Vườn Quốc gia Bạch Mã được biết đến như Đà Lạt hay Sa Pa của miền trung vậy, không chỉ có cảnh núi non hùng vĩ, thời tiết mát mẻ mà còn có tài nguyên sinh vật quý hiếm rất đáng để tìm hiểu, khám phá rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng. Chương 1: Khái quát về Vườn Quốc gia Bạch Mã Chương 2: Tiềm năng du lịch của Vườn Quốc gia Bạch Mã Chương 3: hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
Trang 1Thừa Thiên- Huế là mảnh đất nổi tiếng với các di sản văn hoá lịch sử thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và thế giới như Kinh thành Huế, lăng tẩm các vị vua nhà Nguyễn…Bên cạnh đó, Thừa Thiên - Huế cũng được thiên nhiên ưu ái với nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên nổi bật như Vườn Quốc gia Bạch Mã và khu bảo tồn biển Sơn Trà, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu gắn với vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng 22.000 ha lớn nhất Đông Nam Á
và nhiều tài nguyên văn hóa lịch sử độc đáo có giá trị cao, rất thuận lợi cho sự phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch lịch
sử, văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch thể thao, mạo hiểm… nhưng vẫn còn kém thu hút
Vườn Quốc gia Bạch Mã được biết đến như Đà Lạt hay Sa Pa của miền trung vậy, không chỉ có cảnh núi non hùng vĩ, thời tiết mát mẻ mà còn có tài nguyên sinh vật quý hiếm rất đáng để tìm hiểu, khám phá rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng… Bởi vậy, trước đây người Pháp đã chọn nơi đây làm nơi nghĩ dưỡng cao cấp Đến nay, Vườn Quốc gia Bạch Mã trở thành nơi tham quan du lịch và bảo tồn thiên nhiên quan trọng của nước ta Tuy vậy, do chưa khai thác triệt để và có định hướng rõ ràng nên lượng khách
Trang 2du lịch đến đây rất ít, chủ yếu là các sinh viên, phượt thủ, một số gia đình có điều kiện ghé lên thăm thú
Bởi vậy, chúng tôi đã có một chuyến đi thực tế ngắn ngày tìm hiểu về
hệ sinh thái, về điều kiện dịch vụ và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch ở Vườn Quốc gia Bạch Mã để đi sâu nghiên cứu về những tiềm năng còn ngủ quên nơi đây và thực hiện đề tài nghiên cứu “Du lịch Vườn Quốc gia Bạch
Mã - tiềm năng và phát triển”
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trước đây, có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này, chủ yếu là một số bài báo, trang mạng có viết phản ánh sơ lược và giới thiệu về Vườn Quốc gia Bạch Mã, chưa phản ánh hết tiềm năng, thực trạng du lịch nơi đây
Bên cạnh đó, có một số đề tài nghiên cứu đi sâu vào một số vấn đề liên quan như:
“Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái khu nghỉ mát Vườn Quốc gia BạchMã” của Trương Văn Lới (năm 1995)
“Nghiên cứu sinh thái cảnh quan góp phần phát triển cụm du lịch Lăng
Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế” của BùiThị Thu (năm 2002)
“Đa dạng sinh học động vật Vườn Quốc gia Bạch Mã” do Lê Vũ Khôi
và Võ Văn Phúc chủ biên (xuất bản 2004)
Các bài nghiên cứu trên đều tập trung vào khai thác một thế mạnh riêngcủa Vườn chứ chưa khai quát tổng thể Các bài nghiên cứu trên đã giúp tôi tổng hợp và khái quát được tiềm năng và phát triển du lịch cho Vườn Quốc gia Bạch Mã
3 Các phương pháp thực hiện đề tài
Để tiến hành làm đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp như sau:
Trang 3- Thu thập thông tin và xử lý các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên - xã hội của Vườn Quốc gia Bạch Mã qua tài liệu sách báo, internet, các luận văn tốt nghiệp…
- Phương pháp dự báo
- Phương pháp thực địa, điền dã
- Phương pháp tổng hợp, đối chiếu
4 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tiềm năng du lịch ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
- Tìm hiểu và đánh giá hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
- Nêu ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
5 Bố cục
Nội dung chính của bài niên luận này được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Vườn Quốc gia Bạch Mã
Chương 2: Tiềm năng du lịch của Vườn Quốc gia Bạch Mã
Chương 3: hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
Trang 4CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ
1.1 Điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc gia Bạch mã
1.1.1 Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQGBM) nằm ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam,cách thành phố Huế 40 km Vườn Quốc gia này có diện tích 22.031 ha, chủ yếu nằm trên 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế Đồng thờicũng là nơi chuyển tiếp của 2 vùng Bắc - Nam nên có những nét đặc thù riêng biệt Đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450 m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất của Vườn
Vườn Quốc gia Bạch Mã nằm trong giới hạn toạ độ: 16o 05' - 16o16' vĩ độ Bắc Từ 107o 45' đến 107o 53' kinh độ Đông [1]
Phía Bắc giáp Công ty TNHH lâm nghiệp Phú Lộc Phía Nam giáp xã A Ting, Tà
Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam Phía Đông giáp xã Hòa Bắc, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng Phía Tây giáp thị trấn Khe Tre, tỉnh Thừa Thiên Huế
Vườn được chia làm 3 phân khu chính là phân khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích 7.123 ha, phân khu phục hồi sinh thái với diện tích 12.613 ha và phân khu hành chính dịch vụ có diện tích 2.295 ha [1]
1.1.2 Địa hình
Vườn Quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao trên 1.000 m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và thấp dần ra biển Vườn có các đỉnh núi cao như đỉnh Truồi 1.170 m, đỉnh Nôm 1.208m, và cao nhất là đỉnh Bạch Mã tới 1.444
m so với mặt nước biển [2]
Trang 5Đứng tại các điểm cao này vào các ngày không có sương mù có thể nhìn thấy theo hướng Đông Bắc là đầm Cầu Hai và đầm Lập An (Lăng Cô), phía nam là các thung lũng của sông Tả Trạch, thuộc một nhánh của sông Hương và đó còn là lưu vực của sông Cu Đê, thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng Do có quá trình xâm nhập tương đối trẻ và cường độ hoạt động mạnh, nên núi ở đây thường cao, nhọn và dốc Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân toàn khu vực là 25o, những nơi dốc nhất biến động từ 25o đến 60o Dưới chân của các dải núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch như Ngũ Hồ, thác Bạc,thác Đỗ Quyên… tạo nên vẻ đẹp độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.
1.1.3 Khí hậu thuỷ văn
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Vườn Quốc gia Bạch Mã là 24.5oC,
ở đai cao trên 900m nhiệt độ bình quân biến động về mùa hè từ 18oC -
23oC Mùa đông nhiệt độ ở đây không thấp hơn 4oC Lượng mưa trung bình ở khu vực đỉnh Bạch Mã khoảng 8.000 mm/năm, lượng mưa bình quân năm trên toàn Vườn khoảng 3.500mm/năm Đây là đặc điểm vô cùng quan trọng, cùng với hệ thống sông suối dày đặc, trong đó có các nhánh đầu nguồn của sông Hương, sông Truồi bởi thế nó trở thành một bể dự trữ nước khổng lồ cung cấp nước cho các xã vùng đệm cũng như thành phố Huế, là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như: sông Truồi, sông Cuđê và sông Tả Trạch (đầu nguồn của sông Hương)
Độ ẩm khu vực đỉnh Bạch Mã khá cao, bình quân hàng năm là 84%, tháng cao nhất là 90 - 91% (Tháng 11, 12), hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam [1]
Trang 6Do có địa hình xen kẽ đồi núi với đồng bằng và các vị trí nằm sát biển nên các tiểu vùng ở Bạch Mã mặc dù nằm sát nhau nhưng lại có sự khác nhau về khí hậu Tuy nhiên, toàn vùng có thể phân thành 2 mùa rõ rệt, mùamưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 Khí hậu vùng này thuộc kiểu khí hậu gió mùa với mùa đông hơi lạnh, mưa vào hè - thu - đông, thời kỳ khô 0.1 - 1 tháng.
Khí hậu trong ngày của Bạch Mã được ví như một Đà Lạt của miền trung, ban ngày mát mẻ dễ chịu, ban đêm và sáng sớm rất lạnh bởi thế rất thích hợp cho việc nghĩ dưỡng, dã ngoại Thời gian thích hợp cho sức khoẻcon người là trên dưới 300 ngày trong năm Cũng chính vì thế mà Bạch Mãtừng là nơi nghỉ mát từ thời Pháp thuộc, là một trong 3 trung tâm nghỉ mát của Đông Dương trước đây (Bạch Mã, Sa Pa, Đà Lạt)
Với khí hậu như vậy đã tạo cho Vườn Quốc gia Bạch Mã một vùng da sinh cảnh mang trong mình tính đa dạng sinh học rất cao với một hệ sinh thái tầm cỡ quốc gia rất đáng được quan tâm và nghiên cứu
1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Vườn Quốc gia Bạch Mã với tổng diện tích 22.031 ha rừng tự nhiên, nhờ công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng phục hồi theo các rừng sinh thái đạt kết quả tốt đã đưa độ che phủ lên 81.7% năm 2002.Thảm thực vật ở đây là rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới phân bố
ở độ cao trên 900m bao quanh các đỉnh núi cao ở Bạch Mã và rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 900m Thảm thực vật ở hệ sinh thái đặc trưng này là những dải rừng xanh đang ở vào giai đoạn tái sinh, phục hồi kéo liền nhau chạy từ biển Đông đến các ngọn núi ởphía Lào Do đó, Bạch Mã, Hải Vân và Bà Nà đã tạo thành một đơn vị địa
lý sinh học đặc biệt nằm ở miền Trung Trung Bộ
Trang 7Hệ động thực vật ở Bạch Mã rất đa dạng và phong phú, rất có giá trị, đặc biệt về mặt thực vật với số lượng lên tới 1.286 loài theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt các loài có giá trị về khoa học như Dương xỉ thân gỗ, tùng, Cốm Bạch Mã, Chìa Vôi hay các loài quý hiếm như Cẩm lai, Trắc, Trầm hương… Về động vật đã thống kê được 723 loài, trong đó có 124 loài thú với nhiều loài quý hiếm như hổ, voi, vượn, báo gấm; 330 loài chim (chiếm 36% tổng số loài chim ở Việt Nam), trong đó có những loài đặc hữu rất đẹp như Gà Lôi lam mào trắng, Gà Lôi lam màu đen, Trĩ sao…; 31 loài bò sát, 20 loài ếch, 33 loài cá và 218 loài bướm [1].
1.2 Điều kiện xã hội
Vườn Quốc gia Bạch Mã và vùng đệm nằm trên địa phận hành chính của 9 xã và 2 thị trấn thuộc các huyện Phú Lộc và Nam Đông tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng, có diện tích là
22.031 ha bao gồm rừng, đất rừng, đất nông nghiệp và đất thổ cư Vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã bao gồm 11.214 hộ với tổng số dân khoảng 62.774 người thuộc các xã và thị trấn [1]
Đặc biệt ở đây có các cộng đồng dân tộc sinh sống như dân tộc Kinh, Mường, Vân Kiều, Katu Đa số dân cư sống trong vùng đệm là người Kinh
đã sống ở đây lâu đời, từ những ngày đầu mới giải phóng, tuân theo chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới của nhà nước, người dân các nơi trongtỉnh đã đến khai hoang đất đai và thành lập nhiều xóm làng trù phù cho đếntận bây giờ Nhiều xã mới đã hình thành và dân số trong vùng đệm ngày càng tăng lên
Phía Nam và Tây nam của vùng đệm nơi khu vực người Katu sinh sốngxưa là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều tên đất tên làng đã trở thành địa điểm lịch sử Đến đây để tìm hiểu về
Trang 8văn hoá và sinh hoạt của người dân Katu là trải nghiệm rất thú vị với cấu trúc làng bản độc đáo, nhiều tác phẩm hội hoạ với màu sắc nguyên thuỷ thểhiện trong các kiến trúc nhà mồ, cột đâm trâu, nhà ở…
Bên cạnh đó người Vân Kiều cũng có những bản sắc văn hoá độc đáo thể hiện qua các lễ hội như Pupo (xuống đồng), lễ Chắt vắt (mở cửa rừng),
lễ cơm mới, lễ đưa thóc về kho…
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp và khai thác tài nguyên rừng (gỗ, củi, săn bắt chim thú, hái lượm), một số làm nghề khai thác sạn, chăn nuôi và buôn bán gỗ
Những đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội trên có những tác động tích cực
và tiêu cực không nhỏ đến Vườn Quốc gia Bạch Mã
1.3 Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Bạch Mã
Khu rừng Bạch Mã được chính phủ nước cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận là Vườn Quốc gia theo quyết định 214 /CT, ngày 15 - 7 - 1991 Vườn có tổng diện tích tự nhiên là 22.031 ha Đây là một khu rừng rộng nằm ở cuối dãy Trường Sơn Bắc, từ lâu đã rất nổi tiếng với sự phong phú các loài động thực vật cũng như tiềm năng to lớn về nghỉ ngơi, du lịch thiên nhiên
Vậy nên đến những năm 1925, dưới thời Pháp, khu vực này được chính quyền sở tại đệ trình lên Bộ thuộc địa Pháp một dự án thành lập Vườn Quốc gia rộng 50.000 ha ở vùng Bạch Mã - Hải Vân để bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) Đến năm 1932 lại được kỹ sư người Pháp Girrard khám phá và xây dựng khu nghỉ mát Bạch Mã, cho xây dựng
ở chừng núi một quần thể kiến trúc gồm 139 biệt thự trên độ cao 1100
-1400 m (so với mặt nước biển) [1]
Trang 9Vào những năm 60, chính quyền Việt Nam cộng hoà đã biến khu nghỉ mát thành thị trấn Bạch Mã và xúc tiến thành lập lâm viên Bạch Mã - Hải Vân với diện tích 78.000 ha Đây là thời kỳ chiến tranh, rừng Bạch Mã đã
bị bom đạn và chất độc hoá học tàn phá
Đến năm 1986, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nhà nước ta đã thiết lập mạng lưới gồm 87 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có khu bảo tồn Bạch Mã - Hải Vân Đến năm 1991, Vườn Quốc gia Bạch Mã mới được công nhận [1]
Trang 10CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ 2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1 Tài nguyên sinh học đa dạng
Bạch Mã từ lâu đã được ghi nhận là nơi có tính đa dạng sinh học cao do chỉ trong một diện tích không lớn lắm nhưng đã chứa đựng nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau, từđầm phá ven biển đến rừng trên núi Thêm vào đó, Bạch Mã lại nằm trên vùng ranh giới địa lý sinh vật giữa Bắc và Nam Việt Nam, và giữa dãy núi Trường Sơn và vùngđồng bằng ven biển
Các kiểu rừng chủ yếu tìm thấy bên trong Vườn Quốc gia là rừng thường xanh đấtthấp phân bố ở độ cao dưới 900 m, và rừng thường xanh núi thấp phân bố trên 900
m Tuy nhiên, do hậu quả tác động của con người, cho nên rừng còn lại hiện nay tại
ở đây đều mang dấu ấn của sự tác động đó Sinh cảnh ưu thế trong Vườn Quốc gia làđất trống cỏ và cây bụi, với ưu thế là các loài Sim Rhodomyrtus tomentosa, MuaMelastoma candidum và Cỏ tranh Imperata cylindrica Phục hồi tự nhiên của đấttrống cỏ và cây bụi ở Vườn chậm, đặc biệt ở những nơi xảy ra cháy hàng năm, dovậy, tầm quan trọng về bảo tồn đối với các vùng này không cao Tuy nhiên, tính đadạng của toàn bộ khu hệ thực vật trong các vùng rừng còn lại vẫn cao Cả khu Bạch
Mã - Hải Vân được coi như là một trong bảy vùng có tầm quan trọng toàn cầu củaViệt Nam, là một trong các "Trung tâm đa dạng Thực vật"
Khu hệ thú của Bạch Mã hiện chưa được biết một cách đầy đủ, cho đến nay chỉ 48loài đã được xác định là có trong Vườn Quốc gia Nhiều loài thú lớn được ghi nhậntại đây là mục tiêu bảo tồn của VQG Bạch Mã, ví dụ, theo Robson et al (1991) đã
Trang 11tìm thấy Vọoc vá chân nâu Pygathrix nemaeus và một loài vượn Hylobates sp vàonăm 1990 Tuy vậy, tình trạng hiện nay của nhiều loài trong số này ở Vườn Quốc giakhông rõ [2]
Hiện nay, đã ghi nhận được 249 loài chim tại VQG Bạch Mã, 330 loài cho toànkhu vực Bạch Mã - Hải Vân Vườn Quốc gia nằm ở phần phía nam của Vùng chimđặc hữu đất thấp miền Trung, và ở đây ít nhất đã tìm thấy quần thể của 4 loài chim
có vùng phân bố hẹp, đó là Gà so trung bộ Arborophila merlini, Trĩ sao Rheinardiaocellata, Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui và Chích chạch má xám Macronouskelleyi Thêm vào đó, tại Vườn Quốc gia còn có quần thể của loài phụ đặc hữu Gàlôi lam trắng Lophura nycthemera beli Một giá trị bảo tồn rất quan trọng khác ởVườn Quốc gia là vào tháng 5/1998 tại khu vực vùng đệm cách Vườn 1 km, đã tìmthấy Gà lôi mào trắng Lophura edwardsi Trước đó loài này đã được phát hiện lại ởPhong Điền và Đakrông, là những nơi đang được đề xuất thành lập khu bảo tồn thiênnhiên với mục tiêu bảo tồn loài Gà lôi mào trắng đang bị đe dọa tuyệt chủng trêntoàn cầu Do tầm quan trọng Quốc tế trong công tác bảo tồn các loài chim, Bạch Mãđược công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam
Vườn Quốc gia Bạch Mã được xem như là nơi chứa đựng các giá trị động thực vật
ở mức đa dạng sinh học cao, một trong những khu rừng nguyên sinh, nhóm A, cuối cùng còn lại ở Việt Nam, và được xác nhận trong danh sách Kế hoạch hành động về
đa dạng sinh học ở Việt Nam Đa đạng thực vật gồm 2.147 loài thực vật (trong đó có
185 loài là đặc hữu của Việt Nam, 54 loài quý hiếm được đưa vào sách Đỏ Việt Nam), và 1,534 loài động vật Bên cạnh đó, Bạch Mã phân bổ trên vùng chuyển đổi khu vực hệ thực vật phía Bắc và Nam, và được coi là “Trung tâm đa dạng sinh học” quan trọng của khu vực Đông Nam Á [2]
2.1.2 Cảnh quan du lịch hấp dẫn
Trang 12Bạch Mã có khí hậu luôn mát mẻ, trong lành, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông không bao giờ dưới 4oC, và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè không vượt quá 26o C, được ví như Đà Lạt của miền Trung Đứng từ trên đỉnh Bạch Mã, có thể nhìn thấy được toàn cảnh đầm Cầu Hai, hồ Truồi, thành phố Huế về đêm….
Bên cạnh đó còn có hệ thống suối, thác liên hoàn rất đẹp như thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, thác Bạc Chì, thác Thuỷ Điện, thác Trượt … Bởi thế nên rất thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái mạo hiểm, tắm suối, ngắm cảnh, khám phá sinh vật…Thác, suối, hồ kết hợp tạo nên những thắng cảnh hết sức hấp dẫn
Cùng với Lăng Cô, Cảnh Dương đã tạo thành một cụm du lịch đầy tiềm năng cầnkhám phá
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2 Khu di sản
Biệt thự Pháp cổ Bạch Mã là dãy quần sơn rất ấn tượng với mỗi du khách khi đặt chân đến đây Nó đã nhiều lần trải qua sự tàn phá bởi biến động của lịch sử lẫn những lát cắt của tư duy
Năm 1932, Bạch Mã được ông Girard - một kỹ sư người Pháp phát hiện, sau đó cho xây dựng một hệ thống gồm 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông,
… nhằm phục vụ việc tham quan, nghĩ dưỡng của giới quan chức người Pháp và nhàgiàu thời bấy giờ Sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, năm 1960, chính quyền
Trang 13Sài Gòn đã thành lập Vườn Quốc gia Bạch Mã-Hải Vân, nhưng công việc bảo tồn bước đầu không kéo dài lâu Đã có nhiều trận đánh ác liệt xảy ra ở khu vực này Đỉnh Bạch Mã biến thành sân bay trực thăng và đồn bốt, chiến hào của quân Mỹ - Ngụy, nhằm kiểm soát khu vực Huế, Đà Nẵng và biển Đông… Ngày nay, tại Bạch
Mã, 139 biệt thự cổ do người Pháp xây dựng chỉ còn lại dấu tích đổ nát do chiến tranh và thời gian lẫn bàn tay con người Tận dụng những biệt thự ít bị hư hỏng, Bạch Mã đã được trùng tu, tôn tạo thành khu nghỉ ngơi cho du khách Đó là các khu nhà mang tên Đỗ Quyên, Sao La, Kim Giao Những ngôi nhà này vẫn giữ được thiết
kế kiến trúc theo kiểu Pháp với bề ngoài trông rất tĩnh lặng và cổ kính Biệt thự thường chỉ cao 2 tầng với cầu thang vòng và hành lang khá rộng mát, cửa sổ lớn quay ra phía đỉnh núi, sàn gỗ mát mẻ Những tòa nhà đổ nát được xây dựng bằng đá Granit với kiến trúc Pháp cổ nằm rải rác trên đỉnh núi và các triền núi xung quanh
Đó là dấu tích của khu biệt thự và khách sạn do kỹ sư người Pháp M.Girard phụ trách xây dựng năm 1932 với ý định biến nơi đây thành khu nghỉ mát trong cảnhquan thiên nhiên hoang sơ và xinh đẹp
Ngoài ra, các di tích lịch sử cách mạng vẫn còn sót lại như: Địa đạo Bạch Mã, khu vực sân bay cũ, Hải Vọng Đài… 2 địa đạo Bạch Mã do quân giải phóng - tiểu đoàn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng từ tháng 10/1973 đến tháng 1/1974 để phục
vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ
Việc tổ chức đào 2 địa đạo trên đỉnh Bạch Mã được tiến hành ngay từ tháng 10/1973 đến tháng 1/1974 Sau 4 tháng khẩn trương, tích cực, bộ đội ta đã đào hoàn thành 2 địa đạo Một ngay dưới chân đồi Sân Bay với độ dài khoảng 214.68m, gồm
có 3 cửa (hai cửa hướng Nam và một cửa hướng đông Bắc) Và một địa đạo ngay dưới chân Vọng Hải Đài Quá trình tiến hành, địa đạo dưới chân đồi Sân Bay được xác định là địa đạo chính So với địa đạo dưới chân Sân Bay, địa đạo dưới chân Vọng Hải Đài đơn giản hơn, chỉ có 1 cửa, có hình dạng gần giống hình chữ L, cao
Trang 141.8m, rộng 1.5m Trước cửa địa đạo có 1 công sự chiến đấu (giao thông hào) dài 12m; rộng 0.7m; sâu 1m Hiện nay, giao thông hào này đã bị lấp chỉ còn như một rãnh nước nhỏ nằm trước cửa địa đạo [8].
2.2.3 Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã được xây dựng trên núi cao, bên cạnh hồ Truồi,với cảnh trí phong thủy, hữu tình Để đến Thiền Viện, cần thuê thuyền du lịch qua
hồ Truồi Ở đây, du khách được hiểu thêm về dòng thiền Trúc lâm Yên Tử; đượchướng dẫn thực tập thiền (nếu có yêu cầu đặt trước); được tìm hiểu thêm về cộinguồn của đạo phật dân tộc; hoặc tham quan, tắm suối ở các điểm du lịch sinh tháihấp dẫn như Vũng Thùng, Ba Trại, Hợp Hai, chảy từ các dãy núi cao, hùng vĩ nhưnúi Truồi, núi Bạch Mã
2.2.4 Khu nhà vườn Khe Su
Khu nhà vườn nằm tại thôn Khe Su của huyện Phú Lộc, trên ngôi làng ven rừng cách Trung tâm du khách, cổng VQG Bạch Mã khoảng 2 km Đến đây, không khí rất trong lành, lại được sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch với hình thức tự cung tự cấp và thú vị hơn sẽ được trò chuyện với người dân, chia sẻ kinh nghiệm quíbáu trong việc bảo vệ rừng và tăng gia sản suất, phát triển kinh tế gia đình theo hình thức canh tác nông nghiệp hữu cơ [4]
2.2.5 Dân cư xã hội
Vườn Quốc gia Bạch Mã và vùng đệm nằm trên địa phận hành chính của 9 xã và 2 thị trấn thuộc các huyện Phú Lộc và Nam Đông của tỉnh thừa thiên Huế và huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng
Đa số dân cư trong vùng đệm là người Kinh đã khai hoang đất đai và thành lập nhiều xóm làng trù phú
Phía Nam và Tây Nam vùng đệm, ở những nơi xa xôi hẻo lánh là nơi sinh sống của tộc người katu Tộc người này trước đây sinh sống ở những nơi
Trang 15hoang vu hiểm trở của của hai huyện Hiên và Giằng thuộc tỉnh Quảng Nam vàtrên các triền núi cao của huyện A lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Và dần dần họ chuyển xuống những vùng thấp hơn để định cư Các vùng cư trú của người Katu này là những căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ trước đây Nhiều tên đất và tên làng như những điểm son chói lọi đã đi vào lịch sử Việt Nam thời cận hiện đại Bản lĩnh và bản sắc của dân tộc Katu chắc chắn sẽ là điểm hấp dẫn đối với mọi người Trải qua thời gian, chịu ảnh hưởng của văn hoá người Kinh nhưng họ vẫn giữ được nhiều bản sắc văn hoá dân tộc mình Đến tìm hiểu về văn hoá và sinh hoạt của đồng bào Katu sống ở đây là điều rất mới lạ và thích thú đối với khách tham quan.Làng Katu có một cấu trúc làng bản độc đáo, nhiều tác phẩm hội hoạ với nhiều màu sắc nguyên huỷ, nhiều tác phẩm điêu khắc với những nét thô phát, thể hiện trong các công trình kiến trúc nhà gươi, nhà ở, nhà mồ, cột đâm trâu,
…
Nhiều loại nhạc cụ được lưu giữ trong bản làng và nếu may mắn đi trúng vào dịp lễ hội sẽ chứng kiến được các hoạt động văn nghệ truyền thống hoà quyện với đời sống văn hoá phong phú của cộng đồng dân cư bản địa, được thưởng thức các đặc sản của núi rừng Trường Sơn, uống rượu cần,…
Ngoài ra, còn có một bộ phận nhỏ người Vân Kiều đang sinh sống ở phía Bắc của Vườn thuộc phạm vi vùng đệm Họ đã di cư từ Quảng Trị đến vàđịnh cư lâu dài ở đây, trở thành một bản làng độc lập nhưng không tách rời với cộng đồng người Kinh sống xung quanh Họ cũng có những nét văn hoá độc đáo của riêng dân tộc mình, thể hiện qua những lễ hội như Pupo (xuống đồng), lễ Chắt vắt (mở cửa rừng), lễ cơm mới, lễ Chăn vi ang (cúng trời), lễ đưa thóc về kho, lễ cúng máng nước,… và các nghi lễ truyền thống rất đặc trưng khác [2]
2.2.6 Du lịch tâm linh
Trang 16Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm giữa Vườn Quốc gia Bạch Mã, soi bóng dưới hồ Truồi là một nơi để du lịch sinh thái tâm linh rất hấp dẫn.
Ngoài ra, Công ty Wimberly Allison Tong & Goo (WATG - Mỹ) đang có ý tưởng quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng tại Vườn Quốc gia Bạch Mã
CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ
Trang 173.1 Thực trạng du lịch ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã
3.1.1 Chính sách đầu tư phát triển du lịch
Bạch Mã được người Pháp phát hiện vào năm 1932, đến năm 1945 trở thành thị trấn nghỉ dưỡng nổi tiếng với 139 biệt thự Sau nhiều thăng trầm, năm 2001 Vườn Quốc gia này bắt đầu mở đón khách khám phá rừng Mười biệt thự được phục hồi, khai thác với hơn 60 phòng nghỉ Du lịch Bạch Mã dần định hình và nhanh chóng thu hút khách Từng có năm khách đến nườm nượp, thường xuyên kín phòng [1]
Năm 2006, Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, đồng thời chỉ đạo Vườn Quốc gia Bạch Mã xây dựng dự án đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng và phát triển Vườn Quốc gia Bạch Mã, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
Năm 2009, vườn quốc gia này quyết định đóng cửa, đầu tư 80 tỉ đồng để mở rộng tuyến đường lên đỉnh Suốt bốn năm đóng cửa, nhiều biệt thự không được sửa sang, để hư hỏng, xuống cấp Sau khi mở cửa trở lại (tháng 4-2013), ban quản lý vườn đứng ra tổ chức khai thác du lịch nhưng thiếu tính chuyên nghiệp nên giao lại cho một công ty du lịch ở Huế Công ty này cũng hoạt động ì ạch nên du lịch ở đây chỉ ở trạng thái cầm chừng, gần như “bí mật” đối với thị trường du lịch tại miền Trung cũng như ở Huế
Năm 2015, theo hình thức liên kết, Vườn Quốc gia Bạch Mã giao cho Công tydịch vụ du lịch Thanh Tâm (Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế) đầu tư khai thác du lịch Ngoài nâng cấp ba biệt thự (Đỗ Quyên, Kim Giao, Bảo An) và xây dựng trung tâm hội nghị 200 chỗ, công ty này có kế hoạch biến Hải Vọng Đài và khu nhà đầu đườngvào thác Đỗ Quyên thành điểm ngắm cảnh và khai thác dịch vụ Tuy nhiên, hợp đồng liên kết chỉ có giá trị trong vòng 10 năm nên nhà đầu tư này vẫn còn chần chừ
Trang 18chưa xây dựng nhiều hạng mục [1].
Khu vực trong khuôn viên Vườn Quốc gia Bạch Mã được phép khai thác dịch
vụ gần 300ha nhưng mới chỉ khai thác một phần nhỏ Còn nhiều khu rộng lớn, rất cótiềm năng đang được kêu gọi đầu tư dịch vụ du lịch cao cấp Thời gian qua Vườn Quốc gia Bạch Mã đã tiếp nhiều nhà đầu tư là các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài, nhưng đơn vị nào đến cũng e ngại Nhiều nhà đầu tư đến Bạch Mã chỉ để hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh, thực tế họ nhắm vào những khu vực khác để đầu
tư dễ sinh lợi hơn
Hiện có nhà tư vấn của Hong Kong đã đến khảo sát, phác thảo một số phương
án và kêu gọi các nhà đầu tư khác ở Hong Kong, Đài Loan cùng liên doanh đầu tư
du lịch Bạch Mã Đồng thời, một nhà tài trợ trong nước đã đồng ý giúp tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể du lịch Bạch Mã (thay cho quy hoạch cũ không còn phù hợp) Nhà tài trợ này sẽ đưa chuyên gia quốc tế đến Bạch Mã khảo sát để xây dựng quy hoạch nhưng vẫn chưa có thông tin gì mới
Như vậy, sau hàng chục năm làm du lịch, xem ra, Bạch Mã vẫn đang loay hoay tìm mô hình dịch vụ phù hợp
Hiện nay, Công ty Du lịch Hương Giang đang mời các nhà đầu tư, doanh nghiệp có năng lực, chuyên nghiệp để đầu tư vào Bạch Mã theo hướng vừa phát triển, vừa bảo tồn, kết nối với các điểm du lịch Chân Mây-Lăng Cô thành thương hiệu du lịch ở miền Trung
3.1.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái
Bạch Mã từng là nơi nghỉ mát thời Pháp thuộc, là một trong 3 trung tâm nghỉ mát nổi tiếng của Đông Dương trước đây ( Bạch Mã, Đà Lạt, Sa Pa) Thời gian thích hợp cho sức khoẻ con người là trên dưới 300 ngày, số ngày triển khai tốt các hoạt động du lịch khoảng 200 ngày [1]
Trang 19Ưu điểm của Bạch Mã so với nơi khác là có khi hậu mát mẻ và nằm gần biển
Do vậy việc kết hợp giữa nghỉ mát trên núi và nghỉ biển rất thuận lợi, có thể tổ chức 5 loại hình du lịch: sinh thái, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thể thao và nghiên cứu khoa học
Đến nay, việc đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái tại Bạch Mã nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu đang bó hẹp trong một số loại hình du lịch sinh thái như: nghỉ núi, nghỉ chữa bệnh, khám phá sinh vật hoạt động du lịch sinh thái vẫn chưa mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của nó, chỉ mới dừng lại ở việc khai thác phục vụ
du lịch tự nhiên, du lịch đại chúng, do đó đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan Công tác quy hoạch du lịch sinh thái tại Bạch Mã đã được triển khai trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái tuy nhiên chỉ mới ở giai đoạn đầu mới, có nhiều nơi còn đang bỏ ngỏ Các hoạt động khác như: giáo dục môi trường, quảng bá, đào tạo nguồn cán bộ cho du lịch sinh thái … mặc dù đã được quan tâm hơn trong vàinăm qua, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển du lịch sinh thái Bạch Mã
Việc khai thác Bạch Mã đang được kết hợp với Lăng Cô, Cảnh Dương tạo thành một cụm du lịch sinh thái hấp dẫn
Thực hiện Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềtăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng vàchống người thi hành công vụ, ngay từ đầu năm Vườn đã xây dựng phương án tuầntra kiểm soát, truy quét, phối hợp truy quét với chính quyền sở tại các cấp và các bênliên quan Từ đầu năm đến nay, Vườn đã tổ chức 179 đợt tuần tra kiểm soát, truyquét tại rừng, bình quân mỗi đợt từ 4-5 ngày, đồng thời tăng cường chốt chặn, kiểm
Trang 20tra vận chuyển lâm sản bằng đường sông, đường bộ tại các địa bàn xã Thượng Nhật,Hương Lộc (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế), Ating, Sông Kôn (huyệnĐông Giang, tỉnh Quảng Nam) Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác với Dự án “Dựtrữ Carbon và bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thừa Thiên Huế, Hợp phần tăng cườngquản lý Khu mở rộng Vườn Quốc gia Bạch Mã” (Dự án Carbi), lực lượng Kiểm lâmcủa Vườn đã tổ chức 30 đợt tuần tra, kiểm soát, giám sát đa dạng sinh học Năm
2015, Hạt Kiểm lâm Vườn đã thụ lý và xử lý 63 vụ vi phạm xử lý hành chính tronglĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có 01 vụ chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hìnhsự
Vườn đã giao khoán quản lý bảo vệ với tổng diện tích 10.000 ha, thuộc 19 tiểukhu cho các hộ gia đình và nhóm hộ gia đình, chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộclưu vực thuỷ điện Sông Kôn II với tổng diện tích 3.141 ha thuộc 03 tiểu khu nằmtrên địa bàn 2 xã Ating và Sông Kôn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho 10nhóm hộ (tổng số110 hộ gia đình) tham gia nhận khoán bảo vệ rừng [6]
3.1.3 Hiện trạng khai thác cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ phục vụ du lịch
- Lao động
Số lượng lao động trong ngành du lịch của cụm Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương chỉ có chưa đến 100 người ( kể cả số lao động mới tuyển dụng) Đội ngũ lao động ở đây ít về số lượng, kém về chất lượng, hầu hết chưa qua lớp đào tạo chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ kém… Riêng ở Bạch Mã, thường sẽ chỉ có sinh viên, gia đình lên dã ngoại nên họ tự tìm hiểu, ít khi cần hướng dẫn viên phục vụ
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đường lên thuận tiện, những tuyến khám phá rừng rất hấp dẫn, hệ thống suối thác liên hoàn, cảnh sắc kỳ thú nhưng du khách đến đây thường chỉ về trong ngày
Trang 21hoặc ở lại một hai đêm rồi về chứ không lưu trú lại lâu, vào những ngày giữa tuầnthường chẳng có khách nào
Toàn bộ điểm du lịch một thời nổi tiếng này chỉ còn ba biệt thự mở cửa đón khách với 21 phòng Bảy ngôi biệt thự khác cổ kính, sang trọng, tuyệt đẹp nhưng khóa cửa im lìm, ngoại thất lẫn nội thất đang xuống cấp Những con đường mòn
đi dạo nhiều chỗ sạt lở Hệ thống lan can sắt của tam cấp dẫn xuống thác Đỗ Quyên bị gãy đổ
Các nhà nghỉ, khách sạn còn nghèo nàn, thiết bị lạc hậu hoặc quá đơn giản, trang trí nội thất chưa được hấp dẫn và vệ sinh kém, không đảm bảo nên không đủ tiêu chuẩn để đón khách quốc tế
- Giao thông
Có khá nhiều phương tiện để đi đến khám phá Vườn Quốc gia Bạch Mã như ô tô,
xe máy, xe đạp, ô tô du lịch… Các bạn trẻ có thể khám phá toàn bộ Bạch Mã bằng cách leo bộ thử sức, đó là một trải nghiệm rất thú vị
Trước đây đường lên Bạch Mã hẹp, khó đi, nhưng được sự hỗ trợ nguồn vốn của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lòng đường được mở rộng lên 5,5-6m; hệ thống cầu cống, thoát nước hai bên được đầu tư hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho du khách qua lại thuận tiện, xe ô tô lớn nhỏ đi ngược chiều tránh nhau an toàn.Hiện nay, xe ô tô du lịch 30 chổ có thể lên núi một cách dễ dàng thuận tiện cho việc du lịch theo đoàn
Có 4 trong 8 đường mòn được đánh các cọc số thứ tự (trung bình khoảng 6 điểmmỗi đường) nhằm giới thiệu cho du khách các chủ đề liên quan đến rừng thông quacác tờ rơi tự giới thiệu được phát miễn phí cho khách Các đường mòn được khaithác như đường mòn Trĩ Sao, đường mòn Ngũ Hồ, đường về Thác Bạc… ở những
Trang 22đoạn dốc, trơn trượt được đầu tư xây dựng các bậc đá để tránh trơn trượt, đảm bảo
an toàn cho du khách và thuận lợi cho việc khám phá
Các đường mòn ven suối trong Vườn được đầu tư dây cáp và các thang dây để thuận tiện cho việc khám phá sinh cảnh, hệ thống suối thác liên hoàn độc đáo ở đây như Ngũ Hồ, thác Đỗ Quyên…
- Dịch vụ
Nằm ở chân núi, trung tâm du khách được xem là điểm đến đầu tiên, có thể mua
vé và đặt các dịch vụ cần thiết như vận chuyển, phòng nghỉ, ăn uống, hướng dẫn ở lễtân Ngoài khu vực lễ tân, trung tâm có một phòng sảnh khá lớn (khoảng 250m2)dành cho việc trưng bày và giới thiệu các chủ đề tuyên truyền Ngoài ra còn có mộtphòng nghe nhìn dành cho khách xem phim và tranh ảnh về Bạch Mã Phòng nàyđồng thời cũng là nơi để tổ chức các trò chơi, nhóm họp, tập huấn, sinh hoạt tậpthể của các câu lạc bộ thiên nhiên, học sinh, sinh viên Du khách đến Bạch Mãthường được mời chào và khuyến khích đến với trung tâm du khách nhằm nâng caohiểu biết và nhận thức về Vườn Quốc gia và bảo tồn thiên nhiên, cũng như đượcthông tin, giới thiệu thêm về chuyến tham quan của họ
Một trong những dịch vụ mới thu hút tại Bạch Mã trong lần mở cửa này là khu vui chơi giải trí mạo hiểm trên không do tổ chức Pro de Tour (Pháp) đầu tư Với tuyến cáp uốn lượn trên không, dịch vụ ngay lập tức đã thu hút sự tham gia của du khách Đu mình bay bổng qua những tán rừng nguyên sinh, nhiều du khách thích thúnhào lộn trên dây, tận hưởng cảm giác tốc độ Một số công trình tại đây đã được cải tạo như Vọng Hải Đài, biệt thự Đỗ Quyên, Sao La, Bảo An, Kim Giao Tour du lịch sinh thái “Vì môi trường xanh Bạch Mã”, bao gồm khám phá các đường mòn suối thác Trĩ Sao, Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, vọng Hải Đài đã khởi động trở lại
Trang 23Trên Bạch Mã đã khôi phục được 7 biệt thự với 39 phòng ngủ các loại, một khu cắm trại được xây dựng với tăng, bạt cho thuê sẵn với sức chưa 50 người phục vụ cho các đoàn đi tập thể theo hình thức dã ngoại; khu vực sân bay cũ và các đường mòn Trĩ sao, đường về thác Bạc, Ngũ Hồ và lên Hải Vọng Đài đang được nâng cấp,
đã được xây dựng thêm một con đường mới về thác Đỗ Quyên [1]
Tuy nhiên, các cơ sở cung cấp dịch vụ cho khách như vui chơi giải trí, mua sắm
đồ thủ công mỹ nghệ, giặt là, cắt uốn tóc… dành cho du khách có thu nhập cao chưa có
Mặc dù đã được đầu tư nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn quá nghèo nàn, các dịch vụ vui chơi còn quá đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách
3.1.4 Hiện trạng khai thác thị trường du lịch
Bạch Mã đã mở cửa đón khách từ tháng 5 năm 2001 và đến cuối năm 2001 đã đón được 15.000 lượt khách.Vườn quốc gia Bạch Mã được đánh giá là một điểm đếnkhông thể thiếu trong tour du lịch đến miền Trung
Trước đây vào các dịp hè, Bạch Mã là điểm đến hấp dẫn không chỉ với giới học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên trên địa bàn tỉnh, mà còn là điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế Mấy năm qua, trong khi lượng dukhách đến Việt Nam và đến Huế nói riêng tăng bình quân từ 15% đến 20%, thì số lượng khách trong nước và quốc tế đến Bạch Mã giảm dần
3.1.5 Hiện trạng thông tin quảng bá, tiếp thị và xúc tiến du lịch
Theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, Bạch Mã cùng với Lăng Cô - CảnhDương là 1 trung tâm du lịch nằm trong vùng trọng điểm du lịch Quốc gia Những năm qua, Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh cùng các doanh nghiệp du lịch, sở chủ
Trang 24quản và Vườn Quốc gia Bạch Mã đã có chủ trương và những quan tâm đầu tư đáng
kể cho việc phát triển du lịch tại BM
Theo đó, hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc và một số biệt thự, công trình du lịch được đầu tư tại đây với kinh phí không nhỏ Năm 2002, chương trình du lịch Ấn tượng sinh thái Bạch Mã cũng được tổ chức khá rầm rộ Năm 2007, chương trình lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch Ấn tượng Bạch Mã 2007
do đơn vị chủ quản là Vườn Quốc gia Bạch Mã phối hợp tổ chức vào dịp 30/4 và 1/5, với hy vọng đánh thức tiềm năng du lịch của vùng đất này
Việc quảng bá và xúc tiến du lịch Vườn Quốc gia Bạch Mã được quan tâm hơn trong vài năm qua, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển DLST trên địa bàn
Việc đầu tư mở rộng đường lên Bạch Mã kéo dài khiến thương hiệu Bạch Mã hầu như bị biến mất trên bản đồ du lịch Sau khi mở cửa đi vào khai thác lại không
có động thái quảng bá hay thông báo đối với du khách và các đơn vị lữ hành, dẫn đến tình trạng Bạch Mã ế ẩm và vắng khách
3.1.6 Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch ở Vườn Quốc gia Bạch
Mã
Cho đến nay, việc đầu tư, phát triển các loại hình du lịch sinh thái (DLST) tại Thừa Thiên - Huế nói chung và Bạch Mã nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, thậm chí đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan Vì vậy, cần nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu và các nhân
tố ảnh hưởng đến khách DLST nhằm đưa ra giải pháp phát triển DLST một cách bềnvững
Bạch Mã là nơi hội tụ những yếu tố sinh thái rất hấp dẫn, phù hợp với nhiều loại hình du lịch, nếu phát triển tốt có thể tạo thành một khu du lịch sinh thái hấp