Với hệ đa dạng sinh học rất cao, nhiều loài động thực vật và cả những loài có tên trong sách đỏ nguy cơ tuyệt chủng.. Đề tài “Đa dạng hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim” được thực hiệ
Trang 1NHÓM 2 XIN CHÀO CÔ
VÀ CÁC BẠN
Trang 2BÁO CÁO:
ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
Trang 4Hình 2 Hệ sinh thái đa dạng ở VQG Tràm Chim
Trang 5Hình 3 Mùa nước nổi ở VQG Tràm Chim
Trang 6Hình 4 Một góc ở VQG Tràm Chim
Trang 7• Đặt vấn đề
bằng sông Cửu Long Với hệ đa dạng sinh học rất cao, nhiều loài động thực vật và cả
những loài có tên trong sách đỏ nguy cơ tuyệt chủng Vườn quốc gia Tràm Chim hiện nay đang là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước với cảnh quan đẹp, không khí trong lành Đề tài “Đa dạng hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim” được thực hiện để tìm hiểu kĩ hơn về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở đây.
•
• Mục tiêu
• Đánh giá đa dạng sinh học và đa dạng hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Tràm Chim.
• Đánh giá hiện trạng quản lý và đề xuất giải pháp quản lý.
Trang 8Vị trí địa lý
Hình 5 Vị trí VQG Tràm Chim tại Việt Nam
Trang 9• Vị trí địa lý
•
• Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông với tổng diện tích 7.313 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính)
và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng là 30.000 người
Trang 10Lịch sử hình thành
Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là trồng tràm và khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa
Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi), được tái phát hiện ở Tràm Chim
Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii)
Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim, cấp quốc gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ
tướng Chính phủ kèm theo thông tư số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha
Trang 11Tháng 9 năm 1998, dự án đầu tư của khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II Thành phố Hồ Chí Minh chỉnh sửa theo đó diện tích khu bảo tồn là 7.313 ha.
Năm 1998, nơi đây trở thành Vườn quốc gia Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ
Ngày 22/5/2012, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)
được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar của thế giới Đây là khu Ramsar 4 của Việt Nam và là khu
Ramsar 2.000 của thế giới
Trang 12Địa hình
Hình 6 Một cảnh ở VQG Tràm Chim
Trang 13• Nhìn chung địa hình thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m nơi thấp nhất
là 0,4 m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ)
• • Những vùng đất trũng chiếm 152 ha
• • Những vùng gò cao chiếm 194 ha
• • Vùng phẳng chiếm 5858 ha
Trang 14Hình 7 Một cảnh ở VQG Tràm Chim
Trang 15- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83% Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%.
- Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây– Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông–Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s
- Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650mm/năm
- Chế độ nước: Vườn quốc gia Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông MeKong, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông MeKong thông qua hệ thống kinh
thủy lợi (kênh Hồng Ngự–Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng
và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12
Khí hậu và thủy văn
- Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động,
nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 °C
Trang 16Cấu trúc và đa dạng hệ sinh thái vườn quốc gia Tràm Chim
Đa dạng hệ sinh thái thực vật
Với các yếu tố tự nhiên: trầm tích, địa mạo, và đặc tính đất khá đa dạng, từ đất xám, phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocen, đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn phát triển trên trầm tích trẻ Holocen đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên Kết quả khảo sát từ 2005–2006 ghi nhận được 130 loài thực vật, với 6 kiểu quần xã đặc trưng như: Quần xã sen, lúa ma, năn, cỏ ống, mồm mốc và rừng xã rừng tràm các quần xã này phân bố xen kẻ với nhau tạo thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Trang 18Quần xã Mồm mốc
Đồng cỏ mồm (Ischaemum sp); chiếm diện tích khá nhỏ so với các cộng đồng thực vật khác Bao gồm mồm đơn thuần và quần xã mồm – cỏ ống (Ischaemum sp –Panicum repens) Phân bố hiện diện chủ yếu trên những dải liếp, bờ đất có địa hình cao cục bộ trong một vùng địa hình thấp
Hình 9 Cỏ mồm mốc
Trang 19Quần xã Sen
Đầm sen xuất hiện tại các khu vực đất thấp ngập nước quanh năm Loài ưu thế là Sen, có sự tham gia của Súng Đôi chỗ xuất hiện các loài Năng, Dừa nước và các loài thuộc họ Poaceae
Hình 10 Đầm sen ở Tràm Chim
Trang 22• Đồng cỏ Năng (Eleocharis sp.) chiếm diện tích khá lớn nhất là tại khu vực VQG Tràm Chim, tạo thành một trong những thảm cỏ rộng lớn.
Trang 23Quần xã Lúa ma
Đồng Lúa ma phân bố khá rộng, chiếm diện tích khoảng
824 ha tại khu vực VQG Tràm Chim
Hình 14 Đồng lúa trời ở vườn quốc gia Tràm Chim
Hình 15 Thu hoạch "lúa
ma" ở Đồng Tháp
Trang 24Hệ sinh thái đầm lầy
Nghễ (Polygonum tomentosum) phân bố ở những nơi địa hình
trũng thấp, khoảng 159 ha Trong đó, nghễ đơn thuần chiếm khoảng
138 ha, phần còn lại hiện diện chung với loài thực vật khác như lúa
ma (O rufipogon), rau dừa (Jussiaea repens), nhĩ cán vàng
(Utricularia aurea).
Hội đoàn sen – súng (Nelumbium
nelumbo – Nymphaea spp.) chủ yếu trên các vùng đầm lầy ngập
nước quanh năm, dọc theo khu trũng thấp của dòng sông cổ, chiếm diện tích khoảng 158 ha.
Trang 25Lác nước
Lác nước (Cyperus malaccensis); phân bố rải rác dọc theo kinh
đào và dọc theo đường rạch cũ, diện tích tập trung chỉ khoảng 2 ha
Hình 16 Cây Lác Nước (Cói
Nước)
Trang 26Đa dạng hệ sinh thái động vật
Hình 17 Cá nước
ngọt
Trang 27Đây là nơi cư trú của hơn 130 cá nước ngọt chiếm khoảng ¼ số loài cá của Đồng bằng sông Cửu Long, 132 loài chim nước với 32 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và Thế giới như: Ngan
cánh trắng (Cairina scutulata), Ô tác, Công đất (Houbaropsis
bengalensis), Choi choi lưng đen (Charadrius peronii),Đại bàng đen
(Aquila clanga), Cổ rắn, Điêng điểng (Anhinga melanogaster), Cò
thìa (Platalea minor), Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), Cò lạo Ấn Độ, Giang sen (Mycteria leucocephala)… đặc biệt là Sếu cổ trụi, Sếu đầu đỏ (Grus antigone)
Trang 28Hình 18 Các loại chim thường
gặp
Trang 29• Qua bốn đợt khảo sát trên thực địa với tổng cộng 32 ngày trong năm 2012, kết hợp với sự kế thừa các công trình nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2011, bài báo này công bố danh lục 64 loài lưỡng cư (LC),
bò sát (BS) ở Vườn Quốc Gia (VQG) Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Danh lục này bổ
sung cho vườn 41 loài, đồng thời bổ sung cho khu hệ LCBS tỉnh Đồng Tháp 2 loài là Rắn lá khô đốm nhỏ
(Calliophis maculiceps) và Ếch giun nguyễn (Ichthyophis nguyenorum) Có 17 loài quý hiếm bị đe dọa bởi
các mức độ khác nhau theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ Thế Giới, Nghị Định 32/2006 của
Chính Phủ và Công ước CITES 2006 Trong 64 loài của vườn, có 30 loài được người dân trong vùng sử dụng làm thực phẩm hằng ngày, trong đó các loài trong họ Rắn nước được khai thác và bán rất phổ biến
ở các chợ Điều này cho thấy giá trị sử dụng và phát triển của nguồn tài nguyên LCBS trong vùng, đồng thời với sự khai thác quá mức của con người sẽ làm cho các loài có nguy có mất số lượng lớn cá thể
trong tự nhiên.
Trang 30Hình 19 Các loài chim quý
hiếm
Trang 31Hình 20 Các loài bò sát, lưỡng
cư
Trang 32Hình 21 Người dân được cho phép đánh cá trong
Vườn Quốc Gia Tràm Chim mùa nước lên
Trang 33Vai trò và ý nghĩa của cây Tràm ở Vườn quốc gia
Trang 34Không có rừng tràm, sẽ không có những ô trữ nước
khổng lồ, đất xói mòn phù sa màu mỡ sẽ bị dòng lũ cuốn phăng ra biển, với cường độ và tốc độ lớn
Rừng tràm trên đất phèn ngập nước có những giá trị to lớn không chỉ về kinh tế mà cả về môi trường với nhiều chức năng sinh thái không thể nào thay thế được
Ngoài những khả năng lắng tụ, gìn giữ phù sa bồi lắng, tăng màu mỡ cho đất đai, lọc nước, làm sạch không khí, rửa phèn cho những cánh đồng bị phèn lân cận, giúp làm giảm độc hại cho nguồn nước thải
Trang 354.4 Những khó khăn và thách thức
Ảnh hưởng do khai thác:
Chỉ cần đi thuyền vào hái hoa sen, ngó sen, và hoa súng Họ còn dùng xung điện khai thác thủy sản, sử dụng hóa chất để bẫy chuột, cua ốc thức làm ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học ở vườn, dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên
Trang 36Ảnh hưởng của nguồn nước:
Việc quản lý mực nước trong vườn hiện nay rất khó khăn; bởi lẽ: nếu giữ mực nước thấp quá thì
dễ dẫn đến cháy rừng; còn nếu giữ mực nước cao liên tục, rừng tràm khó cháy nhưng cây cỏ năng bị ngập nước sẽ không có củ để dẫn dụ đàn sếu
Trang 37Sự xâm lấn của các loài ngoại lai:
Vườn quốc gia Tràm Chim đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của cây mai dương (Mimosa pigra) Du lịch sinh thái:
Hình 22 Cây mai dương
Trang 38Vấn đề phát triển du lịch sinh thái ở VQG Tràm Chim là vấn đề cần quan tâm, cần phải làm sao cho vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng, đóng góp cho bảo tồn mà không gây tác hại lên
hệ sinh thái.
Trang 39Sơ đồ tổ chức Vườn Quốc gia Tràm Chim
Trang 40Quản lý và bảo vệ rừng
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo về Kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Kế hoạch số 13/KH-BCH
PCCCR của Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Tam Nông về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng năm 2016, đặc biệt trong các ngày Lễ lớn và dịp
bầu cử các cấp 22/5/2016, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã triển khai các hoạt động bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng như sau:
- Quán triệt tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng về
công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cho công chức, viên chức, nhân viên bảo vệ rừng
Trang 41- Tiếp tục phối hợp lực lượng Bộ đội hành quân dã ngoại kết hợp hỗ trợ tuần tra bảo vệ và PCCCR.
- Tiến hành kiểm tra tình hình mực nước các ao hồ, kênh, rọc tại khu A1 trong những ngày nắng nóng để theo dõi diễn biến
lượng nước dự trữ phục vụ PCCCR khi có tình huống cháy xảy ra
- Triển khai công tác phối hợp tuần tra bảo vệ, PCCCR giữa VQG Tràm Chim, BCH Quân sự tỉnh, Công an huyện Tam Nông
Trang 42- Triển khai kế hoạch phối hợp giữa Trung tâm du lịch và giáo
dục môi trường, Hạt Kiểm lâm và Công an huyện, Công an xã, tổ chức truyền thông về bảo tồn, phòng cháy, chữa cháy rừng, cháy
nổ trong các tháng mùa khô
- Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường cũng đã lập kế
hoạch phòng chống cháy nổ 2016 và phô biến cho đội ngũ viên chức, nhân viên hướng dẫn du lịch và khách du lịch, các đối tác đầu tư tham gia du lịch tại các điểm dừng chân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về nguy cơ cháy nổ, cháy rừng, nâng cao năng lực và khả năng ứng phó khi có sự cố cháy xảy ra
Trang 43Nguy cơ cháy rừng ở VQG Tràm Chim
Năm 2015, Vườn QGTC đã xảy ra 8 vụ cháy làm thiệt hại 89 ha đồng cỏ và 0,1 ha tràm Nguyên nhân chủ yếu là do người dân xâm nhập trái phép sử dụng lửa
để bắt ong và săn bắt động vật rừng Cá biệt, có một vụ cháy rừng là do sét đánh xảy ra lần đầu tiên trên địa bàn huyện.
Ngay từ đầu năm 2016, Vườn QGTC đã có bước chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô Triển khai vệ sinh rừng, cắt băng-đốt cỏ chủ động Trong công tác phòng cháy, về việc điều tiết nước, giữ lưu lượng nước và ngày đêm bơm nước vào trong Vườn.
Trang 44Năm nay Vườn QGTC tiếp tục phát huy thế mạnh phối hợp giữa lực lượng bộ đội của tỉnh với lực lượng Kiểm lâm tỉnh tuần tra kiểm soát, ngăn chặn xâm nhập trái phép vào Vườn và phối hợp thường xuyên với lực lượng địa phương như: Huyện Đội, Công an huyện, Kiểm
lâm… phòng chống xâm nhập Vườn quốc gia để hạn chế cháy xảy ra.
Nhờ làm tốt các công tác tuyên truyền vận động người dân trong việc PCCCR, phát hoang cỏ khô, đảm bảo nguồn nước… nên từ đầu mùa khô đến nay Vườn QGTC chưa xảy ra vụ cháy rừng nào.
Trang 45Kết luận
Đã bước đầu thống kê được số lượng các loài chim, loài lưỡng cư và bò sát, cá, động vật nổi và các loài thực vật ở VQG Tràm Chim Cần nghiên cứu thêm về thành phần loài sinh vật khác của vườn như các loài thú, các loài côn trùng, động vật đất để có đánh giá đầy đủ hơn về đa dạng sinh học của vườn.
Nơi đây đã đề ra nhiều kế hoạch cho công tác bảo vệ rừng Dù ở năm 2015 đã xảy ra 8 vụ cháy gây ra nhiều thiệt hại Tuy nhiên, từ đầu năm 2016 đến nay vẫn chưa xảy ra
vụ cháy nào, cho thấy các kế hoạch cho công tác bảo vệ rừng đã được thực hiện hiệu quả.
Trang 464.5 Kiến nghị
Tiếp tục phát huy các kế hoạch có hiệu quả như:
- Xây dựng 6 cống điều tiết nước ở khu A1, A2.
- Xây dựng đê bao cống, đập
- Đo mực nước hang ngày tại các điểm thước nước
- Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của các loài chim trong vườn.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học, kết hợp với các tổ chức các quỹ bảo trợ thế giới,…
- Kiểm soát các loài ngoại lai
- Hợp tác và chia sẽ tài nguyên
- Tuyên truyền lớp bảo vệ môi trường
Trang 47Đặc biệt là phòng chống cháy rừng:
- Xây dựng 19 trạm bảo vệ, các biển báo và 4 đài quan sát
- Tuần tra bảo vệ các lớp biểu bì dễ cháy vào mùa khô
- Đốt cỏ chủ động vào mùa khô ( đốt bỏ từ 500 – 800 ha vào mùa khô hằng năm)
- Xử phạt các hành vi vi phạm vào rừng
- Trang bị dụng cụ máy móc, thiết bị chữa cháy