20 CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4-5 THÔNG QUA DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ.. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 5
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4 Giả thuyết khoa học 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8.Các đóng góp mới của đề tài 6
9.Kế hoạch chung 6
10 Cấu trúc đề tài 6
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản 8
1.2.1 Cảm thụ văn học 8
1.2.2 Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học 8
1.2.3 Văn miêu tả 8
1.2.3.1 Khái niệm văn miêu tả 8
1.2.3.2 Một số đặc điểm của văn miêu tả 9
1.3 Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4-5 9
1.3.1 Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4 9
1.3.2 Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 10
1.4 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học 11
1.4.1 Đặc điểm nhận thức 11
1.4.2 Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học 12
1.5 Mối quan hệ giữa Tập làm văn miêu tả và cảm thụ văn học 12
2.CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
Trang 22.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 12
2.1.1 Khảo sát thực trạng 12
2.1.2 Phân tích thực trạng 13
2.2 Thực trạng sử dụng các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 15
2.2.1 Khảo sát thực trạng 15
2.2.2 Phân tích kết quả 15
2.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả 18
2.3.1 Khảo sát thực trạng 18
2.3.2 Phân tích thực trạng 18
Chương 2 20
CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4-5 THÔNG QUA DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ 20 3.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả 20
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 20
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 20
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 21
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa cảm thụ văn học và dạy học văn miêu tả 21
3.2 Các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả 21
3.2.1 Biện pháp xây dựng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng có sáng tạo 21
3.2.2 Trau dồi vốn từ cho học sinh trong dạy học văn miêu tả 23
3.2.3 Hướng dẫn học sinh quan sát và phát hiện chi tiết nghệ thuật 24
CHƯƠNG 3 28
THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4-5 THÔNG QUA DẠY HỌC TẬP LÀM MIÊU TẢ 28
Trang 33.1 Mục đích thử nghiệm 28
3.2 Đối tƣợng thử nghiệm 28
3.3 Giáo án thực nghiệm 28
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 1 35
PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN 35
PHỤ LỤC 2 37
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH 37
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay để đáp ứng yêu cầu của xã hội đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo những con người có đủ phẩm chất, phù hợp với cuộc sống hiện đại, toàn diện
về tri thức, có bản lĩnh, năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm…Và
để đạt được mục tiêu đó, nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung
và nhà trường tiểu học nói riêng phải có những đổi mới phù hợp.Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm và chú trong về sự phát triển giáo dục và đào tạo, với chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Trong Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn có một vị trí rất quan trọng, đó chính là sự kết hợp, tổng hoà kiến thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện…Để từ đó, học sinh có thể hoàn thành được các văn bản nghệ thuật
Văn học có khả năng tác động kỳ diệu đến đời sống tâm hồn của con người, việc hướng dẫn học sinh, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học (CTVH) cho học sinh nhằm chiếm lĩnh các giá trị nghệ thuật của tác phẩm là hết sức cần thiết.Ở bậc tiểu học, hoạt động CTVH được hình thành và thể hiện qua các kỹ năng đọc, tìm hiểu từ ngữ, xác định hình ảnh chi tiết nghệ thuật… thì còn phải hướng dẫn học sinh quan sát ở các góc độ, qua đó lột tả và phân tích, nắm được các đặc điểm nghệ thuật, biết sử dụng từ ngữ súc tích, giàu hình ảnh để viết lên, nói lên những cảm xúc, rung động của mình, đó là từng bước giúp các em phát triển năng lực CTVH.Xuất phát từ những lý do nêu trên, để bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh theo mức độ yêu cầu của chương trình Tiếng Việt hiện hành, đồng thời phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi về môn Tiếng
Việt, tôi lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn”
Trang 52 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua dạy học Tập làm văn, xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng
Việt ở tiểu học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh
lớp 4-5
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học
sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các biện pháp phù hợp với đặc trưng phân môn Tập làm văn, đặc điểm nhận thức của học sinh thì sẽ góp phần nâng cao được năng
lực CTVH cho học sinh lớp 4-5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
5.2 Xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn
5.3.Tiến hành thử nghiệm các biện pháp đó ở trường Tiểu học
6 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
6.1 Trong đề tài, này chúng tôi quan tâm xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học thể loại Tập làm văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn
6.2 Địa bàn thu thập các số liệu, thử nghiệm các biện pháp: Chúng tôi thu thập
số liệu và tiến hành thử nghiệm ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Trạch – Quảng Bình
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi tiến hành khảo sát, hệ thống hóa,
khái quát hóa, tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến nội dung cần nghiên cứu
Trang 67.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
7.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê
8.Các đóng góp mới của đề tài
Đề tài cung cấp cho giáo viên tiểu học một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4,5 thông qua môn Tập làm văn Đồng thời đề tài sẽ là cơ sở nghiên cứu cho các đề tài khác hoặc sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả
Chương 3: Thủ nghiệm các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thông qua day học tập làm văn miêu tả
Trang 7
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
Lâu nay đa số các tác giả đều hướng dẫn, xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh thông qua các giờ dạy Tập đọc, xem việc sử dụng các câu hỏi, bài tập là biện pháp chủ chốt để giúp học sinh Tiểu học hiểu và cảm thụ các bài văn, bài thơ
Trong môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học, phân môn Tập làm văn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó là tổng hợp kiến thức của các phân môn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện… Ngoài việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc, chúng ta cũng có thể bồi dưỡng năng lực CTVH thông qua dạy học Tập làm văn, cụ thể là văn miêu tả Đây là một nội dung tương đối mới mà lâu nay trong dạy học giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa khai thác được hết mối quan hệ giữa “Miêu tả”
và “Cảm thụ”
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy vấn đề này chưa được đề cập một cách đúng mức, cũng như chưa có một công trình nghiên cứu nào quan tâm đầy đủ về nội dung này
Trang 81.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Cảm thụ văn học
- Cảm thụ tức là “nhận biết được bằng cảm tính, giác quan” (Từ điển
Tiếng Việt – Nguyễn Văn Xô)
- Hoặc cảm thụ là “nhận biết được cái tế nhị bằng cảm tính tinh vi” (từ
điển Tiếng Việt – Hoàng Phê)
CTVH là sự hiểu và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm thơ văn Như vậy CTVH cũng có nghĩa là khi đọc, nghe, hoặc thấy một câu chuyện, một bài thơ ta không những hiểu mà còn phải cảm xúc, tưởng tượng và gần gũi, nhập thân với những
gì đã đọc, đã quan sát được
1.2.2 Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
- Năng lực tức là khả năng làm được việc (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê)
- Năng lực CTVH là khả năng thể hiện được sự cảm thụ một tác phẩm văn học bằng những ý kiến riêng của mình và phù hợp với yêu cầu đã nêu
Theo từ điển Hán Việt của Phan Văn Các, bồi dưỡng theo nghĩa gốc là
“Làm tăng sức khỏe bằng chất bổ”, còn theo nghĩa chuyển thì bồi dưỡng là làm tăng năng lực phẩm chất.Vậy có thể hiểu bồi dưỡng năng lực CTVH là vận dụng những tri thức, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để trang bị kiến thức
và kỹ năng cho học sinh nhằm giúp học sinh hiểu, lĩnh hội, thưởng thức những cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học
1.2.3 Văn miêu tả
1.2.3.1 Khái niệm văn miêu tả
Miêu tả là “lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện chân tướng của sự vật.” Văn miêu tả không đưa ra những lời nhận xét chung chung, đánh giá trừu tượng
mà vẽ ra các sự vật, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách cụ thể sinh động Nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc qua khả năng quan sát nhạy bén, óc tưởng tượng phong phú và tâm hồn nhạy cảm
Trang 91.2.3.2 Một số đặc điểm của văn miêu tả
- Văn miêu tả nhằm hướng dẫn cho học sinh biết cách nhận thức cuộc sống
và thể hiện cuộc sống bằng ngôn ngữ
- Văn miêu tả là thể văn sáng tác
- Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
- Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
- Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, chứa đựng tình cảm của người
viết
1.3 Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4-5
1.3.1 Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4
a) Mục đích của phân môn Tập làm văn lớp 4
Tập làm văn lớp 4 có tính chất tổng hợp và phân tích Vừa vận dụng các hiểu biết và kỹ năng Tiếng Việt từ các phân môn khác, vừa phát huy và hoàn thiện, phát triển một cách có hệ thống hơn Để thực hiện vai trò này, phân môn Tập làm văn lớp 4 có mục đích, yêu cầu như sau:
- Trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, cụ thể là:
+ Kỹ năng phân tích đề + Kỹ năng tìm ý, lập dàn bài + Kỹ năng viết đoạn trong bài văn + Kỹ năng tự kiểm tra, sửa chữa bài văn nói và viết
- Góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lôgích, tư duy hình tượng cho học sinh:
- Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học và hình thành nhân cách học sinh
b) Cấu trúc chương trình
Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4 bao gồm 70 tiết được chia đều mỗi tuần 2 tiết
c) Nội dung và kiến thức
Nội dung phân môn Tập làm văn gồm:Văn miêu tả,văn kể chuyện,văn viết thư,trao đổi ý kiến,giới thiệu địa phương,hoạt động,tóm tắt tin tức
Trang 10- Các kỹ năng Tập làm văn ở lớp 4:
+ Kỹ năng định hướng văn bản
+ Kỹ năng tìm ý, lập dàn ý + Kỹ năng diễn đạt văn bản
+ Kỹ năng tự kiểm tra, sửa chữa văn bản
ý luyện tập theo hai hình thức nói và viết
1.3.2 Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5
a) Mục đích yêu cầu của phân môn Tập làm văn lớp 5
Trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng
Nội dung kiến thức ở phân môn Tập làm văn lớp 5 bao gồm:
+ Chuyển đoạn văn thành kịch
- Trang bị các kỹ năng cho học sinh như sau:
+ Kỹ năng giao tiếp như:
* Kỹ năng phân tích đề bài
* Kỹ năng nhận diện kiểu bài
+ Kỹ năng lập hoạt động giao tiếp:
* Xác định dàn ý của bài văn đã cho
Trang 11* Tìm và sắp xếp các dàn ý trong bài văn kể chuyện
* Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả
+ Kỹ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp
* Kỹ năng xác định đoạn văn
* Kỹ năng liên kết các đoạn văn thành bài văn
+ Kỹ năng kiểm tra các hoạt động giao tiếp
* Đối chiếu với văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt
* Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt
- Về các loại bài học thì cũng có hai dạng như Tập làm văn lớp 4 đó là dạy
lý thuyết và dạy thực hành
b) Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy và bồi dưỡng tâm hồn, năng lực
cảm thụ văn học, cảm xúc thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho học sinh
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập
1.4 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
1.4.1 Đặc điểm nhận thức
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiếu học bao gốm :
-Tri giác,chú ý,trí nhớ,tưởng tượng,tư duy
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực trí tuệ cũng như nhằm bồi dưỡng những phẩm chất của hoạt động trí tuệ cho học sinh Có như vậy, mới nâng cao chất lượng và hiệu qủa trong dạy học
Trang 121.4.2 Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách nói riêng Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của học sinh Tình cảm tích cực không chỉ kích thích trẻ em nhận thức mà còn thúc đẩy trẻ em hoạt động
Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình
Trong bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh, giáo viên phải bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc cho các em khi tiếp xúc với thơ văn, tình yêu cuộc sống xung quanh có như vậy mới nâng cao được khả năng CTVH
1.5 Mối quan hệ giữa Tập làm văn miêu tả và cảm thụ văn học
Miêu tả là căn cứ vào những điều quan sát, ghi chép và cảm nhận về đối tượng (đồ vật, cây cối, loài vật, con người…) Dùng ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó, trình bày theo một bố cục hợp lý và diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người đọc, người nghe cùng thấy, cùng cảm nhận như mình
Có thể nói rằng mối quan hệ giữa miêu tả và CTVH là mối quan hệ hữu
cơ, tương hỗ cho nhau Nếu không có rung động và xúc cảm thì miêu tả sẽ trở nên khô cứng, bài viết sẽ thiếu hồn và nhạt nhẽo Ngược lại, chỉ có cảm xúc mà không được quan sát một cách sắc sảo, thấu đáo sẽ làm cho lời văn sáo rỗng, không gây được hứng thú cho người đọc Vì vậy khi dạy Tập làm văn với nội dung miêu tả, giáo viên phải khai thác tối đa mối quan hệ giữa hai yếu tố này, tạo được sự kích thích cho học sinh khi học
2.CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5
2.1.1 Khảo sát thực trạng
Để có cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học văn miêu tả,tôi tiến hành khảo sát thực
Trang 13trạng bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 ở các trường tiểu học đóng trên địa bàn huyện Quảng Trạch –Quảng Bình
- Đối tượng điều tra: 20 giáo viên đang dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Trạch
- Nội dung điều tra:
a) Thái độ và nhận thức của giáo viên về việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5
b) Mức độ tổ chức rèn luyện, bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5
- Phương pháp điều tra:
Để có được kết quả sát với thực tế, tôi đã sử dụng các phương pháp điều tra như phỏng vấn, phát phiếu điều tra
2.1.2 Phân tích thực trạng
a) Thái độ nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng năng lực CTVH
Để nắm được thực trạng bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5, tôi tiến hành khảo sát thái độ nhận thức của giáo viên về vấn đề này dựa trên một số nội dung đánh giá Sau đó tổng hợp và thu được kết quả như sau
Bảng: Mức độ nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng năng lực CTVH
Mức độ nhận thức
Nội dung đánh giá
Đúng, đầy đủ Chưa đầy đủ Sai
Số lượng Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ
Trang 14Qua khảo sát tôi đã rút ra được một số nhận xét, đó là:
Về khái niệm CTVH đa số giáo viên đều nhận thức đầy đủ và đúng đắn (60%) Có 35% trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ, tôi thấy nguyên nhân là do họ còn đồng nhất giữa “đọc hiểu” và “cảm thụ” Có 5% trả lời sai về khái niệm CTVH, điều này xảy ra là do năng lực và trình độ sư phạm của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, họ chưa tìm tòi, chưa thực sự quan tâm đúng mức về mảng kiến thức này
Về mục tiêu bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh thì đa số giáo viên đều nhận thức đúng, đây chính là điều kiện thuận lợi, là dấu hiệu tích cực cho việc dạy nội dung CTVH ở nhà trường tiểu học nói chung
Về đối tượng bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh, qua khảo sát cho chúng ta thấy giáo viên nhận thức đúng tương đối cao chiếm 55%
b Mức độ tổ chức bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh
Để xác định được hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5,tôi khảo sát mức độ tổ chức dạy học nội dung này của giáo viên cho học sinh
Bảng: Mức độ tổ chức bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh của giáo viên
Trang 15điều này là bởi vì do trình độ năng lực sư phạm của một số giáo viên hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học
2.2 Thực trạng sử dụng các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5
2.2.1 Khảo sát thực trạng
Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng giáo viên đang sử dụng các biện pháp nào để bồi dưỡng năng lực CTVH Từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học văn miêu tả
- Đối tượng điều tra:
20 giáo viên đang dạy ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Trạch
- Nội dung điều tra:
Tìm hiểu các biện pháp đã sử dụng nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH
- Phương pháp điều tra:
Bước 1: Để giúp học sinh hiểu bài giáo viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi nhằm tìm hiểu nội dung của tác phẩm
Bước 2: Để giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn học giáo viên đưa ra một
số bài tập mà qua đó học sinh thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua việc đọc hiểu tác phẩm Như vậy, ở đây giáo viên luôn luôn đề cao việc đọc hiểu tác phẩm và xem đó là mấu chốt để CTVH
Trang 16Ví dụ: Qua dạy bài “Con Sẻ”, muốn giúp học sinh cảm thụ được tác phẩm này, giáo viên thường hướng dẫn như sau:
Bước 1: Giúp học sinh hiểu nội dung tác phẩm bằng cách đi tìm hiểu kịch tính câu chuyện, tiếp cận hành động của các nhân vật, vì vậy có thể sử dụng các câu hỏi
Bước 2: Giúp học sinh cảm thụ: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi, thể hiện được tính khái quát và cảm xúc:
Qua khảo sát tôi nhận thấy, ngoài việc hướng dẫn học sinh bồi dưỡng năng lực CTVH bằng biện pháp như trên thì giáo viên còn sử dụng một số biện pháp khác Cụ thể là cho học sinh làm các dạng bài tập như sau:
+ Bài tập về tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ đặt câu sinh động
Ví dụ: Em hãy cho biết mỗi câu văn dài dưới đây giúp em cảm nhận được điều gì thú vị: “Gió Tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hưởng thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những
thôn xóm Chin San” (Ma Văn Kháng)
+ Bài tập phát hiện những chi tiết, những hình ảnh gợi tả Ở bài tập này giúp học sinh phát hiện được những chi tiết đặc sắc, những hình ảnh nổi bật làm
rõ được nội dung của các tác phẩm
Ví dụ: Em hãy nêu rõ hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của đất nước Việt Nam trong đoạn thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
(Nguyễn Đình Thi) + Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi với học sinh tiểu học Biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ và đảo ngữ là các biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất Bởi vì các biện pháp này phát huy được khả năng liên tưởng và tưởng tượng của học sinh Biến mọi sự vật xung quanh trở nên gần gũi quen thuộc với các em, ví dụ:
Trang 17a- Trong khổ thơ dưới đây, hình ảnh so sánh đã diễn tả tâm trạng và tình yêu của tác giả đối với quê hương tha thiết như thế nào?
Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
(Đỗ Trung Quân)
+ Đọc diễn cảm có sáng tạo: Ngoài việc yêu cầu học sinh đọc đúng để tìm hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì yêu cầu của đọc diễn cảm có sáng tạo nhằm thể hiện được tâm trạng, thái độ của tác giả thể hiện qua giai điệu, nhạc điệu của lời văn, lời thơ Đọc diễn cảm có sáng tạo là một bước cao hơn so với đọc hiểu,
nó thể hiện được sự cảm thụ ngôn từ, từng bước nâng cao năng lực CTVH cho học sinh
Ví dụ: Em hãy đọc diễn cảm có sáng tạo đoạn thơ sau:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
… (Nguyễn Khoa Điềm)
+ Ở mức độ cao hơn giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập về bộc lộ CTVH qua một đoạn viết ngắn Tức là thông qua nội dung bài học, giáo viên yêu cầu học sinh viết lên những cảm nhận, những cảm xúc và những rung động, suy nghĩ của mình
Ví dụ: Sau khi học xong bài “Hoa học trò” giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảm xúc của mình khi mùa phượng đến hay yêu cầu học sinh viết một đoạn văn thể hiện tình cảm của mình đối với sẻ mẹ sau khi học bài “Con Sẻ” Qua các bài tập này chúng ta có thể đánh giá được năng lực cảm thụ, năng lực liên tưởng và khả năng viết văn của các em Đây là dạng bài tập mở để giúp các em tự thể hiện được cảm xúc suy nghĩ của mình
Trang 18Như vậy, chúng ta thấy rằng các biện pháp nêu trên đều góp phần quan trọng vào việc giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn học được học ở lớp, giúp các em phát hiện, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, nhạc điệu của bài văn, bài thơ, đó là từng bước nâng cao năng lực CTVH cho học sinh Tuy vậy, các biện pháp đó thường chỉ được sử dụng trong các giờ dạy phân môn Tập đọc
2.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả
Qua khảo sát chúng tôi có số liệu như sau:
Bảng 5: Mức độ nhận thức của giáo viên về mối liên hệ giữa dạy học Tập làm
văn miêu tả và bồi dưỡng năng lực CTVH
Mức độ nhận thức Số lượng Tỷ lệ