1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tai biến thiên nhiên

51 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 7,87 MB

Nội dung

Tác động của tai biến thiên nhiên, Tác động của tai biến thiên nhiên đối với tự nhiên kinh tế xã hội và các mặt khác.Đề xuất giải pháp để khắc phục tác động của tai biến thiên nhiên.. bài làm khá tốt ở phân tích.. kết luận..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ

KHOA ĐỊA LÝ- ĐỊA CHẤT

TÁC ĐỘNG CỦA TAI BIẾN THIÊN NHIÊN

Giảng viên hướng dẫn:

Trang 3

2.1 Tổng quan về tai biến thiên nhiên.

2.2 Tác động của tai biến thiên nhiên đến tự nhiên.

2.3 Tác động của tai biến thiên nhiên đến kinh tế - xã hội.

2.4 Tác động của tai biến thiên nhiên đến

con người.

II Nội dung:

Trang 4

2.1 Tổng quan về tai biến thiên nhiên:

2.1.1 Khái niệm tai biến thiên nhiên:

Tai biến thiên nhiên là các hiện tượng tự nhiên cực đoan hoặc hiếm hoi có nguồn gốc khác nhau (khí tượng thủy văn, địa chất, địa mạo, ) xảy ra trên quy mô cũng rất khác nhau từ toàn cầu, khu vực cho đến cục bộ đại phương hoặc là khả năng có thể xảy ra một sự kiện cực đoan nào đó (động đất, hạn hán, lũ lụt, trượt đất…) có sức phá hoại tiềm ẩn trên một lãnh thổ nào

đó Khi một hiện tượng tự nhiên có thể là mọi đe dọa đời sống hoặc tài sản con người -> tai biến thiên nhiên

Trang 5

2.1.2 Tình hình tai biến thiên nhiên xảy ra ở Việt Nam trong những năm gần đây:

Diễn biến của các hiện tượng tai biến thiên nhiên ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc biệt là trong bối cảnh VN là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH.

Trang 6

Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương

Tần xuất xuất hiện các loại thiên tai.

Trang 7

Năm Sự kiện Số người chết Số người bị thương Số người mất tích Thiệt hại kinh tế (tỷ đồng) Vùng bị ảnh hưởng

Trang 8

Thiên tai xảy ra trong năm 2012 đã làm hơn 700 người chết, mất tích và bị thương; hơn 100.000 ngôi nhà bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 80.000 ha lúa và hoa màu bị mất trắng; gần 300.000 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm

2012 ước tính trên 15.000 tỷ đồng Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 của Tổng cục thống kê (24/12/2012).

Trang 9

Năm 2013, thiên tai đã làm 313 người chết và mất tích, 1.150 người bị thương; 6.400 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; trên 692.000 ngôi nhà bị ngập nước, hư hỏng; 88,2 km đê,

kè và 894 km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở; gần 8.000 cột điện gãy, đổ; hơn 17.000 ha lúa và 20.000 ha hoa màu bị mất trắng; gần 117.000 ha lúa và 154.000 ha hoa màu bị ngập, hư hỏng Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2013 ước tính gần 30.000 tỷ đồng.

Trang 10

Cảnh ngập lụt ở phố cổ Bao Vinh, xã Hương Vinh,

thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế vào ngày

17/11/2013.Quốc Việt - TTXVN

Tuyết bao phủ Sapa

Trang 11

Thiên tai năm 2014 đã làm 133 người chết và mất tích, 145 người bị thương, gần 2.000 nhà đổ, sập, hơn 42.000 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái, hơn 230.000 ha diện tích lúa và hoa màu

bị thiệt hại, hàng triệu mét khối đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở bồi lấp…ước tính thiệt hại khoảng 2.830 tỷ đồng.

Trong năm 2015, thiên tai đã làm 154 người chết, gần 1.300 nhà bị sập, hơn 445.000ha diện tích rau và hoa màu bị thiệt hại Ước tính tổng thiệt hại hơn 8.100 tỉ đồng.

Trang 12

2.2 Tác động của tai biến thiên nhiên đối với tự nhiên

Do tác động của BĐKH, những năm gần đây, thiên tai dị thường về khí hậu vượt qua những hiểu biết hiện tại của con người đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn, gây hậu quả khó lường

Trang 13

Động đất

Trang 14

2.2.1 Tác động đến các điều kiện tự nhiên

Tác động đến điều kiện môi trường tự nhiên thường là kết quả tác động của một số hiện tượng kết hợp với nhau

Ví dụ, lũ lụt dễ xuất hiện hơn ở vùng đất đã bão hòa nước, điều này có nghĩa là cả độ ẩm của đất và cường độ mưa đều đóng vai trò quan trọng Tương tự như vậy, hạn hán là kết quả của thâm hụt độ ẩm trong đất, thiếu hụt lượng mưa kéo dài ngày, bốc hơi lớn

Trang 16

- Hạn hán

Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí

và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo

và dịch bệnh vv

Trang 17

Nguyên nhân: khách quan (tự nhiên liên quan tới BĐKH): Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều, mưa trung bình, những vùng khô hạn, bán khô hạn trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh, các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa giữa 2 mùa (mùa mưa và mùa khô)

Trang 18

Nguyên nhân chủ quan do con người: Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc trồng cây không phù hợp (vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước “lúa”) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước; công tác quy hoạch sử dụng nước bố trí công trình không phù hợp nhiều công trình không phát huy được tác dụng (vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước lại bố trí xây dựng công trình lớn).

Trang 19

- Xâm nhập mặn

Nước biển có thể "ăn" sâu vào đất liền theo sông, thẩm thấu hoặc tiềm sinh, xâm nhập mặn xảy ra ở những khu vực ven các cửa sông tùy theo chế độ thủy triều có thể hiện tượng xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền có những nơi vào khoảng vài chục cây số

Nguyên nhân : Nhiễm mặn nước mặt: nước sông xuống thấp => nước biển ăn theo

Nhiễm mặn do thẩm thấu : Do khai thác nước ngầm quá mức

Trang 20

2.2.2 Tác động đến hệ thống tự nhiên

Hệ thống các lưu vực sông:

Theo các nghiên cứu về thủy văn, những năm gần đây, dòng chảy các hệ thống sông, suối ở Việt Nam đều thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm, có nơi tới 60 - 90 %; mực nước nhiều nơi đạt mức thấp nhất lịch sử như sông Hồng - Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông La, sông Trà Khúc, sông Ba… đã gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, mặn xâm nhập sâu vào vùng cửa sông (Hình 4-11) (Nguyễn Văn Thắng, 2010; Trần Thanh Xuân và nnk, 2011)

Trang 21

- Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên:

Các HST ở Việt Nam gồm:

Các HST trên cạn với các đặc trưng điển hình như rừng, đồng cỏ, savan, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá vôi; HST đất ngập nước nội địa với các vùng đặc trưng như hồ, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước, các thủy vực nước chảy (sông, suối, kênh rạch);

Các HST biển và ven bờ (cửa sông, bãi bồi, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô ) (Bộ TN&MT, 2011 - Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học)

Trang 22

Tác động của BĐKH lên rừng ngập mặn ở Việt Nam có thể gồm: nhiệt độ tăng sẽ làm rừng ngập mặn chuyển dịch lên phía bắc; lượng mưa tăng thì rừng ngập mặn sẽ tốt lên, nếu giảm thì suy thoái; bão với cường độ tăng sẽ hủy hoại rừng ngập mặn.

Các hoạt động: phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi sử dụng đất (làm muối, trồng cói, cấy lúa), khai thác quá mức (gỗ, củi) và ô nhiễm nước cũng làm gia tăng tác động của BĐKH đến rừng ngập mặn

Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam, diện tích rừng ngập mặn có nguy cơ bị thu hẹp; nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn dễ bị tổn thương ở Cà Mau, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Định

Trang 23

Khô hạn cũng tạo điều kiện cho cháy rừng ở vùng cao nguyên miền Trung

và ĐBSCL, hàng ngàn ha rừng đã bị thiệt hại (ADB, 2009) Cháy rừng là một trong những đe doạ lớn nhất đối với HST rừng

Trang 24

2.3 Tác động của tai biến thiên nhiên đến kinh tế - xã hội:

2.3.1 Đối với nông nghiệp:

Lĩnh vực nông nghiệp:

Mất đi diện tích đất đai thích hợp canh tác cho một

số loại cây tương thích với loại đất do đất bị ngập lụt,

hay gần với các dòng chảy tự nhiên hay nhân tạo, cuốn

đi các chất dinh dưỡng của đất, thay đổi cấu trúc đất, các

loại sạt lở, sụp lở làm mất tính địa hình canh tác

Trang 25

Làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế cho ngành nông nghiệp:

+ Làm chậm sự hoạt động nông nghiệp hay đình trệ + Làm mất đi khả năng hoạt động của các thiết bị cơ giới do địa hình thay đổi

Trang 26

Lĩnh vực chăn nuôi:

- Thay đổi thói quen sinh sản của vật nuôi

- Gia tăng nguy cơ dịch bệnh và khả năng lan truyền, gây

thiệt hại lớn, giảm năng suất chăn nuôi

- Phá hoại hoặc làm hư hỏng chuồng trại chăn nuôi.

- Lũ lụt hay bão lớn làm cho công tác bảo vệ vật nuôi chưa được đảm bảo, thiệt hại lớn lớn cho người dân

Trang 27

Thiệt hại về gia súc tại tỉnh KomTum năm 2010

Trang 28

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:

- Làm phá hủy đi cái lồng, bè nuôi thủy sản

- Lũ kéo theo các chất thải hay các chất khác làm thay đổi tính chất môi trường tại đó

- Thay đổi đi các sinh vật đặc trưng do môi trường thay đổi hay sinh vật bị kéo theo dòng lũ

Trang 29

2.3.2 Đối với công nghiệp:

- Thiên tai là phá vỡ đi các công trình, xi nghiệp

- Đa số các khu công nghiệp tập trung ở các con sông

và ven biển nên chịu tác động mạnh khi thiên tai ập đến

- Nguồn nước là vấn đề không thể thiếu cho hoạt động công nghiệp, nhưng sao khi lũ xong thì đa phần các con sông sẽ bị ôn nhiễm

Trang 30

2.3.3 Đối với lâm nghiệp:

Giảm quỹ đất rừng.

Cấu trúc tổ chức và chất lượng rừng Tăng nguy cơ, rủi ro cháy rừng.

Thay đổi đi chất lượng đất của rừng cũng như cấu trúc địa hình.

Trang 31

Một số chỉ tiêu rừng giai đoạn 2006 - 2010

Trang 32

2.3.4 Đối với thương mại,

dịch vụ:

-Các hoạt động thương mại bị đình trệ

-Các cơ sở phục vụ cho thương mại dịch vụ bị phá hủy do thiên tai

Nền kinh tế nước nhà có nguy cơ bị đi xuống

Trang 33

Du lịch:

Phương tiện giao thông không hoạt động được làm du khách bị kẹt tại các điểm xảy ra thiên tai

Điểm du lịch bị hủy hoại do thiên tai, bị suy thoái ĐDSH/ ô nhiễm môi trường, HTCĐTT dẫn đến di dân, sự biến dạng, pha trộn, mai một các đặc trưng văn hóa, giảm tính hấp dẫn, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của du khách, giảm sức thu hút khách du lịch, giảm thu nhập, tăng mất việc làm

Ảnh hưởng xấu đến hoạt động lữ hành, chương trình du lịch, tăng thời gian, tăng chi phí khi thay đổi lịch trình, hủy

chương trình do thiên tai bất thường

Trang 34

• Ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên đến du lịch:

Trang 35

2.3.5 Đối với cơ sở vật chất hạ tầng:

Trang 41

2.4 Tác động của tai biến thiên nhiên đến con người:

2.4.1 Sức khỏe:

Thiên tai như bão, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và trượt đất đá… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập do cây trồng, vật nuôi bị phá hủy.

Trang 42

Trong lũ lụt, hậu quả tâm lý sau lụt, thảm họa thiên nhiên và sa sút kinh tế kéo theo các bệnh của đói nghèo như suy dinh dưỡng, bệnh lây nhiễm Lũ lụt cũng phá hủy các công trình y

tế, nhất là vùng núi làm giảm khả năng cung cấp dịch vụ y tế Ô nhiễm nước không chỉ xảy ra do

lũ lụt mà còn do hạn hán, dẫn đến các bệnh tiêu hóa

Trang 43

Ven biển Nam Trung bộ là vùng vừa có nguy cơ thiếu nước do nắng nóng, vừa có nguy cơ chịu ảnh hưởng của lũ lụt nhiều hơn các vùng khác Các bệnh tật liên quan tới thiếu nước và thừa nước đều liên quan đến nhiễm trùng đường tiêu hóa Thay đổi chế độ mưa tác động mạnh đến các vùng dịch sốt rét và sốt xuất huyết, không những thế có thể xảy ra ở vùng lân cận cũng như vùng trước đây không có dịch

Trang 44

Các đợt rét đậm, rét hại kéo dài liên tục trên 10 ngày, thậm chí 15 -20 ngày và hơn nữa gây tác hại nghiêm trọng tới sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là người già, trẻ em và những người có bệnh mãn tính về hô hấp, xương khớp

Trang 45

2.4.2 Sinh kế của con người:

- Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của con người

+ Thiên tai có tác động trực tiếp và nghiêm trọng đến việc làm của con người đặc biệt là những người nông dân.

+ Ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng của hầu hết các loại cây rau màu, cây công nghiệp,làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm => ảnh hưởng tới đời sống kinh tế của con người

Trang 47

Về chính sách, văn bản pháp lý

- Có chính sách khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác giữa các địa phương, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu

- Ban hành các chính sách hỗ trợ những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai

- Bảo hiểm rủi ro thiên tai trong một số lĩnh vực

Đề xuất giải pháp

Trang 48

- Có chính sách đầu tư và hỗ trợ việc di dời sắp xếp dân cư vùng thiên tai.

- Chính sách hỗ trợ sản xuất: Về hỗ trợ cây, con giống; Đầu tư khai hoang thêm diện tích sản xuất mới; hỗ trợ khắc phục lại đồng ruộng bị vùi lấp…để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

- Có chính sách giải quyết đất để sản xuất và đất ở; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; về giáo dục

- Lồng ghép các chương trình tăng cường sinh kế của người dân vào trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh

Trang 49

• Nâng cao nhận thức cộng đồng

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân, đặc biệt là những cộng đồng dân tộc thiểu số về các ứng phó và giảm thiểu tác động thiên tai và biến đổi khí hậu bằng nhiều hình thức: các chương trình truyền hình, phát thanh, giáo dục trong nhà trường, các đợt phát động tuyên truyền tại địa phương

- Tổ chức các chương trình tập huấn năng cao nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách Tổ chức bổ túc kiến thức, kinh nghiệm về phát triển sản xuất

Trang 50

III/ Kết luận:

Việt Nam là đất nước ven biển việc chịu nhiều tác động do tai biến thiên nhiên cũng là điều dễ hiểu Tai biến thiên nhiên đã gây ra cho Việt Nam nhiều ảnh hưởng đối với mọi mặt như kinh tế - xã hội, tự nhiên, đặt biệt là con người

Việc chịu nhiều tác động của tai biến thiên nhiên như vậy , làm cho người dân phải chịu cảnh “sống chung

với lũ” Nên việc chọn ra những đề xuất, giải pháp là việc cấp thiết và mang tính thời sự.

Trang 51

IV/ Tài liệu tham khảo:

Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Quyết định: 172/2007/QĐ -TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2007, của Thủ tướng chính phủ

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Quyết định: 2139/QĐ - TTg, ngày 05 tháng 12 năm 2011, của Thủ tướng Chính phủ

TS Nguyễn Huy Hoàng, NCS Nguyễn Tuấn Anh “Ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu tới

sinh kế của người dân Tây nguyên: nghiên cứu trường hợp tỉnh KomTum”.

GS.TS Đào Xuân Học, 2009, “Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông

thôn”; Trang tin Hội đập lớn.

Ngày đăng: 03/12/2016, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w