Trong bối hội nhập hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới, các mặt hàng nông sản nước ta cần được nâng cao năng lực cạnh tranh hay có lợi thế so sánh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH GIÁ XUẤT KHẨU
NGÀNH :KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU cỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Dữ liệu và nguồn dữ liệu 2
1.3.2 Phương pháp 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.5 KẾT CẤU của KHÓA LUẬN 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ 3
2.1 XUẤT KHẨU 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Vai trò 3
2.1.3 Lợi ích 3
2.2 Giá 3
2.2.1 Các khái niệm về giá 3
2.2.2 Tầm quan trọng của giá 4
2.2.3 Cách tính giá xuất khẩu 5
2.2.4 Những yếu tố tác động đến giá 5
2.3 Cạnh tranh 9
2.3.1 Khái niệm 9
2.3.2 Vai trò 9
2.3.3 Năng lực cạnh tranh 10
2.3.4 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 11
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VIỆT NAM 13
3.1 CÀ PHÊ 13
3.1.1 Tình hình sản xuất cà phê ở việt nam 13
3.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê 13
3.1.3 Tình hình cà phê trên thị trường thế giới 14
3.2 GẠO 15
3.2.1 Tình hình sản xuất gạo ở việt nam 15
3.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo ở việt nam 16
3.2.3 Tình hình cung cầu trên thị trường gạo thế giới 18
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VIỆT NAM 19
4.1 CÀ PHÊ 19
4.1.1 Mô tả sự biến động giá cà phê Việt Nam xuất khẩu và sự biến động giá cà phê Thế giới 19
Trang 54.1.2 Phân tích các yếu tố chính tác động đến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam
và giá cà phê thế giới 23
4.2 GẠO 34
4.2.1 Mô tả sự biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam 34
4.2.2 Mô tả biến động giá gạo thế giới 36
4.2.3 Một số yếu tố chính dẫn tới biến động giá gạo 39
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY 50
5.1 CÀ PHÊ 50
5.2 GẠO 53
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH GIÁ XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 57
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 5
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 3.1: Bảng số liệu diện tích trồng lúa và sản xuất gạo của Việt Nam so với các
nước Đông Nam Á 15
Bảng 3.2: Diện tích trồng lúa và tổng sản lượng lúa 1990-2013 16
Bảng 4.1: Tên biến và mô tả biến 50
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến 50
Bảng 4.3: tên biến và mô tả biến trong phân tích thống kê mô tả 54
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các yếu tố 54
Biểu đồ 3.1: Các nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thị trường thế giới 14
Biểu đồ 4.1: Biến động giá cà phê xuất khẩu Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2014 20
Biểu đồ 4.2: Biến động giá cà phê xuất khẩu của các quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng đầu thế giới từ năm 1981 đến năm 2014 23
Biểu đồ 4.3: Biến động giá Gạo xuất khẩu Việt Nam từ năm 1961 đến năm 2014 34
Biểu đồ 4.4: Biến động giá gạo xuất khẩu của các quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng đầu thế giới từ năm 1961 đến năm 2014 38
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự to ASEAN)
CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
CIF Cost, Insurance and Freight (Giá thành, bảo hiểm và cước)
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) FOB Free on Board (Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi)
HĐBT Hội đồng Bộ Trưởng
ICA Hiệp hội cà phê thế giới
ICC Hội đồng cà phê quốc tế
ICO International Coffee Organization (Tổ chức Cà phê Quốc tế)
IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)
IRRI Viện Quốc tế nghiên cứu lúa
LIFFE London International Financial Futures and Options Exchange (Đổi ngoại
tệ tương lai tài chính quốc tế London NN-PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
OECD Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế) PCS Chương trình cà phê bền vững
PQC Chương trình chất lượng cà phê
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
USDA United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) VFA Hiệp hội lương thực Việt Nam
VICOFA Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam
WB World Bank (Ngân hàng thế giới)
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
Trang 8CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Giá cả là một trong những thông tin đáng tin cậy để định hướng sản xuất và đầu
tư Không những vậy, giá cả là lợi ích kinh tế nên có tác động mạnh đến việc tăng năng suất, hạ giá thành, khuyến khích sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào việc phân bổ nguồn lực của đất nước; phân phối và phân phối lại sản phẩm trong nền kinh
tế Giá các loại nông sản, đặc biệt là lúa gạo luôn dao động mạnh và thiếu ổn định (Hồ Thị Hoàng Lương, 2014) Trong khi đó, các mặt hàng nông sản đóng vai trò quan trọng như là một mặt hàng thiết yếu trong đời sống kinh tế xã hội của người dân nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Trong những năm qua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Đây là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, mang lại giá trị ngoại tệ rất lớn cho quốc gia, tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân Hơn nữa, xuất khẩu nông sản còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, tạo động lực quan trọng cho việc phát triển các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại khác, giúp Việt Nam hòa nhập sâu rộng vào cộng đồng thế giới Trong đó gạo và cà phê là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta Mặc
dù, hai mặt hàng này đem lại giá trị xuất đáng kể cho đất nước nhưng luôn bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay Sự biến động giá các mặt hàng nông sản không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu mà còn ảnh hưởng vấn đề an ninh lương thực, không những thế mà nó còn gây ảnh hưởng lan truyền đến đời sống kinh tế của người nông dân Do đó việc xác định và phân tích một số yếu tố chính tác động đến sự biến động giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu đóng vai trò quan trọng Vì nhờ đó, những chính sách có thể được đề xuất nhằm giúp người nông và các nhà kinh doanh đất Việt có thể
dự đoán sự biến động giá và chủ động đưa ra các giải pháp sản xuất nhằm thích ứng với sự biến động giá trên thế giới Trong bối hội nhập hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới, các mặt hàng nông sản nước ta cần được nâng cao năng lực cạnh tranh hay có lợi thế so sánh đối với sản phẩm nông sản đến từ các quốc gia khác trên thế giới Và khả năng ứng phó thành công với sự biến động giá, thậm chí tìm ra cơ hội để tăng giá trị các mặt hàng nông sản nước ta sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế
Vì vậy, “Phân tích sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam và giải pháp bình ổn giá xuất khẩu” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu, nhằm tìm hiểu giá xuất khẩu của các mặt hàng nông sản đã biến động như thế nào trong quá khứ, xác định những yếu tố chính tác động đến sự biến động giá này và kiến nghị một số giải pháp để ổn định giá đảm bảo đời sống kinh tế cho người nông dân và nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt nam trên thị trường thế giới
Trang 91.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khóa luận hướng tới ba mục tiêu chính Đầu tiên là tổng quan giá cả của hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trên thị trường thế giới Tiếp theo là
mô tả biến động giá cà phê, giá gạo Việt nam xuất khẩu và phân tích những nhân tố tác động đến những biến động về giá cả đó Thông qua mô hình hồi quy tìm hiểu các yếu
tố quan trọng tác động đến giá cà phê và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Mục tiêu cuối cùng là đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định giá xuất khẩu của hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực này trên thị trường thế giới
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Dữ liệu và nguồn dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận này là dữ liệu thứ cấp Cụ thể là những thông tin và dữ liệu liên quan đến giá xuất khẩu của hai mặt hàng
là gạo và cà phê Chúng được thu thập từ: UN Comtrade; Tổng cục thống kê; Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; World Bank (Ngân hàng thế giới); FAO - tổ chức nông nghiệp; IMF- Quỹ tiền tệ quốc tế; ICO - Tổ chức cà phê quốc tế và một số trang web khác có liên quan đến lĩnh vực
nông nghiệp
1.3.2 Phương pháp
Khóa luận này đã sử dụng các phương pháp phân tích như là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp định tính để mô tả và phân tích sự biến động giá gạo xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 2014 và biến động giá cà phê Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn 1981 – 2014 Ngoài ra, khóa luận cũng sử dụng phương pháp phân tích định lượng, qua những số liệu được phân tích từ những mô hình hồi quy sẽ tìm kiếm, so sánh mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá gạo và cà phê xuất khẩu
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ngoài việc tập trung vào giá xuất khẩu gạo và cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới nghiên cứu còn tập trung vào ảnh hưởng của biến động giá gạo và cà phê xuất khẩu đến hoạt động xuất khẩu ở nước ta Giai đoạn phân tích của mặt hàng gạo là từ năm 1961 đến năm 2014 Trong khi giai đoạn phân tích của mặt hàng cà phê là từ năm
1981 đến 2014
1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Chương 1 : Giới thiệu đề tài
Chương 2 : Tổng quan về các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 3: Thực trạng và tình hình xuất khẩu gạo và cà phê của nước ta
Chương 4: Phân tích biến động giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt
Nam
Chương 5 : Xây dựng mô hình hồi quy
Chương 6 : Giải pháp ổn định giá xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu
Trang 10CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT LIÊN
2.1.2 Vai trò
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu là hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất cần thiết Xuất khẩu chính là hoạt động giúp các quốc gia có tham gia gắn kết và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn Tùy vào lợi thế mà mức độ chuyên môn hóa sẽ khác nhau, trình độ chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành Mục đích chung của mọi quốc gia khi tiến hành việc xuất khẩu chính là thu được một lượng ngoại tệ lớn để có thể nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại… nhằm tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân Đây cũng là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp rút ngắn sự chênh lệch giữa các nước trên thế giới
2.1.3 Lợi ích
Xuất khẩu giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia Một mặt, xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước Mặt khác, xuất khẩu Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Nó là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong điều kiện hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực
2.2 GIÁ
2.2.1 Các khái niệm về giá
Giá là một cơ chế cơ bản thể hiện mối liên hệ của các thị trường (Goodwin và
Trang 11Holt, 1999) Mối liên hệ giữa lượng cầu và giá luôn có mối liên hệ mật thiết và sự biến động giá ở thị trường này sẽ tác động đến giá cân bằng ở thị trường khác (Engle và Quagrainie, 2009) Giá được phân biệt dựa theo quan điểm của người mua hay người bán Theo quan điểm của người mua thì giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận được một số lượng hàng hóa hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu hàng hóa hay dịch vụ đó Theo quan điểm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định Có nhiều loại giá khác nhau Giá bán buôn và giá bán lẻ có thể được phân biệt dựa vào chuỗi giá trị hàng hóa Giá bán buôn là mức giá quy định cho mỗi đơn vị hàng hóa dựa trên số lượng lớn hàng hóa được thay đổi, buôn bán giữa người bán và người mua Nhóm người tham gia là các nhà kinh doanh nhỏ, các đại lý và các nhà phân phối (Lê Xuân Sinh, 2010) Giá bán lẻ là mức giá quy định cho mỗi đơn vị hàng hóa thông qua việc buôn bán trực tiếp giữa người bán và người tiêu dùng với số lượng ít Loại giá này được thể hiện tiêu biểu ở các siêu thị, các cửa hàng, các chợ Qua đó sản phẩm được trao đổi trực tiếp giữa người bán và người mua không thông qua bất cứ một hợp đồng kinh tế nào Giá danh nghĩa là giá nhìn thấy (hay được công bố) trong các giao dịch trên thị trường Giá danh nghĩa sẽ thay đổi tùy thuộc vào quan hệ cung, cầu trên thị trường hoặc tình hình kinh tế Trong khi, giá thực là giá danh nghĩa đã khử yếu tố lạm phát Giá thực được tính bằng cách lấy giá danh nghĩa chia cho chỉ số lạm phát (hay chỉ số giá) tương ứng Dữ liệu về giá gạo và giá cà phê xuất khẩu từ năm 1961 đến năm 2014 mà khóa luận sử dụng, tập trung phân tích là giá danh nghĩa của hai hàng nông sản này
2.2.2 Tầm quan trọng của giá
Giá là một yếu tố quan trọng trong thị trường, có sức ảnh hưởng lớn đến đường cung - cầu thị trường Cung hay cầu sẽ tăng hay giảm theo sự thay đổi giá của chính sản phẩm đó theo một hệ số co giãn tương đối nhất định Có thể nói, giá là một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược marketing-mix (sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại) Chiến lược về giá là một chiến lược quan trọng và không dễ thực hiện, nó là yếu tố quyết định thu nhập, lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như sự lựa chọn sản phẩm đó trên thị trường Giá cả còn là một yếu tố mang tính cạnh tranh mạnh
mẽ trên thị trường, là căn cứ quan trọng để giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh, nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giá cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tác động đến giá trị xuất khẩu Mục tiêu chủ yếu sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung là đòi hỏi cấp bách nhằm tăng ngoại tệ, giải quyết vốn cho công nghiệp hóa Giá xuất khẩu càng cao thì sẽ góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, khiến
Trang 12thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giảm thâm hụt cán cân thương mại Chính phủ có thêm nguồn thu để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Giá xuất khẩu tốt, xuất khẩu gia tăng thì diện tích đất trồng sẽ ngày càng mở rộng, năng suất và sản lượng sẽ ngày càng gia tăng Dân số nước ta với 80% tập trung
ở nông thôn, phần lớn sinh sống bằng sản xuất lúa gạo và trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp Trong khi đó, đời sống ở nông thôn và thành thị có sự chênh lệch đáng kể Đời sống của người nông dân còn khá thấp, xét cả về mức thu nhập bình quân đầu người, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng…với tình trạng đó việc phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cũng như cà phê, đặc biệt là giá lúa gạo, cà phê cao hay thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân và bộ mặt nông thôn Có thể nói, giá xuất khẩu cao sẽ góp phần cải thiện đời sống, giải quyết việc làm cho người dân Vì giá cả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tác động đến giá trị xuất khẩu Khi sản xuất mang lại hiệu quả biểu hiện qua giá trị kinh tế cao thì nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lúa gạo và cà phê tăng lên từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân và cải thiện bộ mặt nông thôn Ngược lại, khi giá trị mang lại thấp thì mức đầu tư thấp và thậm chí là không đầu tư ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội Khi giá trị mang lại của sản xuất lúa gạo và cà phê biểu hiện thông qua giá cao thì việc phối hợp các nguồn lực ở mức tối đa, mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội, tránh lãng phí các nguồn lực sẵn có Ngược lại, khi giá trị mang lại thấp sẽ dẫn đến lãng phí các nguồn lực sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân
2.2.3 Cách tính giá xuất khẩu
𝐏𝐗𝐊 = 𝐏
𝐄
Trong đó:
𝐏𝐗𝐊 : là giá xuất khẩu của hàng hóa (đơn vị tính: USD)
P : là giá nội địa của hàng hóa (đơn vị tính: VND)
E : là tỷ giá hối đoái.
2.2.4 Những yếu tố tác động đến giá
Quan hệ cung cầu
Các khái niệm về cầu thị trường, đường cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thị trường được thể hiện như sau:
Cầu: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định mà người tiêu dùng sẽ mua ở
các mức giá khác nhau trong một thời điểm cụ thể (Giả định không xem xét đến ảnh hưởng các yếu tố khác với giá Quy mô của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng,… mà trong đó giá cả hàng hóa là yếu tố có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Trang 13Các nhân tố tác động đến đến cầu:
Thu nhập: Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn cho
việc mua hàng hóa và dịch vụ Do đó, khi thu nhập tăng, lượng cầu hàng hóa tăng so với trước ở cùng mức giá, và ngược lại
Thị hiếu: Thị hiếu là sở thích của người tiêu dùng, thường khó xác
định Thị hiếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, tập quán, tâm lý, lứa tuổi, tôn giáo, quảng cáo, thời gian Thị hiếu không phụ thuộc nhiều vào thu nhập và giá cả hàng hóa Nói cách khác, để đáp ứng thị hiếu của mình, người tiêu dùng sẵn lòng bỏ tiền nhiều hơn để mua sản phẩm mà không quan tâm
nhiều đến thu nhập và giá hàng hóa
Giá cả hàng hóa liên quan: Hàng hóa liên quan là hàng hóa thay thế
hoặc hàng hóa bổ sung Hàng hóa thay thế là những hàng hóa tương tự và có thể thay thế cho hàng hóa khác như cá và thịt, cơm và phở Hàng hóa bổ sung là các hàng hóa được sử dụng cùng với nhau như cá với rau, đậu với đường Khi tăng giá một mặt hàng làm giảm cầu mặt hàng bổ sung và tăng cầu đối với hàng hóa thay thế
Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà các chủ thể đem bán ra trên thị
trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất, chi phí sản xuất xác định Các yếu tố ảnh hưởng đến đường cung bao gồm công nghệ, giá cả của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, chi phí sản xuất, chính sách của Nhà nước, khả năng sinh lợi của sản phẩm thay thế, sự kì vọng về giá của các sản phẩm trong tương lai, điều kiện tự nhiên và một số yếu tố khách quan khác (David Begg, 2005)
Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường:
Giá cả của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường: khi giá cả hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường tăng lên thì cung sẽ tăng lên và ngược lại
Chi phí sản xuất: khi chi phí sản xuất thấp đi, người ta sẽ mở rộng sản xuất,
các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nhiều hơn thì cung tăng lên, còn khi chi phí sản xuất tăng cao thì cung sẽ giảm đi
Công nghệ: công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng
suất, giảm chi phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm C tiến công nghệ, tức là góp phần tăng khả năng sản xuất, khối lượng hàng hóa tăng lên so với lao động thủ công dẫn đến cung tăng lên Trong nông nghiệp, sự cải tiến công nghệ không chỉ đơn thuần là cải tiến về máy móc mà còn là sự cải thiện về giống, thức ăn, phân bón hay ứng dụng các thiết bị dự báo về thời tiết, đo mật độ, độ ẩm trong môi trường
Chính sách thuế và các quy định của Chính Phủ: chính sách về thuế của
nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các nhà sản xuất, do
Trang 14lượng cung sẽ giảm Ngược lại mức thuế thấp sẽ khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng và cung sẽ tăng lên Ngoài chính sách thuế, các quy định khác của Chính phủ cũng có ảnh hưởng đến cung như chính sách ưu đãi, hỗ trợ phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ nông sản
Khả năng sinh lợi của sản phẩm thay thế: khi khả năng sinh lợi của sản
phẩm thay thế tăng, nhà sản xuất có thể sẽ chuyển qua sản xuất những sản phẩm thay thế này Điều này làm chuyển dịch về nguồn cung
Sự kì vọng về giá của các sản phẩm trong tương lai: khi người sản xuất kì
vọng giá sản phẩm sẽ tăng trong tương lai gần, họ sẽ không sẵn sàng bán sản phẩm ra thị trường làm lượng cung suy giảm
Điều kiện tự nhiên và một số yếu tố khách quan khác: việc nuôi trồng, sản
xuất, chế biến đối với các doanh nghiệp thủy sản gắn liền với điều kiện tự nhiên của nước, thời tiết, khí hậu Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại sẽ làm giảm năng suất Yếu tố khách quan khác cũng có thể làm thay đổi mức cung như thiên tai, lũ lụt
Trong các nhân tố đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cung của hàng hóa và dịch vụ đó Cung và giá cả có mối quan hệ cùng chiều Giá cả cao thì cung lớn và ngược lại giá cả thấp thì cung giảm
Giá cả luôn luôn tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung Tức là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì một sự tăng lên của cầu hay giảm xuống của cung
sẽ làm cho giá cả tăng lên; và ngược lại, một sự giảm xuống của cầu và một sự tăng lên của cung sẽ làm cho giá cả giảm xuống Mặt khác, sự tăng giá cả trên thị trường sẽ kích thích các nhà sản xuất tăng cung, và hạn chế cầu làm cho cầu gi`ảm xuống và ngược lại Cứ như vậy, đến một lúc nào đó cung và cầu sẽ cân bằng
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia Tỷ giá giữ vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế Đối với cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu dường như nhạy cảm với mọi biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái Sự tăng lên của tỷ giá hối đoái sẽ làm hàng hóa sản xuất nước này trở nên cạnh tranh do giá rẻ hơn, ngược lại nếu giá đồng nội tệ tăng tức tỷ giá hối đoái giảm sẽ khiến giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt tương đối, tính cạnh tranh về giá giảm đi Tóm lại, giá đồng nội tệ giảm có lợi cho xuất khẩu, giá đồng nội tệ tăng ngược lại sẽ gây bất lợi
Yếu tố tài chính và thị trường toàn cầu
Các đợt khủng hỏang tài chính, lạm phát làm giá hàng hóa tăng cao, đã ảnh hưởng lan truyền đến nền kinh tế của các nước trên thế giới, tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu toàn cầu
Hoạt động đầu cơ đã gây những ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả trên thị
Trang 15trường gạo và cà phê thế giới Hoạt động đầu cơ là nó cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho cho các nhà đầu
tư khác dễ dàng sử dung các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá để loại trừ rủi ro Tuy nhiên đầu cơ cũng gây ra những tác động tiêu cực Khi có hoạt động đầu cơ giá lên diễn ra, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột vượt quá giá trị thực của nó, đơn giản vì việc đầu cơ đã làm gia tăng cái gọi là
“cầu ảo“ Giá tăng lại tiếp tục làm các nhà kinh doanh khác nhảy vào thị trường này với hi vọng giá sẽ còn lên nữa Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị trường này trở nên rất nóng và ẩn chứa rủi ro cao
Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Trong xu thế khu vực hoá, toàn cấu hoá thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng Chính vì thế mỗi biến động của tình hình kinh tế xã hội trên thế giới đều ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước Lĩnh vực xuất khẩu hơn bất cứ một hoạt động nào khác bị chi phối mạnh mẽ nhất, ở đây cũng do một phần tác động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế Khi xuất khẩu hàng hoá từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu phải đỗi mặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽ của các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước nhập khẩu và xuất khẩu
Ngày nay, đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế Nếu quốc gia nào tham gia vào các liên minh kinh tế này hoặc ký kết các hiệp định thương mại thì sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của mình.Ngược lại, đó chính là rào cản trong việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó
Ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh
Các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu cầu rạo ra giá trần, thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩu thực sự nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó Trong một thị trường cạnh tranh hoàn toàn thì nhà xuất khẩu có rất ít quyền định đoạt đối với giá cả Khi đó, vấn đề định giá chỉ còn là quyết định bán hay không bán sản phẩm vào thị trường đó Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn toàn hoặc độc quyền thì nhà xuất khẩu có một số quyền hạn để định giá của một số sản phẩm phù hợp với những phân khúc thị trường đã được chọn lựa trước, và thông thường họ có quyền định giá sản phẩm xuất khẩu ở mức cao hơn so với giá thị trường trong nước
Chất lượng
Chất lượng của hàng nông sản thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụng của sản phẩm Ngày nay, trên thị trường các nước phát triển, xu hướng cạnh tranh không chỉ bằng chất lượng mà còn gắn với các yếu tố về môi trường và an toàn sản
Trang 16sản phẩm, dịch vụ là tiêu chí quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới, hàng nông sản sản xuất ra muốn tiêu thụ được phải đảm bảo được chất lượng theo chuẩn mực và chất lượng vượt trội
2.3 CẠNH TRANH
2.3.1 Khái niệm
Từ xa xưa, từ cạnh tranh bắt nguồn từ tiếng latin có nghĩa là tham gia đua tranh với nhau (Neufeldt, 1996) Cạnh tranh cũng có nghĩa là nỗ lực hành động để thành công hơn, đạt kết quả tốt hơn người đang có hành động như mình Do đó, sự cạnh tranh là sự kiện mà trong đó, cá nhân hay tổ chức cạnh tranh nhau để đạt thành quả mà không phải mọi người đều giành được (Hornby A.S & Sally Wehmeier, Oxford Cambridge Advanced Learner’s Dictionary, 2000) Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác Cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình (Từ điển kinh doanh ở Anh, 1992) Còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng Do người sản xuất muốn bán đắt, ngược lại người tiêu dùng lại muốn mua rẻ Cạnh tranh cũng có thể diễn ra giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn hay giữa những người sản xuất để
có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trong mọi hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội
2.3.2 Vai trò
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển Bất kỳ một nền kinh
tế nào cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh Cạnh tranh thực chất là cuộc chạy đua không có đích, là quá trình mà các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế đích
Trang 17thực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo
ra ưu thế về sản phẩm và giá bán thì phải tăng chất lượng sản phẩm và giá bán phải rẻ Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp nào cung cấp hàng hoá, dịch vụ với chất lượng tốt nhất mà giá thành rẻ nhất thì sẽ chiến thắng Vì thế, cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp chi phí cao trong sản xuất kinh doanh và khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có chi phí thấp vươn lên Hơn nữa, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng Chính vì vậy, cạnh tranh là để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh
là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm vừa có chất lượng tốt và giá cả rẻ Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên dành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác Để tham gia vào thị trường doanh nghiệp phải tuân thủ quy luật đào thải chọn lọc Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng của chính mình, nâng cao trình độ kiến thức về kinh doanh Do đó, cạnh tranh là điều kiện rất tốt để đào tạo ra những nhà kinh doanh giỏi Có thể nói, cạnh tranh đóng vai trò quan trọng là động lực cơ bản nhằm kết hợp một cách tối ưu nhất lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội, là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết các hoạt động kinh doanh trên thị trường, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội
2.3.3 Năng lực cạnh tranh
Khái niệm
Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới Năng lực cạnh tranh còn là cách thức mà các nước tạo điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển kinh tế Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường những gì hình thành nên sự phát triển này như là chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng suất Cụ thể hơn, năng lực cạnh tranh theo dõi những yếu tố giúp một nền kinh tế có năng suất cao và so sánh thành quả của mỗi quốc gia với chuẩn mực quốc tế Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho
cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
Trang 182.3.4 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể được phân chia thành bốn cấp độ bao gồm: năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hoá Mặc dù có sự độc lập tương đối, nhưng chúng lại có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp, tổng hợp lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Ngược lại, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và doanh nghiệp Chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi được nâng cao sẽ tạo nên sức hút, sự hấp dẫn với sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia là một yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “ năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững Theo Asia Development Outlook 2003, năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước đó Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thương mại quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để
Trang 19tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Năng lực cạnh tranh cấp ngành
Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển, có năng lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó cần phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao Có thể hiểu năng lực cạnh tranh ngành là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài Ngoài ra, còn thông qua một số tiêu chí khác như: nguồn lực về vốn, công nghệ, con người, quản lý; chất lượng và giá cả sản phẩm;
hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Theo mô hình kim cương của Micheal Porter, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trong môi trường kinh doanh quốc gia bao gồm: các điều kiện về yếu tố sản xuất, sức cầu về hàng hóa, các ngành phụ trợ, môi trường cạnh tranh ngành và vai trò của Chính Phủ
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng trao đổi sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Theo ông Lê Văn Được,
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công nghiệp cho rằng “năng lực cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại Lợi thế
so sánh của một sản phẩm do các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm ”(Tạp chí Công nghiệp, 2004) Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là tất cả những đặc điểm, yếu tố, tiềm năng giúp sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trường trong một thời gian dài Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường Như vậy, một sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao phải đảm bảo các yếu tố về chất lượng, giá cả, vệ sinh, dịch vụ đi kèm, kiểu dáng mẫu mã, tốc độ phục vụ… sản phẩm cần có tính mới lạ nhưng phù hợp với nhu cầu, mang lại giá trị sử dụng cao hơn
so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành sản xuất, của quốc gia kinh doanh sản phẩm đó thấp
Tóm lại năng lực cạnh tranh của sản phẩm đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp Chính vì thế, bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu và phân tích khía cạnh năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Trang 20CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VIỆT NAM
3.1 CÀ PHÊ
3.1.1 Tình hình sản xuất cà phê ở việt nam
Nước ta có điều kiện tự nhiên đất đai và khí hậu rất thuận lợi để phát triển sản xuất nhiều loại cà phê Năng suất cà phê nước ta hiện nay vào loại cao nhất thế giới, hương vị chất lượng tự nhiên vốn có của cà phê Việt Nam được Hội đồng cà phê quốc
tế và nhiều khách hàng đánh giá cao, ngang với cà phê Uganđa và cao hơn cà phê của nhiều nước trên thế giới
3.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê
Khi công cuộc đổi mới được tiến hành, cây cà phê mới được đưa vào quy hoạch
và tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung vào năm 1986 Sau đó Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư toàn thế giới (chiếm 6.5% sản lượng thế giới), đứng sau Brazil, Colombia và xấp xỉ bằng Indonesia vào năm 1988
Hoạt động xuất khẩu cà phê ngày càng diễn ra mạnh mẽ Từ năm 1994 đến nay, cây cà phê Việt Nam phát triển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt Có thể nói trong ngành nông nghiệp hiện nay, cà phê chỉ đứng sau lúa gạo và có chỗ đứng vững chắc trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Hiện nay cà phê
là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai ở Việt Nam (ĐH Kinh tế quốc dân)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2012 đạt 1.76 triệu tấn với kim ngạch 3.74 tỷ USD, tăng 40.3% về lượng và 36%
về giá trị so năm 2011
Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ chiếm 12.03%
và Đức chiếm 11.77% thị phần đều tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị
Cây cà phê đã trở thành một trong những cây công nghiệp quan trọng bậc nhất
ở Việt Nam, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong các mặt hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng sau lúa gạo, mỗi năm đóng góp trên dưới 500 triệu USD cho nền kinh tế, là một trong mười mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế nước
ta Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta và lượng xuất khẩu chiếm khoảng 14% thị phần toàn cầu Khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Brazil Tuy nhiên cà phê chủ yếu của Việt Nam là Robusta, giá xuất khẩu không cao như cà phê Arabica Cùng với sản xuất, ngành kinh doanh xuất khẩu
cà phê cũng có bước phát triển đáng kể, vị thế của sản phẩm cà phê Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế Tháng 8/2012, lần đầu tiên Việt Nam đã qua
Trang 21mặt Brazil để vươn lên ngôi vị thế giới về khối lượng cà phê xuất khẩu
Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng cà phê không có biến động mạnh Sản lượng sản xuất, lượng xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định Tỉ trọng sản lượng cà phê Arabica vẫn
ở mức khiêm tốn so với cà phê Robusta (tỉ trọng lần lượt là 2.56% và 97.44%) (VICOFA)
3.1.3 Tình hình cà phê trên thị trường thế giới
Do đóng góp của cà phê vào tổng giá trị giao dịch toàn cầu là rất lớn, cà phê giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đứng thứ hai sau ngành dầu hỏa Thêm nữa thuật ngữ “coffee industry” - ngành cà phê đã công nhận và sử dụng rộng rãi; vì ngành này có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực: tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa của thế giới Đây là mặt hàng được đầu cơ nhiều nhất, bên cạnh các sản
phẩm mang tính đầu cơ truyền thống như vàng bạc, đá quý, dầu mỏ (SMES, 2011)
3.1.3.1 Nguồn cung
Cà phê được trồng và chế biến chủ yếu ở những nước gần xích đạo có khí hậu nhiệt đới Trên thế giới có khoảng 50 quốc gia trồng cây cà phê Trong đó Việt nam, Brazil, Colombia, Indonesia là những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới Có hai loài cà phê quan trọng và có ý nghĩa kinh tế Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), chiếm khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê Hơn nữa cà phê Arabica có giá cao hơn Robusta
Biểu đồ 3.1: Các nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thị trường thế giới
Trang 22Đặc điểm của ngành trồng cà phê, có tính chất mùa vụ không giống nhau giữa các nước trồng cà phê như Brazil, Indonesia bắt đầu thu hoạch vào tháng 4, Việt Nam thu hoạch vào cuối tháng 10 Nguồn cung cà phê phụ thuộc rất nhiều vào diện tích, mùa vụ và thời tiết của các quốc gia trồng cà phê
Theo số liệu của UN-comtrade, các cường quốc về xuất khẩu cà phê trên Thế giới bao gồm: Brazil, Việt Nam, Indonesia, Colombia, Ấn độ, Mexico, Ethiopia, Guatemala Trong năm 2012, Brazil đã xuất khẩu ra thế giới 1.5 triệu tấn với giá trị xuất khẩu đạt 5.74 tỷ USD cao hơn gấp 5 lần khối lượng xuất khẩu của Indonesia
3.1.3.2 Nguồn cầu
Ba nước tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới là Mỹ, Brazil và Đức Cả ba nước này tiêu thụ tổng cộng khoảng 37% sản lượng cà phê của thế giới Tính riêng trong năm 2010 là tổng sản lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới là 132 triệu bao loại 60kg, trong đó 21 triệu bao được tiêu thụ tại Mỹ, 19 triệu bao tại Brazil và 9 triệu bao tại Đức Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ cà phê giữa những thị trường đã phát triển và đang phát triển có sự thay đổi Các nước như Mỹ, Đức được xem là thị trường truyền thống tiêu thụ cà phê lại có xu hướng tăng trưởng chậm và ổn định Trong khi các thị trường mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines lại có xu hướng tiêu thụ cà phê với tốc độ tăng trưởng nhanh
3.2 GẠO
3.2.1 Tình hình sản xuất gạo ở việt nam
Việt Nam ta vốn được thế giới biết đến là quốc gia có nền văn minh trồng lúa nước từ khi lập nước
Hình 3.1: Biểu đồ diện tích trồng lúa và sản xuất gạo của Việt Nam so với các
nước Đông Nam Á
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì
Trang 23tích trồng lúa nước ta chỉ đứng thứ ba ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Thái Lan, nhưng sản lượng sản xuất gạo của chúng ta lại chiếm đến 24% và đứng thứ hai vượt qua Thái Lan Có thể thấy, điều kiện thời tiết thuận lợi, quá trình canh tác của nông dân cũng như những đóng góp của các nhà khoa học góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất gạo ở Việt Nam
Từ năm 1990 trở lại đây, nhờ có các giống lúa mới ngắn ngày, đáp ứng cho nhu cầu mở rộng diện tích canh tác hàng năm mà sản lượng lúa gạo Việt Nam liên tục tăng trưởng Các biện pháp kỹ thuật canh tác tốt cũng như các ứng dụng khoa học kỹ thuật
đã đuợc áp dụng vào nông nghiệp trên phạm vị rộng, do đó, sản lượng và năng suất, đơn vị diện tích (ha) tăng đáng kể Điển hình là việc tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống chọi được với nhiều loại sâu bệnh đã góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo của cả nước Tất cả những yếu tố đó đã làm nên sản lượng lúa
đứng vào thứ hạng của thế giới
Bảng 3.2: Diện tích trồng lúa và tổng sản lượng lúa 1990-2013
Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2011 2012 2013
DT (triệu ha) 6,04 6,77 6,67 7,33 7,49 7,65 7,75 7,9
TSL (triệu tấn) 19,23 24,97 32,51 35,64 39,99 42,31 43,7 44,1
Năng suất (tạ/ha) 31,8 36,9 42,4 48,9 53,4 55,3 56,0
Nguồn: Đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa – gạo của Việt Nam từ thập nhiên 1990
trở lại đây – Thạc sĩ Phạm Thị Thương Hiền
Như đã thấy trên bảng thống kê, sản lượng lúa nước ta năm 1990 là 19.23 triệu tấn và đạt 32.51 triệu trấn năm 2000 Năng suất và diện tích canh tác tăng hàng năm đã giúp Việt Nam đạt sản lượng 42.31 triệu tấn lần đầu tiên vào năm 2011 Năm tiếp đó sản lượng lúa tiếp tục tăng lên 43.7 triệu tấn và năm 2013 là 44.1 triệu tấn
3.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo ở việt nam
Việc xuất khẩu gạo ở Việt Nam đã có từ rất lâu nhưng do nền kinh tế nước ta đã
bị gián đoạn do chiến tranh Cũng vì lí do đó mà tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam được chia làm bốn mốc thời gian, từ năm 1989 đến 1995, năm 1996 đến 1999, năm
2000 đến 2004 và năm 2005 đến 2011
Từ 1989 đến 1995
Theo như bảng số liệu được TS Võ Hùng Dũng thu thập, từ năm 1989 đến
1995 là khoảng thời gian đầy biến động, sản xuất và xuất khẩu đều không ổn định Xuất khẩu đầu năm thì cuối năm bị thiếu hụt hay xuất khẩu được năm này thì năm sau vẫn bị hụt hơi Vào những năm giữa của những thập niên 80, việc xuất khẩu lúa gạo vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi Trong khi miền Nam thì dư thừa lúa gạo và cần được xuất khẩu để nhập khẩu vật tự, phân bón cho sản xuất kế tiếp thì ở miền Bắc,
Trang 24đến việc sản xuất nên đã dẫn đến cơ chế thu mua đầy cam go này Khi được xuất khẩu, giá lúa đã tăng gấp đôi, gấp ba lần so với trước nên đã phần nào thúc đẩy nông dân gia tăng sản xuất Trong 7 năm này, nước ta đã sản xuất được 151 triệu tấn lúa với tỉ lệ trung bình 4.7%/ năm Cũng trong khoảng thời gian đó, nước ta xuất khẩu được 11.63 triệu tấn gạo (tăng trung bình 5.7%/năm) với kim ngạch đạt 2.52 tỉ USD và giá xuất khẩu trung bình 218 USD/ tấn Chiếm phần lớn gạo xuất khẩu là 35% tấm và chỉ có một số lượng nhỏ là gạo 25% Cuối năm 1988 đầu 1989, giá xuất khẩu gạo đạt mức khá cao với loại gạo 35% lên đến 235 USD/ tấn Tuy nhiên, đến giữa năm 1989 lại giảm mạnh chỉ còn 165 USD/ tấn và mãi đến năm 1991 mới phục hồi trở lại Trung bình giá xuất khẩu từ năm 1989 đến 1995 chỉ tăng 3%/ năm nhưng giá lúa trong nước lại tăng 30%/ năm Có thể nói, đây là những năm lạm phát từ mức rất cao đến giảm dần và đi đến ổn định Chính việc xuất khẩu lúa gạo là nhân tố quan trọng mang đến
Từ năm 2000 đến 2004
Kể từ năm 2000, xuất khẩu gạo giảm mạnh cả về số lượng lẫn giá cả Trong 5 năm, tổng xuất khẩu đạt 18.31 triệu tấn gạo, giảm trung bình 2.1%/ năm với kim ngạch 3.32 tỉ USD Giá xuất khẩu giảm sâu trong các năm này Năm 2001 giá trung bình chỉ còn 154 USD/ tấn và năm 2003 là 186 USD/ tấn Do giá xuất khẩu suy giảm nên giá lúa chỉ tăng nhẹ ở mức 3.8%/ năm Diễn biến này đã tác động đến việc sản xuất Tổng sản lượng đạt được trong 5 năm này là 169,8 triệu tấn với tỉ lệ trung bình 2,9%/ năm, chủ yếu là nhờ tăng năng suất, trong khi diện tích đã bị suy giảm từ năm 2004
Từ năm 2005 đến 2011
Đây chính là thời kỳ mà việc xuất khẩu lúa gạo tăng trưởng mạnh cả về giá cả và số lượng Tổng khối lượng xuất khẩu trong những năm này đạt 39 triệu tấn, chiếm 47%
số lượng và kim ngạch đạt 15.4 tỷ USD, chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm
1989 đến 2010 Với tỉ lệ tăng trung bình 10.8%/ năm, giá xuất khẩu từ phục hồi trở lại mức giá của năm 1991 đã gia tăng nhanh trong các năm tiếp theo Năm 2008 được xem là bước ngoặt đánh dấu năm xuất khẩu gạo gặt hái được thành công nhất Gạo đã
Trang 25xuất khẩu qua 166 quốc gia trên Thế giới với khối lượng xuất khẩu đạt 10.,21 triệu tấn/năm Nếu so sánh với giai đoạn 5 năm trước đó, năm 2003, gạo nước ta xuất khẩu hơn 148 quốc gia và vùng lãnh thổ thì năm 2008 con số này đã tăng lên 18 quốc gia, khối lượng xuất khẩu tăng gần 3 triệu tấn Trong năm 2011, Thái Lan vượt qua mặt Việt Nam và Ấn Độ để có sản lượng xuất khẩu cao nhất 10,7 triệu tấn (giá trị xuất khẩu 6,5 tỷ USD); Việt Nam đứng thứ nhì với sản lượng 7,1 triệu tấn (giá trị xuất khẩu 3,66 tỷ USD); Ấn Độ có lượng xuất khẩu chỉ bằng một nửa của Thái Lan (5 triệu tấn, giá trị 4 tỷ USD) Indonesia vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta Năm
2011, nước này nhập khẩu 1.88 triệu tấn, với kim ngạch trên 1 triệu USD
3.2.3 Tình hình cung cầu trên thị trường gạo thế giới
Theo dữ liệu được tổng hợp từ nguồn của UN-Comtrade, trên thị trường Thế giới, các quốc gia xuất khẩu lớn nhất là Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Parkistan, China, Myanmar, Uruguay, Argentina Trong khi Thái Lan được xem là quốc gia có mức sản lượng gạo xuất khẩu ra thế giới biến động ít, ổn định thì Ấn Độ và Việt Nam là 2 nước
có tình hình xuất khẩu không ổn định nhất gặp nhiều cú sốc trong quá trình thâm nhập vào thị trường thế giới Diễn biến lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn 17 năm (1996-2012) của các nước: lượng gạo Ấn Độ xuất khẩu ra thế giới biến động không ngừng, giai đoạn xuất khẩu thấp nhất từ 1999-2001 chỉ đạt trung bình 1,703,826,292 kg (giá trị xuất khẩu rất thấp, trung bình của 3 năm $655,427,476), trái lại năm mà đất nước
Ấn Độ xuất khẩu thành công gạo nhất đó là 2012 (10,569,564,590kg) với giá trị đạt được $6,127,951,717 đô la, khoảng biến động rất lớn 9,087,903,847kg; Một đất nước
có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất nằm ở vùng Đông Nam á đó là Thái Lan, lượng xuất khẩu ít nhất là 6,148,261,203kg (năm 2000) với giá trị xuất khẩu tương ứng
$1,629,859,347; trong khi lượng nhiều nhất là 10,216,040,457 trong năm 2008 (giá trị đạt được $6,107,572,101), khoảng biến động 4,067,779,254kg nhỏ hơn gấp 2,23 lần so với Ấn Độ Trong top 10 thị trường có khối lượng nhập khẩu gạo nhiều nhất là Indonesia, Brazil, USA, Japan, Pháp, Mexico, Iran, Iraq, Arab Saudia, Malaysia
Trang 26CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA
MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT
KHẨU CHỦ LỰC VIỆT NAM
Từ sau thời kì đổi mới, nước ta từ một nước có nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh đã vươn lên thành một quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản của nước ta nằm trong “Top 10” sản phẩm nông nghiệp hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu đen và hạt điều,… Trong đó, hai mặt hàng gạo và cà phê đã góp phần to lớn để ổn định nền kinh tế của đất nước và lấy lại vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế Có thể thấy, việc đẩy mạnh xuất khẩu hai loại mặt hàng nông sản này đóng vai trò quan trọng tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp nền kinh tế nước ta ngày một phát triển Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của gạo và cà phê xuất khẩu Việt Nam Trong đó, giá xuất khẩu liên quan đến lợi nhuận từ xuất khẩu là một trong những nhân tố thiết yếu tạo nên lợi thế cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới Tuy nhiên, trong suốt những năm qua, giá gạo và cà phê xuất khẩu Việt Nam đã trải qua vô vàn biến động Sự biến động giá gạo xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của nước ta cả về lượng lẫn giá trị Không những thế, sự biến động giá xuất khẩu còn gây ảnh hưởng lan truyền đến đời sống kinh tế của người nông dân Dưới đây là diễn biến tình hình biến động và những yếu tố tác động đến sự dao động trong giá xuất khẩu của hai mặt hàng nông sản xuất khẩu
4.1 CÀ PHÊ
4.1.1 Mô tả sự biến động giá cà phê Việt Nam xuất khẩu và sự
biến động giá cà phê Thế giới
Nhìn chung, giá cà phê Việt Nam vận động theo cùng xu hướng với giá cà phê trên thị trường quốc tế, xu hướng này càng trở nên rõ nét hơn khi Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta, đặc biệt là sau chính sách tự do hóa thị trường cà phê xuất khẩu từ những năm đầu thập niên 90 Những biến động lớn từ tình hình cà phê quốc tế luôn lập tức gây những ảnh hưởng nhất định đến thị trường cà phê trong nước Việc mở rộng quá nhanh diện tích trồng cà phê và sự tăng lên nhanh chóng lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đã gây ra tác động lớn đến thị trường cà phê thế giới Kết quả là giá cà phê xuất khẩu và sự dao động giá cà phê ở thị trường trong nước chịu ảnh hưởng ngày càng lớn bởi tình hình biến động của thị trường cà phê quốc tế
4.1.1.1 Diễn biến giá cà phê Việt Nam
Từ năm 1981 đến năm 2014, giá cà phê xuất khẩu của nước ta có khuynh hướng biến động không ngừng, phản ánh rõ nét những diễn biến trên thị trường cà phê
Trang 27thế giới Nhưng giá cà phê xuất khẩu Việt Nam trong suốt thời gian quan sát ngày càng tăng lên Từ năm 1981 đến năm 1984, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên cho đến khi chạm đến mức giá cao thứ hai trong lịch sử xuất khẩu cà phê nước ta là 104.23 USD/ kg Kể từ năm 1987, giá cà phê đột ngột rớt giá liên tục trong vòng năm năm tiếp theo, còn 30.707 USD/ kg, cũng là mức giá thấp nhất trong thập niên 80 và 90 Mức giá này thấp hơn giá cà phê xuất khẩu năm 1981 gần 2.3 lần và thấp hơn năm 1999 khoảng 1.65 lần Từ năm 1993 đến năm 1995, giá cà phê xuất khẩu đều đặn tăng 1.1 lần mỗi năm, đạt 95.184 USD/ kg vào năm 1995 Đặc biệt, vào năm 1994, giá cà phê xuất khẩu bất ngờ tăng mạnh lên gấp 2.5 lần so với năm trước Trong hai năm 1996 và 1997, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đột ngột tụt dốc xuống còn 56.143 USD/ kg vào năm 1997, kém 1.7 lần so với năm 1995 Từ năm 1998 đến năm 2004, giá cà phê Việt Nam khi giao dịch trên thị trường thế giới lại rơi vào thời kì tụt dốc với những mức giá thấp kỉ lục Vào năm 2001, giá cà phê xuất khẩu Việt Nam chỉ còn 15.118 USD/ kg, cũng là mức giá thấp nhất trong lịch sử ngành cà phê xuất khẩu của nước ta từ năm 1981 đến thời điểm gần đây nhất, thấp hơn giá cà phê xuất khẩu năm 1981 gần 4.7 lần và thấp hơn năm 2014 khoảng 8.2 lần Kể từ năm
2003 trở đi, giá cà phê xuất khẩu Việt Nam dần tăng trưởng trở lại và chạm tới mức giá cao nhất vào năm 2014 trong suốt thời gian quan sát từ năm 1981 đến nay là 123.22 USD/ kg, gấp 1.75 lần so với năm 1981, gấp 4.64 lần so với năm 2000 và gấp 1.36 lần so với năm trước Mặc dù vào năm 2009, giá cà phê xuất khẩu nước ta đột nhiên giảm mạnh xuống 1.36 lần so với năm 2008, do ảnh hưởng của giá cà phê thế giới
Nhận xét: Có tính chu kì trong biến động tăng giảm của giá cà phê xuất khẩu
của Việt Nam Sau 5- 6 năm, giá cà phê lại trải qua một đợt giảm giá mạnh
Biểu đồ 4.1: Biến động giá cà phê xuất khẩu Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2014
Đơn vị: USD/ kg
Trang 284.1.1.2 Diễn biến giá cà phê thế giới
Từ năm 1981 đến năm 2014, giá cà phê thế giới đã trải qua những biến động mạnh mẽ với những cú tăng đột ngột hoặc tụt dốc trong thời gian dài Tuy nhiên, giá
cà phê thế giới trở nên không ổn định và khó dự đoán hơn trong hơn ba thập niên vừa qua (Andrew và James, 2002)
Bắt đầu từ năm 1980, giá cà phê trên thị trường thế giới có xu hướng tăng dần với những mức giá cao và lên đến mức đỉnh điểm trong lịch sử ngành cà phê thế giới vào năm 1986 Do bị ảnh hưởng bởi giá cả trên thị trường thế giới mà giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam, Brazil, Ấn Độ và Colombia cũng vận động theo xu hướng tương
tự như vậy trong thời gian này Vào năm 1986, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam, Brazil, Colombia và Ấn Độ đều chạm tới những mức giá rất cao lần lượt là 104.23 USD/ kg ở Việt Nam , 141.21 USD/ kg ở Brazil, 173.24 USD/ kg ở Colombia và 107.42 USD/ kg ở Ấn Độ Đối với Brazil và Colombia, đây là những mức giá cao nhất trong lịch sử ngành cà phê của cả hai nước này, kể từ năm 1981 đến 2014 Nhưng theo sau cú tăng đột biến này là những đợt tụt dốc liên tiếp của giá cà phê thế giới Vì sau năm 1989, Hiệp hội cà phê thế giới (ICA) sụp đổ Trong khi, trước đây giá cà phê thế giới bị kiểm soát bởi Hiệp hội cà phê thế giới (ICA) Hiệp hội này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát giá cả giữa những nước sản xuất cà phê lớn trên thị trường thế giới và các nước tiêu thụ Nhờ vậy, giá cà phê thế giới đã khá ổn định và cao trước năm 1989 Khi ICA sụp đổ, giá cà phê trên thị trường thế giới, cũng như giá xuất khẩu của Việt Nam, Brazil, Ấn Độ và Colombia tụt dốc trong thời gian này (Julie Craves, 2006)
Giá cà phê trên thị trường thế giới đã không hề có một dấu hiệu phục hồi cho đến năm 1993 Tuy giá cà phê hạ xuống thấp, nhưng Hội đồng cà phê quốc tế (ICC) lại cho rằng giá cà phê thế giới đã rất ổn định từ 1990 - 1993 Kể từ năm 1994 trở đi, theo như Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) mô tả, giá cà phê thế giới trên thị trường tự do giai đoạn này vô cùng biến động Năm 1994 đến năm 1995, giá cà phê trên thị trường thế giới đã trải qua một đợt tăng giá dữ dội, cao hơn gấp hai lần so với những năm trước Trong đó giá cà phê xuất khẩu của bốn nước Việt Nam, Colombia, Brazil và Ấn Độ vào năm 1995 tăng bình quân 2.15 lần so với năm 1993 và 1.05 lần so với mười năm trước Sau khi có dấu hiệu hạ nhiệt vào năm 1996, chỉ số biến động của giá cà phê thế giới đã tăng lên vào năm 1997 nhưng ở mức độ thấp hơn vào thời điểm 1994 – 1995 (ICC, 2009)
Kể từ năm 1998, giá cà phê thế giới đột ngột giảm mạnh Mức giá cà phê trung bình trên thị trường thế giới được tổng hợp từ Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) đã giảm 20% vào năm 1999, giảm 25% vào năm 2000 và 29% vào năm 2001 (FAO, 2002) Lượng cung vượt quá cầu, khiến cho giá cà phê trên thế giới và giá cà phê xuất khẩu của bốn nước Việt Nam, Brazil, Colombia và Ấn Độ đồng loạt tụt dốc mạnh và rớt xuống những mức giá thấp nhất trong lịch sử ngành cà phê thế giới (FAO, 2002) Theo
Trang 29số liệu từ UN-Comtrade, vào năm 2002, giá cà phê của Brazil, Colombia, Ấn Độ lần lượt là 25.45 USD/ kg, 52.57 USD/ kg, 30.84 USD/ kg cũng là mức giá thấp nhất trong suốt quá trình nghiên cứu từ năm 1981 đến 2014 Tuy nhiên, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam, Brazil và Ấn Độ đã tăng trung bình gấp 1.3 lần vào năm 2003 theo xu hướng trên thị trường thế giới, riêng giá cà phê xuất khẩu của Colombia vẫn chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng cà phê năm 2000
Năm 2004 được xem là năm đầu tiên thị trường cà phê thế giới có dấu hiệu thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài hơn bốn năm qua Kể từ năm 2004 đến năm
2014, giá cà phê trên thị trường thế giới có khuynh hướng tăng đều qua các năm Giá
cà phê thế giới ít biến động hơn Chỉ duy nhất ở ba năm 2009, 2012 và 2013, giá cà phê trên thị trường thế giới bị rớt giá mạnh Theo Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), năm
2013, thị trường cà phê thế giới đã có biến động tiêu cực, khi giá mặt hang cà phê liên tục giảm Vào năm 2014, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam, Brazil, Ấn Độ chạm tới những mức giá cao nhất từ năm 1981 đến nay Cụ thể, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 là 123.22 USD/ kg, cao hơn gấp 1.37 lần so với năm trước và 4.74 lần
so với mười năm trước Giá cà phê xuất khẩu của Brazil năm 2014 là 107.895 USD/
kg, cao hơn gấp 1.15 lần so với năm trước và 2.36 lần so với mười năm trước Trong khi, giá cà phê xuất khẩu của Ấn Độ năm 2014 là 140.14 USD/ kg, cao hơn gấp 1.32 lần so với năm trước và 3.145 lần so với mười năm trước Tuy giá cà phê xuất khẩu của Colombia cũng chạm tới mức giá khá cao là 159.71 USD/ kg ở năm 2014 nhưng mức giá cao nhất mà nước này đạt được là 166.69 USD/ kg vào năm 2012
Nhận xét về sự biến động giá cà phê xuất khẩu Việt Nam, giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu 1981 - 2014
Giá cà phê thế giới bị ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu của thị trường Ngoài
ra, giá cà phê thế giới tăng giảm theo một quy luật có tính chu kì Cứ sau bảy năm, giá
cà phê thế giới lại trải qua một đợt rớt giá mạnh (World Bank, 2004) Trong suốt thời gian nghiên cứu từ năm 1981 đến năm 2014, giá cà phê Việt Nam, Brazil, Colombia
và Ấn Độ trên thị trường quốc tế luôn bám sát giá cà phê thế giới ở hầu hết các khoảng thời gian Brazil là nước theo sát mọi chuyển động tăng giảm trên thị trường cà phê thế giới nhất Ngược lại, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam có tần suất đi ngược với xu hướng của giá cà phê thế giới và các nước còn lại nhiều nhất, tiếp theo là Colombia Điều đó chứng tỏ xuất khẩu cà phê ở nước ta khá bất ổn và vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề bất cập Ngoài ra, ở hầu hết thời gian quan sát từ năm 1981 đến năm 2014, giá cà phê xuất khẩu Việt Nam thường có cùng xu hướng với Brazil và Ấn Độ Tuy nhiên, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đi ngược với xu hướng với giá cà phê thế giới và
ba nước Brazil, Ấn Độ và Colombia trong các năm 1997, 1998, 2002, 2004 và 2013 Ngoài ra, giá cà phê xuất khẩu Việt Nam còn đi ngược xu hướng với Colombia 1993,
Trang 30Trong khi đó, giá cà phê xuất khẩu của Colombia thường cao hơn và phản ứng chậm hơn đối với những biến động trên thị trường cà phê thế giới so với ba nước còn lại Ngoài ra, giá cà phê xuất khẩu của Colombia có khuynh hướng biến động nhiều hơn
so với Việt Nam, Brazil và Ấn Độ, với những lần tăng và giảm giá rất mạnh Ngược lại, Việt Nam là nước có giá cà phê xuất khẩu thấp nhất Mức giá của Việt Nam thường thấp hơn giá cà phê trên thị trường thế giới Cụ thể, trong giai đoạn 2000 –
2006, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá chỉ thị của Tổ chức cà phê quốc
tế (ICO) khoảng 25% (Đoàn Triệu Nhạn, 2009) Nguyên nhân giá xuất khẩu cà phê Việt Nam thường thấp hơn so với thế giới là do chất lượng cà phê nước ta chưa cao; cà phê nước ta chưa có thương hiệu; cà phê xuất khẩu của nước ta có vị đắng hơn, nồng
độ caffein cao hơn so với cà phê của Colombia; khả năng đàm phán và tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn thấp;Việt Nam thường xuất khẩu cà phê nhân theo giá FOB do có ít điều kiện thuê tàu và không có kinh nhiệm buôn bán theo giá CIF
Biểu đồ 4.2: Biến động giá cà phê xuất khẩu của các quốc gia có sản lượng cà phê
xuất khẩu đứng đầu thế giới từ năm 1981 đến năm 2014
Đơn vị: USD/ kg
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ UN-Comtrade)
4.1.2 Phân tích các yếu tố chính tác động đến giá cà phê xuất
khẩu của Việt Nam và giá cà phê thế giới
Thị trường cà phê Việt Nam theo khá sát tình hình thị trường thế giới Vì thế những nhân tố khiến cho giá trên thị trường thế giới biến động cũng được xem là nhân
tố tác động chính tới thị trường cà phê trong nước Dưới đây là một số nhân tố chính làm biến động giá cà phê xuất khẩu của nước ta nói riêng và giá cà phê trên thị trường thế giới nói chung:
Trang 314.1.2.1 Quan hệ cung cầu mất cân đối
Cung vượt cầu
Từ năm 1998 đến năm 2002, giá cà phê thế giới đột ngột giảm mạnh Chỉ số trung bình ICO giảm 21% năm 1999, 25% năm 2000 và 29% năm 2001 – đây cũng là năm có chỉ số ICO trung bình thấp nhất kể từ năm 1971 (FAO, 2002) Do sản lượng cà phê thế giới trong những năm này tăng mạnh, đặc biệt là ở những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới Trong giai đoạn này khu vực trồng cà phê ở Việt Nam đã được mở rộng từ 60 578 hecta tới 463 450 hecta và sản lượng cà phê tăng từ 96 000 tấn tới 800 000 tấn, điều này khiến Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới và đồng thời là nước sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới (David Hallam, 2003) Sự gia tăng đột biến về lượng sản xuất và lượng xuất khẩu cà phê ở Việt Nam, kết hợp với sự gia tăng xuất khẩu cà phê của Colombia và đặc biệt là Brazil sau khi khắc phục thành công hậu quả từ đợt sương giá, làm mất sự cân bằng trên thị trường cà phê thế giới Lượng cung vượt quá cầu, khiến cho giá cà phê trên thế giới và giá cà phê xuất khẩu của bốn nước Việt Nam, Brazil, Colombia và Ấn Độ đồng loạt tụt dốc mạnh và rớt xuống những mức giá thấp nhất trong lịch sử ngành cà phê thế giới (FAO, 2002)
Tình trạng này lại tiếp tục xảy ra vào năm 2013 Báo cáo của Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA) phát hành trong tháng 12/2013 cho biết sản lượng cà phê toàn thế giới niên vụ 2012-2013 là trên 153 triệu bao, trong đó nước ta có chừng 28,5 triệu bao, chiếm 18,5% Trong khi, Tổ chức cà phê quốc tế Vvà USDA đều cho biết nhu cầu tiêu thụ toàn thế giới trong năm 2013 chừng 142 triệu bao Như vậy, thế giới thặng dư 8 triệu bao cà phê, khiến cho giá cà phê thế giới năm 2013 đột ngột rớt xuống mức giá thấp nhất kể từ năm 2010 đến nay (Nguyễn Quang Bình, 2014) Tổ chức cà phê quốc
tế cho rằng những biến động của giá cà phê trong năm 2013 là do ảnh hưởng của tình trạng dư cung cà phê Tình trạng này chủ yếu là do năm 2011, giá cà phê tăng cao đã khuyến khích các nhà sản xuất cà phê đầu tư và tăng sản lượng (H.H-QS, 2014)
Cầu vượt cung
Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới vụ 2002/2003 tăng 1,5% so với vụ trước, lên 109,9 triệu bao nhưng vẫn thấp hơn sản lượng tới 12,7 triệu bao (Nguyễn Hằng, 2003) Đây là một phần nguyên nhân khiến giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên vào năm 2002 và 2003
Vào giai đoạn 2004 – 2005, dự trữ đầu vụ tại các nước sản xuất đã giảm xuống
19 triệu bao Dự trữ ở các mước nhập khẩu cũng giảm xuống Xuất khẩu của các nước sản xuất chính như Colombia và Brazil trong thời gian này giảm mạnh trong khi lượng
Trang 32trữ ở Mỹ đã có chiều hướng giảm sút và các thương nhân cho biết, lượng tồn kho ở châu Âu cũng thấp dần Theo báo cáo của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), tám tháng đầu niên vụ 2003/04, xuất khẩu cà phê của thế giới đạt 57,33 triệu bao, giảm 3,17% so với cùng kỳ niên vụ trước Trong đó, khối lượng cà phê arabica xuất khẩu giảm 3,57%
từ 39,29 triệu bao xuống còn 37,82 triệu bao Cà phê robusta xuất khẩu còn 19,51 triệu bao, giảm 2,05% từ 19,92 triệu bao tám đầu tháng niên vụ trước (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn, 2004) Nguồn cung cà phê và nguồn dự trữ tụt dốc, đã đẩy giá cà phê thế giới trong hai năm 2004 và 2005 tăng lên
Từ năm 2006 đến năm 2007, nguyên nhân giá cà phê thế giới tăng là do các quỹ hàng hoá tăng cường mua vào trong khi dự trữ cà phê ở các nước xuất khẩu chính hiện đang ở mức thấp nhất trong lịch sử mà tình hình hình vụ mùa không khả quan ở Brazil khiến các nhà đầu cơ tích cực mua hàng vào Nguồn cung cà phê của Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới – khan hiếm sau khi hạn hán xảy ra liên tiếp
trong vụ 2005-2006, làm giảm khoảng 21% sản lượng Lượng cà phê vừa thu hoạch ở
Brazil - nước sản xuất robusta lớn thứ hai thế giới hầu hết dành cho tiêu thụ nội địa Trong khi sản lượng của Inonesia- nước sản xuất lớn thứ ba thế giới giảm mạnh so với năm ngoái do thời tiết xấu Việc sản lượng giảm ở nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới này đã ảnh hưởng tới cung trên toàn cầu, nhất là khi nhu cầu cà phê
ở Brazil và trên thế giới đều đang tăng lên Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cho biết tính đến cuối tháng 7 năm 2005, tồn kho của các nước sản xuất chỉ còn 10 triệu bao, của các nước tiêu thụ vào khoảng 18 triệu bao, giảm 7 triệu bao so với hai năm trước Mặc
dù các nước sản xuất cà phê vối lớn trên thế giới chào bán với giá rất cao và khối lượng hạn chế, song khách hàng vẫn không ngần ngại mua vào Vì vậy giá cà phê thế giới mới tăng cao trong thời gian này, do cung không đủ cầu (Nguyễn Hiền, 2006)
Năm 2008, Thái Lan nhập khẩu 20.000 tấn cà phê, tăng 28 lần so với 700 tấn của năm 2007 do nhu cầu cao của hãng Nestle Thái Lan, bên cạnh đó còn do nhu cầu tích trữ hàng của các nhà xuất khẩu trước Trong khi đó, tiêu thụ cà phê của nước này
dự kiến sẽ tăng 10% lên 52.000 tấn (Nguyễn Thịnh, 2008) Nhu cầu cà phê tăng cao, khiến giá cà phê xuất khẩu thế giới cũng tăng lên theo
Tình trạng này lại xảy ra vào năm 2011 Giá trung bình hạt cà phê Robusta của Việt Nam đã tăng 56% so với mùa vụ trước Đây là mức giá cao kỷ lục kể từ thập niên
90 đến năm 2011 Lý do có sự tăng giá này là do dự trữ thế giới đang ở mức thấp và nhu cầu của toàn thế giới đang tăng cao Bên cạnh đó, các nước trồng cà phê lớn như Brazil và Colombia đang phải đối mặt với điều kiện thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cà phê (Anh Văn và Nguyễn Hằng, 2011)
4.1.2.2 Thời tiết và dịch bệnh
Giá cà phê thường biến động nhiều hơn các mặt hàng khác, do giá cà phê bị ảnh hưởng nặng nề bởi khí hậu ở các nước sản xuất, đầu cơ tài chính và thời vụ Hầu hết cà
Trang 33phê được sản xuất chủ yếu ở Việt Nam, Colombia, Ấn Độ và Brazil Do đó thời tiết và khi hậu ở những quốc gia này, đặc biệt là Brazil có tác động rất lớn đến giá cà phê trên thị trường thế giới Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương giá, bão, hạn hán, dịch bệnh, mưa lớn phá hoại các vụ cà phê, làm giảm nguồn cung loại hàng hóa này, khiến giá cà phê trên thế giới tăng (Goldstein, 2012) Cụ thể, Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, có tác động rất lớn đến khuynh hướng tăng giảm của giá cà phê toàn cầu Tuy là nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới nhưng vùng trồng cà phê tại Brazil tập trung ở phía Đông nên thường chịu ảnh hưởng thời tiết chủ yếu là sương giá
và sương muối làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, nên khi hiện tượng này diễn ra trong thời kỳ cà phê ra hoa của cây cà phê thì ngay lập tức các nhà đầu cơ gom hàng vì biết rằng sản lượng sẽ thiếu, cán cân cung cầu sẽ lệch và khi đó giá sẽ tăng
Giá cà phê trên thị trường thế giới ở mức thấp từ năm 1981 đến năm 1986, có
xu hướng tăng lên vào cuối thập niên 80 và quay lại trạng thái ban đầu vào những năm
1990 Trong giai đoạn này, giá cà phê thế giới phụ thuộc rất nhiều vào mô hình sản xuất khá thất thường của Brazil, do lượng sản xuất của thế giới phụ thuộc khá nhiều vào lượng sản xuất của nước này (Akiyama và Duncan, 1983) Theo báo New York Times, từ năm 1981 đến năm 1986, giá cà phê thế giới có xu hướng tăng lên là do Brazil đã trải qua một đợt sương giá khắc nghiệt, làm lượng sản xuất của nước này giảm 16 – 18 triệu bao vào năm 1983 và lượng sản xuất của thế giới cũng giảm 16% (T.Akiyama và R.C Duncan, 1983)
Ngoài ra, từ năm 1994 đến năm 1995, giá cà phê trên thị trường thế giới đã trải qua một đợt tăng giá dữ dội, cao hơn gấp hai lần so với những năm trước Do những đợt sương giá hoành hành, tiếp theo đó là trận hạn hán kéo dài ở Brazil (ICC, 2014)
Từ năm 2002 đến 2003, theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), thời tiết khô hạn kéo dài năm 2002 tại các tỉnh Tây Nguyên - khu vực trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam đã làm giảm mạnh diện tích và năng suất cà phê Vì vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm mạnh, tháng 1/2003 xuất khẩu chỉ đạt khoảng 60.000 tấn, giảm 34.4% so với cùng kỳ năm trước Đặc biệt, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt hạn hán này, vào năm 2002, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam có
xu hướng tăng lên, ngược lại giá cà phê trên thị trường thế giới đang giảm xuống Không chỉ Việt Nam, mà sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazil, Colombia và Indonesia cũng giảm sút trong thời điểm này do hạn hán Trong khi đó, nhu cầu mua
cà phê vào của các nhà đầu tư và các nhà máy rang xay cà phê trên thế giới tăng đã thúc đẩy giá cà phê thế giới cũng như giá cà phê xuất khẩu của các nước này bắt đầu tăng cao hơn như Việt Nam vào năm 2003 (Nguyễn Hằng, 2003)
Hay trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005, nguồn cung của các nước xuất khẩu lớn như Brazil, Việt Nam giảm sút Khối lượng cà phê xuất khẩu của Brazil tiếp
Trang 347 và tháng 8 Sản lượng cà phê của Việt Nam cũng giảm khoảng 20% xuống 720.000 tấn, do hạn hán (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, 2004) Đây là nguyên nhân khiến giá cà phê xuất khẩu của nước ta và giá cà phê thế giới có xu hướng tăng cao trong thời gian này
Có nhiều lí do khiến cho sản lượng cà phê ở Colombia và nhiều nước từ năm
2008 đến 2011 sụt giảm và giá cà phê xuất khẩu của các quốc gia kể trên có chiều hướng tăng cao, ảnh hưởng đến giá cà phê thế giới Thứ nhất, trong hai năm 2007 -
2008, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Guatemala và Honduras tuyên bố tình trạng khẩn cấp do tỷ lệ cây bị bệnh gỉ sắt cà phê tấn công ngày càng tăng và Chính phủ Colombia đã tiến hành quá trình chuyển đổi sang trồng giống
cà phê mới kháng nấm gỉ lá (Anh Văn, 2013) Thứ hai, Colombia đã phải chịu một sự sụt giảm trong sản lượng sản xuất cà phê bởi lũ lụt và mưa kéo dài từ năm 2009 đến năm 2011 Lượng cà phê thu hoạch năm 2009 của nước này giảm xuống còn 8.3 triệu bao (Vinanet, 2010) Theo Chính Phủ Colombia, đây là những mức sản lượng thấp nhất của nước này trong vòng ba thập kỉ qua Trong năm 2011, sản xuất cà phê ở Colombia giảm 13% và giá giao cà phê trong hợp đồng tương lai vào tháng 12 năm
2011 tăng 2,4% (Lily Kubota, 2011) Lũ lụt và mưa kéo dài, quá trình chuyển đổi sang trồng giống cà phê mới kháng nấm gỉ lá là nguyên nhân chính mà giá cà phê xuất khẩu của Colombia – một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới leo lên những mức giá rất cao trong giai đoạn này, gây ra những tác động không nhỏ đến nhu cầu và giá cà phê Arabica thị trường thế giới (Anh Văn và Nguyễn Hằng, 2011)
Tuy nhiên, điều kiện khí hậu lý tưởng và mô hình thời tiết thuận lợi có khả năng
ổn định hoặc giảm giá cà phê Bằng chứng của việc này có thể được nhìn thấy ở vụ thu hoạch cà phê sau tháng 6 năm 2012 ở Brazil khi điều kiện thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy lượng sản xuất cà phê, khiến giá cả có xu hướng giảm
Năm 2013, Việt Nam - nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu khiến cho 40.000 ha cà phê bị sâu bệnh và khoảng 5.000 ha bị mất trắng Bên cạnh đó, diện tích vườn cây cà phê già cỗi cho năng suất thấp đã lên tới 30% khiến sản lượng cà phê trong nước sụt giảm mạnh (Báo Tổ Quốc, 2013) Do đó, đây là một trong những nguyên nhân chính làm giá cà phê xuất khẩu của nước ta đột ngột tăng mạnh, đi ngược với xu hướng giảm của giá cà phê thế giới và các nước khác trong năm này
Một lần nữa, giá cà phê trên thị trường thế giới lại tăng cao, đặc biệt giá cà phê Arabica tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2014, do Brazil (Nước xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất thế giới) bị hạn hán nặng (Anh Văn, 2013)
Trang 35kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên Nhờ những nỗ lực cải thiện chính sách thương mại theo hướng tự do hoá thương mại và chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tể quốc tế của Chính phủ Việt Nam
Từ năm 2000, Chính Phủ Việt Nam đã đẩy mạnh các chính sách hội nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu như là gia nhập Tổ chức cà phê quốc tế (ICO); ký Hiệp định
cà phê Quốc tế (ICA) năm 2008 góp phần đưa cà phê Việt trở thành một mắt xích trong chuỗi cà phê toàn cầu Đến thời điểm gần đây nhất, Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam (Ánh Huyền, 2011) Bên cạnh đó, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế, khu vực khác cũng tạo ra cho ngành cà phê nước ta một thị trường rộng lớn Chính sách tự do lưu thông và phát triển thị trường thời gian qua đã phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế trong sản xuất và kinh doanh cà phê Mặc dù gia nhập thị trường thế giới muộn hơn nhiều so với các nước sản xuất cà phê truyền thống nhưng Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nước Từ năm 2009 đến năm 2012, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 17,7%/năm (Nguyễn Thị Thu Nguyên, 2015) Giá cà phê Việt Nam vận động theo cùng xu hướng với giá cà phê trên thị trường quốc tế, xu hướng này càng trở nên rõ nét hơn khi khi Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh các chính sách hội nhập này
Ngoài ra, từ một nước không có chỗ đứng trên thị trường cà phê thế giới, giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã nổi lên như một quốc gia sản xuất cà phê Robusta hàng đầu là nhờ những chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua Chính sách thuế xuất khẩu được giảm đến mức tối thiểu góp phần khuyến khích xuất khẩu Điều đó giúp cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng liên tục và giá cà phê xuất khẩu của nước ta cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành chính sách tín dụng xuất khẩu với nhiều ưu đãi cho chủ thể sản xuất và xuất khẩu cà phê Từ năm 2000, doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê xuất khẩu được hỗ trợ 70% lãi suất vay ngân hàng Ngoài ra, chính sách xúc tiến thương mại Luật Thương mại 2005 cho phép “mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn Nghị định này của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam tham gia giao dịch trên thị trường kỳ hạn LIFFE, một bước tiến đáng kể trong tham gia vào thị trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu Từ khi Nhà nước chủ trương xây dựng tổ chức xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại) cùng với sự ra đời của Luật thương mại (1997) thì chính sách xúc tiến thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng mới phát huy tác dụng rõ rệt Hệ thống thông tin thương mại quốc gia hình thành đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại cho chủ thể sản xuất và kinh doanh cà phê có nhiều cơ hội tìm đối tác, xúc tiến giới thiệu
và quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình (Nguyễn Thị Thu Nguyên, 2015)
Để nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam với mục tiêu đẩy mạnh giá trị xuất