1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG dân tộc với xây DỰNG đạo đức của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học KHOA học xã hội và NHÂN văn hà nội HIỆN NAY

98 708 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 656,5 KB

Nội dung

Sinh viên là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Nếu không có thế hệ trẻ, sẽ không có sự phát triển nối tiếp lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như không có sự phát triển của nhân loại. Sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta, nhân dân ta đã và đang đạt được những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch sử”; song chúng ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống của một số bộ phận trong xã hội xuống cấp. Đạo đức truyền thống của dân tộc có biểu hiện bị xem nhẹ và không được quan tâm.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN

THỐNG DÂN TỘC VỚI XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

1.1 Quan niệm về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và

đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã

1.2 Thực chất và những nhân tố quy định đến phát huy vai

trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựngđạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã

VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HIỆN

2.1 Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò

giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạođức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và

2.2 Giải pháp cơ bản phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền

thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viênTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay 67

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 3

và đang đạt được những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch sử”; song chúng

ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức Đặc biệt làtrong các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm khắc phục,nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống của một số bộ phậntrong xã hội xuống cấp Đạo đức truyền thống của dân tộc có biểu hiện bịxem nhẹ và không được quan tâm

Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một bộphận thanh niên ưu tú, giàu tâm huyết, nhiệt tình và say mê với lý tưởng cáchmạng Họ là những người rất nhạy cảm với cái mới, thích nghi nhanh chóngvới sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh sống Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ,kinh nghiệm sống chưa nhiều, sinh viên rất dễ bị tác động bởi những yếu tốtiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường; những tác động tiêu cực từ thựctiễn cuộc sống và đặc biệt là sự ảnh hưởng trực tiếp từ những tệ nạn thamnhũng, lãng phí, niềm tin vào Đảng vào chế độ có mặt bị giảm sút; từ đó làmcho một bộ phận sinh viên tha hóa về đạo đức, lối sống

Đặc biệt có một bộ phận không nhỏ sinh viên có lối sống thích hưởngthụ, thực dụng, xa hoa, lãng phí, xa rời truyền thống đạo đức của dân tộc, thậmchí có những sinh viên thoái hoá, biến chất, mất niềm tin vào sự nghiệp cáchmạng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Những vấn

đề trên đã và đang làm ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của sinh viên; ảnh

Trang 4

hưởng đến lòng yêu nước, tình yêu thương con người, đức tính cần cù, tiếtkiệm, tinh thần đoàn kết, tinh thần hiếu học; ảnh hưởng đến sự hình thành vàphát triển đạo đức sinh viên, đặt sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn trước những thách thức mới Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề truyền thống và phát huy vai trò giá trị truyền thống đã từng thuhút sự chú ý, quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, của giới lýluận trong và ngoài nước Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cáchmạng Nhiều chủ trương, đường lối nhằm phát huy giá trị truyền thống dântộc của Đảng đã được thể hiện trong các Văn kiện của nhiều kỳ Đại hội.Song, theo hướng nghiên cứu của đề tài có các công trình tiêu biểu sau:

Những công trình Khoa học tiêu biểu nghiên cứu về giá trị và giá trị đạo đức truyền thống

Về giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêngcũng có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu Nhìnchung, các nhà khoa học đều khẳng định tính bền vững, trường tồn của cácgiá trị truyền thống, trong đó, có giá trị đạo đức cũng như vai trò, sự cần thiếtphải bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy chúng trong quá trình xây dựng xãhội mới Công trình “Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam” (tập thể tác giảgồm 210 tập) và “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của

GS Trần Văn Giàu đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thầntruyền thống của người Việt Nam Đặc biệt, ở góc độ sử học và đạo đức học,

GS Trần Văn Giàu đã phân tích sự vận động của những giá trị tinh thầntruyền thống qua những sự kiện phong phú của lịch sử Việt Nam

GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS,TS Nguyễn Văn Huyên (đồngchủ biên) công trình: “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn

Trang 5

cầu hóa”, gồm các bài viết đề cập đến giá trị truyền thống Việt Nam và nhữngvấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóaViệt Nam trong xu thế toàn cầu hóa Trong đó, các tác giả nêu lên thực trạngcác giá trị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống Việt Nam nói riêngtrước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, và những giải pháp nhằm giữ gìn, pháthuy các giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức toàn cầu hóa Cùngvới những vấn đề này còn có những công trình như “Giá trị truyền thống ViệtNam trước thách thức của toàn cầu hóa” của GS,TS Đỗ Huy.

Ngoài ra, còn có các công trình tiêu biểu như: Nguyễn Quang Uẩn

-Nguyễn Thạc - Mạc Văn Trang “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” [57]; Ngô Thị Thu Ngà, Luận án tiến sĩ “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” [50]; Nguyễn Văn Lý, Luận án Tiến sỹ triết học “Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”[40]; Nguyễn Văn Huyên, “Giá trị truyền thống

- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” [34]; Cao Thu Hằng, Luận án tiến sĩ “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” [31]; Nguyễn Trọng Chuẩn "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" [4]; Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) “Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”[5]; Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá”

Những công trình Khoa học tiêu biểu nghiên cứu về đạo đức và đạo đức của sinh viên

Bàn về vấn đề này có một số công trình tiêu biểu của các tác giả:

Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội” Trong cuốn sách này, các tác giả đã bàn một cách sâu sắc

phạm trù “lối sống” Tìm hiểu sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế,

Trang 6

xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống ở nước ta trong giai đoạn đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Luận án tiến sỹ triết học của Nguyễn Văn Lý, “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục” Tác giả đã đi vào tập trung phân tích về các vấn đề có

liên quan cả về lý luận và thực tiễn có liên quan đến sự biến đổi giá trị đạođức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và đề xuất hệ thống giảigiải pháp khắc phục

Luận án tiến sỹ Triết học của Trần Sỹ Phán, “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu giáo dục truyền thống, kết hợp giữa

truyền thống và hiện đại trong giáo dục đào tạo, bước đầu đã đưa ra một số giảipháp giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên, học sinh, sinh viên

Lương Đình Hải, “Mấy vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đổi mới” [29]; Trịnh Duy Huy, Luận án tiến sĩ, “Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” [33]; Trần Đình Hượu, “Đến hiện đại từ truyền thống” [35]; Nguyễn Thế Kiệt,

“Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay” [38]; Trần Sỹ Phán, Luận án tiến sĩ Triết học “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”[51]; Phạm Huy Thành, “Đạo đức sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay” [52]

Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều ít nhiều đềcập đến vấn đề đạo đức cũng như kế thừa và phát huy các giá trị đạo đứctruyền thống vào xây lối sống, giáo dục đạo đức mới ở nước ta Tuy nhiên,chưa có một công trình nào trình bày một cách trực tiếp đến giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV trong giai đoạn hiện nay Theo đó, đề tài tác giả lựa chọn khôngtrùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã được công bố

Trang 7

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và

thực tiễn về phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựngđạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; từ đó đềxuất hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận chứng, làm rõ thực chất những nhân tố qui định phát huy vai trògiá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Đánh giá thực trạng và luận chứng những vấn đề đặt ra trong phát huyvai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viênTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay

- Đề xuất các giải pháp cơ bản phát huy vai trò giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc trong xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề phát huy vai trò giá trị đạo

đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên

* Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu được giới hạn ở phát huy vai

trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viênTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội hiệnnay; thời gian khảo sát, điều tra sinh viên hệ chính quy ở Trường Đại họcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội từnăm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Trang 8

* Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về đạo đức; giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Luận văn cóvận dụng, kế thừa kết quả của các công trình Khoa học liên quan đến đề tàinghiên cứu

* Cơ sở thực tiễn: Luận văn còn dựa vào thực tiễn đời sống đạo đức của

sinh viên nói chung, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănnói riêng và Báo cáo trung tâm của Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ XI,một số báo cáo sơ kết, tổng kết của các cơ quan thuộc nhà trường trong nhữngnăm gần đây Ngoài ra, tác giả còn trực tiếp tiến hành khảo sát, điều tra xã hộihọc ở một số khoa trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phươngpháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp,thống kê và so sánh, các phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác; vàphương pháp điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

- Luận văn góp phần cung cấp thêm các luận cứ khoa học cả về lý luận

và thực tiễn về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức củasinh viên, trong đó có sinh viên Trường Đại học KHXH&NV hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phát huy vai trò giá trịđạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay

- Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu thamkhảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Đạo đức học trongTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm, Mở đầu, 2 chương, (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 9

1.1.1 Quan niệm và đặc trưng của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam

* Quan niệm về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam

Giá trị là hiện tượng có tính lịch sử và tính thực tiễn, mọi giá trị đều bắtnguồn từ lao động Do đó, chỉ có trong xã hội loài người mới có giá trị: “Conngười là giá trị cao nhất của tất cả các giá trị, vì con người tạo ra mọi giá trị.Con người là thước đo của mọi giá trị” [58, tr.64] Sự đánh giá đúng đắn mộtgiá trị không chỉ căn cứ vào nhu cầu, lợi ích của chủ thể đánh giá mà còn phảicăn cứ vào hiệu quả xã hội của chủ thể theo đuổi mục đích, lợi ích: “Nói đếngiá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã baohàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; lànói đến khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới” [4,tr.16]

Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng, giá trị là: phạm trùtriết học, xã hội học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của sự vật, hiện tượng tự nhiênhay xã hội có khả năng thoả mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người Ởđây, các sự vật, hiện tượng được xem xét dưới góc độ đúng hay không đúngmong muốn, có ý nghĩa tích cực hay không đối với đời sống xã hội [57, tr.97]

Từ những quan niệm trên đây, hiểu giá trị là một phạm trù triết học, phản ánh

sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng có ý nghĩa đối với xã hội,cộng đồng, cá nhân, với tư cách là phương tiện thoả mãn nhu cầu vật chất,tinh thần, đồng thời thể hiện tính mục đích của con người trong hoạt động

Trang 10

Do mục đích cụ thể khác nhau mà người ta phân chia giá trị theo cáchriêng: có giá trị cá nhân và giá trị xã hội, giá trị dân tộc và giá trị toàn cầu, giátrị thẩm mỹ và giá trị khoa học Ở cấp độ chung nhất, giá trị được chia thànhhai loại: giá trị vật chất và giá trị tinh thần Giá trị vật chất được biểu hiện cụthể qua đời sống kinh tế với các quan hệ mua bán, trao đổi để thoả mãn nhucầu của con người, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Giá trị tinh thần đượcbiểu hiện trong đời sống tinh thần thông qua các mối quan hệ giữa con ngườivới con người để thoả mãn các nhu cầu tâm lý, tình cảm Các giá trị tinh thầnluôn được thể hiện thông qua các phẩm chất trí tuệ, tình cảm, ý chí, tư tưởng,đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, phong tục tập quán Trong đó, một trong nhữngnội dung cốt lõi nhất trong giá trị tinh thần chính là giá trị đạo đức.

Sự hình thành và phát triển hệ thống các giá trị đạo đức không tách rời

sự phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức và sự điều chỉnh của đạo đức Giátrị đạo đức cũng là một phạm trù lịch sử, nó có quá trình hình thành và pháttriển, luôn chịu sự tác động và thay đổi khi đời sống xã hội biến đổi Tronggiá trị đạo đức thường có sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và giá trị hiệnđại Do vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nghiên cứu và làm rõ các tính chất,chức năng và định hướng của giá trị truyền thống

Truyền thống: “Đó là những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội thể hiệntrong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống

và cách cư xử của cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trởnên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài”[6, tr.9] Truyền thống là điều kiện duy trì, phát triển cuộc sống của cộngđồng Nó bao gồm những đức tính, thói quen, phong tục tập quán xã hội củacác thế hệ nối tiếp nhau, mang các đặc trưng: cộng đồng, có tính ổn định,được lưu truyền Trong từng cộng đồng, từng quốc gia, từng dân tộc đều cónhững truyền thống khác nhau và chịu sự tác động to lớn của sự biến đổitrong đời sống xã hội Truyền thống thường thể hiện tính hai mặt

Trang 11

Một là, truyền thống đóng vai trò to lớn trong việc giữ gìn và phát huy

các chuẩn mực, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, cách ứng xử… củamột con người cũng như của một cộng đồng dân tộc đó Ở góc độ này, truyềnthống được hiểu là những mặt tích cực, những giá trị tốt đẹp, đóng góp cho sựphát triển dân tộc trước sự biến động khắc nghiệt của lịch sử

Hai là, truyền thống có khi lại là nơi dung dưỡng, duy trì các thói quen,

phong tục, tập quán lạc hậu làm kìm hãm sự phát triển của cộng đồng, quốc gia.Mặt này, chính là những tiêu cực của truyền thống, nó níu kéo, kìm hãm sự pháttriển Hồ Chí Minh đã viết: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địchto; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ Chúng ta lại không thể trấn áp

nó, mà phải cải tạo nó rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [49, tr.287]

Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ

hệ thống giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam Nói đến giá trị đạo đức truyềnthống Việt Nam là chúng ta nói đến các giá trị đạo đức đặc thù của con ngườiViệt Nam được thử thách qua hàng ngàn năm lịch sử Theo cách hiểu đó, giátrị đạo đức truyền thống là những giá trị đạo đức tốt đẹp hình thành trong quátrình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đượclưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Đây là những giá trị nhân văn mangtính cộng đồng, là sự kết tinh của toàn bộ tinh hoa dân tộc, mang tính ổn định

và được truyền từ đời này sang đời khác

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với sự “tiếp biến” văn hoá của dân tộc,

đã tạo lập nên hệ giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam: giàulòng yêu nước, yêu thương con người, cần cù, thông minh, sáng tạo, hiếuhọc… Những giá trị đạo đức đó đi sâu vào đời sống của con người Việt Nam

và trở thành những chuẩn mực được nâng niu, quý trọng trong suốt lịch sửhàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,trở thành sức mạnh tinh thần to lớn giúp nhân dân ta vượt qua vô vàn khókhăn, gian khổ để đi đến bến bờ vinh quang

Trang 12

Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nambao gồm: “Lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sángtạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người” [37, tr.74-86] Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, “các giá trị đạo đức truyền thống củadân tộc Việt Nam bao gồm: Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,thương người, vì nghĩa” [25, tr.94].

Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta, các giá trị đạo đứcthường được đề cập đến với tư cách là những giá trị nổi bật Chẳng hạn, Nghịquyết của Bộ Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởnghiện nay” đã khẳng định: "Những giá trị văn hoá truyền thống bền vững củadân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo

lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạotrong lao động…" [9, tr.19] Nghị quyết Hội Nghị lần thứ V Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khoá VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hoá ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” khẳng định:

“Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa củacộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn nămđấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực

tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - giađình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý,đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị

trong lối sống… [11, tr.56] Từ tiếp cận trên có thể khái quát: giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam là những tinh hoa về đạo đức của dân tộc được hình thành trong lịch sử dựng nước, giữ nước và được biểu hiện ở hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Như vậy, trong nền tảng văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc ViệtNam, giá trị đạo đức truyền thống chiếm vị trí quan trọng nhất, chi phối sự vậnđộng và phát triển lịch sử tư tưởng dân tộc Đồng thời, trong các giá trị đạo đức

Trang 13

truyền thống, chủ nghĩa yêu nước là giá trị quan trọng nhất, là bậc thang caonhất trong hệ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, nó định hướng cho các giátrị khác cùng phát triển Chủ nghĩa yêu nước trở thành một triết lý xã hội vànhân sinh của con người Việt Nam Cũng như, các giá trị đạo đức truyền thống

đã tạo nên hệ thống lý luận mang tính chất triết lý: cùng một giống nòi, cùngmột đất nước thì phải có nghĩa vụ yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; đoàn kết sẽ

có sức mạnh, chung sức, chung lòng thì sẽ dời non, lấp biển thành công

* Đặc trưng giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam

Như vậy, hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đã đượchình thành trong suốt hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường dựng nước và giữnước; trong giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hóa của cáctộc khác trên thế giới Tuy nhiên, cốt lõi của đạo đức truyền thống Việt Namhoàn toàn bắt nguồn từ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộcViệt Nam Trong số những giá trị đạo đức truyền thống đó, theo tôi có mấyđặc trưng nổi bật sau đây:

Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Yêu quê hương đất nước là một tình cảm tự nhiên của con người đượcnảy sinh và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Cùng với sựphát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trởthành chủ nghĩa yêu nước, thành một giá trị to lớn, một động lực tinh thần vôcùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ con người Việt Nam anh dũng

hy sinh để bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ phẩm giá của con người Việt Nam Biểuhiện của lòng yêu nước đó là tình yêu tha thiết quê hương, đất nước, ý thứcchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Tình cảm ấy, đã được khởi nguồn từthời Hùng Vương dựng nước, từ tinh thần của Hai Bà Trưng quyết “đền nợnước, trả thù nhà”, từ ý chí quật cường của Bà Triệu “không chịu cúi đầukhom gối làm tỳ thiếp cho người” mà phải “ cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồngsóng giữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh tan quân Ngô, giành lại giang

Trang 14

sơn” Tình cảm ấy được tiếp nối và phát triển ở sự khẳng định ý chí bảo vệđộc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Lý Thường Kiệt ở bàithơ thần đọc trên sông Như Nguyệt làm khiếp đảm tinh thần kẻ xâm lược; ởhào khí Đông A của nhà Trần với tinh thần “Sát thát” nhấn chìm dã tâm xâmlược của quân Nguyên Mông; tình cảm ấy còn thốt lên với những câu thơsảng khoái, đầy hào khí dân tộc của Vua Quang Trung khi đại phá 20 vạnquân Thanh: “Đánh cho dài tóc, đánh cho đen răng, đánh cho biết Nam quốcanh hùng chi hữu chủ”.

Từ hoàn cảnh đặc biệt của mình, nhân dân Việt Nam đã hun đúc tinhthần yêu nước mãnh liệt, vượt lên những tình cảm thông thường, trở thành ýthức trách nhiệm bảo vệ giống nòi, cộng đồng, dân tộc Chủ nghĩa yêu nước

đã trở thành đạo lý, đi sâu vào tâm thức của mỗi con người Việt Nam, trởthành cơ sở cho sự phân biệt đúng, sai, tốt, xấu Chủ nghĩa nước được hiểu đó

là một thứ lương tri: “chết đứng còn hơn sống quỳ” “Nó không phải là mộtcái gì duy tâm, siêu hình mà là kết quả của kinh nghiệm đấu tranh, tồn tại, của

ý thức hướng theo lẽ phải, theo cái lý tự nhiên của cuộc sống đúng mực, sốnghữu ích và sống xứng đáng với quá khứ, hiện tại, tương lai của nước nhà” [36,tr.15] Bằng lương tri ấy, mỗi con người Việt Nam đã sống, cống hiến cho giađình, quốc gia, dân tộc Việt Nam vững bền theo năm tháng trước sự thử tháchkhắc nghiệt của lịch sử dựng nước và giữ nước Để xác định giá trị của chủnghĩa yêu nước, ta có thể dùng nhiều tiêu chuẩn, nhưng có một tiêu chuẩn phổbiến, ứng dụng thì không bao giờ sai lầm: Cái gì có lợi cho nước, cho dân làphải, là tốt, là nên; không hề thấy cái gì có hại cho nước, cho dân mà phải, màtốt, mà bao giờ nên [25, tr.143]

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp

và chống Mỹ là tinh thần yêu nước trên lập trường của giai cấp công nhân đitheo con đường cách mạng vô sản Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ

bó hẹp trong quốc gia Việt Nam mà được nâng lên tầm cao mới, đi đúng với

Trang 15

xu thế phát triển của thời đại, với khát vọng cháy bỏng của loài người: “Độclập dân tộc gắn liền với CNXH” Lòng yêu nước Việt Nam thể hiện mongmuốn, khát vọng của các dân tộc đang bị chủ nghĩa đế quốc, thực dân áp bức,bóc lột: “Đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự

do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người,niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” [45, tr.461] Yêu nước và tinh thần tự hào dântộc đã trở thành truyền thống quý báu của nhân dân ta, nó nổi lên như sợi chỉ

đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay, đó là bảng giá trị vănhoá tinh thần lớn nhất của người Việt

Thứ hai, tình yêu thương và quý trọng con người

Tình yêu thương con người của nhân dân ta được hình thành, phát triểntrong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng làng

xã đến cộng đồng dân tộc Trong ứng xử, người Việt Nam thường lấy cáinhân nghĩa, sự yêu thương làm gốc, và nâng lên thành một triết lý sống củacon người Việt Nam Chính trong quá trình lao động, sản xuất và chiến đấu,cha ông ta đã rút ra một triết lý phát triển: con người là vốn quý, có con người

có tất cả, “một mặt người hơn mười mặt của”, “người sống đống vàng”.Trong truyền thống đạo lý của con người Việt Nam, chữ “tình” chiếm một vịtrí đặc biệt quan trọng: tình cha con, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình huynh đệ,tình anh em, tình nghĩa vợ chồng, tình đồng bào, đồng chí …

Trong gia đình, thương yêu là một tình cảm tự nhiên của cha mẹ đốivới con cái, của anh em đối với nhau, anh em trong nhà phải “như thể taychân” coi “anh thuận, em hoà, là nhà có phúc” Đối với mọi người xungquanh thì đặt quan hệ hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa,mua láng giềng gần” Trong mối quan hệ vợ chồng, chữ tình luôn được đặt ở

vị trí đầu tiên, trong khó khăn gian khổ cũng phải yêu thương lấy nhau, chia

sẻ ngọt bùi để đảm bảo hạnh phúc gia đình

Trang 16

Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam phảiđương đầu với biết bao nhiêu khó khăn, thách thức: thiên tai, địch họa, chiếntranh liên tục diễn ra với tần suất dày đặc “Nướng dân đen trên ngọn lửa hungtàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” Trước hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn sốngvới một sức sống mãnh liệt, họ đã tìm đến với nhau, thương yêu và đồng cảmvới nhau Họ đã sẵn sàng “thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chănsui đắp cùng”, với tinh thần “nhường cơm sẻ áo” “lá lành đùm lá rách” Chaông ta đã làm nên một truyền thống để lại cho con cháu ngàn đời, như một lờirăn dạy: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thươngnhau cùng” Trong cuộc sống, người Việt có cách ứng xử mềm dẻo, vị tha

“chín bỏ làm mười” Khi xảy ra va chạm, người Việt thường cố gắng giải quyếtcho êm đẹp, vẹn cả đôi đường, với phương châm “có lý có tình” hay là “một bìcái lý, không bằng một tý cái tình” Coi trọng cái tình, cho nên con người Việtcoi thường và khinh bỉ những người bạc nghĩa, bạc tình “ ăn cháo, đá bát”

“Cơm kẻ bất nhân ăn ấy chớ, Áo người vô nghĩa, mặc chẳng thà” [54, tr.40]

Tình yêu thương và quí trọng con người của nhân dân ta còn bao hàm

cả lòng vị tha với những kẻ lầm đường, lạc lối, để họ biết lập công chuộc tội

để trở về với con đường hiếu sinh: “Đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại”.Đối với kẻ thù khi chúng bị thất bại: “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấychí nhân để thay cường bạo” Đây là một trong những nét đặc sắc thể hiệnđỉnh cao của nhân ái, của tình yêu thương con người ở dân tộc Việt Nam.Tình yêu thương và quí trọng con người là một giá trị nhân văn cao đẹp củadân tộc được hình thành và phát triển trong quá trình giữ nước và dựng nước.Truyền thống đó, được bổ sung và phát triển lên tầm cao mới kể từ khi cóĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng nhân đạo của giai cấp công nhân giải phóngcon người khỏi mọi áp bức bóc lột, mang lại hạnh phúc cho nhân dân đượcbiểu hiện không chỉ ở mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn

Trang 17

Thứ ba, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động

Đây cũng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật trong hệ giá trị đạođức truyền thống của dân tộc Việt Nam Trong quá trình phát triển của dântộc, người Việt luôn biết cách tạo ra của cải vật chất từ chính đôi tay và trí tuệcủa mình Với đức tính cần cù, chịu khó cha ông ta đã sáng tạo ra được nhữngthành quả lao động hết sức to lớn và vô cùng quý giá, cả về vật chất lẫn tinhthần Việt Nam từ một nước có nền nông nghiệp lâu đời, với kết cấu công xãnông thôn bền chặt

Hơn nữa, lao động nông nghiệp là loại hình sản xuất vất vả “một nắng,hai sương”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cần nhiều thời gian, côngsức mới có hạt cơm, bát gạo để ăn Hơn nữa, thiên nhiên lại rất khắc nghiệt,trung bình một năm Việt Nam chịu ảnh hưởng từ 10 cho đến 12 cơn bão, mùanắng thì hạn cháy đồng, mùa mưa thì lũ lụt Để hạn chế sự tàn phá của thiênnhiên, người dân Việt Nam quanh năm, suốt tháng phải lo đắp đập, đắp đê,đào mương lấy nước tưới cho cây trồng

Cùng với thiên tai khắc nghiệt, những cuộc chiến tranh xâm lược củacác thế lực bên ngoài càng làm cho đời sống nhân dân ta thêm phần khó khăn,nền kinh tế đất nước bị tàn phá, lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực.Nhưng trong bất kỳ tình huống nào, người dân Việt Nam vẫn anh dũng bámđất, bám làng, vừa lao động sản xuất để nuôi sống mình vừa đánh giặc để bảo

vệ đất nước Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, như một tất yếu để bảođảm cho sự sinh tồn của dân tộc; nó đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân, trởthành một đức tính của con người Việt Nam Đức tính cần cù, sáng tạo tronglao động là nguồn gốc của mọi của cải, là ấm no hạnh phúc của mỗi gia đình:

“năng nhặt, chặt bị”, “kiến tha lâu đầy tổ”, “bây giờ khó nhọc có ngày phonglưu” Quý trọng lao động, người Việt luôn tỏ thái độ phê phán thói lười biếng

“ăn không ngồi rồi”, bởi với họ “nhàn cư vi bất thiện” Trong lao động và họctập, người Việt luôn bổ sung mọi khiếm khuyết về trí tuệ “cần cù bù thôngminh”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”

Trang 18

Thứ tư, tinh thần đoàn kết và có ý thức cộng đồng sâu sắc

Với lịch sử dựng nước và giữ nước hết sức đặc biệt, dân tộc Việt Nam

đã xây dựng nên tinh thần đoàn kết bền chặt, có tính cộng đồng sâu sắc trongsuốt chiều dài lịch sử, trở thành một trong những giá trị tinh thần truyền thốngtốt đẹp, một trong những động lực, sức mạnh to lớn giúp nhân dân ta vượt quamuôn vàn khó khăn, thử thách Nền kinh tế của nước ta trước đây chủ yếu là

tự cung, tự cấp, dựa vào thiên nhiên Việc trao đổi, mua bán các sản phẩmđược sản xuất ra ở mỗi vùng, mỗi địa phương đã tạo nên sự gắn chặt nhân dânmọi miền đất nước lại với nhau Những tục “kết bạn” không những chỉ thựchiện giữa các công xã trong từng vùng mà giữa các công xã khác vùng vàkhác thành phần dân tộc Đây là cơ sở kinh tế - xã hội để tạo dựng nên sự cốkết cộng đồng, tinh thần hợp tác, đoàn kết trong lao động sản xuất, trong sinhhoạt xã hội

Điều kiện thiên nhiên buộc con người muốn tồn tại phải hiệp sức lại vớinhau, giữa những người trong vùng, giữa những vùng khác nhau trong cảnước và ý thức sớm liên kết thành một cộng đồng dân tộc thống nhất, phải tựalưng nhau mà sống đã được hình thành Chính yêu cầu phải hợp sức, hợp lựctrong sản xuất, trong đấu tranh với thiên nhiên từ năm này qua năm khác, đờinày qua đời khác, là nhân tố cơ bản đầu tiên tạo nên ý thức thống nhất dântộc, thống nhất quốc gia

Do có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, tài nguyên thiên nhiên phongphú, cho nên, Việt Nam trong tất cả các thời kỳ lịch sử là đối tượng của nhữngđội quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần và cực kỳ tàn bạo Trongbối cảnh đó, các thành phần dân cư khác nhau đã tự nguyện đoàn kết để bảo vệ

sự sống còn của bản thân mình, bảo vệ quê hương, làng xóm và hình thành nênmột sức mạnh hết sức to lớn Ngày nay, phát huy truyền thống đại đoàn kết dântộc là một chiến lược phát triển lâu dài, một động lực mạnh mẽ trong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn

Trang 19

kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Suốt cảcuộc đời Hồ Chí Minh, Người luôn quan tâm tới vấn đề đoàn kết, không chỉđoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, mà còn đoàn kết quốc tế.

Thứ năm, tinh thần hiếu học và ham hiểu biết

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, trọng đạo lý làmngười, chính những giá trị đó đã góp phần hun đúc những giá trị đạo đức ViệtNam Từ xa xưa cha ông ta đã giáo dục cho con cháu tinh thần hiếu học, kínhtrọng thầy giáo, quý mến học trò “Qua sông thì bắc cầu kiều; muốn con haychữ thì yêu lấy thầy”; truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã có từ lâu đời và trởthành đạo lý sống của mỗi con người Việt Nam Cha mẹ có công nuôi ta lớnlên, người thầy có công giáo dục ta thành người “cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”,

“không có thầy đố mày làm nên” Người thầy luôn được cả xã hội coi trọng:

“mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” Trong lịch sử ViệtNam người thầy luôn luôn được tôn trọng, kính phục Ở chế độ phong kiến đãxuất hiện những người thầy mẫu mực: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Đến thời đại Hồ Chí Minh xuất hiện những người thầy gắn số phận mình vớivận mệnh đất nước: Nguyễn Tất Thành, Đặng Thai Mai, Tạ Quang Bửu Cốthủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “dạy học là nghề cao quý nhất trongnhững nghề cao quý”

Trong thời kỳ phong kiến mặc dù điều kiện về mọi mặt còn khó khăncho giáo dục, ít chú trọng đến khoa học - kỹ thuật những vẫn đào tạo đượcnhiều nhân tài, để lại nhiều công trình nghiên cứu hết sức sâu sắc và có giá trịkhoa học về triết học, sử học, địa lý, kinh tế, pháp luật, tôn giáo, văn học,nghệ thuật… góp phần quan trọng vào việc phát triển và giữ gìn bản sắc vănhoá dân tộc Đạt được kết quả đó một phần nhờ vào phương thức tuyển chọnnghiêm ngặt, coi trọng chất lượng, với phương châm như Phan Huy Chú đãnhận định trong “Lịch triều hiến chương loại chí”: muốn có nhân tài trước hếtphải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu

Trang 20

Người Việt Nam học là để: làm người trước đã, rồi mới để làm ngườiquản lý giỏi Chính vì vậy cha ông ta thường nói: “Ngọc bất trác bất thànhkhí, nhân bất học bất đạo” và “Hiếu nhân, bất hiếu học kỳ tế dã ngu” Đếnthời đại Hồ Chí Minh thì đạo học của con người Việt Nam là học để làmngười, làm đầy tớ công bộc của nhân dân Vì vậy, để duy trì và phát triểnnhững mục tiêu giáo dục đó không chỉ ngày một, ngày hai mà phải giáo dụccon người từ bé và học tập suốt đời.

1.1.2 Quan niệm về đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Sinh viên Việt Nam là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập

ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước Họ là vốn quý, nguồn nhânlực chất lượng cao của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá Mục tiêu của giáo dục là hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động

và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phầnthực hiện mục tiêu chung cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sinh viên Trường Đại học KHXH&NV là lực lượng tuổi trẻ, có họcthức, nhạy cảm với cái mới, năng động và sáng tạo, ham học hỏi, là nhữngchủ nhân tương lai của đất nước Là tầng lớp xã hội được gia đình, nhàtrường, xã hội hết sức quan tâm, chăm sóc Trong cuộc sống xã hội, sinh viênTrường Đại học KHXH&NV giữ nhiều vị trí: là sinh viên, là người con,người anh, người chị, người em, người bạn Tuy vậy, về vị trí thực trong xãhội chưa được xác định, bởi vì họ chưa có nghề nghiệp ổn định, mà hoạt độngchính của họ là học tập và bước đầu tham gia vào nghiên cứu khoa học, thamgia vào các hoạt động xã hội Trong sự phát triển đất nước, sinh viên nóichung và sinh viên Trường Đại học KHXH&NV giữ một vị trí quan trọng,sau khi rời ghế nhà trường họ có thể sẽ giữ những vai trò, những trọng trách ở

Trang 21

nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội Họ có thể sẽ là những nhà chính trị,nhà ngoại giao, nhà khoa học, hay nhà doanh nghiệp Lúc đó họ đã có một vịtrí đích thực và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội

Sinh viên Trường Đại học KHXH&NV là những lớp trí thức trẻ trongtương lai, có trình độ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, là nhữngngười có lòng nhiệt tình và cũng rất nhạy cảm trong cuộc sống Đây là nét nổibật có ở tầng lớp sinh viên Những ước mơ, những hoài bão lớn là động lựcchắp cánh cho những người sinh viên thời nay bay cao, bay xa Với lòng nhiệttình, tính hăng say, không chịu lùi bước trước những khó khăn thử thách củacuộc đời, đại bộ phận sinh viên có chí tiến thủ, vươn lên trong học tập

Bên cạnh những ưu điểm đó, trong đội ngũ sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV cũng còn tồn tại một số hạn chế như: tính bồng bột, muốn tựkhẳng định mình trong khi bản thân chưa có đủ điều kiện, và khi thất bại thì dễnản chí và trượt dài Do vậy, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên làmột vấn đề hết sức quan trọng, để có phương pháp giáo dục, vận động sinhviên một cách khoa học, thiết thực, phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo

Từ sự tiếp cận trên có thể khái quát đạo đức sinh viên Trường Đại học

KHXH&NV là: một hệ thống giá trị, định hướng giá trị của đạo đức mới, được thể hiện dưới dạng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đặc thù gắn với mục tiêu phát triển,hoàn thiện nhân cách của người sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.

Theo đó, đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV chính lànhững giá trị và định hướng giá trị của đạo đức mới, được thể hiện dưới dạngcác chuẩn mực đạo đức đặc thù của sinh viên Trường Đại học KHXH&NVnhư: lòng yêu nước, yêu thương quí trọng con người; thường xuyên tích cực

tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên để lập nghiệp, cống hiếncho gia đình, xã hội và đất nước; ham hiểu biết, cầu tiến bộ, tin tưởng và say

mê với khoa học mà mình đã lựa chọn Đặc thù ấy còn được biểu hiện qua sự

Trang 22

cần cù sáng tạo trong học tập, nhiệt tình, hăng hái, xung kích trong các hoạtđộng phong trào của tuổi trẻ Biểu hiện của hệ thống các giá trị và định hướnggiá trị đạo đức truyền thống qua đạo đức của sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV được thể hiện:

Trước hết, đó là lòng yêu nước mà biểu hiện cụ thể là trung với nước, hiếu với dân, có thái độ chính trị đúng đắn.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân,bởi nước là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước Trung với nước

là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành vớicon đường đi lên CNXH của đất nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cáchmạng Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hếtlòng Trung với nước, hiếu với dân đối với sinh viên hiện nay là: tự nguyện, tựgiác suốt đời phấn đấu cho cho độc lập của Tổ quốc, tự do cho nhân dân, xâydựng XHCN, biến lý tưởng xã hội của Đảng, của dân tộc thành hiện thực, bấtchấp mọi khó khăn thử thách, kể cả hy sinh tính mạng của mình khi cần thiết,hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, để cho dân tin, dân phục, dân yêu

Thái độ chính trị là tình cảm chính trị của mỗi người trước các vấn đềchính trị, thời sự của đất nước Có thái độ chính trị đúng đắn, biểu hiện là thái độkhách quan, được xây dựng trên cơ sở hệ thống tri thức lý luận chính trị khoahọc, xuất phát từ thực tiễn của đất nước, từ lợi ích chung của xã hội; mọi cử chỉ,lời nói, việc làm biết suy nghĩ thật chín chắn, thận trọng, biết làm chủ mình, luônbình tĩnh, sáng suốt, không hấp tấp, không vội vàng; biết dùng sự hiểu biết đúngđắn của mình, giúp đỡ mọi người cùng hiểu, tổ chức hành động đúng

Thái độ chính trị đúng có vai trò quan trọng, làm cho mỗi người phấnchấn, hăng hái, tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất, thúc đẩy mọi người hoànthành tốt nhiệm vụ Thái độ chính trị đúng đắn của sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV hiện nay thể hiện ở kết quả học tập và rèn luyện về lý tưởng, về lậptrường giai cấp, về trình độ lý luận chính trị, về thực hiện đường lối của Đảng,

Trang 23

chính sách và pháp luật của Nhà nước Cho nên trong quá trình tu dưỡng đạođức cách mạng, mỗi sinh viên phải hết sức coi trọng việc xây dựng thái độ chínhtrị đúng nhằm góp phần tích cực thực hiện tốt các mục tiêu đã xác định.

Thứ hai, đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV còn được biểu hiện cụ thể ở tình yêu thương con người.

Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà sinh viên nhà trườngdành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn thậm chí là đối vớinhững người không hề quen biết Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xâydựng trong một thời gian dài qua nhiều năm học cùng, ở cùng, nhưng cũng cóthể chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi sinh viên gặp một hoàncảnh nào đó Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luônmang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó Cái hạnhphúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả 2 phía Ngườicho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên Vàhầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng

Tình yêu thương đó không chỉ ở suy nghĩ mà phải hiện thực hóa bằnghành động như: luôn luôn biết làm điều có lợi, tránh điều hại cho bạn, coitrọng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, đồng chí để giúp nhaucùng tiến bộ Với sinh viên Trường Đại học KHXH&NV hiện nay trong môitrường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu thương cầnđược mở rộng ra hơn, đó là động lực để mỗi sinh viên hợp tác cùng nhau nângcao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mớixoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng nghi kỵ Tạo ra thế giớihòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh

Thứ ba, đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV còn biểu hiện cụ thể qua tinh thần hiếu học, ham hiểu biết, biểu hiện qua sự cần cù, sáng tạo trong học tập của lớp lớp thế hệ sinh viên nhà trường.

Trang 24

Hiếu học là một quá trình tích luỹ lâu dài, không chỉ giới hạn vào việcđạt kết quả cho riêng một giai đoạn nào Không tự thoả mãn với thành tíchcủa mình mà hãy rèn luyện để có một tinh thần ham học hỏi, cầu thị: học thầy

cô, học anh chị khoá trên, học bạn và học trong cuộc sống Truyền thốnghiếu học, ham hiểu biết là một trong những giá trị truyền thống quý báu đượchình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt Đóchính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẫn nại và ham học hỏi Sự hiếuhọc ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc lương đống, các trung thần, nhữnganh hùng dân tộc… Dù xuất thân mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều cóđiểm chung là tinh thần hiếu học Đức tính hiếu học này sẽ được kế tục vàphát huy bởi sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Tự hào là thế hệ sinhviên của nhà trường, với tinh thần dám suy nghĩ một cách độc lập, sángtạo, tự tin vào khả năng của bản thân để có thể vượt khó thực hiện cho kỳđược ước mơ và hoài bão của mình, để bay cao và bay xa hơn nữa

Ngay từ những ngày sau Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ ChíMinh đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng con người mới để phù hợp với một xãhội mới Người nêu ra những chuẩn mực đạo đức như “cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư” Trong đó đức tính cần cù được Bác rất đề cao, coitrọng Không có một thành quả lao động nào vững bền nếu không được tíchlũy vào đó sự cần cù siêng năng và sáng tạo Đó là tầm quan trọng của sự cần

cù, siêng năng đã được rút đúc từ bao đời của cha ông ta

Sinh viên Trường Đại học KHXH&NV xác định tốt tầm quan trọng củacần cù, sáng tạo trong học tập cho nên thường xuyên chăm học, chăm làm,siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập Biết

“học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm” Muốn có đủ tri thức, kỹ năng, bảnlĩnh và sẵn sàng hội nhập với lòng yêu nước nồng nàn, đưa đất nước đi lên,lớp lớp sinh viên Trường Đại học KHXH&NV tâm niệm một điều: học là để

Trang 25

lấy kiến thức, nên học đều các môn chứ không giành sự ưu ái cho bất kỳ mônnào, tất cả các môn khoa học tự nhiên và xã hội đều có tầm quan trọng củariêng nó Chỉ có chí thú trong sự học, không bị đòi hỏi mà vẫn học, dốc lòngdốc sức theo đuổi tiến bộ thì khát vọng thành công cho cuộc sống sau này củabạn chắc chắn trở thành sự thật

Thứ tư, đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV còn được biểu hiện rõ ở tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng sâu sắc của các thế hệ sinh viên nhà trường.

Người Việt Nam có một truyền thống vô cùng quý báu “ tinh thần đoànkết”, đó là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Đức tính này được Bác nhắcđến trong câu nói nổi tiếng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công,thành công, đại thành công” Quả thực vậy, “đoàn kết” tạo nên một sức mạnh

vô cùng lớn lao Tinh thần đoàn kết ấy được chứng minh thông qua quá trìnhdựng nước và giữ nước của cha ông Nhờ có sự đoàn kết mà dân tộc ta đã balần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thành công Trong kháng chiếnchống thực dân xâm lược, hình ảnh đoàn kết được thể hiện rõ hơn khi mọingười cùng chung tay góp gạo “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng sâu sắc của sinh viên Trường Đạihọc KHXH&NV được biểu hiện cụ thể đó là họ biết xung kích trong mọi hoạtđộng của trường Qua hoạt thực tiễn hoạt động của các thế hệ sinh viên mớithấy tình cảm mà mọi người dành cho trường, cho đất nước và cho con ngườinhiều như thế nào Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng luôn là một truyềnthống quý báu được mọi thế hệ sinh viên nhà trường coi trọng và đề cao Tinhthần ấy cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mỗi sinhviên Trường Đại học KHXH&NV trong thực tại và tương lai

Trang 26

1.2 Thực chất và nhân tố qui định đến phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

1.2.1 Thực chất phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Phát huy - theo “Từ điển Tiếng Việt” là “làm cho cái hay, cái tốt lanrộng tác dụng và tiếp tục phát triển thêm” [59, tr.952] Vai trò là “tác dụng,chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của mộttập thể, một tổ chức” [60 tr.1354]

Theo đó, có thể quan niệm Phát huy vai trò của giá trị đạo đức truyền

thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn là hoạt động có mục đích của các chủ thể giáo dục, bồi dưỡng, khơi dậy, chuyển hóa sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bằng những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm hoàn thiện nhân cách đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Từ sự khái quát trên, cho thấy thực chất phát huy vai trò của giá trị đạođức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV, được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV hiện nay giúp cho sinh viên hiểu biết về văn hoá tinh thần dân tộc, nâng cao chủ nghĩa yêu nước

và niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, khi mà môi trường vănhóa truyền thống “bị xâm hại”, một số giá trị đạo đức truyền thống có nguy cơ

bị phai nhạt dần trong đời sống xã hội, hàng loạt các giá trị mới được thiết lậplàm đảo lộn các quan hệ ứng xử, nhất là trong giới trẻ Khi không ít học sinh,

Trang 27

sinh viên mơ hồ ý thức dân tộc, về lịch sử của dân tộc mình điểm môn thi lịch

sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 thấp nhất trong nămnăm trở lại đây: “nhiều trường Đại học có 98% bài thi môn sử dưới điểmtrung bình” Trong bối cảnh đó giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc,nhất là giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên càng trở nên cấp thiết hơn baogiờ hết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” [28, tr.65]

Theo đó, từ góc độ đạo đức, nếu “dân ta” mà không biết “sử ta”, lòngyêu nước - với tư cách là giá trị cao nhất trong thang giá trị đạo đức Việt Namnhất định bị mai một, ảnh hưởng không tốt đến giáo dục thế hệ trẻ về nghĩa

vụ và trách nhiệm của mình đối với các vấn đề của đất nước Chính vì vậy,Đảng ta chủ trương: “Góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thốngcủa văn hoá, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Đúc kết vàxây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [15, tr.223]

Coi trọng giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có thể coi là một trongnhững nét đặc thù của dân tộc Việt Nam, đây là một tài sản văn hóa tinh thầncủa con người Việt Nam, cốt cách Việt Nam cần phải giữ gìn và phát huy,đồng thời bổ phải sung thêm những nội dung mới trong bối cảnh toàn cầuhóa Chẳng hạn, yêu nước không chỉ dừng lại ở nội dung bảo vệ đất nước, bảo

vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, mà đó còn là ý chí vươn lên làm giàu cho bảnthân, gia đình, xã hội, góp phần đưa đất nước phát triển thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu Cần cù không chỉ dừng lại ở chịu khó, siêng năng trong bối cảnh hiệnnay đó còn là sự tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệmquản lý kinh tế thị trường

Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạođức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV hiện nay giúp cho sinh viên

Trang 28

hiểu biết giá trị về tình yêu thương con người không chỉ biểu hiện ở thái độquý trọng và bảo vệ con người Tình yêu thương đó đòi hỏi chúng ta phải biếtbảo vệ môi trường sống, tôn trọng các quy tắc chuẩn mực trong sinh hoạtcộng đồng; phải biết đấu tranh không khoan nhượng với những cái ác; vớimọi áp bức bất công, mọi hành vi vô nhân đạo, xâm phạm đến lợi ích chínhđáng của con người, phải biết mang lại niềm vui cho con người.

Chúng ta lên án hành vi “hôi bia” của hàng chục, thậm chí của cả trămngười dân diễn ra vào ngày 4 tháng 12 năm 2013 tại vòng xoay Tam Hiệp(phường Bình Đa, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) khi một chiếc xe tải chởbia từ Thành phố Hồ Chí Minh về Bình Thuận gặp nạn, cho thấy phần nào sựsuy giảm đạo đức trong một bộ phận dân cư, đi ngược lại truyền thống đạođức dân tộc: “bầu ơi thương lấy bí cùng”; “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.Hành vi này không chỉ vi phạm những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyềnthống mà thậm chí còn vi phạm pháp luật Theo báo Lao Động (ngày12/12/2013), Công an Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ ánhình sự để điều tra hành vi chiếm đoạt tài sản theo điều 137 Bộ Luật Hình sự

Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạođức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV hiện nay là góp phần trang bịnhững phẩm chất đạo đức trong sáng, ý chí kiên cường, cung cách ứng xửđúng mực, đây chính là cơ sở để phát triển năng lực của sinh viên Trong cấutrúc đạo đức của sinh viên năng lực chỉ thực sự phát triển, phát huy tác dụngkhi sinh viên có lòng yêu nước, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, sống có lýtưởng, ước mơ, hoài bảo lớn lao, cần cù và sáng tạo trong học tập và nghiêncứu khoa học

Thứ hai, phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức trong nhân cách sinh viên đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Trang 29

Thành tố đạo đức trong cấu trúc nhân cách con người một mặt đượchình thành một cách tự phát, mặt khác chủ yếu hơn nó được hình thành mộtcách tự giác, thông qua giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, trong

đó có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Những giá trị đạo đức nói chung,giá trị đạo đức truyền thống nói riêng sẽ góp một phần nhất định trong việcnhân đạo hóa con người và xã hội loài người Đối với sinh viên Trường Đạihọc KHXH&NV, Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vớixây dựng đạo đức sẽ giúp cho họ hiểu biết một cách sâu sắc những giá trị đạođức đã được các thế hệ cha ông đi trước xây dựng nên với tư cách là giá trịtinh thần cao đẹp, làm nên sự đa dạng trong bản sắc Việt Nam và cốt cách conngười Việt Nam Xây dựng nên một lớp sinh viên có những phẩm chất đạođức tốt đẹp của nhân cách con người Việt Nam hiện đại: yêu nước; yêu laođộng, nhân văn, nhân ái; sống vì tập thể, cộng đồng; yêu tự do, yêu hòa bình;tiến bộ và dân chủ

Với đặc điểm là trẻ tuổi, có tri thức và dễ dàng tiếp thu cái mới, lạiđược trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tinhiện đại và việc mở rộng, đa dạng hoá tiến trình giao lưu quốc tế, sinh viênngày càng thích ứng nhanh với quá trình hội nhập quốc tế Điều đó, đã tạo rađiều kiện thuận lợi trong việc kế thừa có chọn lọc các giá trị đạo đức mangtính nhân loại phổ biến như: đấu tranh cho một thế giới hoà bình, dân chủ,tiến bộ; chống phân biệt chủng tộc; cùng nhau xây dựng hành tinh xanh; sinhviên các nước trên thế giới chung tay vào đẩy lùi các đại dịch các giá trị nàyđang được nhiều sinh viên tiếp nhận Hiện nay sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV đang chủ động hoà nhập thế giới, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏilẫn nhau Điều đó góp phần làm phong phú thêm đời sống đạo đức, làm chođời sống đạo đức sinh viên không chỉ mang chuẩn mực đạo đức của dân tộc,

mà còn mang hơi thở của thời đại

Trang 30

Thứ ba, phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV hiện nay sẽ góp phần quan trọng đối với việc phát triển yếu tố năng lực trong đạo đức sinh viên, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

Năng lực của con người được hình thành và phát triển trên cơ sở yếu tốbẩm sinh - di truyền và yếu tố xã hội Mặc dù yếu tố di truyền rất quan trọngtrong việc hình thành năng lực của con người, nhưng không có năng lực nào

mà không gắn với lịch sử - xã hội nhất định; yếu tố năng lực bẩm sinh củacon người chỉ phát huy trong môi trường xã hội nói chung, giáo dục - đào tạonói riêng Thông qua giáo dục đào tạo, yếu tố năng lực bẩm sinh ấy hìnhthành nên những năng lực vượt trội (năng lực nhận thức và năng lực hoạtđộng thực tiễn), những năng lực đó phải gắn với những yêu cầu của xã hội,trong đó có các chuẩn mực đạo đức

Các chuẩn mực đạo đức của xã hội quy định năng lực nhận thức vànăng lực hoạt động thực tiễn của con người phát triển phù hợp với yêu cầucủa lịch sử - thời đại Trong các giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa yêunước là một giá trị cao nhất, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho con người ViệtNam nói chung, sinh viên Trường Đại học KHXH&NV nói riêng là góp phầnhình thành năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn, biểu hiện của

nó là tính tích cực xã hội của sinh viên Tính tích cực hoạt động xã hội củasinh viên tạo điều kiện cho năng lực phát triển, nghĩa là các năng lực của sinhviên được phát huy cao độ, nhất là tính tích cực, chủ động sáng tạo trong cuộcsống, học tập tạo ra những hoạt động có hiệu quả, động cơ hành động đúngđắn Để từ đó sinh viên chủ động và tự nguyện bộc lộ tình cảm yêu nước vàhiện thực hóa giá trị yêu nước vào cuộc sống Yêu nước là đưa năng lực củamình góp phần làm cho đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, sớmgia nhập vào những nước văn minh, tiên tiến nhất; yêu nước là phải biết yêuthương con người, yêu thương đồng bào; phải biết bảo vệ môi trường sống,

Trang 31

chung tay xây dựng đất nước xanh - sạch - đẹp; yêu nước là phải chấp hànhpháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội, sống lành mạnh, đồng thời là sự tíchcực, tự giác, sáng tạo, tinh thần vượt khó, vượt khổ trong học tập để vươn lênnắm bắt và làm chủ tri thức khoa học - công nghệ Phát triển là quá trình tựthân, nội lực bao giờ cũng là nhân tố quyết định Năng lực của sinh viênkhông phải tự nhiên mà có, phải do nỗ lực của bản thân mỗi sinh viên tronghọc tập, rèn luyện mới tạo nên những năng lực nhất định Giáo dục đức tínhcần cù của dân tộc là giúp sinh viên có năng lực nhận thức “có công mài sắt,

có ngày nên kim”, phải kiên trì, nhẫn nại để vượt qua mọi khó khăn thực hiệnmục tiêu đã được đề ra

Trong điều kiện hiện nay, sinh viên phải cần cù, chăm chỉ học tập để tíchlũy tri thức, kỹ năng tạo ra những năng lực cá nhân đóng góp cho các hoạt độngchính trị - xã hội, chuẩn bị hành trang cho tương lai Cần cù, chăm chỉ là yếu tốcần thiết để hình thành nên những năng lực cho sinh viên, năng lực đó phải nằmtrong quá trình tích lũy kiến thức trong trường học và kiến thức thực tiễn của đờisống Muốn có được những kiến thức đó, đòi hỏi sinh viên là phải cần cù, chămchỉ trong học tập và nghiên cứu khoa học, mặt khác cũng phải tham gia tích cựcvào các hoạt động chính trị - xã hội

Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.Muốn dân tộc không còn phải dốt và yếu chỉ có con đường duy nhất là đẩy mạnh

sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp trồng người Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo thì tầng lớp sinh viên luôn được quan tâm ở vị trí đặc biệt, bởi vì họ làtầng lớp đặc thù, là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ chaanh đi trước để lại Sinh viên Trường Đại học KHXH&NV hiện nay muốnhoàn thành xuất sắc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, phải rasức học tập, tiến quân vào khoa học công nghệ , phải làm chủ tri thức Đâychính là cơ sở để năng lực của sinh viên được hình thành và phát triển gópphần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựngmột Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Trang 32

-Như vậy, phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xâydựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV là hết sức quantrọng trong việc xây dựng, bồi đắp cho sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV những giá trị đạo đức mà các thế hệ đi trước để lại Giúp sinhviên nhận ra các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị nhân văn, nhân ái, góp phầnnhân đạo hóa con người để hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp, đápứng yêu cầu xây dựng con người mới, con người XHCN.

Trong quá trình đổi mới đất nước, với đường lối đối ngoại mở rộng quan

hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống, đây là cơ hội lớn để đất nước chúng

ta giao lưu, học hỏi và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộctrước bạn bè quốc tế Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng quan hệ quốc tế, giaolưu văn hoá, không tránh khỏi những va chạm, đụng độ giữa các giá trị đạo đứctruyền thống của dân tộc với các trào lưu, lối sống xa lạ, sản phẩm văn hóa độchại làm suy đồi đạo đức Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng đạo đức của sinh viên TrườngĐại học KHXH&NV hiện nay, nó giúp cho sinh viên thấy được ý nghĩa to lớnnhiều mặt của các giá trị đạo đức truyền thống, trên cơ sở đó sinh viên kế thừa,phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử mới;hình thành ở họ những nhân cách phát triển toàn diện

1.2.2 Nhân tố quy định đến phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

* Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng

đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV phụ thuộc vào chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường

Cũng như quá trình phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giớikhách quan, đạo đức của mỗi cá nhân không phải hình thành một lúc, một lần

Trang 33

là xong mà diễn ra theo một quá trình, suốt cả cuộc đời và cũng luôn bị chiphối bởi nhiều nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình đó Song,chất lượng giáo dục, đào tạo luôn là nhân tố cơ bản nền tảng hàng đầu quyđịnh phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạođức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Vấn đề này đã được Chủ tịch

Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên [45, tr.203]

Như vậy, phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xâydựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV không phải là quátrình tự phát, tự có, đã có sẵn trong mỗi con người sinh viên mà trước hết phải

do công tác giáo dục, đào tạo Bởi, công tác giáo dục chính là công việc Huấn

luyện con người nhằm mục đích phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Mà

đã huấn luyện là “Phải huấn và luyện Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa” Dạy

dỗ, giáo dục làm phát triển hoàn toàn những phẩm chất, năng lực sẵn có, đểmỗi người vừa có đức, vừa có tài Rèn giũa để mọi người nâng cao khả năng

và tẩy rửa khuyết điểm, quá trình này đòi hỏi phải có thời gian, phải trường

kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong mỗi con người Theo đó, chấtlượng giáo dục, đào tạo trực tiếp nâng cao nhận thức cho sinh viên thấy rõ,vấn đề phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạođức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV là một đòi hỏi tất yếu kháchquan, từ mục tiêu giáo dục, đào tạo họ

Chất lượng giáo dục, đào tạo còn tác động trực tiếp trau dồi tri thức,tình cảm, niềm tin, xây dựng động cơ và ý chí quyết tâm của sinh viên trongphát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đứccủa sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

Trang 34

“Dạy và học phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước” [53, tr.138] Theo

đó, chất lượng giáo dục, đào tạo thiết thực trang bị cho sinh viên hệ thống trithức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; pháp luật của Nhà nước; khoa học

xã hội - nhân văn; khoa học cơ bản; tri thức khoa học chuyên ngành mà họlựa chọn Những tri thức đó chính trị viên lĩnh hội được trong quá trình giáodục, đào tạo sẽ là nền tảng vững chắc cho bản thân họ nâng cao tình cảm,niềm tin, động cơ, thái độ và ý chí quyết tâm phấn đấu trong quá trình pháthuy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức củamình ngang tầm đáp ứng sự đòi hỏi của đất nước

Hơn nữa, chất lượng giáo dục, đào tạo còn trực tiếp tác động đến việcđịnh hình phương hướng, yêu cầu, tạo ra cơ chế, con đường, biện pháp giúpmỗi sinh viên phát huy tốt nhất vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vớixây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Vấn đề nàyđược thể hiện ở việc thông qua chất lượng giáo dục, đào tạo giúp sinh viênthấy được cách thức trong phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dântộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV là đi từ

sự tích lũy dần dần về lượng, dẫn đến sự chuyển hóa các yếu tố cấu thành đạođức; từ sự giải quyết các mâu thuẫn giữa phẩm chất đạo đức cần phải có củangười sinh viên với khả năng hiện có của mỗi người

Con đường phát huy giá trị đạo đức là đi từ thấp đến cao, theo hướngphát triển là đi lên, là quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái mới vàcái cũ, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái tích cực và cái tiêu cực, loại bỏyếu tố lỗi thời nhưng kế thừa những yếu tố phẩm chất nhân cách tốt đẹp.Cũng thông qua chất lượng giáo dục, đào tạo giúp sinh viên nhận thức và thựcthi nhiều biện pháp đa dạng và phong phú trong phát huy vai trò giá trị đạođức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV như: thực hiện lời nói đi đôi với việc làm; nêu gương sáng về

Trang 35

nhân cách; kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, đặc biệt là đấu tranhchống “chủ nghĩa cá nhân” trong quá trình phát huy này.

* Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV được quy định bởi nhân

tố chủ quan của sinh viên trong tiếp nhận, chuyển hóa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

Nhân tố chủ quan của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV là rấtquan trọng trong phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựngđạo đức của sinh viên Đây là quá trình cá nhân tác động đến xã hội, làm cho

cá nhân hoà nhập và thích nghi với đời sống của cộng đồng, trở thành thànhviên của cộng đồng Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn quan tâm tới quá trình conngười tham gia vào các hoạt động xã hội trong việc hình thành và phát triểnđạo đức phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội

Mọi chuẩn mực và giá trị xã hội được hình thành từ hoạt động lao độngcủa con người Cơ sở cho mọi lối sống đều được nghiên cứu từ tính chất vàtrình độ hoạt động lao động Từ khi xuất hiện các quan hệ sản xuất thì nhiềuquan hệ giao tiếp khác cũng ra đời Trong quá trình tham gia của cá nhân vàohoạt động của xã hội, những giá trị, các chuẩn mực xuất hiện, cùng với sự quyđịnh của lịch sử đã tác động to lớn tới việc hình thành và phát triển đạo đức

Theo quan điểm của các nhà kinh điển sự hình thành và phát triển đạođức luôn chịu sự chi phối bởi các quan hệ, trong đó quan hệ lợi ích giữ vai tròquan trọng Bởi vì, khi đánh giá đạo đức của một sinh viên thì người ta luônđặt trong mối quan hệ lợi ích của cộng đồng, tập thể, nhà trường, lợi ích cánhân và lợi ích của quốc gia dân tộc Con người khi mới sinh ra đạo đức chưaxuất hiện, đạo đức chỉ có ở mỗi con người khi con người tham gia vào quátrình hoạt động xã hội, các hoạt động đó đặt trong mối quan hệ nhiều chiều(gia đình - nhà trường - xã hội) Đây chính là quá trình con người tham giavào quá trình giao tiếp, hoạt động xã hội để làm biến đổi con người không chỉ

Trang 36

về mặt sinh học mà còn biến đổi về mặt xã hội Sự biến đổi đó chính là quátrình hình thành và phát triển đạo đức cho mỗi sinh viên nói chung và sinhviên Trường Đại học KHXH&NV nói riêng.

Từ hướng tiếp cận trên, cho thấy phát huy vai trò giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của mỗi sinh viên trong tiếpnhận, chuyển hóa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Hay nói cách khác,quá trình tự giáo dục luôn là một nhân tố tác động quan trọng nhất trong địnhhướng, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng đạo đức của sinhviên Trường Đại học KHXH&NV, cụ thể:

Một là, quá trình học tập của một sinh viên chiếm một tỷ lệ rất lớn

trong cuộc đời của họ, họ học tập từ lúc mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành

và lúc về già Sinh viên tham gia vào các quá trình hoạt động của xã hội, đểthích ứng với môi trường xã hội thì buộc sinh viên phải tham gia quá trìnhhọc tập, học ở nhà trường, học ở mọi người

Khi đề cập đến nhiệm vụ của Thanh niên nói chung, của đoàn Thanhniên Cộng sản nói riêng, V.Lênin nói rằng, Thanh niên bây giờ chỉ có mộtnhiệm vụ, nhiệm vụ đó có thể tóm gọn bằng một từ, nhiệm vụ đó là: học tập

Hồ Chí Minh quan niệm học tập là sự nghiệp suốt đời của mỗi con người (học

ở nhà trường, học ở nhân dân, học ở thực tiễn cuộc sống) Chính vì vậy, tất cảnhững gì tốt đẹp của giáo dục, tự giáo dục đều có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người

Hai là, trong môi trường giáo dục người sinh viên trưởng thành về mặt

nhận thức và hoàn thiện dần về nhân cách đạo đức Đòi hỏi chủ thể quản lýgiáo dục phải trang bị cho sinh viên tri thức về tự nhiên và xã hội, các kỹnăng nghề nghiệp và kỹ năng sống, những giá trị về văn hoá nhân loại, vănhoá dân tộc, giá trị đạo đức, pháp luật, tôn giáo, chính trị, khoa học côngnghệ Nhờ những tri thức sinh viên tiếp thu được trong quá trình giáo dục

Trang 37

không chỉ giúp sinh viên nhận thức được thế giới mà còn cải tạo thế giới, yếu

tố thực sự góp phần vào việc hình thành và phát triển đạo đức của sinh viên.Mặt khác, thông qua sự tác động của chủ thể quản lý giáo dục truyền tải màcác thế hệ nối tiếp nhau, kế thừa các thành tựu văn minh nhân loại để hìnhthành nên đạo đức

Ba là, giáo dục là môi trường xã hội đặc biệt, trong đó diễn ra nhiều

tương tác xã hội mà chủ thể chính là những sinh viên Đó là mối tương tácgiữa người dạy và người học, giữa bạn bè cùng trang lứa, giữa các thế hệ đểtruyền tải tri thức cho nhau, kế thừa kinh nghiệm của nhau Chính mối tươngtác này, tác động lên cuộc sống hàng ngày của mỗi người tạo nên quá trìnhhình thành nhân cách, ngăn chặn được những tác động tiêu cực, phản giá trịcủa cuộc sống Giáo dục là một hiện tượng xã hội, trong đó một tập hợp xãhội (nhóm người) đã tích luỹ được vốn kinh nghiệm nhất định truyền đạt lạicho nhóm xã hội khác nhằm giúp họ tham gia vào đời sống xã hội, giúp sinhviên hiểu biết các chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị xã hội để xây dựng thànhnhân cách phù hợp với sự đòi hỏi của lợi ích xã hội [32, tr.5]

Có thể nói, sự hình thành và phát triển đạo đức con người, cả về mặtnăng lực lẫn phẩm chất đạo đức phụ thuộc rất lớn vào giáo dục và tự giáo dục.Những tố chất bẩm sinh - di truyền có thể được coi là điều kiện cần thiết banđầu cho sự phát triển năng lực, tài năng Nhưng sự phát triển năng lực củasinh viên, của nhân cách phụ thuộc vào một yếu tố khác, đó là yếu tố xã hội -lịch sử, trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng Trong “Hệ tư tưởng Đức”C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết rằng: “Một cá nhân đại loại như Ra-pha-en cóthể phát triển được tài năng của mình hay không - điều đó hoàn toàn tùy thuộcvào nhu cầu, mà nhu cầu thì lại tùy thuộc vào phân công lao động và tùythuộc vào những điều kiện giáo dục con người do sự phân công ấy sản sinhra” [41, tr.574]

Trang 38

* Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV được quy định bởi môi trường văn hóa đạo đức của Trường Đại học KHXH&NV

Môi trường văn hóa với những tác động đồng thuận, cùng chiều tíchcực là cơ sở, động lực cho nuôi dưỡng, phát triển nhân cách con người Bởicon người luôn là sản phẩm của hoàn cảnh Theo đó, cái chung của tính quyđịnh này là đặc điểm môi trường văn hóa đạo đức xã hội và của Trường Đạihọc KHXH&NV như thế nào thì phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV nhưthế ấy Giá trị ấy là tính chất lành mạnh trong quan hệ; tính đồng thuận tácđộng giữa các chủ thể; hệ thống giá trị, chuẩn mực, định hướng giá trị sát hợpvới tính đặc thù của văn hóa vùng miền Đồng thời, đối lập với nó là môitrường thấp về giá trị văn hóa, đạo đức Biểu hiện của môi trường này là quan

hệ xã hội có nhiều tiêu cực; phong cách ứng xử thiếu văn hóa vẫn còn ở một

số chủ thể; số lượng gia đình quan tâm đến sự trưởng thành phát triển của concái không nhiều; địa bàn khu vực còn bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,nhiều tệ nạn xã hội chưa được khắc phục Cho nên, phát huy vai trò giá trị đạođức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV phụ thuộc vào môi trường văn hóa đạo đức xã hội và củaTrường Đại học KHXH&NV là vấn đề tất yếu khách quan

Môi trường văn hóa đạo đức xã hội và của Trường Đại họcKHXH&NV là động lực phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộcvới xây dựng đạo đức của sinh viên Động lực phát huy vai trò giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên được hiểu là sứcmạnh từ dư luận điều chỉnh những biểu hiện lệch chuẩn và nuôi dưỡng pháthuy những biểu hiện tích cực Có thể hiểu đây là hai mặt của một mâu thuẫnbiện chứng Quá trình duy trì môi trường phát huy vai trò giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên gắn với nhận thức,vận dụng và giải quyết các mâu thuẫn biện chứng ấy

Trang 39

Đặc thù của động lực từ môi trường văn hóa đạo đức xã hội và củaTrường Đại học KHXH&NV là sức mạnh của dư luận văn hóa, đạo đức làchính Trong thực tiễn, bên cạnh những sức mạnh có tính văn hóa, đạo đứccũng có sức mạnh của hành chính, pháp luật, nhưng sức mạnh ấy mờ nhạttính chất của văn hóa, đạo đức trong quá trình phát huy này Tương quan giữahai sức mạnh này có tính tỷ lệ nghịch Khi phải dùng nhiều đến sức mạnh củahành chính, tức là sức mạnh của dư luận văn hóa, đạo đức có dấu hiệu củakém hiệu lực Khi sức mạnh của văn hóa, đạo đức phát triển thì vai trò củasức mạnh hành chính, pháp luật giảm, điều đó chứng tỏ sự phát triển văn hóaứng xử có hiệu quả.

Môi trường văn hóa, đạo đức xã hội và của Trường Đại họcKHXH&NV với tính cách là động lực phát huy vai trò giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên là môi trường có đủ sứcmạnh từ dư luận để khống chế, kiểm soát điều chỉnh những biểu hiện lệchchuẩn văn hóa, đạo đức sớm và có hiệu quả cao Khi những hành vi lệchchuẩn văn hóa, đạo đức của sinh viên mà sức mạnh của dư luận đã đủ sứcmạnh ngăn chặn, kiềm chế mới là môi trường cần bàn tới ở góc độ này Độnglực từ môi trường văn hóa đạo đức xã hội và của Trường Đại họcKHXH&NV có đủ sức mạnh cho phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên, được thể hiện ở sự đồng tâm,hiệp lực từ tất cả các chủ thể cùng tác động, cùng lên án và cá nhân lệchchuẩn phải tự điều chỉnh, nếu không điều chỉnh khó có thể tồn tại trong tậpthể, cộng đồng, môi trường văn hóa

Với môi trường văn hóa có đặc trưng ấy thì sức mạnh của nó còn mạnh

mẽ hơn nhiều phương thức điều chỉnh bằng hành chính, pháp luật Bởi, sự điềuchỉnh sớm, mới manh nha và tác động trực tiếp đến lương tâm, danh dự, giá trịcủa sinh viên Văn hóa, đạo đức có tác động điều chỉnh suy nghĩ hành vi sinhviên một cách tinh tế, nhẹ nhàng, nhưng lại có sức mạnh lớn Nó có thể làmmềm hóa những cá tính của nhiều sinh viên ngang bướng Nó tôn vinh những

Trang 40

tấm gương sáng, nó điều chỉnh những biểu hiện suy nghĩ, hành vi lệch chuẩnvăn hóa, đạo đức từ tầng sâu nhân cách Đặc điểm, trình độ phát triển môitrường văn hóa theo tiêu chí ấy mới là cơ sở, động lực phát huy vai trò giá trịđạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên.

Xét về môi trường văn hóa, đạo đức xã hội và của Trường Đại họcKHXH&NV trong phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vớixây dựng đạo đức của sinh viên cũng được tiếp cận trên hai mặt tích cực vàtiêu cực, có văn hóa, đạo đức và chưa có văn hóa, đạo đức Tính đồng thuận,tác động cùng chiều tích cực là thống nhất về mục đích, nội dung, phươngthức tác động Ở đó không có tình trạng chủ thể này tác động trái chiều vớicác chủ thể khác Tác động ấy vừa thiếu văn hóa, vừa tạo nguyên nhân nàytriệt tiêu nguyên nhân khác và hậu quả là kết quả không theo mong muốn

Các chủ thể tác động đến phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc với xây dựng đạo đức của sinh viên, có thể khái quát trên các chủ thể,nhà trường, thầy, cô giáo, gia đình và khu dân cư, xã hội Các chủ thể này cónhững nét khác nhau về phạm vi, chức năng giáo dục, nhưng cùng chung mộtmục đích trong quá trình phát huy này Con người đã sáng tạo ra các giá trịvăn hoá - xã hội và ngược lại các giá trị văn hoá - xã hội lại tác động đến quátrình phát triển đạo đức Xã hội nào cũng hình thành các giá trị văn hoá chứađựng những phong tục tập quán, lối sống

Những giá trị, chuẩn mực của văn hoá, đạo đức của nhà trường đượcphản ánh qua thế giới quan, tri thức hiểu biết về xã hội, ý thức thẩm mỹ, giátrị đạo đức của mỗi sinh viên Mối quan hệ giữa đạo đức và các giá trị vănhoá truyền thống của nhà trường không phải là một chiều mà là quan hệ biệnchứng: mỗi sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, một mặt tiếp nhận sự tácđộng của các giá trị văn hoá truyền thống của nhà trường một cách tích cực,

có cải biến, chọn lọc, kế thừa và chuyển hoá để biến thành cái “tôi” bên trong;mặt khác, thông qua hoạt động tích cực của mỗi sinh viên lại tác động trở lạilàm phong phú thêm các giá trị văn hoá truyền thống của nhà trường

Ngày đăng: 14/12/2016, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Văn Ba (2007), Vấn đề giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc chothế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phan Văn Ba
Năm: 2007
3. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa & Viện Văn hoá, Hà Nội. 153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi các giá trị văn hoá trongbối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Từđiển Bách khoa & Viện Văn hoá
Năm: 2008
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển", Tạp chí Triết học, (2), tr.16-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vìmục tiêu phát triển
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1998
5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trịtruyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2002
7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấnđề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên)
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2003
8. Vũ Trọng Dung (chủ biên) (2005), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học
Tác giả: Vũ Trọng Dung (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2005
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Lưu hành nội bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một sốđịnh hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban Chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần năm Ban Chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số khái niệm trong vănkiện đại hội IX của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ bảy, BanChấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
17. Lê Văn Đính (2009), Giải pháp tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc hiện nay, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niêncác dân tộc hiện nay
Tác giả: Lê Văn Đính
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2009
18. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo khoa học chuyên đề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng giá trị chosinh viên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2007
19. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình tưtưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2007
20. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan tình hìnhsinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2008
21. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung,phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳhội nhập
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2008
22. Phạm Văn Đức (1991), “Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học”, Tạp chí Triết học, (3), tr.36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triếthọc"”, Tạp chí Triết học
Tác giả: Phạm Văn Đức
Năm: 1991

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w