Lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc. Bởi vậy, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định: quản lý, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; của mọi ngành, mọi cấp, trong đó, Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách. Phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền Biên phòng vững mạnh là quan điểm cơ bản, có ý nghĩa chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.
Trang 1Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG LẤN CHIẾM BIÊN GIỚI CỦA CÁC ĐƠN VỊ BIÊN PHÒNG TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
121.1 Đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới và một số vấn đề cơ
bản về công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng chống lấnchiếm biên giới của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất
1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm công tác vận động quần
chúng đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới của các đơn vịbiên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc 34
Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG LẤN CHIẾM BIÊN GIỚI CỦA CÁC ĐƠN VỊ BIÊN PHÒNG TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC HIỆN NAY
532.1 Dự báo tình hình và phương hướng, yêu cầu tiến hành
công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng chống lấnchiếm biên giới của các đơn vị biên phòng trên tuyến biêngiới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hiện nay 532.2 Những giải pháp tiến hành công tác vận động quần chúng đấu
tranh phòng chống lấn chiếm biên giới các đơn vị biên phòngtrên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hiện nay 58
Trang 2Lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khảxâm phạm Xây dựng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc Bởi vậy,trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định: quản lý, bảo vệ toànvẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàndân; của mọi ngành, mọi cấp, trong đó, Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt,chuyên trách Phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong sựnghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền Biên phòng vững mạnh làquan điểm cơ bản, có ý nghĩa chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.
Đối với lực lượng BĐBP, công tác VĐQC bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổquốc là nhiệm vụ chính trị quan trọng, một nội dung cơ bản của CTĐ,CTCT, là biệnpháp công tác cơ bản làm cơ sở nền tảng cho các biện pháp nghiệp vụ khác Làm tốtcông tác này, sẽ góp phần đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đi vàocuộc sống, trở thành hiện thực, góp phần xây dựng cơ sở địa phương ở địa bàn biêngiới và xây dựng BĐBP vững mạnh, trực tiếp xây dựng “thế trận lòng dân”, phòngtuyến an ninh nhân dân vững chắc để bảo vệ chủ quyền ANBGQG
Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là biên giới “mở” “núi liềnnúi, sông liền sông” Do có những vấn đề lịch sử để lại, đường biên giới trên đấtliền Việt Nam - Trung Quốc chứa đựng nhiều yếu tố tranh chấp, phức tạp Tuy Hiệpước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc được ký ngày 30/12/1999,việc PGCM giữa 2 bên hoàn thành vào năm 2008, hiện đã đưa đường biên giới mớivào thực tiễn, song thực tế hiện nay các hoạt động xâm canh, xâm cư, chôn mồ mả,xây kè, đắp đập, nắn dòng chảy sông suối trên biên giới xâm phạm chủ quyềnlãnh thổ vẫn tiếp tục diễn ra, gây phức tạp đến tình hình an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội ở KVBG nước ta
Trước tình hình đó, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, sự giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt của cấp ủy đảng,chính quyền các cấp, sự phối hợp hiệp đồng với các ngành, các lực lượng, các đơn
vị BĐBP trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã phát huy sức mạnh
Trang 3tổng hợp của các ngành, các lực lượng, của đồng bào các dân tộc trên KVBG hoànthành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, ANBGQG Đặc biệt, công tác VĐQCđấu tranh phòng chống LCBG (một nội dung cơ bản trong công tác VĐQC tham giabảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ) đã đạt được những kết quả nhất định.Song trên thực tế, cũng bộc lộ những hạn chế như: nhận thức về vai trò của công tácVĐQC trong đấu tranh phòng chống LCBG của cán bộ, chiến sĩ ở một số đơn vị chưađầy đủ nên còn có biểu hiện xem nhẹ, chỉ chú trọng tới các biện pháp công tác biênphòng khác; có nơi nhận thức đúng nhưng quá trình tổ chức thực hiện, lãnh đạo thìbuông lỏng, thiếu kiểm tra đôn đốc, người thực hiện chưa linh hoạt, sâu sát; công táctuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn quần chúng hành động ở một số vụ việcchưa sâu sát, cụ thể; công tác tham mưu đề xuất chưa chủ động, còn lúng túng khigặp những tình huống phát sinh ngoài dự kiến,…Tất cả những tồn tại trên đều trựctiếp ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác VĐQC đấu tranh phòng chốngLCBG thời gian qua Từ thực trạng công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG,trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ biên giới, đã và đang đặt ra nhiềuvấn đề mới, đòi hỏi các đơn vị biên phòng cần phải vận dụng linh hoạt các biện phápcông tác, bổ sung về chủ trương, biện pháp và phương pháp đấu tranh cho phù hợpđáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là chú trọng hơn nữa công tác VĐQC đấu tranh phòngchống LCBG góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, ANBGQG Vì vậy, tác giả chọn
nghiên cứu đề tài “ Công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hiện nay” làm luận
văn tốt nghiệp, là vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều luận văn, luận án, công trình, bài báo khoa
học nghiên cứu về vai trò quần chúng nhân dân, phương pháp, nghệ thuật trong bảo
vệ biên giới nói chung, đấu tranh phòng chống LCBG nói riêng được công bố, tiêubiểu là
Các công trình khoa học:
Trang 4Bộ Tổng tham mưu- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2002), Vai trò của nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ANBGQG, Nxb QĐND, H ; Bộ Tổng tham mưu- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2002), Công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG của Bộ đội Biên phòng, Nxb QĐND, H Hai công trình
trên đã đi sâu làm rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ biêngiới, quan niệm về công tác VĐQC; phương pháp, cách thức tiến hành công tácVĐQC trong bảo vệ biên giới Làm rõ tính tất yếu khách quan của việc Bộ đội Biênphòng phải phát huy, dựa vào quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệchủ quyền ANBGQG, chỉ rõ những nhân tố chi phối tới hiệu quả công tác VĐQC,tới huy động sức mạnh của nhân dân vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ANBG Đánhgiá thực trạng ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trongcông tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới những năm qua; rút rakinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác VĐQC, nghệ thuật trong huy động sứcmạnh của quần chúng Đồng thời, hai công trình trên đã xác định yêu cầu và chỉ rõnhững nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủquyền ANBGQG trong những năm tiếp theo
Bộ Tổng tham mưu - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2002), Phương pháp đấu tranh chống lấn chiếm biên giới đất liền của Bộ đội Biên phòng, Nxb QĐND,
H Công trình khái quát đặc điểm tình hình biên giới Việt Nam, thống kê các vụviệc LCBG, chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn, phương thức LCBG của nước láng giềng,trên cơ sở những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổchức đấu tranh trên thực địa, dự báo về tình hình LCBG có thể xảy ra trên các tuyếnbiên giới Công trình cung cấp cho người đọc cũng như các đơn vị biên phòngnhững phương pháp chủ yếu nhằm đấu tranh có hiệu quả với các vụ việc lấn chiếmbiên giới, đồng thời cũng nêu lên những quan điểm chỉ đạo cơ bản trong đấu tranhvới các hình thức, vụ việc mà lực lượng lấn chiếm biên giới tiến hành; huy động sứcmạnh tổng hợp của mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức phương phápđấu tranh là tư tưởng cốt lõi được thể hiện trong cuốn sách này Đây thực sự là mộtcông trình được nghiên cứu công phu, đề cập một cách khá toàn diện về phươngpháp đấu tranh chống LCBG đất liền của Bộ đội Biên phòng
Các luận văn, luận án
Trang 5Tăng Huệ (1996), Nghiên cứu phương pháp đấu tranh của BĐBP tỉnh phòng
và chống lấn chiếm biên giới phía Bắc, luận án tiến sĩ khoa học quân sự, HVQP, H.
Trên cơ sở làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về chính sách đốingoại, đặc biệt với các nước láng giềng, những quan điểm về công tác biên phòng,chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy BĐBP trong lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ biên giới, tác giả đi sâu là rõ những quan điểm, tư tưởng, âm mưu, ý đồ, phươngthức, thủ đoạn cơ bản trong hoạt động lấn chiếm biên giới của phía Trung Quốcnhững năm qua, nhất là sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ Theo tác giả,muốn có chủ trương, phương pháp đấu tranh hiệu quả bên cạnh việc quán triệt, nắmvững những quan điểm, chủ trương của trên, thì phải nắm vững âm mưu, ý đồ, thủđoạn của lực lượng lấn chiếm, dẫn giải một số vụ việc có tính điển hình, tác giảkhẳng định: Phương pháp đấu tranh là vấn đề cơ bản, quan trọng trong phòng vàchống LCBG, trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò to lớn của quần chúng trong cuộcđấu tranh, chú trọng cách bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, phương pháp đấutranh, đối sách đối với từng phương thức lấn chiếm Từ đó, đề tài đi vào làm rõ tínhcấp thiết, phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, xác địnhphương hướng, yêu cầu và nhóm 5 giải pháp cơ bản trong phương pháp đấu tranhphòng và chống LCBG Đây là công trình được nghiên cứu tương đối công phu, cótính thực tiễn hết sức sâu sắc bởi chính tác giả có nhiều năm trên cương vị là ngườilãnh đạo, từng chỉ đạo giải quyết thành công nhiều vụ việc LCBG trên địa bàn cáctỉnh biên giới phía Bắc, là cơ sở để tác giả luận văn kế thừa, phát triển trong nghiêncứu về đấu tranh phòng chống LCBG ở các đơn vị cơ sở BĐBP
Đặng Vũ Liêm (1997), Vai trò nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo
vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia phía Bắc nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ
triết học, H Đề tài đã luận giải những vấn đề cơ bản về vai trò nhân dân các dân tộctrong sự nghiệp bảo vệ biên giới trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam,chỉ rõ tính tất yếu khách quan của việc phát huy vai trò của quần chúng trong côngtác này, đặc điểm của các dân tộc trên biên giới; vai trò và những yêu cầu cơ bản vềphát huy sức mạnh quần chúng trong bảo vệ biên giới; đưa ra quan niệm, bốn tiêuchí đánh giá, xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong phát huy vai trò củanhân dân Đánh giá thực trạng ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những ưu
Trang 6điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm phát huy vai trò của nhân dân các dântộc trên biên giới trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ANBGQG Xác định phươnghướng, yêu cầu và đề xuất năm giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của quần chúngnhân dân vào nhiệm vụ bảo vệ biên giới hiện nay Qúa trình nghiên cứu luận văn,tác giả đã kế thừa một số vấn đề cơ bản được trình bày trong công trình này, nhất lànghệ thuật tổ chức, phát huy vai trò của quần chúng trong bảo vệ biên giới
Vũ Hồng Khanh (2002), Phương pháp vận động quần chúng đấu tranh chống xâm canh, xâm cư của Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc, luận văn thạc
sĩ Biên phòng, HVBP, H Đây là một đề tài có đối tượng nghiên cứu tương đối gầnvới luận văn của tác giả và xâm canh, xâm cư là một trong những phương thức chủyếu trong hoạt động LCBG của nước láng giềng trong những năm qua Đề tài kếtcấu 3 chương, nội dung làm rõ quan niệm công tác vận động quần chúng; quanniệm phương pháp VĐQC đấu tranh chống xâm canh, xâm cư của Bộ đội Biênphòng; xác định nội dung phương pháp VĐQC đấu tranh chống xâm canh, xâm cư,xây dựng được hệ tiêu chí đánh giá, phân tích thực trạng ưu điểm, hạn chế, đồngthời chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế, rút ra kinh nghiệm VĐQC cho
Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc; dự báo tình hình và đề xuất 5 giảipháp đồng bộ nâng cao hiệu quả công tác VĐQC trong đấu tranh chống xâm canh,xâm cư trong tình hình mới
Bùi Duy Lợi (2004), Công tác vận động quần chúng tham gia quản lý bảo vệ đường biên, cột mốc của Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, HVCTQS, H Đây là một đề tài
được nghiên cứu công phu, nghiêm túc Từ việc trình bày về đặc điểm khu vực biêngiới phía Bắc, BĐBP các tỉnh phía Bắc, đề tài chỉ rõ vai trò quần chúng nhân dân,đưa ra quan niệm công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc,chỉ ra những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng công tác VĐQC; phân tích thựctrạng ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và rút rakinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ đườngbiên cột mốc các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay Đề tài đã làm rõ sự phát triển của
Trang 7tình hình nhiệm vụ, phân tích phương hướng, yêu cầu và đề xuất sáu giải pháp nângcao hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc hiệnnay
Ngoài các luận văn, luận án tiêu biểu trên, quá trình nghiên cứu tác giả cótiếp thu, kế thừa tinh thần những nội dung cơ bản trong các đề tài của các tác giả
như : Nâng cao chất lượng công tác VĐQC của BĐBP Lào Cai hiện nay (2000),
Đề tài cấp khoa thuộc Học viện Chính trị do Thạc sĩ Phạm Văn Đáng làm chủ
nhiệm; Phan Quốc Việt (2003), Hiệu quả công tác vận động quần chúng phòng chống di dịch cư tự do ở khu vực biên giới của BĐBP các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, Học viện CTQS, H; Vũ Mạnh Lượng (2004), Công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng chống truyền đạo trái phép ở khu vực biên giới của đồn biên phòng các tỉnh Tây Bắc hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, Học viện CTQS, H; Hà Văn Long (2005) Công tác vận động quần chúng tham gia đấu tranh chống lấn chiếm biên giới của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh , Luận văn thạc sỹ biên phòng, Học viện Biên phòng, H; Đặng Mạnh Cường (2005), Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống lấn chiếm biên giới của Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng trong tình hình mới, luận văn thạc sĩ
khoa học Biên phòng, HVBP, H
Các bài báo, tham luận khoa học.
Bàn về vai trò của quần chúng trong bảo vệ biên giới, đổi mới công tác biênphòng có rất nhiều tác giả quan tâm, đăng viết Đặng Vũ Liêm (2001), “Đổi mới
công tác VĐQC góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền ANBG của BĐBP”, Kỷ yếu Hội nghị tổng kết công tác dân vận của quân đội trong những năm đổi mới,
Nxb QĐND, H, tr 224 - 238 Trần Hoa (2008), “Đổi mới toàn diện, đồng bộ côngtác biên phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên
giới trong tình hình mới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Đổi mới công tác xây dựng , quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế Bộ tư lệnh BĐBP - Tạp chí cộng sản, H, tr 30-35 Lê Thái Ngọc (2008),
“Bộ đội Biên phòng đổi mới công tác vận động quần chúng tham gia quản lý, bảo
Trang 8vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Đổi mới công tác xây dựng , quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế Bộ tư lệnh BĐBP - Tạp chí cộng sản, H, tr.240 -245 Lê Văn Sơn (2009), “Kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo
quần chúng nhân dân phối hợp với BĐBP đấu tranh chống lấn chiếm biên giới, bảo
vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia”, Kỷ yếu Hội nghị điển hình tiên tiến và sơ kết 20 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” Cục chính trị BĐBP, H, tr 272- 281
Các công trình, luận văn, luận án, bài viết nêu trên từ nhiều góc độ khác nhau đềuluận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác VĐQC, phương pháp đấu tranhphòng chống LCBG Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàndiện, hệ thống về công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biênphòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc dưới góc độ CTĐ, CTCT
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp cơ bản tiếnhành công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng trên
tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ hoạt động đấu tranh phòng chống LCBG và công tác VĐQC đấutranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liềnViệt Nam - Trung Quốc
Đánh giá thực trạng công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các
đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc rút ra nguyên
nhân và bài học kinh nghiệm
Đề xuất phương hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản tiến hành côngtác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên
giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu Công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của
các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu
Trang 9Luận văn tập trung nghiên cứu công tác VĐQC đấu tranh phòng chốngLCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - TrungQuốc Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát tập trung ở Cục chính trị BĐBP, các đơn
vị và các cơ quan chức năng ở Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh biên giới Việt Nam
-Trung Quốc trong thời gian từ 2003 đến nay.
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận văn
Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quần chúng và công tácVĐQC; các hiệp ước, hiệp định về biên giới đã ký kết giữa Việt Nam - Trung Quốc,luật BGQG; các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Tư lệnh BĐBP về công tác VĐQC; quatổng kết thực tiễn, kinh nghiệm về công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBGcủa các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Cơ sở thực tiễn.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là công tác VĐQC đấu tranh phòng chốngLCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - TrungQuốc, các số liệu, báo cáo tổng kết công tác vận động quần chúng và tuyên truyềnđặc biệt của BĐBP các tỉnh (thành) qua các năm, kết quả khảo sát, điều tra củachính tác giả ở các đồn biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - TrungQuốc Ngoài ra, tác giả còn kế thừa, có chọn lọc kết quả nghiên cứu ở một số côngtrình khoa học của các tập thể, cá nhân có liên quan
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, nghi quyết của Đảng Cộng sản ViệtNam, nghị quyết, chỉ thị của quân đội, BĐBP về quần chúng và công tác quần chúng
Luận văn còn được nghiên cứu trên quan điểm hệ thống cấu trúc, logic- lịch sử
và các quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề có liên quan
Phương pháp nghiên cứu.
Trang 10Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệthống hóa các nguồn tài liệu liên quan đến công tác VĐQC trong quân đội nóichung, công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng
trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nói riêng; các công trình nghiên
cứu khoa học như sách báo, luận văn, luận án, đề tài khoa học có liên quan đến việcnghiên cứu đề tài Các phương pháp cụ thể:
Phương pháp quan sát: quan sát quá trình tiến hành công tác VĐQC và quansát thực tiễn công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biênphòng có liên quan đến đề tài qua băng hình, chiến lệ, qua thực tế
Phương pháp trò chuyện, trao đổi, tọa đàm: Thực hiện trò chuyện, trao đổi,tọa đàm với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan chính trị, tham mưu và một số đồnbiên phòng ở 7 tỉnh biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc Nội dung hướng vàotìm hiểu phương pháp, cách thức, những hoạt động cụ thể của các bộ, chiến sỹ biênphòng trong công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG
Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Tiến hành điều tra bằng các mẫuphiếu câu hỏi in sẵn đối với cán bộ, chiến sỹ và cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp
của bộ đội biên phòng ở 7 tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc để tìm hiểu quan
điểm, thực trạng công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG, đồng thời khẳngđịnh tính khách quan của một số nhận định trong luận văn
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của một số nhà khoa học, lãnh đạo chỉhuy các cấp của Bộ đội Biên phòng về nội dung của đề tài
Tiến hành xử lý các số liệu và sử dụng toán học để đảm bảo tính khách quancủa kết quả nghiên cứu
6 Ý nghĩa của luận văn
Góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho cấp ủy, chỉ huy các đơn vị cơ
sở của BĐBP trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong lãnh đạo,chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả nội dung, hình thức, phương pháp VĐQC phòngchống LCBG trong tình hình hiện nay.Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sửdụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy học tập với các đối tượngtrong lực lượng BĐBP
Trang 117 Kết cấu luận văn
Đề tài gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục
Trang 12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG LẤN CHIẾM BIÊN GIỚI CỦA CÁC ĐƠN VỊ BIÊN PHÒNG TRÊN TUYẾN
BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
1.1 Đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới và một số vấn đề cơ bản
về công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
1.1.1 Lấn chiếm biên giới và đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
* Khái lược lịch sử biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc được hình thành
từ thời Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam Nước VănLang gồm 15 bộ, có biên giới phía Bắc và phía Tây gần trùng với đường biên giớiphía Bắc (phía Tây và Tây Bắc ngày nay của nước ta) Biên giới phía Nam là dảinúi Hoành Sơn (ranh giới giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay), phía Đônggiáp biển Đông Sau khi Triệu Đà thu phục được An Dương Vương, đặt ách đô hộ,nhà Triệu chia nước ta thành 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân sát nhập vào nướcNam Việt của nhà Hán Nước ta bắt đầu vào thời kỳ Bắc thuộc Các triều đại phongkiến phương Bắc luôn tìm mọi cách để thôn tính, đồng hoá nước ta thành nhữngquận, huyện của Trung Quốc Song với ý chí độc lập, tự cường, không chịu khuấtphục của dân tộc ta, các thế hệ người Việt Nam đã đấu tranh giữ vững nền độc lập,
tự chủ, bảo vệ biên cương, lãnh thổ của Tổ quốc
Sau khi buộc triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước đầu hàng và áp đặt chế độthuộc địa đối với nước ta (1883), ngày 9/6/1885 chính phủ Pháp ký với triều đìnhMãn Thanh (Trung Quốc) Hiệp ước Thiên Tân, quy định hai bên tiến hành khảosát, nghiên cứu hoạch định đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc Sau hainăm nghiên cứu khảo sát, ngày 26/6/1887 Chính phủ Pháp đã ký với nhà Thanh
Trang 13“Hiệp ước hoạch định biên giới”; xác định những điểm chưa được giải quyếttrong Công ước 1885 Đầu tháng 6/1895, hoàn thành xong việc phân giới cắmmốc tại thực địa với đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa Việt Nam -Trung Quốc dài 1.306 km, có 314 cột mốc
Khi cách mạng hai nước thành công (Việt Nam năm 1945, Trung Quốc năm1949), tháng 01/1958 theo thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Nhà nước, khẳng định tôntrọng đường biên giới lịch sử theo Hiệp ước 1887 và Công ước 1895, là cơ sở pháp
lý khẳng định tính chất hiệu hữu đối với đường biên giới quốc gia để chính phủ hainước giải quyết các vấn đề nảy sinh trên biên giới Tuy nhiên trên thực tế ở giaiđoạn này hệ thống đường biên, cột mốc biên giới do không được chú trọng quản lý,bảo vệ đúng mức, một số cột mốc do thời gian bị hư hỏng, một số không cònnguyên vị trí, bị dịch chuyển xuống phía Nam
Trong những năm 1970 đến cuối những năm 1980 tình hình thay đổi, quan
hệ hai nước xấu đi, vấn đề biên giới trở nên căng thẳng, đường biên giới trên thực tế
đã không còn nguyên vẹn theo Hiệp ước hoạch định biên giới 1887 Kể từ nửa saunăm 1988, tình hình căng thẳng trên biên giới hai nước lắng xuống Hai bên bắt đầunối lại các hoạt động đàm phán về bình thường hóa quan hệ và giải quyết vấn đềbiên giới Sau nhiều vòng đàm phán về biên giới, năm 1991 lãnh đạo hai nhà nước
đã ký “Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên biên giới giữa hai nước Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” Đến tháng 10/1993 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa
thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, nhằm xâydựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành đường biên giới hòa bình, hữunghị, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện giữa hai nước
Từ năm 1993 đến năm 1999, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 7 vòngđàm phán Chính phủ, 16 vòng đàm phán cấp nhóm công tác liên hợp Trong quátrình đàm phán, hai bên đã căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh năm 1887; 1895 vàcác văn kiện kèm theo để đối chiếu, đưa ra đường chủ trương của mình và phân loạicác khu vực hai bên có nhận thức khác nhau để giải quyết (điểm C) (theo “bản đồchủ trương” mà Trung quốc trao đổi với ta năm 1994 trên thực địa, thì biên giớiTrung Quốc sẽ lấn sang đất ta 200 km2 so với đường biên giới do lịch sử để lại)[42,
Trang 14tr.2] Cuối năm 1999, hai bên đã cơ bản giải quyết xong toàn bộ các khu vực cónhận thức khác nhau, chủ yếu là 164 điểm C [18, tr.164] và thống nhất được mộtđường biên giới duy nhất thể hiện trên bản đồ (theo đó khu vực tranh chấp hai bênrộng khoảng 231 km2, thống nhất khoảng 114 km2 quy thuộc Việt Nam, 117 km2quy thuộc Trung Quốc) Ngày 30/12/1999, Hiệp ước biên giới trên đất liền giữanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đãđược Bộ trưởng Bộ ngoại giao hai bên ký kết tại Hà Nội.
Sau Hiệp ước ký kết, hai bên thành lập Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốcbiên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để triển khai công tác PGCM trên toàntuyến biên giới Hai năm chuẩn bị, qua nhiều vòng đàm phán, tháng 9/2002, 12nhóm Liên hợp PGCM đã song phương triển khai PGCM trên thực địa Với tinhthần quyết tâm nỗ lực của cả hai bên, sau gần 6 năm, đến cuối tháng 8/2008 côngtác PGCM trên thực địa đã hoàn thành Theo đó, hai bên đã hoạch định đường biêngiới dài 1449,566 km, trên toàn tuyến hai bên cắm 1971 cột mốc (trong đó 1627mốc đơn, 232 mốc đôi, 111 mốc ba), đi qua địa giới của 161 xã (phường, thị trấn),
31 huyện thị, thuộc 7 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,Điện Biên và Lai Châu Đối diện là 14 huyện, thuộc hai tỉnh Quảng Tây và VânNam của Trung Quốc [2, tr.19]
Ngày 18/11/2009 cùng với hai văn bản pháp lý quan trọng khác, Hiệp định
về Quy chế quản lý biên giới đã được Chính phủ hai nước ký kết, theo đó, ngày14/07/2010 Quy chế này bắt đầu có hiệu lực Với kết quả PGCM Việt Nam - TrungQuốc cơ bản đã có một đường biên giới trên đất liền tương đối rõ ràng và một hệthống cột mốc khá dày, hoàn chỉnh, tạo ra hành lang pháp lý cơ bản trong công tácquản lý, bảo vệ và giải quyết các vấn đề này sinh trong công tác bảo vệ chủ quyền,
an ninh biên giới
* Hoạt động lấn chiếm biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc
-Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, quá trình hình thành vàphân chia biên giới các nhà nước phong kiến Việt Nam và Trung Quốc chưa có văn
Trang 15bản pháp lý nào để quản lý bảo vệ biên giới Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp vàtriều đình Mãn Thanh ký Hiệp ước về biên giới ngày 26/4/1887 và Công ước bổsung ngày 20/6/1895 Đây là những văn bản đầu tiên làm cơ sở pháp lý cho 2 Nhànước Việt Nam - Trung Quốc quản lý, BVBG sau này Lịch sử cho thấy, tuyến biêngiới này, luôn bị các nhà nước phong kiến Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để xâmlấn, mở rộng bờ cõi
Trước ngày 18/11/2009 thời điểm mà Chính phủ hai nước ký Nghị định thưPhân giới cắm mốc, biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1306km với 314cột mốc, trải qua quá trình biến cố lịch sử, lúc biên giới hòa bình hữu nghị, lúc xảy
ra xung đột, cùng với sự tác động của thiên nhiên môi trường, ý thức của người dânhai bên biên giới làm cho tình hình đường biên, cột mốc không còn nguyên vẹn.Trong số 314 mốc thì có 47% mốc bị đập phá, xói mòn làm đổ nghiêng, vỡ phầntrên của mốc và 13 mốc bị mất Hệ thống văn bản, sơ đồ để lại phục vụ cho côngtác quản lý biên giới không đầy đủ, thiếu chính xác Lợi dụng tình hình đó, TrungQuốc chủ trương “trên đàm, dưới lấn” với khẩu hiệu khi đàm phán “chia đôi” nhằmgặm nhấm dần lãnh thổ của ta
Kể từ khi có Hiệp định tạm thời về biên giới Việt Nam - Trung Quốc(7/11/1991), hai nhà nước bình thường hoá quan hệ, tình hình biên giới đã có bướccải thiện, các vấn đề về biên giới đã được giải quyết trên nguyên tắc chung Tuynhiên, với quan điểm "biên giới mềm", chính sách "Cường biên" và âm mưu củamình, Trung Quốc không những không thực hiện một cách nghiêm túc Hiệp định đã
ký mà còn thường xuyên vi phạm, nhiều điểm, nhiều đoạn biên giới Trung Quốccho dân và lực lượng vũ trang lấn sâu vào lãnh thổ nước ta nhằm thực hiện ý đồ "sựviệc đã rồi" hoặc đổ lỗi cho chính quyền địa phương tự động tiến hành Ngoài cácđiểm họ lấn chiếm trước đây, họ còn tiếp tục tìm cách lấn chiếm các điểm mới, tạo
ra nhiều khu vực tranh chấp (điểm C), đẩy mạnh hoạt động khiêu khích và đe dọa,tạo nên không khí căng thẳng và mất ổn định trên biên giới nhằm thực hiện “bản đồchủ trương” mà họ đã trao đổi với ta năm 1994 khi hai bên tiến hành phân giới cắmmốc
Trang 16Thực tế, từ 2003 đến nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên tiến hành các hoạtđộng LCBG nước ta, diễn ra ở nhiều nơi với quy mô, thời gian khác nhau bất kểngày hay đêm Lực lượng tham gia LCBG của Trung Quốc gồm BĐBP, dân binh,dân thường được trang bị vũ khí, phương tiện đầy đủ Âm mưu, thủ đoạn LCBG củanước láng giềng dù công khai hay bí mật đều rất nhanh chóng, có tổ chức, có kếhoạch cụ thể, họ đơn phương tiến hành quản lý biên giới theo Hiệp ước biên giớiđất liền ở một số khu vực, đồng thời tăng cường các hoạt động vũ trang ở nhữngkhu vực tranh chấp để khẳng định quyền quản lý thực tế của họ, có những điểm,khu vực phía Trung Quốc lấn chiếm nhiều lần, mặc dù ta đã gửi thư phản khángkhẳng định chủ quyền, tiến hành các biện pháp ngăn chặn, đấu tranh kiên quyết trênthực địa và trên bàn đàm phán
Tính từ năm 2003 đến hết năm 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 phía TrungQuốc đã tiến hành 1128 vụ LCBG dưới 4 hình thức cơ bản, trong LCBG thì xâm canh,xâm cư là chủ yếu Các hoạt động lấn chiếm của nước láng giềng được thể hiện:
Một là, tăng cường các hoạt động tuần tra, xâm nhập, đe dọa, ngăn cản nhân dân ta sản xuất, rà phá bom mìn phục vụ PGCM có lợi cho họ
Thông thường họ dùng lực lượng BĐBP đóng giả thường dân, dân binh có
sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang với đầy đủ trang bị, trắng trợn ngăn cản lực lượng
ta làm nhiệm vụ, vu khống là vi phạm chủ quyền của họ mặc dù ta có đủ căn cứ đểkhẳng định đó là đất của ta Từ năm 2003 đến tháng 6/2010 xảy ra 339 vụ / 7500lượt BĐBP và dân binh nước láng giềng vi phạm Hiệp định tạm thời
Hoạt động tuần tra, xâm nhập của lực lượng vũ trang Trung Quốc tiến hànhthường xuyên, vào mọi thời gian trong các tuần, tháng trong năm song thường tậptrung trọng điểm vào tháng 4 đến tháng 7 và tháng 9 đến tháng 12, điạ điểm xảy ratrên địa bàn cả 7 tỉnh biên giới
Hai là, xây dựng sửa chữa các công trình quân sự, kinh tế trên biên giới và ở những khu vực đã lấn chiếm của ta, trái với Hiệp định tạm thời và thỏa thuận của hai bên sau khi ký Hiệp ước Biên giới đất liền
Lợi dụng những khó khăn của ta trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới,phía Trung Quốc bí mật cho các lực lượng tiến hành xây dựng các công trình quân
Trang 17sự, kinh tế, dân sự sang đất ta như: làm đường, xây dựng cầu cống, đê kè uốn nắndòng chảy trên sông suối biên giới, từ năm 2003 đến tháng 6/2010 xảy ra 223 vụ
Ba là, chôn mồ mả, tạo dấu hiệu mới sang lãnh thổ nước ta
Hoạt động xâm táng, tạo dấu hiệu mới của phía Trung Quốc tuy không phải
là hình thức mới song luôn là vấn đề phức tạp cho ta trong quá trình đấu tranhphòng chống do bên cạnh vấn đề quốc gia, quốc giới thì đây còn là vấn đề tế nhị
và hết sức nhạy cảm, được tiến hành chủ yếu vào ban đêm hoặc những ngày thờitiết sương mù trong khoảng thời gian từ tháng 2- 4 hàng năm Vì vậy, rất khó khăncho công tác phát hiện và đấu tranh của ta Từ năm 2003 đến tháng 6/2010 xảy ra 129vụ/ 194 mộ (trong đó có 107 mộ giả), chôn mốc giả 56 vụ/ 63 mốc
Bốn là, xâm canh, xâm cư và tái xâm canh ở những khu vực đã xâm canh và
mở rộng xâm canh ở những khu vực mới để khẳng định quyền quản lý thực tế của Trung Quốc ở những khu vực đó.
Hoạt động xâm canh, tái xâm canh được phía Trung Quốc tiến hành một
cách có hệ thống, có kế hoạch và mục đích rõ ràng Đó không chỉ là việc chiếm đất,canh tác thuần túy, mà còn thực hiện ý đồ gây mất ổn định ở KVBG Hoạt động này
có sự chỉ đạo từ trên xuống, nhưng phía Trung Quốc luôn thực hiện ý đồ "ném đágiấu tay", khiêu khích hoặc làm ngơ trước những hành động của dân Trung Quốcxâm canh, xâm cư sang lãnh thổ Việt Nam
Từ 2003 đến tháng 6/2010 xảy ra 383 vụ/257,6 ha, địa bàn xảy ra ở hầu hết 7tỉnh biên giới, lực lượng tiến hành chủ yếu là dân binh và nhân dân KVBG, thời
gian từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 10 đến tháng 12 trong năm
Tình hình trên đặt ra yêu cầu các đơn vị cơ sở BĐBP các tỉnh biên giới đất
liền Việt - Trung phải cảnh giác đề phòng, phát hiện kịp thời, có đối sách phù hợp,
sử dụng đồng bộ các biện pháp công tác, coi trọng công tác VĐQC tập trung đấutranh ngăn chặn có hiệu quả hoạt động LCBG
* Đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Trang 18Lấn chiếm biên giới là hoạt động có tổ chức của nước tiếp giáp lấn chiếmdần từng phần khu vực biên giới của quốc gia liền kề, làm thay đổi đường biên giới
đã xác định,nhằm mở rộng lãnh thổ trái phép [20, tr.48] Đây là hành động vi phạmchủ quyền lãnh thổ, vi phạm quy chế biên giới của một nước, bằng việc cố ý làmthay đổi nguyên trạng đường biên giới chung với nước láng giềng LCBG luôn làvấn đề mang tính lịch sử giữa hai nhà nước, hai quốc gia có chung đường biên giới
Lấn chiếm biên giới có thể diễn ra trong mọi điều kiện hoàn cảnh, dù biên giớihòa bình, hữu nghị hay đối địch, trong thời bình cũng như thời chiến, nhất là đối vớituyến biên giới phức tạp, đường biên giới còn nhiều vấn đề tồn tại do lịch sử để lại nhưtuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Đối với tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hình thức và thủ
đoạn LCBG của nước đối diện biểu hiện cả trên phương diện pháp lý và ngoại giaobằng cách tạo chứng cứ, lý lẽ hoặc lợi dụng những vấn đề lịch sử, dân tộc để đơnphương xóa bỏ các điều ước biên giới đã ký kết Trên thực địa, thường gây nên sựtranh chấp biên giới như đóng chốt, xê dịch, phá hủy đường biên, mốc giới, tự ý xây
kè, đắp đập làm thay đổi dòng chảy sông suối biên giới; xâm canh, xâm cư, chôn
mồ mả; xây dựng các công trình quân sự trên đường biên giới… dùng lực lượng vũtrang tiến công và chiếm đóng qua biên giới vào lãnh thổ nước ta như năm 1979
Có thể nói, hình thức, thủ đoạn LCBG của nước láng giềng đối với nước ta là rất đadạng, nhằm mục đích là mở rộng lãnh thổ trái phép, tạo ra “việc đã rồi” hoặc dùng các thủđoạn khác, tạo chứng cứ pháp lý có lợi cho việc đàm phán phân giới cắm mốc trên thựcđịa Hậu quả làm cho tình hình KVBG mất ổn định, gây xáo trộn trong đời sống nhân dân,tạo ra tâm lý hoang mang, không yên tâm làm ăn sản xuất, quan hệ 2 nước láng giềng căngthẳng, thậm chí có thể dẫn đến xung đột vũ trang Vì vậy, LCBG và đấu tranh phòng
chống LCBG trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc mang tính chất của
cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc sâu sắc, có ý nghĩa chính trị rất lớn
Đấu tranh phòng chống LCBG trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là tổng thể các biện pháp chính trị, quân sự, đối ngoại của cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân
và các lực lượng trên khu vực biên giới mà nòng cốt, chuyên trách là cán bộ, chiến sĩ BĐBP
Trang 19nhằm phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi làm thất bại các ý đồ và hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, lấn chiếm biên giới do nước có chung đường biên giới gây ra đối với nước ta.
Đấu tranh phòng chống LCBG là những hoạt động tích cực, chủ động của cáclực lượng tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ biên giới, là một bộ phận quan trọng trong sựnghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền ANBGQG Đồng thời, cũng là một bộ phận của cuộcđấu tranh về quan điểm, tư tưởng giữa các nước có chung đường biên giới Nếu nhưtrong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới giải quyết vấn đềLCBG, lãnh thổ thường bằng vũ lực, xung đột vũ trang thì những năm gần đây xuhướng đã thay đổi Vấn đề dùng vũ lực, dùng sức mạnh quân sự dần dần được thaythế bằng đấu tranh ngoại giao, đấu tranh chính trị Thực tế này, phản ánh xu thếhòa bình, hợp tác giữa các quốc gia, đó cũng là hình thức đấu tranh phù hợp Đấutranh bằng hình thức ngoại giao, đấu tranh chính trị sẽ làm cho các quốc gia cótranh chấp tránh được xung đột vũ trang, thậm chí tránh được nguy cơ chiến tranhkhu vực Trong xu thế đó, Đảng, Nhà nước ta có chủ trương: “thực hiện chínhsách xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước lánggiềng; giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôntrọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau”[41,tr.4] Đồng thời, Đảng, Nhà nước ta cũng xác định trách nhiệm quản lý bảo vệ chủquyền ANBG của các lực lượng, ban ngành, chính quyền các cấp và nhân dân:
“Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, KVBG là nhiệm vụ của Nhà nước và củatoàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân KVBG và các lực lượng vũ trangnhân dân”[41, tr.8] Đây chính là quan điểm về xây dựng và bảo vệ biên giới,đồng thời thể hiện sự quán triệt quan điểm quần chúng, phát huy vai trò quầnchúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụbảo vệ chủ quyền ANBGQG của Đảng và Nhà nước ta
Đấu tranh phòng chống LCBG trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung
Quốc dựa trên cơ sở các hiệp định, hiệp nghị, thỏa thuận được ký kết giữa hai nhà
nước và điều ước quốc tế, được thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp: phảnkháng, kiến nghị thông qua đồn biên phòng, đấu tranh công khai, trực diện bằng lực
Trang 20lượng quần chúng có tổ chức và đấu tranh ở cấp Bộ ngoại giao, cấp Nhà nước, đảmbảo nguyên tắc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, không làmphương hại tới mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nhà nước Để đấu tranhphòng chống LCBG đạt hiệu quả, BĐBP cần tiến hành đồng bộ các biện pháp côngtác biên phòng, song luôn phải xác định biện pháp trinh sát nắm tình hình là mũinhọn, biện pháp VĐQC đấu tranh là cơ bản, nền tảng để tiến hành các biện phápkhác, biện pháp vũ trang, kiểm soát, đối ngoại, công trình kỹ thuật là hỗ trợ quantrọng Coi trọng và làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương(nhất là Ban chỉ đạo chống LCBG các cấp) lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành,các lực lượng tổ chức quần chúng tích cực tham gia cùng BĐBP quản lý, bảo vệ chủquyền ANBG nói chúng, đấu tranh phòng chống LCBG nói riêng, làm thất bại mọi
âm mưu, ý đồ LCBG của nước láng giềng
1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
* Bộ đội Biên phòng ở khu vực biên giới Việt Nam- Trung Quốc.
Lực lượng BĐBP đã được Bộ Chính trị khóa VII chỉ rõ: “Bộ đội biên phòngđược sự chỉ huy thống nhất từ Trung ương đến đơn vị cơ sở, trực thuộc sự chỉ huy
và quản lý toàn diện của Bộ Quốc phòng”[27,tr 4] Hệ thống tổ chức đó gồm: Bộ
Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh (thành phố) và các đồn biên phòng.Đảng ủy, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh vừa chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy,
Bộ Tư lệnh BĐBP, vừa chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy (Thành ủy) “Đồnbiên phòng là đơn vị cơ sở của BĐBP làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền anninh biên giới quốc gia, duy trì thực hiện các hiệp định, hiệp nghị, quy chế về biêngiới thuộc phạm vi được giao”[40,tr.47]; đồn biên phòng được đặt dưới sự lãnh đạo,chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy, chỉ huy BĐBP tỉnh và sự chỉ đạo của cơ quan nghiệp
vụ cấp trên
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của BĐBP, các đồn biên phòng có quân số,trang bị, biên chế tổ chức theo quy định của QĐND Việt Nam, có sự lãnh đạo, chỉ
Trang 21huy chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Trong hệ thống tổ chức củaBĐBP, lực lượng chuyên trách làm công tác VĐQC cũng được bố trí theo hệ thốngdọc; ở Bộ Tư lệnh BĐBP có Phòng VĐQC; ở Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh (thànhphố) có Ban VĐQC và các đồn biên phòng có đội VĐQC, biên chế sĩ quan chỉ huylàm đội trưởng, đội phó, số còn lại chủ yếu là quân nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ.Quân số đội VĐQC biên chế từ 7 đến 9 đồng chí.
Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 1400km đi qua
7 tỉnh biên giới, tương ứng là 7 Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, với 71 đồn biên phònghơn 4000 cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bám trụ trên biên cương của Tổ quốc Về
cơ bản các đồn biên phòng đều được trên quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản, được
bố trí ở những vị trí thuận lợi cho công tác quản lý biên giới, song hầu hết các đồnbiên phòng ở địa bàn xa sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh, do đómang tính độc lập tác chiến cao Với biên chế, trang bị còn hạn chế song phải đảmnhiệm trên một địa bàn rộng, một số đồn phụ trách từ 3 đến 5 xã biên giới với chínhdiện 25 đến 45 km đường biên giới, 5 đến 7 cột mốc chính và phụ
Từ những đặc điểm trên đặt ra cho công tác VĐQC của các đơn vị biênphòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc cần phải đổi mới vànâng cao chất lượng, biết vận dụng linh hoạt nội dung, hình thức, biện pháp tiếnhành, thường xuyên chăm lo xây dựng củng cố đội ngũ chuyên trách công tácVĐQC ở các đồn biên phòng đảm bảo đủ số lượng, nâng cao được chất lượng côngtác “Mỗi cấp ủy chỉ huy các cấp trong BĐBP phải nhận thức sâu sắc hơn vị trí, yêucầu công tác VĐQC trong tình hình mới Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cáccấp ủy, chỉ huy đối với công tác VĐQC” [23, tr.12]
* Quan niệm về công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn
vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, Nhà nướcđược giao nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách trong quản lý bảo vệ chủ quyền ANBG
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, các đơn vị BĐBP phải tiến hành đồng bộ cácbiện pháp công tác biên phòng: vũ trang, trinh sát, VĐQC, kiểm soát biên phòng,
đối ngoại biên phòng và công trình kỹ thuật Mỗi biện pháp công tác là một mũi
Trang 22chiến đấu, có đối tượng, lực lượng, phương thức đấu tranh riêng và có quy luậtriêng, nhưng mỗi biện pháp đều phải lấy chính trị làm gốc, phải quán triệt và thựchiện nghiêm chỉnh đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước Trong đó,công tác VĐQC là một nội dung CTĐ, CTCT, một biện pháp nghiệp vụ quan trọng,
cơ bản là cơ sở nền tảng cho các biện pháp công tác khác
Hơn 50 năm qua, sự lớn mạnh và trưởng thành của BĐBP luôn gắn liền với
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
sự giúp đỡ lớn lao của đồng bào các dân tộc vùng biên giới Công tác VĐQC là mộtnhiệm vụ cơ bản thường xuyên, quan trọng; là trách nhiệm của toàn thể đảng viên,các tổ chức đảng trong BĐBP Việc vận động thuyết phục quần chúng phục vụ cáchmạng, bảo vệ chủ quyền ANBG Tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sứcmạnh và sự trưởng thành của BĐBP như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một vạncông an chỉ có hai vạn tai, hai vạn mắt, hai vạn tay chân, nhưng nhân dân có hàngtriệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân Cho nên chúng ta phải dựa vào dân đểhoạt động”[40, tr.404] Bất kỳ trong tình huống nào, cũng phải bám chắc lấy dân,dựa vào dân để tồn tại Đó là cái chìa khóa của mọi thắng lợi
Hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòabình”, bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta Đối với KVBG chúng lợi dụngvấn đề dân tộc, tôn giáo, lợi dụng khó khăn của đồng bào các dân tộc về đời sống kinh
tế, văn hóa để lôi kéo, kích động gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân Trước tìnhhình đó, Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ cho BĐBP: “Liên hệ chặt chẽ với quần chúng, dựavào quần chúng để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dânvùng biên giới, tăng cường đoàn kết dân tộc, thực hiện các chủ trương và chương trìnhkinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước tích cực xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nềnBiên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh”[27, tr.3]
Đảng ta cũng chỉ rõ “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia vàtoàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”[31,tr.117] Vì vậy: “Công tác VĐQC luôn luôn là vấn đề có tầm quan trọng chiến lượctrong mọi thời kỳ của cách mạng” [28, tr.251] Trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ
Trang 23quyền ANBGQG, BĐBP phải đương đầu với nhiều loại đối tượng, các loại kẻ thù
có tổ chức, có âm mưu thâm độc và thủ đoạn tinh vi xảo quyệt Để đấu tranh cóhiệu quả thì trước hết đồng bào các dân tộc ở KVBG là chỗ dựa cơ bản, là sức mạnhvững chắc nhất của BĐBP trên biên cương của Tổ quốc
Công tác VĐQC tham gia đấu tranh phòng chống LCBG là một hoạt động cụthể, một nội dung cơ bản, quan trọng của công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủquyền ANBGQG, mang đầy đủ những đặc trưng, tính chất khó khăn, phức tạp,quyết liệt của công cuộc đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia,
để đấu tranh phòng chống LCBG giành được thắng lợi, nhất thiết các đơn vị biênphòng phải biết huy động, phát huy tối đa sức mạnh của QCND trên KVBG
Từ cách hiểu trên có thể quan niệm: Công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là tổng thể các hoạt động, các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, nghiệp
vụ do BĐBP tiến hành để tuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn nhân dân ở khu vực biên giới tham gia cùng BĐBP bảo vệ đường biên, mốc giới, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội; ngăn ngừa, phát hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh với mọi hoạt động lấn chiếm biên giới, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, xây dựng biên
giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển với nước láng giềng.
Trong đấu tranh phòng chống LCBG thì công tác VĐQC có vị trí, vai tròquan trọng Bởi lẽ, biên chế, tổ chức, lực lượng, trang bị của các đồn biên phòng cóhạn; địa bàn rộng, nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi các đơn vị biên phòng trong thực hiệnnhiệm vụ chính trị phải biết dựa vào QCND Bên cạnh đó, công tác VĐQC đấutranh phòng chống LCBG còn liên quan trực tiếp đến đến vấn đề dân tộc, thân tộc,quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị giữa hai bên biên giới Do vậy, nếu không huyđộng được sức mạnh của quần chúng, dựa vào sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp ủyđảng, chính quyền các ban ngành, đoàn thể địa phương thì sẽ rất khó khăn trongcông tác phòng ngừa phát hiện, đặc biệt là trong đấu tranh trên thực địa đối với các
hoạt động xâm phạm chủ quyền, LCBG của các lực lượng nước đối diện Thực tiễn
sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG những năm qua đã khẳng định vai trò
và sức mạnh của QCND trong công tác biên phòng
Trang 24Mục tiêu công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG là nhằm giáo dục,
nâng cao giác ngộ, ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc ở KVBG đối với sựnghiệp bảo vệ chủ quyền ANBG, thúc đẩy sự phát triển của nền biên phòng toàndân lên một bước mới, làm cho mỗi người dân trở thành chủ nhân thực sự ở KVBG,góp phần củng cố đoàn kết dân tộc, mối quan hệ quân dân càng thêm gắn bó cùngnhau chung sức đồng lòng bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc
Chủ thể tiến hành công tác VĐQC là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành,
của cán bộ, chiến sĩ BĐBP Ở đồn biên phòng, đội VĐQC là lực lượng nòng cốtchuyên trách, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, Ban chỉ huy đồn,trực tiếp là đồng chí chính trị viên, chính trị viên phó phụ trách công tác VĐQC
Đối tượng VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG rất đa dạng, đó là nhân dân các
dân tộc ở KVBG, các già làng, trưởng bản, từng hộ gia đình ở các thôn bản giáp biên,cấp ủy, chính quyền xã và các cơ quan, các lực lượng, ban ngành đóng trên địa bànbiên phòng, ngoài ra còn là chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân KVBG nước đốidiện Tùy theo từng đối tượng để có nội dung, phương pháp, hình thức VĐQC
Về nhiệm vụ công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc phải phục vụ nhiệm
vụ chính trị của đồn biên phòng là quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Cụ thể là thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục,
tổ chức, hướng dẫn và phát động quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG;với khả năng điều kiện của mình, đồn biên phòng tích cực tham gia xây dựng cơ sởchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố phòng tuyến nhân dân biên giới ngàycàng vững mạnh, làm cơ sở nền tảng cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ANBG; xâydựng củng cố quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, thực hiện quân vớidân một ý chí bảo vệ biên giới Công tác VĐQC của đồn biên phòng trên tuyến biêngiới đất liền Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành thường xuyên, liên tục với lựclượng, phương tiện trang bị hiện có để bám nắm địa bàn; trường hợp khác do yêucầu nhiệm vụ có thể huy động nhiều lực lượng phối hợp cùng đồn biên phòng giảiquyết tập trung những vấn đề đột xuất xảy ra
Trang 25Nội dung cơ bản của công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG
Lãnh đạo và tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, giác ngộchính trị cho QCND ở KVBG Đây là nội dung quan trọng hàng đầu
Thường xuyên giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuấtchống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, truyền thống đấu tranh chống bọn phảnđộng phá hoại biên giới, bảo vệ đường biên, mốc giới, quê hương, làng bản củanhân dân các dân tộc ở biên giới
Tuyên truyền giáo dục ý thức quốc gia, quốc giới Giáo dục lòng tự hào vềđoàn kết dân tộc, xây dựng tình đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, quan hệ lánggiềng thân thiện, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển Giáodục nhân dân các dân tộc thường xuyên có ý thức cảnh giác cách mạng, nhận rõ bảnchất âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch, các bọn phản động, phần tử xấu, giáodục và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối phó với các tình huống LCBG xảy ra
Thường xuyên củng cố và phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở các xãbiên giới, làm tham mưu cho địa phương để thực hiện tốt cơ chế trong đấu tranhphòng chống LCBG Xây dựng quy chế phối hợp giữa đồn biên phòng với UBND
xã trong quản lý, bảo vệ đoạn đường biên, cột mốc, tạo thành phong trào quầnchúng tham gia quản lý, bảo vệ biên giới, thực hiện các chương trình kinh tế, vănhóa - xã hội, xây dựng cơ sở đảng, chính quyền xã, phường biên giới vững mạnh,tạo niềm tin, đùm bọc, giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên biên giớiđối với mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ BĐBP
Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn và hành động LCBGcủa nước đối diện Tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm vàphương pháp đấu tranh phòng chống LCBG cho QCND
Phương pháp VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG.
Được hiểu là hệ thống các cách thức được sử dụng để tiến hành VĐQC, làmthất bại ý đồ và hành động LCBG của các thế lực thù địch, phương pháp VĐQC chủyếu là vận động, thuyết phục, hướng dẫn, tổ chức cho QCND tham gia cùng cấp ủy,
Trang 26chính quyền địa phương và BĐBP đấu tranh phòng chống LCBG một cách hữu hiệu,tích cực.
Công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòngtrên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc gồm hai hoạt động chủ yếu làphòng ( phòng ngừa) và chống ( ngăn chặn)
Phòng ngừa bao gồm các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho quần chúngnhân dân ở KVBG nhận thức đúng tính chất và hậu quả của LCBG, thấy được âmmưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch phá hoại sự ổn định về biên giới Nhằm phátđộng phong trào quần chúng phát hiện và chủ động đấu tranh với mọi hành vi, viphạm qui chế biên giới, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền quốc gia
Vì vậy, khi chưa có tình huống LCBG xảy ra phương pháp VĐQC tập trung làm tốtmột số vấn đề sau:
Một là, các đơn vị biên phòng phải làm tốt công tác kiểm tra, nắm vững tình
hình đoạn biên giới do đồn phụ trách, nhất là những nơi đã, đang và có thể xảy rahoạt động LCBG
Phải nắm được thực trạng đoạn biên giới do đồn phụ trách, thu thập đầy đủ
số liệu về đoạn biên giới phục vụ cho công tác đấu tranh trước mắt cũng như lâudài Đồng thời, phải nắm vững được tình hình của QCND ở khu vực biên giới để đề
ra kế hoạch, nội dung, phương pháp vận động cho phù hợp và sử dụng quần chúngvào những công việc cụ thể
Về phương pháp điều tra, có thể qua việc sưu tầm, nghiên cứu hồ sơ tài liệulưu trữ về đoạn biên giới do mình phụ trách, qua tiếp xúc rộng rãi với quần chúng,với cán bộ địa phương đặc biệt là những người có am hiểu về lịch sử đoạn biên giới
và qua việc trực tiếp điều tra trên thực địa
Thứ hai, tuyên truyền giáo dục cho quần chúng thấy được những âm mưu thủ
đoạn LCBG của các lực lượng nước láng giềng
Việc tuyên truyền cho quần chúng thấy được âm mưu thủ đoạn của nướcláng giềng trong hoạt động LCBG nhằm nâng cao cảnh giác cho quần chúng trongphòng ngừa và đấu tranh phòng chống LCBG Trong công tác tuyên truyền giáodục, phải làm cho mọi người dân ở KVBG thấy được vị trí, tầm quan trọng của việcbảo vệ toàn vẹn chủ quyền ANBG, làm cho mỗi người dân, mỗi gia đình, dòng họ,
Trang 27các tổ chức đoàn thể ở KVBG thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trongđấu tranh bảo vệ biên giới Qua công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thứccảnh giác cho QCND trong việc đề phòng phát hiện, báo tin và tham gia đấu tranhvới các hành vi vi phạm đến chủ quyền an ninh biên giới.
Thứ ba, để chủ động phòng chống LCBG có hiệu quả, các đồn biên phòng
phải đánh giá sát đúng được với tình hình hoạt động LCBG
Thông qua các biện pháp công tác nghiệp vụ phải đánh giá được LCBG cóthể xảy ra ở đâu, đối tượng LCBG nhiều hay ít, có tổ chức hay bột phát, thời gianxảy ra Đây là việc làm rất quan trọng trong công tác VĐQC đấu tranh phòngchống LCBG
Phải bồi dưỡng huấn luyện cho quần chúng về phương pháp đấu tranh,chứng cứ đấu tranh Đồng thời, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phươngthường xuyên tổ chức luyện tập phương án để quần chúng định hình, làm quen vớiviệc đấu tranh ngăn chặn, rèn luyện tinh thần, gây khí thế cho QCND
Thông qua phong trào “quần chúng bảo vệ đường biên, mốc giới” để tạo điềukiện nắm tình hình, tăng cường cơ hội tiếp xúc giữa nhân dân ta với các đối tượngphía bên kia nhằm tranh thủ tuyên truyền khẳng định chủ quyền của ta ở những khuvực đối phương có ý định lấn chiếm
Bốn là, tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy
mạnh việc thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố QP-AN ở các xã, phường biên giới, hải đảo
Chống LCBG là những hoạt động chủ động tích cực bảo vệ vững chắc biêngiới quốc gia, kiên quyết đấu tranh chống lại các hành động xâm nhập, LCBG củacác lực lượng ở bên kia biên giới
Đây là thời điểm trên thực tế đang xảy ra các hoạt động LCBG trên nhữngđịa bàn nhất định Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị BĐBP phải căn cứ vào qui mô, tínhchất từng vụ việc để tổ chức lực lượng, lựa chọn hình thức, phương pháp đấu tranhcho phù hợp Công tác VĐQC tập trung vào làm tốt một số vấn đề sau:
Trang 28Khi phát hiện hành vi, hoạt động LCBG của lực lượng đối diện phải nhanhchóng nắm chắc tình hình khu vực bị lấn chiếm, xác định chính xác lực lượng, đốitượng lấn chiếm; âm mưu, thủ đoạn và lực lượng hỗ trợ lấn chiếm.
Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương; Ban chỉ đạo chốngLCBG và các lực lượng tham gia chống LCBG để triển khai phương án, huy độngquần chúng đấu tranh theo kế hoạch đã được xây dựng và thống nhất trong Ban chỉđạo Phối hợp chặt chẽ với các biện pháp, vận dụng linh hoạt các hình thức đấutranh, kết hợp tổ chức đấu tranh trực diện tại thực địa bằng lực lượng tổng hợp cónội dung, chứng lý, chứng cớ rõ ràng kết hợp với gửi thư phản kháng, tổ chức đấutranh chính trị, ngoại giao với chính quyền nước đối diện
Coi trọng và phát huy vai trò của lực lượng nhân cốt (già làng, trưởng bản,trưởng dòng họ ), những người am hiểu tình hình, nắm vững chủ trương đối sáchcủa ta, có kinh nghiệm đấu tranh để trực tiếp đấu tranh với lực lượng LCBG
Trường hợp tình huống diễn ra dài ngày, tham mưu cho địa phương tổ chứcnơi ăn, ở, chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ quyền lợi cho quần chúng tham gia đấutranh, khi phía bên kia có hành động côn đồ, khiêu khích gây thương tích đối vớinhân dân và cán bộ ta phải hết sức bình tĩnh xử lý theo chỉ đạo của trên, động viênphòng tránh, tránh manh động mắc mưu khiêu khích của họ, chú ý thu thập tài liệu:ghi hình, ghi âm, chụp ảnh làm chứng cứ để đấu tranh ngoại giao
Khi lực lượng lấn chiếm đã rút về bên kia biên giới công tác VĐQC phảiphối hợp với địa phương, ổn định tình hình nhân dân, khắc phục hậu quả; tiến hành
sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, làm công tác thi đua khen thưởng
Hình thức VĐQC tham gia đấu tranh phòng chống LCBG
Hình thức VĐQC được xác lập trên cơ sở hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm cụthể của đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, khả năng của BĐBP và sự tham gia, phốihợp của nhân dân trong địa bàn Để xác định và vận dụng được hình thức VĐQCphù hợp, chủ thể VĐQC phải làm tốt công tác điều tra, nghiên cứu các yếu tố điềukiện, đặc điểm địa bàn, đường biên, mốc giới, quy luật hoạt động, đặc điểm tâm lý,
Trang 29trình độ, cá tính của đối tượng Trong 50 năm qua công tác VĐQC của BĐBPthường vận dụng hai hình thức cơ bản.
Một là, VĐQC thường xuyên, là hình thức cơ bản, chủ yếu được cán bộ,
chiến sĩ BĐBP tiến hành liên tục, thường xuyên trong mọi thời gian, mọi điều kiệnhoàn cảnh nhằm tuyên truyền, vận động, huy động, động viên mọi người dân ở biêngiới tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới, phát hiện và đấu tranhkịp thời trước âm mưu, ý đồ LCBG của nước đối diện
Hai là, VĐQC đột xuất, là hình thức xử lý tình huống khi có các vụ việc
LCBG xảy ra, căn cứ vào tình hình cụ thể, theo sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên cán
bộ, chiến sĩ BĐBP trực tiếp hoặc cùng với cấp ủy, chính quyền, các lực lượng địaphương thực hiện tuyên truyền vận động, huy động, tổ chức cho quần chúng nhândân tiến hành các biện pháp tích cực để đấu tranh kịp thời, có hiệu quả với các hànhđộng vi phạm chủ quyền lãnh thổ, LCBG của nước láng giềng
Ngoài hai hình thức cơ bản trên, BĐBP còn tiến hành VĐQC theo chuyên
đề, tập trung phục vụ đấu tranh với những đối tượng, giải quyết những vụ việc phátsinh cụ thể nhằm xây dựng biên giới vững mạnh toàn diện, giữ vững ổn định biêngiới
* Đặc điểm công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung.
Thứ nhất, đối tượng công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các
đơn vị biên phòng chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí, đờisống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội còn nhiều yếu kém
Biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc kéo dài suốt 7 tỉnh biên giới từQuảng Ninh đến Lai Châu, gồm 31 huyện, thị xã; có 161 xã, phường, thị trấn, có2.089 bản với khoảng 100.971 hộ, 501.313 nhân khẩu, 100% số xã, bản có đồngbào các dân tộc thiểu số sinh sống Trong đó, có tới 143 xã thuộc địa bàn vùng caođặc biệt khó khăn Giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, thông tin văn hoá cònhạn chế, hiện nay trong 161 xã biên giới còn 10 xã chưa có đường ô tô đến trung
Trang 30tâm, 39 xã chưa có chợ, 04 xã chưa có trạm y tế, 52.873 hộ không có nước về nhà
để dùng (chiếm 52,3%), nhiều hộ hiện chưa có phương tiện nghe nhìn, số người mùchữ và tái mù chữ đang có chiều hướng gia tăng, vùng sâu vùng xa còn có nhiều hộđói, thiếu ăn thường xuyên, tỉ lệ hộ đói nghèo còn ở mức cao (chiếm 32,4%) [Phụlục 4]
Dân cư sinh sống ở KVBG đất liền Việt Nam - Trung Quốc có khoảng 20dân tộc Trong đó, đông nhất là dân tộc Tày, Nùng, Thái, H'Mông, Dao Hầu hếtđồng bào dân tộc thiểu số ở các xóm giáp biên giới đều có quan hệ dòng họ,huyết thống, hôn nhân, có quan hệ văn hóa, tín ngưỡng, làm ăn trao đổi hàng hóavới nhân dân nước đối diện, do vậy thường qua lại thăm thân, mua bán hàng hóa,
dự các lễ hội nên ý thức quốc gia, quốc giới chưa rõ ràng, có trường hợp muabán chuyển nhượng, cho mượn ruộng đất, nương rẫy của nhau giữa hai bên biêngiới, nhất là người H'Mông, Nùng, Thái… Đây là vấn đề gây khó khăn choBĐBP trong tuyên truyền, vận động giáo dục thuyết phục nhân dân chấp hànhquy chế KVBG, đấu tranh phòng chống LCBG [Phụ lục 4]
Đồng bào các dân tộc ở KVBG đất liền Việt Nam - Trung Quốc có phong tục,tập quán riêng, sống gắn bó, ràng buộc các thành viên trong cộng đồng mỗi dân tộc.Trong đó vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng tộc, người đứng đầu dòng họ, giađình có uy tín rất lớn, họ là những nhân vật được đề cao trong quần chúng, thậm chí
có khi uy tín và hiệu lực điều hành công việc trong một dân tộc, một dòng họ cònhơn cả chính quyền cơ sở ở địa phương Vì vậy, trong công tác VĐQC các đơn vịbiên phòng cần nắm chắc và đặc biệt phải chú ý, quan tâm đến đội ngũ già làng,trưởng bản, trưởng họ, trưởng tộc nhằm phát huy vai trò của họ để tranh thủ tuyêntruyền VĐQC tham gia đấu tranh bảo vệ biên giới
Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể tuy đã được củng cố, kiện toànthường xuyên nhưng nhìn chung vẫn còn mỏng, thiếu và yếu, hiện vẫn còn nhiềuthôn, bản chưa có tổ chức đảng, tỷ lệ đảng viên so với dân số chiếm tỷ lệ rất ít(khoảng 3,79%) Đội ngũ cán bộ cốt cán của Đảng, chính quyền, đoàn thể trình độvăn hóa thấp, ít được bồi dưỡng nên năng lực quản lý, tổ chức, điều hành còn yếu
Trang 31Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW (khóa IX) về công tác dân tộc chỉ rõ: “ Hệthống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân tộc và miền núi còn yếu, trình độ đội ngũcán bộ còn thấp, công tác phát triển đảng chậm; cấp ủy, chính quyền và các đoànthể nhân dân ở nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả, không sát dân, không tập hợpđược đồng bào ”[ 29,tr.32] Đây là một khó khăn cho công tác VĐQC đấu tranhphòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng.
Thứ hai, về địa bàn hoạt động chủ yếu là nơi xa xôi, hẻo lánh, vùng sâu,
vùng xa, trọng điểm, xung yếu về chính trị, kinh tế - xã hội
Địa hình KVBG đất liền Việt Nam - Trung Quốc rất phức tạp với nhiều núicao xen kẽ sông suối và các rừng cây rậm rạp tạo thành nhiều khu vực hiểm trở.Việc đi lại, quan sát, quản lý và bảo vệ biên giới gặp rất nhiều khó khăn Có nhiềuđiểm cao có giá trị về mặt quân sự, kinh tế, chính trị (các dãy núi có độ cao trungbình khoảng 1000m) Hệ thống giao thông đi lại chủ yếu là đường mòn, có nơi dốcđứng như Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu
Khu vực biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc có khí hậu gió mùa, thờitiết được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 nămsau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa cao nhất là vào tháng 7, tháng 8,mùa mưa thường có lũ lớn, nước dâng cao, chảy mạnh gây ách tắc giao thông và bồi
lở làm biến dạng dòng chảy, có thể ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia Điềukiện khí hậu thời tiết trên gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động công tác quản lý, bảo vệbiên giới của BĐBP Các đối tượng xâm canh, xâm cư cũng luôn triệt để lợi dụngtình hình trên để hoạt động
Khu vực biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc tập trung nhiều tài nguyênthiên nhiên, khoáng sản, lâm sản quý hiếm chưa được khai thác, cần được bảo vệ sửdụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, song đây cũng là địa bànhấp dẫn để các thế lực thù địch nảy sinh tư tưởng bành trướng lấn chiếm, tranhchấp
Trang 32Thứ ba, công tác VĐQC của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất
liền Việt Nam - Trung Quốc xa sự chỉ huy, chỉ đạo, mang tính chủ động, linh hoạttrong xử lý các tình huống
Các đồn biên phòng phụ trách từ 1-3 xã biên giới, các xã lại thường có diệntích tự nhiên rộng, gồm nhiều bản (nhiều đồn phụ trách 25-35 bản), có đơn vị cán
bộ, chiến sĩ phải đi bộ 2-3 ngày đường mới đến được thôn bản, các tổ, đội VĐQCthường hoạt động phân tán, nhỏ lẻ, xa chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên Do vậy, khitiến hành công tác VĐQC nói chung, VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG nóiriêng cán bộ, chiến sĩ phải chủ động phát huy cao độ tinh thần độc lập, sáng tạo,linh hoạt, nhạy bén xử lý các tình huống cho đúng chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật Nhà nước; phải chủ động tổ chức quán triệt mục tiêu, yêu cầutừng đợt công tác; tìm mọi cách thông tin, liên lạc với chỉ huy, trong các tổ, từng địabàn đảm bảo có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời
Thứ tư, về nhiệm vụ: Nếu trên tuyến biên giới Việt - Lào, Việt - Campuchia
nhìn chung tương đối ổn định, lực lượng quản lý biên giới luôn đoàn kết, phối hợpthực hiện các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới, giải quyết các vấn đề xảy ra ởbiên giới trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, thì tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc
là điển hình về các hoạt động đấu tranh chống vi phạm chủ quyền lãnh thổ với các
hoạt động xâm canh, xâm cư, làm đường qua biên giới, uốn nắn dòng chảy trênsông suối biên giới diễn ra trên diện rộng, ở cả 7 tỉnh với mức độ quyết liệt, phứctạp, đấu tranh dài ngày với sự tham gia của hàng trăm ngàn lượt người, phươngtiện
Từ những vấn đề trên, đặt ra cho công tác VĐQC của các đơn vị biên phòng
trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi
hỏi phải có nội dung phù hợp, hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt mới đủ sứchoàn thành nhiệm vụ được giao
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong vận động quần chúng đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung.
Từ lý luận và thực tiễn công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền an ninhbiên giới của BĐBP, công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị
Trang 33biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc cần quán triệt, nhậnthức đúng đắn và vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, công tác VĐQC tham gia đấu tranh phòng chống LCBG của các
đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc phải nắm vững và quán triệt sâu sắc tính đảng, tính giai cấp, tính dân tộc và tính khoa học
Đây là nguyên tắc cơ bản quan trọng hàng đầu bảo đảm công tác VĐQC thamgia đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đấtliền Việt Nam - Trung Quốc không bị chệch hướng chính trị và đúng pháp luật
Xuất phát từ mối quan hệ bản chất, hữu cơ giữa công tác VĐQC, công tácdân vận, CTĐ, CTCT với sự lãnh đạo của Đảng với quần chúng và BĐBP Nguyêntắc này đòi hỏi quá trình tiến hành công tác VĐQC phải luôn nắm vững và quántriệt sâu sắc, chấp hành nghiêm chỉnh các quan điểm cơ bản của Đảng về quầnchúng và công tác VĐQC; đấu tranh phòng chống LCBG liên quan trực tiếp đến lợiích quốc gia, dân tộc, đến quan hệ giữa hai nhà nước, hai dân tộc, là cuộc đấu tranhquyết liệt, phức tạp, có khi phải hy sinh xương máu Vì vậy, phải quán triệt, nắmvững và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước về công tác VĐQC, chính sách dân tộc, tôn giáo và đối ngoại Công tácVĐQC là một khoa học, một nghệ thuật, do đó, muốn tiến hành có kết quả phải cótính chủ động, có kế hoạch cụ thể, quá trình thực hiện cần kết hợp chặt chẽ 3 yếu tố:phải có niềm tin và thương yêu đồng bào; phải có phong cách sâu sát, gần gũi vớinhân dân, phải miệng nói, tay làm, thực hiện triệt để phương châm 4 cùng, 4 bámtrong công tác VĐQC của BĐBP; phải kiên trì, bền bỉ trong công tác VĐQC
Thứ hai, công tác đấu tranh phòng chống LCBG phải được tiến hành theo
cơ chế cấp uỷ đảng lãnh đạo, chính quyền địa phương điều hành, nhân dân làm chủ, phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách của BĐBP, huy động được đông đảo quần chúng, các ban ngành, đoàn thể xã hội tham gia.
Đây vừa là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là yêu cầu có tính nghiệp vụ trongđấu tranh chống LCBG VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG là một trong nhữngnội dung nhiệm vụ rất quan trọng của BĐBP đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi và làmthất bại ý đồ, hành động LCBG của Trung Quốc Từ tính chất phức tạp của nhiệm vụphòng chống LCBG, các đơn vị BĐBP trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung
Trang 34Quốc trong lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phòng chống LCBG phải tuyệt đối chấp hành
cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, BĐBP làm tham mưu và nòng cốttrong quản lý BVBG và cả trong VĐQC tham gia đấu tranh phòng chống LCBG
Trong đấu tranh phòng chống LCBG, các đơn vị BĐBP phải căn cứ vào chủtrương của cấp trên, tình hình thực tế của từng địa bàn, cấp ủy địa phương tỉnh,huyện biên giới ra nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác VĐQC Đấutranh phòng chống LCBG là cuộc đấu tranh mang tính toàn diện, vận dụng nhiềuhình thức, phương pháp đồng thời phải có nhiều lực lượng tham gia Để đạt đượcmục đích đề ra đòi hỏi phải có sự chỉ huy điều hành thống nhất, chặt chẽ của UBNDcác cấp theo sự chỉ đạo của Chính phủ, thông qua Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đềbiên giới được thành lập ở tỉnh, huyện có biên giới Ở các tỉnh biên giới Việt -Trung có Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề biên giới tỉnh, huyện do đồng chí Chủtịch UBND tỉnh, huyện làm trưởng ban, thành phần tham gia gồm BĐBP, công an,quân đội, hải quan trong đó đồng chí Chỉ huy trưởng biên phòng tỉnh, Đồn trưởngĐồn biên phòng là phó ban chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch, phương
án đấu tranh phòng chống LCBG Trên cơ sở được trưởng ban chỉ đạo phê duyệt,UBND các cấp, các ngành chức năng có liên quan và BĐBP tổ chức thực hiện Quátrình thực hiện công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG, BĐBP làm nòng cốtthường xuyên nắm tình hình, báo cáo Ban chỉ đạo, chủ động đề xuất biện pháp giảiquyết Đồng thời làm trung tâm hiệp đồng các lực lượng, đề xuất với các cấp giảiquyết chính sách cho QCND tham gia đấu tranh phòng chống LCBG
Vì vậy, các đơn vị biên phòng phải thường xuyên chủ động trong nắm bắttình hình, quan hệ chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy vai trò quầnchúng nhân dân địa phương, bám sát chỉ đạo của thủ trưởng cấp trên, kịp thời báocáo, làm tham mưu, đề xuất cho địa phương trong huy động sức mạnh tổng hợp, xử
lý các tình huống LCBG
Thứ ba, trong quá trình VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG, các đơn vị
biên phòng quán triệt và nắm chắc 4 tư tưởng chỉ đạo cơ bản: Đúng pháp luật, chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kiên quyết kịp thời và chặt chẽ; giữ vững chủ quyền pháp lý, lịch sử về biên giới; giải quyết vấn đề biên giới phải
Trang 35trên cơ sở đoàn kết, hữu nghị, bảo đảm ổn định sản xuất, thông thương, cư trú, đi lại của nhân dân hai nước.
Nguyên tắc này đòi hỏi VĐQC phải chấp hành nghiêm sự chỉ đạo về ý chí vàhành động, thận trọng, bình tĩnh, kiên quyết đấu tranh Trong đấu tranh phải căn cứvào diễn biến tình hình để VĐQC ứng phó linh hoạt, dùng lý lẽ thuyết phục làchính, không nhân nhượng về nguyên tắc, song phải mềm dẻo về thái độ; không lẫnlộn giữa quốc gia và quốc tế, giữa lý trí và tình cảm, giữa sách lược và chiến lược.Đồng thời, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại, tranh thủ những người
có bản lĩnh ở bên kia biên giới tìm sơ hở của đối phương để tấn công Kết hợp đấutranh trên thực địa với đấu tranh phản kháng ở cấp đồn, cấp cơ sở; đấu tranh trựcdiện của các tổ, đội tuần tra biên giới với đưa quần chúng ra đấu tranh Phải kiênquyết áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời các hoạt động LCBG, kiên quyếtvận động nhân dân bên kia biên giới sang LCBG trở về Khi thấy tình huống có lợithì kết thúc cho phù hợp, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định tình hình mọimặt, đảm bảo mọi hoạt động trên biên giới diễn ra bình thường
Thứ tư, công tác VĐQC tham gia đấu tranh phòng chống LCBG của các
đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc phải luôn bám sát và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, các chủ trương công tác của địa phương, tình hình cụ thể từng đoạn đường biên, mốc giới để tuyên truyền vận động nhân dân, nghiên cứu bổ sung nội dung hoạt động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.
Cấp ủy và chỉ huy từ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đến các đồn biên phòng phảiluôn căn cứ vào nhiệm vụ của đơn vị trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể,căn cứ tình hình mọi mặt ở địa bàn và những chủ trương công tác của địa phương đểxác định nội dung, nhiệm vụ tuyên truyền vận động cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.Đồng thời, phải xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,những vấn đề mới đặt ra trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giớitrong tình hình mới để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhândân và biên phòng toàn dân vững chắc
Trong quá trình tiến hành công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG, căn
cứ vào tình hình cụ thể từng địa bàn, trình độ nhận thức, giác ngộ của quần chúng nhân
Trang 36dân, tính chất, mức độ của từng vụ việc cán bộ, chiến sĩ BĐBP phải không ngừng đổimới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp VĐQC cho phù hợp, tạo sự chuyểnbiến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức cũng như trong hành động đối với mỗi ngườidân trên biên giới vào nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
1.2.1 Thực trạng công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng chống lấn chiếm biên giới của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
* Thành tựu, ưu điểm.
Trước những âm mưu,thủ đoạn, hoạt động LCBG của nước đối diện, côngtác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG, các đơn vị biên phòng đã thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ làm tham mưu, nòng cốt; mặt khác, thường xuyên tăng cườngcông tác lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động, tích cực tiến hành công tác tuyên truyền, vậnđộng, hướng dẫn, tổ chức QCND đấu tranh tích cực, đẩy lùi các vụ việc LCBG.Đánh giá tổng quát được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:
Nhận thức, trách nhiệm và việc lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của hầu hết cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên được nâng lên.
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết 8b của BCHTW Đảng Khóa VI, Nghị quyếtTW7 và Nghị quyết TW8 (khóa IX), Nghị quyết 152/ NQ-ĐUQSTƯ ngày 11/08/2003
về “ Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới”, thực hiện NQ12/NQ-ĐU ngày 21/10/2003 của Đảng ủy BĐBP về “Tăng cường công tác VĐQC của BĐBP trong thời kỳ mới”, chỉ thị số 34/CT- BTL ngày 24/06/2003 của Bộ tư lệnh BĐBP “về việc tổ chức phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc giới và an ninh, trật tự, xóm bản khu vực biên giới”, Chỉ thị số
17 của Tư lệnh BĐBP về đổi mới công tác VĐQC trong tình hình mới Cấp ủy, chỉ huycác cấp ở tất cả các đơn vị BĐBP trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung
Quốc đã tổ chức triển khai một cách toàn diện sâu rộng, đổi mới mạnh mẽ công tác
Trang 37VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG nói chung, công tác VĐQC tham gia đấutranh phòng chống LCBG nói riêng, đạt được kết quả hết sức quan trọng.
Cấp ủy, chỉ huy các cấp đều có nghị quyết, kế hoạch về công tác quần chúng
và công tác VĐQC, xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, đồng thời chú trọnglãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác VĐQC, chăm lo xây dựng, củng cố lực lượngnòng cốt chuyên trách làm công tác VĐQC Đối với những địa bàn, thời gian, vụviệc trọng điểm Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh và các đơn vị biên phòng có liênquan đều đã có các nghị quyết chuyên đề để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy BĐBP, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Biên phòng cáctỉnh, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị chú trọng xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cụ thể,hàng năm đều tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụcông tác VĐQC, nhất là trong VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG, tạo sựthống nhất về nhận thức cũng như hành động trong các đơn vị Từ phân tích kếtquả khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy có 70,3% ý kiến cho rằng cấp
ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm công tác VĐQC đấu tranh phòngchống LCBG [phụ lục 1]
Cấp ủy, chỉ huy các cấp ở các đơn vị biên phòng chủ động làm tham mưucho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đưa nội dung công tác VĐQC đấutranh phòng chống LCBG vào nghị quyết lãnh đạo và chương trình hành động củađịa phương, tổ chức các hội nghị quán triệt nội dung văn bản quan trọng của Nhànước, của cấp trên có liên quan đến công tác bảo vệ biên giới Do làm tốt công táctham mưu, đề xuất đến nay ở cả 7 tỉnh biên giới các Ban chỉ đạo chống LCBG cáccấp do đồng chí Chủ tịch UBND làm trưởng ban và có đầy đủ các thành viên thuộccác ban, ngành, lực lượng ở địa phương tham gia Đó là những thuận lợi hết sức cănbản trong xây dựng các phương án, kế hoạch, tổ chức huy động và sử dụng lựclượng khi có tình huống xảy ra
Vì vậy, trong những năm qua công tác lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo đối vớicông tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG ở các đơn vị luôn thống nhất, chặtchẽ và thu được những kết quả rất quan trọng, hàng năm 85- 91% các vụ việc xảy rađều được phát hiện kịp thời, tỉ lệ giải quyết thành công đạt 96%, có phần đóng góp
Trang 38không nhỏ của công tác VĐQC, góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, hoàn thànhtốt nhiệm vụ chính trị trong mọi tình huống.
Công tác tuyên truyền vận động và tổ chức quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống LCBG ngày càng đi vào chiều sâu Nội dung, hình thức, phương pháp VĐQC không ngừng được đổi mới, vận dụng có hiệu quả thiết thực.
Với phương châm “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng địa phương”,các đơn vị biên phòng, trực tiếp là cán bộ, chiến sĩ làm công tác VĐQC ở các đồnbiên phòng đã thường xuyên bám nắm địa bàn, tích cực đổi mới nội dung, hìnhthức, bằng nhiều phương pháp tuyên truyền giáo dục đa dạng, từ tuyên truyền cábiệt đến tuyên truyền rộng rãi, tuyên truyền định kỳ đến tuyên truyền đột xuất theochỉ đạo của trên hoặc yêu cầu thực tiễn ở địa bàn, đơn vị Làm cho nhân dân ởKVBG nhận thức rõ trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong bảo vệ chủquyền ANBG nói chung, đấu tranh phòng chống LCBG nói riêng, nâng cao tinhthần cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch.Qua đó, khơi dậy tinh thần yêu nước của đồng bào, phát động các phong trào thiđua gắn với nhiệm vụ đấu tranh phòng chống LCBG, thực hiện tốt chương trìnhchăm sóc sức khỏe, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở KVBG Thườngxuyên làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trongcông tác ổn định chính trị, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất phục vụ cho phát triểnkinh tế ở KVBG Đồng thời, hướng mọi hoạt động của QCND vào phong trào bảo
vệ chủ quyền ANBG, đấu tranh phòng chống LCBG Vận động nhân dân tích cựctham gia phong trào tự quản đường biên, cột mốc, giữ vững an ninh, trật tự ởKVBG; chú trọng bồi dưỡng cho nhân dân trong nắm bắt tin tức tình hình ngoạibiên thông qua các mối quan hệ dân tộc, thân tộc, làm ăn buôn bán qua lại biên giới;đặc biệt là các tin tức về ý đồ lấn chiếm, xâm canh, xâm cư, uốn nắn dòng chảy,khai thác tài nguyên trên các sông suối biên giới 7 năm qua, nhân dân đã cung cấp
cho các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc 1123
tin tức có giá trị, trong đó có 412 tin có liên quan đến hoạt động LCBG
Trang 39Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị biên phòng đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy,chính quyền, ban ngành, đoàn thể các địa phương tổ chức nói chuyện trực tiếp được
907 buổi, cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa tổ chức 664 buổi biểu diễn vănnghệ tại các thôn bản, kết hợp tuyên truyền Hiệp ước biên giới 1999, Quy chế biêngiới cho hơn 27.695 lượt người và thông qua hệ thống loa truyền thanh ở các xãbiên giới tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện Nghị định 34/2000/NĐ-CP vềQuy chế KVBG đất liền Phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh xây dựng
14 cụm tuyên truyền cổ động ở các trung tâm xã, phường, thị xã biên giới và khuvực cửa khẩu, xây dựng 549 bảng tin, pa nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền Pháthành hơn 11 ngàn cuốn sách, tranh, ảnh báo (Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệtcung cấp) cho hàng vạn khách du lịch và người nước ngoài qua lại các cửa khẩu
Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện các chương trình liên tịch với tham mưu chocấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương các cấp, các đơn vị BĐBP đã giúp đỡ,xây dựng củng cố, kiện toàn cơ sở chính trị xã, phường biên giới, phổ biến luyệntập các phương án, kế hoạch, tạo ra sự tin tưởng và củng cố sức mạnh cho quầnchúng khi đấu tranh trực diện với các hoạt động vi phạm lãnh thổ biên giới Chính
từ những việc làm đó, trong đấu tranh phòng chống LCBG, các đơn vị biên phòng
đã huy động được đông đảo quần chúng tham gia, góp phần quan trọng vào thắnglợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị Có những vụ như ở khu vực mốc 3+ 500(Quảng Ninh) đồn biên phòng số 5 cùng địa phương huy động được hơn 900 lượtngười dân ra đấu tranh tại thực địa, hay vụ LCBG của phía Trung Quốc khu vựcHoành Mô (Quảng Ninh) ta đã kết hợp công tác VĐQC với vận dụng sáng tạo vàhiệu quả công tác tuyên truyền đặc biệt làm cho nhân dân phía giáp biên khôngđồng tình, không tham gia lấn chiếm, ta đã huy động được 11.732 lượt người dântham gia đấu tranh tại thực địa suốt 36 ngày đêm giành thắng lợi Nhiều cụ già,trưởng bản chống gậy ra tận nơi đấu tình, đấu lý, động viên con cháu đấu tranh, cóchị phụ nữ lăn mình ra ngăn không cho máy xúc của lực lượng lấn chiếm hoạt động
Đã phát huy được vai trò của lực lượng nhân cốt trong đấu tranh phòng chốngLCBG Khảo sát một số xã, bản biên giới như: xã Bản Lầu, xã Pha Long (Lào Cai), xã
Trang 40Hoành Mô, xã Đồng Văn (Quảng Ninh), hầu hết các già làng, trưởng bản, những người
có uy tín trong thôn bản biên giới đều là cơ sở, là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫntinh thần cho anh em cán bộ, chiến sỹ làm công tác VĐQC Thực sự, họ là tầng lớp trunggian cốt cán, có hiệu quả nhất để đưa đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, ý thức bảo vệ quốc gia quốc giới tới quần chúng nhân dân Khi được giác ngộ, bồidưỡng tất cả các vụ đấu tranh chống LCBG có già làng, trưởng bản tham gia thì hiệu quảtrong huy động nhân dân là rất lớn, uy lực trong đấu tranh trực diện rất cao
Làm tốt công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình sau mỗi đợtđấu tranh, qua đó quần chúng tham gia được khuyến khích kịp thời tích lũy đượckinh nghiệm phục vụ cho công tác đấu tranh tiếp theo
Kết quả công tác VĐQC đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt nam - Trung Quốc những năm qua là hết sức quan trọng, góp phần to lớn vào nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền ANBGQG
Trong công tác phòng ngừa: do các đơn vị biên phòng chủ động làm tốt côngtác VĐQC nên QCND đã nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, vì lẽ đó mà 60 -70% số vụ LCBG là do QCND phát hiện và báo cáo cho BĐBP kịp thời xử lý
Vận động quần chúng đấu tranh tại thực địa trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
là một hình thức cơ bản và quan trọng nhất nhằm phát huy vai trò lãnh đạo chỉ đạocủa chính quyền địa phương, đồng thời phát huy được sức mạnh của quần chúng vàcác lực lượng Trong các vụ việc cụ thể QCND là lực lượng tham gia đông đảonhất, nhiệt tình nhất, có hiệu quả nhất, nhờ đó mà số vụ giải quyết thành công cácnăm là: năm 2003 đạt 93% số vụ, năm 2004 đạt 83% số vụ, năm 2005 đạt 92,2% số
vụ, năm 2006 đạt 87% số vụ, năm 2007 đạt 94,6% số vụ năm 2008 đạt 91% số vụ,năm 2009 đạt 90,7% số vụ và đến hết tháng 6/2010 đạt 83% số vụ việc LCBG
Qua công tác VĐQC tham gia đấu tranh phòng chống LCBG của các đơn vị biên
phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và thực tiễn thực hiện xử lý
các vụ việc đã xuất hiện hàng trăm điển hình tiên tiến, nhận thức của nhân dân về quốcgia quốc giới, trách nhiệm của mỗi người trong đấu tranh chống lấn chiếm, bảo vệ biên