1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

mẫu đề thi văn lớp 9

5 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 187,5 KB

Nội dung

Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?. Câu 3 5.0 điểm: Khi viết về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết: Quê hương mỗi người

Trang 1

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Mụn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 150 phỳt

MA TRẬN

Mức

độ

T

Cấp độ thấp Cấp độ cao

Xỏc định phộp tu từ cú trong đoạn thơ

Phõn tớch giỏ trị của phộp tu từ

đó xỏc định

Số cõu : 1

Số điểm : 1,0 Số điểm :

1,0

Số cõu : 1

Số điểm : 2,0

Cảm thụ

đoạn trớch

truyện

Viết đoạn văn giải thớch ý nghĩa

về nội dung đoạn trớch

Số cõu: 1

Số điểm: 3,0 Số cõu: 1Số điểm: 3,0 Nghị luận

xó hội

Viết bài văn ngắn suy nghĩ về tỡnh cảm quờ hương

Số cõu: 1

Số điểm: 5,0

Số cõu: 1

Số điểm: 5,0

Trang 2

Nghị luận

tác phẩm truyện

Số câu: 1

Số điểm: 10

Số câu: 1

Số điểm: 10 Tổng số

câu

Tổng số

điểm

Số câu: 1

Số điểm:

1,0

Số điểm:

1,0

Số câu: 1

Số điểm: 3,0 Số câu: 2Số điểm:

15,0

Số câu: 2

Số điểm: 15,0

ĐỀ BÀI

Câu 1 (2.0 điểm):

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm):

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà

hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn

những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng

thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi

Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ

đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ

Trang 3

gì đến ai được nữa Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn

Câu 3 (5.0 điểm):

Khi viết về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

(Quê Hương)

Từ cách hiểu về hai câu thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về quê hương bằng một bài văn nghị luận.( Độ dài khoảng 1 trang giấy thi)

Câu 4 (10.0 điểm):

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho

Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?

BIỂU CHẤM

Câu 1 (2,0 điểm):

*Chỉ ra các biện pháp tu từ: nhân hoá "soi tóc", so sánh "là một buổi trưa hè" (1.0 điểm)

* Phân tích giá trị: (1,0 điểm)

- Các biện pháp tu từ được sử dụng phù hợp đã thổi hồn vào tạo vật khiến cho sự vật được miêu tả hiện lên rất sinh động

Trang 4

- Hình ảnh "hàng tre" yểu điệu như một thiếu nữ; cảnh vật vô tri mang hình ảnh đời sống của con người và trở nên thân thương

- Gợi lên vẻ đẹp của tâm hồn tác giả: Nhà thơ hoà mình cùng với nắng, với dòng sông quê hương, qua đó thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của mình

Câu 2 (3.0 điểm):

* Về hình thức: Đảm bảo là một đoạn văn nghị luận giải thích, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hành văn trôi chảy, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt

* Về nội dung: HS giải thích để hiểu đúng quan niệm về cách nhìn người của nhân vật ông giáo (cũng là của nhà văn Nam Cao) trong truyện ngắn

"Lão Hạc":

-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo

Câu 3 (5.0 điểm):

Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo là một bài văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hành văn trôi chảy, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt (1.0 đ)

Yêu cầu về nội dung: (4.0 đ)

Làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:

Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân (1.0đ)

Gợi mở một cách sống, cách làm người: Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết lớn của mỗi con người trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người sống thiếu tính nhân văn cao cả (1.0đ)

Suy nghĩ của bản thân: (1.0đ)

Mở rộng: tình cảm gia đình - quê hương - đất nước (1.0đ)

Trang 5

Câu 4 (10.0 điểm)

* Về kĩ năng: (1,0 điểm)

Đảm bảo một văn bản hoàn chỉnh, không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính

tả, dùng từ, đặt câu Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, khuyến khích

những học sinh có những kiến giải sâu sắc, hợp lí

* Về kiến thức (9 điểm): Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (0,5 điểm)

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện (0,5 điểm)

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương: (2,0 điểm)

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện (1,0 điểm)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương: (3,0 điểm)

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng: (2,0 điểm)

Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt trong cách cho điểm Trân trọng những bài viết có tính sáng tạo Những bài viết không có luận điểm rõ ràng, sa vào phân tích nhân vật, kể lại chuyện - chỉ cho không quá 1/3 số điểm

Ngày đăng: 06/12/2016, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w