Trong cuốn sách C. Mác nhà tư tưởng của cái có thể, tác giả M. Vađi khẳng định: Chủ nghĩa Mác thuộc vào nền văn hoá đương đại(1). Giáo sư Trường Đại học Pari 8 (Pháp) Đ. Sâyđơ nhận xét: Dù muốn hay không, ngày nay người ta bắt buộc phải suy nghĩ cùng với C. Mác hoặc chống lại C. Mác, nghĩa là trong suy nghĩ không bao giờ không có C. Mác(2). Tư tưởng của C. Mác không những đúng trong thời đại của Ông mà còn đúng cả với những thời đại sau Ông. Nhà triết học G. Đêriđa nhấn mạnh: ít có những tác phẩm nào trong truyền thống triết học, hoặc có thể nói không có tác phẩm nào khác nữa, mà bài học của nó dường như là khẩn cấp nhất hiện nay như những tác phẩm của C. Mác... Cần phải trở về với C. Mác. Sẽ không có tương lai nếu không có C. Mác, nếu không có di sản của C. Mác
Trang 1TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG CỦA C MÁC VỀ TOÀN CẦU HOÁ
Trong cuốn sách C Mác- nhà tư tưởng của cái có thể, tác giả M Va-đi
khẳng định: "Chủ nghĩa Mác thuộc vào nền văn hoá đương đại"(1) Giáo sư Trường Đại học Pa-ri 8 (Pháp) Đ Sây-đơ nhận xét: "Dù muốn hay không, ngày nay người ta bắt buộc phải suy nghĩ cùng với C Mác hoặc chống lại C Mác, nghĩa là trong suy nghĩ không bao giờ không có C Mác"(2) Tư tưởng của C Mác không những đúng trong thời đại của Ông mà còn đúng cả với những thời đại sau Ông Nhà triết học G Đê-ri-đa nhấn mạnh: "ít có những tác phẩm nào trong truyền thống triết học, hoặc có thể nói không có tác phẩm nào khác nữa, mà bài học của nó dường như là khẩn cấp nhất hiện nay như những tác phẩm của C Mác Cần phải trở về với C Mác Sẽ không có tương lai nếu không có C Mác, nếu không có di sản của C Mác"(3) Chương
trình News Online của BBC đã tổ chức cuộc bình chọn với chủ đề "Ai là nhà tư tưởng
vĩ đại nhất của 1.000 năm qua?" Người dẫn đầu với số phiếu áp đảo, không ai khác, chính là C Mác
Trong di sản lý luận của C Mác, chúng ta thấy cách đây hơn một thế kỷ, Ông đã có những dự báo hết sức khách quan về con đường phát triển của nhân loại, gợi mở những tư tưởng thiên tài về xu thế mà ngày hôm nay được gọi là toàn cầu hoá
Đương thời, C Mác không nói đến khái niệm "Toàn cầu hoá" Khái niệm này chỉ xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, tức gần một thế kỷ sau khi C Mác qua đời Ngày nay, nó được sử dụng một cách phổ biến, thường xuyên để diễn tả một thời đại mới đang chuyển biến nhanh chóng được thúc đẩy bởi tự do mậu dịch, giao thông liên lạc cũng như sự lan truyền bão táp của cách mạng khoa học - kỹ thuật nói chung và mạng thông tin toàn cầu (in-tơ-net) nói riêng
Tuy nhiên, C Mác đã sử dụng những cụm từ, như "sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc", "tính chất thế giới", "thị trường thế giới", "tự do mậu dịch" Những khái niệm ấy cũng tương tự như cách nói của chúng ta ngày nay khi diễn tả về quá trình toàn cầu hoá Sự phác thảo của C Mác cho thấy những lĩnh vực thể hiện rõ nhất
sự bành trướng tất yếu của quá trình toàn cầu hoá, đó là lĩnh vực kinh tế, khoa học
-kỹ thuật, tri thức, văn hoá
Trang 2Quá trình toàn cầu hoá bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất,
từ tính chất phổ biến và xã hội hoá lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc
tế Nói như nhà kinh tế học hàng đầu của Đức H Giéc-sơ: "Toàn cầu hoá chỉ là một khái niệm mới của một quá trình đã tiếp diễn từ lâu, là sự mở rộng về không gian của phương thức kinh tế tư bản cho đến tận cùng thế giới" Nhiều nhà kinh tế học theo chủ nghĩa tân cổ điển vốn coi thị trường chính là động lực thúc đẩy lịch sử, cũng chia
sẻ với nhận xét này Và, H Giéc-sơ đánh giá cao luận điểm của C Mác và Ph
Ăng-ghen đưa ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản về sự thay thế những ngành công
nghiệp dân tộc bởi "những ngành công nghiệp mới, tức là những ngành công nghiệp
mà việc du nhập chúng trở thành một vấn đề sống còn đối với tất cả các dân tộc văn minh"(4)
C Mác từng thừa nhận vai trò cách mạng to lớn của giai cấp tư sản cũng như của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lịch sử Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó, cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ xã hội Mặt khác, phương thức sản xuất ấy cũng luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới, những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới, xuyên quốc gia, không dùng nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không những được tiêu thụ ở ngay trong nước mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn những sản phẩm trong nước, nảy sinh nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa về từ những miền xa xôi nhất
Đến đây, quá trình toàn cầu hoá đã được C Mác vạch ra và diễn giải hết sức cô đọng, sáng tỏ: "Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc" Đây quả là một nhận định thiên tài, nó ứng với thời đại của chúng ta hơn là trong thời đại của Mác, nhờ sự phát triển mạnh mẽ về
Trang 3giao thông, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, tri thức, văn hoá Tuy nhiên, ngòi bút và tư tưởng của C Mác đã xuyên qua bức tường thực tại để nói với ngày mai, cho những thế hệ mai sau rằng: "Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới"(5).
Thật vậy, trong thời đại ngày nay, một dân tộc muốn tồn tại và phát triển phải trực tiếp gắn liền với toàn bộ thế giới, dù đó chỉ là một dân tộc nhỏ Nền sản xuất (vật chất và tinh thần) của một dân tộc cũng không thể đáp ứng đủ tất cả những nhu cầu của nhân dân họ, ngay cả những nhu cầu cốt yếu như thực phẩm, an ninh, văn hoá, giáo dục, y tế Sự phát triển của công nghệ thông tin càng làm cho sợi dây liên
hệ phổ biến giữa các dân tộc trở nên tức thì, xuyên suốt và thống nhất Người ta bắt đầu nói đến "cộng đồng in-tơ-nét", "xã hội toàn cầu ảo" vv và vv Điều đó khiến bản thân chúng ta, "bạn và tôi phải suy nghĩ và hành động với tư cách là một công dân toàn cầu", hoặc là "suy nghĩ địa phương" và "hành động toàn cầu", hoặc khi cần thiết phải thực hiện đồng thời cả hai cơ chế tư duy và hành động đó(6) Về điều này, C Mác
đã giải thích: "Với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới, sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy thì những cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi" và "Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập ấy mất đi nhanh hơn"(7)
Toàn cầu hoá có là một tất yếu lịch sử hay không? Hãy trở lại những tư tưởng của C Mác Theo Ông, quan hệ qua lại giữa các dân tộc phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng dân tộc về "lực lượng sản xuất, sự phân công lao động trong xã hội
và sự giao tiếp nội bộ" Khi "sự giao tiếp" phát triển hơn nữa thì những mối quan hệ như thế sẽ xuất hiện cả trong mối quan hệ qua lại giữa các dân tộc khác nhau Vậy nên, sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học - kỹ thuật, đã đưa loài người từ trình độ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp Lại nữa, chính "sự phát triển của thương nghiệp và của tư bản thương nghiệp ở đâu cũng làm phát triển nền sản xuất hướng vào giá trị trao đổi; nó
mở rộng quy mô sản xuất, làm cho sản xuất có nhiều hình nhiều vẻ và trở nên có tính
Trang 4chất thế giới, nó làm cho tiền phát triển thành tiền thế giới" Đồng thời, nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, "giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục"(8) Do đó, toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu khách quan trong lịch sử phát triển xã hội loài người từ thấp đến cao, cũng như ra đời sự tất yếu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất phong kiến đã lỗi thời là một quá trình lịch sử - tự nhiên
Hiện tại, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra với cường độ mạnh mẽ Song, có không ít người chống đối lại hiện thực khách quan này Họ thuộc rất nhiều tầng lớp và xu hướng chính trị khác nhau ở cả những quốc gia có trình độ phát triển cao cũng như ở những quốc gia có trình độ phát triển thấp Những người chống toàn cầu hoá cho rằng, toàn cầu hoá đồng nghĩa với phương Tây hoá, tư bản hoá; là công
cụ của các nước giàu; làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn
về văn hoá thế giới…
Rõ ràng là, toàn cầu hoá có những mặt tích cực và cả những mặt tiêu cực Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 được tổ chức ở Hà Nội vào ngày
15-12-1998, Ông Ma-ha-thia Mô-ha-met nhận định: "Chúng ta vừa tích cực tham gia quá trình toàn cầu hoá, đồng thời vừa phải cảnh giác những yếu tố xấu kèm theo nó" Cơ hội và thách thức trong toàn cầu hoá đối với các tất cả các quốc gia- dân tộc đều ngang bằng nhau Thế nhưng, tất cả phụ thuộc vào sự chọn lựa chiến lược phát triển
và hội nhập của từng quốc gia, cũng như hiệu quả hoạt động của từng chính phủ ở quốc gia đó Về nguyên tắc, toàn cầu hoá giúp các nước kém phát triển đuổi kịp các nước phát triển nhờ tranh thủ được vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hố sâu ngăn cách giầu nghèo giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển ngày càng lớn, vì vốn, công nghệ vẫn nằm trong tay các nước phát triển và việc chuyển giao này là một điều khó khăn Các nước nghèo thường trở thành "sân sau" của các nước giàu và ở trong tình trạng bị áp đặt và đầy bất công
Trang 5Toàn cầu hoá hoàn toàn không đồng nghĩa với quá trình tư bản hoá toàn thế giới Đây là một thực tế không thể phủ nhận Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác đang phát triển và hoà nhập mạnh mẽ trong xu thế toàn cầu hoá mà vẫn bảo đảm vững chắc định hướng xã hội chủ nghĩa là những ví dụ đầy thuyết phục
Tại Hội nghị bàn về toàn cầu hoá diễn ra ở La Ha-ba-na (Cu-ba) vào tháng 1-1999, Chủ tịch Ph Ca-xtơ-rô khẳng định: Toàn cầu hoá là sản phẩm của sự phát triển trong lịch sử, nhưng xu thế phát triển tự do hiện nay không thể tồn tại vĩnh viễn Toàn cầu hoá trong tương lai nhất định phải là toàn cầu hoá xã hội chủ nghĩa Toàn cầu hoá hiện nay do các thế lực nhất định nắm giữ, chi phối và mang tính chất bóc lột, tạo ra mâu thuẫn giữa các nước với nhau cũng như trong nội bộ từng nước Sớm muộn cũng sẽ nổ ra những cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn này(9)
Đương thời, C Mác đã chỉ rõ: Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, người ta chỉ chú trọng chủ yếu đến việc làm thế nào cho giới tự nhiên và xã hội đem lại những kết quả trước mắt Sự thực dụng quá mức ấy làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một phương thức cực kỳ lãng phí: lãng phí người, lãng phí lao động sống, lãng phí cả tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống và những điều kiện tự nhiên - xã hội khác
Giới tư sản ở cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã viện dẫn khái niệm "xã
hội mở" do C Póp-pơ (1902-1994) đưa ra trong cuốn Xã hội mở và những kẻ thù của
nó để tìm lối thoát mới cho chủ nghĩa tư bản Năm 1998, trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, nhà tư bản tài chính Mỹ G Sô-rớt trong cuốn Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, xã hội mở bị hiểm nguy đã viết rằng, hệ thống tư bản
chủ nghĩa toàn cầu là một hình thức méo mó của một xã hội mở, và những thoái hoá của nó có thể sửa chữa nếu những nguyên tắc của xã hội mở được hiểu rõ hơn và được ủng hộ rộng rãi hơn
Thực tế sôi động trong giai đoạn giao thời giữa hai thế kỷ XX và XXI đã chứng minh nhận định của C Mác: Quy mô của các công ty tư bản sẽ ngày càng lớn
do hệ quả của các cuộc khủng hoảng kinh niên và mang tính tàn phá của nền kinh tế
tư bản Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất và tích trữ tài sản trong tay một
số ít người Khoảng cách chênh lệch, bất bình đẳng giữa người với người về thu nhập,
Trang 6điều kiện chăm sóc sức khoẻ, giáo dục… cũng như giữa các quốc gia với nhau ngày càng lớn Hệ quả của thực tế đó chắc chắn sẽ đúng như sự tiên đoán của C Mác:
"cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản
đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản Trước hết, giai cấp tư sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều tất yếu như nhau"(10) Như vậy, gia tốc của quá trình toàn cầu hoá và của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hiện nay đều tất yếu như nhau theo quy luật hình thành và phát triển của xã hội loài người
Trước đây, C Mác đã từng viết rằng, một khi những cá nhân có tính địa phương được thay thế bằng những cá nhân có tính lịch sử thế giới, tức những cá nhân
đã trực tiếp liên hệ với toàn thế giới, thì cá nhân có quyền hưởng thụ toàn bộ nền sản xuất của toàn thế giới, "kể cả nền sản xuất vật chất lẫn nền sản xuất tinh thần"; có quyền được thoát khỏi khuôn khổ địa phương và dân tộc mình để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại rộng lớn - sự hấp dẫn của thế giới không có biên thuỳ Tuy nhiên, quyền của con người không thể cao hơn phương thức sản xuất và những điều kiện lịch
sử cụ thể trong thời đại mà họ đang sống Vậy, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở chiếm đoạt giá trị thặng dư, trên cơ sở người bóc lột người, dân tộc này bóc lột dân tộc khác thì không thể tạo ra "một nền kinh tế mang khuôn mặt con người", "một thị trường quốc tế phục vụ nhân dân"… như giới tư sản thường rêu rao
Những nội dung của bản Tuyên ngôn nhân quyền được thế giới thông qua từ năm
1948 (tức tròn 100 năm sau khi C Mác và Ph Ăng-ghen công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) trên thực tế, về cơ bản, vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Để thế giới này trở nên công bằng và nhân bản hơn, theo C Mác, một trong những điều kiện đầu tiên là cần có "hành động chung của giai cấp vô sản" Tiếp
đó, "Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ", và, "khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo" Đến khi đó, "Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó,
sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho
Trang 7sự phát triển tự do của tất cả mọi người"(11) Đây chính là con đường nhân bản hoá của toàn cầu hoá - con đường toàn cầu hoá xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hoá cộng sản chủ nghĩa
Như vậy, toàn cầu hoá là cách gọi của nhân loại hôm nay về một quá trình
đã diễn ra từ lâu mà nội dung của nó đã được C Mác đề cập khá sâu sắc trong các tác phẩm của Ông C Mác đã dùng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để tiếp cận và phân tích bản chất của lịch sử phát triển nhân loại, từ đó chỉ ra "sự giao tiếp phổ biến" của loài người là tất yếu; "tính chất địa phương nhỏ hẹp" được thay thế bởi "tính chất lịch sử toàn thế giới", và, "mỗi dân tộc phải phụ thuộc vào những cuộc đảo lộn xảy ra trong các dân tộc khác - và sau cùng, những cá nhân có tính địa phương được thay thế bằng những cá nhân có tính lịch sử thế giới" Tuy nhiên, học thuyết hình thái kinh tế
-xã hội không chỉ dừng lại ở đó Lô-gíc tư tưởng của C Mác càng không dừng lại ở đó
mà gắn liền với quy luật phát triển của lịch sử, phủ định biện chứng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Quá trình toàn cầu hoá sẽ diễn ra theo một hướng khác C Mác
đã chứng minh rằng, nhân loại đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Do đó, quá trình toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ phải chuyển đổi (quá độ) sang trạng thái mới - cao hơn - là toàn cầu hoá xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hoá cộng sản chủ nghĩa, với điều kiện "lịch sử sẽ đi đúng hướng, tuy không nhanh như chúng ta mong đợi" Lịch sử không gượng ép Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên (C Mác) Cách mạng xã hội chỉ diễn
ra thành công khi hội đủ các điều kiện và thời cơ chín muồi Thời kỳ quá độ chỉ chấm dứt khi "điểm nút" của lịch sử được vượt qua
_
(1) Xem M Va-đi: C Mác- Nhà tư tưởng của cái có thể, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1991
(2) Xem Báo Tuổi trẻ chủ nhật, Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 5-7-1999
(3) Xem Báo Nhân dân Chủ nhật, số 9 (264) ngày 27-2-1994
(4 C Mác và Ph Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995, t4, tr 601
(5) C Mác và Ph Ăng-ghen, sđd, t4, tr 602
Trang 8(6) Xem C Cô-ten: Bước vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1996 và G Nai-xbít: Nghịch lý toàn cầu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998
(7) C Mác và Ph Ăng-ghen: Sđd, t4, tr 624
(8) C Mác và Ph Ăng-ghen: Sđd, t4, tr 602
(9) Xem Báo Sài Gòn giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 2-2-1999, tr 7
(10) C Mác và Ph Ăng-ghen: Sđd, t4, tr 613
(11) C Mác và Ph Ăng-ghen: Sđd, t4, tr 628
Nguồn: Website Tạp chí Cộng sản số 82.