Điều hòa tạo hồng cầu: Số lượng: 4-6 M/uL Đời sống trung bình 120 ngày Tủy xương tạo ra mỗi ngày số lượng hồng cầu mới tương đương số lượng hồng cầu bị phá hủy sinh lý đảm bảo số
Trang 1SỰ TẠO MÁU &
CÁC DÒNG TẾ BÀO MÁU
Bs PHẠM NGUYỄN THÙY TRANG
BM HUYẾT HỌC
Trang 21 Các đặc điểm cơ bản của máu
2 Các giai đoạn của sự tạo máu
3 Đặc điểm, chức năng của các dòng tế bào máu
4 Các phương pháp khảo sát huyết học
MỤC TIÊU
Trang 3 Máu là một mô liên kết đặc biệt, gồm:
Chất lỏng (huyết tương)
Tế bào (huyết cầu)
Tỷ trọng 1.050 – 1.060, phụ thuộc vào nồng độ protein vàhuyết cầu
Độ nhớt của máu 3.8/1 – 4.5/1 so với nước, phụ thuộc nồng
độ protein và huyết cầu
Áp suất thẩm thấu 7.5 atmosphere
Độ pH là 7.39
ĐẠI CƯƠNG
Trang 4 Khối lượng máu chiếm 7 – 9% trọng lượng cơ thể (# 1/13 thể trọng) # 65 – 75 ml máu/kg
Huyết tương chiếm # 54%, huyết cầu chiếm 46%
Hệ tim mạch kể cả các kho dự trữ máu ( lách và gan ): đó là
bể chứa luôn luôn được điều chỉnh để duy trì khối lượng
máu tuần hoàn ( bình thường khối lượng máu tuần hoàn
chiếm ¾ , dự trữ ¼ của tổng lượng máu )
Sự phân bố máu điều hòa giữa các khu vực ( tiểu tuần
hoàn, tuần hoàn não, tuần hoàn gánh, dưới da thận, gan )
ĐẠI CƯƠNG
Trang 5Chức năng chung của máu:
1 Chức năng hô hấp:
Huyết cầu tố (hemoglobin) của hồng cầu và các chất kiềmcủa huyết tương chuyên chở oxy và carbon dioxide trao đổigiữa phế nang và các tổ chức tế bào
2 Chức năng dinh dưỡng:
Máu vận chuyển các chất như glucose, acid amin, acid
béo, các vitamin … đến cung cấp cho các tổ chức tế bào
ĐẠI CƯƠNG
Trang 6Chức năng chung của máu:
3 Chức năng đào thải:
Máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất cặn bã của
chuyển hóa tế bào đưa đến các cơ quan bài xuất như thận, phổi, tuyến mồ hôi…
4 Chức năng bảo vệ cơ thể:
Các loại bạch cầu của máu có khả năng thực bào, khử độc, tiêu diệt vi khuẩn Trong máu có các kháng thể, kháng độc
tố … tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể
ĐẠI CƯƠNG
Trang 7Chức năng chung của máu:
5 Chức năng thống nhất và điều hòa hoạt động cơ thể:
Máu mang các hormone, các khí oxy và carbon dioxide,
các chất điện giải (Ca++, K+, Na+…) điều hòa hoạt độngcủa các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể
đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong
cơ thể
Máu còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể
ĐẠI CƯƠNG
Trang 8 Sự tạo máu ở phôi thai
Sự tạo máu sau sanh
Điều hòa quá trình tạo máu
Thuyết tạo máu
SỰ TẠO MÁU
Trang 91 Giai đoạn tạo máu ở trung mô:
Trứng được thụ tinh tế bào hợp tử phân chia tạo thànhcác phôi hình thành ngoại bì, trung bì, nội bì phát triểnthành các mô và cơ quan trong cơ thể
Trung bì máu và cơ quan tạo máu
Từ ngày 11-18 của phôi: trung mô ngoài phôi các tế bàomáu nguyên thủy
Sự tạo máu ở trung mô ngoài phôi lúc đầu rất mạnh, ở đâu
có mảnh trung mô là ở đó có sự tạo máu tuần thứ 9 sựtạo máu ở trung mô bắt đầu giảm xuống
SỰ TẠO MÁU Ở PHÔI THAI
Trang 102 Giai đoạn tạo máu ở gan, lách:
Sự tạo máu ở gan:
Bắt đầu tuần tuần thứ 4 của phôi, rõ nhất là tuần thứ 6
Bắt đầu từ những tế bào trung mô vạn năng chưa biệt hóa
Gan chủ yếu sinh hồng cầu và bạch cầu hạt
Cao điểm vào tháng thứ 4 của thai kỳ và sau đó giảm dần
Sự tạo máu ở lách:
Bắt đầu từ tuần thứ 10 sinh hồng cầu
Tuần thứ 13 sinh lympho
Đến tháng thứ 5 chỉ sinh lympho đến khi trẻ ra đời
SỰ TẠO MÁU Ở PHÔI THAI
Trang 113 Giai đoạn tạo máu ở tủy xương, hạch và tuyến ức:
Sự tạo máu ở tủy xương:
Từ tháng thứ 3, tủy xương có thể tạo máu nhưng không có
hiệu lực (do thiếu các yếu tố kích thích sự biệt hóa từ mẹ)
Từ tháng thứ 6, nhau thai hình thành, sự tạo máu ở tủy xương bắt đầu có hiệu quả tháng thứ 8 chiếm ưu thế hàng đầu.
Sự tạo máu ở hạch:
Từ tháng thứ 3 hình thành mầm lympho trong ống ngực
Tạo máu: hồng cầu bạch cầu lympho
Sự tạo máu ở tuyến ức:
Không đặc hiệu
Chỉ trong thời gian ngắn
SỰ TẠO MÁU Ở PHÔI THAI
Trang 121 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Trẻ ra đời chấm dứt mọi tiếp tế từ mẹ
Các cơ quan phải có những biến đổi hoàn thiện thích
nghi với hoàn cảnh mới
Sự tạo máu do 3 cơ quan chính: tủy xương, hạch, lách,
trong đó tủy xương đóng vai trò quan trọng nhất
Ở trẻ sơ sinh: tất cả tủy xương của xương đều có khả năngtạo máu, trọng lượng tủy xương cả trẻ sơ sinh chiếm 1,4% trọng lượng cơ thể
SỰ TẠO MÁU SAU SANH
Trang 132 Người lớn:
Là giai đoạn tạo máu hoàn thiện nhất
Cơ quan tạo máu: tủy xương, hạch, lách
Tủy xương: tế bào gốc vạn năng tế bào trưởng thành ở mỗi dòng, trọng lượng tủy xương chiếm 4,6 % trọng lượng
Trang 14Các giai đoạn sự tạo máu
Trang 151 Điều kiện quyết định sự tạo máu:
Nhu cầu cơ thể điều kiện để quyết định tăng sinh mộtdòng tế bào nào đó
Tình trạng nhiễm trùng tăng sinh Bạch cầu hạt
Nhu cầu Oxy tổ chức (mất máu, sống trên núi cao…) tăng sinh Hồng cầu
ĐIỀU HÒA QUÁ TRÌNH TẠO MÁU
Trang 162 Điều hòa quá trình tạo máu:
Giai đoạn đầu: theo Till (1976) trên bề mặt của tế bào gốcvạn năng có những receptor các yếu tố kích thích sẽ tácđộng lên các receptor làm tế bào gốc vạn năng từ trạng tháinghỉ ngơi tăng sinh
Giai đoạn sau: điều hòa bởi Erythropoietin, Leucopoietin, Thrombopoietin
ĐIỀU HÒA QUÁ TRÌNH TẠO MÁU
Trang 17 Glycocorticoid (tuyến thượng thận) và Thyroxin (tuyến giáp)
kích thích sinh hồng cầu và lympho
ACTH, cortison, corticosteroid (tuyến thượng thận) ↓ sựphát triển của trung tâm mầm lympho ở lách ↓ lympho
Estrogen ức chế tạo globin ở gan ức chế tạo hồng cầuĐIỀU HÒA QUÁ TRÌNH TẠO MÁU
Trang 181 Thuyết nhiều nguồn:
Nguồn gốc tế bào máu: từ 2,3 hoặc nhiều loại tế bào khácnhau sinh ra
2 nguồn (Ekclich Schiride, Naegeli…) lymphoblast,
myeloblast
3 nguồn (Schiling) lymphoblast, myeloblast, tế bào liênvõng nội mạc
Nhiều nguồn (Sabin) lymphoblast, myeloblast,
monoblast, tế bào liên võng nội mạc
THUYẾT TẠO MÁU
Trang 192 Thuyết một nguồn:
Maximov, Dantsokacoff, Weidenreich, Joodan, Bloom
Các tế bào máu đều có nguồn gốc chung từ tế bào gốc vạnnăng, tùy theo kích thích đặc hiệu tế bào gốc vạn năng
sẽ tăng sinh và biệt hóa để tạo thành những tế bào có chứcnăng cần thiết
THUYẾT TẠO MÁU
Trang 22DÒNG HỒNG CẦU
Trang 241 Điều hòa tạo hồng cầu:
Số lượng: 4-6 M/uL
Đời sống trung bình 120 ngày
Tủy xương tạo ra mỗi ngày số lượng hồng cầu mới tương đương
số lượng hồng cầu bị phá hủy sinh lý đảm bảo số lượng hồng cầu hằng định
Erythropoietin: biệt hóa tế bào gốc thành tế bào dòng hồng cầu, làm tăng quá trình tổng hợp hemoglobin trong các tế bào đã biệt hóa
Tình trạng oxy của tổ chức: ức chế/ kích thích tạo erythropoietin khi oxy tổ chức tăng/ giảm
Trường hợp tủy đáp ứng mạnh bù đắp thiếu hụt ngoại biên
hồng cầu có thể tăng sinh gấp 7-8 lần
DÒNG HỒNG CẦU
Trang 252 Tiêu huyết sinh lý:
Đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày
Hồng cầu không có nhân nguồn men tổng hợp đượctrong quá trình biệt hóa và trưởng thành không được bổsung bù đắp trong đời sống
Dự trữ men hết hồng cầu già cỗi, dị hóa và biến đổi cấutrúc màng bị giữ lại và phá hủy trong các đại thực bào
Quá trình tiêu huyết bình thường xảy ra ở tủy xương
Trong một số bệnh lý, lách trở thành nơi hủy hồng cầu chủyếu
DÒNG HỒNG CẦU
Trang 263 Cấu trúc hồng cầu:
Hồng cầu là một tế bào sống, không nhân
Trong tuần hoàn, có dạng đĩa lõm 2 mặt, có khả năng biếndạng để di chuyển qua các mao mạch
Màng hồng cầu: cấu tạo bởi lipid, protid, glucid, có khả
năng biến dạng, mềm dẻo Sự trao đổi chất giữa màng
hồng cầu – huyết thanh sử dụng năng lượng dưới dạng
Trang 274 Cấu trúc và chức năng của Hemoglobin:
Hème và Globine
Hème : Fe++ và Protoporphyrine
Globine : 4 dây polypeptid , , , 2 đôi giống hệt nhau
Các loại Hb:
A1: 2, 2 (95 -98%) > 6 tháng
A2: 2, 2 (2 - 3%)
F : 2, 2 (75 - 80%) ở sơ sinh, mất sau 6 tháng
Chức năng Hb: chuyên chở Oxy
DÒNG HỒNG CẦU
Trang 28 Có 3 dòng:
Bạch cầu hạt trung tính
Bạch cầu ái toan
Bạch cầu ái kiềm
DÒNG BẠCH CẦU HẠT
Trang 30BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH
Trang 321 Đặc điểm:
Trong quá trình trưởng thành, nhân tế bào thắt lại thànhđoạn
Nguyên sinh chất xuất hiện dần các hạt
Hạt azurophil (không đặc hiệu): bắt màu hồng đậm
Hạt đặc hiệu: nhỏ hơn, bắt màu hồng tươi
Các hạt này là các lyzosom của tế bào: chứa nhiều men thủy phân và men deoxy-bonucleaza
Phản ứng Peroxydase chỉ dương tính với hạt azurophil trong khi phản ứng Soudan noir cho dương tính với cả 2 loại hạt
BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH
Trang 332 Sự tạo bạch cầu hạt:
Mỗi ngày tủy xương tạo 2-3 * 10 10 bạch cầu hạt và số lượng ở máu ngoại vi thay đổi từ 2-7 K/uL
Thời gian toàn bộ để tạo thành bạch cầu hạt # 10 ngày
Chỉ có bạch cầu phân đoạn (segment) mới ra máu ngoại vi
Trong máu, không phải tất cả bạch cầu hạt đều lưu thông, chia thành 2 khu vực:
Khu vực tuần hoàn
Khu vực bám vào các thành mạch máu: tế bào khu vực này sẽ được huy động vào tuần hoàn ngay lập tức khi có yêu cầu
Đời sống khó xác định chính xác: sau khi rời tủy, lưu lại trong
máu khoảng 6-12 giờ, sau đó xuyên mạch vào tổ chức, tại đây làm nhiệm vụ thực bào và bị phá hủy tại chỗ hay trong hạch bạch huyết
BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH
Trang 343 Thuộc tính và chức năng của bạch cầu hạt trung tính:
Một số chất có khả năng thu hút bạch cầu hạt trung tính (chất tiết của
vi khuẩn, một số thành phần của huyết thanh tham gia vào phản ứng kháng nguyên – kháng thể)
Bạch cầu di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng dộ cao của các chất hoạt hóa phản ứng kháng nguyên – kháng thể.
Trong quá trình thực bào có xảy ra hiện tượng hủy hạt giải phóng một số chất có khả năng lôi kéo bạch cầu hạt khác tăng khả năng tập trung của bạch cầu hạt đến ổ viêm
BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH
Trang 353 Thuộc tính và chức năng của bạch cầu hạt trung tính:
Thực bào:
Xuyên mạch tổ chức: thực hiện chức năng thực bào
Bạch cầu tiếp cận với vật lạ màng tế bào nhô ra và bao
quanh vật lạ đưa chúng bào trong nguyên sinh chất tách
ra khỏi màng chung và trở thành thể thực bào
Hiện tượng thực bào đặc biệt mạnh đối với vật lạ đã được bao phủ kháng thể
BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH
Trang 363 Thuộc tính và chức năng của bạch cầu hạt trung tính:
Diệt khuẩn và tiêu hóa:
Sau khi thực bào, các chất được tiết ra bới bạch cầu hạt có khả năng tích tụ lại trong các thể thực bào tiêu màng của vi khuẩn
Khi vi khuẩn bị giết và màng vi khuẩn bị tan ra, các men thủy phân trong các lyzosom phá hủy hoàn toàn vi khuẩn và tạo thành không bào tiêu hóa
Các bạch cầu này hoặc tiếp tục sống làm nhiệm vụ thực bào tiếp theo hoặc chết tạo thành mủ
BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH
Trang 37 Cũng được tạo thành từ tế bào gốc vạn năng và qua cácgiai đoạn biệt hóa, trưởng thành giống bạch cầu hạt trungtính nhưng ở mức độ thấp hơn
Hình dạng tế bào qua các giai đoạn trưởng thành cũng
giống như bạch cầu hạt trung tính, chỉ khác ở hạt đặc hiệu
BẠCH CẦU HẠT ÁI TOAN &
BẠCH CẦU HẠT ÁI KIỀM
Trang 38 Hạt có kích thước lớn, hình tròn/ oval tương đối đồng đều Màu của hạt thay đổi theo các giai đoạn trưởng thành: tím
xanh xanh tím vàng cam
Bản chất hạt cũng là các tiêu thể
Có thuộc tính hóa hướng động và thực bào giống như bạchcầu hạt trung tính, khác là hướng động hóa học của bạchcầu hạt ái toan là histamin và FCE thực bào đặc hiệu
những phức hợp kháng nguyên – kháng thể, nhất là những
dị nguyên của phản ứng dị ứng
Vận chuyển plasminogen và phá hủy một số ký sinh trùng
BẠCH CẦU HẠT ÁI TOAN
Trang 39 Hạt kiềm tính có kích thước lớn, không đồng đều, bắt màutím đen và nằm chườm lên cả nhân.
Nhân thường có giới hạn không rõ
Bản chất các hạt kiềm cũng là tiêu thể, chứa đựng rất giàu
về histamin và heparin, ngoài ra còn chứa serotonin và cácyếu tố hoạt hóa tiểu cầu
Đóng vai trò quan trọng trong phản ứng mẫn cảm chậm vàmiễn dịch dị ứng
BẠCH CẦU HẠT ÁI KIỀM
Trang 40DÒNG LYMPHOCYTE
Trang 41DÒNG LYMPHOCYTE B
Trang 42DÒNG LYMPHOCYTE T
Trang 431 Sự tạo lymphocyte:
Trong suốt cuộc đời, gần như toàn bộ tế bào lympho đượctạo ra từ tủy xương
Các tế bào lymphocyte B được biệt hóa và trưởng thành
trực tiếp từ tủy xương
Các tế bào lymphocyte T phải đi qua tuyến ức, ở đây chúngmới biệt hóa và trưởng thành thành lymphocyte T
Các tế bào lymphocyte B và T ra tuần hoàn phân bố
trong các tổ chức lympho ngoại vi
DÒNG LYMPHOCYTE
Trang 442 Sự phân bố của lymphocyte:
Tổ chức lympho lan tỏa:
Hiện diện trong tất cả các tổ chức liên kết dưới dạng một lớp bao quanh mạch máu
DÒNG LYMPHOCYTE
Trang 452 Sự phân bố của lymphocyte:
Lymphocyte lưu thông trong tuần hoàn và bạch mạch
Sau khi rời dòng máu:
Phần lớn lymphocyte B bị giữ lại trong các nang lympho và bị phá hủy sau khi thực hiện chức phận
Phần lớn lymphocyte T tuàn hoàn bền vững trong máu và ống ngực chủ yếu là lympho T tái tuần hoàn nhiều lần: lan tỏa các tế bào trí nhớ và giám sát miễn dịch
Đời sống của lymphocyte:
Trong tủy xương và tuyến ức: có đời sống vài ngày
Trong tổ chức lympho ngoại vi: có đời sống dài, từ vài thàng đến hàng năm
DÒNG LYMPHOCYTE
Trang 463 Chức năng lymphocyte:
Đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch
Lymphocyte B: tổng hợp và giải phóng vào tuần hoàn các kháng thể (miễn dịch dịch thể), đầu tiên là IgM sau đó thường là IgG có cùng tính đặc hiệu với kháng nguyên
Lymphocyte T: có vai trò trong miễn dịch tế bào và điều hòa miễn dịch dịch thể
T hỗ trợ (T helper) tác dụng tương hỗ với lymphocyte B để tổng hợp kháng thể
T ức chế (T suppressive) ức chế lymphocyte B điều hòa tạo kháng thể
T “tueuses” tiêu hủy tế bào trực tiếp không thông qua trung gian
kháng thể
DÒNG LYMPHOCYTE
Trang 47DÒNG MONOCYTE
Trang 49 Monocyte lưu lại trong tuần hoàn lâu hơn bạch cầu hạt ( half – life là 2-3 ngày) xuyên mạch vào tổ chức đại
thực bào
Biệt hóa cao, giàu lyzosom chống lại vi khuẩn nhưng ít đặchiệu hơn bạch cầu hạt trung tính
Chức năng chủ yếu của đại thực bào: đóng vai trò quan
trọng trong giai đoạn đầu của đáp ứng dịch thể bắt giữ,
xử lý và trình diện kháng nguyên Mặt khác còn đóng vai tròtrong sự phá hủy tế bào những phần nhỏ hoặc những vi tổchức đã được nhận biết qua phản ứng miễn dịch
DÒNG MONOCYTE
Trang 50DÒNG TIỂU CẦU
Trang 52 Đời sống trong tuần hoàn của tiểu cầu từ 7-10 ngày
Phá hủy chủ yếu trong lách
Sự tạo tiểu cầu được điều hòa bởi Thrombopoietin
Chức năng quan trọng nhất: tham gia vào quá trình đôngcầm máu
Ngoài ra còn đóng vai trò trong đáp ứng viêm, thực bào, sự
co cục máu và che chở tế bào nội mạch
DÒNG TIỂU CẦU
Trang 53 Khảo sát tế bào học
Khảo sát đông máu
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
HUYẾT HỌC
Trang 541 Huyết đồ:
Đánh giá số lượng, chất lượng của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ở máu ngoại vi
KHẢO SÁT TẾ BÀO HỌC
Trang 562 Tủy đồ:
Đánh giá số lượng, chất lượng tế bào tủy mức độ sinhmáu ở tủy và các bệnh lý của việc tạo máu
3 Sinh thiết tủy:
Không những đánh giá về tế bào học mà còn đánh giá các
ổ, hốc của tủy xương
4 Ngoài ra còn có các XN: nhuộm Perls, sức bên hồng cầu, điện di huyết sắc tó, khảo sát men G6PD, khảo sát hóa tếbào…
KHẢO SÁT TẾ BÀO HỌC
Trang 57KHẢO SÁT ĐÔNG MÁU
Trang 58 Thời gian máu chảy sức bền thành mạch và số lượngtiểu cầu
Độ kết dính tiểu cầu số lượng và chất lượng tiểu cầu
TCK (Cephalin – Kaolin time) đường đông máu nội sinh: VIII, IX, XI, XII và Fletcher – Fitzgerald
TQ (Time Quick) khảo sát đông máu ngoại sinh: VII
Thời gian Thrombin đánh giá về số lượng và chất lượngFibrinogen
KHẢO SÁT ĐÔNG MÁU