1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011

197 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 7,22 MB

Nội dung

Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tiêu biểu có: một số côngtrình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài được Trung tâm Thông tin tưliệu Khoa học - Công nghệ và Môi

Trang 1

TT Viết đầy đủ Viết tắt

6 Chủ quyền biển, đảo Tổ quốc CQB,ĐTQ

8 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 2

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC TỪ

1.1 Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là yêu cầu khách

1.2 Chủ trương của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ

1.3 Đảng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển,

QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC TỪ NĂM 2006 ĐẾN

2.1 Những nhân tố tác động đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền

biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2006 - 2011 702.2 Chủ trương của Đảng về tăng cường bảo vệ chủ quyền

biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2006 - 2011 792.3 Đảng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển,

đảo Tổ quốc trong những năm 2006 - 2011 88

3.1 Đánh giá quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển,

đảo Tổ quốc trong những năm 2001 – 2011 111

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về luâ ân án

Đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011”, được thực hiện dưới góc độ của khoa học

chuyên ngành Lịch sử Đảng Đây là đề tài tập trung nghiên cứu quá trình ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc (CQB,ĐTQ) giaiđoạn 10 năm (2001- 2011) Trên cơ sở phương pháp luận sử học và bằng cácphương pháp chuyên ngành cụ thể như: lịch sử, logic đồng đại, lịch đại, thống kê,tổng hợp, so sánh, chuyên gia , đề tài luận án đã hệ thống hóa và luận giải làm rõchủ trương, cũng như sự chỉ đạo của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ; đánh giákhách quan quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 -

2011, đồng thời rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử và hiện thực

Kết cấu của luâ ân án gồm: phần mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3chương (8 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danhmục tài liệu tham khảo; phụ lục

2 Lý do lựa chọn đề tài luâ ân án

Việt Nam là một quốc gia ven Biển Đông, có lợi thế chiến lược đặc biệtthuận lợi về biển Vùng biển, đảo Việt Nam với hơn 1 triệu km2 thềm lục địa,khoảng 3000 đảo lớn, nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm ởgiữa Biển Đông, được coi là vùng biển giàu tiềm năng, có vị trí địa kinh tế -chính trị - quân sự vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của ViệtNam, mà còn đối với cả khu vực và thế giới

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam coi vùng biển,đảo của Tổ quốc là địa bàn trọng yếu gắn với bước đường sinh tồn, phát triển củadân tộc Vì vậy, vấn đề khai thác kinh tế biển, đi đôi với giữ gìn, bảo vệCQB,ĐTQ đối với dân tộc Việt Nam luôn được đặt ra như một tất yếu

Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh nguồn tài nguyên trên lục địa ngàycàng cạn kiệt, sự gia tăng dân số khiến không gian sống trở nên chật chội, cácnước ven biển, kể cả những nước không có biển, đều nhất loạt hướng về biển, hiệnthực hóa quá trình vươn ra biển, nhằm khẳng định ưu thế quốc gia trong tìm kiếm,tranh giành nguồn lợi ích to lớn trên biển

Trang 4

Biển Đông, vốn là một vùng biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự giaolưu, phát triển của khu vực và thế giới, cho nên luôn được nhiều quốc gia quan tâm,chú ý Các nước trong khu vực luôn đẩy mạnh, tăng cường quá trình tranh chấpCQBĐ Một số nước có tiềm lực khoa học - công nghệ, tiềm lực kinh tế, quân sựmạnh, như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… vì các tham vọng kinh tế, chính trịriêng đã và đang tìm mọi cách can thiệp sâu vào địa bàn chiến lược này, khiến chotình hình Biển Đông vốn phức tạp, càng trở nên phức tạp hơn An ninh chủ quyềnbiển đảo của khu vực bị đe dọa nghiêm trọng

Tất cả các yếu tố nêu trên đã và đang tác động mạnh mẽ tới an ninh quốc gia,cũng như tới chiến lược bảo vệ CQBĐ của Việt Nam Nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQtrong giai đoạn hiện nay càng ngày càng khó khăn và nhiều thách thức

Thực tiễn quá trình bảo vệ CQB,ĐTQ dưới sự lãnh đạo của Đảng tronghơn 20 năm đổi mới đất nước, nhất là giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011, ViệtNam đã đạt được những thành công nhất định Về cơ bản, CQBĐ của đất nướcđược giữ vững Vấn đề kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố QP-ANtrên biển trong điều kiện mới đã có bước tiến triển tốt so với thời gian trước đây

Năm 2007, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và trải qua gần 5 năm thực hiện chiến lược đó, sức mạnh quốc gia

về biển bước đầu đã được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ vững chắcCQB,ĐTQ Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục

Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ trong thời kỳ đổi mớitoàn diện đất nước, nhất là trong thập niên đầu tiên đầy biến động của thế kỷXXI, qua đó rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng vào nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ

ở những giai đoạn tiếp theo là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn vàmang tính thời sự sâu sắc và cấp thiết

Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011”, làm đề tài

luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3 Mục đích và nhiê âm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Thông qua viê âc hê â thống, phân tích, đánh giá chủ trương và sự chỉ đạothực hiê ân nhiê âm vụ bảo vê â chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của Đảng trong

Trang 5

khoảng thời gian 10 năm (2001 - 2011), làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng về bảo

vê â chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011, đồng thời rút ra

mô ât số kinh nghiê âm nhằm góp phần bảo vê â vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổquốc

* Nhiê êm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo

vệ CQB,ĐTQ của Đảng trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011

- Đánh giá khách quan hoạt động lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ của ĐảngCộng sản Việt Nam trong 10 năm (2001 - 2011)

- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 - 2011 dưới góc độkhoa học Lịch sử Đảng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hê â thống chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiê ân chủtrương của Đảng về bảo vê â chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến 2011

4.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi nghiên cứu: Sự lãnh đạo của Đảng về bảo vệ CQB,ĐTQ từ năm

20011 đến năm 2011

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng

về bảo vệ CQB,ĐTQ; đánh giá khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng về bảo

vệ CQB,ĐTQ và rút ra những kinh nghiệm

- Về thời gian: Toàn bộ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về bảo

vệ CQB,ĐTQ từ năm 2001 đến năm 2011

- Về không gian: Toàn bộ những vấn đề liên quan có tác động đến

nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 - 2011

5 Cơ sở lý luâ ân, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luật phápquốc tế về biển và các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước và toàn bô â thực tiễn bảo vê â chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là cơ sở lýluận, thực tiễn để tác giả thực hiện luận án

Trang 6

Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận sử học, các phương pháp: lịch sử,logic, đồng đại, lịch đại, quy nạp, so sánh, thống kê, tổng hợp và phương phápchuyên gia là những phương pháp được tác giả sử dụng để thực hiện đề tài.

6 Đóng góp mới của đề tài luâ ân án

- Hê â thống hóa các tài liê âu, tư liê âu, bước đầu phân tích, đánh giá nô âidung mô ât số tài liê âu, tư liê âu liên quan đến quá trình Đảng lãnh đạo bảo vê â chủquyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011

- Trình bày mô ât cách có hê â thống và làm rõ các chủ trương cũng như sựchỉ đạo của Đảng đối với nhiê âm vụ bảo vê â chủ quyền biển đảo Tổ quốc trongnhững năm 2001 - 2011 Thông qua đó khẳng định vai trò của Đảng trong bảo

vê â chủ quyền biển, đảo của đất nước

- Đánh giá ưu điểm, hạn chế hoạt đô âng lãnh đạo của Đảng về nhiê âm vụbảo vê â chủ quyền biển đảo Tổ quốc trong những năm 2001 - 2011, trên cơ sở đórút ra mô ât số kinh nghiê âm cần thiết góp phần đáp ứng yêu cầu bảo vê â chủ quyềnbiển, đảo Tổ quốc trong giai đoạn hiê ân nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luâ ân án

Nghiên cứu về đề tài Biển Đông (bao gồm các vấn đề: kinh tế, chính trị

xã hội, QP-AN) nói chung và đề tài bảo vệ CQB,ĐTQ dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam là một vấn đề có tính lý luận, thực tiễn sâu sắc

- Luận án góp phần vào công tác tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảngđối với nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ từ năm 2001 đến năm 2011 trên nhiều vấn

đề thuộc về chủ trương, đường lối chỉ đạo thực hiện

- Luận giải và làm rõ hơn các quan điểm, chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng về bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 - 2011

- Trên cơ sở đánh giá hoạt động lãnh đạo, luận án đã chỉ ra 5 kinh nghiệm.Đây là những kinh nghiệm cần thiết góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệCQB,ĐTQ thiết thực, hiệu quả hơn

- Luận án là cơ sơ sở tư liệu dùng để tham khảo phục vụ cho công táctuyên truyền, công tác nghiên cứu và giảng dạy một số vấn đề liên quan đếnbiển, đảo ở phạm vi trong và ngoài quân đội

8 Kết cấu của luâ ân án

Trang 7

Kết cấu của luâ ân án gồm: phần mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3chương (8 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danhmục tài liệu tham khảo; phụ lục.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, nội dung đề cập nhiều vấn đềliên quan đến kinh tế, chính trị, QP-AN của khu vực Biển Đông nói chung vàvùng biển, đảo Việt Nam nói riêng Trong đó, chủ yếu các công trình tập trungluận giải mấy vấn đề chính sau:

Một là, về vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa các quốc gia trong khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tiêu biểu có: “Cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa: Ai là người sở hữu đầu tiên?” của Daniel - J.Dzuck [32]; “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của Monique Cheminier [61]; “Phân tích về địa lý - chính trị cuộc xung đột và tranh chấp biên giới Việt - Trung liên quan đến quần đảo Paracel và Sparaly ở biển Nam Trung Hoa” của Peaun Medes Antunes [67]; “Các đảo tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa, Hoàng Sa - Trường Sa - Pratas - Bãi Maccelesfield”, công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu các vấn đề châu Á tại Hamburg [2]; “Quần đảo Trường Sa: liệu có còn thích hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền”, công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp

lý (trường Đại học Tổng hợp Philippin) [3]; “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt nam và Trung Quốc” của Từ Đặng Minh Thu [78]; “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế” của Đào Văn Thụy [81]; “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật quốc tế trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa” của Michael Bennett [57]…

Điểm chung của các công trình nghiên cứu về tình hình Biển Đông,nhất là về tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển giữa các quốc gia trong

khu vực đều khẳng định: Biển Đông đang là “vùng biển nóng”, nơi hội tụ

Trang 8

nhiều mâu thuẫn về kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới; tranh chấp chủquyền trên biển ở khu vực vừa là vấn đề của lịch sử vừa là vấn đề hiện tạiđang diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tranh chấp và nhận định cơ sở pháp lý,lịch sử, có tính chứng cứ để khẳng định chủ quyền của các bên tranh chấp,một số công trình đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tranh chấp, trong

đó nhấn mạnh đến giải pháp thương lượng hoà bình

Điều đáng lưu ý là, nhiều công trình khi đề cập đến vấn đề chủ quyềnquốc gia ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều nhận định: mặc dù khi tranhchấp các bên đều đưa ra các chứng lý của riêng mình để khẳng định chủ quyền

ở hai quần đảo này, nhưng về mặt luật pháp, nhất là về cơ sở lịch sử, nhữngchứng cứ của Việt Nam đưa ra là có tính thuyết phục nhất Luật gia người Mỹ

Michel Bennett trong bài báo “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật pháp quốc tế trong tranh chấp quần đảo Trường Sa”, từng nhận xét:

Nếu các đảo hoặc không được quản lý bởi một chính phủ, hoặc không đượcthăm viếng bởi các nhân viên nhà nước, vấn đề đặt ra ở đây là liệu những cuộc tiếpxúc riêng rẽ bởi các ngư dân Trung Quốc có đủ thiết lập chủ quyền trên Spratlys (TrườngSa) theo luật quốc tế không Vì vậy giá trị lập trường chính thức của Trung Quốc (đưa rakhi tranh cãi) là đáng nghi ngại [57, tr.91- 92]

Riêng nhà nghiên cứu người Pháp, giáo sư Monique Chemillier Gendrau

trong công trình nghiên cứu “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, thẳng thắn khẳng định: “Chủ quyền ở hai quần đảo (Hoàng Sa,

Trường Sa) trên Biển Đông (cũng như những yêu sách về biển của Trung Quốchiện nay) bộc lộ rõ tham vọng bá chủ khu vực, xa hơn nữa là bá chủ thế giớicủa Trung Quốc, đe doạ trực tiếp tới an ninh khu vực và thế giới” [61, tr.83]

Tuy nhiên, có một số nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu, donhiều yếu tố chủ quan (chủ yếu là xuất phát từ lập trường chính trị) và kháchquan (chủ yếu xuất phát từ tính phức tạp, nhậy cảm của vấn đề, sự thay đổitrong thực tiễn luật pháp quốc tế về biển…), dưới góc độ này hay góc độ kháccũng có những quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp

Trang 9

CQBĐ ở khu vực Biển Đông Thực tế cho thấy, vẫn có một số nhà nghiêncứu, nhất là những nhà nghiên cứu thuộc các nước có liên quan trực tiếp đếnvấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, xuất phát từ lập trường dân tộc, từlợi ích của quốc gia, trong các công trình hay cố gắng tìm mọi cách đưa ra cácchứng lý mang tính chủ quan của mình nhằm khẳng định chủ quyền quốc giacủa họ trên vùng biển, đảo đang có tranh chấp Vì lý do đó, những công trìnhcủa họ thường thiếu tính khách quan khoa học

Hai là, về chiến lược của một số nước lớn đối với Biển Đông và tác động của nó tới an ninh khu vực, an ninh CQBĐ của Việt Nam.

Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tiêu biểu có: một số côngtrình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài được Trung tâm Thông tin tưliệu Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Quốc phòng) tập hợp lại trong tập tài

liệu có tiêu đề “Chiến lược của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á” [22], ví dụ như: “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ” (Kim Xán Vinh, Chu Hán Vũ); “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh vệ” ; “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN” (Trương Đảng Nặc, Kiệt Nhân Quý); “Nga tiến vào Châu Á thông qua Inđonêxia” (Đông Phương Thuần), “Trung Quốc và Ấn

Độ cạnh tranh ảnh hưởng đối với ASEAN” (Sheng Lijun); một số tham luận khoa

học tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông, được tác giả Đặng Đình Quý tập hợp trong

cuốn sách “Biển Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” [71], ví dụ như: “Biển Đông: Chẳng lẽ cứ thụ động ngồi chờ làn gió mát?” của Geoffrey Till;

“Tranh chấp Biển Đông sẽ đi tới đâu?” của Mark J Valencia; “Những diễn biến

gần đây ở Biển Đông - Hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực” của

Daniel Schaeffer; “Liệu có thể giải quyết được các tranh chấp về phân định biển

và chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông?” của Stein Tonesson; “Thực địa chính trị của khu vực cùng tồn tại trong cái ao của Trung Quốc” của Ba Hamzah;

“Những diễn biến gần đây ở Biển Đông: Hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp

tác khu vực” của Carlyle A Thayer; “Những biến chuyển gần đây trên Biển Đông:

lý do để quan ngại” của Ian Storey; “Cách tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới của Trung quốc và Việt Nam - Bài học, liên hệ và tác động đối với tình hình

Trang 10

Biển Đông” của Ramses Amer; hoặc những công trình nghiên cứu khác, như:

“Chiến lược của Hải quân Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông” của Ngô Vĩnh Long [53]; “Trung Quốc tấn công trên biển Nam Trung Hoa” của Shigeo Hiramatsu [73]

Về cơ bản các công trình nêu trên đều khẳng định: Biển Đông là vùngbiển chiến lược có tác động lớn tới sự phát triển về kinh tế, QP-AN không chỉđối với khu vực mà còn với cả thế giới, vì thế các quốc gia trong khu vực và cácnước khác, nhất là những nước lớn luôn tìm cách cạnh tranh, khẳng định vị thế,tầm ảnh hưởng của mình ở địa bàn chiến lược này; tình hình Biển Đông đã vàđang diễn biến vô cùng phức tạp bởi sự tranh chấp về lợi ích, chủ quyền giữa cácquốc gia trong khu vực và sự can thiệp của các nước lớn vào địa bàn Biển Đông;chiến lược của các nước lớn đối với Biển Đông một mặt góp phần tạo thế cânbằng lực lượng ở khu vực nhưng mặt khác cũng khiến cho an ninh khu vực,trong đó có Việt Nam thêm phức tạp

Đối với Trung Quốc, một quốc gia có những lợi ích chiến lược trực tiếp ởBiển Đông, đồng thời cũng là quốc gia hiện đang có nhiều tham vọng vươn lên trởthành một cường quốc mà trước hết là một cường quốc về biển, các nhà nghiên chorằng: chiến lược biển của Trung Quốc, nhất là chiến lược đối với Biển Đông, có tácđộng rất lớn đến an ninh chủ quyền biển, đảo của các nước trong khu vực Trong

bài “Chiến lược của Hải quân Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông”[53], nhà nghiên cứu Ngô Vĩnh Long trên cơ sở phân tích những động thái

mới của Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt là việc Trung Quốc tăngcường xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, đã chỉ rõ ý đồ của Trung Quốc

là muốn thao túng khu vực Biển Đông, đồng thời dùng Biển Đông như lá bài đểmặc cả với các nước khác trong toan tính về kinh tế, chính trị của mình, cũng nhưcoi Biển Đông là bàn đạp để vươn ra biển xa khẳng định vị thế nước lớn đối với

khu vực và thế giới Shigeo Hiramatsu, nhà nghiên cứu Nhật Bản với bài “Trung Quốc tấn công trên biển Nam Trung Hoa”[73], trên cơ sở đặt ra giả thiết: nếu

Trung Quốc tấn công trên biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) thì ảnh hưởng của

nó tới tình hình an ninh khu vực và thế giới như thế nào? Các nước sẽ có đối sách rasao để giữ gìn sự ổn định, hoà bình ở vùng biển chiến lược này? – Shigeo

Trang 11

Hiramatsu cho rằng: Trung Quốc có những động thái gây xung đột với các nướctrong cuộc tranh giành CQBĐ vừa coi đó như một đòn răn đe, vừa tạo lợi thế thựchiện âm mưu về kinh tế, chính trị của mình trên trường quốc tế nhưng ít có khảnăng mở cuộc chiến tranh lớn trên Biển Đông Bởi vì làm như thế, Trung Quốc sẽ

tự cô lập mình, vì phải đối đầu không chỉ với các nước Đông Nam Á, nhất là cácnước nằm ở Biển Đông mà còn với cả các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn

Độ Tuy nhiên, thế giới cần phải cảnh giác với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranhtrên Biển Đông mà Trung Quốc là người châm ngòi, an ninh Đông Nam Á phụthuộc rất lớn vào chính sách về biển của Trung Quốc

Đối với Mỹ, hầu hết giới quan sát và các nhà nghiên cứu đều cho rằng: vịthế, tầm ảnh hưởng, sự chi phối của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung

và Biển Đông nói riêng là rất lớn, không chỉ bởi Mỹ luôn coi địa bàn này là mộttrong những địa bàn hết sức quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, là nơi

Mỹ có nhiều đồng minh cần được bảo vệ, mà còn bởi Biển Đông gắn với những

lợi ích sát sườn của Mỹ (cả về kinh tế và chính trị) Trong bài “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ” [22], của Kim Hán Vinh - Chu Hán Vũ, hay bài “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh vệ” [22] của Robert J Coy, đã

khẳng định rằng Mỹ đã và đang điều chỉnh chiến lược của mình ở khu vực châu

Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, đồng thời tăng cường sự có mặt

ở khu vực bằng nhiều cách thức khác nhau; an ninh khu vực, an ninh Biển Đôngcũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào Mỹ

Đối với Ấn Độ, trong các bài: “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN”[22], của hai tác giả Trương Đảng Nặc - Kiệt Quý Nhân; “Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng đối với ASEAN”[22] của tác giả Sheng Lijun, hay bài “Ấn Độ tăng cường ảnh hưởng tại Đông Nam Á” [22] của Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng

Ấn Độ, đã làm rõ quyền lợi của Ấn Độ ở Đông Nam Á nói chung và BiểnĐông nói riêng Các công trình trên cũng chỉ rõ, hiện nay Ấn Độ đang tìmcách tăng cường sự có mặt của mình và cạnh tranh với các cường quốc khác

về lợi ích kinh tế, chính trị ở khu vực này

Trang 12

Với nước Nga, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nước Nga hiện nay cũngđang mở cuộc chạy đua với các cường quốc khác vào khu vực Đông Nam Á vàBiển Đông vì lợi ích của Nga ở khu vực này là rất quan trọng Công trình nghiên

cứu “Đông Nam Á nằm trong lợi ích của Nga” [22], của Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ, hay bài “Nga tiến vào châu Á thông qua Inđônêxia” [22],

của nhà nghiên cứu Đông Phương Thuần, phân tích lợi ích của Nga ở khu vực,đồng thời chỉ rõ nỗ lực cũng như sự điều chỉnh chiến lược trong quá trình khẳngđịnh ảnh hưởng của Nga ở Đông Nam Á và trên địa bàn Biển Đông

Đối với Nhật Bản, cuốn “Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN trong thế kỷ mới” do nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc), trên cơ sở

phân tích tổng quan chính sách ngoại giao của Nhật Bản với các nước ASEAN,cuốn sách nhận định: một trong những ý đồ chiến lược trong chính sách ngoạigiao của Nhật Bản đối với ASEAN, bao gồm cả chính sách với Biển Đông chính

là cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc tạo cơ sởkhẳng định vị thế nước lớn về chính trị ở khu vực; việc can thiệp vào Biển Đôngkhông chỉ thuần tuý về mặt kinh tế bởi một lượng lớn hàng hoá của Nhật Bảnđược vận chuyển qua Biển Đông, khai thác các nguồn lợi kinh tế ở Biển Đông

mà còn kiềm chế các cường quốc tạo lợi thế cạnh tranh về mọi mặt của Nhật Bảntrên trường quốc tế

2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu luận giải những vấn đềchính cốt sau:

Một là, vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc.

Hầu hết các công trình nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề này đều thống nhấtkhẳng định rằng: Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt thuận lợi vềbiển; với một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, bao gồm hơn 1 triệu km2 thềmlục địa, hơn 3000 hòn đảo, nhiều vịnh biển có giá trị kinh tế, QP-AN, vùng biển,đảo Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng, bảo vệ đấtnước và sự trường tồn của dân tộc; cần nâng cao ý thức của dân tộc về vị trí, vai trò

Trang 13

to lớn của biển, đảo, triệt để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của biển, đảo để pháttriển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong công trình “Việt Nam đất, biển, trời” của tác giả Lưu Văn Lợi[54],

trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của biển, đảo nước ta, nhà nghiên cứu Lưu VănLợi nhấn mạnh:

Biển đối với quốc gia là an ninh và phát triển, đối với hàng chục triệu con

người thuộc hơn nửa các tỉnh, thành, đặc khu (của Việt Nam) là đời sống và phồn

vinh, biển không thể tiếp tục bị coi nhẹ như hiện nay và chỉ hiểu là biển ven bờ.Biển hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của nó phải là một trong hai vế của chiến lược bảo vệ

và xây dựng đất nước để đưa dân tộc thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.[54, tr.185]

Trong công trình “Biển và hải đảo Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung

ương ấn hành [6], các tác giả khẳng định:

Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lượcđặc biệt đối với khu vực và trên thế giới Trong lịch sử hàng nghìn năm dựngnước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình dựng xây vàphát triển của đất nước và con người Việt Nam Việc xây dựng, quản lý, pháttriển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc giữgìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinhtế- xã hội của đất nước trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhậpquốc tế [6, tr3]

Hai là, chủ quyền của Việt Nam trên biển, đặc biệt là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Chủ quyền của Việt Nam trên biển, đặc biệt là đối với hai quần đảoHoàng Sa, Trường Sa, là vấn đề lớn được rất nhiều nhà khoa học cũng như các

nhà hoạt động chính trị quan tâm Đã có nhiều công trình đề cập trực tiếp đến

vấn đề này dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, trong đó có những côngtrình tập trung đi sâu luận giải về chủ quyền của Việt Nam trên biển, như các

công trình: “Vùng biển và quyền làm chủ” của Vũ Phi [66]; “Việt Nam đất,

Trang 14

biển, trời” của Lưu Văn Lợi [54]; “Biển và hải đảo Việt Nam” [6]; “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam đến năm 2020”, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của Viện Nghiên cứu và Phát triển [17]; “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa”[64], luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Nhã.

Đây là những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn, luận giải về chủquyền của Việt Nam trên Biển Đông Những công trình này đã đưa ra bằng chứng

và những lập luận xác đáng về chủ quyền của Việt Nam trên biển, đồng thời khẳngđịnh chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa Một số công trình đã có những đề xuất và đưa ra những giải pháp nhằmgóp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất

nước trên biển Trong công trình “Việt Nam đất, biển, trời”[54], nhà nghiên cứu

Lưu Văn Lợi tập trung luận giải các vấn đề rất quan trọng về tiềm năng, lợi thế củabiển, đảo Việt Nam; về lịch sử tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, đưa ra những luận chứngxác đáng, khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo này, đồng thờicũng đặt ra các yêu cầu để Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ, giành và giữchủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; liên quan đến vấn đề về bảo vệ CQBĐ củađất nước, tác giả cũng đã đề cập đến kinh nghiệm quản lý biển, kinh nghiệm tiếnhành cuộc đấu tranh đòi CQBĐ của một số quốc gia trong lịch sử và kiến nghị cầnphải vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn đấu tranh giành và giữ chủ

quyền quốc gia trên biển Đặc biệt, với công trình Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020[17], trên

cơ sở khảo cứu và luận giải nhiều vấn đề có tính chất cấp bách đối với việc quản lý,khai thác và bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc, công trình đã nhấn mạnh đến các vấn đềnhư: thực tiễn tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Việt Nam và các quốc gia khác ởBiển Đông, đưa ra các dự báo và hướng giải quyết cho vấn đề này, nhất là đối vớiviệc đấu tranh khẳng định, giành chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo Hoàng

Trang 15

Sa, Trường Sa; đánh giá thực trạng quản lý biển của Việt Nam, những hạn chế bấtcập của hệ thống luật pháp, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển,đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước biện pháp giải quyết, tạo điều kiện nângcao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước về biển, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế biển và tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia bảo

vệ CQB,ĐTQ Những số liệu thống kê, các luận cứ mà công trình đưa ra, là hết sứccần thiết, góp phần để Đảng, Nhà nước nhận thức rõ hơn về nhiều vấn đề liên quanđến công tác phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường củng cố QP-AN bảo vệvững chắc CQBĐ TQ

Đối với công trình: Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tác giả Nguyễn Nhã [64] Công trình này chủ yếu tập trung

luận giải vấn đề cơ bản: trình bày có hệ thống các vấn đề về lịch sử chủ quyền của haiquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trên cơ sở đó chứng minh chủ quyền của Việt Nam đốivới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phản bác các luận chứng thiếu căn cứ mà một

số nhà nghiên cứu, cũng như chính quyền một số nước, nhất là chính quyền Trung Quốcđưa ra để tranh giành chủ quyền hai quần đảo này với Việt Nam

Ba là, phát triển kinh tế biển và tăng cường QP-AN bảo vệ CQB,ĐTQ.

Vấn đề phát triển kinh tế biển và tăng cường QP-AN bảo về CQB,ĐTQ đãđược một số công trình nghiên cứu đề cập đến ở nhiều góc độ nghiên cứu khácnhau Khi đề cập đến vấn đề này, hầu hết các công trình nghiên cứu thống nhấtcho rằng: vùng biển, đảo Việt Nam có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đốivới quá trình phát triển đất nước, vì thế đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đi đôivới tăng cường QP-AN bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ là vấn đề cấp thiết mangtính chiến lược đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Việt Nam có tiềmnăng, lợi thế lớn về biển nhưng chưa phát huy thực sự có hiệu quả các tiềm năng,lợi thế đó; ở cả tầm chiến lược và sách lược, quản lý Nhà nước về biển còn nhiềubất cập khiến cho trong một thời gian dài nền kinh tế biển phát triển còn chậm,chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của đất nước; công tác QP-AN

Trang 16

bảo vệ CQBĐ còn có những hạn chế nhất định khiến cho việc bảo vệ chủ quyền,

an ninh biển, đảo chưa thực sự vững chắc; gắn với xu thế phát triển của thời đại,yêu cầu thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong điều kiện tình hình tranhchấp chủ quyền giữa các quốc gia ở khu vực Biển Đông diễn ra căng thẳng vớitính chất ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường…, Việt Nam cầnphải tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường QP-ANbảo vệ CQB,ĐTQ

Trong công trình “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020”[17], trên cơ sở

khẳng định: “Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình một chiến lược pháttriển bền vững không chỉ về kinh tế mà còn cả một chiến lược bảo vệ chủquyền và quyền tài phán quốc gia của mình” [17, tr.5], các nhà nghiên cứu

đã kiến nghị lên Đảng, Nhà nước những yêu cầu đối với chiến lược tổng hợpnhằm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển, trong đó đặc biệt nhấn mạnhđến các vấn đề như: về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ biển; chiến lược phòng thủbiển; chiến lược phát triển kinh tê - xã hội (KT-XH) trên các vùng biển vàhải đảo Việt Nam; chiến lược ngoại giao gắn với nhiệm vụ bảo vệCQB,ĐTQ…[17, tr.118;119]

Trong công trình “Việt Nam đất, biển, trời”, nhà nghiên cứu Lưu Văn Lợi

cũng đã nhấn mạnh: “Nước ta cần có một chính sách toàn diện về biển cho bâygiờ, cho ngày mai” [54, tr.188-189]

Trong công trình “Kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh bảo vê ê chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới” [97], (bài

nghiên cứu đăng trên các số 9, 10, 11 Tạp chí Quốc phòng toàn dân năm 2008),nhóm tác giả Quốc Toàn - Mạnh Hùng - Mạnh Dũng đã trình bày mô ât số vấn đề

cơ bản liên quan đến phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường củng cố QP-ANbảo vê â CQB,ĐTQ của Viê ât Nam trong giai đoạn hiê ân nay Ở công trình này, cáctác giả trên cơ sở nêu bâ ât vị trí, vai trò vùng biển, đảo quốc gia, trình bày khái

Trang 17

quát quan điểm của Đảng về bảo vê â CQB,ĐTQ đã bước đầu làm rõ thực trạng

và đưa ra mô ât số giải pháp nhằm đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế biển vớităng cường QP-AN bảo vê â CQB,ĐTQ

Trong công trình “Quá trình triển khai chính sách về biển của Viê êt Nam

từ năm 1986 đến năm 2010” [60] (luâ ân án tiến sĩ Lịch sử), tác giả Nguyễn

Thanh Minh trên cơ sở phân tích cơ sở hình thành chính sách về biển đã trìnhbày khá rõ nét toàn bô â quá trình triển khai chính sách về biển của Viê ât Namtrong giai đoạn 10 năm đổi mới đất nước trên các lĩnh vực cụ thể như: an ninh -quốc phòng; kinh tế biển; hợp tác quốc tế biển; phân định biển; bảo vê â môitrường biển, đồng thời đánh giá kết quả và rút ra mô ât số kinh nghiê âm trong quátrình triển khai chính sách về biển

Ở khía cạnh đối ngoại bảo vê â CQB,ĐTQ, trong công trình “Vâ ên dụng

tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vê ê chủ quyền biển, đảo hiê ên nay” [55] (bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Lý luâ ân Chính trị số

4/2013), nhà nghiên cứu Đinh Xuân Lý lại nhấn mạnh đến vấn đề cần phảitriê ât để vâ ân dụng sáng tạo tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong cuô âcđấu tranh bảo vê â CQB,ĐTQ

Mô ât số bài báo của các tác giả như: Thái Văn Long với bài “Lòng tin chiến lược cho hòa bình và an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương” [52] (Tạp chí Lý luâ ân Chính trị số 12/2013); Huỳnh Minh Chính với bài “Giải quyết tranh chấp bằng biê ên pháp hòa bình, thúc đẩy hợp tác nhằm duy trì ổn định và phát triển trên Biển Đông” [28] (Tạp chí Quốc phòng toàn dân số

6/2008) , ở góc đô â này hay góc đô â khác cũng đã phần nào đề câ âp đến cácvấn đề liên quan đến chủ trương tăng cường phát triển kinh tế biển gắn vớibảo đảm QP-AN trên biển

Bốn là, luật pháp quốc tế về biển và việc vận dụng luật pháp quốc tế trong quản lý, khai thác, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của nước ta.

Trang 18

Việc tìm hiểu luật pháp quốc tế về biển, nhất là việc vận dụng luật pháp quốc

tế về biển vào thực tiễn quản lý, khai thác và bảo vệ CQBĐ đất nước là vấn đề lớnrất được xã hội quan tâm, chú ý trong giai đoạn hiện nay Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu đề cập đến vấn đề này dưới các góc độ: làm rõ những nội dung cơ bảncủa Luật Biển quốc tế, nhất là Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc năm1982; sự vận dụng Luật Biển quốc tế vào vấn đề quản lý, khai thác, bảo vệ CQBĐ ởViệt Nam; những vấn đề nảy sinh trong quá trình vận dụng luật pháp quốc tế vềbiển; vấn đề tuân thủ các nguyên tắc theo đúng tinh thần luật pháp quốc tế tronggiải quyết tranh chấp chủ quyền đối với đất nước

Trong công trình “Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật Biển ở Việt

Nam” [5]của Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao ấn hành, trên cơ sở làm rõ những

nội dung cơ bản của Luật Biển quốc tế, đánh giá tiến trình phát triển luật lệ vềbiển ở Việt Nam, các tác giả đã khẳng định:

Theo luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước của Liên hiệp quốc về LuậtBiển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biểnthuộc lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với chế độ pháp lý khácnhau Lợi ích của quốc gia trên biển ngày càng có ý nghĩa quan trọng; từ đó vấn

đề bảo vệ quyền lợi cũng như nhu cầu hợp tác trên biển cũng ngày càng trở nênthiết yếu Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trên biển, sử dụng và khaithác một cách hiệu quả, hợp lý và bền vững vì mục tiêu phát triển, giữ gìn hoàbình, ổn định và tăng cường hợp tác quốc tế, Việt Nam cần đẩy mạnh và hoànthiện công tác quản lý nhà nước về biển [5, tr.7-8]

Công trình “Chiến lược bảo về chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020”[17], trên cơ sở đánh giá

kinh nghiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền của những quốc gia mạnh về biểnnhư: Mỹ, Canada, Ôxtraylia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…, xuất phát

từ thực trạng các văn bản pháp luật của Việt Nam về biển, cũng như việc vậndụng Luật Biển quốc tế vào công tác quản lý, bảo vệ CQB,ĐTQ, công trìnhnày đã nêu rõ: Một trong những yêu cầu cấp thiết nhất đối với Việt Nam trong

Trang 19

quá trình phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ là phải nhanhchóng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước về biển Đánh giá về hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về biển, Công trìnhkhẳng định: về cơ bản, trên cơ sở phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế,Công ước về Luật Biển 1982, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biểncủa Việt Nam bước đầu đã tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc tăng cườngquản lý Nhà nước trên biển Tuy nhiên, xét tổng thể, hệ thống văn bản quyphạm pháp luật về biển của nước ta còn nhiều bất cập như thiếu tính đồng bộ,việc hệ thống hoá, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chậm, chưa theo kịp tìnhhình và chưa được tiến hành một cách thường xuyên [17, tr.62-63].

Năm là, những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về biển.

Trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủtrương, chính sách quan trọng về biển nói chung và về bảo vệ CQB,ĐTQ nóiriêng (thể hiện ở Nghị quyết của Đảng, các Nghị định, Chỉ thị của Nhà nước).Một số công trình (bao gồm các bài báo, sách ), dưới các góc độ phản ánh khácnhau, bước đầu đã làm rõ một số vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước ta Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứuchuyên sâu và có hệ thống vấn đề này

3 Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố

và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Vấn đề biển, đảo nói chung và vấn đề bảo vệ CQBĐ đối với mỗi quốc gia(trong đó có Việt Nam) nói riêng là những vấn đề lớn, mang tính thời sự trong giaiđoạn hiện nay, vì thế luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tổng quan kết quảnghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy:

Các công trình dưới các góc độ khoa học, trên nhiều bình diện khác nhau

đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông nói chung và việcbảo vệ CQBĐ của Việt Nam nói riêng Nhiều công trình đã đi sâu luận giải làm

rõ một số vấn đề như:

Trang 20

- Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với sự phát triển của khuvực và thế giới.

- Vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

- Tình hình Biển Đông và vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các quốc giatrên Biển Đông, nhất là việc tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa giữa Việt Nam và một số nước

- Luật pháp quốc tế về biển và việc vận dụng luật pháp giải quyết các vấn

đề tranh chấp trên biển; chiến lược và sự can thiệp của các nước lớn ở BiểnĐông và tác động của nó tới an ninh khu vực

Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, chưa có công trình nàotrực tiếp nghiên cứu chuyên sâu về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạobảo vệ CQB,ĐTQ:

- Một số công trình đã đề cập và bước đầu luận giải một số quan điểm,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam vềquản lý, khai thác và bảo vệ CQB,ĐTQ, nhưng mới chỉ là những vấn đề mang tính

cụ thể, đơn lẻ chứ chưa khái quát, hệ thống để làm rõ chủ trương, chính sách phảnánh quá trình Đảng, Nhà nước lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ trong một thời kỳ, mộtgiai đoạn nhất định

- Chưa có công trình đi sâu vào vấn đề tổng kết, trực tiếp đánh giá hoạt độnglãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ CQB,ĐTQ trong các thời kỳ, nhất

là trong thời kỳ 10 năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2011), trên cơ đó rút ra những kinhnghiệm vận dụng vào thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Đây là cơ sở để tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu của Luận án

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tổng kết, làm rõ quá trình Đảng lãnh đạobảo vệ CQB,ĐTQ từ năm 2001 đến năm 2011, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

sâu sắc Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Trang 21

bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011” làm đề tài luận

án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ

CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1 Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là yêu cầu khách quan, cấp thiết

1.1.1 Vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Biển Đông, một vùng biển giàutiềm năng phát triển kinh tế, đồng thời giữ vị trí quan trọng, có ảnh hưởng đếnquá trình phát triển của khu vực và thế giới

Việt Nam nằm trên bờ phía Tây của Biển Đông, được coi là quốc gia có vịtrí chiến lược đặc biệt thuận lợi về biển Việt Nam có chiều dài bờ biển vàokhoảng 3260 km, thuộc nhóm các nước có tỷ lệ chiều dài bờ biển so với diệntích đất liền cao nhất thế giới

Vùng biển Việt Nam, ngoài hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nằm giữaBiển Đông, còn có hệ thống đảo ven bờ dày đặc, bao gồm hơn 3000 hòn đảo lớn,nhỏ, với tổng diện tích trên 1600km2 Trong đó có 24 đảo diện tích trên 10km2, 84đảo diện tích 1km2, 66 đảo cư dân sinh sống Tổng dân số sống ở các đảo vàokhoảng 155.000 người Mật độ dân số trung bình trên đảo là 95người/km2 Các đảolớn nhất là Đảo Phú Quốc (567 km2 có 50.000 người dân sinh sống), đảo Cái Bầu(200km2/ 21.000 dân), đảo Cát Bà (149km2/15.000 dân), đảo Phú Quý(32km2/18.000 dân), Côn Đảo (56,7km2/21.000 dân), đảo Lý Sơn (3km2/ 16.000dân)[10, tr.37] Hệ thống các đảo ven bờ và xa bờ của Việt Nam có vị trí chiến lược

Trang 22

quan trọng: đó là những điểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là điểm tựathuận lợi để khai thác các nguồn lợi, phát triển kinh tế biển và vươn ra khai thácbiển cả trong tương lai.

Theo luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc

về Luật biển (1982), một quốc gia ven biển có chủ quyền, quyền chủ quyền vàquyền tài phán trên vùng biển bao gồm: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếpgiáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa [Phụ lục 3 của LA]

Ngày 23 - 6 - 1994, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX,

kỳ họp thứ 5, đã ra Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luậtbiển năm 1982 (Công ước này có hiệu lực từ ngày 16-11-1994) Trên cơ sở phùhợp với các quy định của Công ước 1982, vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùngđặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được mở rộng về phía biển Vớinhững quy định này, đất nước Việt Nam không chỉ đơn thuần là lục địa hình chữ

S, mà còn là một “Nước Việt Nam biển” với vùng biển, đảo rộng hơn 1 triệu

km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền của Tổ quốc Toàn bộ vùng biển, đảorộng lớn đó của Việt Nam là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của lãnhthổ Việt Nam

Xét trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị - xã hội, QP-AN, vùng biển, đảoViệt Nam là một địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

Về kinh tế: vùng biển, đảo Việt Nam là địa bàn giàu tiềm năng cho phát

triển kinh tế đất nước Do có vị trí chiến lược, nằm trên các tuyến hàng hảihuyết mạch thông thương giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các khu vựckhác, vùng biển, đảo Việt Nam chính là “cầu nối” cực kỳ quan trọng để mở rộnggiao lưu kinh tế và thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực, cũng như các nướctrên thế giới Đồng thời, đó là nơi chứa đựng, cung cấp cho Việt Nam nhiềunguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, hết sức phong phú, đa dạng với một trữlượng tương đối lớn

Đối với nguồn tài nguyên sinh vật biển, vùng biển, đảo Việt Namđược đánh giá là vùng biển có hệ sinh thái phong phú vào bậc nhất củakhu vực và thế giới Chỉ tính riêng về cá, trong vùng biển Viê ât Nam đã

Trang 23

có tới 2.030 loài khác nhau với trữ lượng khoảng 2.770 nghìn tấn, trong

đó có tới hơn 100 loài cá có giá trị kinh tế cao Biển, đảo Việt Nam cóthể cung ứng khoảng 20% nhu cầu thực phẩm cho cư dân Viê ât Nam,đồng thời đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu mang lại nguồn lợi kinh tế tolớn cho đất nước [29, tr.35]

Đối với nguồn tài nguyên khoáng sản, vùng biển, đảo Việt Nam chứađựng trong lòng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản như: Titan, zircon, thiếc,vàng, ilmenit, đất hiếm, cát thủy tinh, dầu khí… trong đó dầu khí được coi lànguồn tài nguyên quan trọng và có giá trị kinh tế lớn nhất ở thềm lục địa ViệtNam Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học, trong vùng Biển Đông chỉtính riêng lượng dầu khí, trữ lượng đã lên tới 14,1 tỷ thùng, trong đó ở thềmlục địa của biển Việt Nam trữ lượng vào khoảng 2,9 tỷ thùng Hiện nay, ViệtNam đã và đang tích cực đầu tư công nghệ, kỹ thuật kết hợp với hợp tác quốc tế

để thăm dò và từng bước khai thác nguồn dầu khí ở vùng biển quốc gia Đến nay,Viê ât Nam đã xác định được nhiều bồn trầm tích có khả năng dầu khí, như bồnCửu Long, Nam Côn Sơn, các bồn ở vùng biển Trung Bộ, bồn Sông Hồng và bồnThổ Chu - Mã Lai trong vịnh Thái Lan Một số mỏ dầu khí đã đi vào khai thác vớikết qủa khả quan, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (mỏ Bạch Hổ, mỏRồng…) [29, tr.37-38]

Triển vọng phát triển ngành dầu khí ở vùng biển Việt Nam là rất lớn Hiệnnay ngành này đang có những bước khởi sắc và ngày càng khẳng định là mộtngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho Việt Nam

Đối với nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển giao thông vận tảibiển,Việt Nam là một quốc gia ven Biển Đông, có nhiều ưu thế về địa lý choviệc phát triển ngành giao thông hàng hải Người ta ví Việt Nam như một

“ngôi nhà mặt phố” để nói tới tiềm năng to lớn về phát triển thương mại, dịch

vụ trong nước và quốc tế Trong đó, cần phải nói tới vị trí chiến lược của ViệtNam trong lĩnh vực hàng hải Bờ biển Việt Nam dài, vùng biển rộng với nhiều

eo, vịnh biển, cửa sông phân bố khá dày từ Bắc vào Nam rất thuận lợi choviệc xây dựng hệ thống cảng biển, trong đó nhiều nơi có khả năng xây dựng

Trang 24

các cảng nước sâu mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, như: Cái Lân, Cửa Ông,Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh… hơn nữa bờ biển

và vùng biển Viê ât Nam, nhất là ở khu vực Trung Bộ, rất gần với các tuyếnhàng hải quốc tế Những yếu tố đó cho phép Viê ât Nam bằng đường biển cóthể giao thông thuận lợi với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới,đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để Viê ât Nam phát triển ngành dịch vụhàng hải

Đối với nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch biển, vùng ven

biển nói riêng và các vùng biển, đảo Việt Nam nói chung có ưu thế lớn trongviệc hình thành và phát triển các trung tâm du lịch Dọc bờ biển có khoảngtrên 100 bãi biển lớn, nhỏ thuận lợi cho phát triển du lịch, trong đó có khoảng

20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế

Trong xu thế, nguồn tài nguyên trên lục địa ngày càng cạn kiệt, viê âcViê ât Nam có mô ât vùng biển, đảo rộng lớn, giàu tiềm năng kinh tế, sẽ là mô âtlợi thế không nhỏ cho quá trình xây dựng, phát triển đất nước Nếu Viê âtNam quản lý, bảo vệ và khai thác tốt những tiềm năng đó, thì đây chính làtiền đề cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần đưa Việt Nam pháttriển vững mạnh, nhanh chóng trở thành một nước giàu có và phồn thịnh

Về chính trị xã hội: Việt Nam hiện nay có 28/63 tỉnh thành phố ven

biển với tổng dân số xấp xỉ 41,2 triệu người chiếm gần 50% dân số cả nước.Trong đó có khoảng 21 triệu người trực tiếp sinh sống ở các vùng biển, đảo vàvùng ven biển Tuy nhiên, mật độ dân số ở các vùng ven biển là không đồngđều Mật độ trung bình của các tỉnh ven biển trên cả nước là 369 người/km2.Riêng ở các tỉnh vùng biển phía Bắc tính từ Quảng Ninh đến Ninh Bình mật

độ là 981 người/km2, còn ở khu vực từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế mật

độ là 198 người/km2; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao; trình độ dân trí tươngđối thấp [29, tr.23-24] Trong điều kiện, vùng biển, đảo quốc gia được mởrộng ra phía biển với hơn 1 triệu km2, đây sẽ là địa bàn quan trọng để ViệtNam có thể phân bố lại cơ cấu dân cư trong vùng và trong toàn quốc, gắn vớitiến hành phân công lại lao động xã hội, góp phần giải quyết sức ép về sự giatăng dân số và sự thiếu việc làm của cư dân trên phạm vi cả nước Tiến hành

Trang 25

tốt các chính sách điều chỉnh cơ cấu dân cư và phân công lại lao động bằngviệc thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế biển, sẽ là một việc làm hếtsức có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước màcòn mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.

Đă ât trong bối cảnh tranh chấp CQBĐ giữa Viê ât Nam và mô ât số nước trongkhu vực diễn ra hết sức căng thẳng, nhiều vùng biển, đảo của Viê ât Nam đang bịxâm phạm nghiêm trọng, cả đất nước, dân tô âc đang hướng về biển đảo Tổ quốc với

sự quan tâm sâu sắc, vùng biển đảo không chỉ thuần túy có giá trị như mô ât địa bànsống, nơi khai thác các tiềm năng to lớn về kinh tế, mà ý nghĩa chính trị quan trọnghơn tất cả đó còn là nơi để mỗi người dân Viê ât nam thể hiê ân, gửi gắm tình yêu quêhương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tô âc, là nhân tố tạo mô ât điểm đồng thuâ âncăn bản góp phần cố kết cô âng đồng, thực hiê ân xây dựng và phát huy khối đại đoànkết dân tô âc trong sự nghiê âp xây dựng và bảo vê â Tổ quốc

Về an ninh, quốc phòng: Do đặc điểm vị thế địa hình Việt Nam, phần đất

liền chạy dài theo hướng Bắc - Nam, chiều ngang Đông - Tây hẹp, có nơi rất hẹp,chỉ vào khoảng 50 đến 60km (như ở Quảng Bình); một bên tựa vào những dãy núicao được ví như bức tường thành tự nhiên hiểm trở, bảo vệ sườn phía Tây - Bắc,một bên hướng ra biển cả mênh mông; toàn bộ địa hình trên đất liền bị chia cắtmạnh bởi dòng chảy của gần hai trăm con sông đổ ra biển; bờ biển quanh co, khúckhuỷu, nhiều nơi biển ăn sâu vào đất liền tạo ra các vũng, vịnh vừa kín gió vừahiểm yếu về mặt quân sự có thể xây dựng thành các quân cảng, các căn cứ quân sựmang tầm chiến lược đặc biệt, ví dụ như khu vực Vũng Rô (Phú Yên), đặc biệt làkhu vực vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), là một trong những hải cảng quân sự tốtnhất hiện nay trên thế giới Với thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, cùng hơn 3000hòn đảo nằm rải rác khắp mặt biển, chia thành nhiều tuyến gần, xa bờ, trong đó cóhai quần đảo án ngữ ngoài cửa biển là Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, đảo ViệtNam được coi là “phên dậu”, là cửa ngõ trong thế phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổquốc Biển, đảo vừa là địa bàn đứng chân, vừa là địa bàn xây dựng thế trận chiếnlược hết sức lợi hại để chống và đánh bại kẻ thù khi chúng tấn công, xâm nhập đấtnước Khi có chiến tranh xảy ra, chính hệ thống các đảo gần bờ, trong đó có cácđiểm đảo quan trọng như: Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng (Quảng Ninh); Cát Bà,

Trang 26

Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Hòn Mê (Thanh Hóa), Hòn Mắt (Nghệ An); Hòn La,Cồn Cỏ (Quảng Trị); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hòn Tre (Khánh Hòa); Phú Quý (BìnhThuận); Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); Phú Quốc (Kiên Giang) , sẽ tạo ra bứctường thành tự nhiên vững chắc bảo vệ sườn phía Đông - Nam Tổ quốc Đây lànhững địa bàn lý tưởng xây dựng địa bàn đứng chân, xây dựng lực lượng, các căn

cứ hậu cần quân sự để tổ chức tấn công kẻ thù khi bị kẻ thù gây sức ép và phong toảcác lực lượng của Việt Nam trên đất liền, đồng thời là điểm tựa để Việt Nam vươn

ra biển cả, mở rộng địa bàn đứng chân, chủ động đánh địch từ xa trước khi chúng

có ý đồ uy hiếp lãnh hải Tổ quốc Riêng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm ởgiữa Biển Đông, án ngữ cửa biển đất nước, là hai quần đảo có vị trí chiến lược đặcbiệt cả về kinh tế và quân sự Nắm giữ được hai quần đảo này sẽ cho phép có lợi thếkhống chế được các con đường hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông, đồng thờikhống chế được mọi hoạt động diễn ra trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa

thuộc chủ quyền của Việt Nam, chính là “tấm lá chắn thép” bảo vệ cửa ngõ trọng

yếu của đất nước

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã luôn chútrọng đến địa bàn biển, đảo, vì nơi đây là địa bàn sống của cư dân, đồng thời

là địa bàn xung yếu để xây dựng thế trận chiến lược chống kẻ thù xâm lược,bảo vệ Tổ quốc

1.1.2 Tác động từ tình hình thế giới và trong nước tới an ninh chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong những năm 2001 - 2005

1.1.2.1 Tình hình thế giới và những tác động đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Xu thế phát triển của thế giới tác động đến an ninh chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Trong thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, tìnhhình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp khó lường

Trên thế giới, hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Kinh tế thếgiới và khu vực tiếp tục phục hồi, phát triển nhưng tính bất ổn vẫn tồn tại và luônnảy sinh sự bất trắc khó lường Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triểnnhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn

Trang 27

cho các quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển Một điểm hết sức nổibật trong tình hình thế giới hiện tại và cả những năm tới là cạnh tranh kinh tế -thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn,công nghệ giữa các nước ngày càng gay gắt; Khoa học - công nghệ sẽ có bướctiến nhảy vọt và những đột phá lớn; những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũtrang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ,

ly khai, hoạt động khủng bố, đặc biệt là những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ,biển, đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chấtngày càng phức tạp; các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn tồn tại và diễn biến cóchiều hướng gay gắt, sâu sắc hơn; nhiều vấn đề toàn cầu, như: gia tăng dân số,tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên

bị hủy hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo thiên tai, dịch bệnh, đangđòi hỏi cộng đồng quốc tế cần chung tay giải quyết; khủng hoảng giữa nhóm cácnước giàu và các nước nghèo ngày càng cao.v.v

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nóiriêng, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng nhưng luôn tiềm ẩnnhững nhân tố gây mất ổn định, như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, vềbiên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước có chiều hướng ngày càngphức tạp; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước vẫn thườngxuyên diễn ra

Trong bối cảnh chung đó, sự trỗi dậy của một số nước lớn đang khiến chocục diện thế giới có những thay đổi, hình thành rõ nét trạng thái đa cực, đa quyềnlực chi phối đến sự phát triển chung của tất cả các nước Những năm vừa qua,quá trình phát triển của thế giới đang cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của mô ât

số nước như Nga, Ấn Đô â, Trung Quốc Sự trỗi dậy, khẳng định vị thế của cácnước, kéo theo đó là sự thay đổi trong cục diện thế giới, có tác động mạnh mẽ tớinền chính trị, an ninh thế giới

Đánh giá tổng quan, có thể nhận thấy, an ninh thế giới đang chịu sự chiphối bởi các xu thế phát triển nổi bật sau:

Thứ nhất, kể từ sau thời kỳ Chiến tranh lạnh chấm dứt (đầu những năm

90 của thế kỷ XX), thế giới một cực do Mỹ đứng đầu và chi phối có vẻ chiếm ưu

Trang 28

thế Tuy nhiên, bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, với sự vươn lên mạnh

mẽ của mô ât số nước, sự liên kết của những trung tâm quyền lực mới, thế đô âctôn của Mỹ và các nước đồng minh bị giảm sút nghiêm trọng, thay vào đó làcục diê ân đa quyền lực với nhiều nhóm, khối nước khác nhau Quan hệ giữa cácnước lớn diễn ra hết sức phức tạp theo chiều hướng vừa đấu tranh, vừa hợp tác,thỏa hiệp Đã hình thành nhiều liên minh kinh tế - chính trị, nhiều thế lực mới vàchính những liên minh, những thế lực mới này đang tìm mọi cách tranh giành ảnhhưởng, lôi kéo các nước nhằm tăng cường lực - thế, khiến cho tình hình kinh tế -chính trị thế giới luôn tiềm ẩn sự bất ổn, nguy cơ bùng nổ xung đột, thậm chí xungđột vũ trang là rất cao An ninh quốc gia, đặc biệt an ninh chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển, các nước nghèo vànhỏ, bị đặt trong tình trạng báo động nghiêm trọng

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng trên tất cả các

lĩnh vực, khiến cho các nước nghèo, kém phát triển có cơ hội để đi tắt đón đầuvượt lên Tuy nhiên, đối với các nước nghèo, kém phát triển, quá trình toàn cầuhóa cũng đang tạo ra những thách thức lớn về an ninh chủ quyền quốc gia baogồm cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống Thực tế, chủ quyền quốc gia,toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chế độ, an ninh năng lượng, vấn đề bảo toàn nguồn tàinguyên của quốc gia…, đang là những vấn đề hết sức nóng bỏng Để bảo đảm anninh quốc gia, các nước nhỏ, tiềm lực kinh tế, quân sự yếu, song song với việcnâng cao nội lực, cũng đồng thời tìm mọi cách (kể cả buộc phải chấp nhận) liênkết với các nước khác, nhất là những nước có thế lực, để tăng cường khả năngphòng thủ của mình Đây cũng chính là kẽ hở, nguyên nhân tạo cơ hội cho cácnước lớn lợi dụng trục lợi, hay lôi kéo đồng minh, tranh giành ảnh hưởng, khiếncho mâu thuẫn, xung đột giữa các nước, các khối, nhóm ngày càng sâu sắc và trởnên phức tạp hơn bao giờ hết

Thứ ba, sự phát triển của khoa học - công nghê â tiếp tục phát triển, tác

đô âng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hô âi loài người Trong đó, khoahọc kỹ thuật quân sự ngày càng phát triển, có tác động trực tiếp đến vấn đềchiến tranh và hòa bình, quân sự quốc phòng trên phạm vi toàn thế giới Cuộc

Trang 29

chạy đua vũ khí công nghệ cao với sự xuất hiện của vũ khí sinh học, điện tử,gắn với nhiều hình thức tác chiến kiểu mới đang ngày càng phổ biến.

Cục diện Đông Nam Á kể từ sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN (1995), tiếptục có những thay đổi có lợi cho sự phát triển chung của khu vực Thông qua diễnđàn ASEAN, các nước có điều kiện hiểu và xích lại gần nhau hơn, tạo uy tín vàthế mạnh cơ bản để mở rộng quan hệ quốc tế, đồng thời tìm tiếng nói chung giảiquyết nhiều tồn tại, mâu thuẫn vốn có của khu vực Tuy nhiên, vẫn còn những bất

ổn xuất phát từ các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải và từ sự chi phối, tácđộng của các nước lớn vào khu vực Thực chất, ASEAN chưa có được sự đoàn kếtcao trong giải quyết nhiều vấn đề lớn và còn bị chi phối bởi nhiều thế lực Một sốnước lớn đang lợi dụng sự thiếu thống nhất của các nước ASEAN, khiến cho khuvực Đông Nam Á luôn bị chia rẽ và giảm đi vai trò của mình trong đời sống kinh

tế, chính trị thế giới Đặc biệt, với chính sách chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹsang châu Á - Thái Bình Dương, điều chỉnh thế bố trí chiến lược ở Đông Nam Ácàng làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng

Sự thay đổi trong chính sách về biển của một số nước và diễn biến tình hình ngày càng phức tạp của Biển Đông

Là vùng biển có vị trí chiến lược nổi bật, Biển Đông luôn được giới quansát quốc tế đánh giá là một địa bàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trìnhphát triển của khu vực và thế giới Nhiều người từng nhận định, Biển Đông chính

là một “Địa Trung Hải” hay “vịnh Péc Xích” thứ hai của châu Á và cho rằng: “Aikiểm soát được Biển Đông, người đó sẽ nắm quyền kiểm soát được các eo biểntrọng yếu xung quanh, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Á - Thái Bình Dương”

Từ trước đến nay, trong chiến lược phát triển của một số nước, Biển Đôngluôn được quan tâm chú ý và thường được tính đến như một nhân tố quan trọngnhằm thực hiện cho các ý đồ kinh tế, chính trị riêng của mình Trong đó, ở mỗigiai đoạn lịch sử, với những ý đồ và lợi ích chiến lược khác nhau, tùy thuộc vàođiều kiện cụ thể mà đối sách về Biển Đông của mỗi nước có sự điều chỉnh, thayđổi cho phù hợp

Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trên đất liền dầncạn kiệt, không gian sống ngày càng chật chội do bùng nổ, gia tăng dân số toàn

Trang 30

cầu, một số nước, nhất là các nước có tiềm lực khoa học công nghệ, kinh tế quân sự hùng mạnh, đang thực hiện cuộc đua lớn nhằm “tranh đoạt, mở rộngkhông gian sinh tồn”, đồng loạt hướng về biển, coi biển là một cứu cánh, lốithoát hữu hiệu để sinh tồn và phát triển, thì Biển Đông càng trở thành địa bàn

-“nóng” hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều thế lực Tuynhiên, nếu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với đặc trưng trật tự thế giới chiathành hai cực do hai quốc gia đại diện đứng đầu là Liên Xô và Mỹ, sự quan tâmcủa các nước đối với khu vực này, vì nhiều lý do khác nhau, còn ở dạng chínhsách “tiềm ẩn” (hoặc là chưa rõ nét, hoặc là giữ bí mật, chưa muốn lộ diện), thì

từ thập niên cuối thế kỷ XX cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, hầu hết cácnước có lợi ích sát sườn ở khu vực, bao gồm những nước lớn (Mỹ, Nga, NhậtBản ), một số nước đang trỗi dậy (Trung Quốc, Ấn Độ ) và cả những nướcquanh Biển Đông, ở mức độ này hay mức độ khác, bắt đầu cụ thể hóa chínhsách của mình bằng những hành động rõ ràng hơn, nhằm tranh chấp tầm ảnhhưởng, tranh chấp lợi ích và chủ quyền ở Biển Đông

Đối với Mỹ: Vốn là một cường quốc hàng đầu của thế giới, nằm bên bờ

hai Đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Mỹ khẳng định, họ

trước hết phải là “Một cường quốc đại dương” Biển Đông là khu vực mà Mỹ có

nhiều đồng minh chính trị và lợi ích kinh tế Vì thế, Mỹ đã sớm có mặt và luôntìm mọi cách tăng cường duy trì tầm ảnh hưởng ở đây, nhằm vừa bảo đảm antoàn cho con đường huyết mạch trên biển giữa Mỹ với các nước Thái BìnhDương, Ấn Độ Dương, Trung Cận Đông, vừa khống chế khu vực, thực hiện mưu

đồ làm bá chủ thế giới Chính sách Biển Đông của Mỹ luôn có những thay đổinhất định qua mỗi thời kỳ, chủ yếu phụ thuộc vào lợi ích và thế bố trí chiến lượctoàn cầu của Mỹ

Về cơ bản, trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, Biển Đông luôn được coi làđịa bàn có vị trí quan trọng Sau khi các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ và

Cô âng hòa Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991, Mỹ tuy có giảm bớt sự quantâm đối với khu vực này, nhưng vẫn duy trì mô ât lực lượng nhất định tại đây.

Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, trước cục diện anninh khu vực, thế giới có những biến đổi lớn, nhất là sự trỗi dậy của một số nước

Trang 31

nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khiến cho quyền lực của Mỹ bị

đe dọa, Mỹ đã gia tăng sự có mặt về quân sự, chuẩn bị cơ sở để tăng cường khảnăng can thiệp quân sự vào khu vực này Đặc biệt, sau sự kiện 11- 9 - 2001, lấy

cớ chống khủng bố, Mỹ đã vận động được một số nước Đông Nam Á đồng ý cho

Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ khi cần thiết

Đă ât trước thực trạng các mâu thuẫn, mối quan hê â quốc tế ở Biển Đôngđan xen chồng chéo; tranh chấp tầm ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển,đảo diễn ra quyết liê ât; mô ât số thế lực đang lợi dụng sức mạnh vượt trô âi thâutóm Biển Đông , viê âc xuất hiê ân, can thiê âp ngày càng sâu của Mỹ vào khuvực mô ât mă ât khiến cho tình hình thêm phức tạp, diễn biến khó lường, nhưng

mă ât khác, do chính sách kìm chân nhau của các nước lớn nên dù trực tiếp haygián tiếp cũng góp phần nhất định cân bằng thế lực làm giảm thiểu sự lấnlướt, chèn ép của mô ât nước này đối với mô ât nước khác trong tranh chấp chủquyền ở Biển Đông

Đối với Nhật Bản: Là một quốc gia đảo, có diện tích không lớn

(372.000km2), nhưng dân số đã vượt quá 120 triệu người từ giữa thập kỷ 80 củathế kỷ XX, đất nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên Vì vậy, Nhật Bản coihướng phát triển về biển là yếu tố quan trọng để phát triển đất nước

Nhật Bản muốn tăng cường vị thế chính trị ngang tầm với vị thế kinh tếcủa mình trên thế giới bằng cách can dự nhiều hơn vào các sự kiện của thế giới

và khu vực Với Biển Đông, Nhật Bản muốn tăng cường ảnh hưởng của mình,ngăn chặn, hạn chế tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này, muốn tham gianhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề của Biển Đông, trong đó có Trường Sa.Nhật Bản cũng muốn thăm dò, khai thác tài nguyên, nhất là nguồn dầu khí ởBiển Đông Vì lý do như vậy, Nhật Bản đã tuyên bố đòi hỏi bảo đảm các conđường biển cách Nhật 1000 hải lý (1852 km), bao gồm toàn bộ đường hàng hảitrên Biển Đông Về quân sự, tuy chỉ có lực lượng phòng vệ, song hải quân NhậtBản được đánh giá là lực lượng hải quân mạnh ở khu vực Đông Á Nhật Bản hiện

có hơn 60 tàu hộ vệ và tàu khu trục, 16 tàu ngầm, 200 máy bay chống tàu ngầm, 4hạm đội “Bát Đát” và 10 quần thể tàu bảo vệ Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ

XX, Nhật Bản trang bị tàu khu trục tên lửa cấp 2200 tấn, tàu ngầm cấp 2400 tấn,

Trang 32

tàu tên lửa và ngư lôi cấp 1000 tấn, 100 máy bay tuần tra chống tàu ngầm loại P-3C.Chính sách phòng vệ biển của Nhật Bản cơ bản luôn tỏ rõ thái độ cứng rắn NhậtBản công khai tuyên bố chủ trương: sẵn sàng dùng lực lượng hải quân mạnh để

“dìm kẻ thù trên biển”[90, tr.4-7] Hiện nay, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì, tăng

cường hợp tác với Mỹ trong việc phòng thủ chung ở Đông Á nhằm tạo hậu thuẫncho nhau, tăng cường thế lực khống chế lợi ích ở khu vực này

Đối với Trung Quốc: là một quốc gia lục địa khổng lồ (diện tích lục địa

9.600.000 km2), đồng thời là quốc gia ven biển lớn (có 18.000km bờ biển).Nhưng trong lịch sử, suốt một thời gian dài Trung Quốc chỉ quan tâm đến lục địa

mà ít quan tâm đến hướng phát triển về biển Theo người Trung Quốc, chính sự

“quay lưng lại với biển” của dân tộc là một trong những lý do khiến cho Trung

Quốc chưa thể phát triển hưng thịnh như tiềm năng vốn có Cho đến đầu thế kỷ

XX, Trung Quốc mới chú ý đến biển, và bắt đầu có những hoạt động tranh giànhbiển, đảo với các nước khác, nhất là đối với khu vực Biển Đông

Từ thâ âp niên 70 của thế kỷ XX, chính sách mở rô âng lãnh thổ về phía

biển, gắn với tư duy “Biển là lối thoát của dân tộc Trung Hoa để sinh tồn và phát triển” được chính quyền Trung Quốc khẳng định như mô ât tất yếu Nhằm cụ thể hóa

chính sách này, mô ât mă ât Trung Quốc tìm mọi cách từng bước khẳng định vị thếquốc gia trên biển với mục tiêu biến Trung Quốc thành mô ât cường quốc biển trongkhu vực, tiến tới thành mô ât cường quốc biển hàng đầu trên thế giới Mă ât khác, đẩymạnh tranh chấp chủ quyền biển, đảo với các nước láng giềng Ở vùng biển ĐôngBắc, Trung Quốc đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền biển, đảo với Nhâ ât, nhất là đốivới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku Ở vùng biển phía Nam, Trung Quốc thực thi kếhoạch mở rô âng lãnh thổ về phía Biển Đông, tranh chấp quyết liê ât chủ quyền biển,đảo với các nước Đông Nam Á Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Viê âtNam đang diễn ra hết sức căng thẳng, quyết liê ât, Trung Quốc đã mở cuô âc tấncông đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa thuô âc chủ quyền của Viê ât Nam (lúc bấygiờ đang được quân đô âi Viê ât Nam Cô âng hòa canh giữ) Ngày 14 tháng 3 năm

1988, Trung Quốc mô ât lần nữa bất ngờ xử dụng lực lượng vũ trang tấn côngđánh chiếm các đảo và bãi đá ngầm Chữ Thâ âp, Gạc Ma thuô âc quần đảo Hoàng

Sa

Trang 33

Năm năm 1996, Trung Quốc đã công khai Chiến lược Biển quốc gia.

Trong chiến lược này, Trung Quốc đã thể hiện rõ sự chuyển hướng trong chiếnlược phát triển đất nước thông qua việc khẳng định vấn đề then chốt: coi trọngphát triển đất nước về hướng biển, khẳng định biển thực sự là vấn đề sống cònkhông chỉ để dân tộc Trung Hoa tồn tại, phát triển trong kỷ nguyên mới mà còn

là nhân tố cực kỳ quan trọng để Trung Quốc trỗi dậy, vươn lên thành một cườngquốc mà trước hết là một cường quốc về biển Điểm đáng lưu ý trong chiến lượcbiển của Trung Quốc là Trung Quốc đặc biệt coi trọng hướng phát triển về vùngbiển phía Nam, coi Biển Đông là nơi thử nghiệm, bước đệm để Trung Quốc thựchiện sự trỗi dậy của mình Với tham vọng lớn đó, một mặt Trung Quốc đẩy mạnhtranh chấp trên biển, nhất là tranh chấp chủ quyền ở các khu vực biển, đảo đang

được coi là “điểm nóng”, ví dụ như khu vực biển Đông Bắc Á (tranh chấp với

Nhật Bản), khu vực Biển Đông (tranh chấp với Việt Nam và một số quốc giaĐông Nam Á) Mặt khác, Trung Quốc dốc sức tăng cường đầu tư phát triển hảiquân, dùng sức mạnh hải quân là con bài chiến lược gây sức ép giải quyết cácvấn đề tranh chấp, đồng thời khẳng định tư thế nước lớn của mình Tính đến thờiđiểm năm 2005, sau thời gian đầu tư mạnh cho phát triển hải quân, lực lượng hảiquân Trung Quốc được đánh giá là lực lượng hải quân lớn nhất, mạnh nhất khuvực, mạnh hơn hải quân của tất cả các nước khác quanh Biển Đông cộng lại,đứng thứ hai thế giới về quân số và số lượng máy bay của hải quân, thứ hai thếgiới về số lượng tàu chiến đấu lớn và tàu ngầm Hạm đội Nam Hải trước đây làhạm đội yếu nhất, nay trở thành hạm đội mạnh nhất trong ba hạm đội của Hải

quân Trung Quốc Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc dành cho Hải

quân Trung Quốc quyền giáng trả bằng vũ lực với bất kỳ sự xâm phạm nào củanước ngoài vào các đảo và vùng biển mà Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền củamình [101, tr.81 - 88]

Chính sách về biển của Trung Quốc, trong đó có chính sách về Biển Đôngkhiến cho các nước đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc

lo lắng, đồng thời gây quan ngại cho cả một số nước ngoài khu vực, nhất lànhững nước lớn, có lợi ích liên quan đến Biển Đông, cũng như đang cạnh tranh

vị thế với Trung Quốc, như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga Thực sự, chính sách về

Trang 34

biển của Trung Quốc là một trong những nhân tố có tác động rất lớn tới an ninhquốc tế, đặc biệt là an ninh khu vực Chính sách đó làm cho tình hình Biển Đôngtrở nên phức tạp hơn, đe doạ trực tiếp đến lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của cácnước khác trong khu vực.

Đối với các nước Đông Nam Á: Trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông diễn

ra căng thẳng, quyết liệt; trước thực trạng “Người khổng lồ” Trung Quốc đang thể

hiện rõ ý đồ thâu tóm Biển Đông, cũng như việc một số nước lớn ngoài khu vựcngày càng can thiệp sâu hơn vào tranh chấp khu vực, các nước có lợi ích chủ quyềngắn chặt với Biển Đông, đặc biệt là những nước đang có vùng biển tranh chấp nhưPhilippin, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Campuchia , đều cố gắng kiếm tìm giảipháp nhằm giữ gìn ổn định, bảo vệ CQBĐ quốc gia Một mặt, những nước này tìmcách liên kết với nhau tạo thành mặt trận chung để đối phó với các lực lượng bênngoài, bảo đảm lợi ích khu vực, đồng thời vẫn có xu hướng vừa ngấm ngầm, vừa côngkhai tranh thủ sự hậu thuẫn từ bên ngoài, nhất là sự hậu thuẫn từ các nước lớn để tạo lợithế riêng trong tranh chấp Mặt khác, cố gắng tăng cường sức mạnh quân sự, nhất làsức mạnh lực lượng hải quân, nhằm bảo vệ CQBĐ của mình, sẵn sàng đối phó với mọibất trắc xảy ra Trong khoảng 5 năm (2001 - 2005), ngân sách dành cho quốc phòng,đặc biệt là ngân sách đầu tư cho lực lượng hải quân của các nước khu vực luôn tăng độtbiến và ở mức bình quân cao so với thu nhập quốc dân Sự tăng cường ngân sách chohải quân của các nước ở Biển Đông là cần thiết và có sự phù hợp nhất định với xu thếphát triển khu vực và thế giới Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, trong khoảng thờigian qua, đã và đang có dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang trên biển giữa cácnước trong khu vực, khiến tình hình khu vực đã “nóng”, càng “nóng” hơn Mặc dù vào

năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông

(gọi tắt là DOC), trong đó cam kết “giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua biệnpháp hòa bình, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực” và “hạn chế các hành vi cóthể gây phức tạp thêm tình hình, leo thang tranh chấp, ảnh hưởng xấu đến hòa bình

và ổn định” Tuy nhiên trên thực tế, với những gì đang diễn ra, cho thấy: tính chấtphức tạp, căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông không những không suy giảm màđang ngày càng quyết liệt hơn, với những diễn biến khó lường Nhiều nhà bình luận

cho rằng, Biển Đông đang đặt trước một “thùng thuốc súng”, sẵn sàng bùng nổ bất

Trang 35

cứ lúc nào, bởi mâu thuẫn vốn chưa được giải quyết, lại xuất hiện thêm nhiều dấuhiệu mới bất lợi từ cuộc chạy đua vũ trang ở chính khu vực này.

Như vậy có thể thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005,chính sách về Biển Đông của các nước liên quan có nhiều sự thay đổi lớn so vớitrước Những thay đổi đó có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự nghiệp pháttriển kinh tế và bảo đảm QP-AN trên biển của Việt Nam Trong điều kiện ViệtNam đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa đấtnước thoát khỏi khủng hoảng, đói nghèo, lạc hậu, vấn đề phát triển kinh tế biển,khai thác lợi thế vùng biển đi đôi với tăng cường QP-AN, bảo vệ vững chắcCQBĐ, được coi là một vấn đề mang tính cấp thiết, khách quan đối với sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.1.2.2 Tình hình trong nước và những tác động đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Sau 15 năm tiến hành đổi mới (1986 - 2001), Việt Nam đã thu được nhiềuthành công và có những đổi thay tích cực Đất nước từng bước thoát ra khỏi tìnhtrạng nghèo nàn, lạc hậu Tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nướcđược nâng lên rõ rệt Trong xu thế phát triển chung của nhân loại, Việt Nam đã cóđược những điều kiện rất cơ bản để sẵn sàng cho bước phát triển tăng tốc ở nhữngnăm đầu của thế kỷ XXI Thành công của công cuộc đổi mới, gắn với quá trình mởrộng quan hệ hợp tác quốc tế có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, một mặt giúp choViệt Nam nâng cao uy tín, khẳng định vị thế trên trường quốc tế, mặt khác mangđến cho Việt Nam thời cơ và vận hội xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hộichủ nghĩa (XHCN) của mình Riêng trên mặt trận bảo vệ CQB,ĐTQ, những thànhcông của đổi mới, nhất là sự đổi mới về tư duy quốc phòng, gắn với mục tiêu bảo vệ

Tổ quốc trong tình hình mới đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhân dân ViệtNam thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ Nhận thức của các cấp, cácngành và của quần chúng nhân dân về vị trí vai trò của biển, đảo Tổ quốc nói chung

và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo (CQBĐ) nói riêng, ngày càng được nângcao, góp phần tăng tính đồng thuận tạo điều kiện phát huy sức mạnh của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị trong bảo vệ CQB,ĐTQ Thế trận

Trang 36

quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên biển từng bước được củng

cố Các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, nhất là lực lượng Hải quân được đầu tư

về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra Quá trình hội nhập

và hợp tác quốc tế đã mở ra những khả năng mới để Việt Nam có điều kiện thuậnlợi phát huy sức mạnh tổng hợp, cân bằng thế - lực trong giải quyết tranh chấp ởBiển Đông, hướng tới mục tiêu bảo vệ vững chắc CQBĐ quốc gia Thông qua quátrình hội nhập, hợp tác quốc tế, đặc biệt là thông qua các hoạt động đối ngoại củaĐảng, Nhà nước nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ đã có nhiều chuyển biến tích cực.Trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, Việt Nam đã đạt được những

thành công nhất định Việt Nam đã ký kết được với một số nước các Hiệp định, Thỏa thuận quan trọng liên quan đển chủ quyền trên biển Đây được coi là những

thành công lớn của Việt Nam trong công tác đối ngoại hợp tác quốc tế gắn với nhiệm

vụ bảo vệ CQBĐ đất nước Thành công này không chỉ có ý nghĩa nâng cao vị thếViệt Nam với bạn bè quốc tế; tạo niềm tin tưởng với các tầng lớp quần chúng nhândân trong và ngoài nước mà điều quan trọng hơn cả là đã tạo ra tiền lệ có tính địnhhướng giúp cho Việt Nam và các nước có các liên quan đến vấn đề tranh chấp ở BiểnĐông có thể xây dựng giải pháp tích cực giải quyết những bất đồng tranh chấp

Tuy nhiên, sau 15 năm tiến hành đổi mới đất nước, tình hình Việt Nam vẫncòn nhiều khó khăn thách thức Bốn nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam từng chỉrõ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; chệchhướng XHCN; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “diễn biến hòa bình” do các thế lựcthù địch tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam, vẫn đang hàng ngày, hàng giờ

đe dọa và là những thách thức buộc Việt Nam phải vượt qua Thực tế, Việt nam vẫnđang nằm trong tình trạng một nước kém phát triển, sức mạnh về kinh tế, quân sựcòn rất nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng xây dựng, bảo vệ đấtnước và bảo vệ CQB,ĐTQ

Công tác xây dựng lực lượng bảo vệ CQBĐ đã được quan tâm nhưngchưa đúng mức và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra Trong 15 nămđổi mới, mặc dù Việt Nam luôn nhận thức rõ được vấn đề cần phải đầu tư hợp lýcho quốc phòng, đặc biệt là đầu tư đúng mức cho lực lượng hải quân nhằm đảmbảo bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ, chủ động, sẵn sàng đối phó với những diễn

Trang 37

biến bất trắc của tình hình đang rất nóng ở Biển Đông, nhưng do yếu tố kháchquan, mà chủ yếu là do nền kinh tế quốc dân chưa đủ mạnh, nên chưa có điềukiện đầu tư cho quốc phòng đúng mức như mong muốn.

Chiến lược phòng thủ biển, đảo, nhất là ở những vùng biển nhạy cảm nằmtrong khu vực tranh chấp, ví dụ như khu vực vịnh Bắc Bộ, khu vực vịnh TháiLan hay khu vực Trường Sa, còn có những yếu kém cần phải nhanh chóng khắcphục Vấn đề kết hợp khai thác kinh tế biển đi đôi với củng cố, tăng cường QP-

AN đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, đôi khi chưa được nhậnthức đúng đắn và còn bị xem nhẹ

Năng lực quản lý Nhà nước về biển nói chung và về nhiệm vụ bảo vệCQB,ĐTQ nói riêng, còn yếu Việt Nam chưa xây dựng được mô hình quản lýbiển hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại Quản lý Nhà nước

về biển còn mang tính manh mún, chồng chéo giữa các cấp, các ngành, các cơquan đoàn thể Là một quốc gia có vị trí chiến lược về biển nhưng trong giai

đoạn này, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được Chiến lược biển, cũng như chưa xây dựng được Luật Biển của quốc gia.

Xu thế phát triển, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực vàthế giới Quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam và các nướckhác luôn là quá trình vừa mang đến những điều kiện thuận lợi cho Việt Namtrong phát triển, vừa nảy sinh những yếu tố gây ra khó khăn, thách thức tác độngtrực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ quốc gia, đòi hỏi Việt Nam cần phải giảiquyết thấu đáo nhiều vấn đề, mới có thể bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình,

ổn định, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia

1.1.3 Những yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2001 - 2005

Thực tiễn tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã cho thấy, nhiệm vụbảo vệ CQB,ĐTQ những năm đầu thế kỷ XXI, nhất là trong những năm 2001 -

2005, đang đứng trước thời cơ, thách thức lớn, đồng thời đặt ra các yêu cầu mới cầnđược Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức và giải quyết thấu đáo

Thứ nhất, phải tăng cường sức mạnh bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ

Trang 38

Trong bối cảnh các nước ở khu vực đang tăng cường lực lượng, đẩy mạnhtranh chấp chủ quyền biển với Việt Nam; một số nước đang bộc lộ rõ âm mưu và

có nhiều hành động vi phạm, xâm chiếm chủ quyền biển đảo của quốc gia, ViệtNam phải chú trọng tăng cường sức mạnh bảo vệ CQB,ĐTQ Đây là yêu cầu cótính cấp thiết Bởi lẽ, yêu cầu đó gắn với nhiệm vụ chính trị đặc biệt: khẳng định

và giữ vững quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của một dân tộc, đó là độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền Đồngthời việc giữ vững được chủ quyền trên biển là điều kiện cơ sở để Việt Nam pháthuy mọi tiềm năng, lợi thế của biển, đảo, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nướcđáp ứng yêu cầu phát triển của Việt Nam trong trong những năm đầu thế kỷ XXI

Thứ hai, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ CQB,ĐTQ nói riêng trong tình hình mới.

Hội nhập quốc tế gắn với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâurộng là yêu cầu tất yếu khách quan đối với Việt Nam Bước vào những năm đầuthế kỷ XXI, để đưa đất nước phát triển đi lên, Việt Nam đang đẩy mạnh hộinhập, tăng cường hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực QP-AN bảo

vệ CQB,ĐTQ Việc tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế nhằm tăng cường khảnăng bảo vệ CQB,ĐTQ là vô cùng cần thiết Bởi lẽ, quá trình hội nhập, hợp tácquốc tế, nhất là hợp tác quốc tế về biển, vừa tạo điều kiện thuận lợi để Việt Namkhai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển, thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế đất nước, vừa tạo cơ hội để Việt Nam có thể thực hiện tốt sách lược cânbằng thế - lực trên biển bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ

Thứ ba, luôn luôn quán triệt quan điểm: khai thác kinh tế biển gắn liền với củng cố, tăng cường QP-AN bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ.

Kết hợp kinh tế với QP-AN là vấn đề có tính nguyên tắc trong phát triểnđất nước Xu thế phát triển của thời đại cho thấy, bất kỳ một quốc gia nào trongquá trình phát triển cũng lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, coi phát triển kinh

tế là tiền đề, cơ sở, nhân tố quyết định góp phần làm nên sức mạnh bảo vệ đấtnước Suốt chặng đường 15 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng,Việt Nam cũng quán triệt quan điểm này và luôn coi đó như một chủ trương lớnđưa đất nước phát triển đi lên Tuy nhiên, để có thể bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ

Trang 39

trong điều kiện thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng: quá trình toàn cầuhóa đang diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực; diễn biến tình hình khu vực,tình hình Biển Đông là hết sức khó lường, tranh chấp CQBĐ đi đôi với tranhchấp về các nguồn lợi kinh tế biển đang ngày càng căng thẳng, quyết liệt giữacác quốc gia ở khu vực Biển Đông và một số các nước lớn khác Đòi hỏi, Đảngcần phải có một tư duy lãnh đạo khéo léo và hết sức linh hoạt để giải quyết biệnchứng khách quan một số vấn đè then chốt có tính chiến lược, như: mối quan hệgiữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăngcường QP-AN Tùy theo từng lĩnh vực, gắn với từng giai đoạn, từng địa bànchiến lược cụ thể để xem xét lấy kinh tế hay QP-AN làm trọng tâm phát triển Ởnhững vùng biển, đảo nhạy cảm của quốc gia liên quan mật thiết tới quốc phòng,

có tác động trực tiếp đến an ninh CQBĐ của đất nước, ví dụ như một số khu vựcbiển, đảo nằm trong vịnh Bắc bộ thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng; khuvực vịnh Cam Ranh, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh hòa; khu vực Cônđảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; khu vực đảo Phú Quốc thuộc tỉnh KiênGiang , càng cần phải tính toán kỹ lưỡng để có chiến lược phát triển hợp lý

Thứ tư, bảo vệ CQB,ĐTQ phải gắn chặt với trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam trước cộng đồng khu vực và quốc tế.

Với vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng của vùng biển, đảo Việt Nam,trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông, an ninh củavùng biển, đảo Việt Nam cũng chính là an ninh của khu vực Biển Đông, an ninhcủa tuyến giao thông quốc tế huyết mạch trên biển Việt Nam là thành viên của rấtnhiều tổ chức ở khu vực và thế giới, cần phải đảm nhận trách nhiệm trước cộngđồng quốc tế trong việc giữ gìn an ninh chung của cả khu vực và thế giới Để duytrì hòa bình, bảo đảm ổn định, phát triển thịnh vượng chung của khu vực và thếgiới, Việt Nam cần cùng với cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết tốt những vấn

đề “nóng” đã và đang phát sinh ở Biển Đông mà trước hết là giữ gìn an ninhCQBĐ của quốc gia, thông qua đó góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, bảođảm sự thông suốt cho tuyến giao thông quốc tế đi qua Biển Đông

1.2 Chủ trương của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2001 - 2005

Trang 40

Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI (2001 - 2005), trên cơ sở bám sát thựctiễn, nắm bắt xu thế vận động của thời đại; quán triệt sâu sắc quan điểm: vùng biển,đảo Tổ quốc là bộ phận gắn bó hữu cơ không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, bảo

vệ CQBĐ là nhiệm vụ thiêng liêng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đốivới Việt Nam trong thời kỳ tăng cường hội nhập, đẩy mạnh CNH, HĐH, đưa đấtnước đi lên một tầm cao mới; trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, tình hìnhkhu vực Biển Đông diễn ra vô cùng phức tạp, khó lường, nhiều thế lực âm mưu độcchiếm Biển Đông, có ý đồ, hành động xâm lấn các vùng biển, đảo của Việt Nam,Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đề ra chủ trương nhằm bảo vệ vững chắc chủquyền quốc gia trên biển

Trong kỳ Đại hội IX (4 -2001), Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 và Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 2001 - 2005.

Đồng thời cụ thể hóa các chiến lược này bằng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8BCHTW Đảng (khóa IX) Đây chính là nền tảng, tiền đề cho bước đi vững chắccủa cách mạng Việt Nam trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đồng thời là

cơ sở để Đảng xây dựng quan điểm, hoạch định đường lối bảo vệ CQB,ĐTQ

Mặc dù các quan điểm, chủ trương, đường lối về bảo vệ CQBĐ chưa đượcĐảng thể hiện một cách cụ thể trong các văn kiện chính thức, tuy nhiên trên cơ

sở quán triệt tư tưởng đường lối xây dựng, bảo vệ đất nước mà Nghị quyết Đạihội IX và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCHTW Đảng (khóa IX) đã vạch ra, cóthể khái quát nội dung đường lối bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 -

2005, trên mấy vấn đề cơ bản sau:

Về mục tiêu bảo vệ CQB,ĐTQ: theo tinh thần của Đảng, mục tiêu bảo vệ

CQB,ĐTQ trong giai đoạn này là: Bảo vệ vững chắc quyền toàn vẹn lãnh thổ quốcgia trên biển; bảo vệ các lợi ích quốc gia gắn với chủ quyền, quyền chủ quyền,quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo mà Việt Nam được thừa hưởngđúng với tinh thần Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với quy định chung củaluật pháp quốc tế về biển trên cơ sở giữ gìn an ninh, trật tự an toàn, hòa bình và ổnđịnh trên vùng biển quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình hội

Ngày đăng: 15/12/2016, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w