Bài giảng này gồm 8 chương cụ thể như sau: Chương 1: Đối tượng, phương pháp và nguyên tắc kế toán Chương 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chương 3: Tài kho
Trang 1TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2
Page 2
LỜI NÓI ĐẦU
Nguyên lý kế toán là một môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế nên bài giảng này giúp cho các bạn sinh viên bước đầu tìm hiểu về Nguyên lý kế toán, từ đó làm nền tảng cho việc học tiếp môn học Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
Bài giảng này gồm 8 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Đối tượng, phương pháp và nguyên tắc kế toán
Chương 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép
Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán
Chương 5: Chứng từ và kiểm kê
Chương 6: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp
Chương 7: Sổ kế toán- Kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ kế toán và các hình thức kế toán
Chương 8: Tổ chức công tác kế toán, tự kiểm tra kế toán
Trong quá trình soạn bài giảng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, mong có sự đóng góp ý kiến của các anh chị đồng nghiệp và các bạn sinh viên để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
1.1 Lịch sử kế toán
Sự hình thành của kế toán xuất hiện cùng một lúc với sự hình thành đời sống kinh
tế và xã hội của loài người
Lịch sử kế toán có từ thời thượng cổ, khoảng 5-6 ngàn năm trước công nguyên
Kế toán ở nước ta từ năm 1945 đã được Nhà nước đưa vào sử dụng chủ yếu cho việc quản lý thu chi ngân sách Thời gian này kế toán cũng đã được sử dụng trong một số xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các xí nghiệp phục vụ quốc phòng
Từ năm 1954 miền Bắc chuyển sang việc xây dựng nền kinh tế- xã hội thì kế toán được sử dụng như là một công cụ phản ánh và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung đến ngày 1-11-1995, Bộ Tài chính đã ban hành chính thức chế độ kế toán doanh nghiệp Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực , kịp thời, công khai, minh bạch, từ năm 2001 đến năm 2003 Bộ Tài chính đã lần lượt ban hành các chuẩn mực kế toán và Luật kế toán
1.2 Định nghĩa và phân loại kế toán
1.2.1 Định nghĩa về kế toán
Theo Luật kế toán Việt Nam thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”
Từ định nghĩa, ta có thể ghi nhận những yếu tố cần thiết của kế toán:
Kế toán là sự ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua các tài khoản của
kế toán
Ghi chép trên các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán
Ghi chép những tình trạng thay đổi của các sự giao dịch, quan hệ với nhau Ghi chép, phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi đối với tài sản của doanh nghiệp
1.2.1 Phân loại kế toán:
Phân loại theo tính chất và đối tượng sử dụng thông tin gồm có kế toán tài chính và kế toán quản trị
NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Trang 4
Page 4
Người sử dụng thông tin bên ngoài và kế toán tài chính
Hệ thống kế toán tài chính:
Cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài
Tuân thủ những nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán quy định
Thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính
Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm cung cấp BCTC
Người sử dụng bên trong và Kế toán quản trị
Kế toán quản trị
Cung cấp thông tin cho người sử dụng ở bên trong (ban quản lý)
Thông tin trình bày trên báo cáo quản trị (báo cáo nội bộ)
Quan hệ của những người sử dụng thông tin
Trang 5
1.3 Môi trường kế toán
1.3.1 Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là nơi phát sinh các hoạt động kinh tế, mỗi thay đổi của nền kinh tế làm phát sinh những hoạt động kinh tế mới đều đòi hỏi kế toán phải có những thay đổi thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập-xử lý và cung cấp thông tin Môi trường kinh tế bao gồm: Nền kinh tế- cơ chế quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế, thị trường chứng khoán, lạm phát, giải thể, phá sản…
Trang 6
Page 6
1.4 Đối tượng kế toán
Một doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, các nghiệp vụ kinh tế này làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tất cả các nghiệp vụ này đều được kế toán ghi chép bằng thước đo tiền tệ Đơn vị tiền tệ mà doanh nghiệp sử dụng dựa vào quốc gia mà doanh nghiệp đó đang hoạt động Ví dụ như ở Mỹ là đồng Dollar, ở Pháp là đồng Euro, … ở Việt Nam là đồng Việt nam
Một doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như một doanh nghiệp May mặc, doanh nghiệp cơ khí… thì phải có những tài sản nhất định, như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, nguyên vật liệu, tiền… Những tài sản này đều được tính ra giá trị bằng tiền Tất cả những tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền và kế toán gọi đó là vốn kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy vốn kinh doanh là đối tượng của kế toán Ngoài thước đo bằng tiền, kế toán còn sử dụng thước đo bằng hiện vật như cái, chiếc, …
và thước đo lao động như ngày, giờ…Dưới giác độ của kế toán, kế toán phân loại tài sản theo 2 mặt:
Vốn và sự vận động vốn trong quá trình kinh doanh Vốn là toàn bộ tài sản biểu hiện bằng tiền, vốn được biểu hiện:
Nguồn hình thành của vốn Mục đích sử dụng?
Hình thái tồn tại của vốn
Gồm những thứ gì?
Được sử dụng như thế nào?
Trang 7có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.
*Tiền mặt
*Tiền gởi ngân hàng
*Phải thu của khách hàng
*Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
*Hàng hóa, thành phẩm…
TÀI SẢN DÀI HẠN
là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm
* Tài sản cố định hữu hình
* Đầu tư chứng khoán dài hạn
* Góp vốn liên doanh
* Ký quỹ, ký cược dài hạn
Trang 8*Hàng hóa, thành phẩm…
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán NVCSH bao gồm:
- Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng DN
- Vốn được bổ sung
từ kết quả hđsxkd
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch
tỷ giá và các quỹ
* Tài sản cố định hữu hình
* Đầu tư chứng khoán dài hạn
* Góp vốn liên doanh
* Ký quỹ, ký cược dài hạn
Trang 9Phải trả người bán 30 Nguồn vốn kinh doanh 340
Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn; Tìm x?
1.5.2 Kiểm kê
Kiểm kê là một phương pháp của kế toán được thực hiện thông qua việc cân, đo, đong, đếm… để xác định số lượng và chất lượng của các loại vật tư, tiền…, từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa
số thực tế và số trên sổ kế toán mà có biện pháp xử lý kịp thời xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý và sử dụng tài sản đó
1.5.3 Tính giá các đối tượng kế toán
Tính giá các đối tượng kế toán là một phương pháp của kế toán dùng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị tất cả những tài sản của doanh nghiệp Nhờ việc tính giá này mà mọi đối tượng của kế toán đều được biểu hiện cùng một thước đo tiền tệ,
từ đó có thể tổng hợp được những chỉ tiêu cần thiết bằng tiền chẳng những trong doanh nghiệp mà còn theo từng ngành và cả nền kinh tế
1.5.4 Mở tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là một phương pháp của kế toán dùng để phản ánh và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi đối tượng kế toán riêng biệt có nội dung kinh tế khác nhau,có sự tồn tại và vận động khác nhau, có yêu cầu quản lý khác nhau nên mỗi đối tượng kế toán riêng biệt được mở một tài khoản tương ứng
1.5.5 Ghi sổ kép
Ghi sổ kép là một phương pháp của kế toán dùng để ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các đối tượng có trong nghiệp vụ kinh tế
Trang 101.6 Nguyên tắc kế toán cơ bản
1.6.1 Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được ghi nhận vào
thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu hoặc thực chi
1.6.2 Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh
nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường
trong tương lai gần
1.6.3 Giá gốc:
1.6.4 Nguyên tắc phù hợp
Có 2 phương pháp hạch toán:
Giá trị thuần= Giá gốc – điều chỉnh giảm
Doanh thu và chi phí ghi nhận trong kỳ phải tương xứng
1 Hạch toán trên cơ sở
tiền (Cash Basic
Doanh thu: Tổng tiền thu trong kỳ
2 Hạch toán dồn tích
(Accrual
liên quan đến doanh thu, chi phí nhiều kỳ
Trong kỳ: ghi nhận Doanh thu đã đạt được, Chi
phí khi đã xảy ra (không kể tiền đã thu-chi hay chưa)
Trang 11Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản, thu nhập
Không đánh giá thấp hơn giá trị của khoản nợ, chi phí
Doanh thu và TN chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
1.6.7 Nguyên tắc trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính
1.7 Kỳ kế toán
Trang 12
Page 12
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1 Kế toán là gì?
2 Đối tượng kế toán là gì? Phân biệt đối tượng kế toán trong doanh nghiệp và đơn
vị thu chi ngân sách, hành chính sự nghiệp?
3 Ý nghĩa của phương trình kế toán cơ bản? Tìm ví dụ thể hiện tính cân đối của phương trình?
4 Kế toán tại đơn vị thu chi ngân sách, hành chính sự nghiệp thực hành kế toán trên
cơ sở nguyên tắc nào? Tìm ví dụ minh hoạ cho từng nguyên tắc?
5 Nếu bạn muốn mở một cửa hiệu sách, bạn hãy tự do cho ví dụ về các loại tài sản
và nguồn vốn ở cửa hiệu sách mà bạn muốn mở Mở rộng ra để hiểu thêm, bạn có thể tự cho ví dụ về tài sản và nguồn vốn ở các loại hình kinh doanh khác, một doanh nghiệp mà bạn dự tính kinh doanh chẳng hạn
6 Bạn hãy so sánh tài sản ở một doanh nghiệp sản xuất như xí nghiệp in chẳng hạn với một doanh nghiệp thương mại như cửa hiệu bán sách Bạn có nhận xét gì về
sự khác nhau giữa tài sản của doanh nghiệp sản xuất và tài sản của doanh nghiệp thương mại?
7 Bạn hãy so sánh nguồn vốn ở một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với một
doanh nghiệp hành chính sự nghiệp như bệnh viện hoặc trường học (công lập)
chẳng hạn, chúng có sự khác nhau cơ bản gì không?
8 Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau đây:( Đvt:1000đ)
Trang 137 Nguồn vốn kinh doanh 970.000
Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn- Xác định tổng tài sản và tổng nguồn vốn
Trang 14Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị
tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
2.1.2 Kết cấu bảng cân đối kế toán
NGUỒN VỐN
NPTrả mVCSHữu n Tổng cộng Nguồn vốn xxx
Ví dụ:
Tại một doanh nghiệp A có tình hình như sau: (Đvt: ngàn đồng)
Trang 15TGNH 90.000 Vay ngắn hạn 40.000
Yêu cầu: Hãy lập bảng cân đối kế toán cho công ty trên
2.1.4 Sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
Trang 16
Page 16
Ví dụ:
Lấy số liệu ở BCĐKT (VD trên) và trong kỳ có NV kinh tế phát sinh sau:
Tr/h 1: Doanh nghiệp rút TGNH nhập quỹ Tiền mặt 10.000
Tr/h 2: Doanh nghiệp dùng LNCPP bổ sung nguồn vốn kinh doanh 20.000
Tr/h 3:Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 15.000 chưa trả tiền người
Trang 172.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.1 Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp,
chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác
2.2.2 Hình thức trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5)+(6)-(7)-(8)-(9)
Trang 18
Page 18
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (14)* thuế suất thuế TNDN
Ví dụ:
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ như sau
(Bán 1000sp) Giá bán Chưa thuế 23đ/sp
Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1 Báo cáo kế toán là gì? Có những loại báo cáo kế toán nào?
2 Có những trường hợp nào mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các
khoản mục trong bảng cân đối kế toán?
3 Tình hình tài sản lúc đầu kỳ ở một doanh nghiệp như sau( Đvt:1.000đ)
Trang 1917 Khoản ứng trước cho người bán 8.000
19 Các khoản phải trả công nhân viên 18.000
22 Khoản ứng trước của người mua 50.000
Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trên
Trang 20vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.2 Hình thức của tài khoản
“Nợ”, “Có” chỉ là thuật ngữ để chỉ hai bên của tài khoản, không mang ý nghĩa của bản thân hai chữ đó
Hình thức này chỉ sử dụng trong học tập, nghiên cứu
Hình thức sau đây được sử dụng trong thực tế kế toán
Trang 21Nghiệp vụ 1: DN rút tiền gởi ngân hàng nhập vào quỹ tiền mặt 5.000ngđ
Nghiệp vụ 2: DN dùng tiền mặt trả lương cho công nhân viên 4.000ngđ
Ghi chép tình hình trên vào tài khoản tiền mặt
TK Tiền mặt
(1) 5.000.000 SDĐK: 1.000.000
Cộng: 5.000.000 Cộng: 4.000.000
4.000.000 (2)
Trang 22Nghiệp vụ 1: DN vay ngắn hạn 20.000.000đ để trả nợ người bán
Nghiệp vụ 2: DN được người mua trả nợ, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngắn hạn 15.000.000đ
Ghi chép tình hình trên vào tài khoản vay ngắn hạn
3.2 Ghi sổ kép
Kế toán phải ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó vào ít nhất hai tài khoản mở cho các đối tượng kế toán có liên quan trong nghiệp vụ kinh tế này theo nguyên tắc: Ghi nợ phải ghi
có, số tiền ghi nợ, có phải bằng nhau
Ghi chép nghiệp vụ kinh tế:
B1:Phân tích nghiệp vụ > ảnh hưởng đến TS, NPT, NVCSH như thế nào (tăng/giảm) B2:Vận dụng nguyên tắc ghi vào tài khoản (tài sản ghi tăng bên nợ, ghi giảm bên có;
nguồn vốn ghi tăng bên có ghi giảm bên nợ)
B3:Định khoản (xác định bút toán): xác định tài khoản nào được ghi bên nợ? tài khoản
nào được ghi bên có? số tiền là bao nhiêu?
Trang 23B4:Ghi vào tài khoản
Ví dụ 1:
Doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 5.000.000đ
Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau
Nợ TK 111 “Tiền mặt”: 5.000.000
Có TK 112 “Tiền gởi ngân hàng” : 5.000.000
Từ định khoản trên nghiệp vụ kinh tế phát sinh này được ghi vào tài khoản kế toán như sau:
Ví dụ 2:
Doanh nghiệp vay ngắn hạn 10.000.000đ trả nợ cho người bán
Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau
Nợ TK 331 “Phải trả cho người bán”: 10.000.000
SDCK: xxx
Cộng : 5.000.000 5.000.000 (1)
Trang 24D.Nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho trị 5.000.000đ chưa trả tiền người bán
Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau
Nợ TK 152 “Nguyên vật liệu ”: 5.000.000
Có TK 331 “Phải trả cho người bán” : 5.000.000
Từ định khoản trên nghiệp vụ kinh tế phát sinh này được ghi vào tài khoản kế toán như sau: