Văn hoá gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội. Tính đặc thù hay bản sắc của văn hoá gia đình để lại những dấu ấn trong đời sống vật chất, tinh thần của gia đình được biểu hiện thông qua các mối quan hệ, cấu trúc, chức năng, sinh hoạt, đời sống tâm linh... của gia đình. Đó là những dấu ấn được duy trì qua lịch sử, trở thành truyền thống, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý, chi phối hành vi, cách ứng xử giữa các thành viên gia đình, giữa gia đình và xã hội, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác
Trang 1Văn hoá gia đình và vai trò người cao tuổi
Các giá trị và chuẩn mực văn hoá gia đình được hình thành là kết quả của điều kiện sống của gia đình trong những thời kỳ lịch sử rất lâu dài, khi điều kiện và môi trường sống của gia đình thay đổi căn bản thì nhiều giá trị, chuẩn mực cũ không còn phù hợp với hoàn cảnh mới, đòi hỏi phải cải tạo để hình thành các giá trị mới
1 Vấn đề văn hoá gia đình
Văn hoá gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với
xã hội được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội
Tính đặc thù hay bản sắc của văn hoá gia đình để lại những dấu ấn trong đời sống vật chất, tinh thần của gia đình được biểu hiện thông qua các mối quan hệ, cấu trúc, chức năng, sinh hoạt, đời sống tâm linh của gia đình Đó là những dấu ấn được duy trì qua lịch sử, trở thành truyền thống, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý, chi phối hành vi, cách ứng xử giữa các thành viên gia đình, giữa gia đình
và xã hội, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác
Những dấu ấn để lại trong đời sống gia đình ở các cộng đồng, quốc gia, dân tộc không giống nhau, tạo nên tính đa dạng của văn hoá gia đình Chính vì thế mà nhiều quốc gia có trình độ văn minh như nhau hoặc trình độ phát triển tương đương nhau nhưng văn hoá gia đình vẫn khác nhau
Văn hoá gia đình là những sáng tạo cụ thể, thể hiện trong các phong tục, tập quán gia đình, trong đời sống, sinh hoạt văn hoá vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình Thông qua cách thức lao động sản xuất; sinh đẻ con cái; chăm sóc ông bà, cha mẹ, con cái; cách thức ăn mặc, ở, đi lại; tín ngưỡng, tôn giáo, cách thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh , văn hoá gia đình thể hiện rõ đạo lý làm người của một dân tộc và đồng thời thể hiện mối quan hệ ứng xử có tính nhân văn của con người với môi trường thiên nhiên và xã hội
Trang 2Văn hoá gia đình thể hiện qua đạo đức, quy tắc xử sự, cách giáo dục gia đình Văn hoá gia đình có hai chức năng quan trọng: 1/ Chức năng truyền tải các giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác; 2/ Chức năng hình thành các giá trị văn hoá mới
Chức năng truyền tải các giá trị văn hoá
Gia đình là nơi lưu giữ và chuyển giao các giá trị văn hoá dân tộc từ thế
hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hoá Nhờ có quá trình xã hội hoá mà nền văn hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Xã hội hoá bao gồm tất cả các quá trình tiếp biến văn hoá, giao tiếp và học hỏi, qua đó cá nhân con người phát triển một bản chất xã hội và có khả năng tham gia đời sống xã hội Đó là quá trình cá nhân con người học hỏi và nhập tâm suốt đời các yếu tố văn hoá-xã hội của môi trường xã hội, hoà nhập chúng vào cấu trúc nhân cách dưới ảnh hưởng của các tác nhân xã hội hoá quan trọng
Chức năng truyền tải văn hoá của gia đình cho thấy gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội, bảo đảm tính liên tục của văn hoá, chống lại sự đứt đoạn văn hoá Tính liên tục của văn hoá là sự tiếp nối của văn hoá gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác, là sự duy trì, bảo lưu những giá trị của văn hoá gia đình truyền thống trong đời sống của gia đình hiện đại Trái với tính liên tục là sự đứt đoạn Sự đứt đoạn của văn hoá gia đình là hiện tượng đột ngột từ bỏ, xa rời những giá trị và chuẩn mực của gia đình truyền thống, hình thành một cách ứng
xử khác không theo truyền thống Hiện tượng này có thể xẩy ra trong những thời
kỳ xã hội có những biến động lớn về kinh tế hoặc chế độ chính trị xã hội
Chức năng hình thành các giá trị văn hoá mới
Cùng với chức năng truyền tải các giá trị văn hoá là quá trình cải tạo và thay đổi các giá trị, chuẩn mực văn hoá gia đình truyền thống, hình thành những giá trị mới Sự hình thành các giá trị mới phụ thuộc vào hai nhân tố: Sự thay đổi của chính bản thân đời sống gia đình và sự học hỏi các nền văn hoá khác
Các giá trị và chuẩn mực văn hoá gia đình được hình thành là kết quả của điều kiện sống của gia đình trong những thời kỳ lịch sử rất lâu dài, khi điều kiện và
Trang 3môi trường sống của gia đình thay đổi căn bản thì nhiều giá trị, chuẩn mực cũ không còn phù hợp với hoàn cảnh mới, đòi hỏi phải cải tạo để hình thành các giá trị mới
Sự tiếp xúc văn hoá dẫn đến sự học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hoá Đây là qui luật của bất kỳ nền văn hoá nào để tồn tại và phát triển Nhờ có tính tương đối của văn hoá mà con người có thể hiểu được nền văn hoá khác mình và có thể tiếp thu được những tinh hoa của các nền văn hoá khác làm phong phú cho văn hoá của chính mình Ngày nay một nền văn hoá có thể tồn tại song hành cả những giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại, vừa giữ gìn, duy trì, kế thừa truyền thống, vừa biến đổi để phát triển văn hoá Đó là tính liên tục và sự biến đổi của văn hoá nói chung và văn hoá gia đình nói riêng
2 Người cao tuổi trong xây dựng văn hoá gia đình
Văn hoá gia đình hiện đang tồn tại và phát triển không ít công xây dựng của người cao tuối Trước hết người cao tuổi là những người đã thực hiện đầy đủ hai chức năng của văn hoá gia đình Điều đó thể hiện thông qua các hoạt động
cơ bản sau:
Hoạt động giáo dục của người cao tuổi Hoạt động này là hoạt động thường xuyên khi một người bắt đầu lập gia đình Khi làm cha mẹ, ông bà của những đứa con, đứa cháu đã bắt đầu dạy con: “học ăn, học nói, học mở” - biết cách ứng xử để hoà nhập với xã hội Mỗi gia đình, mỗi làng có những tập quán, nét văn hoá riêng- cách chào hỏi, cách mời khách, cách xưng hô - tất cả điều đó tạo thành thói quen, thành nét đẹp của quê hương Chính những điều đó hình thành nên cách sống của gia đình, hình thành nên “gia phong”
Hoạt động giáo dục bao gồm ba vấn đề cơ bản: giáo dục đạo đức - nhân văn; giáo dục tri thức và giáo dục hướng nghiêp - dạy nghề Tất cả các hoạt động động đó người cao tuổi giữ vai trò lớn Chỉ riêng việc giáo dục nghề, các nghệ nhân ở các làng nghề đã truyền lại cho con cháu và lớp con cháu ngày nay
đã kế thừa kinh nghiệm của cha ông, kết hợp với việc sử dụng công nghệ tiên tiến làm cho sản phẩm ngày càng chất lượng hơn, song vẫn mang theo dấu ấn,
Trang 4đường nét của ông cha
Hoạt động văn hoá của gia đình, thông qua loại hình hoạt động văn hoá phi vật thể như làn điệu dân ca, lời ru, những tiếng kèn, nhịp điệu của trống, của cồng chiêng cũng được người cao tuổi vừa sáng tạo vừa truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác Chính những nét đặc thù ấy đã mang theo hồn dân tộc Những tiếng kèn, tiếng trống vang lên ta nhận biết ngay sắc thái, hình ảnh của quê hương, của gia đình, làng xã, dân tộc Tất cả điều đó được truyền vào con người tạo nên tình cảm thương yêu quý trọng những nét đẹp ấy của đời sống tinh thần con người Văn hoá gia đình còn chứa đựng cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, các hoạt động tinh thần trong gia đình người cao tuổi trở thành cột trụ hướng dẫn, uốn nắn cho các thành viên trong gia đình hành động theo nền nếp đã được hình thành
Hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh cũng mang theo sắc thái văn hoá riêng Hàng hoá sản xuất từ các gia đình khác nhau cũng mang theo các hình dáng khác nhau Tất cả những việc đó có sự sáng tạo riêng của các thành viên trong gia đình Cách buôn bán, kinh doanh của nhà hàng này khác nhà hàng kia
về giá cả, cách tiếp thị Tất cả cái đó đã được ông cha truyền dạy Các cụ ta xưa đã ý thức được một điều cơ bản: “Phi thương bất phú” đến ngày nay càng thấy giá trị đúng của nó Hoạt động sản xuất ra hàng hoá mang tính nghệ thuật, văn hoá cao, khi sử dụng một sản phẩn của con người là ta đã tiếp cận được với nền văn minh của xã hội loài người chứa đựng và nó phản ánh qua sản phẩm đó Tất cả điều đó có vai trò của kinh nghiêm kết hợp với tri thức công nghệ tiên tiến tạo nên sản phẩn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của con người qua các thời đại
Hoạt động chăm sóc sức khoẻ cũng thể hiện nhiều nét văn hoá đặc thù của gia đình, chữa bệnh và phòng bệnh, đều có những bài thuốc và cách chữa bệnh, cách kiêng kỵ đặc thù Tất cả điều đó trở thành những giá trị quý giá cho nhân loại Tất cả điều ấy có công không nhỏ của người cao tuổi
Như vậy, người cao tuổi có vai trò rất lớn trong việc: Hình thành những
Trang 5giá trị văn hoá gia đình, người chọn lọc và phát triển và cuối cùng là người truyền lại những giá trị văn hoá tốt đẹp ấy cho các thế hệ
Giai đoạn hiện nay cần có biện pháp phát huy kinh nghiệm của người cao tuổi