QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA- Đại hội VII 1991 xác định: + Một trong sáu đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam là: tiên tiến, đậm đà bản sắc
Trang 1CHƯƠNG 7
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
VÀ GIẢI QUYẾT CÁC
VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Trang 2Chương 7: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
II QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC
Trang 3I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Định nghĩa văn hóa của UNESSCO:
Văn hóa là một phức thể tổng thể các đặc trưng diện mạo tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm, được khắc họa lên bản sắc của một cộng đồng, một vùng miền quốc gia hay của xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ
thuật văn chương mà bao gồm cả lối sống, quyền cơ bản của con người, những truyền thống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo… Văn hóa được tích lũy trong các di sản, đó là
Trang 4I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Quan niệm của Hồ Chí Minh:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, cũng như các công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa
[Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.3, tr.431].
Trang 5I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
1 Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳ
trước đổi mới
a Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới
- Đầu năm 1943, Ban thường vụ TW Đảng thông qua
Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng bí
thư Trường Chinh trực tiếp dự thảo Đến đây, đường lối văn hóa của Đảng đã thật sự hiện diện trên đời sống văn
Trang 6I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Từ năm 1943, quá trình hình thành và phát triển đường lối
văn hóa dân tộc trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: 1943- 1954, gắn với cuộc đấu tranh giành
độc lập tự do và kháng chiến chống Pháp xâm lược
+ Nền văn hóa ấy có ba đặc trưng: Dân tộc- Khoa học- Đại
chúng
+ Đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung
Trang 7I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Giai đoạn 2: 1955- 1986, gắn liền cuộc đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây dựng CNXH ở miền Bắc và trên phạm vi cả nước
+ Đó là một nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và
tính dân tộc.
+ Sau khi cả nước thống nhất, Đại hội IV và Đại hội V khẳng
định: nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội
chủ nghĩa, có tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân
Trang 8I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Giai đoạn 3: từ 1986 đến nay
Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa gắn liền với thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Trang 9I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
b Đánh giá sự thực hiện đường lối
* Thành tựu?
* Hạn chế và nguyên nhân?
Trang 10I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
2 Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong thời
Trang 11I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Đại hội VII (1991) xác định:
+ Một trong sáu đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam
là: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Đại hội khái quát, nâng cao và đưa văn hóa - tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành một trong những yếu tố cốt lõi của nền văn hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới
Trang 12I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Đại hội VIII (1996) của Đảng đã chính thức khẳng định:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Cả Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng đều khẳng định:
Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt, là quốc sách hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và theo kịp trình độ trên thế giới
Trang 13I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Nghị quyết Hội nghị TW 5 khóa VIII (7/1998) đã nêu lên mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa
- Các Hội nghị TW 9, 10 khóa IX (2004) cũng xác định thêm: “phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”, đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi của văn hóa dưới tác động của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Trang 14I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
b Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa
* Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
+ Vì văn hóa có một chức năng quan trọng là điều chỉnh xã hội thông qua cách ứng xử và thái độ của con người đối với những gì diễn ra xung quanh, góp phần tạo nên sự ổn định và đồng thuận của cả xã hội
Trang 15I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Nền văn hóa dân tộc có chứa đựng hệ các giá trị, giá trị
truyền thống và lối sống, lối nghĩ của cả một dân tộc Các giá trị ấy chính là nền tảng tinh thần cho dân tộc, cùng với tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên sức mạnh cho cả dân tộc trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình
Vì vậy, Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa để cho các giá trị văn hóa ấy trở thành nền tảng tinh thần của dân tộc, biến thành sức mạnh nội tại của dân
Trang 16Cổng làng
Việt Nam
Trang 18Đình làng
Trang 20I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:
+ Tổ chức UNESCO đã đưa ra quan niệm: phải tìm trong văn hóa trọng tâm, động cơ và mục đích của sự phát triển Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc nằm sâu trong văn hóa, trong cội nguồn của mỗi quốc gia dân tộc
+ Những năm gần đây, vấn đề khai thác các giá trị truyền thống nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển luôn được các quốc gia đặt ra trong chiến lược phát triển của mình
Trang 21I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng
nằm trong các giá trị văn hóa đang được phát huy, xuất phát từ sự đổi mới tư duy, giải phóng về tư tưởng sự phát triển về năng lực, trình độ và sự phát triển toàn diện của con người
+ Trong lịch sử dân tộc, việc khai thác và phát huy các giá trị truyền thống phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đã được tiến hành rất có hiệu quả
Trang 22I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Trong công cuộc đổi mới, vấn đề đặt ra là việc nhận thức đâu là những giá trị cần được kế thừa và tiếp thu để trở
thành văn hóa
Trang 23I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Văn hóa tác động đến thị trường thông qua thói quen, năng lực, cách đánh giá, phân tích và phông tri thức của nguồn nhân lực
Do vậy, cần xóa bỏ quan điểm cho rằng văn hóa xa rời kinh tế
→ Văn hóa không phải cái đi sau, đi cùng mà là cái đi
trước sự phát triển của kinh tế.
Trang 24I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển:
+ Mục tiêu của cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hóa
là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh Đó chính là mục tiêu văn hóa của sự phát triển
+ Sự phát triển kinh tế không thể đem lại sự tiến bộ xã hội, hạnh phúc và sự phát triển con người một cách toàn diện
Đó chính là những nhu cầu và giá trị về mặt tinh thần, văn hóa xã hội của con người Hay chính là mục tiêu văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
Trang 25I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000 của
Đảng ta đã xác định: Mục tiêu và động lực chính cho sự phát triển là vì con người và do con người; Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát
triển văn hóa và bảo vệ môi trường
Thực chất đó chính là quá trình văn hóa hóa đời sống
xã hội và văn hóa hóa ngày càng cao bản thân con người
Trang 26I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang đem đến những nguy cơ khôn lường: sự suy thoái, cạn
kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và làm suy đồi, băng hoại những giá trị về mặt tinh thần, văn hóa, đạo đức của con người
→ Bởi vậy, sự phát triển kinh tế không thể chỉ quan tâm đến tôc độ, mà điều quan trọng là lấy đạo lý nhận văn làm nền tảng, làm phương hướng và mục tiêu cho sự phát triển
Trang 27I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Giải pháp để văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của
sự phát triển:
Khi xác định mục tiêu giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại làm cho văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Những giải pháp cụ thể ?
Trang 28I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới
+ Mác quan niệm việc đảm bảo cho con người được phát triển toàn diện là điều kiện để phát huy tính tích cực sáng tạo của con người, trong đó hoạt động thực tiễn và giáo dục là những yếu tố có vai trò rất quan trọng Đó chính là chức năng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người
Trang 29I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng con người mới XHCN và cần quan tâm đến đời sống mọi mặt của nhân dân, cả về vật chất và tinh thần Đó chính là những nhiệm vụ của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng trong chế độ xã hội XHCN
+ Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa quan niệm của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vào việc xây dựng con người mới hiện nay ở nước ta
Trang 30I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
* Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Tính chất tiên tiến của nền văn hóa chính là phẩm chất yêu
nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, nhằm mục tiêu tất cả vì con người
Tính tiên tiến còn thể hiện ở tính nhân văn, dân chủ và tính chất hiện đại trong cả nội dung và hình thức thể hiện
Trang 31I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Bản sắc dân tộc là tổng thể những tính chất và
tính cách, đường nét, mầu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, nhất quán trong quá trình phát triển
Trang 32I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Bản sắc dân tộc thay đổi theo sự thay đổi của thể chế kinh
tế, thể chế xã hội, thể chế chính trị quốc gia, theo tiến
trình mở cửa hội nhập kinh tế, tiếp thu khoa học kỹ thuật
và giao lưu văn hóa của dân tộc
+ Chủ trương của Đảng ta là vừa bảo vệ bản sắc dân tộc vừa
mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc; chống lại những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ của dân tộc
Trang 33Tranh dân gian Đông Hồ
Trang 34Tranh dân gian Hàng Trống
Trang 35I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
* Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà
đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc anh em
có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng về ngôn ngữ, tiếng nói, văn học, nghê thuật, phong tục tập quán… mà chúng ta cần tôn trọng
- Đó là sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, không có sự đồng hóa hay thôn tính , kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc Ngược lại, các giá trị ấy luôn bổ sung cho nhau,
Trang 36Hội Lồng tồng
ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
Trang 38Dân tộc Giẻ
Dân tộc H`Mông
Trang 39Đồng bào Tây nguyên
Với văn hóa Cồng chiêng
Trang 40I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
* Bốn là: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Nền tảng của sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước và phát triển văn hóa dân tộc là khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên khối liên minh công nhân- nông dân- trí thức
Trong đó,đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền văn hóa dân tộc
Trang 41I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng xác định: giáo dục
và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu Bởi giáo dục là một trong những nguồn lực
quan trọng nhất của sự phát triển con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung
Trang 42I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
* Năm là, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và
phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Trang 43I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
c Đánh giá thực hiện đường lối
- Thành tựu ?
- Hạn chế và nguyên nhân ?
Trang 44II QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Đối tượng của chính sách xã hội là các tầng lớp nhân
dân trong xã hội như: công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên, các dân tộc, tôn giáo, lão thành cách mạng, gia đình
có công với cách mạng…
Các vấn đề xã hội được nói đến ở đây là: việc làm, thu
nhập, bình đẳng xã hội, khuyến khích làm giàu, xóa đói
giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, cung ứng dịch vụ công,
an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình…
Trang 45II QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1 Thời kỳ trước đổi mới
a Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội
* Giai đoạn 1945-1954: Chương trình hoạt động của
Việt Minh đã đưa ra 10 chính sách xã hội đối với; công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, phụ nữ, thương
nhân, viên chức, người tàn tật, nhi đồng, Hoa kiều… thể hiện rõ những giá trị tự do, dân chủ, nhân văn, nhân đạo
Trang 46II QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
- Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, những vấn đề xã hội đã được nêu trong Chỉ thị “Kháng chiến
kiến quốc”, chính sách xã hội của Đảng ta được chỉ đạo
bởi tư tưởng: phải đảm bảo cho nhân dân quyền độc lập,
tự do, được ăn no, mặc ấm, được học hành
Các chính sách cụ thể ?
- Các chính sách xã hội được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân
Trang 47II QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
giáo… nhằm mục tiêu cải thiện nâng cao đời sống của
nhân dân, tạo công ăn việc làm, tăng thêm sức khỏe cho nhân dân…
Trang 48II QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
* Giai đoạn 1975- 1985;
Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm
trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cấm vận và cô lập