1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bài giảng nguyên lý kế toán CHƯƠNG 1 đối TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP và các NGUYÊN tắc kế TOÁN

422 10,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 422
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN Theo quan niệm nghề nghiệp: Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số, sử dụng chủ yếu thước đo giá trị và hệ thống

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

GV PHẠM THANH LIÊM

Trang 2

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Nguyên lý kế toán là môn học cơ sở của

chuyên ngành kế toán.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về bản

chất và đối tượng của kế toán trong một đơn vị kinh doanh.

Tìm hiểu các phương pháp kế toán vận

dụng để thực hiện vai trò là công cụ đắc

Trang 3

Tìm hiểu về hệ thống sổ kế toán theo các

hình thức kế toán khác nhau

Trên cơ sở hiểu được bản chất, đối tượng

và các phương pháp kế toán Môn học sẽ giúp sinh viên bước đầu rèn luyện kỹ

năng thực hành kế toán tại doanh nghiệp

sản xuất và doanh nghiệp thương mại.

Trang 4

NỘI DUNG MÔN HỌC

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ

CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Trang 5

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1 Giáo trình Nguyên lý kế toán;

2 Bài tập Nguyên lý kế toán;

3 Các tài liệu tham khảo:

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Các Thông tư, chế độ kế toán Nhà nước

ban hành mới nhất.

Các tài liệu kế toán có liên quan.

Trang 6

CHƯƠNG 1

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG

PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN

TẮC KẾ TOÁN

Trang 7

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ.

3 CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ

TOÁN CĂN BẢN

4 ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

5 CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN

Trang 8

I ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN

Theo quan niệm nghề nghiệp:

Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng

con số, sử dụng chủ yếu thước đo giá trị và hệ

thống các phương pháp để phản ánh và giám đốc tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị.

Trang 9

Theo Luật kế toán (17/6/2003): Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Trang 10

“Kế toán là một hệ thống thông tin dùng để đo lường, xử lý và truyền đạt những

thông tin về tài chính của một đơn vị kinh tế nhằm giúp cho việc đề ra các quyết định quản lý”.

Trang 11

KẾ TOÁN – MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN

(ACCOUNTING – AS AN INFORMATION SYSTEM)

Dữ

liệu

Thông tin

Trang 12

Chức năng của kế toán

Chức năng phản ánh

Chức năng của kế toán thể hiện sự liên kết

giữa hoạt động kinh doanh và những người ra

quyết định, vì vậy, kế toán được xem như một

hệ thống thông tin.

Trang 13

1.2 Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán

Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán có thể chia thành 2 nhóm:

Nội bộ doanh nghiệp

(Internal decision makers)

Những người bên ngoài doanh nghiệp

(External decision makers)

Trang 14

Xem xét nguồn lực kinh tế của doanh

Dòng lưu chuyển tiền tệ vào và ra của Dn

Nội bộ doanh nghiệp (Các nhà quản lý doanh nghiệp)

Trang 15

Những người sử dụng bên ngoài có lợi ích trực tiếp

về mặt tài chính đối với doanh nghiệp

Các nhà đầu tư

Quan tâm đến lợi

nhuận hiện tại và lợi

nhuận tiềm năng trong

tương lai.

………

Các chủ nợ

Nghiên cứu khả năng thanh thanh toán

Lưu chuyển tiền tệ

Khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

………

Trang 16

Cơ quan thuế.

Các cơ quan chức năng của Nhà nước

(Bộ phận luật pháp, cơ quan thống kê,

bảo hiểm, cơ quan tài chính…)

Các nhóm khác:

+ Các nhà cố vấn cho các nhà đầu tư và

Những người sử dụng bên ngoài có lợi ích gián tiếp

về mặt tài chính đối với doanh nghiệp

Trang 18

PHÂN BIỆT GIỮA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Trang 19

III CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ

TOÁN CĂN BẢN

(GAAP – Generally Accepted Accounting Principles)

Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận

rộng rãi bao gồm các quy ước, quy định và thủ tục cần thiết để thực hành kế toán

được chấp nhận rộng rãi trong một khoảng thời gian nhất định.

Trang 20

Doanh thu và chi phí phải được ghi nhận tại thời điểm phát sinh, bất kể đã thu, chi hay chưa.

CƠ SỞ DỒN TÍCH (Accrual Basic Accounting)

Trang 21

Kế toán trên cơ sở Thu – Chi tiền mặt

(Cash Basic Accounting)

Trang 22

Ví dụ:

Năm 2010, công ty A bán chịu hàng hóa cho khách hàng,

doanh thu 300 triệu đồng Trong năm đã thu được tiền là

220 triệu, số còn lại sẽ thu vào năm 2011 Trong năm phát sinh chi phí 180 triệu, đã chi tiền cho chi phí phát sinh là

160 triệu, số còn lại sẽ chi trả vào năm 2011

Khái niệm Dồn tích Khái niệm Thu – Chi tiền

Trang 23

• Tiền mặt thu được trong năm 2011: thu 40.000 từ doanh

thu bán chịu năm 2010, thu 80.000 từ doanh thu bán chịu

năm 2011, và nhận trước 30.000 sẽ thực hiện doanh thu

trong năm 2012.

• Chi phí: Chi tiền mặt cho chi phí phát sinh năm 2011 là

180,000, và chi phí phát sinh nhưng chưa trả tiền năm 2011

là 70.000.

• Chi trả tiền mặt trong năm 2011: trả cho chi phí đã nợ năm

2010 là 20.000, trả cho chi phí phát sinh mắc nợ năm 2011 là 40.000, và trả trước 9.000 cho chi phí sẽ phát sinh năm 2012

Trang 24

Yêu cầu:

Hồn tất báo cáo kết quả kinh doanh dưới đây cho năm 2011 để đánh giá sự khác biệt cơ bản giữa kế tốn trên cơ sở tiền mặt và dồn tích.

Cơ sở tiền mặt Cơ sở dồn tích Doanh thu bán hàng… Chi phí……… ……… .……… Lãi thuần……… ……… ………

Trang 25

Doanh thu và chi phí phải phù hợp nhau

trong một kỳ kế toán nhằm xác định chính xác kết quả kinh doanh của kỳ đó.

NGUYÊN TẮC PHÙ HỢP (Matching Principle)

Trang 26

Cơ sở dồn tích và nguyên tắc phù hợp cho

phép doanh thu và chi phí được ghi nhận vào cùng một kỳ kế toán, từ đó xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp một cách trung thực và hợp lý.

Trang 27

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn liền với tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí đều phải ghi nhận theo giá gốc.

Nhận xét:

Nguyên tắc này giúp cho giá trị tài sản được xác định một cách khách quan, nghĩa là

không bị thiên lệch do chủ quan người lập

BCTC và có thể dễ dàng kiểm chứng được.

Nguyên tắc giá Gốc (Cost Principle)

Trang 28

Một chính sách kế toán thận trọng là chọn một tiến trình ghi chép sao cho:

Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các

khoản thu nhập.

Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.

Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng

chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn

Nguyên tắc thận trọng

Trang 29

Bản chất của thận trọng

Không “thổi phồng” tài sản và thu nhập của doanh nghiệp, cũng như không phản ảnh thấp đi các khoản nợ phải trả và chi phí.

Không nên ghi nhận trước những khoản lãi chưa thực hiện,

Phải ghi nhận những khoản lỗ dự kiến sẽ xãy ra.

Trang 31

31

Trang 32

Các chính sách và phương pháp kế toán

doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng

thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán

năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC.

Nguyên tắc nhất quán

Trang 33

Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá

trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của

thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Nguyên tắc trọng yếu

Trang 34

Một sai lệch nếu không làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng có thể coi là không trọng yếu và có thể chấp nhận

được

Trang 35

Ngược lại, nếu trong kỳ bán ra rất ít, tồn kho

nhiều Nếu phân bổ hết chi phí mua hàng sẽ làm thay đổi nghiêm trọng kết quả kinh doanh.

Trang 36

Yêu cầu các thông tin phải trình bày theo đúng

thực tế xãy ra, không có sự chi phối theo ý muốn chủ quan của người kế toán

Nguyên tắc này đòi hỏi các thông tin phải có căn cứ khách quan và chứng minh được.

Nguyên tắc khách quan

Trang 37

• Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.

• Thực chất của kỳ kế toán là độ dài thời gian bằng

nhau nhằm tiện cho việc so sánh báo cáo tài

chính Kỳ kế toán bao gồm kỳ kế toán năm và kỳ kế toán tạm thời ( giữa niên độ – tháng, quý ).

Năm tài chính : kỳ kế toán năm – 12 tháng liên

Trang 38

BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như

không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu

hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải

Khái niệm hoạt động liên tục

Trang 39

Nhận xét

Giả định này liên quan đến việc đánh giá tài sản.

Nếu Dn hoạt động liên tục, tài sản được

đánh giá theo giá gốc.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp không còn

tiếp tục hoạt động được nữa, tài sản cần phản ảnh theo giá trị có thể thực hiện chứ không dùng giá gốc nữa.

Giả định Hoạt động liên tục

Trang 40

Đòi hỏi phải sử dụng thước đo giá trị để

phản ánh các loại tài sản của đơn vị Cung cấp những chỉ tiêu tổng hợp tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của đơn vị.

Đơn vị tiền tệ mà kế toán sử dụng tùy

thuộc đồng tiền của quốc gia mà đơn vị đó đang hoạt động.

Khái niệm thước đo tiền tệ (The money measurement concept)

Trang 41

Được xem là 01 tổ chức kinh doanh, khi ghi chép tài sản của đơn vị phải tách bạch với tài sản của chủ sở hữu đơn vị đó.

Đồng thời kế toán phải ghi chép những

giao dịch giữa đơn vị với các tổ chức khác Không ghi lẫn lộn hoạt động của các chủ thể khác.

Khái niệm tổ chức kinh doanh

Trang 42

IV ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận

động của tài sản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Tài sản được biểu hiện bằng tiền gọi là

vốn kinh doanh Như vậy vốn kinh doanh

cũng là đối tượng của kế toán.

Trang 43

Định nghĩa tài sản

Tài sản là nguồn lực kinh tế do Dn kiểm soát dưới hình thái giá trị, là kết quả của một sự kiện trong quá khứ và được mong đợi mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.

Điều kiện ghi nhận tài sản:

Có khả năng (gần như chắc chắn) mang lại lợi

ích tương lai cho Dn.

Có giá gốc hoặc giá trị có thể xác định một cách đáng tin cậy.

Trang 44

4.1 Phân loại tài sản theo kết cấu

được phân bổ như thế nào ?

Tùy theo thời gian luân chuyển, tài sản được chia thành 2 loại:

Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn

Trang 45

Tài sản ngắn hạn là những tài sản thuộc

quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời

gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.

TÀI SẢN NGẮN HẠN

Trang 46

Các thành phần của tài sản ngắn hạn:

Tiền (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền

đang chuyển)

Các khoản tương đương tiền: là giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi trong vòng 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành một lượng tiền nhất định

Các tài sản trong thanh toán, bao gồm:

Trang 47

Tạm ứng là các khoản tiền doanh nghiệp đã ứng trước cho nhân viên thực hiện công việc (công

tác phí, mua vật liệu…)

Ký quỹ ký cược ngắn hạn là các khoản đặt cọc, ký quỹ có thời gian thu hồi là một năm.

Chi phí trả trước: là các chi phí trả trước nhưng có thời gian mang lại lợi ích kinh tế tương lai

trong vòng một năm như: Trả trước tiền thuê

nhà, trả trước tiền bảo hiểm…

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa…

Trang 48

Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của

doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân

chuyển và thu hồi vốn trên một năm hoặc

sau một chu kỳ kinh doanh.

TÀI SẢN DÀI HẠN

Trang 49

Các thành phần của tài sản dài hạn:

Tài sản cố định hữu hình bao gồm nhà xưởng,

máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

Tài sản vô hình bao gồm: Bằng phát minh, quyền sử dụng đất, nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền…

Tài sản cố định thuê tài chính.

Bất động sản đầu tư.

Trang 50

Các thành phần của tài sản dài hạn:

Các khoản đầu tư dài hạn: đầu tư vào các chứng khoán dài hạn, đầu tư vào công ty

con, góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết…

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là các chi phí đã bỏ ra trong quá trình xây dựng cơ

bản đang thực hiện Tài sản này được ghi nhận theo giá gốc – nghĩa là các chi phí đã

Trang 52

4.2 Phân loại tài sản theo nguồn hình thành

Định nghĩa

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh

nghiệp phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán sẽ dẫn đến sự chuyển giao các lợi ích kinh tế

Nợ phải trả thể hiện quyền của các chủ nợ

NỢ PHẢI TRẢ

Trang 53

Nợ phải trả chỉ liên quan đến quá khứ,

không liên quan đến nghĩa vụ hay những

cam kết trong tương lai.

Ví dụ: Một hợp đồng mua hàng chịu trong tương lai không ghi nhận là nợ phải trả.

Nợ phải trả phát sinh từ sự kiện đã xảy ra.

Trang 55

Phân loại và đánh giá nợ phải trả

Theo thời hạn thanh toán gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

a Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản mà Dn phải

thanh toán trong vòng một năm:

Các khoản vay ngắn hạn;

Phần nợ dài hạn đến hạn trả;

Khoản phải trả người bán;

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước;

Phải trả người lao động;

Chi phí phải trả,

Phải trả nội bộ, phải trả phải nộp khác…

Trang 56

b Nợ dài hạn là các khoản nợ phải trả có

thời hạn thanh toán trên một năm, thường bao gồm các khoản:

Vay hay phải trả dài hạn;

Nhận ký cược-ký quỹ dài hạn;

Trái phiếu phát hành;

Nợ dài hạn;

………

Trang 57

Phân loại theo mối quan hệ với kết quả kinh doanh:

Nợ chiếm dụng:

Là khoản nợ không phải trả lãi (không làm tăng

chi phí) và phải hoàn trả lại sau một khoảng thời gian nhất định.

- Phải trả người bán;

- Phải nộp nhà nước;

- Phải trả người lao động;

- ………

Trang 58

Nợ tín dụng:

Là khoản nợ phải trả lãi vay (làm tăng chi phí

và giảm lợi nhuận) và phải hoàn trả lại sau một

khoảng thời gian nhất định.

- Vay ngân hàng (ngắn hoặc dài hạn);

- Phát hành trái phiếu.

- ……….

Trang 61

Nguồn vốn

chủ sở

hữu

Chênh lệch do đánh giá lại tài sản;

Chênh lệch tỷ giá;

Quỹ đầu tư phát triển;

Quỹ dự phòng tài chính;

Quỹ hỗ trợ sắp xếp Dn;

Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu;

Lợi nhuận chưa phân phối;

Trang 62

Đối tượng kế toán của các đơn vị HCSN

a Đối tượng kế toán thuộc hoạt động

thu, chi ngân sách nhà nước:

1 Tiền và các khoản tương đương tiền;

2 Nguồn kinh phí, quỹ;

3 Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế

toán;

4 Thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;

5 Kết dư ngân sách nhà nước các cấp;

6 Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;

Trang 63

b Đối tượng kế toán thuộc hoạt động hành chính, sự nghiệp, hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN:

1 Tiền và các khoản tương đương tiền;

2 Vật tư và tài sản cố định;

3 Nguồn kinh phí, quỹ;

4 Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị

kế toán;

5 Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt

động;

6 Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;

7 Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế

toán.

Trang 64

c Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN:

1 Tiền và các khoản tương đương tiền;

2 Vật tư và tài sản cố định;

3 Nguồn kinh phí, quỹ;

4 Các khoản thanh toán trong và ngoài

đơn vị kế toán;

5 Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi

Trang 65

d Đối tượng kế toán thuộc hoạt động sản

xuất, kinh doanh

1 Tài sản cố định, tài sản lưu động;

2 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

3 Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh,

chi phí khác và thu nhập;

4 Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà

Trang 66

4.3 Tình hình tài chính và phương trình kế

toán căn bản

Tình hình tài chính phản ánh nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp và nguồn gốc hình thành nên nguồn lực kinh tế đó tại một thời điểm nhất định.

Theo thuật ngữ kế toán:

Nguồn lực kinh tế gọi là Tài sản

Nguồn gốc hình thành gọi là Nguồn vốn

Xem xét tình hình tài chính trên hai mặt biểu hiện:

Trang 67

PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN

TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Hai vế của phương trình kế toán luôn luôn

cân bằng nhau

Assets = Liabilities + Owner’s Equity

Two sides of equation are always in balance

Ngày đăng: 04/12/2016, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w