Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam...94 4.2.1... Kết quả kiểm định các giả thuyết về nhân tố ảnh hưởng
Trang 1HỒ TUẤN VŨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU CỦA
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 62.34.30.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Bằng danh dự khoa học, tôi xin cam đoan luận án này do tôi thực hiện với
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Võ Văn Nhị
Trừ một số kết quả được công bố trong các bài báo và công trình do tôithực hiện thì tất cả số liệu và kết quả ở luận án này là trung thực, rõ ràng và chưađược ai công bố trong các công trình khoa học
Những nội dung từ các nguồn tài liệu khác được tôi kế thừa, tham khảo ởtrong luận án này đều được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
HỒ TUẤN VŨ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, lãnh đạo Viện đàotạo sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa và quý giảng viên Khoa Kế toán, trường đạihọc kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và thực hiện và bảo vệ luận án các cấp
Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà giáo ưu tú: PGS.TS Võ Văn Nhị, ngườihướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đở, hướng dẫn tôi từ trong suốt quá trình họctập và làm luận án
Gửi lời cảm ơn tới sự hỗ trợ, đánh giá các ý kiến trong suốt quá trình khảosát và thu thập dữ liệu của các đơn vị: Lãnh đạo vụ chế độ kế toán và kiểm toán(Bộ tài chính); Ngân hàng nhà nước; Hiệp hội ngân hàng; Hiệp hội kế toán vàkiểm toán Việt Nam; Hiệp hội kế toán viên công chứng Anh tại Việt Nam; Hiệphội kế toán viên công chứng Australia tại Việt Nam; Học viện ngân hàng, Trườngđại học ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, Học viện tài chính, Đại học kinh tế Đà Nẵng,Đại học Duy Tân, Đại học Đông Á; Tạp chí kế toán và kiểm toán; Tạp chí khoahọc và đào tạo ngân hàng (Học viện ngân hàng); Tạp chí ngân hàng (Ngân hàngnhà nước); Ban lãnh đạo và nhân viên các ngân hàng thương mại Việt Nam
Gửi lời cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng đánh giá luận án các cấp, đãđóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận án được hoàn chỉnh
Cuối cùng, gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh, chị em bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình đã động viên, giúp đở để tôi hoàn thành được luận án
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
HỒ TUẤN VŨ
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình vẽ ix
Danh mục các chữ viết tắt xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4
7 Kết cấu của luận án 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 7
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài 7
1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ 7
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB 12
1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước 23
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến lý luận về kiểm soát nội bộ 23
1.2.2 Các nghiên cứu về KSNB tại các đơn vị cụ thể 25
1.2.3 Nghiên cứu hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại 28
1.3 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu 31
1.3.1 Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài 31
1.3.2 Đối với các công trình nghiên cứu trong nước 32
1.4 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả 32
Trang 51.4.1 Xác định khe hổng nghiên cứu 32
1.4.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 35
2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 35
2.1.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ 35
2.1.2 Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 40
2.1.3 Báo cáo của BASEL về hệ thống KSNB 42
2.2 Các lý thuyết nền có liên quan 46
2.2.1 Lý thuyết lập quy (regulatory theory) 46
2.2.2 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) 47
2.2.3 Lý thuyết thể chế (institutional theory) 48
2.2.4 Lý thuyết bất định của các tổ chức (Contingency theory of Organizations) 49
2.2.5 Lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức (Social psychology of organization theory) 50
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB 51
2.3.1 Môi trường kiểm soát 51
2.3.2 Đánh giá rủi ro 53
2.3.3 Hoạt động kiểm soát 55
2.3.4 Thông tin và truyền thông 57
2.3.5 Giám sát 58
2.3.6 Thể chế chính trị 62
2.3.7 Lợi ích nhóm 64
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 66
2.4.1 Mô hình nghiên cứu 66
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
Trang 6CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 70
3.1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 70
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 70
3.1.2 Quy trình nghiên cứu và 70
3.2 Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính 73
3.2.1 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 73
3.2.2 Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính 75
3.2.3 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định tính 76
3.2.3.1 Quy trình thực hiện 76
3.2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính 77
3.3 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng 77
3.3.1 Nguồn dữ liệu của nghiên cứu định lượng 77
3.3.2 Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng 77
3.3.2.1 Đối tượng khảo sát 77
3.3.2.2 Quy mô mẫu khảo sát 78
3.3.3 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng 79
3.4 Phương trình hồi quy tổng quát 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 86
4.1 Kết quả nghiên cứu về thực trạng và đánh giá về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam 86
4.1.1 Thực trạng về hoạt động các NHTM Việt Nam 86
4.1.2 Thực trạng về hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam 92
4.2 Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 94
4.2.1 Phương pháp và quy trình thực hiện 94
4.2.1.1 Phương pháp thực hiện 94
Trang 74.2.1.2 Quy trình thực hiện 95
4.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính 97
4.2.3 Đánh giá sự phù hợp kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống các NHTM Việt Nam 99
4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận 101
4.3.1 Mẫu nghiên cứu 102
4.3.2 Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 102
4.3.2.1 Tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo 103
4.3.2.2 Kết quả phân tích các nhân tố khám phám (EFA) 110
4.3.2.3 Phân tích khám phá hồi quy đa biết (MRA) 114
4.3.2.4 Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 119
4.3.2.5 Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 125
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 126
5.1 Kết luận 126
5.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam 126
5.1.2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 127
5.2 Quan điểm và định hướng tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong điều kiện hội nhập 128
5.2.1 Quan điểm về xây dựng giải pháp nhằm tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 128
5.2.2 Định hướng tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 129
Trang 85.3 Giải pháp tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM
Việt Nam 131
5.3.1 Giải pháp tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM Việt Nam 131
5.3.2 Điều kiện để thực hiện các giải pháp 135
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 137
KẾT LUẬN CHUNG 139
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ xii
TÀI LIỆU THAM KHẢO xiv
PHỤ LỤC xxviii
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước về SHH của HTKSNB 15
Bảng 1.2 Định nghĩa và đo lường các biến của các nghiên cứu trước 17
Bảng 3.1 Số lượng mẫu và cơ cấu đối tượng khảo sát 79
Bảng 4.1 Số lượng các loại hình ngân hàng 87
Bảng 4.2 Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB 98
Bảng 4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu HTKSNB trong các NHTM Việt Nam 99
Bảng 4.4 Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB 100
Bảng 4.5 Kết quả thống kê ý kiến các chuyên gia về tiêu chí đo lường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 100
Bảng 4.6 Thống kê mẫu khảo sát định lượng 102
Bảng 4.7 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo môi trường kiểm soát 104
Bảng 4.8 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Đánh giá rủi ro 104
Bảng 4.9 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Hoạt động kiểm soát 105
Bảng 4.10 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Thông tin truyền thông 106
Bảng 4.11 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Giám sát 106
Bảng 4.12 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo thể chế chính trị 107
Bảng 4.13 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Lợi ích nhóm 107
Bảng 4.14 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB 108
Bảng 4.15 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB 109
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định các giả thuyết về nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 119
Bảng 4.17 Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 123
Bảng 5.1 Trật tự các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống 127
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với hoạt động tài chính 8
Hình 1.2 Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với việc đạt được mục tiêu 8
Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược KSNB 9
Hình 1.4 Mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả KTNB 10
Hình 1.5 Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB 13
Hình 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB 14
Hình 1.7 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến HTKSNB 22
Hình 1.8 Mô hình tác động của các nhân tố của KSNB tới chất lượng KS rủi ro 27
Hình 1.9 Mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả của HTKSNB 29
Hình 1.10 Mô hình tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NHTM Việt Nam 29
Hình 1.11 Mô hình tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính NHTM Việt Nam 30
Hình 1.12 Mô hình tác động của KSNB đến rủi ro phá sản NHTM Việt Nam 30
Hình 2.1 Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 39
Hình 2.2 Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 39
Hình 2.3: Khái quát quy trình đánh giá rủi ro 53
Hình 2.4 Cơ cấu kiểm soát nội bộ 59
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam 67
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu hỗn hợp 71
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu chi tiết 72
Hình 3.3 Các bước thực hiện nghiên cứu 73
Hình 3.4: Quy trình phân tích dữ liệu định tính 76
Hình 3.5: Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng 83
Hình 4.1 Vốn điều lệ của một số ngân hàng sau sáp nhập 88
Hình 4.2 Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng 88
Hình 4.3 Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP 89
Hình 4.4 ROA của hệ thống ngân hàng Việt Nam 91
Trang 11Hình 4.5 ROE của hệ thống ngân hàng Việt Nam 91
Hình 4.6 Tiến trình khám phá nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB qua nghiên cứu định tính 97
Hình 4.7 Kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập (KMO and Bartlett’s Test) 111
Hình 4.8 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 112
Hình 4.9 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix*) 113
Hình 4.10 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coeficients*) 115
Hình 4.11 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary) 116
Hình 4.12 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA) 116
Hình 4.13 Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa 118
Hình 4.14 Đồ thị giá trị dự đoán chuẩn hóa 119
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AAA Hội kế toán Hoa Kỳ
AICPA Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
BASEL Basel Committee on Banking Supervision
(Ủy ban Basel an toàn về hoạt động ngân hàng)BCTC Báo cáo tài chính
BKS Ban kiểm soát
CoBIT Control Objectives for Information and Related Technology
(Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực có liênquan)
COSO Committee Of Sponsoring Organizations
ERM Enterprise Risk Management Framework
(Quản trị rủi ro doanh nghiệp)FEI Hiệp hội các nhà quản trị tài chính
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
IIA Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
IMA Hiệp hội kế toán viên quản trị
ISA Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
ISACA Information System Audit and Control Association
(Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin)KSNB Kiểm soát nội bộ
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã
có rất nhiều ngân hàng lớn lâm vào tình trạng khủng hoảng và phá sản, điển hình
là ngân hàng Lehman Brothers với lịch sử lâu đời Từ sự sụp đổ của ngân hàngLehman Brothers, các ngân hàng lớn khác trên thế giới như: Citibank, Merrill,Morgan Stanley, Freddie Mac, UBS, cũng gặp tình trạng tương tự với nhữngkhoản lỗ khổng lồ, sa thải hàng chục ngàn nhân viên mỗi năm
Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM) vừa là những nhà tài trợvốn lớn vừa là công cụ quan trọng để nhà nước định hướng cho sự vận động củathị trường tài chính, nhằm thực hiện mục tiêu, chính sách tiền tệ trong từng thời
kỳ Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các NHTM chưa thực sự xứng tầm vớitiềm năng của nó Các ngân hàng liên tục để nợ xấu tăng cao, hiệu quả sử dụngđồng vốn thấp, một số ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn buộc phải sáp nhậphoặc bị mua lại bởi ngân hàng nhà nước
Đứng trước thực trạng trên, để đảm bảo ổn định nền kinh tế có thể hộinhập sâu rộng với khu vực và thế giới, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào AEC
và TPP, NHNN Việt Nam đã có nhiều biện pháp để ổn định thị trường tiền tệngân hàng như: yêu cầu tăng vốn điều lệ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sáp nhập,mua lại các ngân hàng yếu kém, Trong bối cảnh đó, để có thể tồn tại và pháttriển, bản thân mỗi một NHTM cần có những giải pháp để quản trị ngân hàng củamình đảm bảo hiệu quả hoạt động Trong những giải pháp để hệ thống ngân hàngđảm bảo hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững thì tăng cường sự hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) trong các NHTM được đặc biệt quan tâm
Mặt khác, khi nghiên cứu đặc điểm của các NHTM Việt Nam, tác giả nhậnthấy rằng hoạt động của hệ thống các NHTM Việt Nam cũng có những đặc điểmriêng biệt như: có sự can thiệp, quản trị sâu của nhà nước để phục vụ các mục tiêuchính trị, xã hội Hoạt động quản lý của bản thân từng ngân hàng chịu sự tác động
Trang 14mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng ở bên ngoài thuộc hệ thống quản lý của nhànước Bên cạnh đó, tình trạng lợi ích nhóm trong các ngân hàng cũng đã ảnhhưởng đến công tác quản lý và hiệu quả hoạt đông của các ngân hàng Nói cáchkhác, ngoài các yếu tố nội tại của hoạt động quản lý nói chung và HTKSNB nóiriêng thì việc cùng lúc chịu sự chi phối quá sâu của nhà nước và các nhóm lợi íchcũng là đặc điểm riêng có của hệ thống các NHTM Việt Nam.
Khi khảo cứu các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến cácnhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB các NHTM, tác giả nhận thấytrên thế giới đã có một số tác giả nghiên cứu và nhận định các nhân tố ảnh hưởngđến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các ngân hàng như: môi trường kiểm soát;thông tin và truyền thông; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; giám sát; côngnghệ thông tin, Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào ở trong nướcxác định nhân tố nào có thể tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong cácngân hàng, đặc biệt là các NHTM Do đó, việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố nộitại bên trong và các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu củaHTKSNB trong các NHTM để nhằm nâng cao năng lực quản lý của các ngânhàng, đảm bảo các ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu ổn địnhnền tài chính tiền tệ của nước nhà là một yêu cầu cấp thiết hiện nay Xuất phát từtính cấp thiết này, tác giả chọn đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệucủa hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam" làmluận án tiến sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam
- Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của đề tài, các mục tiêu
cụ thể được xây dựng như sau:
+ Hiểu được nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trongcác NHTM Việt Nam
Trang 15+ Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trongcác NHTM Việt Nam.
+ Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu củaHTKSNB trong các NHTM Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đặt ra, các câu hỏi nghiêncứu hình thành tương ứng như sau:
Câu hỏi số 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB
trong các NHTM Việt Nam?
Câu hỏi số 2: Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố như: Môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát, thểchế chính trị, lợi ích nhóm?
Câu hỏi số 3: Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến sự hữu
hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu củaHTKSNB trong NHTM Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện đối với các NHTM Việt Nam không bao gồm
các NHTM nước ngoài, các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Phụ
lục 1: Danh sách các ngân hàng thương mại Việt Nam).
Luận án giới hạn về không gian và thời gian như sau :
+ Về không gian: khảo sát thực nghiệm trong luận án được thực hiện tại
một số các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần Việt Nam có quy mô lớn (vốnđiều lệ từ 3.500 tỷ đồng trở lên) tại một số thành phố lớn ở Việt Nam vì hầu hếtcác đơn vị này đều có trụ sở chính tại đó (Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ĐàNẵng, Hà Nội)
Trang 16+ Về thời gian: khoảng thời gian để việc thực hiện khảo sát là đoạn từ
năm 2010 đến năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗnhợp, là phương pháp nghiên cứu có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứuđịnh tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Cụ thể là :
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Trong phương pháp này, tác giả sử
dụng khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và liên quantrực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu để quy nạp và khẳng định các nhân tố ảnhhưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: trên cơ sở các nhân tố ảnh
hưởng đã được xác định bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sẽ tiếnhành kiểm định các nhân tố tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân
tố tới sự hữu hiệu của HTKSNBtrong các NHTM Việt Nam
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến
sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam là tài liệu tham khảo chocác đơn vị và nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về HTKSNB nói chung vàHTKSNB trong các NHTM nói riêng
Kết quả của luận án là cơ sở để Ngân hàng nhà nước xây dựng cơ chếchính sách trong KSNB các ngân hàng, các NHTM hoàn thiện HTKSNB trongngân hàng của mình
Trang 177 Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án cụ thể như sau:
Phần mở đầu:
Ở phần này, tác giả đã những nội dung tổng quan của luận án như: tính cấpthiết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Ở chương này, tác giả trình bày về tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
và ở Việt Nam có liên quan đến HTKSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữuhiệu của HTKSNB, trên cơ sở đó đưa ra những kết quả đạt được của các nghiêncứu trước và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, nhằm rút ra được khe hổng cầnnghiên cứu của luận án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Ở chương này, tác giả trình bày các vấn đề lý luận về HTKSNB, sự hữuhiệu của HTKSNB, các lý thuyết nền giải thích sự tác động của các nhân tố ảnhhưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB Qua đó, tác giả sẽ xây dựng thang đo, môhình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu của luận án
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Ở chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu chung của luận án,các bước thực hiện cụ thể trong quy trình nghiên cứu, các phương pháp sử dụngtrong nghiên cứu nghiên cứu, nguồn để lấy dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, cách thứcchọn mẫu, các bước phân tích và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Ở chương này, tác giả trình bày thực trạng HTKSNB của các NHTM ViệtNam giai đoạn 2010 -2015; các kết quả thu được trong các bước nghiên cứu địnhtính và nghiên cứu định lượng, đồng thời dựa trên các kết quả thu được sẽ đưa racác bàn luận về kết quả đạt được trong nghiên cứu
Trang 18Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Ở chương này, tác giả trình bày các vấn đề như: kết luận từ kết quả nghiêncứu, các gợi ý chính sách đối với các tổ chức có liên quan nhằm tăng cường sựhữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam, các hạn chế mà luận án chưathực hiện được và gợi ý các hướng nghiên cứu trong thời gian tới
Trang 19CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về cáckhía cạnh khác nhau của hệ thống kiểm soát nội bộ Ở chương này, tác giả thựchiện việc hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liênquan đến HTKSNB, sự hữu hiệu của HTKSNB và các nhân tố tác động đến sựhữu hiệu của HTKSNB Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra các địnhhướng nghiên cứu của luận án
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
Qua quá trình tra cứu và tham khảo nhiều tài liệu khác nhau đối vớicác mảng vấn đề liên quan đến luận án mà tác giả dự định nghiên cứu Tácgiả nhận thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan các yếu tố củaHTKSNB, tác động của HTKSNB tới các đối tượng, cũng như các nhân tố ảnhhưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB, đến hiệu quả của doanh nghiệp tại nhiềuquốc gia trên thế giới đã được các tác giả khác nhau thực hiện trong thờigian vừa qua Tác giả xin nêu ra một số các công trình tiêu biểu như sau:
1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Trên cơ sở báo cáo COSO năm 1992, tổ chức COSO đã tiến hành nghiêncứu về hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) Trong nghiên cứu này,ERM được xây dựng gồm 8 bộ phận bao gồm: môi trường nội bộ, thiết lập mụctiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát,thông tin truyền thông và giám sát Vào năm 2004, COSO chính thức ban hànhERM làm nền tảng trong việc quản trị rủi ro doanh nghiệp Ngoài ra, các nghiêncứu của các tác giả như: Merchant, K.A (1985); Anthonny, R.N và Dearden,J.Bedford (1989); Laura F.Spira và Micheal Page (2002); Yuan Li, Yi Liu,Younggbin Zhao (2006) đều cho rằng KSNB có mối quan hệ với công tác quảntrị doanh nghiệp, điều này thể hiện cụ thể ở việc: KSNB có vai trò định hướng thị
Trang 20trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản
phẩm mới của doanh nghiệp
Tác giả Mawanda, (2008) khi thực hiện nghiên cứu để kiểm tra những ảnh
hưởng của KSNB đối với hoạt động tài chính tại các trường đại học ở Uganda đã
chứng minh rằng có mối quan hệ giữa HTKSNB và hoạt động tài chính của
doanh nghiệp Mô hình mối quan hệ được tác giả thể hiện ở hình 1.1
Hình 1.1 Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với hoạt động tài chính
(Nguồn: mô hình của Mawanda, (2008))
Tác giả William & Kwasi, (2013) khi thực hiện nghiên cứu về tính hiệu
quả của HTKSNB ở các ngân hàng khu vực phía đông của Ghana đã đưa ra kết
luận rằng: HTKSNB hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn
vị mình
Hình 1.2 Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với việc đạt được mục tiêu
(Nguồn: mô hình của William & Kwasi, (2013))
Các tác giả Varipin Mongkolsamai & Phapruke Ussahawanitchakit, (2012)
khi nghiên cứu ảnh hưởng của chiến lược KSNB đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp niêm yết Thái Lan nhấn mạnh rằng: có bốn nhân tố tác động đến
Kiểm soát nội bộ
* Môi trường kiểm soát
* Kiểm toán nội bộ
* Hoạt động kiểm soát
Hoạt động tài chính
* Tính thanh khoản
* Trách nhiệm
* Báo cáo
Các biến trung gian
* Chính sách của Hội đồng quản trị
* Hội đồng giáo dục quốc gia
* Bộ giáo dục
Hệ thống kiểm soát nội bộ
* Kiểm soát quản lý
* Kiểm soát kế toán nội bộ
* Kiểm toán nội bộ
Đạt được các mục tiêu của công ty
* Tiến hành kinh doanh một cách có trật tự và hiệu quả
* Đảm bảo an toàn tài sản
* Phòng ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót
* Đảm bảo chính xác và đầy đủ hề sơ kế toán và chuẩn
bị kịp thời các thông tin tài chính đáng tin cậy
Trang 21chiến lược KSNB, bao gồm: (1) Tầm nhìn điều hành minh bạch, (2) Kiến thứccủa nhân viên, (3) Sự đa dạng của các giao dịch kinh doanh, (4) Nhu cầu của cácbên liên quan.
Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược KSNB
(Nguồn: Varipin Mongkolsamai & Phapruke Ussahawanitchakit, (2012))
Trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, các chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ vàchuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng chuyển sang sử dụng Báo cáo COSO làm nềntảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
- Chuẩn mực SAS 78 (1995): Xem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tàichính Các định nghĩa, nhân tố của KSNB trong báo cáo COSO (1992) đã đượctrình bày vào chuẩn mực này
- Chuẩn mực SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việcxem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính
- Chuẩn mực ISA 315 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạtđộng đơn vị và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu” đã yêu cầu kiểm toán viên
giao dịch kinh doanh
Nhu cầu của các bên
Biến kiểm soát
- Số tuổi của công ty
- Quy mô của công ty
Trang 22cần có hiểu biết đầy đủ về KSNB và định nghĩa “HTKSNB là một quá trình do bộmáy quản lý, Ban giám đốc và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập
để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu: Báo cáo tàichính đáng tin cậy, pháp luật và các quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu
và hiệu quả HTKSNB được thiết kế nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh doanh cókhả năng đe dọa đến việc đạt được những mục tiêu trên”
- Chuẩn mực ISA 265 “Thông báo về những khiếm khuyết của KSNB”:yêu cầu kiểm toán viên độc lập thông báo về các khiếm khuyết của KSNB dokiểm toán viên phát hiện được cho những người có trách nhiệm trong đơn vị
Trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, một số công trình nghiên cứu cũng đềcập đến mối quan hệ giữa KSNB và kiểm toán nội bộ, điển hình là cuốn sách củacác tác giả Victor Z.Brink và Herbert Witt (1941) về “Kiểm toán nội bộ hiện đại -đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” Ngoài ra, hiệp hội kiểm toán viênnội bộ (IIA) đã đưa ra định nghĩa và các mục tiêu KSNB bao gồm: độ tin cậy vàtính trung thực của thông tin; tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp
và quy định; bảo vệ tài sản; sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực; hoànthành mục tiêu cho các hoạt động hoặc các chương trình
Các tác giả Karagiogos, Drogalas, Dimou, (2014) khi nghiên cứu tính hiệuquả của HTKSNB trong ngành ngân hàng Hy Lạp đã cho rằng ở các ngân hàng
đã tồn tại và thành công thì tất cả các thành phần của KSNB đóng góp vai trò rấtquan trọng trong hiệu quả của kiểm toán nội bộ
Hình 1.4 Mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả KTNB
(Nguồn: mô hình của Karagiogos, Drogalas, Dimou, (2014))
Kiểm soát nội bộ
* Môi trường kiểm soát
* Đánh giá rủi ro
* Hoạt động kiểm soát
* Hệ thống thông tin truyền thông
* Giám sát
Hiệu quả của kiểm toán nội bộ
Trang 23 Nghiên cứu tác động của HTKSNB tới giá trị của doanh nghiệp
Các tác giả Ge & McVay, (2005) khi thực hiện các nghiên cứu về hệ thốngKSNB theo yêu cầu của đạo luật SOX đã chỉ ra rằng những điểm yếu trongHTKSNB có ảnh hưởng đến giá trị của các công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán Các tác giả Shenkir & Walker, (2006) trong nghiên cứu của mìnhcho rằng có thể thực hiện hiệu quả đạo luật SOX, HTKSNB của doanh nghiệpphải bao gồm đầy đủ các yếu tố, dựa trên phân tích toàn diện các rủi của doanhnghiệp Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy rằng các công ty sẽ thu được ít lợinhuận hơn các công ty khác khi công ty đó có nhiều nhược điểm về KSNB
Tác giả Doyle, (2005) trong nghiên cứu của mình cũng đã chứng minhrằng các doanh nghiệp sẽ có doanh thu thấp hơn nếu có yếu kém về KSNB Ngoài
ra, nghiên cứu này cũng cho rằng khi HTKSNB yếu kém thì nó sẽ có tác độngtiêu cực đến hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khi BCTC của doanh nghiệpđược công bố thông qua phản ứng của thị trường Tác giả Hammersley, (2007)khi thực hiện khảo sát thực nghiệm đối với 102 công ty (báo cáo có các điểm yếutrong HTKSNB) nhận thấy rằng có sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư trên thịtrường đối với các công ty này Tác giả cũng cho rằng HTKSNB yếu kém lànguyên nhân của sự sụt giảm thị giá cổ phiếu doanh nghiệp
tài chính của các công ty niêm yết
KSNB là công cụ hữu ích trong việc tạo ra BCTC chất lượng và các công
ty sử dụng KSNB tự nguyện cho mục đích công bố thông tin tài chính Nghiêncứu của tác giả J.Altamuro, (2010) khi điều tra ảnh hưởng của các thủ tụcKSNB đối với việc lập BCTC của FDICIA trong thập niên 1990 cho rằng chấtlượng BCTC trong lĩnh vực ngân hàng được gia tăng khi các đơn vị được tăngcường công tác KSNB để giám sát việc lập BCTC
Bên cạnh đó, tác giả Angella.A, (2009) cho rằng những gian lận trongviệc lập BCTC và những vụ bê bối kế toán ở tất cả các quốc gia thường liên quanđến tổ chức KSNB
Trang 24Năm 1987, trong kết quả nghiên cứu của uỷ ban tài trợ tại Mỹ đã chỉ rarằng nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gian lận về thông tin tài chính của cáccông ty đó là sự vắng bóng hoặc yếu kém trong tổ chức KSNB.
Trong tổ chức KSNB, Ban giám đốc là một thành phần quan trọng của bộmáy KSNB và công tác KSNB trong doanh nghiệp Tác giả N.Klai, (2011) chorằng có mối quan hệ giữa đặc điểm của ban giám đốc của công ty niêm yết vàchất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán Khi ban giám đốc công ty thực hiện hoạt động kiểm soát tốt sẽcung cấp thông tin trung thực, chính xác cho những người quan tâm
Theo tác giả DeFond (1991) cho rằng có mối liên hệ giữa chất lượngthông tin báo cáo tài chính và bộ phận kiểm toán nội bộ của các công ty niêmyết, một trong những yếu tố quan trọng của HTKSNB Mặt khác tác giả còn chorằng những công ty có BCTC phải công bố thường lại hiếm có bộ phận kiểmtoán nội bộ
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Năm 2009, các tác giả Angella Amudo & Eno L Inanga đã thực hiện mộtnghiên cứu đánh giá HTKSNB từ Uganda Nghiên cứu này được thực hiện trêncác nước thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Phi Nghiên cứu đãphát triển một mô hình chuẩn trong việc đánh giá HTKSNB trong các dự án khuvực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi Mô hình thựcnghiệm được Amudo và Inanga phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO
và COBIT, (như hình 1.5) bao gồm:
- Các biến độc lập là các thành phần của KSNB (bổ sung thêm biến côngnghệ thông tin theo COBIT): (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệthống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) côngnghệ thông tin
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác
Trang 25Hình 1.5 Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB
(Nguồn: mô hình của Angella & Eno L Inanga (2009))
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần củaKSNB dẫn đến kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt được sự hữu hiệu
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng nêu rõ kết quả này chỉ mới điều tra
ở Uganda Việc áp dụng kết quả nghiên cứu tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểmcủa từng quốc gia cụ thể Kết quả nghiên cứu sẽ có biến đổi nếu được áp dụngvào các quốc gia có khác biệt về hoàn cảnh và đặc điểm tương ứng
Nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả Sultana và Haque (2011) từ 6ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh cho rằng để xác định khả năng đảmbảo hoạt động của đơn vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúckiểm soát nội bộ trong một đơn vị Nghiên cứu phát triển mô hình từ khuôn khổ
về KSNB theo báo cáo COSO (hình 1.6) như sau:
- Các biến độc lập là các thành phần của KSNB : (1) môi trường kiểmsoát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt độngkiểm soát, (5) giám sát
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Thông tin truyền
thôngGiám sátCông nghệ thông tin
Sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB
Ủy quyền
Mối quan hệcộng tác
Trang 26Hình 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB
(Nguồn: Mô hình của Sultana & Haque (2011))
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình trên thực sự có ý nghĩa khicác biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng,
cụ thể từng thành phần trong HTKSNB (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảohợp lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB.(Sultana & Haque, 2011)
Tác giả Gamage và cộng sự (2014) khi nghiên cứu sự hữu hiệu củaHTKSNB trong 2 NHTM nhà nước và 64 chi nhánh của 2 ngân hàng này tạiSrilanka cũng sử dụng mô hình nghiên cứu như trên nhưng bỏ qua các biến điềutiết Kết quả của nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng, có sự tác động cùng chiều củacác biến độc lập bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyềnthông, các hoạt động kiểm soát, giám sát đến biến phụ thuộc là sự hữu hiệu củaHTKSNB
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Thông tin truyền
thôngGiám sát
Sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB
Ủy quyền
Mối quan hệcộng tác
Trang 27Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước về sự hữu hiệu của
- Biến điều tiết: ủy quyền, mốiquan hệ cộng tác
Dữ liệubảng Một số thànhphần của
HTKSNB bịkhiếm khuyếtnên dẫn đến sựvận hành củaHTKSNB chưahữu hiệu
Sultana &
Haque
(2011)
HTKSNB của 6ngân hàng tưnhân niêm yếtcủa Bangladesh
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệucủa HTKSNB
- Biến độc lập: Môi trườngkiểm soát, đánh giá rủi ro,thông tin và truyền thông, cáchoạt động kiểm soát, giám sát
- Biến điều tiết: ủy quyền, mốiquan hệ cộng tác
Dữ liệubảng Các thành phầntrong HTKSNB
hoạt động tốtthì sẽ cung cấp
sự đảm bảo hợp
lý các mục tiêukiểm soát, đảmbảo sự hữu hiệucủa HTKSNB
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệucủa HTKSNB
- Biến độc lập: Môi trườngkiểm soát, đánh giá rủi ro,thông tin và truyền thông, cáchoạt động kiểm soát, giám sát
Dữ liệubảng vàphân tíchhồi quy đabiến vớiSPSS
Có sự tác độngcùng chiều củacác biến độclập đến biếnphụ thuộc
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu)
Trang 28Bảng 1.2 Định nghĩa và đo lường các biến của các nghiên cứu trước
Biến Tác giả Định nghĩa Đo lường
Môi trường
kiểm soát
(Biến độc lập)
Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Ofori (2011),
Dougles (2011), Sultana & Haque (2011) Gamage & Kevin Low Lock & Fernando (2014)
Môi trường kiểm soát được định nghĩa là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một
tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn
bộ thành viên trong tổ chức
- Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý
- Tính trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên
- Cam kết về năng lực của Ban lãnh đạo và nhân viên
- Cơ cấu tổ chức
- Chính sách nhân sự Đánh giá rủi
ro
(Biến độc lập)
Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Ofori (2011),
Dougles (2011), Sultana & Haque (2011) Gamage & Kevin Low Lock & Fernando (2014)
Đánh giá rủi ro được định nghĩa là việc nhận dạng, phân tích và quản
lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức
Dougles (2011), Sultana & Haque (2011) Gamage & Kevin Low Lock & Fernando (2014)
Các hoạt động kiểm soát được định nghĩa là tập hợp những chính sách, thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu
- Soát xét của các nhà quản lý cấp cao
- Soát xét của các nhà quản lý cấp trung gian
- Phân chia trách nhiệm hợp lý giữa các chức năng
- Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
- Kiểm soát vật chất Thông tin và
truyền thông
(Biến độc lập)
Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Ofori (2011),
Dougles (2011), Sultana & Haque (2011) Gamage & Kevin Low Lock & Fernando (2014)
Thông tin và truyền thông được định nghĩa là các thông tin hổ trợ cho việc điều hành, kiểm soát
và cách thức truyền thông trong tổ chức
- Thông tin được cung cấp chính xác
- Thông tin được cung cấp thích hợp
- Thông tin được cung cấp kịp thời
- Thông tin được cập nhật liên tục
- Công tác truyền thông bên trong nội bộ
- Công tác truyền thông ra bên ngoài.
Trang 29Biến Tác giả Định nghĩa Đo lường
Giám sát
(Biến độc lập)
Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Ofori (2011),
Dougles (2011), Sultana & Haque (2011) Gamage & Kevin Low Lock & Fernando (2014)
Giám sát được định nghĩa
là quá trình đánh giá chất lượng của HTKSNB theo thời gian
- Giám sát thường xuyên
- Giám sát định kỳ
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ của kiểm toán viên độc lập
Dougles (2011), Sultana & Haque (2011) Gamage & Kevin Low Lock & Fernando (2014)
- Hiệu quả và hiệu năng của các hoạt động
- Báo cáo tài chính có độ tin cậy
- Tuân thủ pháp luật và các quy định
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Ngoài các nghiên cứu nói trên, còn có các nghiên cứu những tác động củatừng thành phần trong HTKSNB đến tính hữu hiệu của HTKSNB Các nghiêncứu tiêu biểu là:
Nghiên cứu về môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát được cho là một một yếu tố quan trọng trongHTKSNB của đơn vị, môi trường kiểm soát cấu thành văn hóa của một đơn vị, nó
có tác động đến ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị, là yếu tố hạtnhân cho các yếu tố khác của HTKSNB (Ramos, 2004) Tác giả Ramos cũng chorằng môi trường kiểm soát được cấu thành từ nhiều nhân tố, bao gồm: yếu tố vănhóa doanh nghiệp, yếu tố phân cấp quyền lực, yếu tố chất lượng của các ủy bankiểm toán, yếu tố tính liêm chính và đạo đức (D"Aquyla, 1998 & Ramos, 2004)
Theo tác giả Rae & Subramaniam (2006), con người là nhân tố cốt lõi các
tổ chức vì họ chính là nhân tố điều khiển tổ chức Các tác giả này nhận định rằngcác thuộc tính cá nhân của con người như: tính liêm chính, các giá trị đạo đức,thẩm quyền là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức
Trang 30Tác giả Subramaniam và cộng sự (2006) đã nêu ra các yếu tố thuộc môitrường kiểm soát bao gồm: yếu tố tính liêm chính và các giá trị đạo đức; yếu tốthẩm quyền của con người trong tổ chức; yếu tố triết lý lãnh đạo và phong cáchđiều hành; yếu tố cách thức nhà quản lý giao quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức vàphát triển con người Ngoài ra, Subramaniam và cộng sự, (2006) còn nhận địnhrằng: “giá trị tổ chức không thể vượt lên trên tính liêm chính và đạo đức củanhững người sáng lập, điều hành và giám sát họ”.
Nghiên cứu về đánh giá rủi ro
Tác giả Lannoye (1999) trong nghiên cứu của mình cho rằng mỗi mộtdoanh nghiệp có một phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau nhưng cácphương pháp đó phải được thiết kế sao cho có thể quản lý rủi ro thông qua sựđảm bảo hợp lý và xem xét cân đối giữa chi phí và lợi ích Tác giả Walker (1999)muốn ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro nhà quản lý cần quản lý rủi ro khi có sựthay đổi xảy ra Các đề xuất thay đổi về quản trị rủi ro trong đơn vị phải được nhàquản lý thông báo đến nhân viên phụ trách trực tiếp Các nguy cơ có thể tạo ranhững rủi ro mới phải được nhà quản lý giám sát liên tục
Ngoài ra, cũng theo tác giả Lannoye (1999) cho rằng đánh giá rủi ro còn làđánh giá các yếu tố gây cản trở đến việc doanh nghiệp đạt được sứ mệnh của đơn
vị mình Đánh giá rủi ro còn là một quá trình đánh giá có hệ thống về các bất lợiphát sinh, đánh giá khả năng thiệt hại có thể có của đơn vị trong hoạt động tàichính và phi tài chính Muốn đánh giá rủi ro thì bắt buộc các đơn vị phải có hệthống mục tiêu rõ ràng, phù hợp Các công việc để đánh giá rủi ro bao gồm: xácđịnh rủi ro; phân tích rủi ro; ước tính những nguy cơ có thể có; đánh giá tần suấtxảy ra các nguy cơ; cách thức để quản lý rủi ro
Nghiên cứu về thông tin và truyền thông
Các tác giả Steihoff (2001) và Hevesi ( 2005) trong khi nghiên cứu vềthông tin và truyền thông đã cho rằng nó là yếu tố quan trọng có tác động đến tínhhữu hiệu của HTKSNB Tất cả các thông tin được truyền đạt từ trên xuống về các
kế hoạch, các rủi ro và hoạt động kiểm soát áp dụng trong đơn vị Thông tin từ
Trang 31bên trong các bên ngoài đơn vị phải được kiểm định tính tin cậy, sau đó được các
bộ phận chức năng xử lý và thông báo một cách kịp thời Thông tin sau khi được
sự cho phép của ban quản trị sẽ được truyền thông tới các bộ phận và cá nhân đểthực hiện chức năng của mình Thông tin và truyền thông giúp các nhân viênnhận thấy được chức năng và vai trò của mình trong HTKSNB Các đơn vị phảichuẩn bị các BCTC và báo cáo nội bộ chính xác để nhà quản lý có thông tin trongcác quyết định của mình một cách kịp thời Vì vậy, đơn vị phải xây dựng bản mô
tả công việc cho tất cả bộ phận, cá nhân trong đơn vị để cung cấp các thông tincần thiết khi có yêu cầu từ nhà quản lý
Nghiên cứu các hoạt động kiểm soát
Nghiên cứu của tác giả Jenkinson (2008) cho rằng để đạt được các mụctiêu của đơn vị một cách hiệu quả thì các hoạt động kiểm soát phải được thiết lập
và thực thi Hoạt động kiểm soát được định nghĩa là các chính sách và thủ tục mànhà quản lý thiết kế ra để đảm bảo rằng các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiệnmột cách triệt để Các hoạt động kiểm soát bao gồm: hoạt động phê duyệt, hoạtđộng ủy quyền, hoạt động xác minh, hoạt động đối chiếu, hoạt động đánh giá hiệusuất hoạt động, hoạt động phân công nhiệm vụ
Nghiên cứu của tác giả Ramos (2004) chỉ ra rằng để kiểm tra tính chínhxác và đầy đủ của thông tin cũng như sự ủy quyền của các giao dịch thì một loạtcác hoạt động kiểm soát cần phải được thực hiện Tổ chức cần kiểm soát việcphát triển các hệ thống mới và những thay đổi của hệ thống đã tồn tại trước đó.Ngoài ra, đơn vị cần có quy định hạn chế việc tiếp cận với các chương trình và dữliệu Đơn vị cần đảm bảo công tác kiểm soát vật chất bao gồm: kiểm soát cácthiết bị, hàng tồn kho, chứng khoán, tiền mặt và các tài sản khác
Nghiên cứu về giám sát
Nhân tố giám sát được coi là một nhân tố quan trọng nhất của HTKSNBtrong bất kỳ đơn vị nào Nghiên cứu của tác giả Springer (2004) cho rằng giámsát là công việc đánh giá hiệu suất của HTKSNB Nó được các bộ phận liên quanthực hiện một cách liên tục và độc lập Thực hiện công tác giám sát là để đảm bảo
Trang 32rằng các công việc của KSNB đều được tiến hành đúng đắn, đầy đủ và hiệu quảnhư thiết kế ban đầu.
Giám sát là công việc thường xuyên để khẳng định rằng các thủ tục kiểmsoát được thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra (Muhota, 2005) Nhằm đảm bảo tínhchính xác của các giao dịch được thể hiện trong báo cáo tài chính về giám sát cáckhoản vay, các công cụ giám sát được sử dụng nhiều trong các tổ chức là: đốichiếu, kiểm tra nội bộ và kiểm toán (Diamond, 1984) HTKSNB cần phải đượctheo dõi, đánh giá chất lượng hoạt động theo thời gian Để thực hiện điều này thìđơn vị sử dụng các hoạt động giám sát liên tục, đánh giá riêng biệt hay sử dụngphương thức kết hợp hai hoạt động trên Một hệ thống giám sát tốt thì phải chỉ ranhững thiếu sót của KSNB còn mắc phải và phản hồi cho các nhà quản trị cấp cao
để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời (Calomiris & Khan,1991)
Nghiên cứu về thể chế chính trị
Theo kết quả từ các nghiên cứu của Zingales (1998), Beck và các cộng sự(2003) thì yếu tố thể chế chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển tài chính.Các tác giả Kaufmann & cộng sự (2009) trong nghiên cứu của mình đã thiết lậpcác yếu tố phản ánh thể chế chính trị của một quốc gia bao gồm: yếu tố chấtlượng điều tiết, yếu tố ổn định chính trị, yếu tố hiệu quả chính quyền, yếu tố tráchnhiệm giải trình chính sách và yếu tố kiểm soát tham nhũng Các chỉ tiêu đượcnhóm tác giả sử dụng để phản ánh nhân tố thể chế chính trị đã được tính toán,công bố và cập nhật hàng năm bởi tổ chức ngân hàng thế giới Nghiên cứu củacác tác giả Kenjegalieva & Simper (2011) chỉ ra rằng ngoài các yếu tố kinh tế vĩ
mô thì mức độ tham nhũng ở các cơ quan công quyền và hiệu quả thấp của bộmáy hành pháp ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của các ngân hàng
Nghiên cứu về lợi ích nhóm
Tác giả Rawls, J.A (1971) khi nghiên cứu về lợi ích nhóm đã nhận địnhrằng một thể chế chính trị được coi là hoàn thiện khi có hệ thống luật pháp đầy
đủ, tạo ra thế đối lập giữa các nhóm lợi ích trong thể chế đó và chủ động tạo cơchế đề kháng thông qua các quá trình tự cải thiện, liên tục đổi mới, đồng thời chia
Trang 33sẽ quyền lực cho các thành phần khác nhau của bộ máy chính quyền để họ tựgiám sát và điều chỉnh cân bằng quyền lực trong thể chế đó.
Nghiên cứu của tác giả Frank Scarpatti (1977) chỉ ra rằng các lợi ích nhómvừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực Nhiệm vụ của chúng ta làphải tiếp tục thiết lập, hiện đại hóa cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, tạo ramột thể chế mà ở đó nó sẽ khuyến khích tối đa ảnh hưởng tích cực của lợi íchnhóm, đồng thời làm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của lợi ích nhóm
Nghiên cứu của các tác giả Allan J.Cigler & Burdett A Loomis (1995) chỉ
ra rằng từ lợi ích nhóm hình thành nên các nhóm lợi ích Xã hội chúng ta là tậphợp một hệ thống các lợi ích phức tạp, các lợi ích trong từng nhóm, hoặc giữa cácnhóm khác nhau luôn luôn tương tác trong trạng thái cạnh tranh liên tục để có thểnắm giữ được quyền sở hữu, quyền phân phối nguồn lực công và quyền đượctham gia vào quá trình định hình, xây dựng chính sách nhằm mục đích mang lạilợi ích cao nhất cho nhóm của mình Không thể nào tồn tại các nhóm đứng ngoàilợi ích Số lượng nhóm lợi ích được quy định và giới hạn bởi chỉ số lợi ích
Trang 34Hình 1.7 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến HTKSNB
(Theo các nghiên cứu ở nước ngoài)
Môi trường kiểm soát
Thông tin và truyền thông
- Aldridre and Colbert, (1994)
- Angella Amudo&Eno L.Inanga,
- Laura F.Spira và Micheal Page (2002)
- Yuan Li, Yi Liu, Younggbin Zhao (2006)
- Mawanda, (2008)
- Varipin Mongkolsamai & Phapruke Ussahawanitchakit, (2012)
- William & Kwasi, (2013)
Mối quan hệ giữa KSNB với giá trị DN
Nghiên cứu HTKSNB theo hướng kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
- Victor Z.Brink và Herbert Witt (1941)
- Karagiogos, Drogalas, Dimou, (2014)
Thể chế chính trị
- Zingales (1998)
- Beck và các cộng sự (2003)
- Kaufmann & cộng sự (2009)
- Kenjegalieva &Simper (2011)
Trang 351.2 Các nghiên cứu công bố trong nước
Các nghiên cứu về KSNB chủ yếu tập trung vào các hướng: Nghiên cứu lýluận về HTKSNB và nghiên cứu HTKSNB trong một đơn vị cụ thể, nghiên cứu
về HTKSNB trong các NHTM Có thể khái quát những nghiên cứu đó như sau:
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến lý luận về kiểm soát nội bộ
Kể từ sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế ViệtNam đã có những bước chuyển mình hết sức to lớn Số lượng doanh nghiệp giatăng với hình thức sở hữu phong phú đã tạo ra mội môi trường kinh doanh hết sứcnhộn nhịp Từ đây, nhu cầu về thông tin tài chính minh bạch từ các đối tượngquan tâm ngày càng gia tăng Xuất phát từ như cầu này, đòi hỏi phải có một nềntảng lý thuyết căn bản về KSNB hoàn chỉnh để làm cơ sở cho việc quản lý doanhnghiệp ở nước ta Để đáp ứng nhu cầu bức thiết này, tháng 01 năm 1994, chínhphủ đã xây dựng ban hành quy chế về kiểm toán độc lập Tiếp sau đó, vào tháng
07 năm 1994, chính phủ tiếp tục thành lập bộ máy kiểm toán nhà nước trực thuộcchính phủ Vào tháng 10 năm 1997, Bộ tài chính đã xây dựng và ban hành quychế kiểm toán nội bộ được áp dụng cho các Tổng công ty, tập đoàn và các doanhnghiệp nhà nước
Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng được xây dựng và ban hànhngay sau đó Theo đó, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro vàKSNB” đã hình thành định nghĩa về HTKSNB Tháng 12 năm 2012, Bộ tàiChính đã ban hành và chuẩn hoá lại 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theothông lệ quốc tế ở thông tư 214 Trong đó, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
315 về “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết vềđơn vị kiểm toán và môi trường của đơn vị” Trong luật kiểm toán nhà nước năm
2005 cũng đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có sử dụng ngânsách, tiền và tài sản nhà nước đối phải xây dựng, duy trì hoạt động hệ HTKSNBthích hợp và có hiệu quả
Đối với lĩnh vực ngân hàng, vào năm 1998, NHNN đã ban hành quyếtđịnh số 03 về quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng Việt
Trang 36Nam Tháng 8 năm 2006, NHNN đã ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN
về quy chế kiểm tra, KSNB của các TCTD, trong đó có quy định đầy đủ các kháiniệm, mục tiêu, các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm tra,KSNB trong ngân hàng Tháng 12 năm 2011, để đổi mới công tác KSNB phù hợpvới tình hình mới của các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tư số44/2011/TT-NHNN Trong thông tư này NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụngphải: “nhận dạng, đo lường và đánh giá thường xuyên, liên tục mọi rủi ro có nguy
cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tín dụng
để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp”
Việc nghiên cứu về KSNB ở các trường đại học cũng được quan tâm Năm
2007, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xuất bản lần thứ 5 cuốnkiểm toán, trong cuốn sách này có chương 3 đề cập tới HTKSNB Tác giảNguyễn Quang Quynh (2006) tái bản lần 2 cuốn “Giáo trình kiểm toán tài chính”
có chương 4 đánh giá HTKSNB Năm 2012, tác giả Trần Thị Giang Tân và Bộmôn kiểm toán, dại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn: "Kiểmsoát nội bộ" trong đó trình bày một cách đầy đủ các thông tin liên quan đếnKSNB và HTKSNB trong doanh nghiệp theo khuôn mẫu của tổ chức COSO.Tác giả Phạm Quang Huy (2014) đã thực hiện nghiên cứu bàn về COSO
2013 và định hướng vận dụng trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lượckinh doanh Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tồn tại mối quan giữa việcthiết lập được một quy chế kiểm soát tốt và việc đạt được những công việc đưa ratrong năm kế tiếp
Điều 39, luật kế toán 2015 đã đưa ra định nghĩa về HTKSNB và yêu cầucác đơn vị phải thiết lập một HTKSNB hữu hiệu để đạt được các mục tiêu củadoanh nghiệp
Nhìn chung, ở Việt Nam, các nghiên cứu lý luận về KSNB vẫn chưa đượcquan tâm đầy đủ, các tác giả vẫn chủ yếu nghiên cứu KSNB như là công cụ quantrọng trong việc hỗ trợ kiểm toán viên độc lập thực hiện cuộc kiểm toán BCTC.Chức năng KSNB chưa thực sự tách rời hoàn toàn khỏi kiểm toán nội bộ và
Trang 37KSNB chưa được xem là công cụ hữu hiệu giúp ích cho quá trình quản lý hoạtđộng của doanh nghiệp.
1.2.2 Các nghiên cứu về KSNB tại các đơn vị cụ thể
Nghiên cứu của tác giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) với đề tài “Xâydựng HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chínhviễn thông Việt Nam” Ở nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu thiết kế vàvận hành HTKSNB phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Các luận án tiến sĩ nghiên cứu về HTKSNB nhưng không phải trong mộtdoanh nghiệp cụ thể mà phạm vi nghiên cứu rộng hơn trong một ngành, bộ hoặcmột tổng công ty Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã lập phiếu khảo sátcác đơn vị để đánh giá được thực trạng HTKSNB trong các đơn vị thành viên,tìm ra các điểm giống nhau, khác nhau trong việc thiết kế và vận hành HTKSNB,
từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện HTKSNB của toàn đơn vị Có thể kể đến:
- Nghiên cứu của tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) với đề tài “Tổ chứcHTKSNB trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phòng” Nghiên cứu đãnêu được tổ chức KSNB theo đặc điểm của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộquốc phòng, tác giả đã tìm hiểu và chỉ ra được các kinh nghiệm của các nướcquốc tế như: Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Ba Lan, Hàn Quốc về tổ chức kiểmsoát ngân sách trong các đơn vị quân đội Tác giả cũng nêu ra một số hạn chếtrong KSNB tại các đơn vị như: nhận thức về HTKSNB của một số lãnh đạochưa đầy đủ, phân cấp quản lý chưa đi đôi với quyền hạn và trách nhiệm, độingũ cán bộ có trình độ không đồng đều, hoạt động kiểm soát thiếu sự đồng
bộ, hệ thống định mức không đầy đủ Xác định nguyên nhân của hạn chế vềHTKSNB như: cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động của HTKSNB chưa hìnhthành đồng bộ, trình độ hiểu biết HTKSNB còn hạn chế, công tác chỉ đạo và kiểmtra còn thiếu cụ thể và chưa rõ ràng Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháphoàn thiện như: xác định mô hình tổ chức HTKSNB, tạo dựng môi trường kiểmsoát khoa học và có hiệu lực, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tài chính,hoàn thiện hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát Tuy nhiên đề tài còn chưa
Trang 38xác định được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB, chưaxây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến HTKSNB Mặt khác, tác giảcũng chưa xây dựng được các thang đo để đo lường các yếu tố trog HTKSNB.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) về “Hoàn thiệnHTKSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măngViệt Nam” Ở đề tài này tác giả đã đề cập tới HTKSNB trong điều kiện ứng dụngcông nghệ thông tin, tác giả cũng nêu ra được đặc điểm hoạt động SXKD tại cácdoanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng, trên cơ sở đó đánhgiá được thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện HTKSNB như: ứng dụng hệthống ERP, hoàn thiện hệ thống đánh giá rủi ro, tăng cường môi trường kiểmsoát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát Hạn chế của đề tài này là chưanghiên cứu HTKSNB trong toàn ngành Tác giả chưa đánh giá được HTKSNBtrên quan điểm định lượng để đề xuất các biện pháp hoàn thiện
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) về “Hoàn thiệnHTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, tác giả cũng đã khái quátđược lý luận chung về HTKSNB và cũng tìm hiểu được một số kinh nghiệmcủa các nước quốc tế về tổ chức HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Ởphần thực trạng, tác giả cũng đã đánh giá được thực trạng HTKSNB trong cácdoanh nghiệp may mặc Việt Nam, lập được mẫu bảng câu hỏi điều tra cácdoanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện Ở phần giải pháp, tácgiả đã đưa ra được sự cần thiết và các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại đơn vị.Tuy nhiên trong phần lý luận luận án cũng chưa phân biệt được kiểm soát,KSNB, HTKSNB, chưa nghiên cứu rõ HTKSNB trên quan điểm hiện đại
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013) về: “Hoàn thiệnHTKSNB tại tập đoàn hóa chất Việt Nam” Tác giả đã nghiên cứu thực trạng tổchức HTKSNB của các tập đoàn kinh tế trên thế giới như ở: Mỹ, Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc, để xem kinh nghiệm tổ chức HTKSNB tại các tập đoànkinh tế và áp dụng tại tập đoàn hoá chất Việt Nam Tác giả đã xây dựng được cácnhóm giải pháp cụ thể như:
Trang 39(1) hoàn thiện các yếu tố cấu thành HTKSNB gồm: môi trường kiểm soát;
hệ thống thông tin; thủ tục kiểm soát;
(2) Hoàn thiện quy chế quản lý người đại diện để kiểm soát người đại diện;(3) Hoàn thiện kiểm soát vốn tại Tập đoàn: cơ chế giám sát, năng lực quảntrị điều hành, cơ cấu vốn, minh bạch về tài chính, xây dựng phương án tài chínhtheo chủ trương tái cấu trúc tập đoàn;
(4) Một số giải pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cấu trúc tậpđoàn như: kiểm soát việc đầu tư sâu vào ngành nghề kinh doanh chính; kiểm soátđầu tư vào sản phẩm mới; kiểm soát xây dựng kế hoạch phát triển thị trường;kiểm soát quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp; kiểm soát triển khai ứngdụng, đầu tư đổi mới công nghệ; kiểm soát cạnh tranh nội bộ
Tác giả Hà Xuân Thạch & Nguyễn Thị Mai Sang (2016) trong nghiên cứucủa mình về xác định ảnh hưởng của các thành phần trong HTKSNB tới chấtlượng kiểm soát rủi ro trong các công ty xây dựng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
đã xây dựng một mô hình tác động như sau:
Hình 1.8 Mô hình tác động của các nhân tố của KSNB tới chất lượng kiểm
soát rủi ro
(Nguồn: Hà Xuân Thạch & Nguyễn Thị Mai Sang (2016))
Môi trường nội bộ -IE
Thiết lập mục tiêu -OS
Nhận dạng rủi ro -EI
Đánh giá rủi ro -RA
Tiếp nhận rủi ro -RR
Các hoạt động kiểm soát -CA
Thông tin và truyền thông -IC
Giám sát -M
Chất lượng kiểm soát rủi ro
-RA
Trang 401.2.3 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại
Các tác giả Phan Hùng An (2005), Hoàng Huy Hà (2006); Đinh Phà Minh(2006); Vũ Thuý Ngọc (2006); Nguyễn Đức Thảo và Trần Quốc Đạt (2006); ViệtDũng (2007); Phan Văn Tính (2007); Đào Văn Phúc và Lê Văn Hinh, (2012);Nguyễn Thị Hương Liên (2015) trong các nghiên cứu của mình đều chỉ ra rằngHTKSNB trong các NHTM Việt Nam hiện nay đã có những điểm cải tiến, tuynhiên vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như: nhà quản trị chưa thực sự quan tâm đếncông tác kiểm soát, nhân lực cho công tác kiểm soát còn mỏng, công tác giám sátchưa đạt hiệu quả, đồng thời các tác giả cũng đã xây dựng các mô hình kiểmsoát hiện đại, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu hội nhập trong giai đoạn mới như: ápdụng quản lý chất lượng ISO, kiểm soát gắn với quản lý rủi ro,
Các tác giả Võ Thị Hoàng Nhi và Lê Thị Thanh Huyền (2014) trongnghiên cứu của mình đã chỉ ra được thực trạng của HTKSNB trong các NHTMViệt Nam và đưa ra định hướng hoàn thiện HTKSNB của các NHTM Việt Nambằng cách hoàn thiện các yếu tố trong mô hình 5 yếu tố tác động của tổ chứcCOSO
Tác giả Nguyễn Anh Phong và Hà Tôn Trung Hạnh (2010) đã dựa vàonguyên tắc của Basel 2 và chỉ ra rằng có 5 nhóm yếu tố tác động đến hiệu quả củaHTKSNB trong các NHTM bao gồm: (1) môi trường kiểm soát và giám sát củaBan lãnh đạo; (2) xác định và đánh giá rủi ro; (3) các hoạt động kiểm soát vàphân công phân nhiệm; (4) thông tin và truyền thông; (5) giám sát hoạt động vàsửa chữa sai sót