1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn công tác quản trị mua hàng tại công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại và dịch vụ lâm phát huy

24 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 498,18 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNQua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí, Thương mại & Dịch vụ Lâm Phát Huy, em nhận thấy trong những năm qua công ty đã cố gắng cải thiện không ngừng nhằm nâng

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí, Thương mại & Dịch

vụ Lâm Phát Huy, em nhận thấy trong những năm qua công ty đã cố gắng cải thiện không ngừng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng thị trường và

đã đem lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty Được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện của Ban lãnh đạo công ty và phòng kinh doanh cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Trần Thị Kim Phượng em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mặc dù đã cố gắng nổ lực nhưng do hạn chế về mặt kiến thức, khả năng vận dụng

lý thuyết vào thực tế và kinh nghiệm thực tiễn còn quá ít nên trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi sai sót, vì vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh chị phòng kinh doanh để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Cao Đẳng Thương Mại đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho em trong thời gian học tại trường và đặc biệt là giảng viên Trần Thị Kim Phượng đã tận tình hứng dẫn em hoàn thành bài báo cáo Em cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị phòng kinh doanh của công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Cao Đẳng Thương Mại, các anh chị trong công ty lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc Chúc Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí, Thương mại & Dịch vụ Lâm Phát Huy ngày càng phát triển và thành công hơn trên thị trường

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện

Hà Thị Xuân Thu

Trang 3

DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2011-2013) 15

Bảng 2.3: Bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng của công ty 22

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 Khái quát về hoạt động quản trị mua hàng 2

1.1.1 Khái niệm mua hàng và quản trị mua hàng 2

1.1.1.1.Khái niệm mua hàng 2

1.1.1.2.Khái niệm quản trị mua hàng 2

1.1.2.Vai trò của mua hàng 2

1.1.3.Mục tiêu của mua hàng 3

1.1.4.Các hình thức của mua hàng 3

1.1.4.1.Mua theo hợp đồng / đặt hàng 3

1.1.4.2.Mua hàng không theo hợp đồng mua bán 4

1.1.4.3.Mua hàng qua đại lý 4

1.1.5.Phương thức mua hàng 4

1.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị mua hàng 4

1.2.Quy trình của hoạt động quản trị mua hàng 5

1.2.1.Xác định nhu cầu mua hàng 5

1.2.1.1 Xác định thời điểm mua 5

1.2.1.2 Xác định nhu cầu mua hàng 6

1.2.2.Lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng 7

1.2.3.Đặt hàng, ký hợp đồng mua hàng 9

1.2.4.Tổ chức thực hiện và nhập hàng 10

1.2.5.Đánh giá sau mua 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG, CƠ KHÍ, THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ LÂM PHÁT HUY 11

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 11

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 11

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 11

2.1.2.1 Chức năng của công ty 11

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 11

Trang 5

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại &

dịch vụ Lâm Phát Huy 12

2.1.4 Đặc điểm môi trường kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 12

2.1.4.1 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh 12

2.1.4.2 Đặc điểm thị trường 13

2.1.4.3 Đặc điểm khách hàng 13

2.1.4.4 Đặc điểm đối thủ cạnh tranh 13

2.1.4.5 Đặc điểm nhà cung ứng 14

2.1.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 15

2.1.5.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 15

2.1.5.2 Nhận xét về hoạt động kinh doanh của công ty 16

2.2 Thực trạng công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 17

2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng tại công ty TNHH xât dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 17

2.2.2 Quy trình công tác quản trị mua hàng tại công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 19

2.2.2.1 Xác định nhu cầu 19

2.2.2.2 Lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng 20

2.2.2.3 Đặt hàng, ký hợp đồng mua hàng 23

2.2.2.4 Tổ chức thực hiện và nhập hàng 25

2.2.2.5 Đánh giá sau mua 27

2.3 Nhận xét và đánh giá công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 27

2.3.1 Thành công 27

2.3.2 Hạn chế 27

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG, CƠ KHÍ, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LÂM PHÁT HUY 29

3.1 Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy trong thời gian tới 29

3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới 29

3.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh của công ty trong thời gian tới 29

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy 30

Trang 6

3.2.2 Củng cố và hoàn thiện hệ thống nhà cung ứng 31

3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác đặt hàng, ký hợp đồng 32

3.2.4 Củng cố công tác tổ chức thực hiện và nhập hàng 33

3.2.5 Hoàn thiện công tác đánh giá sau mua 33

3.2.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 34

3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng 35

3.2.8 Đối với công tác đãi ngộ nhân sự 36

3.3 Kết luận 36

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc suy thoái tài chính và rào cản ngày càng cao của các nước trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những khó khăn và áp lực lớn nhất của ngành xây dựng đó chính là nguồn vật tư

Đối với một công ty thương mại thì hoạt động quản trị mua hàng là vô cùng quan trọng Để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành và cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng đảm bảo giá cả cạnh tranh thì công ty phải chú trọng tới hoạt động quản trị mua hàng Hoạt động mua hàng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy khi thực hiện quá trình này doanh nghiệp thường phải cân nhắc rất kĩ lưỡng, kiểm tra từng bước từ việc tìm hiểu nhu cầu, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp cho đến việc kiểm tra, đánh giá sau mua Trong những năm vừa qua tại công ty hoạt động mua hàng chưa thực sự được chú trọng, chưa có nhân sự chuyên trách hoạt động mua hàng Do đó, phân tích thực trạng mua hàng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty Vì vậy, hoạt động quản trị mua hàng đang là nhiệm

vụ quan trọng nhất của công ty và có tính sống còn

Mua tốt là tiền đề để bán tốt, vì nếu mua hàng có chất lượng tốt và giảm được chi phí thu mua sẽ thu hút được nhiều khách hàng Nhận thức được tầm quan trọng trong

quản trị mua hàng tại công ty nên em chọn đề tài: “ Công tác quản trị mua hàng tại Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí, Thương mại & Dịch vụ Lâm Phát Huy”.

Nội dung báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị mua hàng.

Chương 2: Thực trạng về công tác quản trị mua hàng của Công ty TNHH xây

dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy

Chương 3: Kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị mua hàng tại

Công ty TNHH xây dựng, cơ khí, thương mại & dịch vụ Lâm Phát Huy

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG 1.1 Khái quát về hoạt động quản trị mua hàng

1.1.1 Khái niệm mua hàng và quản trị mua hàng

1.1.1.1.Khái niệm mua hàng

Trong chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp mua hàng từ những nhà cung ứng ở mắt xích trước đó, gia tăng giá trị và bán chúng cho khách hàng ở mắt xích tiếp theo Điểm bắt đầu của mỗi dịch chuyển là việc mua hàng

Mua hàng chính là khâu tiền đề vật chất cho khâu bán hàng và mua hàng là khâu

mở đầu cho quá trình lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp, bởi vì có mua được hàng doanh nghiệp mới có hoạt động bán hàng và các hoạt động hổ trợ khác

Mua hàng là hoạt động cơ bản của doanh nghiệp thương mại nhằm tạo ra nguồn hàng hóa để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu của khách hàng

Dưới góc độ của nhà quản trị thì mua hàng hoàn toàn trái ngược với bán hàng Nếu bán hàng có nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hàng hóa dịch vụ một cách có hệ thống và làm tăng ý thức về nhu cầu đó thì mua hàng là phủ nhận hoặc đình hoãn nhu cầu đó cho tới khi tìm ra được điều kiện mua hàng tốt Thực chất mua hàng là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người, bề ngoài được thể hiện ở quan hệ trao đổi, mua bán hay phản ánh nội dung của lưu thông hàng hóa

1.1.1.2.Khái niệm quản trị mua hàng

Trong kinh doanh thương mại: Quản trị mua hàng là những hoạt động quản trị đối với các yếu tố vật chất và con người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc mua hàng hay tạo nguồn hàng cho thương mại

Theo cách tiếp cận quá trình: Quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng

Theo cách tiếp cận tác nghiệp: Quản trị mua hàng là quản trị bằng các bước công việc như xác định nhu cầu, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng, theo dõi và kiểm tra việc giao nhận hàng, đánh giá kết quả mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định

1.1.2.Vai trò của mua hàng

- Mua hàng nhằm tạo điều kiện vật chất cho bán hàng Các doanh nghiệp muốn bán sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp phải có những tiền đề vật chất Thực chất những tiền đề vật chất này chính là đầu vào hàng hoá, nguyên vật liệu của doanh nghiệp Mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được hàng trong tay từ đó bán ra thị trường Với chức năng mua đi bán lại, doanh nghiệp mong rằng sẽ mua được hàng với chi phí thấp nhất có thể

- Mua hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Trên thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về giá cả sản phẩm cùng loại là rất quan trọng Một doanh nghiệp sẽ có khả năng bán được nhiều hàng hơn nếu như sản phẩm của doanh nghiệp đó có giá thấp hơn, chất lượng lại không thua kém sản phẩm của các doanh nghiệp khác Doanh nghiệp muốn bán tốt

Trang 9

phải bắt đầu từ công việc mua tốt, từ đó có thể giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường.

- Mua hàng đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ hàng bán cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ Đối với doanh nghiệp thương mại mua hàng kém phẩm chất hoặc mua hàng không đúng mẫu mã, chủng loại, kích cỡ thì khách hàng cũng khó có thể chấp nhận được những sản phẩm đó Khi khách hàng đã không chấp nhận những sản phẩm này có nghĩa là việc kinh doanh của doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao

Cứ như vậy, doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp không thể gặp nhau

1.1.3.Mục tiêu của mua hàng

Mục tiêu cơ bản của hoạt động mua hàng là đảm bảo an toàn cho việc bán ra, đảm bảo chất lượng hàng mua và chi phí mua hàng là thấp nhất Trong đó:

+ Đảm bảo cho việc bán ra thể hiện trước hết là hàng phải đủ về số lượng và cơ cấu Ngoài ra hàng hoá phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đảm bảo cho việc giao hàng, vận chuyển ít gặp rủi ro

+ Hàng mua phải đảm bảo chất lượng thể hiện ở chỗ hàng phải có chất lượng mà khách hàng có thể chấp nhận được Ngày nay, khách hàng yêu cầu hàng hoá phải có chất lượng tối ưu chứ không phải chất lượng tối đa Chất lượng tối ưu là mức chất lượng tại đó hàng hoá đáp ứng tốt nhất một nhu cầu nào đó của người mua và như vậy người bán hay người sản xuất có thể thu được lợi nhuận nhiều nhất

+ Việc mua hàng với chi phí thấp nhằm tạo những điều kiện cho việc xây dựng giá bán Chi phí mua hàng thấp thể hiện không chỉ ở giá mua hàng rẻ mà còn ở chỗ hàng được mua ở đâu, mua bao nhiêu một lần để chi phí giao dịch, đặt hàng, chi phí vận chuyển là thấp nhất

Các mục tiêu mua hàng không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau mà giữa chúng thường xảy ra những mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa chất lượng với giá cả …Vì vậy, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà nhà quản trị có sự lùa chọn sắp xếp xem mục tiêu nào là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu nào có thể xếp sau, để đảm bảo cho hoạt động mua hàng đạt hiệu quả cao

1.1.4.Các hình thức của mua hàng

1.1.4.1.Mua theo hợp đồng / đặt hàng

Đơn hàng là việc xác định các yêu cầu cụ thể mặt hàng về số lương – chất lượng – quy cách, kích cỡ, màu sắc, và thời gian giao hàng mà người mua lập rồi gửi cho người bán

Lập đơn hàng phải quán triệt các yêu cầu sau:

- Lựa chọn mặt hàng và đặt mua hàng phải phù hợp với yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng

- Tìm hiểu kỹ đối tác về chất lượng và trình độ tiên tiến của mặt hàng đặt mua và khai thác đến mức cao nhất khả năng đáp ứng của đơn vị nguồn hàng

- Yêu cầu chính xác về số lượng, chất lượng, danh điểm mặt hàng và thời gian giao hàng Vì mọi sai sót về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng đều dẫn đến tình trạng thừa – thiếu - ứ đọng – chậm tiêu thụ và việc khắc phục nó phải tốn kém chi phí

Trang 10

Đối với những hàng hóa có nhiều kích cỡ, màu sắc, kiểu, quy cách, nhiều dạng, cách đóng gói khác nhau thì cần phải lập ra bảng phụ lục hợp đồng để hai bên mua bán

ký kết

1.1.4.2.Mua hàng không theo hợp đồng mua bán

Trong quá trình kinh doanh, có thể mua hàng không theo hợp đồng ký trước bằng quan hệ tiền – hàng hoặc trao đổi hàng – hàng Người mua phải có trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra kỹ về số lượng, chất lượng, nguồn gốc

1.1.4.3.Mua hàng qua đại lý

Nơi nguồn hàng không tập trung, không thường xuyên thì doanh nghiệp ký hợp đồng với đại lý mua hàng Mua qua đại lý giúp gom được những mặt hàng có khối lượng không lớn, không thường xuyên Như vậy cần lựa chọn đại lý ký hợp đồng chặt chẽ về chất lượng mua, giá cả thu mua và đảm bảo lợi ích kinh tế hai bên

1.1.5.Phương thức mua hàng

Phương thức mua là cách thức tạo lập các mối quan hệ trong mua bán Có 3 phương thức mua như sau:

- Mua lại không điều chỉnh: Phương thức này được tiến hành đối với nhà cung ứng

đã có quan hệ mua theo mối liên kết chặt chẽ Mua lại không điều chỉnh là phương thức mua không có những vấn đề gì lớn cần phải điều chỉnh, thương lượng với nguồn hàng Nếu một nhà cung ứng cung cấp dịch vụ tốt trong khoản thời gian dài thì tổ chức

có thể tránh phải nổ lực mua hàng phức tạp cho những đơn hàng sau Việc đặt hàng trở thành thói quen và tổ chức có thể gửi thông điệp “gửi hàng cho tôi như đơn hàng trước” Phương thức này thường được thực hiện dưới các hình thức đặt hàng đơn giản

từ phía người mua Những nguồn hàng đang cung ứng thường nổ lực nâng cao chất lượng cung ứng để duy trì mối quan hệ này

- Mua lại có điều chỉnh: là phương thức mua lại nhưng cần thương lượng, điều chỉnh để đi đến thống nhất giữa người mua và bán vầ hàng hóa, giá cả, cách thức cung ứng…trong trường hợp tình thế môi trường thay đổi và những quyết định mua bán của các bên không phù hợp Nếu không đi đến thống nhất, có thể phải chuyển nguồn cung ứng

- Mua mới: là phương thức mua bắt đầu tạo lập mối quan hệ với nguồn cung ứng để mua trong trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, hoặc kinh doanh mặt hàng mới, thay đổi công nghệ chế tạo sản phẩm, hoặc không triển khai được phương thức mua có điều chỉnh, hoặc xuất hiện nguồn hàng mới với những đề nghị hấp dẫn Lúc này phỉa xác định lại nguồn hàng, và cần thiết phải nghiên cứu và phân tích lựa chọn nguồn hàng

1.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị mua hàng

-Năng lực mua hàng: là khả năng mua hàng của doanh nghiệp Nhân tố này bao gồm cả khả năng nghiên cứu thị trường, khả năng lựa chọn nhà cung ứng và khả năng tìm kiếm sản phẩm cần mua của doanh nghiệp

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp.Nếu một doanh nghiệp có khả năng về tài chính tốt thì quá trình mua hàng sẽ thuận lợi hơn và ngược lại

Trang 11

- Năng lực sản xuất của thị trường: nếu năng lực sản xuất của thị trường thấp thì khối lượng hàng hóa trên thị trường sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ bị ép Ngược lại, nếu năng lực sản xuất của thị trường lớn, nguồn cung ứng dồi dào thì doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất với giả cả hợp lý nhất cho doanh nghiệp.

- Nhà cung cấp: đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mua hàng của doanh nghiệp, vì nếu lựa chọn không đúng nhà cung cấp sẽ không đảm bảo khả năng mua hàng của doanh nghiệp, không đảm bảo được số lượng hàng bán ra Đối với doanh nghiệp thương mại thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng

có thể có một hoặc nhiều nhà cung ứng

- Đối thủ cạnh tranh: có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp ở cả mua và bán Đối thủ cạnh tranh trong mua hàng thể hiện ở chỗ doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh trêm thị trường là sự cạnh tranh về giá nên doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi chính sách giá của đối thủ cạnh tranh, đưa ra mức giá khách hàng chấp nhận được và vẫn đảm bảo có lãi Do đó, doanh nghiệp phải chú trọng mua hàng làm sao để đảm bảo bán được mức giá thấp mà vẫn có lãi

- Môi trường kinh tế chính trị: có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một môi trường kinh tế phát triển thì luôn có cơ sở hạ tầng vững chắc

và hệ thống chính trị pháp luật ổn định thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp

1.2.Quy trình của hoạt động quản trị mua hàng

Là tập hợp các công tác liên hệ kế tiếp nhau có tính chu kỳ nhằm thực hiện từng thương vụ mua

Quy trình mua hàng

1.2.1.Xác định nhu cầu mua hàng

Giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiệp vụ mua là xác định nhu cầu (quyết định mua), có nghĩa khi nào thì mua, mua cái gì và bao nhiêu, cách thức mua

1.2.1.1 Xác định thời điểm mua

Tùy thuộc vào sự biến động giá mua trên thị trường mà đưa ra quyết định thời điểm mua Thời điểm mua hàng có ảnh hưởng đến giá cả, chi phí vận chuyển, chi phí đảm bảo dự trữ

Trang 12

+ Mua tức thời: mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trog thời gian hiện tại (vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, hàng hóa để cung ứng cho khách hàng ) trong trường hợp giá mua trên thị trường ổn định và có xu hướng giảm.

+ Mua trước: mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong cả thời gian dài trong trường hợp giá mua trên thị trường tăng nhanh; chính sách này hấp dẫn khi giá mua trong tương lai sẽ tăng và doanh nghiệp sẽ có lợi giá thấp, nhưng sẽ làm tăng dự trữ Vì vậy

để quyết định có nên mua trước hay không và mua trước bao lâu, cần so sánh tổng chi phí bao gồm giá trị mua và chi phí dự trữ giữa các phương án

1.2.1.2 Xác định nhu cầu mua hàng

-Đối với hoạt động thương mại:

Để xác định nhu cầu mua hàng trong hoạt động thương mại, doanh nghiệp thường căn cứ vào dự báo bán hàng

Dự báo bán hàng là việc đánh giá số lượng bán bằng tiền hoặc theo đơn vị sản phẩm (dịch vụ) trong tương lai của 1 doanh nghiệp đối với từng mặt hàng trong 1 thời gian nhất định trên tất cả thị trường mà doanh nghiệp tham gia cạnh tranh

Có rất nhiều kỹ thuật dự báo nhưng chỉ đề cập đến kỹ thuật phổ biến nhất là phương pháp ước tính tổng cầu thị trường

Tổng cầu thị trường là tổng khối lượng sản phẩm được mua bởi 1 loại khách hàng nhất định, tại 1 khu vực địa lý nhất định, trong 1 thời kỳ nhất định, ở 1 điều kiện marketing nhất định với sự phối hợp nhất định các hoạt động marketing của ngành kinh doanh đó

Hai phương pháp ước tính tổng cầu thị trường:

+ Phương pháp 1: Q = n*q*p

Q: Tổng cầu thị trường

n: số lượng người mua

q: số lượng mua bình quân trong năm của 1 khách hàng

p: giá bán của 1 sản phẩm

+ Phương pháp 2: phương pháp tỉ số chuỗi

Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở nhân 1 con số căn bản với 1 chuỗi bách phân điều chỉnh

-Đối với hoạt động sản xuất:

Trước tiên cần xác định nhu cầu vật tư của từng bộ phận

+ Trường hợp 1: Một loại vật tư sản xuất ra 1 loại sản phẩm

Ngày đăng: 09/09/2021, 11:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w