tí sau những ngày đói khổ kéo dài đã chết một cách ai oán sau một bữa ăn (Một bữa no). Lang Rận chết bởi vì nỗi ám ảnh về định kiến xã hội… Đặc biệt, Lão Hạc và Chí phèo –hai cảnh ngộ, hai cái chết đầy ámảnh.
- Tập trung phân tích cái chết của Lão Hạc, Chí Phèo.
+ Lão Hạc: cả truyện ngắn chuẩn bị cho cái chết, một cái chết đau đớn. Song đằng sau cái chết ấy là sự tỏa sáng một nhân cách đầy lòng tự trọng và tình yêu thương.
+ Chí Phèo: Kết thúc bằng cảnh hãi hùng: hai xác chết, một kẻ đáng chết (Bá Kiến), một kẻ vừa đáng chết,vừa đáng sống mà phải chết (Chí Phèo).
- Những cái chết đó là cách duy nhất Nam Cao hóa kiếp cho thứ người đau khổ, cái chết giải thoát cho họ.
3. Những cái chết về tinh thần (4,0 điểm)
- Trên nhiều trang viết về đề tài người trí thức của Nam Cao, có một số khái niệm cứ trở đi trở lại đến ám ảnh, day dứt như “chết mòn”, “sống mòn”, “chết khi đang sống”, “ đời thừa”. Tất cả đều chỉ cuộc sống của những con người chết dần về tinh thần, chết dần về nhân tính, nhân cách do không có điều kiện thực hiện lí tưởng, ước mơ của mình về nghề nghiệp, về lẽ sống. Đó là một cuộc sống không khác gì cái chết, cuộc sống mà tác giả đã gọi nó theo những cách khác nhau.
- Nhân vật Hộ (Đời thừa): một nhà văn có tài năng, hoài bão, khát vọng mà kết cục phải sống một cuộc đời thừa, đau đớn, giằng xé trong bi kịch sự nghiệp, tình thương.
- Mở rộng: Điền (Giăng sáng), Thứ (Sống mòn).
4. Tư tưởng và tấm lòng của nhà văn(3,0 điểm)
- Nam Cao đã khắc họa một khung cảnh đen tối nhất của xã hội Việt Nam thời kì trước cách mạng, ôngđã nghiêm khắc tố cáo và nguyền rủa cuộc sống tàn nhẫn của con người thời kìấy.
- Nam Cao thể hiện khát vọng sống đẹp đẽ của nhân vật, hướng tới vấn đề thức tỉnh ý thức cá nhân trong những mong muốn khát khao được sống cho ra sống, được cống hiến, được sáng tạo, được phát huy tận độ những nét đẹp của mỗi con người.
-Nhà văn mong con người có điều kiện để sống đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống chân chính. Tư tưởng nhân đạo ấy, trước Nam Cao chưa từng có trong lịch sử văn học nướcnhà.
* Lưuý:
- Giám khảo chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi đảm bảo đúng ý, nội dung có sức thuyết phục, hành văn trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
- Trên cơ sở của biểu điểm này, tùy vào mức độ đạt được của bài viết, giám khảo cho các mức điểm còn lại.
- Trân trọng những bài viết có tính sáng tạo, có chất văn.
-Điểm của bài viết là tổng điểm của hai câu; để lẻ đến 0,25 điểm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM TRƯỜNG PTTH CHUYÊN BIÊN HÒA
(Đề giới thiệu)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI CÁCTRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ
Năm học 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 (Thời gian làm bài:180 phút) 1. Câu 1(8,0 điểm)
Điều quan trọng không phải là bạn có bao nhiêu cơ hội mà là bạn có nắm bắt được cơ hội hay không.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
2. Câu 2( 12,0 điểm)
Trên trang bìa cuốn sách Để thành nhà văn củaNguyễn Duy Cần -Nhà xuất bản Trẻ, năm 2013 có in những dòng chữ: Viết ra không phải là việc khó; cái khó là phải có những câu chuyện gì đáng kể để kể, những tư tưởng gì đáng ghi để ghi (Jérôme và Jean Tharaud)
Anh (chị) hiểu như thế nào về những dòng chữ trên? Hãy phân tích những câu chuyện đáng kể đã kể và những tư tưởng đáng ghi đã ghi trong một số tác phẩm văn xuôi ViệtNam 1930 - 1945 đã học.
--- Hết---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM TRƯỜNG PTTH CHUYÊN BIÊN HÒA
(Đề giới thiệu)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI BẮC BỘ
Năm học 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 (Thời gian làm bài: 180 phút)
1. Câu 1 ( 8,0 điểm)
Trên cơ sở hiểu được nội dung ý kiến, biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có những ý sau:
a. Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận(0,5 điểm) b. Giải thích(2,0 điểm)
- Giải thích từ ngữ:cơ hộilà hoàn cảnh, điều kiện, dịp thuậnlợi gặp được để làm việc gì thường mong ước; bao nhiêu cơ hội: cơ hội nhiều hay ít; nắm bắt được cơ hội:không để cơ hội tuột khỏi tầm tay,chớplấy cơ hội hành động đểthành công.
- Nội dung ý kiến: khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nắm bắt cơ hội đểcó thểthành công.
c. Luận bàn về ý kiến(4,0 điểm)
- Cơ hội có thể đến với nhiều người nhưng không phải ai cũng nắm bắt được cơ hội. Nhiều cơ hội đến mà không nắm bắt được thì cũng chẳng khác nào không có cơ hội. Nắm bắt được dù chỉlà một cơ hộikhông những bạnsẽ thành công mà cònđang tự tạo cơ hội khác cho mình. Cơ hội không gõ cửa hai lần, thành công hay thất bại lại phụ thuộc vào khả năng có nắm bắt được cơ hội hay không nên việc nắm bắt cơ hội có tính chất quyết định tương lai phía trước của bạn…
- Cơ hội có khi xuất hiện một cách bất ngờ nhưng nhiều khi cơ hội không tự nhiên mà đến. Bởi vậy ta không thể cứ ngồi chờ cơ hội mà phải biết tự tạo cơ hội cho chính mình. Hãy tự tạo cơ hội cho mình và sẵn sàng chớp lấy cơ hội khi có thể rồi gắng hết sức, nỗ lực hết mình.Đó chính là chìa khóa của thành công…
d. Bài học nhận thức và hành động(1,0 điểm).
- Hiểu thấu cơ hội do đâu mà có, tầm quan trọng của việc nắm bắt cơ hội, cách nắm bắt cơ hội…
- Cách tốt nhất để tạo cơ hộicho mình, đểnắm bắt được cơ hội là hăng say, miệt mài học tập, rèn luyện…
e. Nhận xét, đánh giá chung (0,5 điểm) 2. Câu 2 ( 12,0 điểm)
Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề cần nghị luận, nắm chắc kiến thức về một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam 1930 – 1945 đã học, biết cách làm bài nghị luận về một ý kiếnbàn về văn học; bài làm của HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song vềcơbảncần có các ý sau:
a. Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm) b. Cách hiểu về ý kiến (3,0 điểm)
- Những câu chuyện đáng kể: đó là những câu chuyện hay, gây chú ý, hấp dẫn, có nhiều ý nghĩa, vừa phản ánh được bản chất của đời sống vừa có khả năng khơi dậy ở lòng người những xúc cảm, nghĩ suy … Những câu chuyện đáng kể không chỉ là những câu chuyện mà còn chính là nhận thức, làđôi mắt, là khả năng khám phá, phát hiện đời sống… của nhà văn. Cuộc sống xung quanh ta có biết bao những câu chuyện, cái khó là ở chỗ anh phải có đôi mắt như thế nào để nhìn rađược những câu chuyện đáng kể. Nếu kể những câu chuyện không đáng kể tác phẩm của anh sẽ không đáng đọc. Chỉ có những câu chuyện đáng kể mới có khả năng làm cho tác phẩm của anh đáng sống…
- Những tư tưởng đáng ghi: tư tưởng đó là một phán đoán về hiện thực, là cách nhìn, cách đánh giá hiện thực theo một quan điểm, một tình cảm nhất định của tác giả.Những tư tưởng đáng ghi bao giờ cũng phải là những tư tưởng đúng đắn,sâu sắc, phù hợpvới những chuẩn mực đạo đức, tiến bộ, đó lànhững tư tưởng vì con người…
Không có những tư tưởng đáng ghi anh sẽ không thể là nhà văn. Tư tưởng càng sâu sắc, càng đúng đắn, phù hợp, tiến bộ bao nhiêu tác phẩm của nhà văn càng giá trị, có chiều sâu bấy nhiêu…
-> Không phải ai cũng dễ dàng trở thành nhà văn. Trước khi cầm bút viết văn người nghệ sĩ cần phải giải được bài toán khó: tìm được những câu chuyện đáng kể để kể và có những tư tưởng đáng ghi để ghi. Những câu chuyện, những tư tưởng ấy chính lànguồn để khơi gợi cảm hứng sáng tác. Nguồn cảm hứng này sẽ chắp bút cho nhà văn, thôi thúc nhà văn cầm bút. Và khi phẩm chất tài hoa nghệ sĩ giúp nhà vănkể lại những câu chuyện đáng kể, ghi lại những tư tưởng đáng ghikhi đó chúng ta có tác phẩm văn học. Có câu chuyện đáng kể, có tư tưởng đáng ghi là cái khó và sự thật là viết ra cho hay không đơn giản, đócũnglà cả một vấn đề…
c. Phân tích những câu chuyện đáng kể đã kể và những tư tưởng đáng ghi đã ghi trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam 1930 – 1945 (7,0 điểm)
HS tự chọn một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945 đã học để phân tích.
Khi phân tích cần làm nổi bật được những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi trong tác phẩm là gì và vì sao đó là những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi… HS cũng phải biết thực hiện thao tác so sánh giữa những tác phẩm đã chọn.
d. Ý nghĩa của vấn đề(1,0 điểm)
- Đối với người sáng tác: muốn viết được tác phẩm văn học theo đúng nghĩa nhà văn cần phải sống đã, cầnphải rèn thói quen quan sát với tinh thần khám phá, nghiên cứu đời sống…Thiết nghĩ nhà văn hãyđể tư tưởng tình cảm của mình soiđường dẫn lối cho tư tưởng tình cảmcủa những người khác…
- Đối với người đọc: thấy được, hiểu được và cùng suy ngẫm với nhà văn về những câu chuyện cuộc đời; trân trọng những đóng góp lớn lao, tài và tâm của người nghệ sĩ…
e. Nhận xét, đánh giá chung (0,5 điểm) Hết
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
Tổ: Văn ĐỀ ĐỀ NGHỊ ---
KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH-ĐBBB
Lần thứ VII-Năm học: 2013 - 2014 ĐỀ THI: MÔN NGỮVĂN, LỚP 11
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu 1: 8 điểm
"Những thách thức trong cuộc sống là để làm vững mạnh thêm niềm tin của chúng ta. Chúng không phải để vùi dập chúng ta"(Nick Vujicic).
Câu nói của Nick Vujicic đã truyền cảm hứng và sức mạnh cho tất cả mọi người. Suy nghĩ của anh( chị) về câu nói trên.
Câu 2:12 điểm
Buy phông- nhà văn Pháp khẳng định“ Phong cách chính là người”. Tô Hoài lại nói “ Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm của một tác giả tiêu biểu trong chương trình văn họcViệt Nam giai đoạn 1930- 1945, hãy làm sáng tỏ.
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh………..Số báo
danh...
Câu 1( 8 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.