Luận văn tốt nghiệp
Lời mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế giới cĩ nhiều biến đổi lớn: khí hậu biến
đổi, nhiệt độ trái đất đang nĩng lên, mực nước biển dâng, dân số tăng nhanh, Tất cả những thay đổi đĩ đang ảnh hưởng lớn đến cơng cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giời và cả nước ta, trong đĩ cĩ việc làm cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên và ơ nhiễm mơi trường
Nước biển dâng là một trong số những vấn đề lớn nhất hiện nay đặt ra cho chúng ta, theo các nhà khoa học thì khoảng cuối thế kỉ này mực nước biển sẽ
dâng cao thêm từ 0,8 đến 1,5m vì vậy nếu khơng cĩ các giải pháp và biện pháp kịp thời thì tới cuối thế kỉ này nhiều khu vực của trái đất sẽ bị nhắn
chìm trong nước biển Mặc dù vậy khơng phải ai cũng nhận thức được vấn đề đặc biệt nguy hiểm này
Giao Thủy là một huyện ven biển tỉnh Nam Định nằm ở hữu ngạn sơng
Hồng, được bao bọc bởi sơng và biển Trước năm 2005, mực nước biển hầu
như khơng tăng lên, thế nhưng từ năm 2005 biểu mức nước biển dâng đã bộc
lộ một cách rõ rệt làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuộc sống của
người dân trong khu vực Việc đánh giá và dự báo ảnh hưởng của nước biên dâng, trên cơ sở đĩ đề xuất các giải pháp nhằm ứng phĩ, hạn chế tác động tiêu cực cĩ ý nghĩa khơng nhỏ đối với các vùng ven biển Việt Nam nĩi chung và với Giao Thủy nĩi riêng
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế tài nguyên và mơi trường, với mong muốn được áp dụng những kiến thức được đào tạo trong nhà trường
vào việc nghiên cứu một van dé cap bach trong thuc tế, tơi đã chọn vấn đề:
Trang 2«Phân tích các kịch bản ảnh hướng của hiện tượng nước biến dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy - Nam Định” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu của đề tài
- Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn nước biển dâng và các tác động của NBD
- Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biên dâng tới hoạt động kinh
tế và đời sống người dân tại Giao Thủy - Nam Định theo các kịch bản khác nhau - Đề xuất các giải pháp duy trì, cải thiện hoạt động kinh tế và đời sồng người
dân đồng thời với việc phịng tránh/ giảm thiểu các thiệt hại do nước biển dâng
3 Pham vì nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: vườn quốc gia Xuân Thủy và 5 xã (gồm Giao Thiện,
Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải - Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định)
- Phạm vi thời gian: phân tích các ảnh hưởng của mực nước biển chủ yếu từ
năm 2005 đến đầu 2008 và dự báo tác động cho thời kỳ đến năm 2015
- Phạm vi khoa học: nghiên cứu các thiệt hại về mơi trường - kinh tế - xã hội
do ảnh hưởng của hiện tượng nước biên dâng
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử đụng phương pháp phân tích trên cơ sở kế thừa các số liệu thống kê đo các cơ quan địa phương cung cấp và các tài liệu nghiên cứu cĩ liên
quan Phương pháp khảo sát thực địa được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng vùng nghiên cứu, kiểm tra đối chiếu với các số liệu thu thập được
Trang 3Luận văn tốt nghiệp
Ngồi ra, luận văn cịn thực hiện mơ hình hĩa hiện tượng nước bién dang
tại khu vực nghiên cứu bằng phương pháp GIS (Hệ thống thơng tin dia lý); đồng
thời sử dụng các phương pháp so sánh, dự báo và lượng hĩa để đánh giá những ảnh hưởng của NBD trong phạm vi khu vực nghiên cứu
5 Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính: Chương I: Những vấn đề chung về tác động của nước biển dâng đối với hoạt
động kinh tế và đời sống con người
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh tế và đời sống người dân vùng ven
biển Giao Thủy - Nam Định chịu ảnh hưởng của hiện tượng nước biên dâng Chương III: Phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và
đời sống của người dân vùng Giao Thủy - Nam Định
Trang 4CHƯƠNG I
NHUNG VAN DE CHUNG VE TAC DONG CUA NUOC BIEN
DANG DOI VOI HOAT DONG KINH TE VA DOI SONG
CON NGƯỜI
1.1 Nhận thức về hiện tượng nước biển dâng
Nước biển dâng (“sea level rise” - viết tắt SLR) là hiện tượng dâng lên của mực nước tại các vùng biển và đại dương Thế giới Hiện tượng này cĩ nguyên nhân là do nhiều nhân tố phức tạp như: sự tan băng ở hai cực Trái đất, hiện
tượng nở vì nhiệt của đại dương, thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền Đây là
hậu quả của hiện tượng biến đồi khí hậu đang điễn ra hết sức phức tạp trên tồn
cầu
( Nguồn: htip://en.wikipedia.org/wiki/Sea_level_ rise)
Biến đổi khí hậu sẽ cĩ nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm cả việc tần xuất lớn hơn của các dịng nước nĩng; tăng cường độ các trận bão, lũ lụt và hạn hán; mực nước biển dâng cao; sự phán tán nhanh hơn của các bệnh; mat da dang sinh hoc
Sự dâng lên của mực nước biển gây nên mối de doạ nghiêm trọng cĩ các quốc
gia cĩ mức độ tập trung cao cả dân cư và các hoạt động kinh tế ở các khu vực
ven biển
Cho đến gần đây, các nghiên cứu dự đốn mực nước biển dâng cao sẽ tăng lên
0-1 mét trong thế kỷ 2l (Church và các cộng sự 2001, IPCC Đánh giá thứ ba,
2001) Ba yếu tố cơ bản được đề cập bao gồm:
" Hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương Trong vịng 100 năm qua, mức nước các đại đương đã cao hơn từ 10 đến 20 centimét
Trang 5Luận văn tốt nghiệp
" Hiện tượng tan băng ở Greenland và Nam Cực (bên cạnh đĩ cịn
xuất hiện hiện tượng tan băng ở các khu vực khác)
"_ Hiện tượng thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền
Trong các nhân tố này, hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương đã từng được xem
là nhân tố chủ yếu đằng sau sự dâng lên của mực nước biển
(Nguon: http://va2 1.org/vietnamese/index.php?param=NewsInfo&key)
Hình 1.1: Thay đối nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất trong
vịng 140 năm qua
(Nguơn: www.combatclimatechange.ie)
Tuy nhiên, số liệu mới về tỷ lệ tan băng ở Greenland và Nam Cực cho thấy rang ảnh hưởng này lớn hơn, bởi vì các tảng băng ở Greenland và Nam Cực chứa đủ
nước để làm tăng mực nước biển lên 70 mét.Trong vịng 200 năm trở lại đây, đặc
biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi cơng nghiệp hố phát triển, nhân
loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hố thạch Cùng
Trang 6với các hoạt động cơng nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu thải vào bầu khí quyền
một lượng khí CO2, nitơ ơxít, mêtan khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nĩng lên Riêng trong năm 2006, các nhà khoa học ước tính cĩ tới 192 tỷ tắn băng từ các dịng sơng băng Nam Cực tan chảy đồ ra biển, trong đĩ, khối băng phía tây
Nam Cực đã mất khoảng 132 tỷ tan, cịn ở vùng Bán đảo Nam Cực bị tan khoảng
60 triệu tắn Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là ở phía đơng Nam Cực - vỉa băng lớn
nhất thế giới - lại hầu như khơng xảy ra bắt cứ tình trạng tan băng nào
Hầu hết giới khoa học đều cơng nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí
hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyên ở mức độ cao Bản thân nĩ đã làm
cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nĩng lên, nhiệt độ nĩng lên này đã
tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay
Theo báo cáo của Hội nghị Biến đổi Khí hậu Tồn cầu tại Bali, Indonesia năm 2007, con người tạo ra 90% nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu, chỉ cĩ
10% nguyên nhân là do tự nhiên Nhiệt độ trái đất nĩng lên làm cho băng của
các dãy Himalaya và Nam cực, Đắc cực và các vùng khác tan chảy Những núi
băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43 cm Nhưng cĩ thể mực nước biển này cịn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra
1.2 Những tác động tiêu cực của nước biển dâng
Hiện tượng nước biển dâng tạo ra những tác động xấu đến kinh tế, xã hội và
mơi trường tại những khu vực bị ảnh hường Hiện tượng nước biển dâng sẽ
khiến cho các vùng ven biển sẽ bị mắt đất, thay đổi đa dạng sinh học, tác động
tiêu cực đến đời sống của người dân, gây ra thiệt hại về kinh tế
Trang 7Luận văn tốt nghiệp
1.2.1 VỀ mơi trường 1.2.1.1 Trên thế giới
Theo chương trình mơi trường của liên hợp quốc, hậu quả của mực nước dâng
cao sẽ phá hủy tồn bộ mơi trường và cây cối trong khu vực, ảnh hưởng đến mơi
trường sống của các lồi động, thực vật tại các khu vực ven biển Nước biển
dâng cao sẽ làm thay đổi hệ sinh thái ở khu vực ven biên, gây ra những tác động rất xấu đến mơi trường sơng của con người
Hiện tượng nước biển dâng tác động nghiêm trọng đến các hệ sinh thái như rừng đước, rặng san hơ, rừng cây, vùng ngập mặn duyên hải, hệ thực vật, đồi cát, cấu tạo đá, nguồn nước ngầm và tính đa dạng sinh học động vật và thực vật Hơn
nữa, sự phát tán chất thải rắn và lỏng cùng các loại hĩa chất, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, sự tàn phá hệ thống cống rãnh và những nhà máy dang de doa 6 nhiễm mơi trường theo hướng khĩ lường Theo các chuyên gia, tác hại lớn nhất
là ơ nhiễm nguồn nước và ơ nhiễm đất do nước mặn từ biển thâm nhập vào đất liền, cấu tạo một lớp muối trên bề mặt đất trồng trọt Tại Maldives, cĩ từ l6 - 17 đảo san hơ vịng bị tràn ngập bởi sĩng biển nên hồn tồn khơng cịn nước ngọt và được xem như là khơng thể phục hồi trong vài thập niên tới Vơ sé giéng
nước bị vùi lấp bởi đất, cát và nước biển Những tầng nước ngầm bị đá ong xâm lan Dat bị ngập nước biên trở nên cần cỗi, khơng dé dàng gì và cũng rất tốn kém nếu muốn phục hồi lại thành đất nơng nghiệp Nước biển làm chết cây cối và hủy
diệt các loại vi sinh vật rất cần thiết cho đất
1.2.1.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ảnh hưởng của nước biển dâng đến mơi trường là rất lớn Mực nước biển dâng cao sẽ khiến cho khu vực đồng bằng sơng Cửu Long và đồng
bằng sơng Hồng ảnh hưởng nặng nề về mặt mơi trường Rất nhiều khu rừng ngập mặn (Xuân Thủy, U Minh, Cần Giờ ) sẽ bị ngập trong biển, điều này sẽ ảnh
Trang 8hưởng rất xấu tới đa dang sinh học tại những khu vực này Nhiều lồi động vật
(cị thìa, các loại chim quý hiếm ), lồi thực vật quý hiếm sẽ bị tuyệt chủng
Đồng thời do tác động của mực nước biển đâng, đất đai ở các vùng này sẽ bị ơ
nhiễm nặng nề: nhiễm mặn, nhiễm phèn khĩ cĩ khả năng sử dụng đề trồng
trọt, canh tác
Việt Nam sẽ là một trong hai nước đang phát triển bị tác động tơi tệ nhất trên thế giới khi nước biển dâng Ít nhất, Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Tràm
Chim sẽ chìm sâu trong nước biên
Vịnh Hạ Long
Khu bao ton
thién nhién Van
Long Vườn quốc gia
Xuân Thuy
Hình 1.2: Các sinh cảnh tự nhiên quan trọng bị ảnh hưởng
(Vùng Đồng bằng sơng Hồng)
(Nguén : www.biodiversity-day info/uploads/media/4._Pilgrim_Effects_SLR.ppt)
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nếu nước biển dâng lên 1 mét thì 1/4 sinh cảnh tự nhiên then chốt của Việt Nam sẽ chìm trong nước mặn, bao gồm các khu bảo tồn, khu đa dạng sinh học chính Trường hợp xấu nhất, mực nước
Trang 9Luận văn tốt nghiệp
biển đâng 5 mét, thì 1/3 số sinh cảnh ấy sẽ bị nguy hại (Báo cáo tại hội nghị về
Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu của Việt Nam, tháng 2/ 2008)
Những khu vực bị tác động bao gồm phần lớn các khu bảo tồn và đề nghị bảo tồn hiện nay vì chúng thường tập trung trên các đảo và khu vực bờ biên Ở Đồng bằng sơng Hồng là Vịnh Hạ Long, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, vườn quốc gia Xuân Thủy; ở Đồng bằng sơng Cửu Long là Vườn quốc gia Tràm Chim
VQG Tràm Chim
Hình 1.3: Các sinh cảnh tự nhiên quan trong bị ảnh hưởng
(Đồng bằng sơng Cứu Long)
(Nguon : www biodiversity-day.info/uploads/media/4._Pilgrim_Effects_SLR.ppt)
Các khu đầm lầy được dự đốn là bị tác động nhiều nhất, đo bị nhiễm mặn khi
nước biển dâng, trong khi, chúng khơng chỉ là tài nguyên thiết yếu cho đa dạng
sinh học mà cịn cĩ nhiều tác dụng sinh thái cho con người như nước uống, vệ sinh, cá và tưới tiêu cho lúa
Trang 10Đặc biệt nước biển dâng sẽ là thảm họa lớn đối với mơi trường sinh hoạt của
người dân trong các khu vực bị ảnh hưởng Người dân ở vùng Đồng bằng sơng
Hồng và sơng Cửu Long khơng những sẽ bị mất nhà cửa mà họ mà cịn mắt đất đai canh tác, mất cả nguồn nước sinh hoạt (đo bị nhiễm mặn )
1.2.2 Thiệt hại về kinh tế, xã hội 1.2.2.1 Trên thế giới
Hiện tượng nước biển đâng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh
tế của các quốc gia ven biển Đặc biệt là tại một số quốc gia trong đĩ cĩ Việt
Nam, Ai Cập và Băngladesh, hậu quả của SLR cĩ thê là một thảm họa Đối với
nhiều nước khác, bao gồm cả một số nước lớn (như Trung Quốc), ảnh hưởng tuyệt đối cĩ khả năng là rất lớn Trong các khu vực, Đơng Nam Á và Trung
Đơng/ Bắc Phi thê hiện ảnh hưởng tương đối là lớn nhất Potential impact of sea-level rise on Bangladesh
Today
Total population: 112 Million
Total land area: 134,000 km?
1.5 m - Impact
Total population affected: 17 Million (15%)
Total land area affected: 22,000 km? (16%)
Hình 1.4: Tác động tiềm năng cúa hiện tượng nước biến dâng tai Băngladesh
(Nguồn : http://www.grida.no/climate/vital/33.htm)
Trang 11Luận văn tốt nghiệp
Băngladesh được coi là quốc gia chịu nhiều thiệt hại nhất do hiện tượng nước
biển dâng Nếu mực nước biển dâng lên 1.5m thì tổng dân số bị ảnh hưởng sẽ là 17 triệu người, tương ứng với 15% số đân; 22,000 km” đất đai sẽ bị ngập trong
nước biển tương ứng với 16% diện tích của Băngladesh Điều này tác động đến nền nơng nghiệp của Băngladesh
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với khu vực Đơng Á
‘im am 3m 4m 5m tich s 767 kn? Khu 14020 119370 {I8 {TT 248,970 325 099 % trong t 032 0.84 128 {7B 230 Dân = 1,883,407,000 Dân cư 37,193,866 | 60,155,640} 900058{ 1292072751 162,445,307 % trong t 197 319 478 6.70 8.63 GDP (Tong = 7,577 GDP anh 158,399 255,510 394 081 502 598 112,904 % trong t 2.09 337 520 T82 10.20 Khu vực đơ = 388,054 Khu 6,648 11,127 17.596 25,725 34 896 % trong tong so 171 287 453 083 899 Khu 25 Khu 45 393 18,347 {21,128 174,076 229 185 % trong tong $0 083 143 22 3 lộ 419 Khu 38463 56579 79,984 110671 130,780 % trong tong so 267 414 586 8.10 Q57 (Nguon: www.combatclimatechange.ie)
Mực nước biển dâng cao 30m trên phạm vi rộng lớn cĩ thé sẽ gây ngập lụt 3.7
triệu dặm vuơng đất đai trên thé gidi, con voi muc nudc bién dâng cao 5m đột
Trang 12ngột thì cuộc sống của 669 triệu người và 2 triệu dặm vuơng đất đai sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng
Đơng Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi SLR Tại mức SLR 5 mét, Đơng Á là khu
vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong các khu vực của các nước đang phát
triển Từ mức tăng 1 mét đến 5 mét của SLR, dân số bị ảnh hưởng là 2% đến
8,6%, trong khi ảnh hưởng của GDP là 2,09% đến 10,2% Khu vực đơ thị và
diện tích đầm lầy cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng của SLR
Thứ nhất, sự dâng cao của mực nước biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai của khu vực Đơng Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar là những
quốc gia cĩ đường bờ biển rất rộng Sự mất mát đất đai này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diện tích canh tác, trồng trọt, nuơi trồng thủy sản cũng như là nơi cư trú của các quốc gia này Với từng kịch bản dâng cao của mực nước biển thì sự tác động
là rất khác nhau, trong đĩ với sự dâng cao 5m thì thiệt hại về đất đai là rất lớn
đối với Việt Nam (16% diện tích), Trung Quốc (Š% diện tích)
E1 1 meter 2 meter 03 meter & 4 meter 5 meter
ˆ a ˆ ề BH VV ww Sasa 15 % \mpact (Total Population) China
Malaysia North Korea
Vietnam Thailand Myanmar Taiwan China Cambodia Philippines Indonesia South Korea Brunei Papua
New
Guinea
Hình 1.5: Dân số bị ánh hưởng ở khu vực Dong A
(Nguơn: www.combatclimatechange.ie)
Trang 13Luận văn tốt nghiệp
Thứ hai, với việc mắt diện tích đất đai, điều này đồng nghĩa với sự ảnh hưởng
về dân số tại các quốc gia ở Đơng Á Dự báo với mực nước biển đâng cao 5m thì
thiệt hại về đân số ở Việt Nam là từ 33% đến 37%, Thái Lan là từ 9% đến 12%
© 1 meter @2 meter 03 meter & 4 meter #5 meter
2 % Impact (GDP) 8 ở = ee = =‡ mm ` s s 4 §s s § “8 og 3 § § 5 š š 3 2 3 a § 2 3
§ 3 § &6 8 £ £2 & & GE $8 2 22
s é Ệ 3 b 2 ề 33
= ỗ & a = a §ư
Hinh 1.6: Anh hướng tới GDP các quốc gia khu vực Dong A
(Nguơn: www.combatclimatechange.ie)
Thứ ba, hậu quả gián tiếp do hiện tượng nước biển dâng chính là tác động đến GDP của các quốc gia ở Đơng Á Đặc biệt các quốc gia là ở các quốc gia cĩ sự phát triển về nơng nghiệp, do hiện tượng này sẽ mất đất canh tác từ đĩ dẫn đến
việc giảm GDP rất lớn như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar
* a * ề e 6 " 9 x 8 % impact (Urban Extent) | Vietnam Thailand |] | Indonesia Malaysia Myanmar D.P.R Korea China
Cambodia Brunei Papua
New Guinea Taiwan China Rep of Korea
Hình 1.7: Các đơ thị bị ánh hướng ở khu vực Đơng Á
(Nguơn: www.combatclimatechange.ie)
Trang 141.2.2.2 Việt Nam
Trong khu vực Đơng Á, với đặc trưng về vị trí địa lý cũng như địa hình thì
Việt Nam lại là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Điều này cĩ thê thấy rõ qua biểu đồ so sánh mức độ tác động của Việt Nam so với mức trung bình của
khu vực Đơng Á và tồn thế giới
I meter 2 mew na Hanes 3 meter 4 meter tt CnAAe - CC Gai Sweter c
Hình 1.8: Các khu vực bị ảnh hướng bởi hiện tượng nước biến dâng
(N: lguon: www.combatclimatechange.ie)
Trang 15Luận văn tốt nghiệp
Trong phạm vi nước ta thì hai khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồng
bằng châu thổ sơng Hồng và sơng Cửu Long - vốn là hai khu vực đất thấp, gần
biển, lại cĩ mật độ cư dân tất cao Cũng chính vì thế, chỉ cần mực nước biển dâng cao thêm I mét thì sẽ cĩ 5,3% diện tích đất, 10,8% dân cư, 10,2% GDP, 10,9% diện tích đơ thị, 7,2% diện tích nơng nghiệp, và 28,9% diện tích đất trũng
bị tác động Mặc dù chưa thể ước lượng được thiệt hại tiềm tàng tính bằng tiền,
nhưng với phạm vi và quy mơ tác động như thế này, cuộc sống của hàng chục triệu người dân nước ta sẽ phải trải qua những biến động to lớn
Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi SLR, đứng thứ hai sau Băngladesh: khoảng 16% tổng diện tích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng với mực tăng 5 mét của SLR Đa số ảnh hưởng này tác động đến Đồng bằng sơng Hồng
và đồng bằng sơng Cửu Long
Một phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt động kinh tế nằm ở vị trí trên
vùng đồng bằng của hai con sơng này Như được chỉ ra ở hình 1.5, cĩ tới 10,8%
dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi mực SLR ở mức 1 mét Đây là tỷ lệ lớn
nhất trong số 84 quốc gia (Ai Cập tiếp theo với 10,56%) Dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đến 35% với SRL ở mức 5 mét Ảnh hưởng của SLR đến GDP của
Việt Nam và khu vực đơ thị gần bằng với mức ảnh hưởng đến dân số của Việt Nam
Theo ước tính của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), nếu xác
định nước biển dâng ở mức 1m, Đồng bằng sơng Hồng sẽ bị ngập 5.000km” và
ĐBSCL bị mất 15.000-20.000km”, mà đây là hai vựa lúa lớn nhất, tập trung
đơng dân cư nhất cả nước Mắt đất, sản lượng lương thực của Việt Nam sẽ giảm
12% ( khoảng 5 triệu tắn/ năm)
Trang 161.2 Những tác động tích cực của NBD
Bên cạnh những tác động mang tính tiêu cực, hiện tượng nước biển dâng lại cĩ những tác động tích cực nhất định đến mơi trường, kinh tế, xã hội Tuy tác
động này là rất nhỏ, nhưng đề tài vẫn đề cập đến để cĩ thể thấy được tổng thể
các tác động của hiện tượng này
1.2.1 Mơi trường
Nước biển dâng sẽ làm ngập một bộ phận lớn các khu vực đất ven biển, tạo ra các hệ sinh thái mới cho các khu vực này Hệ sinh thái mới sẽ cĩ thể đa dạng, phong phú về các lồi động thực vật dưới biển như san hơ, cá, mực, tơm , từ đĩ
cĩ thê tạo ra những sinh cảnh tự nhiên mới cho các quốc gia bị ảnh hưởng
1.2.2 Kinh tế, xã hội
Hiện tượng nước biển dâng cĩ những tác động tích cực đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội với một mức nước dâng lên hợp lý, với những giải pháp tốt sẽ
đem lại lợi ích về mặt kinh tế xã hội cho quốc gia chịu ảnh hưởng
Hiện tượng nước biển dâng sẽ tác động tích cực trong các hoạt động như cảng
biển, nuơi trồng, đánh bắt thủy hải sản, du lịch từ đĩ giúp cho quốc gia chịu
ảnh hưởng cĩ được những lợi ích nhất định về mặt kinh tế, xã hội
"_ 7u nhất, mực nước biển dâng lên sẽ xâm lắn vào các khu vực trong đất
liền, tạo nên nhiều đầm, phá Đây là điều kiện tốt để nuơi trồng các loại thủy
hải sản như tơm, cua gĩp phần cải thiện đời sống kinh tế của bà con miền
biển, giảm thiệt hại do mất đất đai canh tác, trồng trọt
Trang 17Luận văn tốt nghiệp
"_ 7 hai, mực nước biến dâng tạo ra nhiều khu vực đánh cá hơn nữa cho
ngư dân, các ngư trường sẽ gần đất liền hơn, với sự đa dạng phong phú hơn
về chủng loại cũng như sơ lượng các lồi cá, tơm, mực
"7 ba, mực nước biển dâng lên với một mức độ hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho các hoạt động tàu bè, ca nơ trên biển, phát triển giao thơng đường
thủy, đồng thời phát triển các hoạt động du lịch trên biển phong phú hơn, đa
dạng hơn
" Thi í, do mực nước biển tăng, các vùng biển gần đất liền sẽ cĩ mực nước sâu hơn, nhờ đĩ cĩ thể xây dựng được các cảng biển nước sâu, tiếp nhận được các tàu hàng cĩ trọng tải lớn, các tàu du lịch lớn Đặc biệt đối với Việt
Nam, một cửa ngõ quan trọng của vùng biên Thái Bình Dương, sự phát triển
của các cảng biển nước sâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập
khẩu hàng hĩa, là trạm trung chuyên các sản phẩm, hàng hĩa của các quốc
gia
Tĩm lại, bên cạnh những tác động tiêu cực, hiện tượng nước bién dâng, cũng
đem lại những lợi ích nhất định cho các quốc gia bị ảnh hưởng Các lợi ích này
tuy khơng thể so sánh được với những thiệt hại, mat mat do hiện tượng nước biển dâng gây ra, nhưng khi đưa ra các giải pháp, các chính sách cần phải cĩ sự xem xét một cách tơng thê các tác động để từ đĩ đưa ra các giải pháp đạt hiệu quả cao nhất, một mặt giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, mặt khác tận dụng được các mặt tích cực của hiện tượng nước biên dâng
Trang 181.3 Tiêu chí đánh giá thiệt hại do hiện tượng nước biến dâng
Hiện tượng nước biển dâng đã và đang tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh
tế, xã hội và mơi trường tại các khu vực bị ảnh hưởng Việc phân tích, đánh giá các thiệt hại do hiện tượng NBD gây ra cĩ thể dựa trên một số tiêu chí được trình
bày dưới đây
1.3.1 Mơi trường
" Diện (ích đất tự nhiên bị ngập do nước biển dâng hàng năm (đơn vị
tính: ha hoặc ha/ năm)
Đây được coi là tiêu chí quan trọng bởi diện tích đất là yếu tố đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng Tiêu chí này cĩ thể
được phân chia cụ thể bao gồm các loại như diện tích đất canh tác, đất trồng rừng ngập mặn, đất nuơi trồng thủy hải sản, đất thổ cư bị ảnh
hưởng Tùy vào mức độ tăng lên của mực nước biển sẽ ảnh hưởng đến
diện tích đất tự nhiên và các loại đất trồng trọt, nuơi thủy sản hay thổ cư tại các khu vực khác nhau
"_ Diện tích đất cĩ nguy cơ bị nhiễm mãn do ảnh hưởng của NBD (ẩịn vị
tính: ha)
Tiêu chí này cĩ thể được sử dụng đề phân tích ảnh hưởng của NBD đối với các vùng đất liền kề khu vực bị ngập nước Các vùng đất này
tuy chưa bị ngập nhưng do tác động của hiện tượng xâm nhập mặn nên
vẫn cĩ nguy cơ suy giảm chất lượng và làm giảm năng suất các loại cây trồng, thủy sản nuơi trên đĩ
= SỐ lượng các lồi thực vật bị ảnh hưởng (don vi tinh: số lồi)
Trang 19Luận văn tốt nghiệp
Hiện tượng nước biển dâng sẽ làm tác động trực tiếp đến các khu rừng ngập mặn, các khu rừng ven biển, làm thay đổi hệ sinh thái, làm
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các giống lồi thực vật khác nhau (suy giảm số lượng, chất lượng các lồi )
" SỐ lượng các lồi động vật bị ảnh hưởng (đơn vi tinh: số lồi)
Do hiện tượng nước biên dâng làm ngập úng các vùng đất tự nhiên,
làm mất nơi cư trú, nguồn thức ăn và các điều kiện sinh sản của rất
nhiều lồi động vật ven biển (đặc biệt là các lồi thủy sản và chim đi
cư) Điều này cũng sẽ dẫn dến những thay đổi về số lượng, chất lượng
và địa điểm cư trú của các lồi động vật khác nhau
" SỐ lượng các hệ sinh thái ven biển bị biến đổi (don vi tinh: số hệ ST) Hệ sinh thái bao gồm các quần thé sinh vật cùng sống và phát triển trong cùng một khu vực địa lý, với các điều kiện mơi trường xác định Hiện tượng nước biển dâng gây ngập lụt các vùng đất, thay đơi các điều
kiện mơi trường và các quần thê sinh vật sống trong mơi trường đĩ, biến
đổi hệ sinh thái trên cạn thành các hệ sinh thái ngập nước
1.3.2 Kinh tế - Xã hội
"_ SỐ hộ gia đình bị ảnh hưởng do nước biển dâng (đơn vị tính: hộ gia đình)
Đây là tiêu chí mang tính thống kê về số lượng các hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp do NBD làm giảm điện tích cư trú, thậm chí mất
nơi cư trú và phải di chuyển đến khu vực khác
Trang 20"_ Chỉ phí khắc phục các ảnh hướng của NBD đến điều kiện cư trú (đơn
vị tính: triệu VN đồng hoặc triệu VN dong/ hộ)
Như đã nêu trên, NBD cĩ thể ảnh hưởng đến các hộ gia đình đo giảm
diện tích cư trú, thậm chí mất nơi cư trú và phải di chuyển đến khu vực
khác Điều này gây ra những khĩ khăn trong việc 6n định đời sống, làm phát sinh các chi phí để tổ chức lại cuộc sống (sửa sang lại nhà cửa, nâng độ cao nhà hoặc sân vườn ) hoặc chi phí để di chuyên nhà đến nơi cư trú mới (chi phí mua đất, xây lại nhà ) Vì vậy, xét từ giác độ kinh tế, tiêu
chí đánh giá về các chi phí nhằm khắc phục các ảnh hưởng của NBD đến
điều kiện cư trú của các hộ gia đình được coi là một tiêu chí quan trọng "_ Số hộ dân/số lao động bị mất đất canh tác do nước biển dang (don vi
tính: số hộ hoặc số lao động)
Do nước biến dâng xâm chiếm diện tích canh tác của người dân trong
vùng nên dẫn đến số hộ dân bị ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác Vì đo
đất canh tac bi mat sé lam gia tang số lao động bị mat việc làm
" Thay déi vỀ năng suất cây tréng
Do diện tích đất tự nhiên bị ngập do mực nước biển dâng đã làm cho
các vùng đất canh tác màu mỡ bị ngập dưới biển, bên cạnh đĩ các vùng đất khác cĩ thê bị nhiễm mặn, nhiễm phèn tác động rất xấu đến năng suất cây trồng đặc biệt là cây lúa
= Thiét hai do giảm sản lượng nuơi trong thuy hai san
Trang 21Luận văn tốt nghiệp
Vì diện tích nuơi trồng thủy hải sản bị ngập dẫn đến sản lượng nuơi
trồng thủy hải sản bị suy giảm nghiêm trọng Đây cũng là I tiêu chi quan
trọng để đánh giá thiệt hai do hiện tượng NBD
"_ Ảnh hưởng đến du lịch
Các khu du lịch thu hút khách bằng cảnh quan tự nhiên đặc biệt các
khu du lịch ven biên thường là những nơi thu hút rất đơng du khách đến
nghỉ ngơi, tham quan, giải trí.Tuy nhiên đo tác động của mực nước biển dâng đã làm mắt đi cảnh quan du lịch, gây tác động xấu đến cơ sở hạ tầng
du lịch, dẫn đến giảm số lượng du khách, ảnh hưởng đến doanh thu của
các doanh nghiệp và người dân sống dựa vào hoạt động du lịch
1.4 Phương pháp tiếp cận phân tích và đánh giá ảnh hướng của NBD đến
hoạt động kinh tế và đời sống người dân vùng Giao Thủy
Việc phân tích và đánh giá ảnh hưởng của NBD đến hoạt động kinh tế và đời sống người dân vùng Giao Thủy trong phạm vi của nghiên cứu này được
thực hiện như mơ tả trong sơ đồ đưới đây
Trang 22
Thu thập số liệu đầu vào (diện tích đất ban đầu, dân số, diện tích nuơi trơng thủy hải sản, )
Xử lý số liệu
GIS
Mơ phỏng hiện tượng nước biên dâng, tính tốn diện tích đât bị
mat
Mơ hình các kịch bản của hiện
tượng nước biến dâng
Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biến dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống cúa người dân trong khu
vực
Giải pháp thích nghỉ với hiện tượng nước biên dâng
Hình 1.9: Tiếp cận phân tích và đánh giá thiệt hại của NBD tại Giao Thủy
(Nguơn: xử lý của tác giả)
Bước 1: Thu thập số liệu đầu vào (diện tích đất ban đầu, dân số, diện tích
nuơi trồng thủy hải sản, ):
Xuống vùng nghiên cứu xin tài liệu tại UBND huyện Giao Thuỷ và VQG Xuân Thuỷ Phỏng vấn bác Nguyễn Viết Cách và người đân trong khu vực về hiện tượng nước biển đâng diễn ra trong các năm vừa qua
Bước 2: Mơ phỏng hiện tượng nước biên dâng, tính tốn diện tích đất bị mat
Trang 23Luận văn tốt nghiệp
Sử dụng phần mềm GIS mơ phỏng các kịch bản nước biển dâng từ đĩ đối
chiếu với các tiêu chi dé ra ở chương I ta tính được diện tích các phần thiệt hại
Bước 3: Mơ hình các kịch bản của hiện tượng nước biên dâng
Mơ hình hố các kịch bản từ đĩ đưa ra các phương án thích ứng với hiện
tượng nước biển dâng
Bước 4: Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động
kinh tế và đời sống của người dân trong khu vực
Đánh giá phân tích các hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế
của người dân ven biển Giao Thuỷ
Bước 5: Giải pháp thích nghi với hiện tượng nước biển dâng Từ các phân tích đánh giá trên ta đưa ra các giải pháp thích ứng
1.5 Tiểu kết chương I
Thơng qua chương I của đề tài, những van dé mang tính lý luận và cơ sở khoa học về hiện tượng nước biển dâng đã được làm rõ, đưa ra các sỐ liệu thiệt
hại do hiện tượng nước biển dâng tới các vùng, các quốc gia trên Thế giới nĩi chung và Việt Nam nĩi riêng Đồng thời chương I cũng nêu ra các tiêu chí và phương pháp tiếp cận để đánh giá các mức độ thiệt hại của nước biển dâng tại khu vực nghiên cứu là huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Đây là cơ sở nền tảng
dé tiến hành nghiên cứu các chương tiếp theo
Trang 24CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỌNG KINH TẾ VÀ ĐỜI SĨNG
NGUOI DAN VUNG VEN BIEN GIAO THUY — NAM DINH
CHIU ANH HUONG CUA NUOC BIEN DANG
2.1 Giới thiệu chung về vùng ven biển Giao Thúy
2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên vùng ven biển Giao Thủy
21.1.1 Vi tri dia Ip
THÁI ĐINH
Giao Thuy district
Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu ven biễn Giao Thúy - Nam Định
(Nguồn: UBND Huyện Giao Thúy)
Vùng nghiên cứu bao gồm: vườn quốc gia Xuân Thủy và 5 xã (gồm Giao
Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải - Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam
Định)
Trang 25Luận văn tốt nghiệp
Về tọa độ địa lý: Vĩ độ 2021' Bắc Kinh độ 106°31? Đơng
5 ix)
Fle Eat View Tods Add Heb
vẠ|m % Z%đ ] øaa@
“2
Minnehit BaclGiang # QuangiNinh, IỆPr0iUie :
Ha Noi al
HBNNamh - XÃ Thai Bình
4
Ninh Bini9>- Nam Dimhi Thanh Hoa
Hình 2.2: Hình ảnh vệ tỉnh vùng ven biển Giao Thúy trong vùng Bắc Bộ ( Nguồn : www.googleearth.com)
2.1.1.2 Địa hình và cảnh quan tồn vùng
Vùng ven biển huyện Giao Thuỷ cĩ diện tích khoảng 11.000 ha a Đặc điểm chung
Trang 26Vùng ven biển Huyện Giao Thuỷ cĩ độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m Đặc
biệt ở Cồn Lu cĩ nơi cao tới 1,2 - 2,5m Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây
Địa hình vùng bị phân cắt bởi sơng Vọp và sơng Trà, chia khu vực thành 4 khu là: Bãi Trong, Cén Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh
- Bãi Trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia (đê Ngự Hàn) và phiá Nam được giới hạn bởi sơng Vọp Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ơ thửa, hình thành các đầm nuơi tơm cua & khai thác hải sản Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha.Cĩ khoảng §00 ha đất bãi bồi đã được trồng rừng ngập mặn
- Cồn Ngạn: Cén Ngan nam giữa sơng Vọp và sơng Trà cĩ chiều đài
khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000m Phần diện tích Cồn Ngạn (thuộc vùng đệm) đã được ngăn thành ơ thửa đề nuơi trồng thuỷ sản Phần cịn
lại giới hạn bởi đê Vành Lược và sơng Trà thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ vẫn cĩ rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tơm (ở giáp sơng
Hồng) và một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuơi ngao quảnh canh Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn
xấp xỉ 2000 ha
- Con Lu: Nam gần song song với Cồn Ngạn, cĩ chiều đài khoảng 12.000 m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m ở phía Đơng và Đơng Nam Cơn Lu
cịn cĩ cồn cát cao (1,2m - 2,5 m) khơng bị ngập triều và địa hình thấp dần về
phía sơng Trà Trừ cồn cát, diện tích cịn lại của Cồn Lu cĩ nước thuỷ triều lên
Trang 27Luận văn tốt nghiệp
xuống tự do, cĩ rừng ngập mặn phát triển Diện tích của Cén Lu xp xỉ 2500 ha
- Cồn Xanh: Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu cĩ độ cao khoảng 0,5 - 0,9 m
diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha
Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, tồn
bộ Cén Lu va Cồn Xanh, cĩ diện tích đất nồi khi triều kiệt: 3.100 ha và đất cịn
ngập nước 4.000 ha Tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha b Đặc điểm địa hình cảnh quan hiện tại
Trong khoảng vài chục năm gần đây, vùng ven biên huyện Giao Thuỷ được con người quan tâm nhiều hơn để cố gắng khai thác sử dụng nguồn lợi tự nhiên phục vụ quốc kế dân sinh Giai đoạn 1960 - 1985 là thời kỳ quai đê lắn biển theo
"
phương châm: " /⁄a lấn cĩi, cĩi lấn vet, vet lan biển " Ở giai đoạn này đã quai đê lấn biển được khoảng 300 ha ở sát chân đê Ngự Hàn (vùng Điện Biên - Xã Giao An)
Từ năm 1985 - 1995 là giai đoạn mở cửa và thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế vùng biển Phương châm ” vợ lấn biển, tơm lấn vẹt " đã tạo ra hàng ngàn ha đầm tơm ở vùng Bãi Trong và Cồn Ngạn Hai trục đường I & 2 nối đê Ngự Hàn và đê Vành Lược đã tạo ra một vùng cảnh quan mới (vùng nuơi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến) Hàng ngàn ha rừng đã bị phá để làm đầm tơm Gần 2.000 ha bãi triều khơng cịn giữ được cảnh quan tự nhiên nữa mà bị ngăn thành nhiều ơ thửa đề điều tiết nước theo yêu cầu nuơi trồng thuỷ sản quảng canh của chủ đầm Nhà nước địa phương cũng can thiệp khá mạnh bằng cách quy hoạch vùng nuơi, xây dựng các cơng trình giao thơng thuỷ lợi, làm thay đổi đáng kế bộ mặt tự nhiên ở khu vực bãi bồi vùng cửa sơng Hồng của Huyện Giao
Trang 28
Thuỷ Cảnh quan hùng vĩ và hoang dã của vùng bãi triều đã nhường chỗ cho các
mơ hình canh tác mới của con người Đồng thời kéo theo sự suy giảm về số lượng và chất lượng các lồi động vật hoang dã và mơi trường sinh thái tự nhiên
của khu vực
2.1.1.3 Đặc điểm đất đai
Đất đai tồn vùng ven biển Giao Thủy nĩi chung được thành tạo từ nguồn sa của tồn bộ hệ thống sơng Hồng Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa và cát lắng đọng
Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQG Xuân Thúy
DV tinh: ha ` Loại đất Đất cịn Đất thịt + sét Đất cát & cát pha Tổng số
ngập
nước ` Cĩ | Dat & Co | Dat < ‘ Co | Dat 4
Khu vực xuyén va thường RNM |trong 4 Tén 9 phi lao| trống ; 4 Téng | ,, 9 | rừng |trống 4 Tén g
sơng lạch Cơn Ngạn 300 644 | 140 | 784 200 | 200 | 644 | 640 | 1284 Cén Lu 1200 1118 | 250 | 1368 | 93 521 614 | 1211 | 1971 | 3182 Cén Mo 2500 134 | 134 2634 | 2634 Tong 4000 1762 | 390 | 2152 | 93 855 | 948 | 1855 | 5245 | 7100
(Nguon: Ban quan ly VOG Xuan Thuy)
Mức độ cĩ kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chỉ tiết của những loại tầng đất và phân bĩ đất Lớp phù sa được địng chảy vận chuyến và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sơng ven biển được xác định bởi lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình:
Trang 29Luận văn tốt nghiệp
- Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần
- Đất trung bình, thịt trung bình
- Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét
Những nhĩm đất chưa ồn định cịn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều,
sĩng, dịng lũ và địng chảy ven bờ, chưa cố kết và ở dạng bùn lỏng Lượng phù sa ở cửa Ba Lạt trung bình 1,8 gram trong 1 lít nước là cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hướng Tây nam (luỡi đất cửa sơng) Độ pH của lớp
đất khá ồn định (thịt - thịt nặng từ 7,2 - 7,6) và mức độ nhiễm mặn với mật độ biến động từ 17,2-20 miligam trong 100 gram đất khơ lấy mẫu
Bảng 2.2: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm
DV tinh: ha Loại đất| Đất cịn Đất thịt + sét Dat cat & cat pha Tổng số
ngập
5 Co ,
nước Co Dat 2 Đất |_, Cĩ | Dat 2
` ¿ Tong | phi | , Tong} _ Tơng
thường RNM | trong ; trong rừng | trong ao Khu vực xuyên 5 xa 700 3577 3577 4276 4276 Bai trong 708 844 992 1836 6 214 | 220 850 | 1914 2764 Cén Ngan 880 80 960 880 80 960 Tơng sơ 1.408 1724 | 4649 | 6373 6 | 214 | 220 |1730 |6270 | 8000
(Nguồn: Ban quản lý VQG Xuân Thủy)
Đất bùn lỏng hay đất đã cĩ định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều lồi cây
ngập mặn được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương
tác theo chiều hướng cĩ lợi giữa thổ nhưỡng với quần thê rừng ngập nước, hình
thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng cửa sơng ven biến
Trang 30- Vùng lõi: rộng 7.100 ha, trong đĩ cĩ 3.100 ha đất nổi, 4.100 ha đất cịn đang
ngập nước, 948 ha đất cát và cát pha, 2.152 ha đất thịt và đất sét Rừng ngập mặn
1.85Sha, rừng phi lao 93 ha
- Vùng đệm: rộng 8.000 ha; trong đĩ 1.407 ha cịn ngập nước, 6.593 ha đất nồi,
đất cát pha 220 ha, đất thịt và sét 6.373 ha, đất cĩ rừng ngập mặn 1.724 ha, rừng
phi lao 6 ha
2.1.1.4 Đặc điểm khí hậu
- Khu vực ven biên huyện Giao Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giĩ mùa Mùa Đơng từ tháng I1 đến tháng 3 năm sau Đầu mùa đơng khơng khí lạnh
khơ, cuối mùa đơng khơng khí lạnh âm Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 9 khí hậu
nĩng âm thường xuyên xuất hiện đơng bão và áp thấp nhiệt đới
- Lượng mưa trung bình năm là 1.175 mm Số ngày mưa trong năm là 133 ngày Năm cĩ lượng mưa cao nhất là 2.754 mm, năm thấp nhất là 978 mm
- Chế độ giĩ: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng giĩ thịnh hành là đơng bắc Sang mùa hạ (tháng 4-9) hướng giĩ thịnh hành là giĩ đơng nam Vận tốc giĩ trung bình vào khoảng 4-6m/s Vào những ngày bão vận tốc giĩ cĩ thé đạt đến 40-50 m/s (Cơn bão lớn nhất bão C, giĩ trên cấp 12, xảy ra vào ngày 13/8/1968) hàng năm cĩ khoảng 3- 5 trận bão, chủ yếu tập trung vào các tháng
7,8,9 Cơn bão đặc biệt nhất xảy ra vào ngày 26/8/1973 Mưa và giĩ to đã tạo ra
lũ lớn cắt đơi Cồn Lu thành hai phần để sơng Hồng mở cửa chạy thắng ra biển
- Độ âm khơng khí: Kha cao, khoảng từ 70- 90%, các tháng 10,I1,12 cĩ độ
ẩm khơng khí thấp (thường nhỏ hơn 75%) Các tháng 2,3,4 cĩ độ ẩm rất cao (80-
90%) thường đi kèm theo mưa phùn âm ướt Độ bốc hơi trung bình 86 - 126 mm tháng và đạt tối đa vào tháng 7 Độ bốc hơi trung bình năm là: 817,4mm
Trang 31Luận văn tốt nghiệp
2.1.1.5 Đặc điểm thủy văn
a Thuỷ triều: Thuỷ triều ở khu vực thuộc chế độ ”N”át¿ ứriễu” với chu kỳ
khoảng 25 giờ, thuỷ triều cĩ biên độ khá lớn, biên độ trung bình 150-180 cm,
thuỷ triều lớn nhất đạt đến: 4,5 m; nhỏ nhất là: 0,5 m
b Thuỷ văn: Khu vực bãi triều huyện Giao Thuỷ được cung cấp nước từ Sơng Hồng, cĩ 2 sơng chính trong khu vực bãi triều là sơng Vọp và sơng Trà,
ngồi ra cịn một số lạch nhỏ cấp thốt nước tự nhiên
- Sơng Vọp: Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12 km, là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Bãi trong Năm 1986, Đập Vọp đã ngăn Sơng Vọp thành 2 phần Đơng Vọp và Tây Vọp Vì vậy khơng cĩ nước lưu thơng nhiều năm, lịng sơng Vọp ở phía Sơng Hồng đã bị phù sa lấp đầy; Năm 2002
Cầu Vọp được mở nhưng lưu lượng nước qua sơng Vọp hiện tại vẫn cịn rất nhỏ - Sơng Trà: Chảy từ Cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sơng Vọp ở biển Giao Hải, dài khoảng 12 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cén Ngan va
Cồn Lu Sơng Trà bị lắp ở đoạn giữa (từ ngang Cơn Tàn - Bãi Nứt đến phía cuối Cồn Ngạn) do sĩng biển đây giồng cát ở ngang khu vực Ba mơ (Cồn Lu) tràn
qua vùng bãi bồi ngập nước và đã lấp đầy đoạn sơng Trà nêu trên (đoạn giữa
Sơng Trà bị lắp dài gần 3 km) Như vậy sơng Trà chỉ thơng thương khi thuỷ triều
ngập tràn qua bãi sú vẹt Đây cũng là một hạn chế lớn cho điều kiện thuỷ văn ở
khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều lồi động thực vật ở khu cuối Cồn Ngạn và Cén Lu
- Đặc điểm thuỷ văn của hệ thống Sơng Hồng: Sơng Hồng đoạn chảy qua
Giao Thủy cĩ tổng lượng nước bình quan 1a 114.109 m”/năm và dịng bùn cát
là 115 triệu tắn/ năm Dịng bùn cát này gĩp phần bồi đắp lên châu thổ sơng
Trang 32Hồng với tốc độ tiến ra biển bình quân 17 đến 83 m/năm Vào mùa lũ, lượng
dịng chảy chiếm tới 75 - 90% tổng lượng nước cả năm và mang tới 90% lượng bùn cát, gây ra sự ngập úng của vùng đồng bằng, bồi lấp luồng lạch cửa sơng
và làm cho khu vực cửa sơng bị ngọt hố Ngược lại vào mùa kiệt, vùng cửa sơng bị thu hẹp, thuỷ triều lên, đưa nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa theo các dịng sơng, làm tăng phạm vi bị nhiễm mặn (vào sâu trong lục địa tới trên 20 km)
- Độ mặn nước biển của khu vực biến thiên nhiều phụ thuộc vào pha của thuỷ văn và chế độ lũ của Sơng Hồng Vào mùa đơng độ mặn trung bình của
nước biên tương đối đồng nhất trong khoảng 28-30% Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa đơng, dao động trong khoảng 20-27%
2.1.2 Tài nguyên sinh vật ven biển Giao Thúy 2.1.2.1 Hệ thực vật
a Số lượng và thành phần lồi :
Hiện nay theo thống kê của Ban quản lý VQG Xuân Thủy, vườn cĩ 95 lồi
thực vật, với rất nhiều lồi quý hiếm, cĩ giá trị cao b Diện tích & phân bố của các loại rừng :
Cĩ khoảng 25 lồi thích ứng với điều kiện sống ngập nước và loại hình đất
lầy thụt tạo nên trên 3.000 ha rừng ngập mặn Trải dài trên các giồng cát ở Cồn Lu cĩ gần 100 ha rừng phi lao
Trang 33Luận văn tốt nghiệp
2.1.2.2 Lớp chỉm
- Theo điều tra bước đầu của Birdlife International ở Vườn quốc gia Xuân
Thuỷ đã gặp 219 lồi chim thuộc 41 họ 13 bộ Hệ chim ở đây tiêu biểu là các lồi bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ
- Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40%
sau đĩ là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Sả
- Những lồi chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế thường gặp là: Cị thìa, Bồ nơng, Cị trắng Trung quốc, Mịng bề mỏ ngắn, Choắt đầu đốm, Choi chơi mỏ thìa, Choắt chân màng lớn, Te vàng
- Hai lồi Cị thìa và Mịng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh
dưỡng đã cĩ mặt khá đơng ở Vườn quốc gia Xuân Thuý Cĩ thời điểm lồi Cị thìa đã chiếm tới 20% số cá thể cịn lại của thế giới Lồi Choi choi mỏ thìa là lồi cực hiếm, hầu như chỉ cĩ thể thấy ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Cĩ lúc đã phát hiện trên 20 cá thể Những năm gần đây chỉ cịn thấy đăm ba cá thể vào mùa di trú
- Trong số 219 lồi chim, cĩ tới 150 lồi di trú và gần 50 lồi chim nước
Những lồi chim nước và chim di cư cĩ số lượng cá thé đơng nhất; Vào mùa đi
trú cĩ thể gặp 30 đến 40 ngàn con (Tiêu chí của một vùng đất ngập nước cĩ tầm quan trọng quốc tế chỉ là: 20.000 con)
2.1.2.3 Lớp thú
Theo điều tra sơ bộ trong khu vực Giao Thủy cĩ nhiều lồi thú ở trên cạn Trong đĩ cĩ các lồi như: dơi, chuột, cầy, cáo ở dưới nước cĩ ba lồi quí hiếm
là: rái cá, cá heo và cá đâu ơng sư
Trang 342.1.2.4 Các lĩp bị sát, hrỡng cư và cơn trùng
Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, đã cĩ hàng trăm lồi sinh sống ở VQG Xuân Thủy tạo nên sự phong phú và cân bằng hài hồ của hệ sinh thái Số liệu
về đa dạng sinh học của các lớp Bị sát & Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 lồi, cơn trùng cĩ 112 loai
2.1.2.5 Tài nguyên Thuỷ sản
a Thực vật thuỷ sinh
Thành phần rong biển ở khu vực khác nhau về tình trạng phát triển Các
lồi rong cĩ giá trị kinh tế thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh, tiêu biéu là Rong câu chỉ vàng Trong các thuỷ vực của vùng cửa sơng cĩ lau sậy, cĩi và rong tảo Đa số rong tảo là nguồn thức ăn quan trọng của tơm cá và các lồi động vật thuỷ
sinh khác
b Động vật nối
Đĩng vai trị quan trọng vùng cửa sơng Hồng bao gồm 165 lồi của 14
nhĩm chính Tắt cả các nhĩm phù du động vật ở Sơng Hồng đều rộng muối và
rộng nhiệt, bắt nguồn từ biển nhiệt đới thích nghi với dao động lớn của độ muối
ở mơi trường cửa sơng và mật độ của chúng cũng dao động rất lớn tuỳ theo các
điều kiện cụ thể của mơi trường
Sự phân bố cá thể động vật nồi chịu sự chỉ phối của độ muối là yếu tố giới hạn chủ yếu đối với sự xâm nhập của các lồi động vật nổi vào vùng cửa sơng và kiểm sốt sự phát triển về số lượng của chúng Về mùa khơ mật độ cá thể đạt mức hàng chục ngàn con /mỶ nước Về mùa mưa mật độ cá thể giảm xuống dưới
1000 con/m” Nhìn chung mật độ cá thể giảm quá nửa Riêng cửa Ba Lạt giảm
Trang 35Luận văn tốt nghiệp
chỉ cịn 6% Dù là mùa khơ hay mùa mưa, giáp xác chân chèo vẫn là nhĩm cĩ số lượng cá thể cao nhất, tạo lên sinh khối lớn, làm nguồn thức ăn phong phú cho
các lồi động vật khác trong vùng c Động vật đáy
- Thành phần động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện 154 lồi
Mùa khơ chiếm 78%, mùa mưa chiếm 59% số lồi đã gặp Trong đĩ cĩ một số
lồi cĩ giá trị kinh tế cao như: Ngao, Vọp, Cua rèm, Ghẹ, Tơm he, Tơm rao,
Tơm vàng Gần đây Tơm sú đã được đưa vào nuơi cĩ giá trị kinh tế khá cao, bố sung cho cơ câu lồi hải đặc sản của vùng
- Về định lượng của động vật đáy cỡ nhỏ thuộc nhĩm giun nhiều tơ, ấu
trùng, nhuyễn thể ở giai đoạn bám, ấu trùng giáp xác sống đáy d Cá
Vào những năm 1980 đã thống kê được 156 lồi, năm 2002 điều tra sơ bộ thấy 107 lồi thuộc 12 bộ, 44 họ, cĩ trên 40 lồi cá cĩ giá trị kinh tế sản lượng cá đạt khoảng 4000 tấn/năm Một số lồi cĩ giá trị cao như: cá vược, cá bớp, cá đối, cá dưa, cá nhệch, cá tráp Về mặt số lượng các lồi cá trên chiếm tỷ lệ khá lớn
Tuy nhiên thời gian gần đây bị suy giảm do bị khai thác quá mức 2.1.3 Các đặc điểm kinh tế, xã hội
2.1.3.1 Dân cư
*Dân số và mật độ dân số
Theo số liệu thống kê của UNBD huyện Giao Thủy, năm xã vùng ven biển của huyện cĩ 45.967 người, 11.464 hộ với tổng diện tích tự nhiên là 38,66 km” Thực tế cho thấy số người trung bình trong một hộ hơi thấp, bình quân 4 người/hộ Rất
Trang 36ít số hộ cĩ 9-10 người và cĩ 4 thế hệ sống chung một mái nhà Mật độ đân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.189 người /km” Xã cĩ mật độ cao nhất
là Giao Lạc 1331 người/kmỶ, xã cĩ mật độ thấp nhất là Giao Thiện 1023
người/kni
* Tỷ lệ tăng dân số
Tỷ lệ tăng dân số của 5 xã tương đối đều, bình quân qua các năm là 1,2% Số
người sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn cịn; thường tập trung ở các xã cĩ nhiều người theo Đạo Thiên chúa giáo, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của dân chúng cịn
khá nặng nề với việc sinh con một bề và chịu nhiều ảnh hưởng của tập tục lạc hậu
* Cơ cấu Lao Động:
Số người trong độ tuổi lao động ở các xã là 23.412 người, chiếm 50,7% đân sĩ
Trong đĩ lao động nữ là 12.046 người (chiếm 51,5%) Trung bình mỗi hộ cĩ 2 người ở trong độ tuơi lao động
* Cơ cấu ngành nghề
Nhân lực trong khu vực tập trung chủ yếu vào sản xuất nơng nghiệp, chiếm
78,6% số lao động, cịn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại dịch vụ 2%,
Cơng nghệp và tiêu thủ cơng nghiệp, Xây dựng 3,2% và Thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động
Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16-44 tuổi chiếm 42,9 % tổng dan sé, trong dé
cĩ khoảng 52% là lao động nữ - đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ Vào những ngày nơng nhàn thì số lao động dư thừa chiếm tới 2/3 tổng số lao động Nguồn nhân
Trang 37Luận văn tốt nghiệp
lực này đã gây áp lực lớn đến tài nguyên mơi trường ở khu vực VQG Xuân
Thuỷ Nguyên nhân một phần là do khơng cĩ ngành nghề phụ, thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp khơng đảm bảo cuộc sống, mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt động nuơi trồng thuỷ sản và khai
thác nguồn lợi tự nhiên ở vùng triều của VQG Xuân Thuỷ đã lơi kéo hầu hết số
đơng lực lượng dơi dư của vùng đệm
*Tình hình đời sống của nhân dân các xã trong vùng đệm
- Tỷ lệ giàu nghèo
Theo tiêu chí phân loại hộ gia đình và kết quả kiểm chứng trực tiếp một số hộ trong khu vực (căn cứ vào 2 nhân tố chủ yếu là: giá trị tài sản cố định và thu
nhập bình quân hàng năm của hộ) cho thấy: trong mấy năm gần đây các xã vùng
đệm cĩ số hộ giàu và khá tăng nhanh, số hộ nghèo giảm nhiều, chỉ cịn khoảng
13,4% số hộ nghèo (thấp hơn bình quân chung của huyện 1,4%), khá giàu 23,2%, trung bình 63,4%
- Tình hình thu nhập
Thu nhập các xã chủ yếu từ nơng nghiệp và kinh tế biển, bình quân thu nhập
được tính dựa theo các nguồn Sau:
+ Thu về lương thực chiếm: 39,3%
+ Thu từ chăn nuơi gia súc gia cầm các loại chiếm: 10,0%
+ Thu từ kinh tế biển chiếm: 36,I%
Trang 38+ Các ngành nghề khác như dịch vụ thương mại, ngành nghề cơng
nghiệp và tiêu thủ cơng nghiệp, chiếm: 14,6% - Điều kiện sinh hoạt gia đình
Trong những năm gần đây nền kinh tế trong khu vực đã cĩ những bước phát
triển đáng kể, điều kiện sinh hoạt trong các hộ cũng từng bước được cải thiện
Nhà cửa của các gia đình trong vùng chủ yếu là nhà xây kiên cố và bán kiên cơ
chiếm 63% Nhà cấp bốn chiếm tỷ lệ nhỏ 37% Các đồ dùng cĩ giá trị phục vụ
sinh hoạt tiện nghi cho gia đình như tivi,xe máy và các vận dụng cĩ giá trị khác
chiếm tỷ lệ khá cao
2.1.3.2 Hoạt động kinh tế
* Tình hình sử dụng đất
- 5 xã ven biển vẫn là khu vực độc canh cây lúa, chuyên dịch cơ cau san xuất kinh doanh chậm, thời gian nơng nhàn kéo đài, lao động đơi dư nhiều từ đĩ đã trực tiếp tạo nên sức ép khai thác tài nguyên lên vùng lõi
- Bãi trong: Phần đầm tơm trắng hiệu quả thâm canh rất thấp, rủi ro nhiều
Diện tích rừng ngập mặn mới trồng đã phát huy hiệu quả đối với nguồn lợi thủy
sản
- Cồn Ngạn: Những đầm tơm cĩ rừng nuơi quảng canh cải tiến đạt hiệu quả
tốt nhất (đầu tư ít, thu nhập 6n định, ít rủi ro)
Dat đai ở đây cĩ thé chia thành các dạng chính gồm: Đắt thơ cư, đất canh tác nơng nghiệp, đất nuơi trồng thuỷ sản, đất bãi bồi cĩ rừng ngập mặn và một số ít đất cịn ngập nước ven theo các sơng lạch Đất thổ cư được cấu trúc theo mơ
hình sinh thái nhân văn, nhưng hiệu quả canh tác chưa cao vì cịn khá manh
Trang 39Luận văn tốt nghiệp
mún Đất canh tác nơng nghiệp chủ yếu trồng 2 vụ lúa nước cĩ năng suất khá
cao, nhưng đo bình qn diện tích quá thấp nên thu nhập từ trồng lúa và làm nơng nghiệp nĩi chung khơng đủ sống Vùng đất nuơi trồng thuỷ sản bao gồm khu vực đầm tơm nuơi quảng canh cải tiến rộng 2.000 ha và gần 300 ha nuơi
ngao quảng canh Các mơ hình nuơi trồng thuỷ sản như trên đã tạo cơng ăn việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng địa phương Diện tích rừng ngập mặn rộng gần 800 ha mới được phục hồi từ dự án của Hội chữ thập đỏ Đan
Mạch đã cĩ tác động rất tích cực đến mơi trường sinh thái của khu vực *%Sản xuất nơng nghiệp
Nơng nghiệp là ngành trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của 5 xã và VQG Xuân Thuỷ, với 2 ngành chính là: Trồng trọt và chăn nuơi
-Tréng trot
Những nắm trước đây do độc canh lúa, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất chưa nhiều nên năng suất cây trồng đạt thấp Trong phong trào chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, sản xuất trong vùng đệm khơng cịn độc canh cây lúa hay cây màu, mà đã cĩ thêm cây cơng nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều lồi cây ăn quả khác cĩ giá trị kinh tế cao, tạo ra nhiều sản phâm hàng hố, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Đến nay, diện tích trồng lúa đã đạt 2.598 ha, chiếm 85,7% đất canh tác, đất trồng cây màu và cây cơng nghiệp khác chiếm 14,3% diện tích gieo trồng Sản
lượng quy thĩc đạt 27.966 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 623 kg/ người/năm Như vậy về an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng đệm
Trang 40là đảm bảo Đây cũng là một thuận lợi cho việc lấy ngắn nuơi dài để thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực - Chăn nuơi
Chăn nuơi gia súc và gia cầm các loại đã được chú ý phát triển cả về số
lượng và chất lượng Bình quân mỗi hộ cĩ từ 3-4 con lợn; 10-15 con gia cầm các
loại So với những năm trước đây thì đàn lợn, đàn gia cầm cĩ xu hướng tăng
nhanh hơn, đàn trâu bị cĩ xu hướng giảm Trong các xã đã xuất hiện nhiều mơ hình kiểu trang trại, các mơ hình chăn nuơi cơng nghiệp mở rộng phát triển như: mơ hình lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, ngan pháp, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong cơ cấu thu nhập kinh tế hộ gia đình Các hộ cịn lại chủ yếu
chăn nuơi theo hình thức tận dụng nên năng suất và hiệu quả khơng cao
Ngành chăn nuơi ở các xã chỉ mới gĩp phần vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bĩn
cho nơng nghiệp Hiện tại, mạng lưới thú y cịn quá mỏng, vẫn cịn một số bệnh
dịch xảy ra như: lở mồm, long mĩng đối với trâu bị; bệnh phù đầu và phân trắng
đối với lợn con, bệnh tụ huyết trùng với gia cầm đã hạn chế sự phát triển của đàn
gia súc gia cầm trong vùng
* Phát triển kinh tế biển
Trong những năm gân đây, việc phát triển kinh tế biển đã được xác định là
ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của khu vực Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15-20%, chiếm tỷ trọng từ 20-25% trong nhĩm nơng lâm thuỷ sản Tồn bộ các xã đều đã cĩ những chuyền biến tích cực trong lĩnh vực
nuơi trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ Trong đĩ ngành nuơi trồng chiếm