1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG ĐỒNG bào dân tộc KHƠ ME TRONG các ĐẢNG bộ xã, PHƯỞNG, THỊ TRẤN ở TỈNH sóc TRĂNG HIỆN NAY

101 1,8K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 645 KB

Nội dung

Thời kỳ mới, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; trong đó công tác phát triển đảng có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phát triển đảng và coi đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường sinh lực, trẻ hóa đội ngũ của Đảng, tăng thêm sức mạnh và bảo đảm sự kế thừa, phát triển vững chắc của Đảng.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm tiền hành công tác phát

triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của cácđảng bộ xã, phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng

32

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG

BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY

48

2.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu đẩy mạnh công tác phát

triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng

bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay

48

2.2 Những giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên

trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã,phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay

57

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thời kỳ mới, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựngĐảng là then chốt; trong đó công tác phát triển đảng có vị trí vai trò đặc biệtquan trọng Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rấtquan tâm đến công tác phát triển đảng và coi đó là nhiệm vụ quan trọng,thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăngcường sinh lực, trẻ hóa đội ngũ của Đảng, tăng thêm sức mạnh và bảo đảm sự

kế thừa, phát triển vững chắc của Đảng

Đảng bộ các xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng có vị trí, vai trò rấtquan trọng trong hệ thống tổ chức cơ sở đảng và trong hoạt động của Đảng; lànơi trực tiếp gắn bó với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng với dân, là hạt nhânchính trị lãnh đạo cấp xã, nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; đồng thời là nơi trực tiếp tiếnhành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rènluyện đảng viên và tiến hành công tác phát triển đảng, sàng lọc đảng viên

Nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đó, những năm qua cáccấp ủy, tổ chức đảng các cấp của tỉnh Sóc Trăng luôn coi trọng và quan tâmcông tác phát triển đảng viên, nhất là công tác phát triển đảng trong đồng bàodân tộc Khmer Qua đó công tác phát triển đảng đã đạt được những kết quảđáng khích lệ, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng bộ các cấptrong tỉnh Kết quả là số lượng đảng viên người dân tộc Khmer ngày càngtăng, tuyệt đại đa số đảng viên là người dân tộc Khmer đã phát huy tốt vai tròtiền phong gương mẫu của người đảng viên Tuy nhiên, công tác phát triểnđảng trong đồng bào dân tộc Khmer ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh SócTrăng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cả về nhận thức, tráchnhiệm của các tổ chức, các lực lượng; nội dung, hình thức, biện pháp chưathật sát hợp, có lúc, có nơi còn chạy theo số lượng đơn thuần, coi nhẹ, hạ thấp

Trang 3

chất lượng, tiêu chuẩn đảng viên hoặc xem nhẹ công tác phát triển đảng trongđồng bào dân tộc Khmer; hẹp hòi, định kiến, tuyệt đối hóa tiêu chuẩn đảng viên.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có những diễnbiến nhanh chóng, phức tạp, khó lường Các thế lực thù địch đang đẩy mạnhchiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hòng phá hoại Đảng, pháhoại công cuộc đổi mới trên đất nước ta Đặc biệt là trên địa bàn tỉnh SócTrăng là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,tôn giáo để thực hiện âm mưu đó Trước yêu cầu xây dựng các đảng bộ xã ởtỉnh Sóc Trăng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổchức, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, đang đặt ranhững yêu cầu mới đối với công tác phát triển đảng viên là người dân tộcKhmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng

Vì vậy, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn và đề xuấtnhững giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng trongđồng bào dân tộc Khmer ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng là vấn

đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, là một trongnhững nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng Trong những nămqua Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị và có nhiều cơ quan, cán bộ khoahọc, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiên cứu về công tác phát triển đảng viên vớinhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu có nhóm các công trình sau:

* Những công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã.

“Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ lịch sử của Hoàng Mạnh

Điền, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2001) Luận án

đã phân tích thực trạng công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng

Trang 4

(cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ, chỉ ra những đặc điểm đặc thù và xác định yêucầu đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường công tác vận động giáo dâncủa các tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

“Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay” (2002), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành xây dựng Đảng

Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Văn Bé Tư Theo tác giả chất lượng của tổchức cơ sở đảng cấp xã là chất lượng lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ

sở vững mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, ức hiếp nhândân, lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng -

an ninh và thực hiện có hiệu quả xây dựng đảng bộ theo nghị quyết, Điều lệĐảng Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân của thực trạng, tác giả đã đềxuất một số giải pháp nâng cao chất lượng các đảng bộ cấp xã hiện nay

“Chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay” (2004), Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành

xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam của Lê Xuân Thành Tác giả luận văn đãđưa ra quan niệm về chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng, đánh giáthực trạng chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, đềxuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các đảng bộ xã vùngđồng bằng tỉnh Thanh Hóa hiện nay

“Chất lượng các đảng bộ xã có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay”, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị của Phạm Thanh

Kiều, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008) Luận án

đã luận giải làm rõ vai trò, chức năng, đặc điểm của các xã có đồng bào theođạo thiên chúa, phân tích những vấn đề cơ bản về chất lượng các đảng bộ xã

có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ Trên cơ sở đánh giáthực trạng, nguyên nhân, luận án đã xác định mục tiêu, phương hướng, đềxuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng các đảng bộ xã có đồngbào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ đến năm 2020

Trang 5

Dương Trung Ý, Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb CTQG, H,

2012 Tác giả đã luận giải làm rõ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với các đảng bộ

xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn; thực trạng chất lượng các đảng bộ xã và đề xuất những giải pháp chủyếu nâng cao chất lượng các đảng bộ xã giai đoạn hiện nay

* Những công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên

Lê Văn Lượng (2002), Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng đảng

Cộng sản Việt Nam Luận văn đã phân tích đặc điểm của công tác phát triểnđảng viên và đối tượng đoàn viên, thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôntỉnh Lạng Sơn; luận giải những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng công tácphát triển đảng viên trong thanh niên các dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng,phân tích nguyên nhân, xác định phương hướng, yêu cầu, đề xuất những giảipháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niêncác dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay

Nguyễn Chí Tính (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ

khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Tác giả

đã đi sâu phân tích vai trò, đặc điểm của đội ngũ đảng viên hoạt động ở cácđảng bộ xã tỉnh An Giang hiện nay, đánh giá đúng thực trạng chất lượng độingũ đảng viên và chỉ ra những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ đảng viên.Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chấtlượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiệnnay

Trang 6

Nguyễn Văn Chất (2005), Nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị Quân sự trong giai đoạn hiện nay, Luận văn

thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng đảng Cộng sản ViệtNam Tác giả luận văn đã đi sâu phân tích đặc điểm của đảng viên là họcviên người dân tộc thiểu số với những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục,tập quán, cá tính, tâm lý Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng giáodục rèn luyện đảng viên là học viên, luận văn đã đề xuất những giải pháp

cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên là học viên ngườidân tộc thiểu số đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trịhiện nay

Lê Văn Cương (2005), Công tác phát triển đảng viên trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng

đảng Cộng sản Việt Nam Luận văn đã phân tích vai trò của xã và đảng bộ xãmiền núi tỉnh Thanh Hóa, đặc điểm, vai trò của nữ thanh niên dân tộc thiểu

số Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận công tác phát triển đảng viêntrong nữ thanh niên dân tộc thiểu số; trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tíchnguyên nhân, xác định phương hướng, yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơbản tăng cường công tác phát triển đảng viên trong nữ thanh niên dân tộcthiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thị Ngọc Loan (2006), Chất lượng đội ngũ đảng viên là cán

bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận

văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản ViệtNam Trong đề tài này, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thựctiễn của vai trò chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ phường thànhphố Hà Nội giai đoạn hiện nay Từ đó, xác định phương hướng và đề xuất

Trang 7

những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên làcán bộ chuyên trách của các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Văn Hào (2013), Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng đảng Cộng

sản Việt Nam Tác giả đã phân tích làm rõ đặc điểm, nhiệm vụ của các đảng

bộ và công tác phát triển đảng viên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng,

đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanhniên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng

Ngoài ra, trên phạm vi cả nước còn có một số công trình khoa học, luậnvăn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách, các bài báo viết nghiên cứu về nâng cao chất

lượng đảng viên, xây dựng đội ngũ đảng viên như: Nguyễn Văn Giang, Nâng cao chất lượng đảng viên là người theo đạo ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên

ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh,

2003 Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí Xây dựng đảng, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 2004, T1 Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí Xây dựng đảng, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên - 2005 - T2 Hà Sơn Long (2006), Xây dựng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các đảng bộ xã tỉnh Cao Bằng giai đoạn hiện nay, Luận

văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản ViệtNam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Các công trình khoa học, luận văn, luận án nêu trên của các cơ quan,các tác giả đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượngđảng viên và xây dựng đội ngũ đảng viên, đề xuất những giải pháp cơ bảnnâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nói chung hoặc một đối tượng đảngviên cụ thể

Trang 8

Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, một

số cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học đề cập đến công tác phát triểnđảng và xây dựng, giáo dục rèn luyện đội ngũ đảng viên

Nhìn tổng quát, trong những năm qua các công trình nghiên cứu có liênquan đến đề tài luận văn đã công bố Những công trình đó đã dựa chắc vàohọc thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, tưtưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng đảng, quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và công tác phát triểnđảng nói riêng, để luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn côngtác phát triển đảng, đưa ra quan niệm về chất lượng, phân tích thực trạng,nguyên nhân, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tácphát triển đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên

Tuy nhiên, do đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi,phương pháp nghiên cứu của mỗi công trình khác nhau Do đó, cho đến naychưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống, toàndiện, cụ thể về chất lượng công tác phát triển đảng là người dân tộc Khmercủa các đảng bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải pháp đẩymạnh công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer ở các xã,phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác phát triển đảng viên trong đồngbào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng

- Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân ưuđiểm và những hạn chế, khuyết điểm của công tác phát triển đảng viên trongđồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ các xã, phường, thị trấn ở tỉnh SócTrăng thời gian qua

Trang 9

- Xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp đẩy mạnhcông tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ

xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của đảng

bộ các xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác phát triển đảng viên trong đồng bàodân tộc Khmer ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng

Các số liệu khảo sát, thống kê, minh chứng tính từ năm 2010 trở lại đây

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụngtổng hợp các phương pháp của khoa học chuyên ngành và liên ngành; trong đóchú trọng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và tổng kết thựctiễn, kết hợp lôgic và lịch sử, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia

Trang 10

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thựctiễn công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer ở các xã,phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng; cung cấp những luận cứ khoa học, giúpcho các cấp ủy Đảng; ban Tổ chức các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh SócTrăng có những giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viêntrong đồng bào dân tộc Khmer ở các xã, phường, thị trấn

Sản phẩm của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho công tácphát triển đảng viên ở các xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc, cácchi bộ trực thuộc đảng ủy các xã, phường, thị trấn Đồng thời, có thể dùnglàm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy ở các Trung tâmbồi dưỡng Chính trị, Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm: Phần mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến nghị, danhmục tài liệu tham khảo, phụ lục

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Ở TỈNH SÓC TRĂNG 1.1 Đảng bộ xã, phường, thị trấn và những vấn đề cơ bản về công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ

xã, phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng

1.1.1 Đồng bào dân tộc Khmer và các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng

* Khái quát tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ ChíMinh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền cáctỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau Đất đai của Sóc Trăng có độmàu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệpngắn ngày…

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11356 ha với cácloại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện VĩnhChâu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừngngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn; có 72 km bờ biểnvới 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An)

và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm.Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải

Trang 12

sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá,dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phần lớn sống đan xen trong cộngđồng, chung sống thuận hòa, cùng nhau lao động, sản xuất, phát triển kinh tế,

xã hội, nâng cao đời sống Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tậpquán, trình độ phát triển không đồng đều nên người dân tộc Khmer phần đông

có đời sống khó khăn hơn các dân tộc khác Người Hoa tập trung nhiều ở các

đô thị, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán cómức thu nhập khá hơn Trong khi đó người Khmer sinh sống tập trung ở cácphum, sóc, ở vùng sâu, vùng xa, đời sống gặp nhiều khó khăn Những nămgần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đầu tư, nhiều công trìnhphục vụ sản xuất và dân sinh, từ đó cuộc sống của đồng bào Khmer đã đượcnâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc Khmer hàng năm đều giảm

Mặt khác, hệ thống chính trị ở cơ sở tuy đã được thường xuyên củng

cố, xây dựng, nhưng chưa thật hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của tìnhhình mới Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên còn nhiều hạn chế, làmột tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhưng tổ chức đảng vàđảng viên là người Khmer ít, chất lượng thấp Bên cạnh đó, tình hình trongdân tộc Khmer nổi lên một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp, một số đối tượnglợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phản động, chống phá Đảng và nhà nước ta,chúng mốc nối, cài cắm lực lượng ngầm, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ đồng bàotrong dân tộc Khmer khiếu kiện, vượt biên qua biên giới Campuchia tráiphép, kích động đấu tranh đòi lại cái gọi là “Nhà nước Khmer Krôm”, gây rối

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

*Đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng

Đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng có khoảng 371.305 người,chiếm gần 29% dân số toàn tỉnh, đa số đồng bào sinh sống tại các phum, sócvùng sâu, vùng xa, có đời sống kinh tế khó khăn Đồng bào dân tộc Khmer có

Trang 13

phong tục, tập quán và đặc trưng văn hóa riêng góp phần tạo nên bản sắc vănhóa đa dạng ở Sóc Trăng.

Các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như: xã Đại tâm,Tham Đôn thuộc huyện Mỹ Xuyên; phường 2, xã Lai Hòa, Vĩnh Hải thuộc thị

xã Vĩnh Châu; xã Phú Tân, Phú Tâm của huyện Châu Thành; xã Tuân Tứcthuộc huyện Thạnh Trị; xã Phú Mỹ, Mỹ Thuận, Thuận Hưng thuộc huyện MỹTú; xã Tài Văn của huyện Trần Đề, Phường 5 thuộc thành phố Sóc Trăng Dân tộc Khmer có truyền thống văn hóa lâu đời Trong quá trình phát triển,văn hóa dân tộc Khmer đã định hình và phản ánh thực tế văn hóa phong phú

và đa dạng của nhiều thế hệ người Khmer Đó là việc hình thành và phát triển

hệ thống chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng và lễnghi của dân tộc mình

Đặc trưng nổi bật trong lối sống của đồng bào dân tộc Khmer là hìnhthức tổ chức cư trú theo phum, sóc Phum, sóc là những đơn vị cư trú trong tổchức xã hội cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, ràng buộc nhau bởi cácquan hệ về phong tục, tập quán, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm điều khiển(hiện có khoảng 370.537 tín đồ phật tử, 92 ngôi chùa và 38 Salatel, số lượng

sư sải đang tu học là 1830, Ban quản trị chùa có 1285 thành viên) Theotruyền thống, việc quản lý phum, sóc thuộc về một Ban quản trị mà ngườiđứng đầu được gọi là “Mê phum”, “Mê sóc” Những thành viên trong Banquản trị được nhân dân tuyển chọn trong số những người đàn ông lớn tuổi, có

uy tín, có trình độ học vấn, hiểu biết phong tục, tập quán của cộng đồng và cótinh thần trách nhiệm cao đối với người dân Trách nhiệm của Ban quản trị,

Mê phum, Mê sóc là thay mặt nhân dân trong phum, sóc điều hành các côngviệc chung của phum, sóc, quan hệ với các cộng đồng bên ngoài; đặc biệt làquan hệ với nhà chùa Chùa Khmer là ngôi nhà chung của đồng bào dân tộcKhmer, nơi họ gửi gắm hầu như trọn vẹn niềm tin, sự kính trọng vào ĐứcPhật, mà hiện thân trực tiếp là các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, nhà

Trang 14

sư… Đối với mỗi người dân Khmer, những sinh hoạt nghi lễ trong nhà chùa

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về tâm linh Mỗi người có thể ít nhiều hoặckhông tham gia các công việc của xã, ấp, nhưng không thể không tham giacông việc của nhà chùa, vì lợi ích tinh thần của họ hầu như gắn bó với chùanhiều hơn là gắn bó với xã, phường, ấp, khóm Mặc dù đang sống trong một

xã hội hiện đại với nhiều nét đổi thay do công cuộc đổi mới đất nước đem lại,song các thiết chế văn hóa, xã hội cổ truyền vẫn đang ảnh hưởng và chi phốicuộc sống hằng ngày của người dân tộc Khmer Họ tham gia vào Ban quản trịcác chùa, đi lễ chùa nhân các dịp lễ, Tết của người dân tộc như Đôlta, ChoolChnam Thmay và các dịp lễ hội khác

Trong lối sống của đồng bào dân tộc Khmer nổi bật là tính cộng đồng,tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; đồng bàoluôn cần cù trong lao động sản xuất, chịu thương, chịu khó Họ tập trung đểgiải quyết các vấn đề của phum, sóc và những vấn đề khác thường là ở cácđiểm chùa, mỗi khi có chuông; giải quyết công việc của phum, sóc trên tinhthần cộng đồng, dân tộc, giúp đỡ lẫn nhau, còn mang đậm tính cách của ngườinông dân Nam bộ

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhất là từ khi thực hiện Chỉthị 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư (khóa VI) về công tác ở vùngđồng bào dân tộc Khmer, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dântộc, các chương trình mục tiêu quốc gia như 134, 135… nên đời sống mọi mặttrong đồng bào dân tộc Khmer có sự thay đổi rõ rệt, trình độ dân trí đượcnâng cao đáng kể, đẩy lùi các hủ tục lạc lậu Trong đó, đi đầu là lực lượngthanh niên, không những hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế

mà còn tích cực trong các phong trào của Đoàn, của Hội Từ những chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ngày nayđồng bào dân tộc Khmer luôn mở rộng giao lưu về văn hóa - xã hội, làm ănkinh tế và đồng bào đang tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường Nhiều tấm

Trang 15

gương, mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi là người dân tộc Khmer xuất hiện.Điều đó chứng tỏ đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng đã và đang pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong công cuộc đổi mới xâydựng đất nước

Đời sống vật chất được nâng lên góp phần làm cho đời sống tinh thầntrong đồng bào dân tộc Khmer thêm phong phú Họ rất phấn khởi, tin tưởngvào Đảng và chính quyền, do vậy đồng bào đã tham gia tích cực vào các tổchức chính trị - xã hội, như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…,các đoàn viên, hội viên ngày càng có xu hướng tích cực phấn đấu vào Đảng

Tỉnh Sóc Trăng hiện có trên 1.172.404 người, trong đó dân tộc Khmerchiếm khoảng 29,21%, với 85/109 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dântộc Khmer Trong đó có 39 xã đặc biệt khó khăn Tỉnh Sóc Trăng đã lồngghép các nguồn vốn đầu tư mỗi năm hàng chục tỷ đồng để ổn định dân cư tạicác huyện như Cù Lao Dung (2013), thị xã Vĩnh Châu (2014), hỗ trợ trên21.000 đồng bào làm nhà mới, phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở vật chất sinhhoạt cho khoảng 51.000 người về điện, nước sạch, phương tiện truyềnthông Không chỉ tập trung phát triển kinh tế mà tỉnh còn quan tâm phát triển

hệ thống y tế, giáo dục trong đồng bào dân tộc Khmer Nhờ thực hiện tốt cácchính sách đối với đồng bào dân tộc mà đời sống của người Khmer trongnhững năm gần đây đã thay đổi rõ nét Mỗi năm, ở Sóc Trăng có khoảng2.500 hộ đồng bào dân tộc Khmer thoát nghèo

Những đặc điểm trên đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để xác địnhđúng nội dung, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chấtlượng công tác phát triển đảng trong đồng dân tộc Khmer ở các xã, phường, thịtrấn của tỉnh Sóc Trăng

* Các đảng bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng.

Đảng bộ các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng được hình thành khásớm với tiền thân các chi bộ phát triển thành đảng bộ trong những năm 1930

Trang 16

Trải qua các giai đoạn lịch sử, đấu tranh chống xâm lược và bước vào thời kỳxây dựng, bảo vệ Tổ quốc, các chi bộ xã, phường ngày càng phát triển về sốlượng, dần dần nâng lên thành đảng bộ và không ngừng nâng cao về chấtlượng đảng viên Cơ cấu đảng viên của đảng bộ các xã, phường, thị trấn ởtỉnh Sóc Trăng cũng ngày càng hợp lý hơn về thành phần, giai cấp và dân tộc.Nhất là số lượng đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer ngày càng tăng lên.

Theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, đảng bộcác xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng có mô hình tổ chức đảng bộ 2 cấp,dưới đảng bộ xã là các chi bộ trực thuộc, không có đảng bộ bộ phận, không cóchi bộ cơ sở xã Cấp ủy đảng ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh không quá

25 đồng chí Qua đó, sau mỗi kỳ Đại hội, Ban Chấp hành đảng bộ xã, phường,thị trấn xây dựng Quy chế lám việc, phân công nhiệm vụ của từng ủy viêntrong cấp ủy

Quy mô các đảng bộ xã có từ 125 đến 647 đảng viên Trong đó, đảngviên là người dân tộc Khmer chiếm rất ít, bình quân chỉ chiếm khoảng %trong tổng số đảng viên toàn đảng bộ Đặc biệt là số lượng đảng viên nằmtrong cấp ủy là người dân tộc Khmer càng thấp, chỉ khoảng %

Đội ngũ cán bộ, đảng viên các đảng bộ cấp xã chủ yếu xuất thân từnông dân, trưởng thành trong quá trình lao động, sản xuất và hoạt động xã hộitrên địa bàn ấp, xã, chưa qua đào tạo cơ bản nên trình độ còn thấp hơn so vớimặt bằng chung của cả nước

Các đảng bộ thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp,nông thôn với cơ cấu kinh tế phong phú, đa dạng, kinh tế nông nghiệp giữ vai tròchủ yếu Kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ trên các địa bàn xã cònnhiều hạn chế, chưa có sự đầu tư và chuyển dịch theo hướng hiện đại

Về văn hóa, xã hội có sự đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho y tế, giáodục, hạ tầng nông thôn, 100% xã, phường, thị trấn trong Tỉnh đều có trường

Trang 17

mẫu giáo, có trạm y tế Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo, cácthiết chế văn hóa chưa đủ để phục vụ cho nhân dân

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng bộ xã, phường, thị trấn.

Chức năng, nhiệm vụ đảng bộ cơ sở xã: Ban Bí thư đã ban hành Quyđịnh 95-QĐ/TW ngày 03/3/2004 quy định về chức năng, nhiệm vụ của đảng

bộ, chi bộ cơ sở xã Theo quy định này, đảng bộ, chi bộ cơ sở xã có chứcnăng và nhiệm vụ sau:

Chức năng: Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo

thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở xãvững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đốivới Nhà nước

Lãnh đạo cán bộ, công chức và người lao động phát huy tính chủ động,sáng tạo, làm tốt chức năng tham mưu, nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị vớilãnh đạo cơ quan về những vấn đề cần thiết; không ngừng cải tiến lề lối,phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, thực hiện tốt các nhiệm

vụ được giao

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường(Theo pháp lệnh 34 của UBTV Quốc hội), phát huy quyền làm chủ của cán bộ,công chức và người lao động, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí,

Trang 18

sách nhiễu và các biểu hiện tiêu cực khác Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần,cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội trong cơ quan Đoàn kết nội bộ, đề cao tinhthần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu ''diễn biến hoà bình'' củacác thế lực thù địch, giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệtài sản của Nhà nước và nhân dân

Thứ hai, lãnh đạo công tác tư tưởng.

Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng,đạo đức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên vànhân dân phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần làmchủ, xây dựng tình đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; kịp thời nắm bắttâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và báocáo lên cấp trên Cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết bằng nghị quyết, chương trìnhhành động, kế hoạch và các văn bản của đảng ủy Qua đó, cụ thể hoá đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng thành nhiệm vụ chính trị của mỗi chi bộ, ngành;tiến hành tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng chấp hành nghiêm đườnglối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, đảng viên và nhân dân nắmvững và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của địa phương; thườngxuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công táccho cán bộ, đảng viên

Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quanđiểm sai trái, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vinói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, quan liêu, thiếu

Trang 19

tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng,chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Thứ ba, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

Cấp ủy xã tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện chủ trương về kiệntoàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của xã

Cấp ủy lãnh đạo về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vànhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khenthưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý của xã.Lãnh đạo việc thực hiện các quyết định đó Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồidưỡng và phát triển tài năng

Cấp ủy đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổchức và cán bộ của xã thuộc thẩm quyền của cấp trên

Thứ tư, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng tổ chứcvững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ củamỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đẩymạnh các phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao

Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên, quầnchúng tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của địa phương

độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh

Trang 20

hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tínhchiến đấu.

Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gươngmẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện đểđảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọimặt

Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân côngnhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thựchiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệvới chi ủy, chi bộ và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú Làm tốtcông tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểu dương, khen thưởngkịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thờinhững cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước

Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêuchuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản HồChí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ Trong

đó có chính sách ưu tiên đối với quần chúng là người dân tộc Khmer

Xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả,được đảng viên, quần chúng tín nhiệm Nói chung, bí thư cấp ủy phải là cán

bộ lãnh đạo của cơ quan, tiêu biểu cho đảng bộ, là trung tâm đoàn kết, tập hợpđược cán bộ, đảng viên và quần chúng

Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hànhĐiều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàQuy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm Định kỳhằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổchức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

* Vai trò của đảng bộ các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng.

Trang 21

Thứ nhất, các đảng bộ xã, phường, thị trấn góp phần lập thành nền tảng

của Đảng, là loại hình tổ chức cơ sở đảng chủ yếu của các đảng bộ thuộcĐảng bộ tỉnh Sóc Trăng

Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng có 16 đảng bộ trực thuộc, bao gồm: 11 đảng

bộ cấp huyện; 3 đảng bộ quân sự, công an, biên phòng và 2 đảng bộ khối các

cơ quan và đảng bộ khối doanh nghiệp

Các đảng bộ xã, phường, thị trấn là tổ chức đảng ở cơ sở trực thuộc cácđảng bộ cấp huyện Đây là hạt nhân chính trị, trung tâm đoàn kết của hệ thốngchính trị; có trách nhiệm nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước và đem chủ trương, chính sách tuyên truyền,phổ biến, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải có khả năng nắmbắt, am hiểu đặc điểm tình hình của cơ sở để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp

cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách đó cho phù hợp với điều kiện,đặc điểm từng cơ sở, bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng đi vào cuộc sống

Thứ hai, các đảng bộ xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp quản lý, giáo

dục, rèn luyện và phát triển đội ngũ đảng viên ở nông thôn

Đảng bộ các xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng có vị trí, vai trò rấtquan trọng trong hệ thống tổ chức cơ sở đảng và trong hoạt động của Đảng; lànơi trực tiếp gắn bó với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng với dân, là hạt nhânchính trị lãnh đạo cấp xã, nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; đồng thời là nơi trực tiếp tiếnhành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rènluyện đảng viên và tiến hành công tác phát triển đảng, sàng lọc đảng viên

Thứ ba, các đảng bộ xã là hạt nhân chính trị ở xã trực tiếp lãnh đạo các

tổ chức, lực lượng và mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương quán triệt, thựchiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,nhất là đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới

Trang 22

Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đivào cuộc sống và trở thành hiện thực trên các địa bàn địa phương, tuỳ thuộc vào

sự vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện của các đảng bộ cơ sở, trước hết làđảng ủy cơ sở Vì vậy, xây dựng và phát huy vai trò của các đảng bộ cơ sở xã,phường, thị trấn là một nội dung có ý nghĩa quyết định nhất góp phần thúc đẩyquá trình CNH, HĐH của địa phương và cả nước Để thực hiện tốt vai trò nàyđòi hỏi các đảng bộ, trước hết là cấp ủy phải có khả năng tổ chức, bố trí, sửdụng, tập hợp và lôi cuốn mọi người vào các hoạt động cụ thể của địa phương,phải có khả năng kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình và khả năng tổng kết, sơkết việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thứ tư, các đảng bộ xã có vai trò quan trọng trong xây dựng khối đại

đoàn kết toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân

Là những người trực tiếp, gắn bó với nhân dân, có mối quan hệ chặtchẽ với nhân dân Cán bộ, đảng viên trong các đảng bộ là những ngườithường xuyên, trực tiếp triển khai, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện

và là lực lượng nòng cốt trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật Nhà nước Trong quá trình đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, độingũ đảng viên thể hiện vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; ýĐảng - lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho đường lối, chủ trươngĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, ăn sâu bám rễtrong quần chúng, tạo nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, trựctiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ Mặc

khác, qua phong trào cách mạng của quần chúng, giúp cho Đảng mà trực tiếp là

các đảng bộ cơ sở rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn góp phần vào xây dựng vàhoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, đội ngũ cán bộ ở các xã,phường, trị trấn trong tỉnh Sóc Trăng đã tích cực phát huy quyền làm chủ củanhân dân, cùng nhân dân tạo nên những thành tựu về đổi mới và phát triển

Trang 23

kinh tế - xã hội, văn hóa, cải thiện dân sinh, tăng cường quốc phòng, an ninh,làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn, thành thị, góp phần thực hiện thắng lợicác chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đưa chủ trương, nghịquyết của Đảng đi vào cuộc sống Nhiều cán bộ xã, phường, thị trấn đã nêucao tinh thần trách nhiệm, sâu sát nhân dân, bám sát địa bàn dân cư, nhạy bénvới thực tiễn, kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinhtrong đời sống, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đội ngũ cán bộ xã, phường, thịtrấn đã đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà trong nhữngnăm gần đây.

Thứ năm, các đảng bộ xã là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, nắm bắt

tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng `phản ánh với Đảng

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi ban hành muốnđảm bảo tính khả thi phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống Muốn vậy, đòi hỏiĐảng phải nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để mọi chủtrương, chính sách khi ban hành đều vì lợi ích của nhân, dựa trên ý kiến củanhân dân, qua đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của mỗi người, làmcho mọi tiềm năng sáng tạo được phát triển, mọi người dân đều được tham giavào các quá trình chính trị-xã hội, các vấn đề nảy sinh được phát hiện kịp thời,các khó khăn sớm được tháo gỡ, tạo sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Thựctiễn cách mạng của đất nước đã khẳng định, chính từ vai trò của các tổ chứcđảng ở cơ sở trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân, nên Đảng vàNhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng, được nhân dân đồngtình ủng hộ Qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, thắt chặtquan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng, củng cố khối đoàn kếtthống nhất chặt chẽ trong từng tổ chức qua mỗi giai đoạn cách mạng

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng

Trang 24

*Quan niệm công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng

Quá trình tồn tại, phát triển và trưởng thành, Đảng phải thường xuyên bổ sungvào hàng ngũ của mình những lực lượng mới, ưu tú trong phong trào quần chúng

Đó là quy luật khách quan, là nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng và

là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức đảng và toàn Đảng

Công tác phát triển đảng viên bao gồm nhiều mặt, từ công tác lãnh đạo, chỉđạo, đến điều tra, tuyên truyền, giáo dục, lựa chọn đối tượng kết nạp đảng, bồi

dưỡng, rèn luyện, thử thách người kết nạp đảng; tổ chức hội nghị xét đề nghị và tổ

chức kết nạp đảng viên và tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị và xétcông nhận đảng viên chính thức Công tác phát triển đảng bao gồm nhiều khâu,bước đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục Căn cứ vào điều kiện,tình hình cụ thể ở từng tổ chức đảng, từng địa bàn để có chủ trương, biện phápphù hợp Cũng không địa bàn khó khăn, dân tộc thiểu số mà hạ thấp tiêu chuẩn, xemnhẹ chất lượng, hoặc bỏ qua một khâu, bước nào để bảo đảm, dù ở đâu, trong môitrường, sức lãnh đạo của tổ chức đảng vẫn luôn được củng cố, tăng cường, góp phầnkhẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trên từng địa bàn, địa phương

Công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer là tổng thể các hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức của hệ thống chính trị ở địa phương, bao gồm quá trình giới thiệu, lựa chọn, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thử thách, kết nạp những quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer vào Đảng; được tiến hành theo những nguyên tắc, quy trình nhất định nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ đảng viên có số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

Mục đích của công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc

Khmer để bổ sung số lượng đảng viên trẻ, đảng viên là người dân tộc Khmer,

Trang 25

tăng tỷ lệ đảng viên lãnh đạo cho các chi bộ, đảng bộ, góp phần xây dựng cácđảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng trong sạch, vững mạnh.

Chủ thể tiến hành công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer

là các cấp ủy, tổ chức đảng, các chi bộ ấp, khóm, khu, trong đó các cấp ủy, tổchức cơ sở đảng trực tiếp tiến hành dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, thành

ủy trực thuộc Tỉnh ủy Sóc Trăng theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và cácchỉ thị, nghị quyết, quy định hướng dẫn của cấp trên về công tác phát triểnđảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer

Lực lượng tham gia công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân

tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn bao gồm các tổ chức quầnchúng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Đối tượng của công tác phát triển đảng viên là những quần chúng ưu tú

là người dân tộc Khmer đang sinh sống tại địa bàn các xã, phường, thị trấnhoặc tham gia công tác tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng

Phương châm, phương hướng phát triển đảng: phải tích cực, thận

trọng, coi trọng chất lượng, phát triển đảng phải đi đôi với củng cố tổ chứcđảng, tăng về số lượng gắn liền với nâng cao chất lượng

Về phương châm công tác phát triển đảng viên hiện nay, Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI, xác định: phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng đảngviên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng Quán triệt phương châm phát triển Đảng,cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần nắm vững tinh thần cơ bản là tích cực, chủđộng làm tốt công tác phát triển Đảng, bảo đảm không chạy theo số lượng,nâng cao chất lượng đảng viên

Về phương hướng phát triển đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba củaBan chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) xác định phải làm tốt công táctạo nguồn để lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp những người ưu tú có đủ tiêuchuẩn trong đoàn thanh niên, trong công nhân, nông dân, trí thức, chiến sĩ

Trang 26

trong các lực lượng vũ trang chú ý những cơ sở trọng yếu, những nơi còn ít

và chưa có đảng viên

Trong tình hình hiện nay khi lựa chọn người vào Đảng cần chú ý nhữngvấn đề cơ bản là: Động cơ xin vào Đảng, lai lịch chính trị, quan hệ xã hội,phẩm chất, năng lực, trình độ học vấn, quan điểm quần chúng, uy tín và khảnăng lãnh đạo quần chúng của người vào Đảng

Đối với người xin vào Đảng là người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùngđặc biệt khó khăn, có thể vận dụng phù hợp với quy định của Trung ương.Sau khi vào Đảng, mọi đảng viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độmọi mặt Chống biểu hiện lười học tập, ngại rèn luyện, chủ quan, thoả mãn,giảm sút ý chí vươn lên

Nội dung quy trình phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các

- Tạo nguồn, bồi dưỡng, rèn luyện nguồn Qua thực tiễn tại cơ sở, chi

bộ ấp, khóm xem xét, tạo nguồn và phân công đảng viên chính thức “kèmcặp” và cử tham gia mới cảm tình đảng trên cơ sở quy hoạch của chi bộ

- Thực hiện nghiêm các thủ tục, lập hoàn chỉnh hồ sơ phát triển đảng viên.Chi bộ xem xét và làm hồ sơ, giới thiệu quần chúng cho đảng xem xét, kết nạp

- Xét đề nghị chuẩn y kết nạp quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmervào Đảng Sau khi xem xét, đánh giá quần chúng đủ điều kiện thì cấp ủy cấphuyện ra quyết định kết nạp quần chúng vào đảng

- Giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị Sau khi nhận quyếtđịnh kết nạp quần chúng của chi bộ vào đảng, chi bộ tiến hành tổ chức lễ kết

Trang 27

nạp đảng viên và sinh hoạt Điều lệ Đảng cho đảng viên, đồng thời cử đảngviên chính thức theo dõi đảng viên dự bị vừa mới được kết nạp.

- Xét công nhận đảng viên chính thức Đảng viên sau khi nhận quyếtđịnh kết nạp thời gian là 12 tháng, nếu đủ điều kiện, chi bộ tổ chức lấy ý kiến

và đề nghị về trên ra quyết định công nhận chính thức

Hình thức, biện pháp: Tiến hành bằng nhiều hình thức, biện pháp như:

Thông qua hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức, các lựclượng, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mở các lớp bồidưỡng đối tượng đảng; quản lý, giáo dục rèn luyện nguồn kết nạp thông quahoạt động thực tiễn, phân công đảng viên theo dõi, kèm cặp giúp đỡ quầnchúng, tự tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của quần chúng thông qua các phongtrào, hành động cách mạng ở địa phương

*Vai trò công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng.

Một là, công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer góp phần

tăng cường số lượng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng

bộ các xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng Công tác phát triển Đảng ởvùng đồng bào dân tộc Khmer đạt kết quả tốt thì yếu tố then chốt, quyết định

là phải tập trung đào tạo, phát triển nguồn Nguồn ở đây chính là những thanhniên người dân tộc có trình độ học vấn, tri thức đang theo học tại các trườngnội trú, trường cao đẳng, đại học Sau khi ra trường, đây sẽ là nguồn nhânlực có chất lượng trở về phục vụ tỉnh nhà Bên cạnh đó, nguồn phát triểnĐảng còn chính là những người có uy tín đối với đồng bào, kể cả nhữngngười đã lớn tuổi, nếu trình độ họ còn yếu thì phải đào tạo

Hai là, công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các

đảng bộ xã góp phần tạo nguồn đội ngũ cán bộ cho từng địa phương, tạo rahạt nhân cho phong trào quần chúng ở ấp, khóm, khu

Trang 28

Ba là, công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer góp phần

quan trọng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đồng bào Khmer, xâydựng nền tảng của Đảng ở địa bàn nông thôn Nhất là xây dựng lực lượng cốtcán là người dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc; công tác xây dựng hệthống chính trị ở các xã, phường, thị trấn trong vùng đồng bào dân tộc đượcquan tâm thực hiện, tổ chức bộ máy cán bộ được quan tâm triển khai đồng bộ,việc quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc từng bước được nâng lên.Tính đến nay, toàn tỉnh đã có đảng viên là người dân tộc khmer, chiếm tỷlệ %

Bốn là, phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã

của tỉnh Sóc Trăng nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu cho các đảng bộ, chi bộ ở các xã để đảm bảo đủ sức lãnh đạo cáchmạng trong tình hình hiện nay.Cán bộ, đảng viên người Khmer có vai trò hếtsức quan trọng, là nòng cốt đối với cấp cơ sở Về trình độ, có đồng chí chưathực sự được như mong muốn, tuy nhiên, họ là những người gần dân, hiểuđược phong tục, tập quán, văn hóa của dân và được dân tin tưởng nên thuậnlợi hơn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là người dân tộc Nóimột cách đơn giản nhất là chỉ có cán bộ người dân tộc Khmer nói thì đồngbào dân tộc Khmer mới dễ nghe, dễ hiểu và dễ thực hiện hơn Như vậy, hiệuquả công tác vận động của cán bộ dân tộc Khmer thường cao hơn so với cán

bộ tuyên truyền, vận động khác

Năm là, công tác phát triển đảng viên trong đồng bào Khmer ở các xã,

phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng nhằm tăng cường phát triển đảng viên trẻ,những người có trình độ, kiến thức, những người năng động, nhạy bén, sángtạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm sẽ góp phần khắc phục tìnhtrạng "lão hoá" ở các đảng bộ, chi bộ Đẩy lùi những quan niệm bảo thủ, trìtrệ, duy ý chí, lối làm việc theo tập quán và tâm lý tộc người trong một bộphận cán bộ, đảng viên người dân tộc Khmer, góp phần nâng cao tầm trí tuệ

Trang 29

của Đảng bộ, làm cho Đảng bộ các xã phát triển theo kịp sự phát triển chungtrong toàn tỉnh.

*Đặc điểm công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng

Thứ nhất, đối tượng công tác phát triển đảng viên của các đảng bộ xã,

phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng khá đa dạng và không đồng đều Hiện nay,tỉnh Sóc Trăng đang mở các lớp đào tạo cán bộ dân tộc để nâng cao trình độcho các đảng viên người Khmer, giúp họ vững vàng về chính trị, hiểu biết vềchuyên môn để phục vụ tốt hơn công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước đồngthời để họ có điều kiện giúp đỡ bà con phát triển sản xuất, xóa đói giảmnghèo Đối với những cán bộ, đảng viên người Khmer ưu tú, tỉnh chủ trương

cơ cấu, quy hoạch, sử dụng vào những vị trí quan trọng ở các cấp chính quyền

để đồng bào Khmer thấy được Đảng, Nhà nước luôn bình đẳng về mọi mặtnhư: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Thứ hai, công tác giáo dục, bồi dưỡng, tạo nguồn phân công cán bộ,

đảng viên giúp đỡ quần chúng phấn đấu trở thành đảng viên của các chi bộ,đảng bộ gặp nhiều khó khăn Khó khăn hiện nay chủ yếu do trình độ về vănhóa, chuyên môn của cán bộ dân tộc người Khmer vẫn còn thấp Nếu so vớitiêu chí phát triển Đảng thì chưa đáp ứng được nên hạn chế đến công tác pháttriển Đảng, cũng như chất lượng đảng viên người Khmer trên địa bàn tỉnh.Tỉnh Sóc Trăng xác định, đây là vần đề chính, cần phải giải quyết lâu dài.Trước mắt, Tỉnh ủy có chủ trương tiếp tục xây dựng và củng cố cơ sở đảng,chính quyền, đoàn thể vững mạnh; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng cán bộ, nâng dần chất lượng và số lượng cán bộ người Khmer Cónhững trường hợp thậm chí có thể phát triển Đảng trước, sau đó tiếp tục bồidưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ Về lâu dài, phát triển nguồn nhânlực đảng viên từ hệ thống giáo dục chính là ưu tiên hàng đầu Hệ thống giáodục dân tộc các trường nội trú sẽ được đầu tư, phát triển mạnh, nhằm tạo

Trang 30

nguồn cán bộ đảng viên tương lai có tư cách, bản lĩnh chính trị vững vàng, cótrình độ tốt về văn hóa và nghiệp vụ.

Thứ ba, môi trường công tác, học tập, phấn đấu, rèn luyện, phấn đấu trở

thành đảng viên của quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer của miền TâyNam Bộ có nét đặc thù riêng

Người Khmer Nam Bộ sinh cơ lập nghiệp lâu đời trên vùng đất sôngnước, chủ yếu bằng sản xuất lúa nước, trồng rẫy và khai thác thuỷ sản, tạogiống lúa mới thích hợp với nhiều loại đất phèn, đất nước lợ, đất bồi phù sa vànghề thủ công truyền thống Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồngcác dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, nền văn hóa Khmer đã giao hòa, gắnkết với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Namphong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc

Lễ hội của người Khmer Nam bộ như là một nét văn hoá độc đáo gópchung vào sự đa dạng, đặc sắc của nền văn hóa Việt Đến với lễ hội Khmer Nam

bộ chúng ta sẽ được hiểu thêm về con người ở một vùng đất, cũng như dấu ấnđặc sắc mà nền văn minh lúa nước tác động đến vùng đất này Không chỉ vậy, lễhội của người Khmer Nam bộ còn mang tính cộng đồng cao, biểu hiện rất rõ quacác sinh hoạt văn hóa trong các lễ hội, như: Lễ Chôl Chnăm Thmây (tết đón nămmới), lễ Đôn Ta (lễ cúng ông bà), lễ hội Ooc om boc - Um tuk ngô (lễ đút cốmdẹp - đua ghe ngo), Đây là những dịp để đồng bào Khmer Nam bộ thể hiệnnhững nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc mình

Người khmer Sóc Trăng được đầu tư nhiều về chính sách văn hóa.Song song đó, tiếp tục thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,nhà nước về công tác dân tộc, các cấp các ngành trong tỉnh đã có nhiều hoạtđộng hướng về đồng bào Khmer Bên cạnh việc tổ chức nhiều hoạt động vănhóa, văn nghệ, các ngành chức năng của tỉnh còn đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị văn hóa cho các chùa Khmer, như hỗ trợ trang thiết bị âm thanh,truyền hình, nhạc ngũ âm… Các chùa Khmer trong tỉnh đều được cung cấp

Trang 31

báo chí chữ Khmer theo chương trình của Chính phủ Trong nhiều năm liêntục, Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh mở các lớp bồi dưỡng nghệ thuật truyềnthống cho đồng bào Khmer, gồm các lớp nhạc ngũ âm, trống Sa dăm, nghệthuật tuồng dù- kê có những lớp đối tượng học rất phong phú về lứa tuổi.

Từ những phương diện về đời sống xã hội, văn hóa của đồng bào Khmer đượcnêu ở trên, ta có thể khẳng định rằng đồng bào Khmer Nam bộ nói chung vàtỉnh Sóc Trăng nói riêng có cơ hội học tập, phấn đấu để phát triển và tham giacác hoạt động xã hội

*Tiêu chí đánh giá công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng.

Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm, năng lực của chủ thể, lực lượng tham gia công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng

Trong công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của

các đảng bộ xã, phường, thị trấn, có sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều lực

lượng, nhưng vai trò của chủ thể có ý nghĩa quyết định Suy cho cùng, chấtlượng công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các

đảng bộ xã, phường, thị trấn phụ thuộc trực tiếp vào vai trò lãnh đạo, chỉ đạo,

và tiến hành của chủ thể, mà trước hết là nhận thức và trách nhiệm của cấp

ủy, chi bộ, ban chấp hành các tổ chức quần chúng, đoàn thể cơ sở địa phương.Công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các

đảng bộ xã, phường, thị trấn là một trong những hoạt động quan trọng,

thường xuyên, là nhiệm vụ của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, mà trực tiếp làđảng uỷ, chi uỷ, chi bộ và đội ngũ đảng viên trong đảng bộ với tư cách là chủ thểquyết định Đồng thời cũng cần phải đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lựccủa các lực lượng tham gia vào công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dântộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn Căn cứ để đánh giá nhận thức,trách nhiệm, năng lực của chủ thể, lực lượng tham gia phải khách quan, toàn diện,gắn với chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn trong phạm vi quy định ở mỗi cấp

Trang 32

Thứ hai, kết quả thực hiện các nội dung, quy trình phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Sóc Trăng.

Đây là tiêu chí quan trọng trong đánh giá thực trạng Bởi vì, công tácphát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã,

phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng phụ thuộc trực tiếp vào nội dung, quy trình

tiến hành Kết quả thực hiện nội dung quy trình phát triển đảng viên trong

đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn vừa phản ánh

chất lượng hoạt động của chủ thể vừa thể hiện phẩm chất, năng lực mọi mặtcủa đối tượng phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.Đánh giá thực trạng công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân

tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn phải căn cứ vào số lượng

quần chúng được tham gia học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng hàng năm, sốlượng quần chúng được kết nạp vào Đảng và chất lượng đảng viên mới kếtnạp gắn với chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương cơ sở.Trên đây là những căn cứ cơ bản đánh giá công tác phát triển đảng viêntrong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn Để đánhgiá một cách khách quan, đòi hỏi cần phải chi tiết hoá các căn cứ trên thànhnhững nội dung cụ thể, cần thu thập, tổng hợp đầy đủ các số liệu, tư liệu làm

cơ sở để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra những nhận định, đánhgiá đảm bảo tính khách quan, trung thực, tránh áp đặt, chủ quan

Ba là, nhóm tiêu chí đánh giá sự tác động của công tác phát triển đảng trong đồng bào Khmer đến các hoạt động của địa phương

Đánh giá công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmercủa các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng bằng sự tác động củacông tác này Điều đó không chỉ biểu hiện ở số lượng, chất lượng đảng viênmới được kết nạp, mà quan trọng hơn chính là kết quả thực hiện các nhiệm vụchính trị ở cơ sở địa phương; ở việc chấp hành đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật Nhà nước; chấp hành nghị quyết của các cấp bộ

Trang 33

đảng địa phương, các quyết định của chính quyền trong phát triển mọi mặt ở

cơ sở địa phương; thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh ở địaphương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn cơ

sở Mỗi đảng viên mới được kết nạp, cùng với đội ngũ cán bộ, đảng viên pháthuy vai trò nòng cốt trong quán triệt, tuyên truyền vận động và làm kiểu mẫutrong thực hiện ở địa phương; là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với cộngđồng đồng bào dân tộc Khmer, phản ánh cho cấp ủy, chính quyền địa phươngtâm tư, nguyện vọng của đồng bào, những điểm phù hợp, chưa phù hợp trongchủ trương, chính sách để cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương kịp thờiđiều chỉnh, bổ sung đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm tiền hành công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng

1.2.1 Thực trạng công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trần ở tỉnh Sóc Trăng

* Những kết quả, ưu điểm

Một là, về cơ bản các đảng bộ xã, phường, thị trấn, trước hết là các cấp ủy đảng đã có nhận thức đúng, phát huy trách nhiệm đối với công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng

Quán triệt thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Sóc Trăng “Về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer”.Các cấp bộ đảng bộ trong Tỉnh đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ nhằmthúc đẩy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với các nhiệm vụcủa địa phương, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh -quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc Khmer; trong

đó, đặc biệt chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng vùng đồng bào dân tộc

Trang 34

Khmer trong sạch vững mạnh, không ngừng phát triển về tổ chức, bảo đảm

cả chất lượng và tăng cường số lượng đảng viên mới được kết nạp

Để thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn quan tâm lãnh đạo, tăngcường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, tạo điều kiện để mọi cán

bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên trong vùng đồng bào có đạo,

là người dân tộc được học tập lý luận chính trị, thường xuyên bồi dưỡng nhậnthức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về chính sách dân tộccủa Đảng và Nhà nước Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về Đảng,vai trò của Đảng trong điều kiện cầm quyền; vai trò của các cấp bộ đảng ở địaphương, nhất là cấp cơ sở trong chấp hành đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi hiện thực hóa đường lối, chính sáchcủa Đảng thông qua đó mà củng cố nhận thức, đề cao trách nhiệm của mọingười đối với công tác phát triển đảng viên nói chung và nhất là phát triểnđảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer; củng cố khối đoàn kết thống nhấttrong Đảng và nhân dân Các cấp ủy, tổ chức đảng trong tiến hành công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên đã gắn với giáo dục truyền thốngcách mạng, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là tích cực đẩy mạnh thực hiện “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ đó mà nâng cao nhậnthức, bản lĩnh chính trị, uy tín của cán bộ, đảng viên trước nhân dân; thườngxuyên giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranhlàm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự

Trang 35

viên, trước hết là cấp ủy cơ sở đối với công tác phát triển đảng viên trongđồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh SócTrăng, có 85 % cho rằng các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên ở cơ sở

đã có nhận thức đúng và đề cao trách nhiệm đối với công tác này

Cùng với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, các cấp ủy đảng đã chútrọng xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên Trước hếttập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ phù hợp vớitình hình địa phương.Qua khảo sát thực tế, các chi bộ, đảng bộ cơ sở vùng cóđông đồng bào dân tộc Khmer tổ chức sinh hoạt đúng định kỳ, nội dung đượcchuẩn bị chu đáo, theo đúng Hướng dẫn số 04-HD/BTCTU, ngày 02-6-2006của Ban Tổ chức Tỉnh ủy “Về nội dung sinh hoạt đảng ở chi bộ”; chất lượngsinh hoạt được nâng lên, thể hiện tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiếnđấu, khắc phục tình trạng bỏ sinh hoạt một vài kỳ trong năm hoặc sinh hoạtkhông đầy đủ nội dung Thông qua sinh hoạt, mà nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của tổ chức, của đội ngũ cán bộ, cấp ủy viên, đảng viên đối với côngtác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer của các đảng bộ xã,phường, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua

Hai là, các tổ chức đảng thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn đã thực hiện tốt nội dung, quy trình phát triển đảng viên Thực hiện Đề án kết nạp

đảng viên vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer đến năm 2015 của Ban Tổchức Tỉnh ủy, công tác kết nạp đảng viên là người dân tộc Khmer có chuyểnbiến tích cực từ khâu quy hoạch tạo nguồn gắn với thử thách qua các phongtrào đến phân công đảng viên bồi dưỡng đối tượng Trong 3 năm 2006 - 2008,toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 682 đảng viên là người dân tộc Khmer,chiếm 13,21% tổng số đảng viên mới kết nạp

Trang 36

Công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc khmer được các cấp ủyĐảng ngày càng quan tâm và chú trọng, nhất là phát triển đảng viên ở địa bàndân cư, chức sắc, chức việc, tôn giáo.

Hàng năm, đảng ủy đều xây dựng kế hoạch và đề ra chỉ tiêu phát triểnđảng viên mới của đảng bộ gắn với công tác phát triển đảng viên trong đồngbào dân tộc Khmer Qua đó đã tổ chức triển khai thực hiện và thường xuyênkiểm tra việc thực hiện theo chương trình kiểm tra giám sát của Ban Thường

vụ đảng ủy; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm đều tổ chức đánh giá, rút kinhnghiệm nhằm đánh giá việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch

Quán triệt các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, khẳng địnhvai trò to lớn của đồng bào dân tộc khmer trong phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng an ninh, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dântộc trong Tỉnh; trong những năm qua, việc tạo điều kiện bảo đảm cho công tácphát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer ở các xã, phường, thị trấn

của tỉnh Sóc Trăng luôn được các cấp ủy đảng quan tâm thực hiện Cụ thể là

không ngừng nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị của đồng bào dântộc khmer trong tỉnh đồng thời với củng cố và tăng cường khối đại đoàn kếtgiữa các dân tộc Tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vậtchất của đồng bào Khmer Triển khai thực tốt các chính sách hỗ trợ đồng bàoKhmer như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, cho vay vốn,

hỗ trợ mua nông cụ, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… đời sống vật chất củađồng bào Khmer không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/năm.Nhiều hộ vươn lên đủ ăn, có thu nhập khá, có hộ trở thành giàu Chú trọngphát triển văn hóa, giáo dục, y tế nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho đồngbào Khme; phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer, hỗ trợ học sinh nghèo,

cử tuyển, dự bị đại học,…Qua đó đã xây dựng được nguồn phát triển đảng,đồng thời tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer của cácđịa phương

Trang 37

Đời sống của người khmer ở Sóc Trăng ngày càng được nâng lên về vậtchất và tinh thần nên tích cực tham gia ngày càng nhiều hơn vào các tổ chứcchính trị - xã hội, các hội quần chúng Từ đó, công tác giới thiệu, tạo nguồnphát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc khmer dễ dàng hơn thông quaMặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể Đặc biệt, sau khi thực hiện Kếtluận số 10 – KL/TU, ngày 01/6/2012 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sóc Trăng

về “Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận vàcác đoàn thể” Qua đó, các đoàn thể đã tích cực phối hợp với đảng ủy các xã,phường, thị trấn trong Tỉnh tập trung rà soát nguồn cán bộ Mặt trận và cácđoàn thể ở ấp, khóm, khu để bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp.[xem phụ lực 2] Tính từ năm 2012 đến nay, toàn Tỉnh đã kết nạp được 967 làchi hội trưởng các đoàn thể và bí thư chi đoàn các ấp, khóm, khu; trong đó có

27.203 đảng viên được kết nạp là người dân tộc khmer

Trình độ, nhận thức của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được nânglên, nhất là trình độ văn hóa và nhận thức về Đảng; sự đúng đắn trong đườnglối lãnh đạo, các chính sách của Đảng đối với đồng bào dân tộc Qua đó, đồngbào dân tộc khmer tích ngày càng có ý thức phấn đấu vào Đảng Tính đếnnăm 2014, toàn Tỉnh đã kết nạp được 35.431 đảng viên, trong đó đã có 4.773đảng viên người dân tộc khmer, chiếm 13,47 % trong tổng số đảng viên đượckết nạp, giảm so với nhiệm kỳ trước 17,54 %

Ba là, thông qua công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ xã, phường thị trấn, số đảng viên trong đồng bào Khmer được kết nạp đã tác động tích cực đến các mặt hoạt động của địa phương

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở ở các xã có đông đồngbào dân tộc Khmer trong thời gian qua đã từng bước được nâng lên về trình

độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, tổchức và điều hành xử lý công việc Hầu hết cán bộ, đảng viên đều có lậptrường chính trị vững vàng; giữ gìn được đạo đức, có lối sống trong sạch, lành

Trang 38

mạnh; am hiểu, sâu sát địa bàn phụ trách, có nhiều đổi mới, tiến bộ trongphong cách làm việc, giữ được mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân,được nhân dân tín nhiệm Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ, đảngviên đã tích lũy được kinh nghiệm trong lãnh đạo và quản lý, góp phần nângcao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Thực hiện tốt phát triển đảng viên kết hợp chặt chẽ với quy hoạch cán

bộ người dân tộc Khmer; bước đầu đã đạt được kết quả thiết thực, số lượngcán bộ người dân tộc Khmer được đưa vào quy hoạch ban chấp hành, banthường vụ cấp ủy và các chức danh chủ chốt các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015bình quân tăng 8,27% so với nhiệm kỳ 2005 - 2010 Trên cơ sở quy hoạch cán

bộ, một số địa phương, đơn vị đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch đào tạo, luân chuyển và bố trí, sắp xếp cán bộ người dân tộc Khmerphù hợp với từng chức danh đã được quy hoạch Qua đó, góp phần khắc phụcdần tình trạng bị động, hẫng hụt trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ngườidân tộc

Thông qua phát triển đảng viên người dân tộc Khmer mà chất lượnghoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từng bước được nângcao; qua đó đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hộiviên, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện và tâm lý đốitượng, như: tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tổ chức cáccuộc đối thoại, tọa đàm, các cuộc thi tìm hiểu nhân các ngày lễ lớn của đấtnước, thi tìm hiểu về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đội ngũ đảng viên là người dân tộc Khmer đã trực tiếp góp phần vàocông tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện cóhiệu quả các phong trào, các cuộc vận động lớn do Đảng, Nhà nước phát động,nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư” trong vùng đồng bào dân tộc Khmer Chú trọng thực hiện phương

Trang 39

châm hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở, chỉ đạo cán bộ tăng cường đi cơ sở,khắc phục tình trạng quan liêu, xa rời quần chúng Quan tâm công tác xây dựnglực lượng nòng cốt, cá nhân tiêu biểu trong các tôn giáo, vùng đồng bào dântộc; góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên nhân dânthực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Qua đó, bồidưỡng, rèn luyện đội ngũ đảng viên mới, khẳng định và phát huy vai trò của họtrong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.

* Những hạn chế, khuyết điểm

Thứ nhất, một số cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội nhận thức còn chưa thật đầy đủ đối với công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Sóc Trăng.

Những năm qua mặc dù các cấp ủy, các cơ quan chức năng, các tổchức, các lực lượng đã có nhận thức ngày càng đúng đắn, đề cao trách nhiệmtrong công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer ở các xã,phường, thị trấn, nhưng trên thực tế vẫn còn một số cấp ủy xã, cán bộ chủ trì

và các ban, ngành, đoàn thể có lúc, có nơi nhận thức chưa sâu sắc vai trò củacông tác phát triển đảng, trong đó có người đứng đầu cấp ủy Từ nhận thức

đó, một số cấp ủy chưa thực sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo việc phát triểnđảng viên mới là người dân tộc Khmer Các chức năng ở cấp huyện còn chưathực hiện tốt chức năng tham mưu, thiếu chủ động sáng tạo trong chỉ đạohướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phát triển đảng viên ởcác đảng bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn

Thứ hai, nội dung, quy trình, hình thức, biện pháp công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer ở các xã, phường, thị trấn chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn ở các địa phương.

Thực tế ở cấp huyện và một số xã, phường, thị trấn, việc triển khaiquán triệt, xây dựng kế hoạch công tác phát triển đảng, tạo nguồn; xây dựngnội dung, chương trình bồi dưỡng đoàn viên ưu tú còn chậm, việc xác định

Trang 40

chương trình nội dung bồi dưỡng thiếu cơ bản, toàn diện, có nội dung chưasát với đối tượng, chưa tập trung được vào khâu, mặt cần bồi dưỡng, chưa chú

ý đến nâng cao nhận thức, kỹ năng mọi mặt cho đối tượng bồi dưỡng

Qua trao đổi, toạ đàm một số cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đềucho rằng: hiện nay kiến thức, năng lực lãnh đạo của một bộ phận đảng ủy viênvẫn còn không ít hạn chế, bất cập như: kiến thức toàn diện, năng lực tư duy lýluận, năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực xử lý những vấn đề nảy sinh từthực tiễn của địa phương còn hạn chế Do đó, việc xác định kế hoạch công tácphát triển đảng chưa được quan tâm, công tác tạo nguồn chưa bài bản, chủyếu dựa vào các tổ chức đoàn thể gới thiệu, chưa coi trọng việc cập nhậtnhững tri thức, nội dung mới sát thực tiễn cơ sở địa phương hiện nay

Một số hình thức, biện pháp chưa được vận dụng linh hoạt, sáng tạo,chưa lựa chọn, tìm tòi, sáng tạo ra những hình thức phương pháp bồi dưỡngđội ngũ đoàn viên thanh niên, quần chúng ưu tú, để xây dựng ngồn phát triểnđảngmới có hiệu quả cao hơn Chưa có những biện pháp quản lý hiệu quả quátrình bồi dưỡng, thử thách đối tượng cả trước và sau khi kết nạp và phấn đấutrở thành đảng viên chính thức của Đảng

Qua khảo sát thực tiễn ở các xã, phường, thị trấn cho rằng hình thức,biện pháp phát triển đảng viên chậm được đổi mới; hoạt động lãnh đạo, chỉđạo, kiểm tra, giám sát công tác phát triển đảng của cấp ủy cấp trên với cấp

ủy, tổ chức đảng cấp dưới còn hạn chế; còn đổ lỗi cho bận công việc và điềukiện khách quan, thiếu chủ động, kiên quyết trong lãnh đạo, chỉ đạo việc pháttriển đảng của các tổ chức ở địa phương, cơ sở

Thời gian qua ở các đảng bộ xã, phường, thị trấn vẫn còn một số tổ chứcđảng, bí thư cấp ủy, một bộ phận cấp ủy viên về năng lực quán triệt và vận dụngsáng tạo các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên trong công tác phát triển đảng viênvào thực tiễn của từng địa phương còn hạn chế; khả năng thu phục, thuyết phụctập hợp quần chúng phấn đấu vào đảng còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò

Ngày đăng: 14/12/2016, 22:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ban Chấp hành Trung ương, Quy định số 45 - QĐ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2011 “về thi hành Điều lệ Đảng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định số 45 - QĐ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2011 “về thi hành Điều lệ Đảng
4. Ban Chấp hành Trung ương, Quy định số 47 - QĐ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2011 “về những điều đảng viên không được làm” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định số 47 - QĐ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2011 “về những điều đảng viên không được làm
11.Chính phủ, Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 “Quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 “Quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
12.Chu Văn Thành, Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Bộ Nội vụ, H, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới
13.Dương Trung Ý, Nâng cao chất lượng Đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Nxb CTQG, H, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng Đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Nhà XB: Nxb CTQG
14.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX “Về công tác dân tộc”, Nxb CTQG, HN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX “Về công tác dân tộc”
Nhà XB: Nxb CTQG
15.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, H, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Nhà XB: Nxb CTQG
16.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb CTQG
17.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb. CTQG
18.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG - Sự thật, H, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. CTQG - Sự thật
19.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX “Về công tác dân tộc”, Nxb.CTQG, HN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX “Về công tác dân tộc”
Nhà XB: Nxb.CTQG
20.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”, Nxb.CTQG, HN, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”
Nhà XB: Nxb.CTQG
21.Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 10 - CT/TW ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 10 - CT/TW ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
22.Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Sự thật, H, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
23.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, Sự thật, H, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
Nhà XB: Nxb CTQG
24.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Một số vấn đề cơ bản cấp bách trong công tác XDĐ hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Một số vấn đề cơ bản cấp bách trong công tác XDĐ hiện nay
25.Hoàng Bằng, Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ XDĐ, H, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong giai đoạn hiện nay
26.Hoàng Mạnh Đoàn, Công tác vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ lịch sử, H, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay
28.Hoàng Văn Hành, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách Khoa
32.Lê Văn Lương, CTPTĐV trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, H, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CTPTĐV trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w