Trong đó, việc sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt trừ cỏ dại mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí sản xuất và công lao động, có thể sử dụng nhanh chóng trên diện rộng và ở nhiều
Trang 1Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học
Công Nghệ Sản Xuất Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Võ Văn Trọng 13139198
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Bên cạnh sâu bệnh và những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng thì cỏ dại là một trong những kẻ thù nguy hiểm luôn tồn tại cùng cây trồng.Đó là những loại thực vật đa dạng về chủng loại và có sức sống vô cùng mãnh liệt Chúng phát triển rất nhanh và cạnh tranh dinh dưỡng, môi trường sống với cây trồng, gây khó khăn trong việc chăm sóc, bón phân và thu hoạch, đồng thời năng suất và chất lượng giảm Ngoài ra, một số loài cỏ dại có những đặc điểm giống cây trồng sẽ là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu hại và nấm bệnh gây hại cho cây trồng.Chính vì vậy, cỏ dại luôn là nỗi
lo lắng lớn của nhà nông, đặc biệt là mỗi khi mùa mưa đến Để hạn chế tối đa sự phát triển của cỏ dại thì có rất nhiều biện pháp như nhổ bằng tay, bằng cuốc xẻng, cày ải, Trong đó, việc sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt trừ cỏ dại mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí sản xuất và công lao động, có thể sử dụng nhanh chóng trên diện rộng
và ở nhiều thời điểm khác nhau mà không cực nhọc như các biện pháp làm cỏ khác
Trang 3GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đặt vấn đề
Nền công nghiệp ngày càng phát triển đi đôi với nó là sự phát triển của nghành nông nghiệp nhất là trồng trọt để đáp ứng kịp thời về nguồn nguyên liệu.để có đủ lương thực thực phẩm cũng như nguyên liệu cho nghành công nghiệp đòi hỏi sản lượng của nghành trồng trọt phải gia tăng nhanh chóng Tuy nhiên một vấn đề nan giải trong trồng trọt là cỏ dại loại sinh vật cạnh tranh chất dinh dưỡng của cây trồng có mặt khắp nơi, nơi nào có cây trồng nơi đó có sự xuất hiện của cỏ dại vấn đề này được giải quyết nhờ sự hỗ trợ của các loại thuốc diệt cỏ nhưng vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, một mặt thuốc diệt cỏ có tác dụng tiêu diệt các loại cỏ dại để đảm bảo cho năng suất và chất lượng cây trồng, bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất nước, không khí,đến các sinh vật, và đặc biệt là những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe người sử dụng
Nắm bắt được những vấn đề đó nhóm đã tìm hiểu và thực hiện chuyên đề về “ thuốc diệt cỏ” Qua chuyên đề này là kết quả tìm hiểu về các loại thuốc diệt cỏ thông dụng hiện nay, những tác hại của chúng đến sức khỏe con người và đưa ra một số khuyến cáo khi sử dụng để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề này tìm hiểu về một số loại thuốc diệt cỏ thông dụng, một số khuyến cáo khi sử dụng để đảm bảo an toàn và những tác động của chúng đến sức khỏe con người
Trang 4LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THUỐC DIỆT CỎ
Việc sử dụng thuốc trừ cỏ bắt đầu từ TK 19, khi người ta nhận thấy CuSO4 + CaO có khả năng diệt cỏ Sinapis arvinsis trên những cánh đồng trồng nho (Bonnet, 1896).Một năm sau, một người pháp khác khám phá ra hoạt tính trừ cỏ chọn lọc của H2SO4.Cho đến nay H2SO4 vẫn còn được sử dụng như một thuốc trừ cỏ ở một số vùng thuộc Châu Âu
Đến năm 1900, một số chất vô cơ như amoni sulfat, natri nitrat đã được dùng để diệt toàn bộ cỏ, cây làm sạch đất 30 năm sau đó, có thêm những hợp chất của arsen, bo, natri clorat
Những hợp chất hữu cơ đầu tiên sử dụng như thuốc trừ cỏ dại chọn lọc là các dinitrophenol như dinitro-o-cresol, DNOC (1932), dùng để trừ cỏ lá rộng trên cây lương thực
Kỷ nguyên của các thuốc trừ cỏ dại hữu cơ thật sự bat đầu từ sau năm 1940, khi người
ta khám phá ra thuốc trừ cỏ loại hormon, kích thích sinh trưởng thực vật: axit naphtylacetic và 2,4- diclophenoxyacetic Do công nghệ sản xuất đơn giản và giá thành
anpha-rẻ, cộng với phổ tác động rộng nên sản phẩm này vẫn con được sử dụng đến ngày nay ngoài ra cũng phải ghi nhận một sự kiẹn quan trọng liên quan đến dãy hợp chất này: sự phát hiện ra một sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình sản xuất thuốc trừ cỏ 2,4,5-T là 2,3,7,8- tetraclodibenzo-p-dioxin (TCDD, còn gọi lá dioxin) rất độc với người Sau đó sản phẩm 2,4,5-T đã bị cẩm sử dụng
Ngày nay đa số các thuốc trừ cỏ đều là các loại thuốc có tác dụng chọn lọc không ảnh hưởng tới sự phát triển của mầm và cây con
Trang 5Hình 1:cỏ dại
Tuy nhiên, theo khái niệm này, vẫn có loài cỏ dại hữu ích, ví dụ các loài cỏ dùng làm thuốc, làm cảnh Trong các lĩnh vực khác, cỏ dại gây ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả diện tích đất mà trên đó cỏ dại phát triển (ví dụ, cỏ dại mọc trên đường, sân tập thể thao )
Những loài thực vật được coi là cỏ dại trong nông nghiệp có rất nhiều và đa dạng, phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, dịa lý Nói chung, kể cả cây trồng và cỏ dại đều là những thực vật một lá mầm và hai lá mầm
Cỏ dại thường có sức sống mạnh hơn cây trồng Nó phát triển dễ và nhanh hơn
I.2 ĐẶC ĐIỂM CỎ DẠI
Cỏ dại là loài thực vật có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, có tính chống chiu cao với mọi điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt của khí hậu và thổ nhưỡng, thường mọc tự nhiên trên đồng ruộng, vườn tược, ven đường, bãi đất hoang
Giữa cỏ dại và cây trồng có mối quan hệ tương hỗ, chúng có thể chuyển hóa cho nhau trong điều kiện sống nhất định Cỏ dại nếu được chọn lọc, chăm bón theo một quy trình nào đó sẽ thành cây trồng có ích, chẳng hạn các loài cỏ giàu dinh dương như cỏ mật, cỏ gừng, cỏ gà, khi được trồng cấy,bón phân ở các nông trường, đồng cỏ sẽ cho năng suất
Trang 6cao, phẩm chất tốt, dùng làm thức ăn cho đại gia súc thì chúng là cây trồng Nếu các loại
cỏ trên xuất hiện ngẫu nhiên trên đồng ruộng, trong vườn hay nơi đang canh tác, ngoài ý muốn của con người, gây tác hại cho cây trồng thì được gọi là cỏ dại
Trong quá trình chọn lọc và nhân giống cây trồng, một số loại được con người chọn lọc, cáy trồng, chăm bón và những sản phẩm của chúng (thân, rễ, quả, củ, lá ) có thể dùng làm lương thực, thực phẩm cho con người, gia súc, gia cầm; là nguyên liệu cho công nghiệp và những mục đích có lợi khác đều là cây trồng Những loại cây này ngày càng có những đặc tính khác xa với thể tự nhiên ban đầu của nó về hình dạng, phẩm chất, đặc tính lan truyền, tính chống chịu, năng suất do con người đã tìm tòi, nghiên cứu làm biến đổi chúng đi, nhằm thoả mãn yêu cầu của con người
Cây trồng tuy có năng suất phẩm chất và có một số mặt khác cao hơn so với cỏ dại nhưng mặt khác chúng có một số đặc tính kém đi như đặc tính lan truyền và chống chịu ngoại cảnh Hạt cây trồng thường to hơn hạt cỏ dại nhưng không có những bộ phận như: lông, cánh, móc nên hạt cây trồng phát tán và lan truyền kém hơn Mặt khác, cỏ dại do luôn sống ngoài tự nhiên, chịu sự thay đổi của thời tiết một cách trực tiếp nên tính chống chọi, thích ứng cao hơn cây trồng Cỏ dại mọc ở ngoài đồng đều có vỏ hạt dày co thể không nay mầm trong những điều kiện bất thuận qua một thời gian dài cho tới khi gặp thời tiết và điều kiện thuận lợi thì vỏ hạt thay đổi, mọc mầm và vươn lên nhanh chóng.Ngược lại, hạt cây trồng vỏ thường mỏng nên dễ mất sức chống chọi; khi gặp nhiệt độ,
độ ẩm cao rất khó nảy mầm và dễ bị sâu bệnh phá hoại
I.3 GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI CỎ
Hình 2: Cỏ đuôi phụng
Trang 7Hình 3: Cỏ Lác
Hình 4: Cỏ đuôi gà
Trang 8áp dụng nhiều biện pháp loại trừ cỏ dại Ví dụ như đốt cháy diện tích cần trừ, cho ngập nước, hun khói hoặc trồng các loại cây khác phát triển mạnh hơn để lấn cỏ Ngày nay, người ta sử dụng biện pháp hoá học và đã thu được kết quả rất tốt.
Thuốc diệt cỏ dại là chất độc, dùng để diệtcỏ cho các loại cây trồng, có thểdạng bột, dịchhoặc viên.Các chất hoá học sử dụng để phòng trừ cỏ dại có tên là thuốc trừ cỏ dại (thuốc diệt
cỏ - herbicides)
Trang 9II.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ
Nói chung, thuốc trừ cỏ là một loại thuốc BVTV, được dùng để diệt các loài thực vật không mong muốn Các thuốc trừ cỏ có những đặc điểm chung sau:
Tất cả những thuốc trừ cỏ đang được sử dụng ở nước ta đều là những hợp chất hữu cơ tổng hợp
II.2.1 ƯU ĐIỂM CỦA THUỐC TRỪ CỎ
Những thuốc trừ cỏ thông dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thường ít độc hơn với người và gia súc so với thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh.Tuy nhiên không ngoại trừ có một số ít thuốc trừ cỏ có độ độc thấp như thuốc Paraquat
Trang 10Thuốc trừ cỏ dại là nhóm thuốc BVTV dễ gây hại cho cây trồng hơn cả Chỉ một sơ xuất nhỏ như chọn thuốc không thích hợp, sử dụng không đúng lúc, không đúng liều lượng, không đúng cách, … là thuốc dễ có khả năng gây hại cho cây trồng.
Độ độc với người và động vật nói chung là thấp so với các thuốc BVTV khác
Cơ chế tác động của chúng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học phưong thức áp dụng nhưng gần như tất cả đều liên quan đến những quá trình chuyển hoá thực vật
II.2.2 HẠN CHẾ CỦA THUỐC TRỪ CỎ
Tuy thuốc trừ cỏ hóa học có ích, nhưng khi số lượng cỏ hạn chế thì không nên sử dụng nhiều vì sẽ làm ô nhiễm môi trường cũng như nông sản gần đó gây hậu quả xấu đến con người do hít phải khí nhiễm thuốc trừ cỏ, hay tắm trên dòng nước nhiễm thuốc gây ra căn bệnh về lâu đặc biệt là ung thư
Do đó các xu hướng hiện nay giữa các doanh nghiệp tránh sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học và hạn chế hoặc cấm thuốc diệt cỏ tại khu vực được coi là nhạy cảm với môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các bioherbicides Để đơn giản, nông nghiệp thay thế hạn Đối với hệ thống cây trồng, hiện một nhu cầu cho bioherbicides chuyên ngành hiệu quả trên
cỏ dại lâu năm và ký sinh mà không có thuốc diệt cỏ hóa học.Tương tự như vậy, bioherbicides cho cỏ dại cỏ và thực vật có độc như cây dương xỉ xỉ (Pteridium aquilinum) (Womack et al., 1996) sẽ được sử dụng tiềm năng lớn.Bioherbicides có thể có hiệu quả nhất trong việc quản lý cỏ dại như một thành phần trong một hệ thống quản lý cỏ dại sinh học đó là liên kết với nông nghiệp thay thế
II.3 PHÂN LOẠI
• Dựa trên cách tác động:
- Thuốc trừ cỏ tiếp xúc: chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với thuốc Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất Ví dụ các thuốc trừ cỏ Propanil, Gramoxone…
- Thuốc trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn) : có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên lá Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong thực vật, thuốc được dùng để trừ cỏ hàng năm và lâu năm Ví dụ: Onecide, Propanil, Sirius, Afalon, Ronstar v.v…
- Tác động chọn lọc: những loại thuốc diệt trừ cỏ mà không làm hại đến cây trồng
- Tác động không chọn lọc: diệt trừ tất cả các loại thực vật
- Thuốc trừ cỏ trên đất chưa trồng trọt: thuốc được sử dụng sau khi xử lý đất và trước khi gieo trồng
- Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (tiếp xúc): thuốc được sử dụng ở liều không tồn lưu sau khi gieo hạt nhưng trước khi hạt nảy mầm
Trang 11- Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (tồn lưu): thuốc được sử dụng tại thời điểm gieo hạt hoặc ngay trước khi hạt nảy mầm; thuốc tiêu diệt hạt cỏ và cỏ nảy mầm.
- Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: thuốc sử dụng sau khi cây trồng nảy mầm
• Dựa trên thành phần hóa học:
- Nhóm vô cơ: có các chất Copper Sulfate, Sodium Chlorate, Calcium Cyanancid,
Ammonium Sulfate… những chất này chủ yếu tác động với cây cỏ lá rộng và phân hủy tương đối chậm trong môi trường Hiện nay rất ít phổ biến
Sodium chlorate:
- Nhóm hữu cơ: có nhiều nhóm hóa học như nhóm Acetamid (Butachlor, Metolachlor, Pretilachlor…), nhóm Carbamate ( Benthiocarb, Molinate…), nhóm lân hữu cơ
( Anilofos, Glyphosate…), nhóm Phenoxy ( 2,4 D, MCPA …), nhóm Phenyl urea
( Diuron, Linuron …), nhóm Triazin ( Atrazin, Ametryn, Simazin…) Thuốc trừ cỏ hữu
cơ rất phổ biến hiện nay do phân hủy tương đối nhanh trong đất
2,4 D
II.4.TÍNH CHỌN LỌC CỦA THUỐC TRỪ CỎ
Thuốc trừ cỏ chọn lọc là thuốc khi phun lên ruộng có cả cây trồng và cỏ dại thì thuốc chỉ diệt cỏ mà không hại cây Thuốc trừ cỏ không chọn lọc thì diệt được cỏ và cũng hại
cả cây trồng, chỉ sử dụng trên đất không có cây trồng hoặc không để thuốc bay vào lá cây trồng
Có 3 cơ chế chính tạo nên tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ là:
Chọn loc sinh lý: khi phun lên ruộng, thuốc được cả cây trồng và cây cỏ hút vào
Nhưng đối với cây trồng, thuốc sau khi xâm nhập vào sẽ bị phân giải trước khi gây độc hại hoặc bị cô lập tại 1 điểm mà không vận chuyển được trong cây để gây hại.Trong cây trồng có thể sinh ra các chất phân giải hoặc cô lập thuốc khi xâm nhập vào.Ngược lại, trong cây cỏ thuốc phân giải chậm và vận chuyển tới điểm sinh trưởng làm cây cỏ bị hại
và chết
Trang 12Chọn lọc sinh thái: một số loại có lớp sáp trên mặt lá ít, phiến lá rộng hoặc mọc xòe
ra ra nên lượng thuốc xâm nhập nhiều và dễ gây hại Cây lúa có lớp sáp trên lá dày, lá lại hẹp và mọc đứng nên ít bị thuốc xâm nhập hơn, không bị hại
Chọn lọc không gian: Sau khi phun lên ruộng thuốc cỏ thường tập trung nhiều ở tầng
trên mặt đất, khoảng 1- 2cm Phần lớn hạt cỏ lại ở phần đất này, nên bị thuốc tác động
Rễ cây trồng, nhất là với lúa cây, mọc ở lớp đất sâu hơn nên không bị tác động bởi thuốc
II.5.CÁCH SỬ DỤNG VÀ CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ
II.5.1 CÁCH SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH CỦA THUỐC TRỪ CỎ
Nguyên tắc 4 đúng:
1. Đúng thuốc:
Dùng đúng loại thuốc sẽ phát huy hiệu quả cao đối với dịch hại cần trừ, ít độc hại tới người và gia súc, môi trường và thiên địch Khi quyết định dùng loại thuốc cỏ nào cần dựa trên cơ sở loài nào phổ biến nhất trong ruộng lúa (theo vụ trước hoặc quan sát trực tiếp trên đồng ruộng) Ví dụ như trên ruộng lúa mà có nhiều loài cỏ thuộc cả 3 nhóm cỏ (hòa thảo, cói lác và lá rộng) thì nên dùng những loại thuốc trừ cỏ phổ rộng như Sofit, Sirius, Nominee… Nếu trên ruộng chủ yếu là cỏ cói lác và lá rộng thì nên dùng thuốc 2,4
D vừa các tác dụng diệt cỏ tốt và giá thuốc rất rẻ so với các loại thuốc khác trên cùng đơn
vị diện tích Còn khi trên ruộng có nhiều cỏ bợ thì nhất thiết phải dùng thuốc Star 10 WP, Ally 20 DF hay Sindax 10 WP và khi phun thuốc nên phun theo từng chòm (cỏ bợ thường mọc thành từng chòm) để giảm chi phí công lao động và thuốc
2 Đúng lúc:
Dùng đúng giai đoạn dịch hại dễ diệt trừ và có hiệu quả cao.Với các loại thuốc cỏ thì
đa số áp dụng vào giai đoạn từ 6 - 10 ngày sau khi sạ Sử dụng sớm quá sẽ ít hiệu quả do nhiều loài cỏ chưa mọc và còn gây hại cho cây trồng, còn sử dụng trễ quá sẽ làm cỏ không chết do sức đề kháng của chúng đã lớn, muốn đạt hiệu quả lại phải tăng liều lượng gây tốn kém không cần thiết
Trang 134 Đúng cách:
Pha, trộn và phun, rải cho đều, chú ý phun vào chỗ dịch hại tập trung như cỏ dại thường mọc nhiều chỗ gò cao, thiếu nước, làm đất không kỹ Nên áp dụng vào những buổi chiều mát, khô ráo, không có gió
II.5.2.CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ:
Giải độc thuốc diệt cỏ:
2,4-D (2,4-dichlorophenoxy acetic acid) có khả năng tạo liên kết phức với glucose hoặc với aspartic acid thông qua nhóm COOH ,hoặc thực hiện hydroxyl hóa nhân thơm, Nhưng trong thực tế phản ứng quan trọng nhất làm mất hoạt tính 2,4-D là phản ứng oxi hóa và làm mất mạch bên của nó Sau đó phần còn lại là dichlorophenol sẽ tạo liên kết phức với glucose Bản chất của vấn đền là là hệ enzyme có nhiệm vụ là mất hoạt tính 2,4-D cở cỏ dại không hoạt động ngay sau khi chất này xâm nhập vào cơ thể của cỏ trong khí đó ở cây trồng khác thì ngược lại, hệ enzyme này được kích hoạt ngay từ ban đầu Thực tế cỏ dại bị 2,4-D tiêu diệt không phải vì bản thân 2,4-D là chất độc theo đúng nghĩa của nó mà nó là một auxin có hoạt tính rất mạnh làm cỏ dại phát triển nhanh và điều này cho cỏ dại bị chết ( như một dạng ung thư )
Hình 1.13 Cơ chế giải độc đối với monurone ở thực vật
Trang 14Thuốc trừ cỏ thường tác động đến các khả năng chủ yếu của cây cỏ như quá trình hô hấp, quang hợp, quá trình biến dưỡng tạo các chất cơ bản như glucid, lipid và protid hoặc làm biến đổi các phản ứng sinh lý sinh hóa trong cây cỏ Sau đây là một vài cơ chế tác động thường gặp nhất:
Thuốc trừ cỏ có tác động như là một chất kích thích yếu tố sinh trưởng, chúng làm cho tế bào phát triển quá mức bình thường, đồng thời gây rối loạn sinh trưởng Đại diện cho nhóm này là Phenoxy-acetic acid là 2,4-D
Ức chế quá trình quang hợp, phá hủy cấu trúc của tế bào diệp lục Đại diện cho nhóm này là nhóm thuốc: Phenyl urea, Triazine, Bipyridium
Thuốcđặctrưng:Diuron,Atrazine,Paraquat
Ngăn trở sự hình thành các acid amin: Một số loại thuốc trừ cỏ ngăn cản đến sự hình thành các acid amin không thay thế được, thiếu những chất nầy cây cỏ sẽ chết dần Đại diện cho hoạt chất này là Pyrazosulfuron là sirius 10 WP, Star 10 WP
Ngăn trở sự hình thành chất béo: Một số loại thuốc trừ cỏ có khả năng ức chế
sự hình thành của các lipid, thiếu những chất nầy cây cỏ cũng sẽ chết dần Đại diện cho hoạt chất Butachlor là Butoxim 60 EC, Meco 60 EC, Echo 60 EC, Butan 60 EC và Phenoxapprop-P-ethyl là Whip’S 7,5 EWP
• Ngoài ra còn các cơ chế: Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid), ức chế phân chia tế bào (phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm), ức chế tổng hợp vitamin (tổng hợp Folate)
Ức chế tổng hợp Aminoacid (Leucin, Valin, Glutamin)
Nhóm thuốc: Sulfonyl urea, Imidazolinone, Sulfonanilide, Pyrimidylbenzoat
Thuốc đặc trưng: Pyrazosulfuron, Bensulfuron Methyl, Pyribenzoxim,
Bispyribac Sodium, Glyphosate, Glufosinat
Ức chế phân chia tế bào (phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm):
Nhóm thuốc: Dinitroanilines Thuốc đặc trưng: Trifluralin, Pendimethalin
Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid)
Nhóm thuốc: Diphenyl ether, Imide, Pyridazin, Isoxazolidione
Thuốc đặc trưng: Oxyfuofen, Oxadiazone, Norfluazon, Chlomazon
Ức chế tổng hợp vitamin (tổng hợp Folate)
Thuốc đặc trưng: Asulam
II.6 CÁCH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ
Trang 15• CÁCH TÁC ĐỘNG: Là đường xâm nhập gây hại của thuốc vào cơ thể dịch hại Có
5 cách tác động chủ yếu sau:
TIẾP XÚC:
Thuốc trừ sâu tiếp xúc xâm nhập vào cơ thể sâu qua biểu bì da để tiêu diệt
Thuốc trừ bệnh tiếp xúc khi phun lên cây chỉ bám dính trên bề mặt lá cây hoặc vỏ thân cây và chỉ diệt những vi sinh vật có tiếp xúc với thuốc ở bề mặt cây
Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây cháy ở nhứng nơi cây có tiếp xúc với giọt thuốc
NỘI HẤP (LƯU DẪN):
Là khả năng của thuốc có thể xâm nhập và di chuyển trong cây để tiêu diệt dịch hại bằng cách tiếp xúc hay vị độc Trong cây, thuốc có thể di chuyển theo 2 chiều là hướng ngọn (chỉ di chuyển lên các lá, chồi ở phía ngọn) và hướng rễ ( thuốc xâm nhập vào lá rồi di chuyển xuống phía gốc, rễ)
Trang 17• Hòa tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ: diethyl ete, aceton, benzene, etanol, hexan, ethyl acetate
• Áp suất hơi: 2.90X10-6 mm Hg ở 25o C
• Độ nhớt: 37 cP ở 25oC
• Ổn định với ánh sáng cực tím, phân hủy ở nhiệt độ lớn hơn 165oC
III.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT
chloroacetyl chloride
Chưng cất
Tb phản ứng70-80oC
Trang 18Phản ứng alcoholysis
n-butanol
Sản phẩm
ChiếtKhuấy trộn
Sau khi phản ứng xong toàn bộ hỗn hợp được chuyển qua thiết bị chiết
(xyclon),formaldehyde phân tách khỏi dung môi xylene chứa hợp chất trung gian
Trang 19được tuần hoàn lại thùng chứa formaldehyde, sau một thời gian phải bổ xung thêm
formaldehyde mới
Pha hữu cơ chứa N-oxymethyl 2’,6’-diethylaniline ở trên được chuyển sang thiết bị chưng, nhiệt độ hỗn hợp trong thiết bị trên 90ºC Tại đây N-oxymethyl 2’,6’-
diethylaniline bị dehydrat tạo N-methylene-2’,6’diethyl aniline
Dung môi xylene chứa N-methylene-2’,6’diethyl aniline được bơm sang nồi hai vỏ có cánh khuấy trộn với chloroacetyl chloride 20 – 40°C, tiếp tục khuấy trong 5 – 8h Thêm n-butanol, tiến hành phản ứng alcoholysis
Kết thúc phản ứng hỗn hợp chuyển sang thiết bị trích ly lỏng - lỏng tháp đĩa hình vành khăn có cánh khuấy, pha nước được tưới từ trên xuống, pha hữu cơ nhẹ hơn được phân phối từ dưới lên Pha nước chứa HCl nặng hơn tập trung ở dưới đáy vào thùng chứa đem
xử lý tách loại HCl thu hồi nước, tuần hoàn lại thiết bị trích ly Pha hữu cơ nhẹ hơn tập trung ở trên chứa sản phẩm butachlor được chuyển sang thiết bị chưng cất tách loại xylene tuần hoàn về thiết bị phản ứng một Sản phẩm có nhiệt độ sôi lớn hơn ở dưới đáy thiết bị được qua thiết bị làm mát trước khi vào thùng chứa sản phẩm
Phân tích sắc ký khí thấy 94.8% N-butoxymethyl-2’,6’ diethyl-2-chloroacetanilide, 2.8% 2’,6’ diethyl-2-chloroacetanilide , 2.4% các tạp chất khác
SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG
Trang 20Ví dụ cụ thể: Cho 149kg ( 1kmol ) 2,6 diethylaniline vào nồi hai vỏ có cánh khuấy.Thêm 200kg xylene, dung dịch formaldehyde 40% 60kg ( 2kmol )
Thêm 400kg ( 5,5kmol ) n-butanol, tiến hành phản ứng alcoholysis
Kết thúc phản ứng thêm 600kg nước vào hỗn hợp tiến hành chiết.Pha hữu cơ ở trên được rửa bằng 1000kg nước tách acid tự do Dung môi xylene chứa sản phẩm mong muốn