Phân tích các tiền đề hình thành các cộng đồng thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cộng đồng kinh tế Asean là liên kết kinh tế của Asean, hình thành trên cơ sở hệ thống thể chế và thiết chế p
Trang 1Phân tích các tiền đề hình thành các cộng đồng thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN:
Cộng đồng kinh tế Asean là liên kết kinh tế của Asean, hình thành trên cơ sở
hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng Asean trở thành 1 thị trường
và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu
1. Tiền đề kinh tế(AEC)
Dù cộng đồng liên kết A lần đầu tiên được xác lập chính thức tại 1 văn bản pháp
lý của A vào năm 2003( tuyên bố bali II) nhưng có thể nói rằng sự ra đời của cđ lk A chính là sự phát triển khách quan và là kết quả tất yếu cúa quá trình hợp tác liên kết lâu dài gồm 4… của A ,qt hợp tác này có thể chia thành 4 giai đoạn sau:
a. Gd 1976-1976:
Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của A,mặc dù tuyên bố bangkok 1967 đã đạt việc “ thúc đẩy tăng trưởng liên kết” là ưu tiên hang đầu trong số các mục tiêu của
A, song trong bối cảnh đó mục tiêu chính trị lại là cơ sỏ nên trong giai đoạn này A chưa có hoạt động hợp tác liên kết nào đáng kể trừ 1 số hoạt động liên kết đơn lẻ
b. Gd 1976-1992:
Hội nghị cấp cao lần 2 1976 đánh dấu bước chuyển biến lớn trong quan hệ hợp tác thực chất của A.các quan hệ hợp tác kinh tế bắt đầu được tiến hành, điển hình là 3 kế hoạch liên kết lớn được triển khai:
+ dự án công nghiệp ASEAH-AIPS -1976
+ kế hoạch bổ sung công nghiệp AIC-1981
+ các liên doanh công nghiệp ASEAN AISV-1983
Cũng trong giao đoạn này các quốc gia thành viên dã kí liên kết thỏa thuận ưu đãi thương mại thuế quan 1977 cho cả khối ,tuy nhiên hiệu quả rất hạn chế
c Gd 1992-1003
Đây là giai đoạn A hình thành phát triển A 10 Và hợp tác toàn diện mà trọng tâm là hợp tác kinh tế
Trang 2Khu vực thương mại tụ do A(APTA) được thành lập theo hiệp định AFTA(1992) đã đưa hợp tác kinh tế A lên tầm cao mới mục tiêu cơ bản của AFTA
là tiên hành tự do hóa thương mại hàng hóa trong nội lhoois A bằng cách loại bỏ các hang tào thuế quan và phi thuế quan, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và thị trường khu vực bằng cách tạo ra thị trường thống nhất, thúc đẩy phân công lao động trong nội khối A và phát huy lợi thế so sánh của từng nước
Năm 1996, việt nam và các nước thành viên mới của Asean lần lượt gia nhập AFTA, thành khu vực tự do và thương mại toàn Đông nam á
Song song với tiến trình thực hiện AFTA, Asean cũng tiến hành các chương trình hợp tác kinh tế sâu rộng khác
Năm 1995, Asean ký hiệp định chung về dịch vụ, loại bỏ đáng kể các hạn chế đối với thương mại dịch vụ giữa các nước
Cho đến 2003, Asean đã đạt nhiều thành tựu hợp tác kinh tế, đặc biệt là xây dựng được nền tảng thể chế pháp lý tương đối vững mạnh cho việc thành lập cộng đồng kinh tế Asean
2 Bối cảnh quốc tế và khu vực
- tiền đề kinh tế chỉ là điều kiện cần cho sự ra đời của AEC, quyết định thành lập AEC của các nhà lãnh đạo Asean tại hội nghị Bali 2 ( 2003) còn phải dựa trên các điều kiện đủ là bối cảnh quốc tế và khu vực
a Xu hướng toàn cầu hóa và sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức của nền kinh tế thế giới:
toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức tạo điều kiện cho quá trình sản xuất phân chia ra thành nhiều giai đoạn và được tiến hành ở nhiều nơi để tạo ra sản phẩm cuối cùng, đồng thời cũng tập trung vào sản xuất những khu vực nhất định, kết quả
là có những nền kinh tế bị loại khỏi dây chuyền sản xuất toàn cầu và những nền kinh tế Asean trở thành công xưởng Khả năng đó buộc các nền kinh tế A vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI phải liên kết chặt chẽ hơn nữa, phát huy lợi thế về quy mô để trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn và đóng góp vào “ chuổi giá trị “ toàn cầu
Trang 3b Tiến trình hợp tác ở ĐNA và châu Á TBD.
- Trước xu thế tự do hoá thương mại và sự góp mặt của các cường quốc kinh
tế thế giới như Mỹ, TQ, Nga, NB, cùng với ý tưởng thành lập cộng đồng kinh tế Đông Á rộng lớn – khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay đã đặt ASEAN đứng trước 2 lựa chọn:
- Hoặc là tự hoà tan trong APEC hay là liên kết kinh tế Đông Á không tương lai hoặc là nổi lên đóng vai trò hạt nhân trong tiến trình hợp tác kinh tế Đông Á và
để không bị nhấn chìn trong APEC
- Thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN chính là con đường lựa chọn thứ hai ở trên
c Xu thế bùng nổ của các hiệp định thương mại tự do:
Các vòng đàm phán thương mại đa phương gần đây về tự do hóa thương mại thất bại đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt thỏa thuận tự do hóa thương mại song phương và khu vực trong thập kỉ qua Các nước ASEAN cũng bị cuốn vào trào lưu này Tuy nhiên nó không mang lại lợi ích lâu dài cho các nước ASEAN Do vậy con đường để đảm bảo lợi ích lâu dài là ASEAN thảo thuận tự do hóa thương mịa với bên ngoài ở cấp độ hiệp hội trong khuôn khổ AEC
d Sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế trung quốc
- Là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới hiện nay với lợi thế thị trường rộng lớn tương đối thống nhất và thông thoáng vì vậy trung quốc đang là một nền kinh tế cạnh tranh “mang tính sống còn” với ASEAN
- Thành lập AEC sẽ giúp ASEAN trở thành thực thể kinh tế thống nhất có khả năng bổ sung lẫn nhau khắc phục những điểm yếu của từng nước riêng lẽ trong việc cạnh tranh với kinh tế trung quốc
e Tác động từ chiến lược kinh tế của các nước lớn
- Các nước lớn như mỹ, trung quốc , nhật bản… đều coi ASEAN là đối tác chiến lược và tích cực lôi kéo về phía mình hay ít nhât cũng không muốn ASEAN liên minh với các nước khác làm giảm ảnh hưởng của mình trong khu vực thiết lập
Trang 4ASEAN trong bối cảnh đó là con đường tốt nhất để thực thi chính sách trung lập giữa các nước lớn
Do vậy có thể nói rằng AEC không chỉ là sản phẩm của quá trình hợp tác kinh tế lâu dài mà còn là sản phẩm của bối cảnh tức thời, là sự phản ánh chính sách của các nhà lãnh đạo ASEAN trước sức ép cạnh tranh kinh tế từ bên ngoài và thực
tế hợp tác kinh tế chưa hiệu quả trong khối