Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc suy thoái tài chính và rào cản ngày càng cao của các nước trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những khó khăn và áp lực lớn nhất của ngành xây dựng đó chính là nguồn vật tư.Đối với một công ty thương mại thì hoạt động quản trị mua hàng là vô cùng quan trọng. Để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành và cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng đảm bảo giá cả cạnh tranh thì công ty phải chú trọng tới hoạt động quản trị mua hàng. Hoạt động mua hàng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy khi thực hiện quá trình này doanh nghiệp thường phải cân nhắc rất kĩ lưỡng, kiểm tra từng bước từ việc tìm hiểu nhu cầu, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp cho đến việc kiểm tra, đánh giá sau mua. Trong những năm vừa qua tại công ty hoạt động mua hàng chưa thực sự được chú trọng, chưa có nhân sự chuyên trách hoạt động mua hàng. Do đó, phân tích thực trạng mua hàng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Vì vậy, hoạt động quản trị mua hàng đang là nhiệm vụ quan trọng nhất của công ty và có tính sống còn.Mua tốt là tiền đề để bán tốt, vì nếu mua hàng có chất lượng tốt và giảm được chi phí thu mua sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng trong quản trị mua hàng tại công ty nên em chọn đề tài: “ Công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí, Thương mại Dịch vụ Lâm Phát Huy”.Nội dung báo cáo gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị mua hàng.Chương 2: Thực trạng về công tác quản trị mua hàng của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại dịch vụ Lâm Phát Huy.Chương 3: Kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại dịch vụ Lâm Phát Huy.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí, Thương mại & Dịch
vụ Lâm Phát Huy, em nhận thấy trong những năm qua công ty đã cố gắng cải thiệnkhông ngừng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng thị trường và
đã đem lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty Được sự quan tâm,giúp đỡ tạo điều kiện của Ban lãnh đạo công ty và phòng kinh doanh cùng với sựhướng dẫn nhiệt tình của cô Trần Thị Kim Phượng em đã hoàn thành bài báo cáo thựctập tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng nổ lực nhưng do hạn chế về mặt kiến thức, khả năng vận dụng lýthuyết vào thực tế và kinh nghiệm thực tiễn còn quá ít nên trong quá trình làm bàikhông thể tránh khỏi sai sót, vì vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến củathầy cô và các anh chị phòng kinh doanh để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Cao Đẳng Thương Mại đã truyền đạtnhững kiến thức và kinh nghiệm cho em trong thời gian học tại trường và đặc biệt làgiảng viên Trần Thị Kim Phượng đã tận tình hứng dẫn em hoàn thành bài báo cáo Emcảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị phòng kinh doanh của công ty đã tạo điều kiệngiúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Cao Đẳng Thương Mại, các anh chịtrong công ty lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc Chúc Công ty TNHHXây dựng, Cơ khí, Thương mại & Dịch vụ Lâm Phát Huy ngày càng phát triển vàthành công hơn trên thị trường
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Hà Thị Xuân Thu
Trang 3DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2011-2013) 15
Bảng 2.3: Bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng của công ty 22
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG 2
1.1 Khái quát về hoạt động quản trị mua hàng 2
1.1.1 Khái niệm mua hàng và quản trị mua hàng 2
1.1.1.1.Khái niệm mua hàng 2
1.1.1.2.Khái niệm quản trị mua hàng 2
1.1.2.Vai trò của mua hàng 2
1.1.3.Mục tiêu của mua hàng 3
1.1.4.Các hình thức của mua hàng 3
1.1.4.1.Mua theo hợp đồng / đặt hàng 3
1.1.4.2.Mua hàng không theo hợp đồng mua bán 4
1.1.4.3.Mua hàng qua đại lý 4
1.1.5.Phương thức mua hàng 4
1.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị mua hàng 4
1.2.Quy trình của hoạt động quản trị mua hàng 5
1.2.1.Xác định nhu cầu mua hàng 5
1.2.1.1 Xác định thời điểm mua 5
1.2.1.2 Xác định nhu cầu mua hàng 6
1.2.2.Lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng 7
1.2.3.Đặt hàng, ký hợp đồng mua hàng 9
1.2.4.Tổ chức thực hiện và nhập hàng 10
1.2.5.Đánh giá sau mua 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG, CƠ KHÍ, THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ LÂM PHÁT HUY 11
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 11
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 11
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 11
2.1.2.1 Chức năng của công ty 11
Trang 52.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 11
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 12
2.1.4 Đặc điểm môi trường kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 12
2.1.4.1 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh 12
2.1.4.2 Đặc điểm thị trường 13
2.1.4.3 Đặc điểm khách hàng 13
2.1.4.4 Đặc điểm đối thủ cạnh tranh 13
2.1.4.5 Đặc điểm nhà cung ứng 14
2.1.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 15
2.1.5.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 15
2.1.5.2 Nhận xét về hoạt động kinh doanh của công ty 16
2.2 Thực trạng công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 17
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng tại công ty TNHH xât dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 17
2.2.2 Quy trình công tác quản trị mua hàng tại công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 19
2.2.2.1 Xác định nhu cầu 19
2.2.2.2 Lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng 20
2.2.2.3 Đặt hàng, ký hợp đồng mua hàng 23
2.2.2.4 Tổ chức thực hiện và nhập hàng 25
2.2.2.5 Đánh giá sau mua 27
2.3 Nhận xét và đánh giá công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 27
2.3.1 Thành công 27
2.3.2 Hạn chế 27
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG, CƠ KHÍ, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LÂM PHÁT HUY 29
3.1 Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy trong thời gian tới 29
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới 29
3.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh của công ty trong thời gian tới 29
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 30
Trang 63.2.1 Đổi mới và hoàn thiện công tác xác định nhu cầu mua hàng của công ty 30
3.2.2 Củng cố và hoàn thiện hệ thống nhà cung ứng 31
3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác đặt hàng, ký hợp đồng 32
3.2.4 Củng cố công tác tổ chức thực hiện và nhập hàng 33
3.2.5 Hoàn thiện công tác đánh giá sau mua 33
3.2.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 34
3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng 35
3.2.8 Đối với công tác đãi ngộ nhân sự 36
3.3 Kết luận 36
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc suythoái tài chính và rào cản ngày càng cao của các nước trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Những khó khăn và áp lực lớn nhất của ngành xây dựng đó chính lànguồn vật tư
Đối với một công ty thương mại thì hoạt động quản trị mua hàng là vô cùng quantrọng Để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành và cung cấp cho thị trường những sảnphẩm có chất lượng đảm bảo giá cả cạnh tranh thì công ty phải chú trọng tới hoạt độngquản trị mua hàng Hoạt động mua hàng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp, vì vậy khi thực hiện quá trình này doanh nghiệp thường phảicân nhắc rất kĩ lưỡng, kiểm tra từng bước từ việc tìm hiểu nhu cầu, đánh giá và lựachọn nhà cung cấp cho đến việc kiểm tra, đánh giá sau mua Trong những năm vừaqua tại công ty hoạt động mua hàng chưa thực sự được chú trọng, chưa có nhân sựchuyên trách hoạt động mua hàng Do đó, phân tích thực trạng mua hàng để đánh giáđiểm mạnh, điểm yếu của công ty Vì vậy, hoạt động quản trị mua hàng đang là nhiệm
vụ quan trọng nhất của công ty và có tính sống còn
Mua tốt là tiền đề để bán tốt, vì nếu mua hàng có chất lượng tốt và giảm được chiphí thu mua sẽ thu hút được nhiều khách hàng Nhận thức được tầm quan trọng trong
quản trị mua hàng tại công ty nên em chọn đề tài: “ Công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí, Thương mại & Dịch vụ Lâm Phát Huy”.
Nội dung báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị mua hàng.
Chương 2: Thực trạng về công tác quản trị mua hàng của Công ty TNHH xây
dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy
Chương 3: Kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị mua hàng tại
Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG 1.1 Khái quát về hoạt động quản trị mua hàng
1.1.1 Khái niệm mua hàng và quản trị mua hàng
1.1.1.1.Khái niệm mua hàng
Trong chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp mua hàng từ những nhà cung ứng ở mắtxích trước đó, gia tăng giá trị và bán chúng cho khách hàng ở mắt xích tiếp theo Điểmbắt đầu của mỗi dịch chuyển là việc mua hàng
Mua hàng chính là khâu tiền đề vật chất cho khâu bán hàng và mua hàng là khâu
mở đầu cho quá trình lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp, bởi vì có mua được hàngdoanh nghiệp mới có hoạt động bán hàng và các hoạt động hổ trợ khác
Mua hàng là hoạt động cơ bản của doanh nghiệp thương mại nhằm tạo ra nguồnhàng hóa để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu của khách hàng.Dưới góc độ của nhà quản trị thì mua hàng hoàn toàn trái ngược với bán hàng Nếubán hàng có nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hàng hóa dịch vụ một cách có hệthống và làm tăng ý thức về nhu cầu đó thì mua hàng là phủ nhận hoặc đình hoãn nhucầu đó cho tới khi tìm ra được điều kiện mua hàng tốt Thực chất mua hàng là biểuhiện mối quan hệ giữa người với người, bề ngoài được thể hiện ở quan hệ trao đổi,mua bán hay phản ánh nội dung của lưu thông hàng hóa
1.1.1.2.Khái niệm quản trị mua hàng
Trong kinh doanh thương mại: Quản trị mua hàng là những hoạt động quản trị đốivới các yếu tố vật chất và con người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc muahàng hay tạo nguồn hàng cho thương mại
Theo cách tiếp cận quá trình: Quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức,lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mạinhằm thực hiện mục tiêu bán hàng
Theo cách tiếp cận tác nghiệp: Quản trị mua hàng là quản trị bằng các bước côngviệc như xác định nhu cầu, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng, theo dõi và kiểm traviệc giao nhận hàng, đánh giá kết quả mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xácđịnh
1.1.2.Vai trò của mua hàng
- Mua hàng nhằm tạo điều kiện vật chất cho bán hàng Các doanh nghiệp muốnbán sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp phải có những tiền đề vật chất Thực chấtnhững tiền đề vật chất này chính là đầu vào hàng hoá, nguyên vật liệu của doanhnghiệp Mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được hàng trong tay từ đó bán ra thịtrường Với chức năng mua đi bán lại, doanh nghiệp mong rằng sẽ mua được hàng vớichi phí thấp nhất có thể
- Mua hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường Trên thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về giá cả sảnphẩm cùng loại là rất quan trọng Một doanh nghiệp sẽ có khả năng bán được nhiềuhàng hơn nếu như sản phẩm của doanh nghiệp đó có giá thấp hơn, chất lượng lạikhông thua kém sản phẩm của các doanh nghiệp khác Doanh nghiệp muốn bán tốt
Trang 9phải bắt đầu từ công việc mua tốt, từ đó có thể giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thịtrường.
- Mua hàng đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ hàng bán cho khách hàng theođúng yêu cầu của họ Đối với doanh nghiệp thương mại mua hàng kém phẩm chấthoặc mua hàng không đúng mẫu mã, chủng loại, kích cỡ thì khách hàng cũng khó cóthể chấp nhận được những sản phẩm đó Khi khách hàng đã không chấp nhận nhữngsản phẩm này có nghĩa là việc kinh doanh của doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao
Cứ như vậy, doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp không thể gặp nhau
1.1.3.Mục tiêu của mua hàng
Mục tiêu cơ bản của hoạt động mua hàng là đảm bảo an toàn cho việc bán ra,đảm bảo chất lượng hàng mua và chi phí mua hàng là thấp nhất Trong đó:
+ Đảm bảo cho việc bán ra thể hiện trước hết là hàng phải đủ về số lượng và cơ cấu.Ngoài ra hàng hoá phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đảm bảo cho việc giaohàng, vận chuyển ít gặp rủi ro
+ Hàng mua phải đảm bảo chất lượng thể hiện ở chỗ hàng phải có chất lượng màkhách hàng có thể chấp nhận được Ngày nay, khách hàng yêu cầu hàng hoá phải cóchất lượng tối ưu chứ không phải chất lượng tối đa Chất lượng tối ưu là mức chấtlượng tại đó hàng hoá đáp ứng tốt nhất một nhu cầu nào đó của người mua và như vậyngười bán hay người sản xuất có thể thu được lợi nhuận nhiều nhất
+ Việc mua hàng với chi phí thấp nhằm tạo những điều kiện cho việc xây dựng giábán Chi phí mua hàng thấp thể hiện không chỉ ở giá mua hàng rẻ mà còn ở chỗ hàngđược mua ở đâu, mua bao nhiêu một lần để chi phí giao dịch, đặt hàng, chi phí vậnchuyển là thấp nhất
Các mục tiêu mua hàng không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau mà giữachúng thường xảy ra những mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa chất lượng với giá cả …Vìvậy, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà nhà quản trị có sự lùa chọn sắp xếp xem mụctiêu nào là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu nào có thể xếp sau, để đảm bảo cho hoạtđộng mua hàng đạt hiệu quả cao
1.1.4.Các hình thức của mua hàng
1.1.4.1.Mua theo hợp đồng / đặt hàng
Đơn hàng là việc xác định các yêu cầu cụ thể mặt hàng về số lương – chất lượng –quy cách, kích cỡ, màu sắc, và thời gian giao hàng mà người mua lập rồi gửi chongười bán
Lập đơn hàng phải quán triệt các yêu cầu sau:
- Lựa chọn mặt hàng và đặt mua hàng phải phù hợp với yêu cầu về số lượng, chấtlượng và thời gian giao hàng
- Tìm hiểu kỹ đối tác về chất lượng và trình độ tiên tiến của mặt hàng đặt mua vàkhai thác đến mức cao nhất khả năng đáp ứng của đơn vị nguồn hàng
- Yêu cầu chính xác về số lượng, chất lượng, danh điểm mặt hàng và thời gian giaohàng Vì mọi sai sót về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng đều dẫn đến tìnhtrạng thừa – thiếu - ứ đọng – chậm tiêu thụ và việc khắc phục nó phải tốn kém chi phí
Trang 10Đối với những hàng hóa có nhiều kích cỡ, màu sắc, kiểu, quy cách, nhiều dạng,cách đóng gói khác nhau thì cần phải lập ra bảng phụ lục hợp đồng để hai bên mua bán
ký kết
1.1.4.2.Mua hàng không theo hợp đồng mua bán
Trong quá trình kinh doanh, có thể mua hàng không theo hợp đồng ký trước bằngquan hệ tiền – hàng hoặc trao đổi hàng – hàng Người mua phải có trình độ kỹ thuật vànghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra kỹ về số lượng, chất lượng, nguồn gốc
1.1.4.3.Mua hàng qua đại lý
Nơi nguồn hàng không tập trung, không thường xuyên thì doanh nghiệp ký hợpđồng với đại lý mua hàng Mua qua đại lý giúp gom được những mặt hàng có khốilượng không lớn, không thường xuyên Như vậy cần lựa chọn đại lý ký hợp đồng chặtchẽ về chất lượng mua, giá cả thu mua và đảm bảo lợi ích kinh tế hai bên
1.1.5.Phương thức mua hàng
Phương thức mua là cách thức tạo lập các mối quan hệ trong mua bán Có 3 phươngthức mua như sau:
- Mua lại không điều chỉnh: Phương thức này được tiến hành đối với nhà cung ứng
đã có quan hệ mua theo mối liên kết chặt chẽ Mua lại không điều chỉnh là phươngthức mua không có những vấn đề gì lớn cần phải điều chỉnh, thương lượng với nguồnhàng Nếu một nhà cung ứng cung cấp dịch vụ tốt trong khoản thời gian dài thì tổ chức
có thể tránh phải nổ lực mua hàng phức tạp cho những đơn hàng sau Việc đặt hàng trởthành thói quen và tổ chức có thể gửi thông điệp “gửi hàng cho tôi như đơn hàngtrước” Phương thức này thường được thực hiện dưới các hình thức đặt hàng đơn giản
từ phía người mua Những nguồn hàng đang cung ứng thường nổ lực nâng cao chấtlượng cung ứng để duy trì mối quan hệ này
- Mua lại có điều chỉnh: là phương thức mua lại nhưng cần thương lượng, điềuchỉnh để đi đến thống nhất giữa người mua và bán vầ hàng hóa, giá cả, cách thức cungứng…trong trường hợp tình thế môi trường thay đổi và những quyết định mua bán củacác bên không phù hợp Nếu không đi đến thống nhất, có thể phải chuyển nguồn cungứng
- Mua mới: là phương thức mua bắt đầu tạo lập mối quan hệ với nguồn cung ứng đểmua trong trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, hoặc kinh doanh mặthàng mới, thay đổi công nghệ chế tạo sản phẩm, hoặc không triển khai được phươngthức mua có điều chỉnh, hoặc xuất hiện nguồn hàng mới với những đề nghị hấp dẫn.Lúc này phỉa xác định lại nguồn hàng, và cần thiết phải nghiên cứu và phân tích lựachọn nguồn hàng
1.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị mua hàng
-Năng lực mua hàng: là khả năng mua hàng của doanh nghiệp Nhân tố này baogồm cả khả năng nghiên cứu thị trường, khả năng lựa chọn nhà cung ứng và khả năngtìm kiếm sản phẩm cần mua của doanh nghiệp
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp.Nếu một doanh nghiệp có khả năng về tàichính tốt thì quá trình mua hàng sẽ thuận lợi hơn và ngược lại
Trang 11- Năng lực sản xuất của thị trường: nếu năng lực sản xuất của thị trường thấp thìkhối lượng hàng hóa trên thị trường sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu của doanhnghiệp, doanh nghiệp sẽ bị ép Ngược lại, nếu năng lực sản xuất của thị trường lớn,nguồn cung ứng dồi dào thì doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn nhà cung cấp tốt nhấtvới giả cả hợp lý nhất cho doanh nghiệp.
- Nhà cung cấp: đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mua hàngcủa doanh nghiệp, vì nếu lựa chọn không đúng nhà cung cấp sẽ không đảm bảo khảnăng mua hàng của doanh nghiệp, không đảm bảo được số lượng hàng bán ra Đối vớidoanh nghiệp thương mại thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng
có thể có một hoặc nhiều nhà cung ứng
- Đối thủ cạnh tranh: có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp ở cả mua và bán Đối thủcạnh tranh trong mua hàng thể hiện ở chỗ doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàngloạt đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh trêm thị trường là sự cạnh tranh về giá nên doanhnghiệp phải thường xuyên theo dõi chính sách giá của đối thủ cạnh tranh, đưa ra mứcgiá khách hàng chấp nhận được và vẫn đảm bảo có lãi Do đó, doanh nghiệp phải chútrọng mua hàng làm sao để đảm bảo bán được mức giá thấp mà vẫn có lãi
- Môi trường kinh tế chính trị: có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Một môi trường kinh tế phát triển thì luôn có cơ sở hạ tầng vững chắc
và hệ thống chính trị pháp luật ổn định thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp
1.2.Quy trình của hoạt động quản trị mua hàng
Là tập hợp các công tác liên hệ kế tiếp nhau có tính chu kỳ nhằm thực hiện từngthương vụ mua
Quy trình mua hàng
1.2.1.Xác định nhu cầu mua hàng
Giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiệp vụ mua là xác định nhu cầu (quyết địnhmua), có nghĩa khi nào thì mua, mua cái gì và bao nhiêu, cách thức mua
1.2.1.1 Xác định thời điểm mua
Tùy thuộc vào sự biến động giá mua trên thị trường mà đưa ra quyết định thời điểmmua Thời điểm mua hàng có ảnh hưởng đến giá cả, chi phí vận chuyển, chi phí đảmbảo dự trữ
Trang 12+ Mua tức thời: mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trog thời gian hiện tại (vật tư,nguyên liệu cho sản xuất, hàng hóa để cung ứng cho khách hàng ) trong trường hợpgiá mua trên thị trường ổn định và có xu hướng giảm.
+ Mua trước: mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong cả thời gian dài trong trườnghợp giá mua trên thị trường tăng nhanh; chính sách này hấp dẫn khi giá mua trongtương lai sẽ tăng và doanh nghiệp sẽ có lợi giá thấp, nhưng sẽ làm tăng dự trữ Vì vậy
để quyết định có nên mua trước hay không và mua trước bao lâu, cần so sánh tổng chiphí bao gồm giá trị mua và chi phí dự trữ giữa các phương án
1.2.1.2 Xác định nhu cầu mua hàng
-Đối với hoạt động thương mại:
Để xác định nhu cầu mua hàng trong hoạt động thương mại, doanh nghiệp thườngcăn cứ vào dự báo bán hàng
Dự báo bán hàng là việc đánh giá số lượng bán bằng tiền hoặc theo đơn vị sản phẩm(dịch vụ) trong tương lai của 1 doanh nghiệp đối với từng mặt hàng trong 1 thời giannhất định trên tất cả thị trường mà doanh nghiệp tham gia cạnh tranh
Có rất nhiều kỹ thuật dự báo nhưng chỉ đề cập đến kỹ thuật phổ biến nhất là phươngpháp ước tính tổng cầu thị trường
Tổng cầu thị trường là tổng khối lượng sản phẩm được mua bởi 1 loại khách hàngnhất định, tại 1 khu vực địa lý nhất định, trong 1 thời kỳ nhất định, ở 1 điều kiệnmarketing nhất định với sự phối hợp nhất định các hoạt động marketing của ngànhkinh doanh đó
Hai phương pháp ước tính tổng cầu thị trường:
+ Phương pháp 1: Q = n*q*p
Q: Tổng cầu thị trường
n: số lượng người mua
q: số lượng mua bình quân trong năm của 1 khách hàng
p: giá bán của 1 sản phẩm
+ Phương pháp 2: phương pháp tỉ số chuỗi
Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở nhân 1 con số căn bản với 1 chuỗi báchphân điều chỉnh
-Đối với hoạt động sản xuất:
Trước tiên cần xác định nhu cầu vật tư của từng bộ phận
+ Trường hợp 1: Một loại vật tư sản xuất ra 1 loại sản phẩm
Trang 13Khi công ty đã xây dựng 1 kế hoạch sản xuất chi tiết đến từng loại sản phẩm vàđịnh mức sử dụng ngyên vật liệu cho mỗi sản phẩm thì nhu cầu nguyên vật liệu đượcxác định theo công thức sau:
N i = ∑ Q j *m ij
Ni: nhu cầu vật tư i để thực hiện kế hoạch sản xuất
Qj: số lượng sản phẩm j cần sản xuất trong kỳ kế hoạch
mij: định mức sử dụng vật tư i để sản xuất 1 sản phẩm j
Sau khi xác định nhu cầu vật tư của từng bộ phận, nhân viên phòng cung ứng sẽtổng hợp nhu cầu vật tư toàn doanh nghiệp bằng cách:
+ Nhận phiếu yêu cầu vật tư từ các bộ phận (nếu không sử dụng phiếu yêu cầu vật
tư thì sử dụng bảng dự đoán nhu cầu vật tư hoặc danh mục vật tư kỹ thuật)
+Tiến hành kiểm tra độ hoàn chỉnh và chính xác của phiếu
+ Tổng hợp nhu cầu vật tư cho từng loại vật tư
Nhu cầu vật tư cần mua = Tổng nhu cầu vật tư tất cả các bộ phận – Tồn kho – Lượng vật tư tự sản xuất
1.2.2.Lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng
Để mua hàng có hiệu quả doanh nghiệp cần phải tìm và lựa chọn nhà cung ứng cókhả năng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp Việc tìm nhà cung ứng có thể đượcthực hiện thông qua:
+ Thông qua chương trình quảng cáo, giới thiệu của nhà cung ứng
+ Thông qua hội chợ triển lãm
+ Thông qua đơn thư chào hàng
+ Thông qua hội nghị khách hàng
Lựa chọn nhà cung ứng:
+ Khi doanh nghiệp tiến hành lựa chọn nhà cung ứng cần vận dụng một cách sángtạo nguyên tắc “ không nên chỉ có một nhà cung cấp” Muốn vậy phải nghiên cứu toàndiện và kĩ các nhà cung ứng trước khi đưa ra quyết định chọn lựa, phải đánh giá đượckhả năng hiện tại và tiềm ẩn của họ trong việc cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp.Việc lựa chọn nhà cung ứng với giá rẻ nhất cũng như với chi phí vận tải nhỏ nhất ảnhhưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận Vì vậy việc lựa chọnnhà cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản trị
+ Có nhiều quan điểm khác nhau về lựa chọn nhà cung ứng Quan điểm truyềnthống cho rằng phải thường xuyên lựa chọn nhà cung ứng vì có như thế mới có thể lựachọn được nhà cung ứng có giá cả đem lại với chi phí thấp nhất Họ thường thay đổinhà cung ứng bằng các biện pháp: thường xuyên tính toán lựa chọn người cấp hàng, tổchức đấu thầu cho mỗi lần cấp hàng
+ Có quan điểm hoàn toàn ngược lại: thông qua marketing lựa chọn người cấp hàngthường xuyên cấp hàng với độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý
Trang 14+ Để xác định và lựa chọn nhà cùng ứng phải có số liệu về số lượng người, giá cả,chất lượng, chủng loại, điều kiện thanh toán, hình thức tiền tệ thanh toán, giảm giá của từng người cung cấp cụ thể đồng thời phải thu thập, phân tích các số liệu vềphương thức thanh toán và phương tiện vận chuyển, hệ thống kho hàng, phương thứckiểm tra, giao nhận hàng hoá
+ Ngoài ra cần phải xem xét về kỹ thuật của nguyên vật liệu cung ứng, tuổi thọ củanguyên vật liệu, sự tin cậy đối với nhà cung ứng, tính rõ ràng minh bạch của ngườicung ứng từ đấy tìm kiếm nhà cung ứng tối ưu
+ Có hai loại nhà cung ứng chủ yếu: nhà cung ứng đã sẵn có trên thị trường và nhàcung ứng mới xuất hiện
+ Những nhà cung ứng mới xuất hiện thường tự tìm đến giới thiệu xin được cungcấp hàng hoá mà doanh nghiệp đang có nhu cầu Con đường tìm đến của nhà cung ứng
có thể trực tiếp hoặc gián tiếp Doanh nghiệp cũng có thể tự tìm đến nhà cung ứngthông qua hội chợ triển lãm, qua giới thiệu, qua tạp chí, qua niêm qiám, qua gọi thầu Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng so sánh và cân nhắc những ng-ười cấp hàng, doanh nghiệp có thể chọn người cấp hàng cho mình Các nguyên tắc lựachọn được đặt ra cân nhắc là:
- Nếu lựa chọn quá ít nhà cung ứng mà doanh nghiệp mua hàng với số lượng muanhiều doanh nghiệp có lợi thế mua hàng với giá ưu đãi, về lâu dài có thể trở thànhkhách hàng truyền thống nhưng lại có hạn chế là rủi ro cao khi nhà cung ứng gặp rắcrối không có đủ hàng hoặc không có hàng cung cấp cho doanh nghiệp trong trườnghợp đó doanh nghiệp sẽ không kịp chuẩn bị đủ hàng để bán, đôi khi bị ép giá
- Ngược lại nếu lựa chọn nhiều nhà cung cấp cho mình có ưu điểm là giảm được độrủi ro, tránh đợc sự ép giá nhưng lại có hạn chế là không được giảm giá do mua ít,doanh nghiệp khó trở thành bạn hàng truyền thống, tính ổn định về giá cả và chất l-ượng không cao các nhà quản trị cần có sự lựa chọn hợp lý Ngoài ra các nhà quảntrị cần chú ý đến vấn đề sau:
+ Đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đang sẵn có nhà cung ứng (tức lànhững mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh) thì việc có cần phải tìm kiếm các nhàcung cấp mới hay không cần phải dựa trên nguyên tắc nếu các nhà cung cấp còn làmcho chúng ta hài lòng thì còn tiếp tục mua hàng của họ
+ Đối với những hàng hoá mới được đưa vào danh mục mặt hàng kinh doanh củadoanh nghiệp hoặc trong trường hợp phải tìm kiếm nhà cung cấp mới thì cần phải tiếnhành nghiên cứu kĩ các nhà cung cấp
- Các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà cung cấp
+ Vị thế và uy tín của nhà cung cấp (so với các nhà cung cấp khác)
+ Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp (xét về quy mô)
Trang 15+ Các điều kiện có liên quan đến mua hàng (điều kiện thanh toán, điều kiện vậnchuyển, thời gian, điều kiẹn giao hàng).
+ Giá cả của hàng hoá
+ Chất lượng hàng hoá, nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì
Sự đánh giá được thực hiện bằng các tiêu chuẩn theo thứ tự ưu tiên mà doanhnghiệp quy định, phương pháp này còn được dùng để đánh giá thường xuyên nhà cungứng hiện tại của doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào từng mặt hàng, vị trí của nó trên thangsản phẩm mà doanh nghiệp quyết định có phải lựa chọn kĩ các nhà cung ứng haykhông, ở mức độ nào Sau khi lựa chọn được nhà cung ứng tốt nhất doanh nghiệp nêntiến hành thương lượng và đặt hàng
+ Các đơn hàng tổng hợp định trước: bao gồm tổng hợp các đơn hàng đặt mua nhàcung ứng trong 1 khoảng thời gian với mức giá xác định trước Nó thường áp dụng cho
hệ thống mua hàng đơn giản cho những mặt hàng rẻ tiền, chuẩn
+ Hợp đồng: thể hiện tất cả các thỏa thuận giữa tổ chức và nhà cung cấp, mô tả 1cách chính xác trách nhiệm, công việc và dịch vụ cho mỗi bên, với tất cả các điềukhoản và điều kiện quan trọng
Trang 16+ Thu mua điện tử: sử dụng internet để đơn giản hóa việc mua hàng bằng các thaycác thủ tục giấy tờ bằng điện tử Hiệu quả đối với những đơn hàng lặp lại và khôngphức tạp.
1.2.4.Tổ chức thực hiện và nhập hàng
Việc giao nhận hàng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tuy nhiên cần đôn đốc,thúc giục các nhà cung cấp nhanh chóng chuyển hàng để tránh tình trạng hàng đếnchậm làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm gián đoạn quátrình lưu thông Cần giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình giao hàng xem bên cung cấp
có thực hiện đúng các điều kiện ghi trong hợp đồng không Cụ thể:
+ Hàng hoá nhập kho phải nghiệm thu cẩn thận: làm tốt khâu này hay không sẽ ảnhhưởng đến kinh doanh sau này của doanh nghiệp, ngăn ngừa thất thoát tài sản, ngănchặn các hàng hoá kém phẩm chất vào tay người tiêu dùng nhằm nâng cao uy tín củacông ty
+ Kiểm tra số lượng : căn cứ vào hợp đồng thu mua, đối chiếu chứng từ, kiểm trakiện hàng, kiểm kê số lượng Nếu không có gì sai sót ký vào biên bản nhận hàng.+ Kiểm tra chất lượng: căn cứ vào hợp đồng mua hàng và đơn hàng kiểm tra tênhàng hoá, mẫu mã, chất lượng Nếu phát hiện hàng hoá và đơn hàng không phù hợpnhư hàng bị hỏng, bao bì bị thủng, từ chối nhận hàng đồng thời lập biên bản và báongay cho người cung cấp
Sau khi làm thủ tục nhập hàng hoá xong người quản lý kho hàng ký vào biên bảnnhập hàng, kho giữ một bản, kế toán giữ một bản, gửi một bản cho nhà cung ứng, đếnđây quá trình thu mua kết thúc
Mục đính của công đoạn này là đảm bảo nhà cung ứng giao hàng đúng thời hạn,đúng hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký kết, thanh toán tiền cho nhà cung ứng theođúng thỏa thuận của hai bên
1.2.5.Đánh giá sau mua
Sau mỗi lần kết thúc hợp đồng mua hàng, doanh nghiệp cần tổ chức đánh giá kếtquả và hiệu quả mua hàng Cơ sở của việc đánh giá là những mục tiêu mua hàng đượcxác định ngay từ đầu cũng như mức độ phù hợp của hoạt động mua hàng với mục tiêubán hàng và mục tiêu tài chính của doanh nghiệp Có thể xảy ra hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: Nếu thoả mãn nhu cầu nghĩa là nhà cung ứng đáp ứng được cáccho nhu cầu sản xuất kinh doanh để cho đầu vào được ổn định Như vậy quyết địnhmua hàng của doanh nghiệp là có kết quả và có hiệu quả
+ Trường hợp 2: Nếu không thoả mãn thì quyết định mua hàng của doanh nghiệp làsai lầm, doanh nghiệp phải tiếp tục tìm kiếm lại nhà cung ứng mới, tìm ra và khắcphục những sai sót để tránh phạm phải sai lầm đó
Việc đánh giá kết quả mua hàng phải làm rõ những thành công cũng như những mặttồn tại của hoạt động mua hàng, đo lường sự đóng góp của các thành viên, từng bộphận có liên quan, đồng thời làm rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận.Trên đây là tất cả quá trình mua hàng của doanh nghiệp, hoạt động quản trị luôn gắnliền với từng bước của quá trình này từ khâu khởi điểm đến khâu kết thúc Bất kể mộtsai sót nào của nhà quản trị cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mua hàng, từ đó ảnh hư-ởng đến kết quả bán ra của doanh nghiệp
Trang 17CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG
TY TNHH XÂY DỰNG, CƠ KHÍ, THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ LÂM PHÁT
HUY 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy
Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại và dịch vụ Lâm Phát Huy thành lậpngày 07 tháng 10 năm 2009 theo luật doanh nghiệp nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam
Hiện công ty đang kinh doanh và lắp đặt thiết bị điện, nước, điều hòa không khí,thông gió
Những ngày đầu thành lập, công ty chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp Sau 5 nămhoạt động và phát triển công ty đã có nhiều bước tiến trong lĩnh vực kinh doanh Với
số vốn điều lệ ban đầu là 600 trăm đồng, công ty đã quyết định đầu tư các dự án đầu tưxây dựng và lắp đặt thiết bị dân dụng
Không những thành công trong lĩnh vực kinh doanh, công ty còn tham gia nhiềuchương trình từ thiện do thành phố tổ chức như: xây dựng nhà tình nghĩa trên địa bànquận Liên Chiểu, khuyên góp cho trung tâm bảo trợ trẻ em chất độc màu da cam trênđịa bàn quận,…
Hiện nay, công ty đang đầu tư để mở rộng phát triển và tìm kiếm những thị trườngmới tiềm năng hơn Đòa tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề và nhiệthuyết trong công việc
Trụ sở của công ty đặt tại: Tổ 20, phường Hòa Khánh bắc, quận Liên Chiểu, thànhphố Đà Nẵng
Giám đốc: Lê Hữu Huy
Mã số thuế đăng ký: 0401304982
Số điện thoại: 0511.3735.990
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy
2.1.2.1 Chức năng của công ty
Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại và dịch vụ Lâm Phát Huy chuyênkinh doanh và lắp đặt thiết bị điện nước, điều hòa không khí, thông gió
Tổ chức gia công cơ khí, xây dựng, buôn bán vật liệu, các thiết bị trong xây dựng,xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, vận tải hàng hóa bằng đường bộ
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Kinh doanh đúng ngành nghề quy định
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tổ chức nghiện cứu và thựchiện các biện pháp đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dung trên thị trườngphát triển sản xuất
Trang 18Hằng năm xây dựng những kế hoạch lâu dài và những chiến lược kinh doanh mớinhằm phát triển doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của công ty như: tài sản, cơ sở vật chất
kỹ thuật, vật tư, tiền vốn và phát triển mạng lưới kinh doanh
Thực hiện đầy đủ yêu cầu nghĩa vụ nhà nước giao
Dùng vốn đúng chính sách có hiệu quả cao
Tìm kiếm quan hệ thực hiện tốt các hợp đồng mua bán với khách hàng và nhà cungcấp
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức trong công ty được tổ chức theo phương pháp trực tuyến tham mưu.Các cơ quan cấp dưới sẽ chịu trách nhiệm và thi hành các quyết định của cơ quan cấptrên Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất trong công ty, đảm nhận tất cảcác hoạt động kinh doanh mua, bán hàng của công ty Chịu trách nhiệm về việc nghiêncứu và khia thác thị trường, mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng mới cho công ty,tìm hiểu nhu cầu của thị trường, xem xét ký kết hợp đồng giao dịch bán hàng, liên hệvới khách hàng, quyết định cho thủ kho xuất hàng theo yêu cầu đã được xem xét vàtrao đổi với khách hàng, dự báo nhu cầu, sắp xếp các bước thực hiện kế hoạch, phân
bổ các nguồn lực thích hợp
2.1.4 Đặc điểm môi trường kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy
2.1.4.1 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh
Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy chuyênkinh doanh những sản phẩm phục vụ cho việc xây dựng các công trình công cộng, cáccông trình nhà ở như các vật tư xây dựng sắt, thép, xi măng…Các sản phẩm sắt thépđược các nhà cung ứng trực tiếp cung cấp cho công ty nhằm phục vụ nhu cầu chokhách hàng Các sản phẩm sắt thép của công ty có rất nhiều chủng loại khác nhau như:thép xây dựng, sắt các loại, thép Ø, thép cuộn…Ngày nay thép là một trong những vậtliệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành phần chính trong xây dựng, công nghiệp cơkhí
Trang 19Với những ưu điểm của thép như có khả năng chịu lực lớn và có độ tin cậy cao,trọng lượng nhẹ hơn bê tông, vận chuyển và lắp đặt dễ dàng, tính công nghiệp hóa cao,tính kín và không thấm nước, do đó thép càng ngày càng được ưa chuộng hơn trên thịtrường hiện nay Tuy nhiên, thép vẫn có một số khuyết điểm như chịu lửa kém, dễ bịxâm thực bởi tác động của môi trường, nhiệt độ,…do vậy những công trình xây dựng
có sử dụng kết cấu thép thường được bao phủ lớp sơn bảo vệ, chống gỉ thép Mặc dùgiá thành cao hơn một số vật liệu thô khác như gỗ, nhựa…nhưng xu hướng tiêu dùngthép vẫn rất lớn
2.1.4.2 Đặc điểm thị trường
Hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nền kinh tế đặc biệt là ngành côngnghiệp của nước ta đang được sự quan tâm từ phía nhà đầu tư nước ngoài nên nhu cầutiêu thụ sắt thép theo đó cũng tăng lên Thị trường miền Trung cũng đang phát triểnđầy tiềm năng, đặc biệt là thị trường Đà Nẵng đang có sự thu hút đầu tư từ các nơi nênviệc xây dựng các công trình công cộng rất phổ biến Bên cạnh đó, vùng lân cận có cáctỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị,…cũng đang trên đà phát triển,
do đó nhu cầu về cơ sở hạ tầng, sản xuất ngày càng tăng lên Đối với các công ty kinhdoanh trong lĩnh vực sắt thép xây dựng thì đây là một thị trường đầy tiềm năng giúpcho công ty phát triển mở rộng thị trường Tuy nhiên, vì đây là thị trường tiềm năngnên sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt, gây khó khăn cho công ty mở rộng thịtrường kinh doanh của mình Hiện tại thị trường sắt thép đang có những biến độngphức tạp, tình hình sản xuất và tiêu thụ đang tăng giảm thất thường, giá cả lại không
ổn định, điều này gây khó khăn cho công ty trong việc nghiên cứu thị trường và ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
tư xây dựng, các đại lý bán sắt thép trong khu vực, các cơ quan, công ty, xí nghiệp cónhu cầu xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, các cá nhân, tổ chức phục vụ cho nhu cầu sảnxuất của xã hội Công ty vẫn chủ yếu mua hàng về để bán cho các đại lý sắt thép sỉ và
lẻ như ở Đà Nẵng thì có đại lý Minh Sơn, đại lý Ngô Dương… ở Quảng Nam thì cóđại lý tư nhân Trung Tâm, hay đại lý Quảng Nhật…
2.1.4.4 Đặc điểm đối thủ cạnh tranh
Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi các công ty phải quan tâm tới các yếu tốcanh tranh Bất kỳ một công ty nào khi hoạt đông trên thị trường thì ít nhiều cũng sẽ
có đối thủ cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh này vừa là nhân tố kìm hãm sự phát triểncủa công ty nhưng đồng thời cũng tạo ra động lực thức đẩy công ty tăng trưởng vàphát triển Do nhu cầu ngày càng tăng nên việc cạnh tranh giữa các công ty xây dựngcàng thể hiện rõ hơn Để có thể đứng vững trên thị trường, không bị mất khách hàngthì công ty phải có những chiến lược kinh doanh thích hợp, đa số các công ty nàythường có chế độ ưu đãi về giá cả và các dịch vụ hỗ trợ khác để thu hút và giữ chânkhách hàng Hiện nay trên thị trường miền Trung có khá nhiều công ty kinh doanh về
Trang 20lĩnh vực xây dựng như Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 579, Công ty CP Đầu tư vàXây dựng Nam Long, Công ty TNHH Bách Đạt, trong số đó có hai công ty đang cạnhtranh nổi trội là Công ty TNHH Sản xuất – xây dựng – thương mại Khải Phát và Công
ty TNHH MTV Xây dựng và thương mại Kiến Vĩnh Thành Dưới đây là một số thôngtin về công ty này:
- Công ty TNHH sản xuất – xây dựng – thương mại Khải Phát: Được thành lập vàonăm 2001 do bà Hoàng Thị Hồng Nhạn làm Tổng giám đốc Địa chỉ công ty ở đường
05, khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Lĩnh vực hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty Khải Phát là thiết kế, sản xuất và lắp đặt nhàthép tiền chế, nhà hộp, nhà kho, nhà xưởng, sản xuất kết cấu thép, xây dựng công trìnhcông nghiệp và dân dụng, cho thuê nhà kho, nhà xưởng
- Công ty TNHH MTV xây dựng và thương mại Kiến Vĩnh Thành: Công ty hoạtđộng trên địa bàn Đà Nẵng, thị trường miền Trung Công ty được biết đến với lĩnh vựcthiết kế và thi công trình dân dụng, công trình công nghiệp, ngoài ra công ty còn tưvấn thiết kế biệt thự, thiết kế trang trí nội thất
Do lĩnh vực kinh doanh tương tự với công ty nên hai công ty được đánh giá là đốithủ cạnh tranh nổi bật Quy mô hoạt động của hai công ty này cũng khá rộng, số lượngkhách hàng ngày càng nhiều, đây chính là điểm mạnh mà bên công ty cần chú ý Mặc
dù là công ty đã rất có uy tín với khách hàng nhưng với sự cạnh tranh ngày càng khốcliệt như hiện nay của các doanh nghiệp thì công ty vẫn cần nỗ lực rất nhiều để tạo vịthế vững chắc trên thị trường
2.1.4.5 Đặc điểm nhà cung ứng
Đối với một doanh nghiệp thương mại, nhà cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến côngtác mua hàng Sự cạnh tranh trên thị trường càng mạnh nếu công ty biết lựa chọn chomình được nhà cung ứng tốt, có uy tín thì đã phần nào giành được lợi thế cạnh tranhtrên thị trường Hiện nay, có nhiều nhà cung ứng cung cấp sắt thép cho công ty nhằmphục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng Một số thông tin về nhà cung ứng của cộngty:
- Công ty Cổ phần thép Hòa Phát: Địa chỉ tại 171 Trường Chinh, quận Thanh Khê,thành phố Đà Nẵng, được cấp giấy chứng nhận kinh doanh vào năm 2001, là công tythành viên của Tập đoàn thép Hòa Phát Chuyên buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép,vật tư thiết bị luyện, cán thép, sản xuất cán kéo thép, sản xuất thép không mạ và có mạ,
…
- Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Lập Thịnh: Trụ sở tại 18 Nguyễn TriPhương, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng do bà Phan Thị Lập là giám đốc Ngànhnghề kinh doanh là kinh doanh và phân phối thép, sản xuất và kinh doanh sắt
- Công ty TNHH Phúc Lê Trường Phát: Được cấp giấy phép kinh doanh năm 2012,địa chỉ tại 25 Thanh Sơn, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.Lĩnh vực kinh doanh của công ty là nơi phân phối sắt thép cho các công ty xây dựng,kinh doanh vật liệu xây dựng
Trên đây đều là những nhà cung ứng sắt thép sỉ, luôn bán hàng với số lượng lớn Vìsản phẩm của các nhà cung ứng được áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất khác nhau nêngiá cả, chất lượng sản phẩm cũng khác nhau Những nhà cung ứng này thường đưa ranhững ưu đãi để thu hút khách hàng và các đối tác làm ăn lâu dài như có thể mua nợ,chiết khấu khi mua hàng với số lượng lớn, các dịch vụ hỗ trợ khác,…Ngoài ra, các nhà
Trang 21cung ứng này còn cung cấp hàng đúng số lượng đã đặt hàng, đúng chất lượng và thờigian đã thỏa thuận để giữ uy tín của công ty trên thị trường.
2.1.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013
2.1.5.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động của công ty
trong ba năm gần đây vẫn đang tăng trưởng nhưng cũng còn đang ở một mức độkhông quá nổi bật Cụ thể là:
Doanh thu thuần có sự biến động qua các năm Năm 2012 là 4.302.766.000 đồngtăng so với năm 2011 là 13,08%, về tuyệt đối tăng 497.605.000 đồng Năm 2013 tăng11,32%, về tuyệt đối tăng 486.921.000 đồng so với năm 2012 Qua các năm doanh thuvẫn liên tục tăng nhưng tốc độ tăng lại chậm lại, cụ thể là năm 2013 so với năm 2012
có tăng nhưng vẫn không bằng năm 2012 so với năm 2011
Chi phí bán hàng tăng dần qua các năm Năm 2012 là 3.000.000 đồng tăng 15,40%
so với năm 2011, về tuyệt đối tăng 766.000 đồng Tới năm 2013 là 3.550.000 đồngtăng 14,94% so với năm 2012, về tuyệt đối tăng 550.000 đồng
Lợi nhuận thuần của công ty năm 2012 là 3.560.654.000 đồng tăng so năm 2011394.234.000 đồng, tăng 12,45% Trong khi đó lợi nhuận thuần năm 2013 là4.006.900.000 đồng tăng so với năm 2012 là 12,53%, về tuyệt đối là tăng 446.246.000đồng Về tốc độ tăng năm 2013 so với năm 2012 có tăng hơn năm 2012 so với năm
2011 nhưng vẫn không đáng kể
Trang 22Năm 2013 được xem là năm có nhiều chính sách về tái cơ cấu nền kinh tế, tháo gỡkhó khăn cho các doanh nghiệp được Chính phủ ban hành Song hiệu quả, tác động vàtính lan tỏa không nhiều, nên những chuyển biến của nền kinh tế, hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều khởi sắc Thông qua những sốliệu trên có thể thấy được công ty vẫn trên đà phát triển Doanh thu thuần và lợi nhuậnthuần của công ty biến động tăng dần qua các năm Tuy tốc độ tăng trưởng còn ở mứchạn chế nhưng có thể thấy rõ công ty vẫn làm ăn có lãi, không bị thua lỗ Vì vậy công
ty cần phải có những chiến lược phát triển hơn nữa giúp công ty đứng vững trên thịtrường đề phòng có những biến động khó khăn xảy ra
2.1.5.2 Nhận xét về hoạt động kinh doanh của công ty
a Thuận lợi
Hiện nay, thị trường sắt thép đang ngày càng phát triển với mức độ tăng trưởnghằng năm ước tính khoảng 20% Sản phẩm sắt thép đang dần thay thế các loại vật liệukhác như: gỗ, nhựa,…(do tính thẩm mỹ công dụng cao) Mức sống của người dânngày càng được nâng cao nên nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng càng được cải thiện hơn,cùng với là thị trường Đà Nẵng – là một trong những thành phố lớn của cả nước, làvùng kinh tế trọng điểm của miền Trung đã có những biến đổi tích cực trong cơ chếmới Do đó các công ty xây dựng đang tận dụng cơ hội này để tiêu thụ sản phẩm sắtthép của công ty mình và Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại và dịch vụLâm Phát Huy cũng không ngoại lệ
Công ty hợp tác với những nhà cung cấp sắt thép có uy tín, thương hiệu trên thịtrường, chất lượng đảm bảo nên được nhiều khách hàng biết đến và trở thành kháchhàng thân thiết với công ty
Công ty có nguồn lực tài chính khá ổn định nên việc mở rộng quy mô cũng đượctiến hành thuận lợi hơn cũng như sức cạnh tranh trên thị trường
Đa số các cán bộ công nhân viên trong công ty có sự năng nổ, sáng tạo và đầy lòngnhiệt huyết vì sự phát triển của công ty, biết nắm bắt thị trường kịp thời
b Khó khăn
Là công ty mới thành lập 5 năm còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất hạ tầng, tuổiđời của công nhân viên còn trẻ nên cần học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức thực tế.Miền Trung là nơi khí hậu khắc nghiệt, nắng mưa thất thường không ổn định nênviệc bảo quản sắt thép cũng gặp không ít khó khăn Khi để các loại sắt thép tiếp xúcnhiều với môi trường nóng ẩm bên ngoài thì chỉ sau vài ngày là có thể xuật hiện gỉvàng trên bề mặt, nếu để lâu hơn sẽ xuật hiện gỉ vảy và ảnh hưởng đến chất lượng củasắt thép Do đó cần phải bảo quản sắt thép trong kho cẩn thận hơn nếu để lâu ngày Với nhiều địa hình hiểm trở, nhỏ hẹp ít nhiều cũng gặp khó khăn trong việc vậnchuyển hàng hóa, nhiều khi không đúng như thời gian quy định trong hợp đồng muahàng giữa hai bên
Công ty có một thị trường tiềm năng nên sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh Đâychính là mối lo ngại lớn nhất của công ty Vì thế công ty luôn có những chiến lượckinh doanh hợp lý để giữ được thị phần của mình
Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc khách hàng của công ty phân bố ởnhiều khu vực khác nhau Đôi khi những khách hàng ở quá xa công ty mà lại cần hàng