Đảng viên là tế bào của Đảng, là người tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tổ chức, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là vấn đề có tính quy luật trong công tác XDĐ, bảo đảm cho Đảng tồn tại, phát triển, có sức sống mạnh mẽ, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Xây dựng ĐNĐV có chất lượng cao, số lượng đủ là nhân tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đảng viên là tế bào của Đảng, là người tham gia tích cực vào quá trìnhxây dựng tổ chức, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng,thường xuyên, là vấn đề có tính quy luật trong công tác XDĐ, bảo đảm choĐảng tồn tại, phát triển, có sức sống mạnh mẽ, xứng đáng là đội tiên phongcủa giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Xây dựngĐNĐV có chất lượng cao, số lượng đủ là nhân tố cơ bản quyết định năng lựclãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng Chính vì vậy, ngay từ khi mới ra đời vàtrong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tácphát triển Đảng
Thực tiễn hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành của ĐCSVN cho thấy,công tác phát triển đảng là nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến
sự sống còn của Đảng, sự thành bại của cách mạng Tiến hành CTPTĐV, xâydựng ĐNĐV là cơ sở nền tảng để xây dựng các tổ chức cơ sở đảng TSVM,nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng, để lãnh đạo toàn dânthực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ViệtNam, đặc biệt là từ khi có Đảng lãnh đạo, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp vaitrò quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động, lớp lớp phụ nữ Việt Nam, bằngcông sức, trí tuệ đã xây dựng nên truyền thống “kiên cường, bất khuất, trunghậu, đảm đang”, nhiều chị em phụ nữ đã phấn đấu đứng trong hàng ngũ củaĐảng, được giao giữ trọng trách lãnh đạo trên các lĩnh vực công tác và ngàycàng khẳng định được vai trò bình đẳng của người phụ nữ trong chế độ xã hộimới Phát triển đảng viên nữ là một trong những biện pháp góp phần xây
Trang 2dựng tổ chức đảng vững mạnh toàn diện, đồng thời còn thể hiện chủ trương,quan điểm của Đảng về quan tâm xây dựng và phát huy vai trò phụ nữ trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN
Trong những năm qua, cấp ủy, tổ chức đảng ở đảng bộ các xã trên địabàn tỉnh Sóc Trăng đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chủ trương xây dựng vàbồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, vì thế đã có nhiều chủ trương biện pháp lãnhđạo sát đúng, thường xuyên quan tâm chăm lo tiến hành CTPTĐV nữ Sốlượng đảng viên nữ được kết nạp vào Đảng ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnhSóc trăng ngày càng tăng, đội ngũ đảng viên nữ đã phát huy tốt vai trò tiênphong gương mẫu trên các lĩnh vực hoạt động, góp phần xây dựng các tổchức đảng vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộtỉnh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Tuy nhiên, CTPTĐV
nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhấtđịnh như chạy theo số lượng đơn thuần, coi nhẹ, hạ thấp chất lượng, tiêuchuẩn đảng viên, buông lỏng quản lý, hoặc hẹp hòi định kiến vẫn chưa đượckhắc phục triệt để
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóahiện đại hóa, mở cửa hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sóc Trăng đang đặt ra yêucầu đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chứcđảng trong toàn Đảng bộ Tăng cường PTĐV nói chung và đảng viên nữ nóiriêng của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng đang là vấn đề cấp thiết, là nộidung quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến của của toànĐảng bộ trong tình hình mới
Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm ra nhữnggiải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng, hiệu quả CTPTĐV nữ của các đảng
bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trang 3Tiến hành CTPTĐV nói chung và PTĐV trong đội ngũ cán bộ nữ làvấn đề quan trọng, là một trong những chủ trương luôn được Đảng ta quantâm chỉ đạo trong công tác XDĐ Vì vậy, Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghịquyết; các cán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học đã có nhiều công trình khoa học,luận văn, luận án nghiên cứu, đề cập vấn đề này Tiêu biểu là:
Bộ Quốc phòng (1996) “Phát triển bồi dưỡng nâng cao chất lượng đảng viên trong quá trình đào tạo cán bộ các trường sỹ quan Quân đội”, đề
tài cấp bộ do Trường Sỹ quan Lục quân I thực hiện Trong đề tài này, các tácgiả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của CTPTĐV vàbồi dưỡng ĐNĐV là học viên gắn liền với quá trình đào tạo đội ngũ cán bộcho Quân đội
Nguyễn Thị Mỹ Trang (2001), “Xây dựng đội ngũ đảng viên là sinh viên
ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, luận án tiến sỹ
khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN Tác giả đã đi sâu phântích, đánh giá, làm rõ: vị trí, vai trò của CTPTĐV trong sinh viên - nguồn nhânlực chất lượng cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đặc điểm đốitượng đảng viên là sinh viên và sự tác động ảnh hưởng của tình hình thế giới,trong nước đến ĐNĐV là sinh viên; đánh giá thực trạng CTPTĐV trong sinhviên ở các trường đại học cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong nhữngnăm qua, mặc dù tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường được kết nạp vào Đảngngày càng tăng, nhưng so với nhu cầu, tiềm năng thì vẫn còn hạn chế Luận án
đã xác định những cụm giải pháp tập trung vào công tác tuyên truyền giáo dục,xây dựng nhận thức, động cơ, quyết tâm phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện cho sinhviên, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức đảng, nhất là các chi bộ sinh viêntrong trường, các phòng, khoa chức năng, các tổ chức đoàn thanh niên, hội sinhviên, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể của người đảng viên là sinh viên đểquần chúng tu dưỡng, phấn đấu rèn luyện
Trang 4Nguyễn Văn Hào (2003) “Đẩy mạnh công tác PTĐV trong thanh niên của các đảng bộ phường ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay”, luận văn
thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN Tác giả đã đisâu phân tích, luận giải làm rõ đặc điểm tình hình của các đảng bộ, chi bộ trênđịa bàn Thành phố Đà Nẵng cũng như đối tượng quần chúng là đoàn viên,thanh niên ở địa phương, từ đó đưa ra những dự báo và phương hướngCTPTĐV trong thanh niên của các đảng bộ phường, tập trung vào những vấn
đề sau: đổi mới việc đánh giá về thanh niên, thống nhất nhận thức vềCTPTĐV trong thanh niên ở địa phương; quán triệt, cụ thể hóa tiêu chuẩnđảng viên trong độ tuổi thanh niên; củng cố kiện toàn xây dựng các cấp ủyđảng TSVM thực sự là chủ thể của CTPTĐV; chủ động làm tốt và đổi mớinội dung, hình thức, phương pháp giáo dục bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạođức cách mạng cho thanh niên trong tình hình mới, thường xuyên lựa chọnđoàn viên ưu tú bổ sung vào nguồn kết nạp đảng; kiện toàn nâng cao chấtlượng hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trongtham gia CTPTĐV; đồng thời tác giả cũng khẳng định việc tăng cường theodõi giúp đỡ của quận ủy, thành ủy và các cơ quan đơn vị trên địa bàn có vaitrò quan trọng trong CTPTĐV của đảng bộ các phường
Tổng cục Chính trị (2004), Báo cáo tổng kết công tác phát triển đảng, bồi dưỡng đội ngũ đảng viên trong Học viên đào tạo sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trong các nhà trường Quân đội giai đoạn 1994 - 2004
(Số 361 - BC/CT) Báo cáo đã tổng kết 10 năm CTPTĐV và bồi dưỡngĐNĐV trong học viên đào tạo sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trongcác nhà trường Quân đội, làm rõ những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và bàihọc kinh nghiệm, đồng thời xác định phương hướng và những giải pháp nângcao chất lượng CTPTĐV, bồi dưỡng ĐNĐV trong học viên đào tạo sỹ quan,nhân viên chuyên môn kỹ thuật trong các nhà trường Quân đội với những nộidung cơ bản đó là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lựclượng trong công tác phát triển ĐNĐV; thường xuyên quán triệt sâu sắc thực
Trang 5hiện nghiêm túc, điều kiện, phương châm phương hướng kết nạp đảng viêntrong Quân đội; các cấp ủy tổ chức đảng, cơ quan chính trị phải làm tốt côngtác lựa chọn, giáo dục, bồi dưỡng nguồn kết nạp đảng; kết hợp CTPTĐV vớixây dựng tổ chức đảng TSVM, đơn vị VMTD, tạo môi trường tích cực choquá trình phấn đấu rèn luyện của quần chúng vào Đảng; tổ chức kết nạp quầnchúng ưu tú vào Đảng đúng nguyên tắc thủ tục và giáo dục bồi dưỡng đảngviên dự bị để chuyển thành đảng viên chính thức đúng kỳ hạn.
Nguyễn Văn Chất (2005), “Nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị Quân sự trong giai đoạn hiện nay”, luận văn
thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN Luận văn đã đisâu phân tích làm rõ đặc điểm của đảng viên là người dân tộc thiểu số, đào tạocán bộ chính trị cấp phân đội với những nét đặc trưng về văn hóa, phong tụctập quán, cá tính, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dụcrèn luyện đảng viên là người dân tộc thiểu số nói chung và đào tạo cán bộchính trị cấp phân đội nói riêng, từng bước hoàn thiện phẩm chất năng lực,phương pháp tác phong công tác, đáp ứng tiêu chuẩn đảng viên, đủ điều kiệnhoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao khi tốt nghiệp ra trường về đơn vịcông tác
GS.TS Mạch Quạng Thắng (chủ biên) (2006), “Đảng viên và phát triển đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nxb
Lao động.H Các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá tình hình, chất lượng độingũ đảng viên và CTPTĐV trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng VIII (1996 - 2001)
và từ Đại hội IX của Đảng đến nay, luận giải rõ nội hàm tiêu chuẩn phấn đấucủa người đảng viên được xác định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam,chỉ rõ những yêu cầu có tính đặc thù đặt ra với CTPTĐV trong điều kiện nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN, trên cơ sở đó, phân tích những nội dung
Trang 6đổi mới cần thiết trong CTPTĐV và công tác xây dựng đội ngũ đảng viên phùhợp với tình hình mới của những thập niên đầu thế kỷ XXI
Trần Trọng Đạo (2008), Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo công tác phát triển đảng viên trong đồng bào công giáo giai đoạn 1996 – 2006, luận
văn thạc sỹ lịch sử, trường Đại học KHXHNV Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Hải Hà (2012) “Đảng bộ tỉnh Hải Dương với công tác phát triển đảng viên ở nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010”, luận văn thạc
sỹ lịch sử, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại họcQuốc gia Hà Nội, H Tác giả đã nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễnCTPTĐV của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, phân tích, luận giải rõ những chủtrương và sự chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong Đảng bộ tỉnh đối với công tácphát triển đảng viên nông thôn giai đoạn năm 2001 đến năm 2010
Ngoài ra, trên phạm vi cả nước còn có nhiều công trình khoa học, bàinói, bài viết nghiên cứu về CTPTĐV, về giáo dục, bồi dưỡng mục tiêu, lýtưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho thanh niên, cho học viên
các nhà trường quân sự như: Nâng cao chất lượng CTPTĐV trong học viên các Trường sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, luận án tiến sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN của Lê Văn Bình (2000); PTĐV trong các trường Đại học Công an nhân dân ở phía Bắc trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN của Vũ Thế Kỳ (2001); Nâng cao chất lượng công tác PTĐV mới trong học viên đào tạo sỹ quan ở các nhà trường thuộc Quân chủng Phòng không, Không quân thời kỳ mới, luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN của Lê Văn Lương (2002); Công tác phát triển đảng trong sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp; luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN
của Dương Trung Ý (2001)
Trang 7Trong công trình luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây
dựng Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề: “Phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, thị trấn ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn hiện nay”
của Nguyễn Thị Kiều Linh (2012), tác giả luận văn đã tập trung luận rõ nhữngđặc điểm, yêu cầu mang tính đặc trưng của công tác PTĐV trong đồng bàoKhmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất những giải pháp góp phầnnâng cao chất lượng công tác PTĐV là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ
xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Kết quả nghiên cứu của tác giả đã gópphần làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn về chất lượng công tác pháttriển đảng viên trong đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay
Các công trình khoa học, luận văn, luận án nêu trên của các tác giả đã
đi sâu luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm,khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm ở từng lĩnh vực.Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố tác động, cả khách quan và chủ quan củatừng lĩnh vực, phạm vi, đối tượng cụ thể để xác định phương hướng, yêu cầu
và hệ thống các giải pháp đa dạng phong phú, phù hợp với đối tượng nghiêncứu đã xác định Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, luận văn,luận án trên đây có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục kếthừa, phát triển, vận dụng phù hợp với tình hình hiện nay
Tuy nhiên, CTPTĐV là vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự phát triển
và xây dựng các tổ chức đảng TSVM, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của Đảng, gắn liền với tính đặc thù của từng đối tượng, từng loại hình cơquan, đơn vị, nhà trường, từng lĩnh vực hoạt động của xã hội Thực tiễnCTPTĐV nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có những đặc thù,yêu cầu riêng, đồng thời luôn vận động biến đổi, đặt ra những tác động ảnhhưởng thường xuyên cần giải quyết cụ thể, song cho đến nay, chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về CTPTĐV nữ ở cácđảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Trang 83 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, xácđịnh yêu cầu và đề xuất một số giải pháp tăng cường CTPTĐV nữ của cácđảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnhSóc Trăng
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinhnghiệm tiến hành CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng
Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp tăng cường CTPTĐV nữ của cácđảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ởtỉnh Sóc Trăng; các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát giới hạn từ năm 2010đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các nguyên lý, nguyên tắc cơbản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và công tácphát triển đảng viên; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộngsản Việt Nam, các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung
Trang 9ương về CTPTĐV và xây dựng ĐNĐV Đồng thời, luận văn kế thừa, thamkhảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã nghiệmthu, công bố.
* Cơ sở thực tiễn
Hiện thực CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng; thamkhảo các tài liệu, số liệu trong các báo cáo, tổng kết về công tác xây dựngĐảng có liên quan trực tiếp đến CTPTĐV nữ của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng từnăm 2010 đến nay và các số liệu điều tra khảo sát, trưng cầu ý kiến trong quátrình nghiên cứu của tác giả ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng HồChí Minh, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoahọc chuyên ngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháplogic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra khảo sát, tổngkết thực tiễn và phương pháp xin ý kiến chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học giúpcho các cấp ủy, tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng trong lãnh đạo, chỉđạo tiến hành CTPTĐV nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo,nghiên cứu trong giảng dạy môn xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
7 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phần phụ lục
Trang 10Chương 1 CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN NỮ CỦA CÁC ĐẢNG BỘ
XÃ Ở TỈNH SÓC TRĂNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Các đảng bộ xã và công tác phát triển đảng viên
nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng
1.1.1 Các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng và đội ngũ đảng viên nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
* Khái quát tỉnh Sóc Trăng.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trongvùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố HồChí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, có bờ biển dài 72 km và 03 cửasông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển Đông Đến năm 2014 tỉnhSóc Trăng có 8 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố
Toàn tỉnh Sóc Trăng có 80 xã, 12 thị trấn và 17 phường Tỉnh SócTrăng có diện tích 3.311,2 km2 Diện tích các xã, thị trấn là 3.235,1 km2
chiếm 97,7% diện tích của tỉnh Sóc Trăng, dân số ở các xã, thị trấn là1.163.951 người chiếm 89,4% dân số toàn tỉnh Các xã, thị trấn là vùng nôngthôn kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển cây lúanước; cây Công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp; các loại rau màunhư hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng Hiện đất nôngnghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối vàđất nông nghiệp khác chiếm 0,97% Trong tổng số 278.154 ha đất nôngnghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha trồng cây hàng năm
và 40.191 ha trồng cây lâu năm và cây ăn trái (số liệu được cập nhật theo niên
Trang 11giám thống kê Sóc Trăng 2010) Sóc Trăng có hệ thống sông ngòi chằng chịt,điều kiện đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến việc giao thương hàng hóa Dân cưSóc Trăng chủ yếu gồm ba dân tộc: Kinh (835.629 người, chiếm 64,24%),Khmer (399.463 người, chiếm 30,71%), Hoa (65.311 người, chiếm 5,02%),
đã cùng chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất này
* Các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng :
Các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng được hình thành khá sớm, với tiềnthân là các chi bộ, sau phát triển thành đảng bộ trong những năm 1930, hiệnnay được tổ chức thành đảng bộ 2 cấp, dưới đảng bộ xã là các chi bộ trựcthuộc và đảng bộ bộ phận, không có chi bộ cơ sở xã Quy mô các đảng bộ xã
có từ 160 đến 315 đảng viên, sinh hoạt ở các chi bộ ngành, chi bộ khóm, ấp. Khi mới tách tỉnh, Tỉnh ủy Sóc Trăng có 10 đảng bộ trực thuộc gồm: 06đảng bộ huyện, 01 đảng bộ thị xã và 03 đảng ủy (Công an, Quân sự, Bộ độibiên phòng) Đến tháng 12/2013, Tỉnh ủy Sóc Trăng có 16 đảng bộ trực thuộcgồm: 09 đảng bộ huyện, 02 đảng bộ thị xã, 01 đảng bộ thành phố và 05 đảng
ủy (Công an, Quân sự, Bộ đội biên phòng, Khối các cơ quan, Khối doanhnghiệp) Đến tháng 12/2013 toàn tỉnh có 693 tổ chức cơ sở đảng với 2.527chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở (trong đó có 1.934 chi bộ trực thuộc đảng ủy
xã, phường, thị trấn)
Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ đảng viên như đào tạo, đào tạo lại cho đảng viên, mạnh dạn bốtrí, phân công đảng viên về công tác ở cơ sở nhằm giúp đảng viên được cọ sátthực tế, rèn luyện trong thực tiễn để đúc kết kinh nghiệm và quan trọng hơnhết là lựa chọn, tạo nguồn bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng, vừađảm bảo chất lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vừa thựchiện trẻ hóa đội ngũ đảng viên, tăng sinh lực cho Đảng nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng
Trang 12Một trong những khó khăn trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũđảng viên ở các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là, lực lượng đảng viên ở xã, thịtrấn chiếm trên 50% đảng viên toàn tỉnh, tổng số đảng viên của các chi bộ xãđông nhưng đảng viên hưu trí, đảng viên tuổi cao sức yếu được miễn côngtác, miễn sinh hoạt hiện chiếm một số lượng không nhỏ Một bộ phận đảngviên ở ấp vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn phải đi làm ăn xa (ra cácthành phố lớn làm công) sinh hoạt đảng không đều ảnh hưởng đến việc chấphành nguyên tắc sinh hoạt đảng và sức mạnh chiến đấu, năng lực lãnh đạo củacác đảng bộ xã Số đảng viên có trình độ, năng lực thì phần lớn có xu hướng
ly hương lên thành phố để mong muốn tìm được công việc ổn định hơn, cóthu nhập cao hơn, có điều kiện thăng tiến hơn
Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trungương 4 Khóa XI của Đảng, những năm qua, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã cónhiều chủ trương, giải pháp về nâng cao chất lượng tổ chức đảng và chấtlượng đội ngũ đảng viên được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ tỉnh như:Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 06 tháng 01 năm 2003 về nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, Đề án số 01-ĐA/BTCTU, ngày 03 tháng 5 năm 2006 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về xâydựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên vùng đồng bào dân tộc Khmer và Kếhoạch số 10-KH/BTCTU, ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Ban Tổ chức Tỉnh
ủy về củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở nơi cóđông đồng bào dân tộc, tôn giáo…
Các chủ trương của Tỉnh ủy được triển khai sâu rộng đến các tổ chức
cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên đã có tác động tích cực, góp phần nâng caochất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ đảng viên có sự phát triển tiến bộtheo từng năm, nếu như năm 2008 tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành
Trang 13nhiệm vụ là 84,09% thì đến năm 2014 đã có 100% đảng viên đủ tư cách hoànthành nhiệm vụ (trong đó 16,48% đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ, 83,52% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ).
Các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là nền tảng của Đảng bộ tỉnh, làloại hình tổ chức chiếm phần lớn tổ chức đảng và đảng viên của Đảng bộ tỉnh,
là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện và phát triển ĐNĐV ở nông thôn.Các đảng bộ xã là hạt nhân chính trị ở xã, trực tiếp lãnh đạo quần chúng nhândân ở địa phương thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, nhất là đường lối phát triển nông nghiệp, xây dựngnông thôn mới; có vai trò quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàndân, thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân, là cầu nối giữa Đảng vớinhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân
để phản ánh với Đảng Các đảng bộ xã cũng là nơi góp phần cung cấp choĐảng bộ tỉnh nguồn nhân lực mới để tăng cường số lượng và chất lượng cán
bộ, đảng viên, xây dựng Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng trong sạch, vững mạnh, đápứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới
* Đội ngũ đảng viên nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Sức mạnh của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng được tạo thành từ chất lượngđội ngũ đảng viên của Đảng bộ Đội ngũ đảng viên của tỉnh Sóc Trăng phầnlớn được trải qua kháng chiến gian khổ, vượt qua thử thách, rèn luyện vàtrưởng thành Trong điều kiện hiện nay, đội ngũ đảng viên của đảng bộ tiếptục phấn đấu rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyênmôn, kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, vềkiến thức kinh tế thịtrường, đáp ứng đòi hỏi sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Tính đến năm 2014, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700người, mật độ dân số đạt 394 người/km² Trong đó, dân số sống tại thành thịđạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người Trongkhi dân số nam là 647.900 người thì dân số nữ đạt 655.800 người, như vậy
Trang 14dân số nữ của tỉnh Sóc Trăng đang chiếm tỷ lệ cao hơn dân số nam, lực lượngphụ nữ của Sóc Trăng là bộ phận đông đảo trong cơ cấu dân số của tỉnh Vớitruyền thống kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang của người phụ nữViệt Nam, phụ nữ Sóc Trăng đã đóng góp nhiều công sức vào sự nghiệp xâydựng và phát triển của địa phương, trải qua quá trình rèn luyện, cống hiếntrong thực tiễn của hai cuộc kháng chiến và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổquốc thời kỳ đổi mới, phụ nữ Sóc Trăng đã không ngừng lớn mạnh, nhiều chị
em đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được giao các trọng trách quản
lý, lãnh đạo trong các cơ quan, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Đến nay sốđảng viên nữ trong toàn tỉnh là 9.958 đồng chí bằng 27,7% tổng số đảng viêncủa đảng bộ tỉnh (35.836 đảng viên) Riêng đội ngũ đảng viên nữ ở các đảng
bộ xã là 4.718 đồng chí trên tổng số 18.960 đảng viên, chiếm 24,8%
* Đặc điểm đảng viên nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Đảng viên nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là lựclượng có truyền thống anh dũng trong đấu tranh cách mạng, cần cù lao độngsản xuất Lực lượng phụ nữ của tỉnh Sóc Trăng chiếm hơn 50% dân số củatỉnh Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Sóc Trăng
đã không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu hi sinh,cống hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập, tự do của Tổquốc Phụ nữ Sóc Trăng không chỉ chiến đấu anh hùng mà còn lao động cần
cù để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương ngàycàng giàu đẹp hơn Đến nay, các tổ chức, đoàn thể quần chúng phụ nữ đều cónhững mô hình hoạt động rất hiệu quả, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vàocác câu lạc bộ như: phụ nữ chăn nuôi và sản xuất giỏi, khuyến nông, tiền hônnhân, phụ nữ với kiến thức pháp luật, gia đình hạnh phúc, tổ phụ nữ 5 không
3 sạch, tổ phụ nữ nuôi dạy con ngoan Đây không chỉ là cơ hội thuận lợi đểchị em thi đua phấn đấu mà còn là điều kiện tốt giúp cơ sở đảng tháo gỡ khókhăn trong công tác tạo nguồn phát triển đảng viên là nữ Hiện nay, đảng viên
Trang 15nữ ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng được cơ cấu đều khắp các sở ban, ngành từ tỉnhđến huyện, xã và địa bàn dân cư (kể cả ở khu công nghiệp của tỉnh và các xínghiệp trên địa bàn tỉnh) Đảng viên nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh SócTrăng phần lớn là phụ nữ trực tiếp lao động, sản xuất nông nghiệp, là đồngbào dân tộc và theo đạo nên còn nhiều ràng buộc về tập tục.
Sóc Trăng là một địa phương vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí nóichung của nhân dân Sóc Trăng còn thấp so với cả nước Tỷ lệ đồng bào dântộc và đồng bào theo đạo chiếm khá cao, trong đó một số dân tộc như đồngbào Khơmer, đồng bào theo đạo Ky tô giáo hoặc Hồi giáo có nhiều quan niệmkhắc khe về quan hệ xã hội của người phụ nữ Truyền thống văn hóa đã để lạicho phụ nữ ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến nay vẫn còn biểu hiện tự ti, an phận,chưa có ý chí phấn đấu vươn lên; quan niệm “việc nhà là của phụ nữ” còn tồntại khá phổ biến trong đời sống xã hội của tỉnh Sóc Trăng, từ đó đẫn đến tìnhtrạng chị em phụ nữ ít nhận được sự chia sẻ của nam giới cũng như sự ủng hộcủa gia đình và người chồng khi tham gia công tác xã hội Thực tế cho thấy,chị em phụ nữ trên địa bàn Sóc Trăng phải chịu nhiều sức ép khi vừa phảiphấn đấu trong chuyên môn, vừa phải gánh vác hầu hết vai trò đảm đương nộitrợ, vì vậy, một bộ phận không nhỏ phụ nữ nảy sinh tư tưởng an phận, chấpnhận hoàn cảnh và không muốn tham gia phấn đấu trở thành đảng viên hoặcđảm nhận các vị trí công tác xã hội
Đảng viên nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng còn nhữnghạn chế bất cập về trình độ văn hóa Do hoàn cảnh lịch sử để lại, mặt bằngvăn hóa của chị em phụ nữ ở tỉnh Sóc Trăng nhìn chung còn thấp so với namgiới Mặt khác, do điều kiện đời sống văn hóa còn hạn chế mà nhiều chị emchưa được tiếp cận với văn minh công nghiệp, khả năng khai thác, sử dụngcác phương tiện thông tin hiện đại phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và nângcao dân trí còn nhiều hạn chế
Trang 16Những đặc điểm của đội ngũ đảng viên nữ ở các đảng bộ xã trên địabàn tỉnh Sóc Trăng phản ảnh những đặc thù của lực lượng phụ nữ ở tỉnh SócTrăng, những đặc điểm trên đây đặt ra những yêu cầu đối với cấp ủy, chínhquyền các cấp của tỉnh Sóc Trăng trong quá trình quản lý, rèn luyện, sử dụngđảng viên nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn Tỉnh phải có quan điểm, chủtrương và nội dung, biện pháp phù hợp, khả thi, bảo đảm cho đội ngũ đảngviên nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có điều kiện phấn đấu,rèn luyện và cống hiến và trưởng thành, thể hiện rõ được chính sách, sự linhhoạt, phù hợp của cơ sở, hiện thực hóa chủ trương bình đẳng giới của Đảng
Trong hoạt động thực tiễn, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
đã khẳng định sức mạnh, chỉ rõ cốt lõi của việc tạo dựng tổ chức chính làcông tác PTĐV và xây dựng ĐNĐV
C.Mác và Ph.Ăngghen là người đặt nền móng, nêu lên những tư tưởng
cơ bản về chính đảng của giai cấp công nhân, trong đó đã rất quan tâm đếnCTPTĐV và xây dựng ĐNĐV của Đảng Bảo vệ, kế thừa và phát triển sángtạo những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I Lê nin người xây dựngHọc thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, cho rằng: “chúng ta cần
có những đảng viên mới không phải là để quảng cáo mà là để làm việc thật
sự Những người đó chúng ta kêu gọi vào hàng ngũ của chúng ta Đảng ta mởrộng cửa để đón những người lao động” Đồng thời, người cũng khẳng định
“phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, giác ngộ quần chúng,tăng cường CTPTĐV, thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao vai trò của tổchức cơ sở đảng, không ngừng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở cơ
Trang 17sở thì những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng thời kỳ thực hiện chính sáchkinh tế mới của nhà nước Xô viết mới giành được thắng lợi”.
Quán triệt và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lê nin về XDĐ, đặcbiệt khi bàn về CTPTĐV, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng “cũng ở trong xãhội”, Đảng là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan,
có hấp thu, có đào thải Đảng phải có một số lượng đảng viên nhất định mớihình thành nên tổ chức đảng, sự nghiệp cách mạng của Đảng là sự nghiệp vĩđại, lâu dài phải do nhiều thế hệ chiến sỹ cộng sản tham gia gánh vác Đảngphải liên hệ mật thiết với quần chúng, phải không ngừng nâng cao chất lượnglãnh đạo, sức chiến đấu tương xứng với đòi hỏi khách quan của tình hìnhnhiệm vụ Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu chỉ có thể trên cơ sở số lượng,chất lượng ĐNĐV tương ứng Do đó, Đảng phải thường xuyên làm tốtCTPTĐV Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích “Nếu Đảng ta không biết chọnlọc, kết nạp, đề bạt đồng chí mới thì đâu có như ngày hôm nay” [34, tr.467].Người vạch rõ tính tất yếu, yêu cầu phương châm, phương pháp củaCTPTĐV: “Để làm tròn nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang Đảng phảiphát triển tổ chức của mình một cách thận trọng, vững chãi và rộng rãi trongquần chúng” [31, tr.20,21]
Tư tưởng xuyên suốt trong quan điểm của Hồ Chí Minh về PTĐV là coitrọng chất lượng cùng với việc xác định đúng tiêu chuẩn đảng viên, cóphương hướng lựa chọn và có những quy định chặt chẽ về điều kiện, thủ tụckết nạp quần chúng vào Đảng, Người dạy rằng: Đảng mạnh không chỉ do sốlượng đảng viên quyết định, số lượng đảng viên chỉ trở thành sức mạnh khi nóđạt được những yêu cầu về chất lượng, sức mạnh của Đảng không chỉ phụthuộc vào số lượng, thành phần giai cấp của đảng viên mà chính là ở chấtlượng đảng viên Theo Người, nếu không quán triệt và thực hiện đúng đắnvấn đề có tính nguyên tắc đó thì dù có kết nạp được nhiều đảng viên, dù sốlượng đảng viên tăng vẫn không làm cho tổ chức đảng mạnh lên mà ngược lại
Trang 18có khi còn làm cho tổ chức đảng lỏng lẻo, biến thành câu lạc bộ không làmtròn vai trò người lãnh đạo Người luôn nhắc nhở: "Đảng không phải chỉ cầncon số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảngviên” [31, tr.222].
Công tác PTĐV bao giờ cũng phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ củacách mạng trong từng giai đoạn, từ yêu cầu nhiệm vụ của từng tổ chức, từngđối tượng cụ thể Phụ nữ là một đối tượng đặc thù, là lực lượng đông đảo và
có vai trò quan trọng trong xã hội Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm
vụ cách mạng, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựngđội ngũ cán bộ nữ, coi thực hiện bình đẳng nam, nữ là thể hiện bản chất ưuviệt của chế độ xã hội XHCN Ngay từ năm 1946, trong Hiến pháp đầu tiêncủa chế độ mới, mục tiêu bình đẳng giới đã được ghi nhận Tiếp đó, trong cáclần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, việc bảo đảm bình đẳng giới đều được quyđịnh rõ ràng Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân nam, nữ bình đẳng vềmọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”
và “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Khoản 1 và Khoản 3, Điều 26).Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều bước đột phá về nhận thức vàhành động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn và đạt được nhiềuthành tựu quan trọng về bình đẳng giới Việt Nam được đánh giá là một trongnhững quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua.Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ nói chung, xây dựng và phát triển độingũ đảng viên nữ nói riêng luôn là một trong những vấn đề được ưu tiên củalãnh đạo, chính quyền các cấp Đội ngũ đảng viên nữ trên toàn quốc nóichung, ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng ngày càng phát triển, chất lượng được nânglên, đội ngũ đảng viên nữ trên các lĩnh vực công tác ngày càng khẳng địnhđược vai trò, khả năng trong các hoạt động
Từ những luận giải trên có thể quan niệm: Công tác phát triển đảng viên
nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là hoạt động có mục đích, có kế
Trang 19hoạch, do các cấp ủy, chi bộ tiến hành bao gồm các hoạt động tuyên truyền, giáo dục,rèn luyện, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ thử thách
và xem xét kết nạp những quần chúng nữ ưu tú vào Đảng nhằm xây dựng ĐNĐV nữ có số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao, góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh về mọi mặt, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu cho toàn Đảng bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Quan niệm đã chỉ rõ:
Mục đích của CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là kết
nạp những quần chúng nữ ưu tú vào Đảng để bổ sung số lượng đảng viên trẻ,tăng tỷ lệ lãnh đạo nữ cho các chi bộ, đảng bộ, góp phần xây dựng các tổ chứcđảng TSVM, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nữ có chất lượngcao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương trong tình hình mới
Chủ thể lãnh đạo CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là hệ
thống các cấp ủy, tổ chức đảng từ Thường vụ Tỉnh uỷ, đến các đảng ủy, chi
ủy, chi bộ cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Chủ thể quản lý, tổ chức thựchiện CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là các cấp ủy, tổ chứcđảng cơ sở từ đảng bộ xã đến các chi bộ khóm, ấp… có trách nhiệm bàn bạc,quyết định các vấn đề theo phạm vi, chức năng, nội dung quy định cho từngcấp dựa trên cơ sở Điều lệ Đảng và các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn củaĐảng về CTPTĐV
Đối tượng CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là lực
lượng quần chúng nữ ưu tú ở các xã trên địa bàn tỉnh
Nội dung quy trình phát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh
Sóc Trăng bao gồm:
Bước 1: Phát hiện, lựa chọn nguồn Cấp ủy, chi bộ quán triệt và ra nghị
quyết lãnh đạo về CTPTĐV và phổ biến cho quần chúng Thông qua phong
Trang 20trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân, các cấp ủy đảng, các tổchức quần chúng tìm hiểu, lựa chọn những quần chúng ưu tú, có lịch sử chínhtrị rõ ràng, đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong đấu tranh, có sự liên lạcmật thiết với quần chúng, tin tưởng vào Đảng và có nguyện vọng trở thànhđảng viên để phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng để đưa vào nguồnPTĐ Việc đưa người vào nguồn PTĐ do tổ chức đảng có thẩm quyền quyếtđịnh dựa trên cơ sở phát hiện giới thiệu của đảng viên, tổ chức đảng và các tổchức quần chúng, phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định và thể hiện được chủtrương quan tâm bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước
Bước 2: Tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, rèn luyện, thử thách nguồn
PTĐ Đây là quá trình nâng cao giác ngộ về Đảng, về mục tiêu lý tưởng củaĐảng và hình thành, phát triển những phẩm chất nhân cách cộng sản cho lựclượng nguồn PTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng Nội dung bồidưỡng, tuyên truyền, giáo dục rèn luyện phải toàn diện, cả phẩm chất và nănglực, chính trị, đạo đức và phương pháp, tác phong cũng như trình độ chuyênmôn; trong đó lấy đức làm gốc Phương pháp giáo dục, rèn luyện nguồnPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là gắn giáo dục của tổ chứcvới phát huy tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ nguồn PTĐtheo tiêu chuẩn đảng viên; coi trọng giáo dục, rèn luyện qua quá trình học tập,lao động, sản xuất, các hoạt động phong trào tại địa phương; đặc biệt chú ýgiáo dục qua việc nêu gương, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình Quá trìnhgiáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ nguồn PTĐ phải nhằm mục đích nângcao trình độ nhận thức, hình thành niềm tin, xây dựng tinh thần trách nhiệm
để mỗi cá nhân tự nguyện phấn đấu trở thành đảng viên
Bước 3: Xét kết nạp quần chúng đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào Đảng theo
đúng thủ tục mà Điều lệ Đảng đã quy định Khi xét thấy quần chúng nữ đãtiến bộ trưởng thành, hoàn thành tốt cương vị chức trách và các nhiệm vụ màđoàn thể giao cho; có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng của Đảng; có
Trang 21phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, phương pháp tác phong của ngườiđảng viên của Đảng; có nguyện vọng muốn được đứng vào trong hàng ngũcủa Đảng để hi sinh phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng thì tiến hànhcác bước xét và kết nạp quần chúng nữ vào Đảng Quá trình xét và kết nạpphải thực hiện nghiên túc theo đúng qui định của Điều lệ Đảng và hướng dẫncủa Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Tổ chức Trung ương về công tác pháttriển đảng viên.
Bước 4: Bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị và xét công nhận đảng
viên dự bị thành đảng viên chính thức Kết nạp quần chúng nữ vào Đảng chưaphải đã kết thúc quy trình của công tác PTĐV, trái lại phải tiếp tục giáo dục,bồi dưỡng, giao nhiệm vụ thử thách và theo dõi, tạo điều kiện giúp đỡ để quầnchúng tiếp tục phấn đấu trở thành đảng viên chính thức Khi hết thời gian dự
bị, nếu đảng viên dự bị có đủ tiêu chí để công nhận đảng viên chính thức thìchi ủy, chi bộ tiến hành thủ tục xem xét chuyển đảng viên chính thức Đồngthời, đây cũng chính là bắt đầu quá trình rèn luyện, sàng lọc đảng viên, nếutrong thời gian dự bị đảng viên không chịu tu dưỡng, phấn đấu rèn luyện bảnthân, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm tư cách đảng viênthì căn cứ theo qui định của Đảng và tùy theo mức độ vi phạm để xem xét xử
lý nghiêm minh, nếu đến mức phải xóa tên trong danh sách đảng viên thì kiênquyết xóa tên đảng viên dự bị
Các nội dung trên được tiến hành thường xuyên, liên tục, mỗi nội dung
có vị trí vai trò nhất định, song giữa chúng có quan hệ biện chứng tác độngảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quảCTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng Vì vậy, các cấp ủy, tổchức đảng các cấp của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng phải chú ý thực hiệnđầy đủ, có chất lượng các khâu các bước thì CTPTĐV mới giữ đúng địnhhướng và có hiệu quả thiết thực
Trang 22Hình thức, biện pháp tiến hành CTPTĐV, để thực hiện nội dung đã xác
định, cần triển khai nhiều hình thức biện pháp thông qua hoạt động của cấp
ủy, tổ chức đảng các cấp, các tổ chức, các lực lượng như: quán triệt quanđiểm, chủ trương, phương hướng, mục tiêu, nguyên tắc và phương châmCTPTĐV của Đảng; tiến hành rà soát đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũđảng viên nữ và nguồn kết nạp đảng viên nữ trong toàn Đảng bộ và từng chibộ; bám sát thực tiễn, phong trào cách mạng ở địa phương; kịp thời phát hiệnquần chúng nữ ưu tú lựa chọn đưa vào nguồn cảm tình đảng; chủ động xâydựng kế hoạch của từng chi bộ, từng thời gian; tổ chức các lớp cảm tình đảng
để bồi dưỡng nhận thức về Đảng; quản lý, giáo dục, rèn luyện, giao nhiệm vụthử thách nguồn kết nạp đảng viên nữ thông qua các hoạt động thực tiễn ở địaphương; tổ chức lễ kết nạp đảng viên; phân công đảng viên theo dõi kèm cặpgiúp đỡ quần chúng nữ phấn đấu, rèn luyện; kết hợp chặt chẽ tuyên truyềngiáo dục bồi dưỡng giúp đỡ của đảng viên, tổ chức đảng với quá trình tự tudưỡng rèn luyện phấn đấu của quần chúng nữ, đảng viên nữ
Lực lượng tham gia CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng
bao gồm cán bộ, đảng viên các cấp; trực tiếp là cán bộ, đảng viên ở các đảng
bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Phương châm CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng: tích
cực, thận trọng, coi trọng chất lượng không chạy theo số lượng đơn thuần,phát triển Đảng phải đi đôi với củng cố Đảng Để thực hiện đúng tinh thần:chú trọng và tăng cường công tác phát triển Đảng, việc kết nạp đảng viên phảicoi trọng chất lượng, tiêu chuẩn, đặc biệt tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng củaĐảng, đạo đức, lối sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ
Phương châm CTPTĐ nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện naylà: giải quyết đúng mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, trong đó chấtlượng là yếu tố quan trọng hàng đầu Trong bất kể hoàn cảnh nào, việc PTĐV
nữ cũng phải đảm bảo chất lượng ngay từ đầu, người được kết nạp Đảng phải
Trang 23có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Đảng Phát triển Đảng luôn đi đôivới củng cố Đảng, đề phòng cơ hội, xét lại, phần tử xấu tìm cách chui vàoĐảng Củng cố tổ chức cơ sở đảng TSVM là cơ sở để nâng cao chất lượngcông tác PTĐ Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên,chú trọng bồi dưỡng đảng viên dự bị, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng nhữngngười không đủ tư cách để làm trong sạch Đảng.
* Vai trò công tác phát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng:
Thứ nhất, CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng góp phần
tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ
xã, xây dựng tổ chức đảng TSVM, xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là
do đảng viên tốt CTPTĐV góp phần xây dựng cho Đảng đội ngũ đảng viênmạnh Vì vậy, phát triển đảng viên nữ là một nội dung quan trọng trong xâydựng ĐNĐV, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng của các đảng
bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng, góp phần xây dựng đội ngũ những người lãnh đạo,lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo ở địa phương Trong cáclĩnh vực của đời sống xã hội của tỉnh Sóc Trăng, phụ nữ đã tích cực tham gia
và có đóng góp quan trọng vào các phong trào: “giỏi việc nước, đảm việcnhà”, “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa đói, giảm nghèo”, phụ nữ giúp nhau phát triểnkinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước; phong trào nuôi con khỏe, dạycon ngoan, vì an ninh Tổ quốc Lực lượng phụ nữ đã thực sự xứng đáng với
lời ngợi khen, đánh giá của Hồ Chí Minh và Đảng ta: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” ''Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng" "Dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người ưu tú, đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại Kết nạp những phụ nữ ưu tú vào Đảng không chỉ
Trang 24tăng cường cho Đảng những đảng viên nữ ưu tú, phát triển đội ngũ của Đảngngày càng hùng hậu, mà với đặc thù và thiên chức của phụ nữ, những đảngviên nữ sẽ góp phần đưa đường lối của Đảng đến với một lực lượng đông đảotrong xã hội, vận động họ trở thành quần chúng tích cực thực hiện thắng lợimọi chủ trương mà Đảng đề ra.
Thứ hai, CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là một mặt
hoạt động công tác xây dựng Đảng, thực hiện chủ trương giải phóng phụ nữ,bình đẳng giới trong chế độ XHCN
Công tác phát triển Đảng nói chung, phát triển đảng viên nữ nói riênggắn liền với hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh SócTrăng, luôn được tiến hành thường xuyên, liên tục, góp phần thực hiện thắnglợi mục tiêu xây dựng Đảng bộ TSVM, lãnh đạo nhân dân hoàn thành cácnhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
Trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội, giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêucủa cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triểncủa đất nước Sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ dừng lại ở quan điểm,
tư tưởng mà quan trọng hơn là Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủtrương, chính sách với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, tạo điều kiện đểphụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào mọi mặt của đời sống xã hội Nghịquyết Đại hội XI của Đảng ta khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đờisống vật chất, tinh thần của phụ nữ Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cácluật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiệntốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lýnhà nước Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạolực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” [17, 243]
Thực hiện tốt CTPTĐV nữ không chỉ góp phần nâng cao chất lượng,năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng ở địa phương mà còn trực tiếp tạo điều
Trang 25kiện để phụ nữ thực hiện vai trò của mình là công dân, người lao động, người
mẹ, người thầy dạy đầu tiên của con người; đảm bảocho phụ nữ tham giangày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ởcác cấp, từ đó phụ nữ được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn
Thứ ba, CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng góp phần
quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ cho các cơ quan, đơn vịtrên địa bàn Thực hiện quan điểm, chủ trương bình đẳng giới trong công táccán bộ của Đảng, trước yêu cầu đòi hỏi khách quan của công cuộc đổi mớitoàn diện đất nước, nhất là việc thực hiện tốt quyền con người mà Hiến phápnăm 2013 đã qui định, việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đang đặt ra
là vấn đề cấp thiết cho các cấp, các ngành Thực tiễn hiện nay đội ngũ cán bộ
nữ trong các cơ quan, đơn vị vừa thiếu, vừa yếu, vì vậy làm tốt CTPTĐV nữ
sẽ thiết thực góp phần bổ sung số lượng đảng viên trẻ về tuổi đời, có trình độchuyên môn nghiệp vụ và trí tuệ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, góp phầnquan trọng bổ sung nguồn cán bộ lãnh đạo nữ cho các tổ chức đảng cấp xãtrên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, hiện thực hoá quan điểm, chủ trương của Đảng
về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong giai đoạn hiện nay
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác phát triển đảng viên
nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng.
Thứ nhất, thường xuyên quán triệt phương châm, phương hướng,
nguyên tắc, thủ tục tiến hành CTPTĐV của Đảng
Công tác PTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là một bộ phậnkhông thể tách rời công tác PTĐV của Đảng nên việc quán triệt phươngchâm, phương hướng, nguyên tắc, thủ tục PTĐV của Đảng là tất yếu trongtoàn bộ CTPTĐV nữ của các Đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng Chỉ như vậy mớiđảm bảo cho công tác này giữ đúng định hướng chính trị và đem lại hiệu quảthiết thực Quán triệt thực hiện vấn đề có tính nguyên tắc này, đòi hỏi các chủthể, lực lượng tiến hành CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã tỉnh Sóc Trăng phải
Trang 26thường xuyên quán triệt nắm vững mục tiêu, quan điểm, phương châm,phương hướng chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên toàndiện cả về số lượng và chất lượng, nhất là chủ trương xây dựng phát triển độingũ cán bộ, đảng viên nữ của Đảng thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa, hiện đạihóa và mở cửa hội nhập quốc tế, khu vực hiện nay Trên cơ sở đó, cụ thể hóathành những chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ đảng viên
nữ sao cho đúng định hướng chính trị, phù hợp với thực tiễn, tình hình của địaphương và yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của các đảng bộ ở địa phương
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ CTPTĐV nữ với xây dựng đội ngũ cán bộ nữ
và, xây dựng các tổ chức đảng TSVM, các tổ chức quần chúng vững mạnhxuất sắc
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc xuất phát từ mối quan hệ biện chứnggiữa tổ chức đảng với tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng; giữa Đảnglãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân lao động làm chủ ở địa phương, cơsở; đồng thời cũng là quan hệ giữa cá nhân với tổ chức Chi bộ, đảng bộ trongsạch vững mạnh, có đủ năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu sẽ là cơ sở tiền đềquyết định sự trong sạch vững mạnh của bộ máy chính quyền, các đoàn thểquần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, cơ sở và ngược lại
Vì vậy, quá trình tiến hành CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăngphải kết hợp chặt chẽ với tạo nguồn cho xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ
nữ trong hệ thống chính trị ở cơ sở; phải hướng vào thực hiện mục tiêu xâydựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, các tổ chức quần chúng vữngmạnh và phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong sự nghiệp xây dựngquê hương, xây dựng bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới
Thứ ba, tiến hành CTPTĐV nữ phải phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ của địa phương và đối tượng quần chúng nữ
Vấn đề có tính nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạocủa các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng là lãnh đạo địa phương hoàn thành mọi
Trang 27nhiệm vụ chính trị được giao, không ngừng phát triển địa phương về mọi mặt.
Vì vậy, toàn bộ công tác xây dựng Đảng không chỉ để cho bản thân mỗi tổchức đảng trong sạch, vững mạnh mà đích cuối cùng phải đạt đến là đảm bảocho các tổ chức đảng có đủ năng lực lãnh đạo địa phương phát triển toàn diện
cả về chính trị, kinh tế , văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh Theo đó, pháttriển đội ngũ đảng viên nữ ở các đảng bộ xã tỉnh Sóc Trăng nhất thiết phảixuất phát đầy đủ từ tình hình nhiệm vụ của từng xã và thực tiễn đối tượngquần chúng nữ trên địa bàn Phải trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế, chínhtrị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu xây dựng Đảng, xâydựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh ở địa phương để xác địnhphương hướng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đội ngũ đảng viên nữ cho phùhợp Mặt khác, do tính chất, đặc điểm tình hình nhiệm vụ của các xã trên địabàn tỉnh Sóc Trăng khác nhau; số lượng, chất lượng đội ngũ quần chúng nữ
có nhiều đặc thù về độ tuổi, trình độ văn hoá, năng lực chuyên môn Quátrình tiến hành CTPTĐV nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăngphải nghiên cứu nắm chắc đặc điểm của từng địa phương, từng đối tượng đểxác định chủ trương, phương hướng, xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng tạo nguồncho phù hợp đạt chất lượng hiệu quả cao
Thứ tư, tiến hành CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng phải
luôn quán triệt nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch
Vấn đề có tính nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu giữ vững định hướngchính trị; giữ vững nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi khâu,mọi bước của quy trình tiến hành công tác phát triển đảng viên; tránh tìnhtrạng cục bộ địa phương, gia đình chủ nghĩa trong CTPTĐV nữ Quán triệtvận dụng vấn đề này đòi hỏi CTPTĐV nữ phải luôn thực hiện nghiêm túc cácnguyên tắc, quy chế, quy định, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng
ý kiến tập thể, đồng thời nêu cao vai trò, trách nhiệm của Bí thư cấp ủy,chống dân chủ hình thức, lợi dụng tập thể để áp đặt ý kiến chủ quan của cá
Trang 28nhân trong lựa chọn nguồn, trong xét duyệt hồ sơ, xem xét kết nạp quầnchúng ưu tú vào Đảng phải tuân thủ quy trình, qui định, đảm bảo công khai,dân chủ, đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn Chỉ kết nạp những quần chúng ưu tú
có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thực hiện các nhiệm vụ củaĐảng Trong quá trình tiến hành CTPTĐV phải đặc biệt chú ý phương châmcoi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng đơn thuần
* Tiêu chí đánh giá công tác phát triển đảng viên nữ của các đảng bộ
xã ở tỉnh Sóc Trăng.
Một là, nhận thức, trách nhiệm, trình độ năng lực của chủ thể, lực
lượng tiến hành CTPTĐV nữ Đánh giá theo tiêu chí này cần xem xét toàndiện tính đúng đắn của những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
uỷ, chính quyền, tổ chức đảng các cấp đối với công tác phát triển đảng viên
nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng; trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,đảng viên và của các tổ chức quần chúng tham gia công tác phát triển đảngviên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng; sự phối hợp giữa các tổ chức,lực lượng trong công tác phát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnhSóc Trăng; sự quan tâm, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá, rút kinh nghiệm vềcông tác phát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng
Hai là, chất lượng thực hiện các khâu, các bước, các nội dung, hình
thức, biện pháp CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng Đánh giátheo tiêu chí này cần tập trung xem xét tính sát hợp, khả thi của kế hoạch pháttriển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng (được thể hiện ở xácđịnh đúng, trúng, rõ ràng của chỉ tiêu, biện pháp phát triển đảng viên nữ chotừng xã, từng giai đoạn; sự phân công cụ thể gắn với trách nhiệm của từng tổchức, lực lượng trong công tác phát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ởtỉnh Sóc Trăng; tính cụ thể, khả thi của toàn bộ kế hoạch; tính toàn diện, sáthợp của từng nội dung, biện pháp trong kế hoạch) Đồng thời xem xét tínhnghiêm túc, linh hoạt trong triển khai thực hiện các qui định, qui trình
Trang 29CTPTĐV, nhất là trong thực hiện các khâu, các bước trong qui trình công tácphát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng.
Ba là, kết quả CTPTĐV của các đảng bộ xã được biểu hiện ở số
lượng, cơ cấu, chất lượng của từng đảng viên và cả ĐNĐV của các xã ở tỉnhSóc Trăng Đánh giá theo tiêu chí này, cần xem xét, đánh giá ở sự chuyểnbiến, phát triển về số lượng, chất lượng đảng viên nữ của các đảng bộ xã ởtỉnh Sóc Trăng; kết quả thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch CTPTĐV nữ đã được cáccấp xác định trong từng nhiệm kỳ, từng năm; tập trung đánh giá sự chuyểnbiến về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác so với cương vịchức trách được giao và kết quả phấn đấu, rèn luyện, thực hiện cương vị, chứctrách của đội ngũ đảng viên nữ tại các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng Chấtlượng xây dựng các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng trong sạch, vững mạnh
1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm công tác phát triển đảng viên
Cấp ủy, tổ chức đảng các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đãthường xuyên quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết củaĐảng, của Thường vụ Tỉnh uỷ; có nhiều chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉđạo làm tốt CTPTĐV nữ và coi đây là một trong những nội dung biện phápquan trọng góp phần xây dựng đảng bộ TSVM, xây dựng địa phương vữngmạnh toàn diện Trên cơ sở quán triệt, vận dụng các nghị quyết, chỉ thị củatrên, Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng thời gian qua đã có nhiều giải pháp cụ
Trang 30thể, thiết thực lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng nói chung vàCTPTĐV nữ nói riêng Nội dung, biện pháp, chỉ tiêu xây dựng Đảng đượcxác định khá cụ thể trong các nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, cũng như hàngnăm Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU,ngày 06 tháng 01 năm 2003 về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng
Đề án số 01- ĐA/BTCTU, ngày 03 tháng 5 năm 2006 về xây dựng tổ chức cơ
sở đảng, đảng viên vùng đồng bào dân tộc Khơmer và Kế hoạch số10-KH/BTCTU, ngày 20 tháng 02 năm 2008 về củng cố, nâng cao chất lượnghoạt động hệ thống chính trị cơ sở nơi có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo…Các chủ trương đã được triển khai sâu rộng đến từng chi bộ, đảng viên từĐảng bộ tỉnh đến cơ sở và có những tác động tích cực đến chất lượng đội ngũđảng viên của các đảng bộ xã ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Các cấp ủy cơ sở đã quán triệt tốt chủ trương của Tỉnh ủy, xây dựng kếhoạch bồi dưỡng đối tượng và kết nạp đảng viên nữ cụ thể, sát hợp với điềukiện, khả năng của địa phương mình Các tổ chức đảng đã giao nhiệm vụ cụthể cho các đảng viên, tổ chức Đoàn thanh niên và các chi hội phụ nữ thamgia công tác PTĐV nữ, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, gắnvới các hoạt động sơ, tổng kết định kỳ… nhờ đó, kết quả công tác phát triểnđảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng tiến triển tích cực theo mỗinăm Nếu năm 2009 tỷ lệ đảng viên nữ được kết nạp so với tổng số đối tượngđược giáo dục, bồi dưỡng mới chỉ đạt 320/582 (55%), thì đến năm 2014 con
số này là 737/657 (112.2%) [Phụ lục 2] Qua khảo sát về sự quan tâm của cấp
ủy, chính quyền các cấp đối với công tác bồi dưỡng, giới thiệu quần chúng nữvào Đảng, đã có 104/211 ý kiến (49.2%) đánh giá cấp ủy, chính quyền cáccấp rất quan tâm; 89/211 ý kiến (46.4%) đánh giá cấp ủy, chính quyền các cấpthường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên nữ [Phụlục 1]
Trang 31Các chi Đoàn, Đoàn cơ sở các xã đã phát huy và thực hiện tốt vai tròxung kích, thực hiện chức năng Đoàn tham gia xây dựng Đảng Đã làm tốtcông tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên, bồi dưỡnggiúp đỡ những đoàn viên nữ ưu tú để giới thiệu cho chi bộ xem xét kết nạpvào Đảng Sau khi đã được kết nạp vào Đảng, tất cả đảng viên nữ còn đang ởtuổi sinh hoạt đoàn vẫn tiếp tục tham gia sinh hoạt trong các tổ chức Đoàn Tổchức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các xã ở tỉnh Sóc Trăng khôngchỉ là nơi tập hợp, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên, bồi dưỡng giúp
đỡ những đoàn viên nữ ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên mà còn là nơi đểcác đảng viên nữ phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, rèn luyện trưởngthành trong phong trào hoạt động thực tiễn Tổ chức Đoàn cũng đã làm tốtviệc nhận xét, góp ý kiến đề nghị chuyển đảng chính thức cho đảng viên dự bịtheo đúng chức năng nhiệm vụ của Đoàn và quy định về công tác phát triểnđảng viên Qua khảo sát đánh giá về vai trò của Đoàn thanh niên đối với côngtác phát triển đảng viên nữ, có 197 ý kiến (93.36%) đánh giá ở mức rất tốt vàtốt [phụ lục 1]
Các tổ chức quần chúng (đặc biệt là Hội Phụ nữ) ở các xã trên địa bàntỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò giáo dục, quản lý hội viên, giới thiệucho Đảng những quần chúng nữ ưu tú Chị em phụ nữ ở các chi hội xã trênđịa bàn tỉnh đã có nhiều hình thức hoạt động, đa dạng và linh hoạt nhằm thuhút chị em phụ nữ, giúp đỡ nhau làm kinh tế, ổn định gia đình và phấn đấutiến bộ, quá trình đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng, phát triển kinh tế gia đình,tham gia các hoạt động xã hội và học tập nâng cao trình độ, chị em phụ nữ cóđiều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, động viên nhau vượt quacác tập quán, tư tưởng lạc hậu để phấn đấu vươn lên trở thành cán bộ, đảngviên Qua khảo sát đánh giá về vai trò của Hội phụ nữ đối với công tác pháttriển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng, có 199 ý kiến(94.31%) đánh giá ở mức rất tốt và tốt [phụ lục 1]
Trang 32Hai là, việc thực hiện các qui định, quy trình CTPTĐV nữ có nhiều chuyển biến tích cực, chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng, tuân thủ nghiêm quy trình; đúng nguyên tắc thủ tục; đúng phương châm, phương hướng, tiêu chuẩn quy định, chất lượng ngày càng cao.
Các cấp ủy, tổ chức đảng cấp xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng những quanăm đã thực hiện nghiêm túc các qui định, quy trình PTĐV, bắt đầu từ việcxây dựng kế hoạch PTĐV nữ phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ củađịa phương, đặc điểm của đối tượng quần chúng nữ, đảm bảo sát đúng, cótính khả thi cao Thực hiện nghiêm túc Quy định số 45/QĐ-TW ngày 21tháng 1 năm 2011 của Bộ Chính trị về thi hành Điều lệ Đảng khóa XI và cáchướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, cũng như tuân thủ chặt chẽ các quyđịnh về tiêu chuẩn phát triển đảng của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng Trên cơ sở
đó, đã xác định rõ được những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, kếtquả công tác, rèn luyện của đối tượng đảng, đảng viên làm cơ sở cho các cấp
ủy, tổ chức đảng các cấp, các tổ chức, các lực lượng triển khai thực hiệnCTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng
Công tác giáo dục, xây dựng động cơ vào Đảng được cấp ủy các cấp coitrọng, xác định đây là yếu tố đầu tiên và cốt lõi bảo đảm chất lượng công tácphát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng Nắm chắc đặcđiểm lực lượng phụ nữ và truyền thống cách mạng của địa phương, cấp uỷcác cấp đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức giáo dục, tuyên truyềnbồi dưỡng, hình thành động cơ phấn đấu trở thành đảng viên cho chị em phụ
nữ Trả lời câu hỏi: vì sao đồng chí có nguyện vọng phấn đấu trở thành đảngviên, có 157/211 ý kiến (74.4%) trả lời lý do vì mục tiêu lý tưởng của Đảng,
vì sự phát triển của địa phương
Trong công tác bồi dưỡng, lựa chọn nguồn phát triển đảng viên nữ củacác đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng đã chú trọng tập trung vào đối tượng trướchết là các gia đình có truyền thống cách mạng, các quần chúng nữ có động cơ
Trang 33phấn đấu đúng đắn, rõ ràng, các quần chúng nữ đảm nhiệm các cương vị côngtác chủ chốt ở địa phương Những quần chúng nữ có trình độ học vấn, cónăng lực công tác, bộc lộ khả năng trên các lĩnh vực hoạt động của địaphương, được các cấp ủy phát hiện sớm và đưa vào cơ cấu các vị trí công tác
để có điều kiện phấn đấu, rèn luyện, trở thành đảng viên Quá trình phát hiện,bồi dưỡng và phát triển đảng viên nữ, các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng luôncoi trọng thực hiện tốt phương châm của Đảng, coi trọng về chất lượng,không chạy theo số lượng đơn thuần, đồng thời thể hiện rõ quan điểm, chủtrương hiện thực hóa bình đẳng giới trong địa phương
Quy trình phát hiện, xét, bồi dưỡng cảm tình Đảng cũng như kết nạpquần chúng ưu tú vào Đảng được cấp ủy các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng chỉđạo cấp ủy các chi bộ cơ sở thực hiện chủ động, thường xuyên và đúng trình
tự Kết quả phấn đấu, rèn luyện của các quần chúng ưu tú được gắn với tráchnhiệm, cương vị và nội dung công tác được phân công, được công khai hóavới quần chúng nhân dân trong địa bàn Công tác giáo dục, rèn luyện đảngviên dự bị được cấp ủy các đảng bộ xã quan tâm Việc công nhận đảng viênchính thức được tiến hành chặt chẽ, chu đáo, đúng quy trình, bảo đảm đúngnguyên tắc, thủ tục, dân chủ, công khai và có tác dụng cổ vũ thiết thực đối vớicác quần chúng nữ phấn đấu vào Đảng Thực tế cho thấy, tỷ lệ xét, bồi dưỡng
và kết nạp đảng viên nữ tại các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng những năm gầnđây có sự phát triển tích cực, nếu năm 2011 tỷ lệ đảng viên nữ được kết nạptrên tổng số quần chúng được đưa vào diện cảm tình Đảng mới có 465/780(59.6%) thì đến năm 2014 tỷ lệ này vượt lên 737/675 (112.2%) [Phụ lục 2]
Ba là, đội ngũ đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng được tăng cường về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao
Với sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị, bằng nhiều nội dung, biệnpháp đồng bộ, sát hợp, công tác phát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ởtỉnh Sóc Trăng đã thu được kết quả bước đầu đáng ghi nhận Hàng năm toàn
Trang 34tỉnh kết nạp khoảng hơn 2.000 đảng viên, trong đó có 1/3 là đảng viên nữ.Hiện nay, toàn Đảng bộ tỉnh có 35.836 đảng viên, trong đó tỷ lệ đảng viên nữtrên 27,7% Trong số hơn 9.958 đảng viên nữ, tuổi đời từ 18 đến 30 có 3.720đồng chí chiếm 37,3%, từ 31 đến 40 tuổi có 1.532 đồng chí chiếm 15,3%, từ
41 đến 50 tuổi có 1.972 đồng chí chiếm 19,8%, từ 51 tuổi trở lên có 578 đồngchí chiếm 0,58%; trình độ học vấn tiến sĩ 2 đồng chí chiếm 0,002 %, thạc sĩ
29 đồng chí chiếm 0,029%, đại học và cao đẳng trung học cơ sở có 4.151đồng chí chiếm 41.7%, trung học phổ thông có 3.463 đồng chí chiếm 34,7%,tiểu học 157 chiếm 0,15%
Đội ngũ đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng đã phát huytốt vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu đi đầu trong quá trình côngtác, rèn luyện, phát huy tốt vai trò người đảng viên trong các lĩnh vực hoạtđộng, góp phần tích cực xây dựng tổ chức đảng TSVM, xây dựng địa phươngngày càng phát triển Đội ngũ đảng viên nữ trên các cương vị được đảm nhậnđều phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt độngcủa địa phương, nhất là việc tuyên truyền, vận động gia đình, người thân thựchiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển sản xuấtkinh tế và củng cố TCCSĐ, xây dựng hệ thống chính trị, nhiều đảng viên nữmạnh dạn đề xuất ý kiến xung quanh các vấn đề như: Xây dựng cơ sở hạ tầng,xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới Qua khảo sát về đánhgiá sự phấn đấu, rèn luyện của đảng viên nữ sau khi được kết nạp vào Đảng
có 147/211 ý kiến (69.6%) đánh giá ở mức phấn đấu, phát huy tốt vị trí vai tròcủa người đảng viên
Với tinh thần cố gắng, gương mẫu phấn đấu của đội ngũ đảng viên nữ,mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ đảng viên nữ hàng năm có sự pháttriển, tiến bộ Nếu như năm 2008 tỷ lệ đảng viên nữ đủ tư cách hoàn thành tốtnhiệm vụ là 97,47%, tỷ lệ đảng viên nữ không hoàn thành nhiệm vụ là 0.37%
Trang 35thì năm 2014 có 98.5% đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có đảngviên không hoàn thành nhiệm vụ [Phụ lục 5].
Đến nay, các tổ chức, đoàn thể quần chúng do phụ nữ làm nòng cốt đều
có những mô hình hoạt động rất hiệu quả, thu hút đông đảo phụ nữ tham gianhư các câu lạc bộ: phụ nữ chăn nuôi và sản xuất giỏi, khuyến nông, tiền hônnhân, phụ nữ với kiến thức pháp luật, gia đình hạnh phúc, tổ phụ nữ 5 không
3 sạch, tổ phụ nữ nuôi dạy con ngoan Đây không chỉ là cơ hội thuận lợi đểchị em thi đua phấn đấu mà còn là điều kiện tốt giúp cơ sở đảng tháo gỡ khókhăn trong công tác tạo nguồn phát triển đảng viên nữ Hiện nay, đảng viên
nữ ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng được cơ cấu đều khắp các sở ban, ngành từ tỉnhđến huyện, xã và địa bàn dân cư (kể cả ở khu công nghiệp của tỉnh và các xínghiệp trên địa bàn tỉnh)
* Những hạn chế, khuyết điểm.
Một là, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chi bộ, cán bộ chủ trì và tổ chức quần chúng của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng có mặt còn hạn chế Quá trình tiến hành CTPTĐV nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng cho thấy, còn một số cấp ủy, cán bộ chủ trì, lực lượng tham gia,trách nhiệm, nhận thức, trình độ khả năng tiến hành CTPTĐV nữ có mặt cònhạn chế, phát huy vai trò trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ chưa cao Đội ngũ cán bộ, đảng viên các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng chủ yếu xuấtthân từ nông dân, trưởng thành trong quá trình lao động, sản xuất hoạt động
xã hội trên địa bàn khóm, ấp, xã Vì vậy, tư tưởng thuần nông còn ảnh hưởngnặng nề, những suy nghĩ còn theo lối sản xuất nhỏ, tính bảo thủ, không ítđảng viên còn chịu ảnh hưởng của những phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín
dị đoan và bị chi phối khá lớn của nhà chùa và lễ hội Đây là yếu tố có ảnhhưởng không nhỏ tới nhận thức, tư tưởng và vai trò trách nhiệm của một sốcấp ủy, cán bộ chủ trì và đội ngũ đảng viên trong thực hiện CTPTĐV nữ ởcác đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Do chịu ảnh hưởng của những
Trang 36định kiến và tập tục phong kiến về vai trò của người phụ nữ trong xã hội vàgia đình nên CTPTĐV nữ ở các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tuyđược quan tâm chỉ đạo rất cụ thể, nhưng quá trình tổ chức thực hiện có thờiđiểm, có địa bàn chưa chủ động, chưa tích cực, còn có biểu hiện giản đơn, coinhẹ động cơ thái độ trách nhiệm, khả năng phấn đấu của chị em phụ nữ Một
số cấp ủy, chi bộ còn có biểu hiện chạy theo số lượng đơn thuần, hạ thấp tiêuchuẩn đối với quần chúng nữ khi phấn đấu vào Đảng, một số chi bộ lại quácứng nhắc, định kiến, hẹp hòi, thiếu quan tâm cụ thể trong CTPTĐV nữ, chưa
có kế hoạch, biện pháp cụ thể, sát hợp với điều kiện, khả năng của địa phươngmình nên chưa tạo được động lực phấn đấu cho chị em phụ nữ trong địaphương
Thực tiễn những năm qua cho thấy, có cấp ủy, chi bộ do chưa quan tâmlàm tốt công tác giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ phấn đấu vào Đảng củachị em phụ nữ, quá trình phát hiện, bồi dưỡng cảm tình Đảng đối với quầnchúng nữ chưa được chú trọng sát đối tượng nên cuối năm không thực hiệnđược kế hoạch, chỉ tiêu phát triển đảng viên nữ mà Thường vụ Tỉnh ủy đã đặt
ra Do vậy, ở một số đảng bộ xã, có thời điểm nảy sinh hiện tượng chạy theo
số lượng đơn thuần, hạ thấp tiêu chuẩn của quần chúng vào Đảng Có một sốcấp ủy, cán bộ chủ trì cấp xã nhận thức về trách nhiệm xây dựng Đảng còngiản đơn, quan liêu, cho rằng việc phấn đấu vào Đảng là quyền lợi của quầnchúng, chỉ do quần chúng tự nguyện, không thấy hết trách nhiệm của tổ chứccấp ủy, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc vận động, phát hiện, bồidưỡng, giúp đỡ quần chúng vào Đảng, từ đó chưa đi sâu, đi sát nắm chắcđộng cơ, thái độ phấn đấu của quần chúng, kết quả phấn đấu, rèn luyện củacác đối tượng để phân loại, theo dõi, giúp đỡ kịp thời Qua khảo sát ý kiếnđánh giá về việc chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, chi bộ cơ sở đối với tổ chứcĐoàn thanh niên trong công tác phát triển đảng viên nữ, còn 10.9% ý kiếnđánh giá ở mức chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng [phụ lục 6]
Trang 37Một số cấp ủy, chi bộ còn có những biểu hiện máy móc cứng nhắc trongxem xét, đánh giá, vận dụng các quy định, thủ tục hành chính đảng dẫn đếnhẹp hòi, định kiến đối với những cá nhân có lai lịch chính trị phức tạp Việcphối hợp hoạt động và xác định trách nhiệm của từng tổ chức, lực lượng trongquá trình tiến hành CTPTĐV chưa được đề cập rõ ràng, chưa phát huy đầy
đủ, đặc biệt là vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ trong thamgia xây dựng Đảng, đóng góp cho cán bộ, đảng viên, bồi dưỡng, giáo dục,giới thiệu quần chúng ưu tú cho chi bộ xem xét phát triển đảng viên có lúcchưa được coi trọng đúng mức
Hai là, việc thực hiện các khâu, các bước trong quy trình công tác phát triển đảng viên nữ ở một số cấp ủy, tổ chức đảng và tổ chức quần chúng chưa thật nề nếp, chặt chẽ, chưa thật phù hợp với điều kiện địa phương, đặc điểm đối tượng.
Thực tiễn tình hình CTPTĐV nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăngcho thấy, hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị củacấp ủy, chi bộ, của cán bộ, đảng viên và của đội ngũ quần chúng nữ còn tiếnhành chưa nề nếp, chưa sát đối tượng; chưa thể hiện sâu sắc quan điểm xâydựng và quan tâm lực lượng phụ nữ của Đảng Các lực lượng tham gia côngtác tuyên truyền, vận động và giáo dục phát triển đảng viên nữ có thời điểm,
có địa phương vào cuộc chưa tích cực
Việc vận dụng các nguyên tắc, thủ tục trong phát hiện, tạo nguồn cảmtình Đảng cũng như xét kết nạp đảng, đặc biệt là xét duyệt lý lịch của quầnchúng nữ tại các xã ở tỉnh Sóc Trăng còn chưa thật nhất quán và chưa thể hiệnđược sự linh hoạt Một số cấp ủy xã chưa cụ thể hóa các tiêu chuẩn đảng viênvào đối tượng nữ trên địa bàn công giáo cho sát hợp Ngoài những trường hợp
có vấn đề nhạy cảm về chính trị cần thiết phải thẩm tra, báo cáo theo đúngquy định, cấp ủy, chi bộ cơ sở còn thiếu tính quyết đoán, tinh thần tự chịutrách nhiệm trong phát hiện, giới thiệu nguồn cảm tình Đảng cũng như bảo
Trang 38lãnh cho quần chúng nữ vào Đảng, vì thế, một số địa phương, tỷ lệ bồi dưỡngcảm tình và kết nạp đảng viên nữ nhiều năm đều còn thấp như xã Xuân Hòa,
xã Ba Trinh, xã Xuân Phú [Phụ lục 3]
Công tác bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng ở các đảng bộ xã cònthiếu chiều sâu về nội dung, kém sinh động về hình thức, phương pháp Nộidung bồi dưỡng mới chủ yếu dừng lại ở vinh dự, trách nhiệm, yêu cầu phấnđấu mà chưa đi sâu luận giải về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, những kiến thức
cơ bản về Đảng và xây dựng Đảng, đặc biệt là nội dung giáo dục xây dựngđộng cơ vào Đảng cho chị em phụ nữ còn chưa thật sự gắn với đặc điểm đốitượng phụ nữ vùng nông thôn Trong quá trình giáo dục cho đối tượng phụ nữvào Đảng, các đảng bộ xã mới chỉ tổ chức hình thức giáo dục chung mà thiếuquan tâm, coi trọng đi vào đối tượng riêng, hoàn cảnh cụ thể, vì thế, một sốchị em có hoàn cảnh éo le, điều kiện đặc thù đã không được chú ý đúng mức,nên tuy họ có nguyện vọng nhưng chưa được đứng trong hàng ngũ đảng viên.Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động chị em phụ nữ vào Đảngchưa thật sự gắn kết với các hoạt động của địa phương, chưa lồng ghép vớicác phong trào của các tổ chức quần chúng trên địa bàn nên sức lan tỏa, mức
độ ảnh hưởng còn hạn chế về phạm vi và đối tượng Khi được hỏi vấn đề khókhăn nhất của bản thân trong quá trình phấn đấu để được xét giới thiệu vàoĐảng, có tới 139/211 ý kiến (73.9%) chị em cho rằng học tập, nghiên cứu vềmục tiêu, lý tưởng của Đảng là vấn đề khó khăn nhất [phụ lục 6]
Hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ các xã trong tham giaCTPTĐV nữ có thời điểm còn thiếu chủ động, có biểu hiện trông chờ vào sựchỉ đạo, hướng dẫn, định hướng của trên, ban chấp hành đoàn và ban chấphành hội phụ nữ một số xã chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng, pháttriển đảng viên nữ của tổ chức mình Công tác tuyên truyền, giáo dục, nắmchất lượng, đánh giá, đề xuất nguồn giới thiệu cảm tình Đảng từ tổ chức Đoànthanh niên và Hội phụ nữ làm chưa thường xuyên
Trang 39Việc thực hiện các nguyên tắc, thủ tục kết nạp Đảng ở một số chi bộ,đảng bộ xã còn có mặt hạn chế, công tác phân công đảng viên theo dõi, giúp
đỡ cho đảng viên mới còn mang tính hình thức Một số cán bộ, đảng viênnăng lực, tính gương mẫu hạn chế nên vai trò tác động, giúp đỡ đảng viênmới chưa cao Vai trò tổ chức Đoàn với tư cách người bảo đảm thứ hai chưađược coi trọng và phát huy đúng mức Đánh giá về công tác giáo dục, bồidưỡng, giúp đỡ của cán bộ, đảng viên với đảng viên nữ phấn đấu vào Đảng có
73 /211 ý kiến (34.5%) cho rằng có tiến hành nhưng chưa thường xuyên [Phụlục 6]
Ba là, đội ngũ đảng viên nữ tại các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng còn ít
về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay
Kết quả khảo sát mức độ hoàn thành nhiệm vụ và phân loại đảng viênhàng năm của các đảng bộ xã cho thấy, chất lượng đội ngũ đảng viên nữ tuy
đã có những bước chuyển tích cực, năm sau cao hơn năm trước, song so vớiyêu cầu nhiệm vụ và tiềm năng của lực lượng phụ nữ Sóc Trăng thì vẫn chưatương xứng Số lượng đảng viên nữ tại thị trấn Mỹ Xuyên – nơi có tỷ lệ đảngviên nữ cao nhất ở tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ mới có 44.19%, trong khi cònnhiều xã, thị trấn tỷ lệ này mới chỉ có trên dưới 20% [Phụ lục 6]
Về chất lượng đội ngũ đảng viên nữ, nhiều đảng viên nữ còn hạn chế
về trình độ, năng lực Do hoàn cảnh lịch sử để lại, mặt bằng văn hóa của chị
em phụ nữ ở tỉnh Sóc Trăng nhìn chung còn thấp so với nam giới Trong tổng
số 4718 đảng viên nữ của các đảng bộ xã, thị trấn, chủ yếu mới đạt trình độhọc vấn trung học phổ thông, trình độ trung học chuyên nghiệp và trình độcao đẳng, số đảng viên nữ có trình độ đại học và sau đại học còn rất ít Tronglực lượng đảng viên nữ các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng, một bộ phận chị emvẫn còn chưa được phổ cập bậc tiểu học, do điều kiện đời sống văn hóa cònhạn chế, nhiều chị em chưa được tiếp cận với văn minh công nghiệp, khả
Trang 40năng khai thác, sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại phục vụ cho đờisống, sinh hoạt và nâng cao dân trí còn rất hạn chế
Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển mới của địa phương và xã hội,trình độ năng lực, phương pháp công tác của đội ngũ đảng viên nữ chưa theokịp sự phát triển chung, nhất là thiếu kiến thức tổng hợp, khả năng hoạt độngthực tiễn, kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, năng lực nghiệp vụ chuyênmôn, do đó khi được phân công đảm nhiệm các cương vị công tác xã hội khácnhau, một số đảng viên nữ còn thiếu chủ động, chưa có phương pháp khoahọc Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác còn lúng túng, kết quảhoàn thành nhiệm vụ hàng năm của một bộ phận đảng viên nữ chưa cao.Đánh giá về mức độ phấn đấu của đảng viên nữ sau khi được kết nạp vàoĐảng có 61/211 ý kiến (28.9%) cho rằng đội ngũ đảng viên đã phát huy đượcvai trò, vị trí nhưng có mặt còn hạn chế [Phụ lục 6]
1.2.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm trong công tác phát triển đảng viên nữ của các đảng bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng
* Nguyên nhân của những ưu điểm.
Thứ nhất, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn, sát hợp của Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp đối với công tác phát triển đảng viên nữ tại các đảng bộ xã
Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, coi xây dựng Đảng lànhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Thường vụ Tỉnh
ủy Sóc Trăng và cấp ủy các cấp đã có nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể hóa,lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện CTPTĐV nữ trong toàn tỉnh Cấp ủy cáccấp trong Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn tầmquan trọng của CTPTĐV nữ đối với quá trình xây dựng Đảng bộ trong sạch,vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển địaphương trong giai đoạn mới Đặc biệt, lãnh đạo, chính quyền các cấp trongtỉnh luôn nhất quán nhận thức đúng vai trò CTPTĐV nữ, nhận rõ những đặc