1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kiểm toán các khoản mục ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Thuế ATAX

110 689 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,92 MB

Nội dung

Nhận thức được các vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác ki ểm toán các khoản mục ước

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA K Ế TOÁN – TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

& TƯ VẤN THUẾ ATAX”

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA K Ế TOÁN – TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

& TƯ VẤN THUẾ ATAX”

Sinh viên: Lê Th ị Diệu Ánh Tên Giáo viên hướng dẫn

L ớp: K44A Kế toán –Kiểm toán Th ạc sĩ Đào Nguyên Phi

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được

sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô Trường Đại Học Kinh tế Huế và các anh chị trong đoàn kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX

Đầu tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm

ơn chân thành tới Thạc sĩ Đào Nguyên Phi – người thầy kính mếm đã hết lòng giúp

đỡ, dạy bảo, động viên và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại Phòng Kiểm toán I – Công

ty TNHH Ki ểm toán và Tư vấn Thuế ATAX đã nhiệt tình giúp đỡ tôi được tham gia công tác ki ểm toán tại một số đơn vị khách hàng và nghiên cứu hồ sơ kiểm toán để hoàn thành lu ận văn

Do còn gi ới hạn về thời gian tìm hiểu và thiếu kinh nghiệm về thực tế cũng như lý thuyết chuyên môn nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót

Vì v ậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết thêm hoàn

Trang 4

Đạ i h

tế Hu

ế

Trang 5

BCĐKT B ảng cân đối kế toán

BCĐPS B ảng cân đối phát sinh

BCKT Báo cáo ki ểm toán

BCTC Báo cáo tài chính

CMKiT Chu ẩn mực kiểm toán

Trang 6

B ảng 2.1 – Bảng tình hình lao động của công ty ATAX

B ảng 2.2 – Bảng mức trọng yếu áp dụng khi thực hiện kiểm toán

B ảng 2.3 – Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn tại Công ty ABC

Bảng 2.4 – Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn tại Công ty XYZ

B ảng 2.5 – Bảng phân tích tuổi nợ các khoản nợ quá hạn thanh toán tại ABC

B ảng 2.6 – Bảng hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK tại Công ty ABC

B ảng 2.7 – Bảng trích lập dự phòng giảm giá HTK tại Công ty XYZ

B ảng 2.8 – Bảng xác định thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ tại Công ty ABC Bảng 2.9 – Bảng trích khấu hao TSCĐ tại Công ty ABC

Bảng 2.10 – Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn tại Công ty ABC

B ảng 2.11 – Bảng ước tính lương phép của công nhân sản xuất tại ABC

B ảng 3.1 – Bảng câu hỏi đánh giá thủ tục kiểm soát

Trang 7

Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ quy trình kiểm toán BCTC

Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty A.T.A.X

Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính theo phương pháp AS/2

tế Hu

ế

Trang 8

Lời cảm ơn i

Danh mục chữ viết tắt ii

Danh mục bảng biểu iii

Danh mục sơ đồ iv

Mục lục

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

I.1 Lý do chọn đề tài: 1

I.2 Mục tiêu của đề tài: 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu: 2

I.4 Phạm vi nghiên cứu 2

I.5 Các phương pháp nghiên cứu: 3

I.6 Điểm mới của đề tài 4

I.7 Cấu trúc của đề tài: 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC: 6

1.1 Khái quát chung về kiểm toán BCTC 6

1.2 Khái quát chung về kiểm toán các ước tính kế toán 8

1.2.1 Khái niệm về các ước tính kế toán: 8

1.2.2 Tính chất của các ước tính kế toán: 8

1.2.3 Nội dung của các ước tính kế toán: 9

1.2.3.1 Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh: 9

1.2.3.2 Ước tính các chỉ tiêu chưa phát sinh: 10

1.3 Công tác kiểm toán các ước tính trong quy trình kiểm toán BCTC 10

1.3.1 Giai đoạn kế hoạch kiểm toán các ước tính kế toán: 10

1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán: 14

1.3.2.1 Các thủ tục kiểm toán chung đối với các khoản ước tính kế toán 14

1.3.2.2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: 16

1.3.2.3 Dự phòng nợ phải thu khó đòi: 18

1.3.2.4 Dự phòng giảm giá HTK 19

1.3.2.5 Chi phí khấu hao TSCĐ: 21

1.3.2.6 Chi phí trả trước: 22

1.3.2.7 Chi phí trích trước: 24

1.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán các ước tính kế toán: 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY ATAX 26

2.1 Tổng quan về công ty 276

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty: 276

2.1.1.1 Tên công ty: 276

2.1.1.2 Địa chỉ liên hệ: 276

2.1.1.3 Hình thức: 276

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: 287

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: 287

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành: 298

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Trụ sở chính: 298

tế Hu

ế

Trang 9

2.1.5 Chương trình kiểm toán báo cáo tài chính ATAX đang áp dụng: 29

2.1.6 Nguồn lực: 310

2.1.7 Quy trình kiểm toán tài chính của công ty: 310

2.2 Thực trạng công tác kiểm toán các ước tính kế toán được áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX 33

2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán các ước tính kế toán: 333

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán: 366

2.2.2.1 Các thủ tục kiểm toán chung: 366

2.2.2.2 Kiểm toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: 366

2.2.2.3 Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi: 400

2.2.2.4 Kiểm toán dự phòng giảm giá HTK: 444

2.2.2.5 Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ: 488

2.2.2.6 Kiểm toán chi phí trả trước: 533

2.2.2.7 Kiểm toán chi phí trích trước: 588

2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán các ước tính kế toán: 600

3.1 Nhân xét về công tác kiểm toán các ước tính kế toán được áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX 63

3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán các ước tính kế toán: 633

3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán: 633

3.1.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán các ước tính kế toán: 666

3.2 Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán được áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX 68

3.2.1 Bổ sung thủ tục đánh giá hệ thống KSNB chi tiết cho từng khoản mục ước tính trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: 678

3.2.2 Bổ sung phương pháp kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi: 700

3.2.3 Bổ sung phương pháp kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định 711

3.2.4 Bổ sung phương pháp kiểm toán dự phòng giảm giá HTK: 722

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: 754

1- Kết Luận: 754

2 - Một số đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo: 765

Danh mục tài liệu tham khảo 76

Phụ lục 1 - Chính sách áp dụng đối với một số khoản mục ước tính kế toán v

Phụ lục 2 - Thử nghiệm chi tiết đối với một số khoản mục ước tính kế toán x

Phụ lục 3 - Biên bản trích lập dự phòng giảm giá HTK xvii

Phụ lục 4 - Bảng tổng hợp đối chiếu công nợ xix

Phụ lục 5 - Đánh giá chung về Hệ thống kiểm soát nội bộ xx

Phụ lục 6 - Báo cáo kiểm toán xxiii

tế Hu

ế

Trang 10

PH ẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:

I.1 Lý do ch ọn đề tài:

Ước tính kế toán là vấn đề mới đối với kế toán và kiểm toán Việt Nam trong

những năm gần đây Bản thân nó là các khoản mục mang tính xét đoán chủ quan của đơn vị và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ nộp Thuế của doanh nghiệp Tồn tại những rủi ro đơn vị sử dụng những khoản mục ước tính này để xử lý theo hướng có lợi cho công ty Việc lập ước tính kế toán không hợp

lý sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm của nhà đầu tư khi sử dụng BCTC và gây thất thoát số thuế phải nộp cho Nhà nước Vì vậy, công tác kiểm toán các ước tính kế toán

là một quá trình quan trọng trong quy trình kiểm toán BCTC được đơn vị và các bên liên quan đặc biệt quan tâm

Kiểm toán các ước tính kế toán nằm trong quy trình kiểm toán BCTC Tuy nhiên, kiểm toán các khoản mục ước tính này khó hơn so với kiểm toán các khoản

mục khác trên BCTC bởi lẽ bản thân nó là con số xấp xỉ được ước tính một cách chủ quan bởi người lập báo cáo Việc trích lập các khoản ước tính này đòi hỏi cần có các

bằng chứng xác thực chứng minh cho khoản trích đó Và nhiệm vụ của KTV là phải đánh giá xem liệu bằng chứng đó đã đủ sức thuyết phục, đã hợp lý hay chưa Do đó, KTV cần phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm mới có thể kiểm toán và đánh giá các chênh lệch

Nhận thức được các vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH

Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác ki ểm toán các khoản mục ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Ki ểm toán & Tư vấn Thuế ATAX” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp

Trang 11

I.2 Mục tiêu của đề tài:

Thứ nhất là hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác kiểm toán các khoản mục ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán BCTC

Thứ hai là tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán các ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX

Thứ ba là so sánh lý thuyết với thực tế, đưa ra nhận xét và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty ATAX

I.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá việc kiểm toán các ước tính kế toán cho vài khoản mục tiêu biểu như:

+ Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh bao gồm: Dự phòng nợ phải thu khó đòi;

dự phòng giảm giá HTK; Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính (dài hạn); Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí trích trước

+Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh chỉ bao gồm: chi phí trả trước

Bảo mật thông tin khách hàng là một điều quan trọng trong ngành kiểm toán

Vì vậy, một số thông tin về đặc điểm doanh nghiệp (Tên, Địa chỉ, MST,…) hay các thông tin nội bộ của khách hành đã được điều chỉnh sao cho phù hợp

I.4 Ph ạm vi nghiên cứu

i Không gian:

Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX (Gọi tắt là ATAX) và thực hiện kiểm toán thực tế tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại ABC

ii Th ời gian:

Số liệu kiểm toán thực tế tại Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại ABC vào năm 2013 (bắt đầu từ 01/01/2012 và kết thúc vào 31/12/2013)

tế Hu

ế

Trang 12

I.5 Các phương pháp nghiên cứu:

i Phương pháp thu thập thông tin:

- Thu thập thông tin sơ cấp: Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp đã

sử dụng như sau:

+ Thu thập chương trình kiểm toán mẫu do công ty thiết kế dựa trên chương trình mẫu do VACPA ban hành và một số hồ sơ khác liên quan đến các khoản mục ước tính cần kiểm toán với mục đích tìm hiểu thực trạng các thủ tục mà công ty tự thiết kế sẵn để kiểm toán các khoản mục ước tính

+ Thu thập Hồ sơ kiểm toán và một số chứng từ, sổ sách, tài liệu khác liên quan đến công ty ABC để tìm hiểu đánh giá việc công ty ATAX có vận dụng các thủ tục

dựa trên chương trình kiểm toán mẫu đã ban hành hay không

- Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập các GTLV của KTV công ty ATAX thực

hiện tại Công ty ABC Các tài liệu này phản ánh cách thức vận dụng, phương pháp ghi chép cũng như cách thức tổ chức, sắp xếp GTLV của KTV

ii Phương pháp phân tích – tổng hợp:

Từ những thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được, bắt đầu tiến hành xử lý chúng bằng cách: tổng hợp và phân tích số liệu cũng như thực hiện lại các thủ tục

kiểm toán mà KTV đã thực hiện để tìm hiểu và nắm bắt cụ thể phương pháp, quy trình kiểm toán

iii Phương pháp khảo sát thực tế:

Qua việc là thành viên của đoàn kiểm toán, trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm toán BCTC của công ty Cổ phần SX-TM ABC cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2013 và phỏng vấn các anh chị KTV trong công ty để thu thập các thông tin liên quan

iv Phương pháp căn cứ vào tài liệu:

tế Hu

ế

Trang 13

Đề tài được trình bày trên cơ sở những chuẩn mực kế toán (CMKT), chuẩn mực

kiểm toán (CMKiT), các quyết định, thông tư do Bộ Tài Chính ban hành để phân tích đánh giá công tác kiểm toán ước tính kế toán tại công ty ATAX Trong đó, đối với đề tài này, chủ yếu căn cứ vào CMKiT 540 – Kiểm toán các ước tính kế toán, CMKT số

29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót và Thông tư

228/2009/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá HTK, t ổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản

ph ẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp

I.6 Điểm mới của đề tài

Việc kiểm toán các khoản mục ước tính được xem là một công việc vô cùng quan trọng trong quy trình kiểm toán BCTC của Công ty ATAX Dựa trên thực tế tìm

hiểu và quan sát được, các giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác kiểm toán Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một đề tài nghiên cứu nào của trường ta thực hiện việc nghiên cứu công tác kiểm toán ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty ATAX

Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ngọc Anh K40-Đại học kinh tế Huế (2009) đã trình bày về việc tìm hiểu phýõng pháp kiểm toán khoản mục dự phòng tại Công ty Kiểm toán AAC Tuy nhiên đề tài chỉ đơn thuần tập trung tìm hiểu về công tác kiểm toán khoản mục dự phòng chỉ dừng lại ở giai đoạn thực hiện kiểm toán chưa

đi sâu tìm hiểu các giai đoạn khác trong quy trình kiểm toán, xem nó ảnh hưởng như

thế nào đến công tác kiểm toán ước tính Ngoài ra, các khoản dự phòng chỉ là một bộ

phận trong toàn bộ ước tính kế toán Vì vậy, đề tài vẫn chưa cho người đọc cái nhìn cụ

thể về các khoản mục ước tính

Bên cạnh đó, khoá luận tốt nghiệp của Lê Hạnh Phước K41-Đại học kinh tế

Huế (2011) trình bày đầy đủ hơn về công tác kiểm toán các ước tính kế toán tại công

ty kiểm toán AAC Nhưng phần cơ sở lý luận và phần thực trạng vẫn chưa bám sát vào nhau, bố cục đề tài có phần rời rạc Và quan trọng là người viết vẫn chưa thể hiện được ý kiến nêu lên quan điểm của mình về thực tế quan sát được so với các thủ tục

tế Hu

ế

Trang 14

Vì vậy qua đề tài này, tôi mong muốn có thể khắc phục được các nhược điểm trên bằng cách đào sâu, phân tích công tác kiểm toán các ước tính kế toán thường gặp được áp dụng tại công ty kiểm toán ATAX Từ đó đề xuất một số biện pháp mới góp

phần làm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán BCTC tại công ty ATAX

I.7 C ấu trúc của đề tài:

Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán

Báo cáo tài chính:

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán các ước tính kế toán được áp dụng tại Công

ty TNHH Kiểm toán và tư vấn thuế ATAX

Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán

được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn thuế ATAX:

tế Hu

ế

Trang 15

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC:

1.1 Khái quát chung v ề kiểm toán BCTC:

Trên thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về kiểm toán nhưng ta có thể khái quát chung khái niệm về kiểm toán như sau: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra, nhằm xác định và báo cáo về

m ức độ phù hợp giữa những thông tin đó vói các chuẩn mực đã được thiết lập.”

Kiểm toán BCTC là một loại hình của kiểm toán, được xem là “một cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của BCTC cũng như

vi ệc BCTC có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hay không”

Tính chất của kiểm toán BCTC là “quá trình thu thập và đánh giá các BCTC

nh ằm kiểm tra và xác nhận tính trung thực và tính hợp lý của BCTC cũng như xem xét BCTC có phù h ợp với nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của pháp luật hay không”[,10]

Đối tượng của kiểm toán BCTC là các BCTC được khách hàng yêu cầu kiểm toán Các báo cáo tài chính thường được kiểm toán là bảng cân đối kế toán, báo cáo

kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC

Mục tiêu của kiểm toán BCTC là việc KTV của công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành,

có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh

trọng yếu hay không

Quy trình kiểm toán BCTC bao gồm ba giai đoạn chính là chuẩn bị, thực hiện

và hoàn thành kiểm toán Những nội dung của quy trình này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong các mục sau (mục 1.3, 1.4 và 1.5)

tế Hu

ế

Trang 16

Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ quy trình kiểm toán BCTC

QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN

CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN

hoạt động [A300]

Tìm hiểu chính sách

kế toán và chu trình kinh doanh quan

trọng [A400]

Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

[A200]

Đánh giá chung về

hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian

lận [A600]

Xác định mức trọng

yếu [700] và

phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu

[A800]

Tổng hợp kế hoạch

kiểm toán [A900]

Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

[F100-F300]

Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả kinh doanh

vi kiểm toán

[A700-A800]

Tổng hợp kết quả kiểm toán

[B420]

Thư giải trình của Ban giám đốc và Ban quản trị

Trang 17

Các cột dọc màu xanh nhạt chỉ các hoạt động kiểm toán xuyên suốt toàn bộ giai đoạn của cuộc kiểm toán Ô màu xanh đậm là các bước kiểm toán và giấy tờ làm việc

của bước này bắt buộc phải được Giám đốc hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán ký soát xét Các ô màu hồng bao quanh là các yếu tố chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán Các ô màu càng đậm càng thể hiện vai trò quan trọng hơn trong suốt chu trình

của cuộc kiểm toán

1.2 Khái quát chung v ề kiểm toán các ước tính kế toán:

1.2.1 Khái nim vcác ưc tính kế toán:

Theo quan điểm kế toán, ước tính kế toán là quá trình kế toán viên dựa vào năng lực xét đoán của mình để đưa ra mức ước tính trong giới hạn chuẩn mực cho phép Các khoản mục này mang nặng tính chủ quan, không thể đo lường một cách chính xác và khó có một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý Vì vậy, độ tin cậy của các ước tính kế toán được người sử dụng BCTC đặc biệt quan tâm

Theo quan điểm Kiểm toán, “Ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một

ch ỉ tiêu liên quan đến báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính” Điều này được trình bày ở điều 4 CMKiT Việt Nam số 540 – “Kiểm toán các ước tính kế toán”

1.2.2 Tính cht ca các ưc tính kế toán:

Các ước tính kế toán là các yếu tố trên BCTC gồm tài sản, nợ phải trả, thu

nhập, chi phí Tuy nhiên, giá trị các yếu tố này chỉ là các giá trị ước tính gần đúng do không có giá trị chính xác hoặc không có các phương pháp xác định chính xác Ước tính kế toán có thể liên quan đến các khoản mục đã phát sinh hoặc các khoản mục chưa phát sinh Vì vậy, mức độ rủi ro, sai sót của báo cáo tài chính thường là rất cao khi có các ước tính kế toán Tuỳ theo tính chất của các chỉ tiêu mà việc lập một ước tính kế toán có thể đơn giản hoặc phức tạp

tế Hu

ế

Trang 18

Các ước tính kế toán có thể được thực hiện một thường xuyên trong kỳ kế toán,

hoặc vào cuối kỳ kế toán Trong nhiều trường hợp, các ước tính kế toán được lập dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tế

Trường hợp do chủ quan, do thiếu các dữ liệu khách quan hoặc do mức độ không chắc chắn của một yếu tố nào đó nên các ước tính kế toán đã không thể lập được một cách hợp lý thì KTV phải cân nhắc khi đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán theo đúng qui định tại CMKiT số 700 “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”

1.2.3 Ni dung ca các ưc tính kế toán:

Theo điều 4 CMKiT Việt Nam số 540 – “Kiểm toán các ước tính kế toán”, ước tính kế toán được phân thành hai loại: ước tính chỉ tiêu đã phát sinh và ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh

1.2.3.1 Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh:

Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính chính xác hơn

Một số ước tính đã phát sinh như:

 D ự phòng giảm giá các khoản đầu tư chính (TK 129) là dự phòng phần giá trị

bị tổn thất do các chứng khoán đầu tư của DN bị giảm giá (ngắn hạn); giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà DN đang đầu tư vào bị lỗ (dài

hạn)

 Dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 139) là dự phòng phần giá trị bị tổn thất

của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán

 Dự phòng giảm giá HTK (TK 159) là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá

vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm

tế Hu

ế

Trang 19

 Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 214) là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ

thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

 Chi phí trả trước(TK 142, 242) là những chi tiêu thực tế đã phát sinh nhưng

chưa được tính và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và sẽ được phân bổ vào nhiều

kỳ kế toán khác nhau Sở dĩ chi tiêu này chưa được tính vào chi phí kinh doanh trong

kỳ là vì chi tiêu này chưa tạo ra lợi ích cho kỳ đó và chi tiêu này sẽ tạo ra lợi ích của nhiều kỳ Vì vậy theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán và theo khái niệm về tài sản thì chi phí trả trước được xem là tài sản chứ không phải là chi phí

1.2.3.2 Ước tính các chỉ tiêu chưa phát sinh:

Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính

Chi phí trích trước là một ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh

- Chi phí trích trước (TK335) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh,

nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh Ví dụ: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản

xuất, Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn)…

1.3 Công tác ki ểm toán các ước tính trong quy trình kiểm toán BCTC:

1.3.1 Giai đon kế hoch kim toán các ưc tính kế toán:

 Tiền kế hoạch:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: KTV xem xét hệ thống kiểm soát và

tính liêm chính của Ban giám đốc khách hàng thông qua việc phỏng vấn KTV tiền nhiệm Từ đó, xác định khả năng có thể kiểm toán khách hàng

tế Hu

ế

Trang 20

- L ập và thoả thuận các điều khoản hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán được lập

bởi công ty kiểm toán và khách hàng quy định về các thoả thuận chính thức giữa hai bên về việc kiểm toán và thực hiện các dịch vụ liên quan khác

- L ựa chọn đội ngũ KTV: Trong quá trình lựa chọn cần đảm bảo 3 mục tiêu sau:

+ Trong Đoàn (nhóm) kiểm toán phải có những người có khả năng giám sát

- Tìm hi ểu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp: KTV tìm hiểu môi

trường kinh doanh chung: như thực trạng về nền kinh tế nói chung và thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh nói riêng; biến động về lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ,

lạm phát;

- Tìm hi ểu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: Dựa trên việc nghiên cứu

các thông tin doanh nghiệp cung cấp hay sách báo, tạp chí chuyên ngành hoặc phỏng

vấn Ban giám đốc hay KTV tiền nhiệm, KTV tiến hành tìm hiểu thông tin về khách hàng: lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, phương thức sản xuất, cách thức phân

phối dịch vụ, các hoạt động liên doanh liên kết, địa điểm sản xuất kinh doanh, số lượng văn phòng, danh sách nhà cung cấp và đối tác khách hàng, các hoạt động nghiên

cứu và phát triển, các giao dịch với bên có liên quan

 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về ước tính kế toán

Theo CMKit số 400 – Đánh giá rủi ro và KSNB: “KTV phải có đủ hiểu biết về

hệ thống KSNB của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xác định cách tiếp cận

kiểm toán có hiệu quả”

tế Hu

ế

Trang 21

KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị như:

- Các ghi chép kế toán được cập nhật hằng này và lập BCĐPS hàng tháng không

- Các thủ tục phê chuẩn có được thực hiện bởi người có quyền hạn không

- Các nhân viên kế toán có được đào tạo về việc lập các khoản ước tính không

- Đơn vị có chính sách về lập ước tính kế toán không

- Có sự rà soát lại các ước tính kế toán đã lập không

- Các ước tính được lập có dựa trên cơ sở nào xác thực không

 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán đối với các ước tính kế toán

- Đối với mức trọng yếu: Các ước tính kế toán được lập dựa vào những xét đoán

và trong các điều kiện không có sự chắc chắn về kết quả của các sự kiện đã phát sinh

hoặc có thể sẽ phát sinh Vì vậy sự thiếu chính xác hay sai lệch (cả về tiêu chuẩn định lượng lẫn tiêu chuẩn định tính) của các ước tính kế toán được lập thường dễ xảy ra và

có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin, bởi sai phạm của các khoản mục này có tác động dây chuyền đến giá trị thực của Tài sản, kết quả kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp Do đó các ước tính kế toán thường được đánh giá là trọng

yếu

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng:

Rủi ro tiềm tàng là khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính khi chưa có tác động của bất kỳ một hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống kiểm soát

nội bộ của doanh nghiệp được kiểm toán.Đây là rủi ro mang tính khách quan, thuộc

về bản chất của đối tượng kiểm toán Các ước tính kế toán mang nhiều yếu tố làm cho

rủi ro tiềm tàng cao hơn các khoản mục khác:

Th ứ nhất, các ước tính kế toán chỉ là một giá trị gần đúng được lập dựa vào sự

xét đoán, dựa vào kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của người lập trong điều kiện

tế Hu

ế

Trang 22

không có sự chắc về kết quả của các sự kiện đã phát sinh hoặc có thể phát sinh Vì

vậy, mức độ rủi ro của các khoản mục này thường cao

Th ứ hai, các bằng chứng về khoản mục này thường khó thu thập hơn và tính

thuyết phục thấp hơn các bằng chứng chứng minh cho các chỉ tiêu khác trong BCTC

Và việc tính toán các ước tính thường phức tạp nên rất dễ xảy ra những sai sót

Thứ ba, vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm, kế toán tiến hành thực hiện tính toán

và hạch toán một số ước tính kế toán Tại thời điểm nhạy cảm này, kế toán có thể để xảy ra những sai sót không mong muốn do phải chịu áp lực công việc như: Hạch toán sai tài khoản, sai quy định kế toán hiện hành, quy trình tính toán gặp sai sót, hoặc sai trong quá trình ghi sổ, kết chuyển

Thứ tư, các ước tính thường liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh và nghĩa

vụ nộp thuế của doanh nghiệp nên dễ bị xử lý chủ quan theo hướng có lợi cho doanh nghiệp Dưới áp lực đặt ra bởi nhà quản lý đơn vị, muốn báo cáo tài chính được phản ánh theo mục đích của họ thì kế toán có thể sử dụng các ước tính kế toán để thực hiện điều này vì bản chất của các ước tính kế toán mang tính chủ quan

Th ứ năm, việc chế độ kế toán liên quan đến các ước tính kế toán thường xuyên

thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các văn bản mới quy định

về việc xác định và hạch toán các ước tính, nếu không việc lập các ước tính sai với quy định sẽ dễ dàng mắc phải

Tóm lại, các ước tính kế toán được đánh giá là có rủi ro tiềm tàng cao

 Xây dựng kế hoạch và lập chương trình kiểm toán:

Kế hoạch kiểm toán phải dựa trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng, được xây dựng tuỳ thuộc quy mô, độ phức tạp của công

việc kiểm toán, kinh nghiệm của KTV

Theo đoạn 2, VAS 300 – “Lập kế hoạch kiểm toán”: KTV và công ty kiểm toán

phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có

hiệu quả Bao gồm: Lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết chương trình kiểm toán

tế Hu

ế

Trang 23

1.3.2 Giai đon thc hin kim toán các ưc tính kế toán:

1.3.2.1 Các thủ tục kiểm toán chung đối với các khoản ước tính kế toán

Theo CMKiT số 540- “Kiểm toán các ước tính kế toán”, KTV cần phải áp dụng

một hoặc áp dụng kết hợp các phương pháp sau trong quá trình kiểm toán các ước tính

kế toán:

- Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của doanh nghiệp

- KTV lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của doanh nghiệp

- Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiểm toán để xác nhận các ước tính kế toán đã lập

Các phương pháp trên được áp dụng một cách linh hoạt trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cho khách hàng Cụ thể:

Ki ểm tra các số liệu và xem xét các giả định dùng làm cơ sở lập ước tính kế toán

KTV cần chú ý kiểm tra tính nhất quán của các số liệu sử dụng để lập các ước tính kế toán với những số liệu đã được phản ánh trong sổ kế toán Ví dụ như để kiểm tra số liệu dự phòng nợ phải thu khó đòi, KTV cần thu thập bằng chứng kiểm toán

chứng minh các dữ liệu liên quan đến thời gian quá hạn của các khoản nợ phải nhất quán với thông tin về kỳ ghi nhận doanh thu của khoản nợ đó

Bên cạnh đó, KTV cần thu thập những bằng chứng kiểm toán bên ngoài doanh nghiệp Ví dụ: Khi kiểm tra chỉ tiêu dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, ngoài số liệu

do doanh nghiệp cung cấp, KTV cần thu thập số liệu về tổng số vốn góp thực tế, vốn

chủ sở hữu thực có và vốn góp thực tế của doanh nghiệp vào công ty được góp vốn do công ty được góp vốn cung cấp

Đối với các số liệu và giả định đã qui định trong các văn bản pháp luật liên quan (ví dụ thời gian sử dụng hữu ích làm cơ sở trích khấu hao TSCĐ) thì KTV phải đối chiếu giữa qui định với giả định do doanh nghiệp đã sử dụng để lập ước tính kế toán

tế Hu

ế

Trang 24

KTV phải kiểm tra phương pháp tính toán mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập ước tính kế toán liên quan đến báo cáo tài chính đã đúng với quy định và được tính toán chính xác hay chưa

So sánh ước tính kế toán đã lập ở các kỳ trước với kết quả thực tế đã thực hiện

KTV dựa vào sổ sách kế toán năm tài chính trước, so sanh các ước tính kế toán

đã lập trong kỳ với kết quả thực tế đã thực hiện được của kỳ đó nhằm thu thập bằng

chứng tin cậy đối với phương pháp lập ước tính kế toán KTV xem xét sự cần thiết điều chỉnh phương pháp ước tính, đồng thời tính toán và đánh giá sự chênh lệch giữa

kết quả thực hiện và ước tính kế toán trong kỳ

Xem xét các th ủ tục phê duyệt ước tính kế toán của Giám đốc

Các ước tính kế toán thường liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp , lại mang nặng tính chủ quan, không có quy định một cách cụ thể, chính xác

Do đó, giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp thường soát xét và phê duyệt các ước tính kế toán quan trọng KTV phải xem xét việc soát xét và phê duyệt các ước tính kế toán quan trọng của các cấp quản lý có thích hợp hay không và điều đó có được thể hiện trong các tài liệu làm cơ sở cho việc lập ước tính kế toán chưa?

KTV l ập một ước tính độc lập

KTV có thể lập một ước tính độc lập dựa trên các giả định và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đã áp dụng hoặc thu thập một ước tính độc lập rồi sau đó so sánh với ước tính của doanh nghiệp Nếu phát hiện chênh lệch, KTV phải đánh giá chênh lệch

đó có trọng yếu hay không Nếu không trọng yếu thì không cần điều chỉnh Còn nếu chênh lệch này ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì có thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh Nếu doanh nghiệp từ chối điều chỉnh, KTV sẽ cân nhắc khi đưa ra

ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính

Xem xét s ự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính

KTV còn phải xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính Các sự kiện này có thể cung cấp các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến việc lập các ước tính kế toán của doanh nghiệp được kiểm toán

tế Hu

ế

Trang 25

1.3.2.2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính:

 Mục tiêu kiểm toán:

+ S ự tồn tại: xác minh các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính trên Báo cáo

tài chính có thật sự tồn tại không và các loại đầu tư tài chính này có thật sự đủ điều

kiện lập dự phòng theo quy định hiện hành hay không (Theo Thông tư BTC) Theo quy định này thì các khoản đầu tư tài chính đủ điều kiện lập dự phòng

228/2009/TT-phải thuộc một trong số các đối tượng sau:

N ếu là các loại chứng khoán thì phải đáp ứng đủ điều kiện:

- Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo quy định của pháp luật

- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán

Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các

chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì

không được lập dự phòng giảm giá

N ếu là các khoản đầu tư tài chính dài hạn thì phải là các khoản vốn doanh

nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác được thành lập theo quy định của pháp

luật như công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh… và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế

mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư)

+ S ự đầy đủ: xác minh khoản dự phòng đã được xác định và ghi chép đầy đủ trên

sổ kế toán và Báo cáo tài chính

+S ự chính xác: Các khoản dự phòng có được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số

tiền và đúng kỳ kế toán, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số dư

và lên Báo cáo tài chính

tế Hu

ế

Trang 26

+ S ự đánh giá: xác minh khoản dự phòng được xác định đúng với quy định

+ S ự phê chuẩn: Việc trích lập khoản dự phòng giảm giá HTK có được sự phê

chuẩn của Giám đốc (người đứng đầu)

+ S ự trình bày và khai báo: Xác minh khoản dự phòng có được trình bày trên

Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán không

 Thử nghiệm kiểm soát:

KTV thu thập các thủ tục, các quy định về việc trích lập dự phòng của doanh nghiệp Kiểm tra xem doanh nghiệp có tiến hành trích lập dự phòng đúng theo thông

tư 228/2009/TT-BTC và các quy định của doanh nghiệp không

KTV kiểm tra chữ ký phê duyệt , kiểm tra tính hiệu lực và đối chiếu số liệu với các chứng từ liên quan để đảm bảo dự phòng giảm giá đầu tư tài chính tồn tại thực tế

tại ngày lập BCTC

Xem xét dấu hiệu của hệ thống KSNB đối với việc trích lập dự phòng nhằm

kiểm soát được sự giảm giá các khoản đầu tư tài chính trên thị trường đều được phản ánh trên sổ Kiểm tra dấu hiệu của hệ thống KSNB nhằm phát hiện những sai sót trong

việc ghi chép số lượng, trong việc cộng dồn và ghi sổ kế toán

 Thử nghiệm cơ bản:

- Th ủ tục phân tích:

Dựa trên các biểu đồ thể hiện xu hướng giá cả các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đầu tư, KTV có thể phát hiện được việc doanh nghiệp không lập hoặc lập thiếu các khoản đầu tư có xu hướng giảm giá

Thu thập thông tin về các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ (thanh lý khoản đầu

tư, bán chứng khoán sớm) nhằm phát hiện được trường hợp chứng khoán giảm giá

hoặc khoản đầu tư bị tổn thất mà không được lập dự phòng

- Th ử nghiệm chi tiết:

tế Hu

ế

Trang 27

Các thử nghiệm chi tiết của khoản mục dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được trình bày ở phần Phụ lục 2-1

1.3.2.3 Dự phòng nợ phải thu khó đòi:

 Mục tiêu kiểm toán:

+ S ự tồn tại: Các khoản nợ phải thu khó đòi được lập trên cơ sở đầy đủ điều kiện

theo quy định và thực sự có thật vào thời điểm lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp

+ S ự đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu khó đòi đều được lập dự phòng và

hạch toán vào chi phí trong kỳ, được phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính

+ Sự chính xác: Các khoản dự phòng nợ khó đòi được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số tiền và đúng kỳ kế toán, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số dư và lên Báo cáo tài chính

+ S ự đánh giá: Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được ước tính một cách hợp

lý dựa trên sự phân tích tuổi nợ các khoản phải thu một cách đúng đắn, tỷ lệ trích lập phù hợp với Bảng phân tích tuổi nợ đã lập phù hợp theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC (Từ năm tài chính 2009)

+ Sự phê chuẩn: việc trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi có được sự phê chuẩn của Giám đốc (người đứng đầu)

+ S ự trình bày và khai báo: Kiểm tra việc trình bày khoản dự phòng trên Bảng

cân đố kế toán và Thuyết minh Báo cáo tài chính có đúng quy định

 Thử nghiệm kiểm soát

Xem xét chính sách thu tiền hàng, thời hạn thanh toán, điều kiện thanh toán, các đảm bảo thanh toán áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng như thế nào Từ đó

kiểm toán có những đánh giá sơ bộ về khả năng phát sinh các khoản nợ khó đòi trong doanh nghiệp Ngoài ra KTV kiểm tra xem các khoản thanh toán có theo dõi chi tiết theo từng đối tượng và thời gian thanh toán để xác định các đối tượng là nợ khó đòi hay không

tế Hu

ế

Trang 28

Kiểm tra thu thập các chính sách, hướng dẫn của khách hàng về phương pháp

và căn cứ trích lập dự phòng phải thu khó đòi, sau khi trích lập có sự phê duyệt soát xét không Xem xét tính liên tục của các chứng từ liên quan đến khoản dự phòng nợ

phải thu khó đòi nhằm đảm bảo mục tiêu đầu đủ của khoản dự phòng

 Thử nghiệm cơ bản

- Th ủ tục phân tích

So sánh số dư dự phòng năm nay so với năm trước kết hợp với phân tích biến động của dự phòng phải thu khó dòi giữa hai năm, tìm hiểu nguyên nhân chênh

lệch;Kiểm tra tính hợp lý của bảng phân tích tuổi nợ;

KTV tính tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi trên tổng các khoản phải thu cần trích lập nhằm phán đoán sai sót có thể xảy ra là báo cáo thừa hoặc thiếu dự phòng nợ

phải thu khó đòi;Ngoài ra, KTV phải đặc biệt chú ý xem xét các khoản phải thu có số

tiền lớn, chưa được thanh toán trong một thời gian dài

- Th ử nghiệm chi tiết:

Các thử nghiệm chi tiết của khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi được trình bày ở phần Phụ lục 2-2

1.3.2.4 Dự phòng giảm giá HTK

 Mục tiêu kiểm toán:

+ S ự tồn tại: HTK doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá là thật sự tồn tại và

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp vào thời điểm lập Báo cáo tài chính và thật sự

đủ điều kiện để lập dự phòng giảm giá HTK

+ S ự đầy đủ: Tất cả các HTK của doanh nghiệp bị giảm giá tại ngày kết thúc

niên độ đều đã được lập dự phòng một cách đầy đủ

+ S ự chính xác: Các khoản dự phòng có được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số

tiền và đúng kỳ kế toán, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số dư

và lên Báo cáo tài chính

tế Hu

ế

Trang 29

+ S ự đánh giá: Dự phòng giảm giá HTK phải được ước tính đáng tin cậy, được

đo lường chính xác, giá trị thuần có thể thực hiện được ước tính hợp lý và được tính toán số liệu đúng đắn bằng chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm lập dự phòng

+ S ự phê chuẩn: Việc trích lập khoản dự phòng giảm giá HTK có được sự phê

chuẩn của Giám đốc (người đứng đầu)

+ S ự trình bày và khai báo: Xác minh khoản dự phòng có được trình bày trên

Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán không

 Thử nghiệm kiểm soát

KTV thu thập các thủ tục, các quy định về việc trích lập dự phòng của doanh nghiệp Kiểm tra xem doanh nghiệp có tiến hành trích lập dự phòng đúng theo thông

tư 228/2009/TT-BTC và các quy định của doanh nghiệp không

KTV kiểm tra doanh nghiệp có theo dõi chi tiết từng loại hàng hoá vật tư bị

giảm giá không.KTV kiểm tra chữ ký phê duyệt , kiểm tra tính hiệu lực và đối chiếu số

liệu với các chứng từ liên quan để đảm bảo dự phòng giảm giá HTK tồn tại thực tế tại ngày lập BCTC

Kiểm tra về HTK đã trích lập có thực sự thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không.Xem xét dấu hiệu của hệ thống KSNB đối với việc trích lập dự phòng nhằm

kiểm soát được sự giảm giá HTK trên thị trường đều được phản ánh trên sổ Kiểm tra

dấu hiệu của hệ thống KSNB nhằm phát hiện những sai sót trong việc ghi chép số lượng, tính toán giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK, trong việc cộng dồn và ghi sổ

Trang 30

hoặc tăng nhưng không bằng tỷ lệ tăng của những khoản chi phí này thì có thể phát

hiện được trường hợp doanh nghiệp không lập dự phòng đối với HTK giảm giá

Dựa trên những sô liệu thống kê thu thập đượcKTV dự đoán xu hướng giá cả,

sự giảm giá của các mặt hàng trên thị trường và việc trích lập thiếu mặt hàng bị giảm giá

- Th ử nghiệm chi tiết

Các thử nghiệm chi tiết của khoản mục dự phòng giảm giá HTK được trình bày

ở phần Phụ lục 2-3

1.3.2.5 Chi phí khấu hao TSCĐ:

 Mục tiêu kiểm toán:

+ S ự tồn tại: Các tài sản cố định doanh nghiệp trích khấu hao trong kỳ là thực sự

tồn tại và còn được phép trích khấu hao vào ngày lập Bảng cân đối kế toán

+ S ự đầy đủ: Tất cả các TSCĐ của doanh nghiệp còn đủ điều kiện trích khấu

hao tại ngày kết thúc niên độ đều đã được trích khấu hao đầy đủ

+S ự chính xác: Các khoản chi phí khấu hao có được ghi nhận đúng tài khoản, đúng

số tiền và đúng kỳ kế toán, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số

dư và lên Báo cáo tài chính

+ S ự đánh giá: Tất cả các khoản trích khấu hao tài sản cố định đều được tính toán

một cách hợp lý, dựa trên phương pháp tính khấu hao được lựa chọn phù hợp với đặc điểm sử dụng của tài sản cố định, thời gian sử dụng hữu ích được ước tính phù hợp với quy định hiện hành (Quyết định 206/2003/QD-BTC và Thông tư 203/2009/TT-BTC) và đặc điểm sử dụng của tài sản, công việc tính toán số liệu đúng đắn

+ S ự phê chuẩn: Việc trích lập khấu hao TSCĐ có được sự phê chuẩn của Giám

đốc (người đứng đầu)

+ S ự trình bày và khai báo: Xác minh khoản khấu hao TSCĐ có được trình bày

trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của chế độ

Trang 31

 Thử nghiệm kiểm soát:

KTV phỏng vấn kế toán trưởng của doanh nghiệp về cách quản lý TSCĐ, phương pháp khấu hao TSCĐ có nhất quán giữa các tháng trong năm, có thay đổi gì so

với năm trước hay không

+ Tính tỷ lệ % của chi phí khấu hao (theo loại tài sản cố định) trên nguyên giá tài

sản cố định (theo loại) của năm này, so với tỷ lệ % tương ứng của năm trước, với cách

kiểm tra phân tích này có thể phát hiện được sự thay đổi trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định, trong chính sách khấu hao hoặc trong cách tính toán

CP khấu hao (theo loại TSCĐ) năm nay

X 100%

Nguyên giá TSCĐ (theo loại) năm nay

- Th ử nghiệm chi tiết:

Các thử nghiệm chi tiết của khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ được trình bày

ở phần Phụ lục 2-4

1.3.2.6 Chi phí trả trước:

 Mục tiêu kiểm toán:

+ S ự tồn tại: Các khoản chi phí trả trước được ghi nhận trong kỳ của doanh

nghiệp là thực sự tồn tại vào ngày lập báo cáo tài chính hay không

+ S ự đầy đủ: Tất cả các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ đều đã được

phản ánh trên sổ kế toán một cách đầy đủ

tế Hu

ế

Trang 32

+S ự chính xác: Các khoản chi phí trả trước có được ghi nhận đúng tài khoản, đúng

số tiền và đúng kỳ kế toán, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số

dư và lên Báo cáo tài chính

+ S ự đánh giá: Các khoản chi phí trả trước được phân bổ một cách hợp lý vào

chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

+ S ự phê chuẩn: Việc trích lập các khoản chi phí trả trước có được sự phê chuẩn

của Kế toán trưởng hay không

+ S ự trình bày và khai báo: Xác minh khoản chi phí trả trước có được trình bày

trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của chế độ

kế toán không

 Thử nghiệm kiểm soát:

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước Đối chiếu các

số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng cân đối số phát sinh và giấy tờ làm việc của

kiểm toán năm trước (nếu có)

KTV phỏng vấn Ban giám đốc hoặc kế toán trưởng đồng thời xem xét trong điều lệ công ty về tiêu chuẩn và phương pháp trích lập chi phí trả trước

Xem xét thủ tục, quá trình ghi nhận chi phí trả trước cũng như việc phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất (kiểm tra tiêu thức phân bổ )

Xem xét xác chi phí trả trước được tập hợp có được tập hợp đúng không, có đúng tiêu chuẩn ghi nhận vào chi phí trả trước không

Trang 33

So sánh phân tích biến động của chi phí trả trước năm nay so với năm trước,

giải thích những biến động bất thường

KTV có thể so sánh khoản chi phí trả trước do kiểm toán ước tính và số của kế toán Từ đó trao đổi với kế toán trưởng về những chênh lệch lớn (nếu có)

- Th ử nghiệm chi tiết:

Các thử nghiệm chi tiết của khoản mục chi phí trả trước được trình bày ở phần

Phụ lục 2-5

1.3.2.7 Chi phí trích trước:

 Mục tiêu kiểm toán:

+ S ự tồn tại: Các khoản chi phí phải trả (chi phí trích trước) được ghi nhận

trong kỳ là thực sự liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán

+ S ự đầy đủ: Tất cả các khoản chi phí cần được trích trước đều đã được trích

trước vào chi phí trong kỳ

+S ự chính xác: Các khoản chi phí trích trước có được ghi nhận đúng tài khoản,

đúng số tiền và đúng kỳ kế toán, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số dư và lên Báo cáo tài chính

+ S ự đánh giá: Các khoản chi phí trích trước được tính toán đúng đắn và được

ghi sổ đầy đủ, dựa trên những cơ sở hợp lý

+ S ự phê chuẩn: Việc trích lập các khoản chi phí trích trước có được sự phê

chuẩn của Kế toán trưởng hay không

+ S ự trình bày và khai báo: Xác minh khoản chi phí trích trước có được trình

bày trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của chế

Trang 34

KTV thu thập các thông tin về chính sách và thủ tục ghi nhận chi phí phải trả

của doanh nghiệp , bằng chứng liên quan đến việc dự tính chi phí phải trả: biên bản

họp hội đồng quản trị; kế hoạch sản xuất; kế hoạch vay vốn, sửa chữa lớn TSCĐ,

Xem xét cách hạch toán chi phí phải trả của doanh nghiệp năm trước, xem xét

hồ sơ kiểm toán năm trước về các khoản chi phí phải trả (nếu có)

Kiểm tra nguyên tắc áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định

của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

- Th ử nghiệm chi tiết:

Các thử nghiệm chi tiết của khoản mục chi phí trả trước được trình bày ở phần

Phụ lục 2-6

1.3.3 Giai đon hoàn thành kim toán các ưc tính kế toán:

K ết luận về khoản mục kiểm toán:

KTV tập hợp các sai sót đã phát hiện được và đưa ra các bút toán điều chỉnh thích hợp Nếu Khách hàng không đồng ý điều chỉnh, KTV ghi nhận ý kiến ngoại trừ trên BCKT Nếu Khách hàng đồng ý điều chỉnh thì KTV sẽ phát hành BCKT chấp

nhận toàn phần (trong điều kiện là tất cả các phần hành khác đều không có những sai

phạm mang tính trọng yếu), trong báo cáo lưu ý về những bút toán đã điều chỉnh Trong trường hợp từng khoản chênh lệch riêng lẻ của các ước tính kế toán được xem là nhỏ và cho phép bỏ qua nhưng nếu kết hợp các chênh lệch này sẽ tạo ra ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV phải đánh giá lại toàn bộ các ước tính kế toán trong một tổng thể thống nhất

tế Hu

ế

Trang 35

Báo cáo ki ểm toán:

Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do KTV lập và công bố để nêu

rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của khách hàng

Điểm quan trọng trên BCKT là việc KTV đưa ra ý kiến của mình trong quá trình kiểm toán BCTC của khách hàng Có 4 loại ý kiến kiểm toán: Ý kiến chấp nhận toàn phần; ý kiến chấp nhận từng phần; ý kiến không chấp nhận và ý kiến từ chối đưa

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH

1.4 T ổng quan về công ty

2.1.1 Gi ới thiệu sơ lược về công ty:

2.1.1.1 Tên công ty:

Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ

VẤN THUẾ A.T.A.X

Tên giao dịch: ATAX-Auditting and Tax consulting

Company

Tên viết tắt: A.T.A.X CO., LTD

Với phương châm “Chất lượng tạo nên sự khác biệt”, hoạt động của ATAX ngày càng được sự tín nhiệm của khách hàng

2.1.1.2 Địa chỉ liên hệ:

-Tr ụ sở chính: Địa chỉ: Lô A92 – đường 30 tháng 4, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Điện thoại: 0511 3 639 639 - Fax: 0511 3 639 638 Website: http://www.atax.vn; Email : atax@vnn.vn

- Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: Lầu 4, Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu,

Trang 37

2.1.2 Quá trình hình thành và phát tri ển:

Vào ngày 30/06/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3202003333 cho phép thành lập Công ty TNHH

Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX với vốn điều lệ là 1.100.000.000 VNĐ

ATAX là một trong những công ty có đủ điều kiện kiểm toán theo công văn số 302/VACPA ngày 26/11/2007 của VACPA.Đồng thời, ATAX là một trong số ít các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán; được Bộ Tài chính cho phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để

cổ phần hoá

Buổi ban đầu mới thành lập công ty còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất

và nguồn nhân lực Hệ thống máy tính và thiết bị văn phòng chưa đầy đủ, số lượng KTV của công ty chỉ có năm KTV trong đó có hai kiểm toán xây dựng cơ bản Số lượng nhân viên lúc bấy giờ chỉ hơn mười thành viên Khách hàng chủ yếu của công ty

là ở khu vực miền Trung Sau quá trình phát triển, hiện nay, số lượng nhân viên của công ty lên đến hơn 30 người Và số lượng khách hàng của công ty cũng tăng lên đáng

kể, không chỉ ở khu vực miền trung mà đã mở rộng ra các tỉnh phía nam

Trong các năm qua, nhờ có đội ngũ chuyên gia am tường các lĩnh vực kế toán,

kiểm toán, thuế, tài chính, ATAX đã cung cấp dịch vụ chất lượng cao đến hàng trăm khách hàng và nhận được sự tín nhiệm lớn từ phía khách hàng

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thuế ATAX được cấp giấy phép hoạt động trong việc cung cấp các dịch vụ sau:

D ịch vụ kiểm toán: Kiểm toán BCTC hàng năm; kiểm toán hoạt động các dự

án; kiểm toán tuân thủ; soát xét thông tin trên BCTC; kiểm tra thông tin tài chính trên

tế Hu

ế

Trang 38

cơ sở thủ tục thỏa thuận trước; kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án / công trình xây dựng hoàn thành

D ịch vụ tư vấn thuế: Hoạch định chiến lược thuế; tái cấu trúc hoạt động kinh

doanh có hiệu quả do ảnh hưởng của thuế; kê khai thuế: thuế nhà thầu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân Quyết toán thuế các loại; tư

vấn cho doanh nghiệp khi có vướng mắc về thuế; hội thảo, đào tạo cập nhật các quy định mới về thuế

D ịch vụ kế toán: Tổ chức hệ thống kế toán; làm kế toán; tư vấn kế toán

D ịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp: Xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn

cổ phần hóa, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; tư vấn sát nhập, mua lại doanh nghiệp; tư vấn lập dự án đầu tư, thành lập doanh nghiệp

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành:

2.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Trụ sở chính:

PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG NGHIỆP VỤ 2

PHÒNG

NGHIỆP VỤ 1

KHỐI KIỂM TOÁN XDCB

KHỐI KIỂM

TOÁN BCTC

PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB

: Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty A.T.A.X

PHÒNG HÀNH CHÍNH

tế Hu

ế

Trang 39

2.3.Chức năng của từng bộ phận:

Giám đốc: Là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về

toàn bộ hoạt động của công ty, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Theo điều lệ của ATAX: chỉ giám đốc công ty mới là người duy nhất có thẩm quyền đại diện cho công ty trực tiếp ký kết hợp đồng kinh doanh với khách hàng; chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro của một cuộc kiểm toán; có trách nhiệm trực tiếp về chất lượng các cuộc kiểm toán và là người chịu trách nhiệm phát hành BCKT và thư quản lý

Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm giải quyết các công việc cụ thể theo sự phân

công nhiệm vụ của Giám đốc về nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật Nhà nước về

những vấn đề được phân công và uỷ quyền

Phòng Hành chính: Tổ chức mọi hoạt động và phân bổ nhân sự cho Công ty

Phòng K ế toán: Tổ chức các hoạt động liên quan đến kế toán tại công ty

Ki ểm toán tài chính: Gồm Phòng KTTC nghiệp vụ I và Phòng KTTC nghiệp

vụ II có chức năng thực hiện các hợp đồng kinh tế cụ thể có liên quan công tác kiểm toán báo cáo tài chính, công tác tư vấn, … thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán liên quan đến từng cuộc kiểm toán

Ki ểm toán xây dựng cơ bản: Thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu

tư xây dựng cơ bản của các công ty xây dựng

2.1.1 Chương trình kiểm toán báo cáo tài chính ATAX đang áp dụng:

tế Hu

ế

Trang 40

Chương trình kiểm toán BCTC mà công ty đang áp dụng hiện nay là chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành tại quyết định số 1089/QĐ-VACPA

Công ty chọn phương pháp kiểm toán theo khoản mục Quá trình kiểm toán các tài khoản, công ty đã xây dựng ma trận định hướng kiểm tra, theo đó khoản mục sẽ được kiểm tra theo hai hướng: O - Overstatement (kiểm tra từ sổ sách về chứng từ)

hoặc U – Understatement (kiểm tra từ chứng từ tới sổ sách)

2.1.2 Ngu ồn lực:

B ảng 2.1 – Bảng tình hình lao động của công ty ATAX

Bi ến động

S ố người T ỷ lệ

+S ố người có chứng chỉ KTV 12 10 2 20% +S ố người chưa có chứng chỉ KTV 18 16 2 13%

Tổng số nhân viên năm 2013 tăng 4 người tương ứng tăng 14% so với năm

2012 Nguyên nhân của sự gia tăng là do số lượng nhân viên chuyên nghiệp tăng 4 người tương ứng tăng 15% vào năm 2013 so với năm 2012 Bên cạnh đó số nhân viên khác không có sự gia tăng

Những con số thể hiện sự gia tăng qua 2 năm cho thấy công ty ATAX luôn chú

trọng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đảm bảo uy tín và chất lượng kiểm toán Đội ngũ nhân viên của công ty được đào tạo chính quy, được các chuyên gia cao cấp về kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua Chương trình trợ giúp

kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EURO – TAPVIET)

2.1.3 Quy trình ki ểm toán tài chính của công ty:

Hiện nay công ty ATAX đang sử dụng thực hiện kiểm toán với sự giúp đỡ của

phần mềm hệ thống kiểm toán AS/2 Hệ thống kiểm toán này là một hệ thống kiểm

tế Hu

ế

Ngày đăng: 24/11/2016, 22:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w