Trong paper này, một tổ chức tài chính được xem là thất bại nếu nó thuộc một trong các điều kiện sau Bongini, Claessens, and Ferri 2001; Gonzalez-Hermosillo 1999: • Các tổ chức tài chính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
- -MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI: THẤT BẠI VÀ PHÁ SẢN NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
THÀNH VIÊN NHÓM: Phạm Quốc Huy
Nguyễn Mạnh Trường
Lê Thị Như Huyền Phạm Thị Mỹ Lượng Nguyễn Thị Xuân Hương Nguyễn Thế Hiệp
Nguyễn Ngọc Thuận
LỚP: Ngân Hàng-K25 (Tối thứ 2 E201)
TP.HCM Năm 2016
Trang 21. Thất bại và phá sản ngân hàng
1.1 Khái niệm
Theo một Paper “Những thất bại và nền tảng ngân hàng: phân tích so sánh Mỹ La Tinh và Đông Nam Á” của Marco Arena thuộc Bank of Canada “hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về thất bại ngân hàng nếu nó nhận được hỗ trợ bên ngoài hoặc trực tiếp đóng cửa Trong paper này, một tổ chức tài chính được xem là thất bại nếu nó thuộc một trong các điều kiện sau (Bongini, Claessens, and Ferri 2001; Gonzalez-Hermosillo 1999):
• Các tổ chức tài chính đã được tái cấp vốn bởi hoặc là ngân hàng trung ương hoặc một
cơ quan đặc biệt được tạo ra để giải quyết cuộc khủng hoảng, hỗ trợ thanh khoản của cơ quan tiền tệ;
• Hoạt động các tổ chức tài chính đã được tạm thời bị đình chỉ bởi Chính phủ;
• Chính phủ đóng cửa tổ chức tài chính;
• Các tổ chức tài chính đã được sáp nhập hoặc mua lại bởi một tổ chức tài chính”
“Một ngân hàng được coi là thất bại khi nó gặp vấn đề về thanh khoản, hợp nhất (mua) một ngân hàng bị chính phủ kiểm soát, hoặc được nhà nước hỗ trợ tài chính” theo giáo trình Mordern banking của Shelagh heffernan tại Đại Học Lon Don
Theo khoản 2 Điều 4 Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014
“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa
án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”
Theo Điều 3 của Luật phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ ngày 06 tháng 11 năm 2001 “ Một Ngân hàng phá sản là khi đã được ngân hàng trung ương yêu cầu thực hiện thủ tục phá sản Trong trường hợp này các ngân hàng khi thực hiện thanh lý và phá sản phải tuân theo luật này Việc một ngân hàng thực hiện thủ tục phá sản chỉ khi có yêu cầu ngân hàng trung ương, căn cứ theo các điều khoản được quy định bởi điều 24 của luật này”
1.2 Nguyên nhân
Cho vay dựa trên quan hệ: Việc cho những người có quan hệ với ngân hàng vay tiền xảy ra khi ngân hàng phân bổ khoản vay đến những bên mà ít nhiều có quan hệ với ngân hàng: chủ sở hữu của ngân hàng, các thành viên của hội đồng quản trị ngân hàng, gia đình và bạn bè họ, và những công ty mà ngân hàng có những mối ràng buộc đặc biệt, do ngân hàng có vốn sở hữu trong công ty đó, hay do ngân hàng duy trì mối quan
hệ quản lý giám sát nào đó với người nhận khoản vay Nó dẫn đến những người này chiếm đoạt vốn của Ngân hàng Để khắc phục điều này thì cơ quan giám sát quy định cấm cho vay những đối tượng đó và yêu cầu các Ngân hàng công bố và liệt kê tất cả các khoản vay đối với những người quan hệ Quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, nhằm phân tán rủi ro
Rủi ro đạo đức: Ngân hàng tốt cân bằng 3 bên: Ngân hàng, xã hội, khách hàng
Rủi ro hệ thống (gọi hiệu ứng domino): là hiện tượng xảy ra khi một một Ngân hàng sụp đỗ sẽ kéo theo các Ngân hàng khác
Trang 3Sự yếu kém quản trị rủi ro của Ngân hàng: tăng cường áp dụng và xây dựng các chuẩn mực quốc tế Basel nhằm hạn chế rủi ro
Khủng hoảng niềm tin: khi có thông tin bất lợi của một Ngân hàng, thì người dân sẽ
ồ ạt đến rút tiền Do việc rút bất ngờ, nên Ngân hàng không chuẩn bị kịp, gây ra rủi ro phá sản, quản lý rủi ro thanh khoản phù hợp và đúng thời điểm, truyền thông tốt, chính sách ứng phó của chính phủ và NHNN mạnh mẽ và liên tục, đồng thời cẩn trọng khi đưa ra biện pháp xử lý rủi ro, tránh áp đặt như Argentina “quy định khách hàng rút tối
đa 1.000 USD/tháng’ lại gây mất niềm tin của người dân
Thiếu sự quản lý của Ngân hàng nhà nước và cơ quan quản lý: Ngân hàng là một ngành đặc biệt, là huyết mạch của nền kinh tế, cần có sự quản lý của nhà nước, tránh buông lỏng việc hoạt động của Ngân hàng này, như ở Iceland cho vay quá mức so với quy mô của nó gấp 9 lần GDP, phải vay và mượn nguồn vốn bên ngoài với lãi suất cao, sau đó vỡ nợ phải cầu cứu IMF
2. Phá sản ngân hàng tác động đến nền kinh tế
2.1 Vai trò của ngân hàng thương mai trong nền kinh tế
• Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Với hoạt động đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế; và đồng thời thông qua nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho đầy đủ kịp thời cho quá trình sản xuất Chính nhờ hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội và cả nền kinh tế
• Ngân hàng thương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường
Bước sang cơ chế thị trường đòi hỏi sự phát triển; hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã làm biến đổi các nhà máy, xí nghiệp, khơi dậy sức sống bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến Điều không thể thực hiện bằng vốn tự có của các doanh nghiệp vốn dĩ đã rất ít ỏi Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn cung cấp một phần vốn không nhỏ trong việc tăng cường nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường, tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh
• Ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, Ngân hàng thương mại đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông
- Hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế Ngân hàng thương mại đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô
- Cùng với các cơ quan khác, Ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quan trọng
để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế Khi nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó thì cùng với việc sử dụng các công cụ khác để
Trang 4khuyến khích thì các Ngân hàng thương mại luôn được sử dụng bằng cách Ngân hàng thương mại yêu cầu các Ngân hàng thương mại thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu
tư, sử dụng vốn như: giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn hoặc qua hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức nhà nước thông qua Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền từ
đó giảm khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế để nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc
Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại thường đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nên thường được nhà nước sử dụng
• Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được
mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và Ngân hàng thương mại với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này Với các nghiệp vụ như thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác Ngân hàng thương mại tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối quan hệ tín dụng với các Ngân hàng thương mại nước ngoài, Ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
2.2 Phá sản ngân hàng ảnh hưởng đến nền kinh tế
Phá sản ngân hàng được ví như hiệu ứng domino: Khi ngân hàng phá sản, người dân gửi tiền sẽ phản ứng vô cùng dữ dội vì tiền tích lũy của họ có khả năng không thể thu hồi, ngân hàng mất khả năng thanh toán Do đó, đây cũng là thời điểm người dân ùn
ùn đi rút tiền gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán thật sự nếu một ngân hàng sụp đổ thì nó có thể dẫn tới hiệu ứng sụp đổ một loạt
Việc cam kết cho vay không thực hiện được, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, những như hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ/ nhà nước nền kinh tế trì trệ
Thị trường tài chính khắp nơi trên thế giới sẽ chao đảo vì hoảng sợ những tác động xấu tiếp theo sau đó Đồng tiền quốc gia sẽ suy yếu mạnh bởi nhà đầu tư trên toàn thế giới đang chuyển dần sang việc tìm kiếm các công cụ đầu tư an toàn hơn nguồn vốn
ồ ạt chuyển dịch ra khỏi thị trường
Sự lo ngại càng trở nên lớn hơn khi người dân nhận thấy việc chính phủ/ nhà nước
từ chối hỗ trợ, hậu quả được dự báo là có thể sẽ còn những tổ chức tài chính khác chuẩn
Trang 5bị sụp đổ Đặc biệt là những tổ chức có quan hệ làm ăn với ngân hàng đó bán tháo các cổ phiếu, chứng khoán của các tổ chức/ công ty đó náo loạn sang thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất và phản ứng dây chuyền sang một loạt các thị trường khác
Hoạt động của NHTM mang tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội tạo ra một chuỗi phản ứng dây chuyền mang tính toàn cầu
3. Những nghiên cứu trước đây
Why do banks disappear? The determinants of u.s bank failures and acquisitions
David C Wheelock and Paul W Wilson
Tại sao các ngân hàng phá sản? Nguyên nhân thất bại và bị mua lại các ngân hàng tại Mỹ
Nghiên cứu này nhằm xác định các nguyên nhân dẫn đến sự thất bại và nguy cơ bị mua lại của các ngân hàng tư nhân tại Mỹ Tác giả sử dụng thông tin ngân hàng để ước lượng mô hình cạnh tranh-rủi ro Tác giả nhận thấy các ngân hàng có Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản thấp dẫn đến việc một ngân hàng dễ dàng bị mua lại nhiều hơn
Hệ thống ngân hàng Mỹ đang trong thời kỳ quá độ Từ giữa những năm 1930 qua các năm 1970, lợi nhuận ngân hàng vẫn ổn định, môi trường pháp lý và công nghệ trong đó hoạt động ngân hàng ít có sự thay đổi Kể từ năm 1980, những thay đổi quan trọng đã tăng cạnh tranh và bắt đầu làm thay đổi cơ cấu thị trường của ngành ngân hàng Số lượng ngân hàng Mỹ đã giảm mạnh kể từ năm 1985, ban đầu do những thất bại, nhưng nhiều thời gian gần đây vì một số lượng lớn mua lại và sáp nhập Chúng tôi đã tìm cách để xác định các đặc tính của các ngân hàng thoát khỏi ngành công nghiệp thông qua hoặc thất bại hoặc mua lại, đặc biệt tập trung vào sự kém hiệu quả quản lý như thế nào có thể ảnh hưởng đến khả năng của một trong hai kết quả
Chúng ta thấy, không đáng ngạc nhiên, các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tài sản cao và danh mục cho vay kém chất lượng, và các ngân hàng có thu nhập thấp có nhiều nguy cơ thất bại
Rebel A Cole&Lawrence J White
Nguyên nhân thất bại của các ngân hàng Thương mại tại Mỹ trong thời gian gần đây Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích các nguyên nhân thất bại của các Ngân hàng thương mại tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả tương đồng về các yếu tố của hệ thống Camels –“ Hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng
An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được
sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường” Các khoản đầu tư bất động sản là nguyên nhân chính dẫn đến các thất bại và đóng cửa của Ngân hàng thương mại vào năm 2009, cũng giống như nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính
Trang 6năm 1985-1992.
Failure*i,2009 = βt’ Xi, 2009 - t + μi, t , t = 1, 2, , 5
X i, 2009 - t là bộ các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng i vào cuối năm;
t: năm thứ t trước năm 2009
Kết quả nghiên cứu hỗ trợ cho phương pháp CAMELS để đánh giá sự an toàn và lành mạnh của các ngân hàng thương mại, đặt ra câu hỏi về mức độ nghiêm trọng của rủi ro pháp lý và giới hạn tỷ lệ các khoản cho vay bất động sản của các ngân hàng
thương mại
1 An toàn vốn
CAPAD = Tổng vốn chủ sở hữu/tổng tài sản
2 Chất lượng tài sản
3 Quản lý
4 Thu nhập
EARN = Thu nhập ròng sau thuế/tổng tài sản
5 Thanh khoản
LIQ = (Quỹ tiền mua vào – Quỹ tiền bán ra)/tổng tài sản
6 Các yếu tố khác
SIZE = log của tổng tài sản
HOLD = 1 nếu công ty sở hữu nhiều ngân hàng nắm giữ từ 25% cổ phần ngân hàng; ngược lại
là 0
BR1 = 1 nếu ngân hàng có trụ sở tại quốc gia cho phép hạn chế chi nhánh; ngược lại là 0
BR2 = 1 nếu ngân hàng có trụ sở tại quốc gia cho phép không hạn chế chi nhánh; ngược lại là
Trang 7AGE = log tuổi của ngân hàng
3 Bài nghiên cứu của Arena trong sự thất bại của ngân hàng được nghiên cứu trong khu vực Mỹ La Tinh và các quốc gia Châu Á
Bài viết này sử dụng dữ liệu là các ngân hàng từ các cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây ở Đông Á và Mỹ La tinh để giải quyết hai câu hỏi: (1) Giải thích về mức độ và điều kiện dẫn đến sự thất bại ngân hàng (2) Về nguyên tắc cơ bản, có phải chủ yếu là sự thất bại của các ngân hàng yếu kém là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng ở 2 khu vực này? Kết quả cho thấy rằng đối với hai khu vực, nguyên tắc cơ bản, cấp độ của ngân hàng ảnh hưởng đáng kể khả năng sụp đổ cho các ngân hàng này và những cú sốc
có hệ thống (cả kinh tế vĩ mô và thanh khoản) gây ra các cuộc khủng hoảng chủ yếu là
sự mất ổn định ở các yếu ngân hàng yếu kém, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, trong
đó đặt ra câu hỏi về sự khác biệt về mức độ khả năng phục hồi ngành ngân hàng với các
cú sốc hệ thống trong tài chính và môi trường kinh tế vĩ mô
4 Chung-Hua Shen và Men – Fen Hsieh: Dự đoán sự phá sản của ngân hàng bằng cách
sử dụng những yếu tố vi mô và vĩ mô
Tóm tắt: Mặc dù có rất nhiều bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng ngân hàng mang lại nhiều thay đổi trong cả hai yếu tố vi mô và vĩ mô Rất ít nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trong đó có hệ thống kiểm tra những đóng góp đồng thời của những thay đổi này Nghiên cứu này kết hợp cách tiếp cận vi mô và vĩ mô, do đó đặt ra một hệ thống cảnh báo sớm, có thể giám sát các ngân hàng gặp khủng hoảng trong năm quốc gia châu Á khủng hoảng ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể là, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Philippines Đặc biệt bài nghiên cứu này đã đưa vào nghiên cứu
về cơ cấu sở hữu trong ngân hàng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Đầu tiên là cách tiếp cận vi mô, xem xét dữ liệu về những ngân hàng cụ thể để nỗ lực giải thích lý do tại sao họ đã thất bại Xác suất của ngân hàng bị thất bại chủ yếu phụ thuộc vào việc thực hiện kinh doanh trong ngân hàng: sự sai phạm trong khâu kế toán
và kiểm toán, thiếu kiểm soát nội bộ và quản lý yếu kém, trong số những người khác
Và tác giả đã đưa ra giải pháp bằng cách sử dụng bộ điều chỉnh CAMEL để theo dõi
Trang 8các yếu tố dự báo vi mô của ngân hàng đổ vỡ.
Các cách tiếp cận vĩ mô, hệ thống cảnh báo thứ hai, nghiên cứu được sử dụng để dự đoán một ngân hàng khủng hoảng Các yếu tố liên quan đến những yếu tố vĩ mô tác động đến khủng hoảng được nghiên cứu đầu tiên, bởi Demirgüç-Kunt và Detragiache (1998), được coi là vai trò của các biến số kinh tế vĩ mô và thể chế tại 65 nước công nghiệp và các nước đang phát triển Họ phát hiện ra rằng nguy cơ của một cuộc khủng hoảng ngân hàng được nâng cao bởi sự mất cân bằng vĩ mô (tăng trưởng chậm, sự bùng
nổ tín dụng) và kỷ luật thị trường trung bình (bảo hiểm tiền gửi không đúng luật, tự do hóa nhanh) Với khả năng tiếp cận các dữ liệu vĩ mô, nghiên cứu xuyên quốc gia đã phổ biến nhất được tiến hành Liên quan đặc biệt một cuộc khảo sát các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận vĩ mô gần đây đã được cung cấp bởi Eichengreen và Arteta (2000) và những nghiên cứu rõ ràng trỏ đến một nhu cầu để phân biệt mạnh mẽ từ các chỉ số vĩ mô mỏng manh, nơi mà trước đây vẫn không thay đổi mặc dù bất kỳ đặc điểm
kỹ thuật thay đổi, nhưng sau này nói chung là khó nắm bắt và nhạy cảm với thiết kế mô hình
5. Những trường hợp phá sản kinh điển trên thế giới
4.1Lehman Brothers
Trong giai đoạn phát triển nóng của thị trường tín dụng và nhà đất ở Mỹ, các ngân hàng đầu tư ở Mỹ đã thu được rất nhiều lợi nhuận thông qua nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản vay bất động sản Nhưng khi khủng hoảng xảy ra thì rủi ro tín dụng từ các loại chứng khoán này đã khiến các ngân hàng bị thua lỗ nặng nề Hậu quả là trong
5 ngân hàng đầu tư lớn ở phố Wall, Bear Stearns và Merrill Lynch đã bị ngân hàng khác mua lại, Morgan Stanley và Goldman Sachs thì buộc phải chuyển sang hình thức ngân hàng đa năng, nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngân hàng Lehman Brothers khi ngân hàng này buộc phải nộp đơn xin phá sản vào ngày 15 tháng 9 với khoản thua
lỗ lên đến 613 tỷ USD Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngân hàng Mỹ
Lehman Brothers được thành lập năm 1850 bởi anh em nhà Lehman, sau đó sát nhập với American Express năm 1969 rồi lại tách ra năm 1994 Lehman Brothers là một định chế tài chính hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là: đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và thu nhập cố định (fixed income); ngân hàng đầu tư; quản lý quỹ Thế mạnh của Lehman Brothers là thị trường trái phiếu và tín dụng bất động sản Năm 2007, tổng doanh thu của họ đạt 59 tỷ, trong đó doanh thu từ lãi và cổ tức chiếm đến 70%
Trang 9Biểu đồ: Biến động giá cổ phiếu của Lehman năm 2007-2008
Đơn vị: USD
Nguồn: BigCharts.com
Kết cục của Lehman đã được biết từ trước khi vào ngày 09 tháng 09 năm 2008, những đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc đã chính thức thất bại và ngay lập tức các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu khiến giá cổ phiếu sụt giảm 42% chỉ trong một ngày Phương án đàm phán với Bank of America (BOA) và Barclays của Anh cũng chính thức thất bại ngày 14 tháng 09, kết thúc mọi nỗ lực cứu vãn tình thế Chỉ trong vòng một năm, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, giá cổ phiếu của tập đoàn trị giá trên 600 tỷ USD này đã giảm từ 67 USD/cổ phiếu xuống chỉ còn 0,21 USD/cổ phiếu Trong 6 tháng đầu năm, Lehman đã công bố khoản lỗ 6,7 tỷ USD Thua
lỗ nặng nề với khoảng nợ 613 tỷ USD, Lehman Brothers đã buộc phải nộp đơn phá sản với tổng tài sản được định giá thanh lý chỉ là 1,75 tỷ USD Sự sụp đổ của Lehman bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song có thể tổng hợp lại ở bốn nhóm nguyên nhân chính: các quyết định kinh doanh rủi ro, sai lầm trong cách thức giải quyết khủng hoảng, sự cứng rắn của FED và hành động bán khống của các nhà đầu tư
Các quyết định kinh doanh rủi ro
Nguyên nhân đầu tiên khiến ngân hàng bị sụp đổ là do Lehman đã đi vay quá nhiều vốn và dùng phần lớn khoản tiền này cho những vụ đầu tư vào các loại tài sản có rủi ro lớn để thu được lợi nhuận cao
Mùa hè năm 2007, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường phố Wall, Dick Fuld - giám đốc điều hành của ngân hàng khẳng định đó chỉ là những rắc rối ngắn hạn và những công ty dám chấp nhận rủi ro lớn sẽ là những người thu lợi lớn khi khủng hoảng chấm dứt Do đó Lehman đã tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào các loại chứng khoán phái sinh phát hành dựa trên các khoản vay thế chấp Còn vào tháng 10 năm 2007, giữa lúc giá nhà ở Mỹ giảm mạnh, ngân hàng đã bỏ ra tới 22,2 tỷ USD để mua lại một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn là Archstone Vụ làm ăn này ngay lập tức đã đem lại thua lỗ Đó là những sai lầm quá lớn Và từ đó trở đi, Lehman liên tục thua lỗ nặng nề Cùng với đà leo thang của cuộc khủng hoảng, các loại chứng
Trang 10khoán này liên tục sụt giá và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của Lehman Brothers
Sai lầm trong cách thức giải quyết khủng hoảng
Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tín dụng đã khiến hàng loạt các tổ chức tên tuổi gặp khủng hoảng Các ngân hàng đều phải gánh chịu các khoản lỗ nặng nề với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ USD Nhưng chỉ có Lehman buộc phải tuyên bố phá sản là vì cách thức giải quyết khủng hoảng thiếu sáng suốt và thiếu quyết đoán của ban lãnh đạo ngân hàng Lehman đã không ít hơn ba lần bỏ qua cơ hội tự cứu mình
Cơ hội thứ nhất là cơ hội tăng vốn khi sau khi Bear Stearns bị quốc hữu hóa Lehman đã tiến hành tăng vốn vào đầu tháng 4 năm 2008 để chuẩn bị cho việc đối đầu với khủng hoảng Lehman đã huy động thêm 4 tỷ USD vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi Mặc dù tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của các nhà đầu tư rất cao, vượt qua con số 4 tỷ cần huy động nhưng ngân hàng đã từ chối phát hành thêm và cho rằng như thế là đủ Cơ hội thứ hai cũng là cơ hội tăng vốn sau khi báo cáo kết quả quý II năm 2008 bị lỗ 2,8 tỷ USD Đây là lần đầu tiên ngân hàng báo cáo kết quả kinh doanh
lỗ từ khi niêm yết Ngay lập tức, Lehman tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn trong
đó có 4 tỷ USD cổ phiếu phổ thông và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi nhằm bù đắp số lỗ quý II Lần này, tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu cũng rất cao, song Lehman lại một lần nữa đã từ chối không phát hành thêm chứng khoán Cơ hội thứ ba là khi kết quả quý III chuẩn bị đến ngày công bố và thị trường cho rằng số lỗ sẽ là 4 tỷ USD Lần này, ban lãnh đạo ngân hàng thực sự nhận ra sự nghiêm trọng và tiến hành tìm nhà đầu tư chiến lược để bán 25% ngân hàng Đồng thời Lehman cũng đưa ra hàng loạt kế hoạch tái cơ cấu bao gồm: bán một phần mảng quản lý tài sản để tăng tiền mặt, chia tách ngân hàng thành 2 công ty (spin off), công ty tốt và công ty xấu Dự kiến công ty xấu sẽ nắm giữ toàn bộ các tài sản xấu liên quan đến bất động sản và không niêm yết nhằm tránh áp dụng kế toán giá trị hợp lý Cuộc đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đáng lẽ ra có thể thành công song Lehman đã không làm được điều đó do bất đồng về giá Vậy là Lehman đã bỏ qua cơ hội thứ ba để cứu vãn tình hình
Sự cứng rắn của FED
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên, Lehman buộc phải phá sản còn vì ngân hàng đã không nhận được sự giúp đỡ từ phía FED Trong vòng 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2008, FED đã cứu ngân hàng Bear Stearns bằng cách cung cấp 29 tỷ USD cho JP Morgan để mua Bear, cứu Fannie và Freddie bằng cách tiếp quản trực tiếp, cứu AIG bằng việc tung ra 85 tỷ USD để mua 80% cổ phần, nhưng FED đã không làm như vậy để BOA hoặc Barclays mua lại Lehman Lehman và Bear có nhiều điểm tương đồng vì đều là ngân hàng đầu tư, do đó việc cứu Bear mà không cứu Lehman là
do vấn đề thời điểm
Thứ nhất, sau khi Bear sụp đổ, chính phủ Mỹ đã có dịch vụ cho vay chiết khấu dựa trên tài sản đảm bảo (discount window) nhằm cung cấp vốn cho ngân hàng đầu tư gặp khó khăn thanh khoản Tuy nhiên, sự sụp đổ của Lehman không phải là do thanh