1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

27 384 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 701,5 KB

Nội dung

Nâng cao khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẨU Một nước muốn phát triển thì không thể thiếu được sự giao lưu về kinh tế, mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới. Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, vì vậy lợi thế của Việt Nam đó là các sản phẩm nông nghiệp đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng và chất lượng tốt. Chính vì những lợi thế này nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế không những cần thiết cho phát triển ngành nông nghiệp nói riêng mà còn góp phần thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu thay thế nhập khẩu của nước ta. Xuất phát từ lý do trên, em đã chọn đề tài “ Nâng cao khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp. Phạm vi của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam là gạo, cà phê, chè, cao su. Thời gian nghiên cứu trong 3 năm 2006, 2007, 2008. Các vấn đề chính cần được giải quyết đó là: làm rõ được sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta; Đánh giá thực trạng về khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản xuất khẩu; Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản xuất khẩu Cách thức giải quyết các vấn đề: sử dụng phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát thực tiễn Kết quả dự kiến đóng góp của đề tài: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh hàng hóa; Cung cấp các thông tin về thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của nước ta hiện nay; Nêu lên các đánh giá về khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính; Đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nông sản xuất khẩu. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về khả năng cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuẩt khẩu của Việt Nam Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Chương III. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG NỐNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM I. Lý luận chung về khả năng cạnh tranh của hàng hóa 1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của hàng hóa 1.1. Các quan niệm về cạnh tranh Cạnh tranhmột hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Có thể dẫn ra như sau: Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” 1 Theo từ điển Bách Khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ vào thị trường có lợi nhất”. 2 Theo các tác giả người Mỹ D. Begg; S. Fischer và R. Dornbush viết rằng: "Một ngành cạnh tranh hoàn hảo là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua" 3 Theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố 1 C. Mac – F. Anghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1993. 2 Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam - Từ điển Bách khoa Việt Nam, TẬp I, trang 357, Hà Nội 1995. 3 D.Begg - S.Fischer - R. Dornbusch - Kinh tế học (tập 1), NXB Giáo dục Hà Nội 1992 trang 189. Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể” 1 Ngoài ra còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau: Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranhmột đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật. Mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh… Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm (chính sách định giá thấp; chính sách định giá cao; chính sách ổn định giá; định giá theo thị trường; chính sách giá phân biệt…); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán… Với cách tiếp cận trên, trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề, cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi 1.2. Quan niệm về khả năng cạnh tranh của hàng hóa 1 NXB Giao thong vận tải - Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền cạnh tranh, trang 32, Hà Nội 2002. Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Theo một số tác giả, một hàng hóa được coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với các hàng hóa cùng loại. Một số tác giả khác lại cho rằng: sức cạnh tranh của hàng hóa chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định Như vậy, mặc dù vẫn chưa thống nhất khái niệm, song có thể hiểu rằng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu tố, nhưng có những yếu tố chính như: yếu tố về chất lượng của sản phẩm, yếu tố về giá cả của sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng; ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác như kiểu dáng, mẫu mã hình thức của sản phẩm, phương thức tiêu thụ, quảng cáo, bán hàng… Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa là cơ sở và điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và toàn nền kinh tế quốc dân. 2. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng nông sản 2.1. Sản lượng và doanh thu của hàng nông sản xuất khẩu Đây là tiêu chí quan trọng vì hàng hóa có khả năng cạnh tranh lớn thì có sản lượng tiêu thụ nhiều do được khách hàng ưa thích và sử dụng Doanh thu phụ thuộc lớn vào sản lượng tiêu thụ: Doanh thu = giá x sản lượng TR = PQ Trong đó: TR là tổng doanh thu P là giá của sản phẩm nông sản xuất khẩu Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Q là sản lượng nông sản xuất khẩu Vì vậy khi sản lượng tiêu thụ lớn sẽ có doanh thu nhiều, chứng tỏ hàng hóa đó trên thị trường có khả năng cạnh tranh cao Muốn hàng hóa tiêu thụ với sản lượng nhiều thì chất lượng sản phẩm và bao gói đóng vai trò quyết định. Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết phải nghĩ tới khả năng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Khi tiếp cận hàng hóa, cái mà người tiêu dùng gặp phải là bao bì, mẫu mã. Không phải ngẫu nhiên mà chi phí cho bao bì thường khá lớn khi sản phẩm trở thành hàng hóa. Sản lượng và doanh thu đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện năng lực đầu ra. Sản lương tiêu thụ sản phẩm tăng trưởng cao và ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng duy trì và giữ vững thị phần của doanh nghiệp 2.2. Thị phần hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường Thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, cho biết khả năng chấp nhận của thị trường với sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Thị phần sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp lớn hơn chứng tỏ nó có khả năng đáp ứng nhu cầu cả khách hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần mà các sản phẩm nông sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chiếm càng lớn trên thị trường quốc tế thì khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của chúng ta càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chiếm giữ được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít bởi nó phản ánh được quy mô tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu, qua đó có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh, ưu thế cũng như các điểm mạnh, điểm yếu tương đối của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại ở các nước khác. Thị phần = doanh số bán hàng/tổng doanh số của thị trường D = Db/Dt Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong đó: D là thị phần nông sản xuất khẩu của Việt Nam Db là doanh số bán hàng của sản phẩm nông sản Dt là tổng doanh số của thị trường Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam so với tổng sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ trên thị trường thế giới. Qua thị phần, sẽ trả lời được các câu hỏi về vị trí, sự ổn định, khả năng phát triển của sản phẩm trong tương lai. 2.3. Chi phí sản xuất và giá hàng nông sản xuất khẩu Chi phí sản xuấtyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Những hàng hóa có chất lượng tương đương nhau, tính năng tương tự nhau thì rõ ràng hàng có giá thấp hơn sẽ tiêu thụ được với sản lượng nhiều hơn, có nghĩa là khả năng cạnh tranh của nó cũng lớn hơn. Để có được giá bán thấp hơn trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh thì trong khâu sản xuất, nhà sản xuất phải tính toán các yếu tố cấu thành nên chi phí của sản phẩm sao cho tiết kiệm nhất mà không làm giảm chất lượng. Hiện nay ở Việt Nam mặt hàng nông sản nói chung, nông sản xuất khẩu nói riêng có chi phí sản xuất tương đối thấp, vì vậy giá sản phẩm của ta thường thấp hơn giá thị trường. Tuy nhiên chi phí của ta thấp đi cùng với chất lượng sản phẩm cũng thấp, vì vậy hiệu quả sản xuất là không cao. Việc đầu tư cho nông nghiệp cần được chú trọng hơn nữa. 2.4. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng nông sản xuất khẩu Chất lượng sản phẩm càng cao tức là mức độ thỏa mãn nhu cầu càng lớn, dẫn tới việc đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, mức sống càng được nâng cao, tức là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng tăng lên thì khả năng cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng nhường vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh của ngành, điều đó được thể Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hiện trên các giác độ: Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng được khối lượng hàng hóa tiêu thụ, mở rộng được thị trường, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Nâng cao chất lượng sản phẩm tức là nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí đặc biệt quan trọng nếu muốn thâm nhập sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường lớn và khó tính. Sản phẩm có an toàn vệ sinh, chất lượng đảm bảo thì người tiêu dùng mới tin tưởng và chấp nhận. Khi có niềm tin của người tiêu dùng có nghĩa là thị phần của sản phẩm sẽ tăng lên và đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó cũng được nâng cao hơn. 2.5. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu Thương hiệu là thứ vô hình không nhìn thấy được,người tiêu dùng khó cảm nhận được bằng các giác quan về sản phẩm, thương hiệu lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là khi sản phẩm được trao đổi trên thị trường quốc tế. Thương hiệu tạo sự bảo đảm về chất lượng, về giá trị của của sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Một sản phẩm khi có thương hiệu thì doanh số bán sẽ tăng lên bởi được nhiều người biết đến và sử dụng. Họ sử dụng sản phẩm không hoàn toàn ở tính năng công dụng của sản phẩm mà đôi khi người tiêu dùng khi sử dụng nó họ cảm thấy giá trị được nâng lên, họ tiêu dùng bằng niềm tin vào nơi sản xuất ra sản phẩm đó. Tại những thị trường với trình độ phát triển kinh tế cao, vấn đề thương hiệu rất được coi trọng, chính vì vậy khi sản phẩm của ta nhất là các sản phẩm nông sản, muốn thâm nhập vào các thị trường khó tính, nhưng thu được giá trị xuất khẩu cao hơn thì chúng ta phải chú trọng nhiều đến vấn đề thương hiệu cho sản phẩm của mình. Việc xây dựng một thương hiệu mạnh cho nông sản của Việt Nam ngay tại thời điểm này là vô cùng quan trọng. Khi có thương hiệu rồi thì cầu tiêu dùng về sản phẩm cũng tăng lên, sản phẩm bán được với số lượng nhiều hơn, doanh thu Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cao hơn cũng đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng được nâng cao lên. 3. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu 3.1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản 3.1.1. Hàng nông sảnmặt hàng thiết yếu: Vì hàng nông sản có đặc điểm là hàng hóa thiết yếu nên nó có độ co giãn của cầu theo giá thấp (0<εD/P<1), tức là khi giá hàng hóa nông sản thay đổi thì lượng cầu tiêu dùng sẽ thay đổi với mức nhỏ hơn sự thay đổi của giá. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong khi định giá cả nông sản và lượng cung sản phẩm trên thị trường để sao cho tổng doanh thu cao nhất và giá trị gia tăng lớn nhất. Vì nếu giá nông sản có đắt hơn thì người tiêu dùng vẫn phải sử dụng sản phẩm để đảm bảo cho cuộc sống của mình, khi giá tăng họ chỉ có thể điều chỉnh lượng tiêu dùng cho phù hợp với khả năng về tài chính của họ chứ không thể không tiêu dùng các sản phẩm nông sản được. Sản phẩm nông sản đảm bảo cho sự sống của con người, con người có thể không sử dụng các vật dụng phục vụ đời sống chứ chúng ta không thể không ăn. Hoặc trong trường hợp giá nông sản rẻ đi thì người tiêu dùng có thể sẽ tăng thêm nhu cầu tiêu dùng nhưng lượng tăng này là không đáng kể vì mức độ sử dụng sản phẩm của con người có hạn trong các khoảng thời gian nhất định. Khi giá sản phẩm trên thị trường rẻ thì nhà sản xuất nên đầu tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các mặt hàng thiết yếu này. 3.1.2. Hàng nông sảnmặt hàng khó bảo quản Hàng nông sản được trồng dựa vào sự chăm sóc của con người cùng với các điều kiện tự nhiên. Sản phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp cho con người phát triển khỏe mạnh. Nhưng nông sản thường bị mốc, mọt, bị gián, chuột…phá hại làm giảm số lượng và chất lượng. Chính vì vậy cần phải tìm ra các phương pháp kỹ thuật giữ gìn nông sản khỏi hao hụt, biến chất Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trong quá trình xử lý để hãm quá trình nông sản bị phân giải do tác động của vi sinh vật hoặc enzim có sẵn trong tế bào. Hiện nay các sản phẩm nông sản xuất khẩu của chúng ta bảo quản chưa được tốt. Sau khi thu hoạch về, những người nông dân chưa chú trọng nhiều đến khẩu bảo quản, một phần vì thiếu kiến thức, một phần vì không có công cụ bảo quản hiện đại nên chủ yếu người nông dân dùng các phương pháp thủ công, truyền thống để cất giữ sản phẩm. Vậy thời gian sử dụng không dài và chất lượng bị giảm sút hơn hẳn so với khi mới thu hoạch về. Nắm được đặc điểm này, những nhà xuất khẩu cần có biện pháp thu mua nông sản ngay từ khi người nông dân mới thu hoạch về và cất trữ sản phẩm trong những điều kiện tốt nhất để chất lượng sản phẩm xuất khẩu được tốt hơn. 3.1.3. Hàng nông sảnmặt hàng khó vận chuyển Khi xuất khẩu nông sản phải xuất với số lượng nhiều, trọng lượng lớn nên vấn đề vận chuyển rất khó khăn. Nông sản được chuyển từ nơi sản xuất về các cơ sở xuất khẩu rồi từ đó ra cảng và có thể phải trải qua nhiều cảng của các nước trên thế giới mới đến được thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy mà chi phí cho việc bốc xếp, lưu kho, mức phí vận chuyển hàng nông sản là rất lớn. Đặc biệt đối với Việt Nam chưa có những máy móc hỗ trợ và cách tổ chức quản lý trong khâu vận chuyển khi xuất khẩu với khối lượng nhiều là chưa tốt, vì thế chi phí cho những dịch vụ vận chuyển thường cao hơn 20 – 30% so với các nước trong khu vực. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ta so với đối thủ. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu 3.2.1. Đất đai: Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt. Qũy đất, tính chất đất và độ phì nhiêu của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng. Đất nào cây ấy, kinh nghiệm dân gian đã Lê Thị Quyên Lớp: Kế hoạch 47B 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 11:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Diện tích trồng lúa các nă mở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 (đơn vị 1000 ha) - Nâng cao khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Bảng 1 Diện tích trồng lúa các nă mở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 (đơn vị 1000 ha) (Trang 25)
Bảng 2: Năng suất lúa cả nước giai đoạn 2006 – 2008 (đơn vị tạ/ha) - Nâng cao khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Bảng 2 Năng suất lúa cả nước giai đoạn 2006 – 2008 (đơn vị tạ/ha) (Trang 26)
Bảng 3: Sản lượng lúa cả nước và từng vùng giai đoạn 2006 – 2008 (đơn vị 1000 tấn) - Nâng cao khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Bảng 3 Sản lượng lúa cả nước và từng vùng giai đoạn 2006 – 2008 (đơn vị 1000 tấn) (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w