1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại hệ thống luật ngân hàng thương mại việt nam

37 256 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 787 KB

Nội dung

Bradford năm 2014: NHTM được tóm tắt “là 1 tổ chức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, chính phủ, cá nhân..., và sau đó cho vay hoặcđầu tư để tạo ra thu nhập” Theo giáo trình Nghiệp vụ N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - KHOA NGÂN HÀNG

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 3:

Lê Hoàng Long (NT) Câu hỏi 2+ Dịch 3 paper

Lê Đại Thành Câu hỏi 4+Dịch 2 paper+Tổng hợp

Phạm Triều Dung Câu hỏi 1+Dịch 2 paper

Lê Thị Phương Tuyền Câu hỏi 3+Dịch 3 paper

Nguyễn Tuấn Tú Câu hỏi 2 + Làm slide +Dịch 1

paper

Trang 3

MỤC LỤC

Câu 1: Những vấn đề cơ bản về NHTM và pháp luật về NHTM Việt Nam 1

1 Những vấn đề cơ bản về NHTM 1

1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 1

1.2 Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 1

1.3 Chức năng của các ngân hàng thương mại 2

2 Pháp luật về ngân hàng thương mại: 3

2.1 Các nghiên cứu liên quan: 3

2.2 Khái niệm hệ thống pháp luật Việt Nam: 4

2.3 Hệ thống pháp luật áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 4

2.4 Vai trò của hệ thống pháp luật NHTM Việt Nam: 6

Câu 2: Các quy định pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng thương mại? 12

1 Nghiên cứu liên quan: Does financial regulation affect the profit efficiency and risk of banks? Evidence from China’s commercial banks (Tung-Hao Lee, Shu-Hwa Chih, 2013) 12

2 Nghiên cứu liên quan: Bank risk taking, efficiency, and law enforcement: Evidence from Chinese city commercial banks (Jianhua Zhang, Peng Wang, Baozhi Qu, 2011) 13

Câu 3: Những văn bản, quy định pháp luật nào đang được áp dụng tại các NHTM tại Việt Nam? 15

1 Các nghiên cứu có liên quan: 15

2 Những văn bản, quy định pháp luật áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam: 15

Câu 4: Đánh giá vai trò và hạn chế của hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam? 20

1 Vai trò của pháp luật ngân hàng 20

2 Những bất cập trong hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay 21

Câu 5: Gợi ý giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho NHTM Việt Nam 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

Câu 1: Những vấn đề cơ bản về NHTM và pháp luật về NHTM Việt Nam

1 Những vấn đề cơ bản về NHTM

1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Theo nghiên cứu của Frederick A Bradford năm 2014: NHTM được tóm tắt “là 1 tổ

chức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, chính phủ, cá nhân , và sau đó cho vay hoặcđầu tư để tạo ra thu nhập”

Theo giáo trình Nghiệp vụ NHTM của PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương và các tác

giả khác năm 2013, khi đề cập đến khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM), tùy

theo lịch sử hình thành của hệ thống ngân hàng có nhiều khái niệm về NHTM:

Tại Hoa Kỳ: khái niệm ngân hàng thương mại được định nghĩa “Ngân hàngthương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chuyên cung cấp cácdịch vụ về tài chính như nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán,cho vay, đầu tư,đổi tiền, mua bán ngoại hối và các dịch vụ khác liên quan đến tiền như bảo quản,

ủy thác, làm đại lý trong nước và quốc tế”

T ạ i Pháp: theo đạo luật ngân hàng Pháp năm 1941, “Ngân hàng thương m ại lànhững xí nghiệp hay là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiềnbạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sửdụng số tiền đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và cung cấpdịch vụ tài chính”

Đối với Việt Nam: khái niệm về NHTM được quy định của pháp luật Theođiều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua vào ngày16/06/2010 được phát biểu như sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngânhàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác theo quy định của luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận”

Như vậy, NHTM là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanhtrong lĩnh vực đặc thù – lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửidưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch

vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận

1.2 Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:

Ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm:

Trang 5

- Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng do nhà nước thành lập, vốn của

nhà nước, thuộc sở hữu nhà nước, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.NHTM nhà nước hoạt động theo mô hình của 1 công ty TNHH một thành viên

- Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng được thành lập và hoạt động bằng

nguồn vốn góp của các cổ đông dưới hình thức mua cổ phần, có tư cách pháp nhântheo pháp luật Việt Nam, tổ chức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần

- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp

của bên Việt Nam (gồm 1 hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm

1 hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh Ngân hàng liêndoanh hoạt động theo mô hình công ty TNHH, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sởchính tại Việt Nam

- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của các tổ chức tài chính

nước ngoài (ngân hàng mẹ) hoạt động theo giấy phép kinh doanh do ngân hàng nhànước Việt Nam cấp và tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam được ngân hàng mẹ bảođảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ của chi nhánh tạiViệt Nam

- Ngân hàng 100% vốn của nước ngoài: Là ngân hàng được thành lập tại Việt

Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có 1 ngân hàngnước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ Ngân hàng 100% vốn nước ngoài đượcthành lập dưới hình thức công ty TNHH, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tạiViệt Nam

1.3 Chức năng của các ngân hàng thương mại

- Chức năng trung gian tài chính: Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM,

quyết định sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Trong chức năng này NHTM đóng vai trò là 1 định chế tài chính trung gian đứng ratập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn,góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, góp phần điều tiết nguồn vốn cho nềnkinh tế Mặt khác, NHTM cũng là 1 chủ thể tham gia trên thị trường tài chính bằngcác hoạt động đầu tư sinh lời, cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho các chủ thểtrong nền kinh tế, như vậy NHTM cũng là 1 trong những chủ thể tham gia vào việcphân phối tài chính cho nền kinh tế

- Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại là người quản lý tiền

trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, do đó NHTM thực hiện được chức

Trang 6

năng trung gian thanh toán cho khách hang Trong chức năng này, NHTM đóng vaitrò là 1 tổ chức trung gian thực hiện việc thanh toán, chi trả thay cho những kháchhàng có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng theo sự ủy nhiệm của khách hàng Đểthực hiện chức năng này, NHTM phải tổ chức mở tài khoản tiền gửi thanh toán chokhách hàng, phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán, tổ chức thực hiệnthanh toán khi nhận được lệnh thanh toán của khách hàng Chức năng trung gianthanh toán mang lại sự tiện lợi cho khách hàng trong hoạt động thanh toán đồng thờigóp phần thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, nâng cao uy tín thương hiệungân hàng trên thị trường

- Chức năng tạo tiền: Chức năng này được thể hiện trong quá trình Ngân hàng

thương mại cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của Ngân hàng thươngmại, trong mối quan hệ với Ngân hàng trung ương đặc biệt trong quá trình thực hiệnchính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền Từmột lượng tiền cơ sở do Ngân hàng trung ương phát hành qua hệ thống Ngân hàngthương mại sẽ được tăng lên gấp bội khi Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho nềnkinh tế

2 Pháp luật về ngân hàng thương mại:

2.1 Các nghiên cứu liên quan:

Theo nghiên cứu của (Davide Iacovoni and Alberto Zazzaro, năm 2000) đã chỉ ra

rằng cấu trúc của hệ thống pháp luật và hiệu quả của việc thực thi pháp luật ảnhhưởng đến cấu trúc tài chính của công ty, khả năng tiếp cận thị trường vốn, và tốc độtăng trưởng của hệ thống kinh tế Nghiên cứu này sử dụng mô hình ngân hàng đơn giảnvới bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay để phân tích những hiệuquả tác động của của hệ thống pháp luật trên thị trường tín dụng Kết luận của nghiêncứu cho thấy:

- Trong phần lớn các trường hợp hệ thống pháp lý có hiệu quả làm giảm lãi suấtcho vay và số lượng trung bình của khoản vay bị vỡ nợ

- Cải thiện hiệu quả các tổ chức pháp lý, cải thiện thủ tục lựa chọn các ngân hàngchỉ được cung cấp khi hệ thống pháp luật hoàn thiện

Theo nghiên cứu của (Luis Felipe Zegarra, năm 2009) xem xét tác động của các yếu

tố pháp lý và kinh tế đối với sự phát triển của ngân hàng thương mại ở Mỹ Latinh đầuthế kỷ 19 và thế kỷ 20, nghiên cứu này cho thấy tăng trưởng trong xuất khẩu có ảnhhưởng lớn đến sự tăng trưởng của các khoản nợ ngân hàng Đối với hầu hết các trường

Trang 7

hợp, thay đổi trong luật ngân hàng không có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngânhàng Kết luận này có vẻ như phản ánh tính không đồng nhất trong ý nghĩa của sự thayđổi, cũng như ưu thế tiềm năng của yếu tố chính trị thực tế trong việc định hình tầmquan trọng của việc thay đổi pháp luật thực tế.

Theo nghiên cứu của (Ismail Elnihewi, Faudziah Hanim Fadzil, Rapiah Mohamed,

năm 2014) nghiên cứu vai trò trung gian của các biện pháp thực hiện trong các liên kết

giữa các yếu tố thể chế (thể chế và văn bản quy phạm) và tổ chức thực thi Nghiên cứunày sử dụng dữ liệu thu thập từ 154 chi nhánh ngân hàng thương mại ở Libya, kết quảcho thấy sự tồn tại của một liên kết quan trọng và tích cực giữa yếu tố thể chế và tổchức thực thi thông qua các biện pháp thực hiện phi tài chính Tuy nhiên, nghiên cứu lạicho thấy không có bằng chứng của một mối quan hệ giữa những văn bản quy phạm và

tổ chức thực thi thông qua các biện pháp thực hiện phi tài chính

2.2 Khái niệm hệ thống pháp luật Việt Nam:

Theo giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của GS.TS Lê Minh Tâm và các tác

giả năm 2009 định nghĩa :

“Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tạithống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật

và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủtục và hình thức nhất định’’

Theo định nghĩa này, hệ thống pháp luật là 1 khái niệm chung bao gồm 2 mặttrong 1 chỉnh thể thống nhất là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật và hệthống văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật):

- Về hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật: hệ thống cấu trúc đượchợp thành từ 3 thành tố cơ bản ở 3 cấp độ khác nhau là : quy phạm pháp luật, chếđịnh pháp luật và ngành luật

- Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: hệ thống pháp luật được cấuthành từ các văn bản quy phạm pháp luật Do tính hệ thống của pháp luật, các vănbản quy phạm pháp luật dù rất phong phú, đa dạng và được ban hành vào các thờiđiểm khác nhau nhưng đều hợp thành 1 hệ thống, nghĩa là giữa các văn bản đóđều có mối quan hệ mật thiết với nhau

2.3 Hệ thống pháp luật áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hệ thống pháp luật của NHTM là công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động vào cácquan hệ tiền tệ ngân hàng với mục đích làm cho các quan hệ này phát triển ổn định theo

Trang 8

một hướng nhất định có lợi cho nền kinh tế - xã hội Theo đó, nội dung cơ bản của hệthống pháp luật đối với hoạt động của NHTM bao gồm tổng thể các mối quan hệ tiền tệngân hàng được quy định với những chế định, nguyên tắc, quy phạm chứa đựng trongluật và các văn bản dưới luật Hoạt động của NHTM ở các nước khác nhau sẽ có nộidung và phạm vi khác nhau tùy thuộc vào pháp luật và định hướng mô hình hoạt độngcủa NHTM ở các nước đó Nhìn chung, theo pháp luật của Việt Nam, nội dung cơ bảncủa hệ thống pháp luật của NHTM thường bao gồm:

- Các quy định về tạo vốn, bao gồm cả việc huy động vốn, như nhận tiền gửi củacông chúng dưới các hình thức khác nhau, phát hành chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu, vay vốn của các TCTD và NHTW theo quy định

- Các quy định về hoạt động tín dụng: cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dướicác hình thức khác nhau như cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ cógiá, bảo lãnh, CTTC và các hình thức khác theo quy định

- Các quy định về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: bao gồm việc mở và sử dụngtài khoản tại NHTW và các TCTD theo quy định để cung ứng các phương tiệnthanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước cho khách hàngtheo quy định

- Các quy định về các dịch vụ khác: dùng vốn tự có để thực hiện các nghiệp vụgóp vốn, liên doanh, mua cổ phần; kinh doanh ngoại hối; ủy thác và nhận ủy thác;làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng (như quản lý tàisản, vốn đầu tư của khách hàng, tư vấn tiền tệ, tài chính, bảo quản hiện vật quý vàgiấy tờ có giá, cho thuê két sắt và các dịch vụ khác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm,chứng khoán theo quy định của pháp luật)

- Địa vị pháp lý của NHTM (quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh của các chủthể theo pháp luật và phù hợp với pháp luật)

- Cơ chế bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng (quy định về giới hạn chovay, bảo lãnh; BHTG; cấm cạnh tranh bất hợp pháp; tỷ lệ DTBB; dự phòng rủiro; tỷ lệ bảo đảm an toàn; bảo đảm tiền vay )

- Chế độ thanh tra, giám sát; quy chế kiểm soát đặc biệt; giải thể, thanh lý, phásản

Hệ thống pháp luật của NHTM ở nước ta trước hết chủ yếu bao gồm Luật NHNN,Luật các TCTD và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật Về tổng thể hệ thốngpháp luật của NHTM không chỉ bao gồm pháp luật trong nước (thể hiện dưới các hình

Trang 9

thức như: Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định ) mà còn cả các điều ước và tậpquán quốc tế liên quan đến hoạt động ngân hàng Hiện nay, các nước ngày càng thamgia, ký kết các hiệp định hai bên hay nhiều bên về thương mại (bao gồm thương mại dịch

vụ theo nghĩa rộng) làm phát sinh các cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng Mặt khác,các nước còn ký kết với nhau các hiệp định (hai bên hay nhiều bên) hoặc thiết lập cácquy tắc, Thỏa ước để điều chỉnh các mối quan hệ về thanh toán quốc tế Ngoài ra, do tínhchất quốc tế hóa các hoạt động ngân hàng nên nhiều tập quán quốc tế cũng được cácnước coi là nguồn luật không thể thiếu trong hoạt động của NHTM Trong số các tậpquán này, trước hết phải kể đến:

- Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) do PhòngThương mại Quốc tế ban hành, sửa đổi năm 2007

- Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, số xuất bản 522 do Phòng Thương mạiquốc tế ban hành, 1995

- Quy tắc thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu, số xuất bản 758, do Phòng Thươngmại Quốc tế ban hành, năm 2009 v.v

Việc áp dụng các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàngvới nước ngoài đã được pháp luật nước ta đề cập và quy định trong các văn bản phápluật khác nhau, như Luật các TCTD 2010 (Điều 3), Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán (Điều 4)

Hệ thống pháp luật về NHTM bao gồm tổng thể các chế định, nguyên tắc và quyphạm chứa đựng trong luật và các văn bản dưới luật nhằm điều chỉnh phạm vi hoạtđộng của NHTM phát sinh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các hoạt độngkinh doanh ngân hàng khác có liên quan

2.4 Vai trò của hệ thống pháp luật NHTM Việt Nam:

2.4.1 Tính đặc thù về hoạt động của ngân hàng thương mại

Với tư cách là một trung gian tài chính, NHTM thực chất là tổ chức, doanh nghiệpkinh doanh tiền tệ, do vậy, ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc thù Đối tượng kinh doanhchủ yếu của loại hình này là "quyền sử dụng các khoản tiền tệ" Là loại hình doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực đặc thù, NHTM có những nét tương đồng và cũng có những điểmkhác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường

Điểm tương đồng dễ nhận thấy là, hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá gần gũivới hoạt động của các doanh nghiệp trong chu trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Điểm

Trang 10

khác nhau là ở chỗ, "hàng hóa" mà các NHTM kinh doanh là tiền tệ và các loại giấy tờ cógiá

Ngoài ra tính đặc thù về hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế cònđược thể hiện qua các mặt hoạt động sau đây:

Thứ nhất, hoạt động của NHTM là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan đến hầu

hết các ngành kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của mộtnước

Về cơ bản, ngân hàng nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức rồi dùng số vốn

đó để cho vay nhằm thu lợi nhuận tối đa Bằng các hoạt động dịch vụ chuyển tiền và thanhtoán, ngân hàng cung cấp các phương tiện thanh toán vốn cho cả nền kinh tế Với việc cungcấp các dịch vụ khác, hoạt động ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu đa dạng, phức tạp của nềnkinh tế và đời sống xã hội Các hoạt động trên đây vừa phản ánh tính đặc thù của ngân hàng,vừa phản ánh bản chất xã hội của ngân hàng Mặt khác, trong khi thực hiện chính sách tiền

tệ của Ngân hàng Trung ương, các NHTM còn góp phần thực hiện việc cung ứng và điềutiết khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế, điều tiết việc lưu thông tiền tệ, thúc đẩy sản xuất vàlưu thông hàng hóa Mối quan hệ giữa ngân hàng với nền kinh tế và thể chế chính trị xã hộithể hiện mối quan hệ tương hỗ và tác động ở cả hai chiều thuận nghịch Những chính sách,thể chế tích cực sẽ tác động đến sự phát triển, thay đổi tích cực của ngân hàng, và ngược lại.Đồng thời các biến động của ngân hàng cũng sẽ tác động ở cả hai phương diện tích cực vàtiêu cực đến thể chế chính trị, đời sống kinh tế của một đất nước, thậm chí có thể làm thayđổi thể chế chính trị của một nước Đặc thù này chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật ngân hàng là cần thiết

Thứ hai, hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính "nhạy cảm" cao, rất dễ bị ảnh

hưởng bởi các yếu tố tâm lý xã hội và tác động có tính lây truyền

Là trung gian tài chính, ngân hàng đứng giữa người gửi tiền và người đi vay Chính

vì thế, trong mối quan hệ này, giữa NHTM với người gửi tiền và người đi vay đều phải dựavào quan hệ lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau để thực hiện Lòng tin và sự tín nhiệm, tintưởng lẫn nhau là điều kiện cần thiết cho quan hệ tín dụng phát sinh Trong mối quan hệnày, ngân hàng phải duy trì niềm tin cho mình và người gửi tiền và do vậy, phải cân nhắc kỹlưỡng năng lực, uy tín của người đi vay Nếu không, ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn

để hoàn trả cho người gửi tiền và do vậy sẽ đánh mất lòng tin đối với dân chúng Tình trạngtài chính của một ngân hàng phụ thuộc vào niềm tin của khách hàng gửi tiền, vào giá trị tàisản của ngân hàng đó Một khi khách hàng gửi tiền tin rằng nhiều tài sản của ngân hàng đã

bị giảm giá trị hoặc bị thất thoát lớn thì chắc chắn rằng họ sẽ cố gắng tìm cách rút tiền của

Trang 11

mình ra để gửi vào ngân hàng khác tốt hơn Điều đáng quan ngại là sự phá sản không chỉdừng lại ở một ngân hàng yếu kém Các vấn đề của một ngân hàng phá sản sẽ có thể dễdàng lan truyền sang cả những ngân hàng tốt, nếu dân chúng và những người gửi tiền chorằng những ngân hàng đó đã cho ngân hàng bị phá sản kia vay Sự mất lòng tin này sẽ kéotheo sự suy giảm nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng, đẩy hệ thống ngân hàng vào tìnhtrạng yếu kém và tồi tệ, đẩy nền kinh tế vào sự suy thoái, thậm chí có thể làm thay đổi thểchế chính trị của một nước khi dân chúng mất lòng tin vào khả năng điều hành của giới cầmquyền

Đặc thù này của ngân hàng chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ngânhàng một cách tổng hợp và đồng bộ, xét về chủ thể, phạm vi và lĩnh vực hoạt động ngân hàng

Thứ ba, kinh doanh của ngân hàng chứa đựng độ rủi ro cao và rủi ro mang tính hệ

thống

Đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp, rủi ro có nghĩa là sự không ổn địnhcủa thu nhập tương lai và tác động của nó tới giá trị doanh nghiệp So với các loại hìnhdoanh nghiệp khác, hoạt động của NHTM mang tính chất rất phức tạp và chứa đựng rủi rohơn nhiều Tính chất phức tạp của nó thể hiện ở chỗ: ngân hàng thực hiện các hoạt động kinhdoanh, từ các nghiệp vụ truyền thống như nhận ủy thác, chiết khấu, tín dụng ứng trước,thanh toán séc cho đến các nghiệp vụ hiện đại nhất, như nghiệp vụ thẻ thanh toán, thuêmua (leasing), mua nợ, bao thanh toán (factoring) hợp đồng tương lai (future agreement)nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái Còn độ rủi ro cao của ngân hàng lại xuấtphát từ chính phạm vi hoạt động đa dạng mà nguyên nhân của nó có thể là vì: rủi ro của ngânhàng bắt nguồn từ rủi ro của các khách hàng Mặt khác, rủi ro cũng do tính chất kinh doanhđặc thù của kinh doanh ngân hàng: đối tượng và nguyên liệu kinh doanh là tiền tệ - một loạihàng hóa có độ nhạy cảm cao đối với rủi ro Hơn nữa, rủi ro của ngân hàng còn bắt nguồn từtính chất dễ lây truyền từ phía công chúng cũng như giữa các ngân hàng với nhau Đặc biệttính rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn được bộc lộ do việc mức độ cạnh tranh ngân hàngngày càng gay gắt, ngân hàng khó duy trì được lợi thế trong việc đưa ra thị trường các sảnphẩm mới vì nó rất dễ bị bắt chước Như vậy, có thể nói rằng, kinh doanh ngân hàng là loạihình kinh doanh có độ rủi ro rất cao, ít tìm thấy một lĩnh vực kinh doanh nào có độ rủi rocao như kinh doanh ngân hàng

Đặc thù này của ngân hàng chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật về ngân hàng theo hướng tăng cường các thiết chế an ninh, an toàn và đảm bảo cho hoạtđộng của NHTM

Trang 12

Thứ tư, hoạt động ngân hàng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật và giám sát

nghiêm ngặt của nhà nước

Xuất phát từ môi trường kinh doanh của ngân hàng, yêu cầu cần phải quản lý cácngân hàng và hoạt động ngân hàng bằng một hệ thống pháp luật đầy đủ, bằng việc thực hiện

cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc có quá nhiều rủi ro trong hoạt độngngân hàng là một lý do khách quan để nhà nước buộc phải quan tâm đặc biệt đến việc điềuchỉnh và chi phối hoạt động ngân hàng Mặt khác, những quy định của hệ thống pháp luậtkhông chỉ nhằm bảo vệ người gửi tiền tránh khỏi những thiệt hại tài chính mà còn tạo chongân hàng những lá chắn để tránh khỏi những đổ vỡ nghiêm trọng của việc phá sản ngânhàng và những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế

Đặc thù này chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật NHTM vừa thườngxuyên vừa cấp bách mà nội dung của nó, thông qua các chế định cụ thể, cần phải được xâydựng cụ thể, chi tiết và rõ ràng trên khắp các lĩnh vực chủ yếu của NHTM Đặc biệt cần chútrọng và tăng cường các chế định về thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức và hoạtđộng của NHTM nói riêng và các TCTD nói chung

Thứ năm, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có tính chất quốc tế rất cao với một

nền công nghệ hiện đại

Quá trình mở rộng và tăng cường các quan hệ đối ngoại ở mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội, đặc biệt là quá trình tích tụ, tập trung vốn và chu chuyển vốn không ngừng đã làmcho hoạt động ngân hàng mang tính quốc tế rõ rệt Một trong những hoạt động cơ bản nhất

do các ngân hàng thực hiện khi tham gia vào các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là tài trợ xuấtnhập khẩu và thương mại giữa các nước, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, thựchiện cho vay đồng tài trợ, chứng khoán, đại lý, ủy thác Đây là các nghiệp vụ mang tínhquốc tế cao, các quốc gia không thể làm khác nhau, do đó đòi hỏi phải có những quy địnhpháp lý và tập quán chung điều chỉnh các hoạt động này

Có thể nói, công nghệ ngân hàng là một trong những điều kiện tiên quyết, là chìakhóa để một NHTM hoạt động thành công, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà xuhướng khu vực hóa, toàn cầu hóa với những đặc trưng tự do hóa thương mại và tự do hóa tàichính đang phát triển sâu rộng, mạnh mẽ và đang thực sự chi phối khuynh hướng và cấutrúc vận động của hệ thống tài chính ngân hàng từng quốc gia Đặc thù này đặt ra nhiệm vụxây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chủ động phục

vụ tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trên cơ sở thừa nhận các nguyên tắc chungcủa pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Trang 13

2.4.2 Vai trò của hệ thống pháp luật đối với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đốivới các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng khi phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàngnước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việcphát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổchức tài chính ngày càng lớn, yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao vànhất là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngânhàng không ngừng được cải tiến, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại Tuy nhiên,cùng với sự phát triển đó thì các vấn đề rủi ro ngày càng gia tăng

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều là một dấuhiệu khả quan, là thành công của ngân hàng, song cũng là thách thức không nhỏ đối với cácngân hàng khi các vấn đề rủi ro liên quan đến các hoạt động này ngày càng gia tăng Cácvần đề về rủi ro như: rủi ro gian lận, rủi ro bảo mật, rủi ro về công nghệ thông tin ảnh hưởngkhông nhỏ đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Điều này đòi hỏi phải cónhững quy định chặt chẽ trong hoạt động để giảm thiểu khả năng rủi ro xảy ra cho ngânhàng Để đáp ứng các yêu cầu trên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngânhàng là nhiệm vụ cấp thiết nhằm tăng cường các thiết chế an ninh, an toàn và đảm bảo chohoạt động và sự phát triển của NHTM

2.4.3 Sự cần thiết của hệ thống pháp luật đối với hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Về mặt lịch sử, có thể nói, các quy phạm pháp luật về NHTM hình thành cùng với

sự ra đời của ngân hàng Quan hệ ngân hàng hình thành và phát triển là do nhu cầu về traođổi, mua bán hàng hóa, nhu cầu vốn và các dịch vụ khác cần được đáp ứng Do vậy, sự cầnthiết của hệ thống pháp luật đối với hoạt động ngân hàng bắt nguồn từ nhu cầu quản lý xãhội, nhu cầu phát triển kinh tế của nhà nước và xã hội Để hoạt động của các NHTM được

ổn định và phát triển theo một hướng chung, phù hợp với lợi ích của nền kinh tế và các tầnglớp dân cư, cần phải có pháp luật để quy định các quan hệ này Mặt khác, tính đặc thù tronghoạt động ngân hàng cũng như sự an toàn trong tổ chức và hoạt động của ngân hàng với cáclĩnh vực hoạt động đa dạng của nó trong nền kinh tế cũng cần thiết phải được quy định bằngpháp luật Hoạt động ngân hàng với các nội dung đa dạng của nó, nếu không được pháp luậtquy định cụ thể, thì các quan hệ ngân hàng sẽ phát triển tự phát, vô chính phủ cùng với tìnhtrạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội Tình

Trang 14

trạng hỗn loạn này, không những làm cho quyền lợi của các chủ thể tham gia hoạt độngngân hàng không được bảo đảm mà còn ảnh hưởng tiêu cực và gây thiệt hại khôn lường đến

sự phát triển của nền kinh tế

Ngoài ra, sự khác biệt giữa hoạt động của NHTM với hoạt động của các định chế tàichính phi ngân hàng cũng là một trong những yêu cầu khách quan đòi hỏi sự ra đời của hệthống pháp luật đối với hoạt động của NHTM

Với vai trò quan trọng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt độngngân hàng, pháp luật về NHTM sẽ tạo ra môi trường pháp lý cần thiết, định hướng hoạtđộng cho các NHTM đi vào ổn định và phát triển, tạo ra chuẩn mực chung, là "thước đochung" cho các hoạt động ngân hàng Thông qua việc thể chế hóa các quan hệ ngân hàngthành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực và nội dung hoạt động ngân hàng,Nhà nước xác định các quy chế pháp lý cần thiết về việc cấp giấy phép hoạt động của cácNHTM, xây dựng các quyền và nghĩa vụ cho các NHTM, xây dựng hành lang pháp lý đốivới những nội dung hoạt động của ngân hàng, các chế tài pháp lý đối với các hành vi viphạm pháp luật NHTM

Hiện nay, pháp luật ngân hàng còn được nhìn nhận như một đòi hỏi tất yếu để điềuchỉnh hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ một quốc gia Các điều kiện đócòn đặt ra cho pháp luật ngân hàng những yêu cầu mới cần phải đáp ứng: đó là một hệ thốngpháp luật bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận chung của phápluật và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế

Trang 15

Câu 2: Các quy định pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng thương mại?

1 Nghiên cứu liên quan: Does financial regulation affect the profit efficiency and risk

of banks? Evidence from China’s commercial banks (Tung-Hao Lee, Shu-Hwa Chih, 2013)

- Nội dung:

Bài nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng mà các quy định tài chính của CBRC (ChinaBanking Regulatory Commission – Uỷ ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc) tácđộng đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng thương mại tại Trung Quốc

Trong bài nghiên cứu, các ngân hàng thương mại được phân loại thành ngân hànglớn (giá trị tài sản lớn hơn 1 nghìn tỷ NDT) và ngân hàng nhỏ (các trường hợp cònlại) Dữ liệu được lấy từ Bankscope, CBRC và báo cáo tài chính được công bố củacác ngân hàng

- Các biến nghiên cứu:

Biến phụ thuộc: hiệu quả lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng

Biến độc lập: các quy định về tài chính của ngân hàng Gồm 4 nhóm:

- Chất lượng tài sản: gồm 2 biến tỷ lệ nợ xấu (RES_NPL), tỷ lệ dự phòng rủi ro(RES_Loan)

- Lợi nhuận và hiệu suất: biến tỷ số chi phí trên doanh thu (CIR)

- Thanh khoản: gồm 2 biến tỷ số thanh toán hiện hành (LIQ), tỷ số nợ vay trên tiềngửi (LDR)

- An toàn vốn: gồm 2 biến tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ số đòn bẩy (Leverage)

Biến kiểm soát: thời gian

- Mô hình nghiên cứu:

Mối liên hệ giữa các quy định về tài chính và hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng:

- Y (profit efficiency) = a0 + b1× RES_NPL + b2× CIR + b3× LIQ + b4× CAR +b5× Time + εtt

- Y (profit efficiency) = a0 + b1× RES_Loan + b2× CIR + b3× LDR + b4× Leverage +b5× Time + εtt

Mối liên hệ giữa các quy định về tài chính và rủi ro của ngân hàng:

Trang 16

- Y (Z-score) = a0 + b1× RES_NPL + b2× CIR + b3× LIQ + b4× CAR + b5× Time+ εtt

- Y (Z-score) = a0+ b1× RES_Loan + b2× CIR + b3× LDR + b4× Leverage + b5× Time+ εtt

- Kết quả nghiên cứu:

Tỷ số thanh toán hiện hành không ảnh hưởng đến rủi ro nhưng có tác động nghịchbiến đến hiệu quả của ngân hàng lớn và đồng biến với hiệu quả của ngân hàng nhỏ.Tăng quy định về tỷ lệ nợ xấu làm giảm rủi ro, còn tăng tỷ số chi phí trên doanh thulàm giảm hiệu quả và tăng rủi ro cho các ngân hàng lớn Hai tỷ số này không tácđộng đến rủi ro của ngân hàng nhỏ

Ngân hàng nhỏ có tỷ lệ an toàn vốn cao và đòn bẩy cao thì có hiệu quả tốt hơn và rủi

ro thấp hơn, tỷ số nợ vay trên tiền gửi tăng làm tăng rủi ro và giảm hiệu quả Ba tỷ sốnày không tác động đến các ngân hàng lớn

2 Nghiên cứu liên quan: Bank risk taking, efficiency, and law enforcement: Evidence from Chinese city commercial banks ( Jianhua Zhang, Peng Wang, Baozhi Qu, 2011)

- Nội dung:

Bài nghiên cứu tìm hiểu khả năng chấp nhận rủi ro, hiệu quả ngân hàng và mối quan

hệ của chúng đến việc thực thi pháp luật áp dụng cho 133 ngân hàng thương mại trên

31 vùng của Trung Quốc giai đoạn 1999-2008 Nghiên cứu cho thấy rằng việc thihành pháp luật càng tốt thì các ngân hàng càng dễ chấp nhận rủi ro Hơn nữa, khithực hiện nghiên cứu này các tác giả thấy rằng hiệu quả của từng ngân hàng chịu ảnhhưởng chủ yếu bởi việc thực thi pháp luật trong khu vực Môi trường pháp lý tốt, hệthống pháp luật hiệu quả đảm bảo mức độ hoạt động hiệu quả của các ngân hàng.Nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng về sự liên kết giữa việc chấp nhận rủi rocủa ngân hàng và thực thi pháp luật trong phạm vi quốc gia

- Dữ liệu nghiên cứu:

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Mẫu gồm

133 ngân hàng thương mại đô thị của TQ ở 31 vùng từ 1999-2008, khác với nhiềunghiên cứu trước (dùng mẫu là các ngân hàng ở nhiều quốc gia, sẽ nảy sinh vấn đềkhác biệt về văn hoá, lịch sử, thể chế cũng như mức độ thực thi pháp luật,…) Saukhi bỏ một số quan sát với dữ liệu không đầy đủ, nghiên cứu có một mẫu của 1.083quan sát

- Kết quả nghiên cứu:

Trang 17

Bài nghiên cứu cho thấy sự liên quan mạnh mẽ giữa vệc thực thi pháp luật trong khuvực với hiệu quả của các NH Trung Quốc Các chỉ số về môi trường pháp lý, hiệuquả của hệ thống pháp luật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được tất cả đều có tươngquan âm đến sự thiếu hiệu quả kỹ thuật

Thực thi pháp luật tốt cải thiện đáng kể mức độ hiệu quả và tăng khả năng chấp nhậnrủi ro của các ngân hàng Phát hiện này là phù hợp với nghiên cứu của Hasan et al.(2009) Như vậy, môi trường pháp lý càng tốt và hiệu quả cũng như các quyền sởhữu trí tuệ càng được bảo vệ tốt thì mức độ hiệu quả của các ngân hàng càng cao

Trang 18

Câu 3: Những văn bản, quy định pháp luật nào đang được áp dụng tại các NHTM tại Việt Nam?

1 Các nghiên cứu có liên quan:

 Nghiên cứu về phát triển Hệ thống pháp luật và tài chính do La Porta, Silanes, Shleifer, & Vishny (1998) ghi nhận rằng một hệ thống pháp luật phát triển tốt gópphần thúc đẩy phát triển thống tài chính

Lopez-de- La Porta et al (1998) cho rằng hệ thống pháp luật trong nước là yếu tố chính tạo nênhiệu quả của hệ thống tài chính

 Magda, Tullio, và Marco (2005) chỉ ra rằng có mối quan hệ phụ thuộc giữa thực hiêncải cách tư pháp và cạnh tranh ngân hàng

 Berger & Udell (2006) hệ thống pháp luật và tính hiệu quả của thực thi pháp luật cóảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng của một quốc gia

 Klomp và de Haan (năm 2014) thực thi pháp luật tốt cải thiện đáng kể mức độ hiệuquả của các ngân hàng trong khu vực

 Hasan et al (2009) cho rằng việc quy định và giám sát chặt chẽ làm giảm rủi ro chongân hàng

 Marcel Fratzscher , Philipp Johann König , Claudia Lambert (2016) việc thắt chặtvốn và tính thanh khoản ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng trong nước và ổn định ngânhàng

2 Những văn bản, quy định pháp luật áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam:

Cũng như các ngân hàng thương mại của các quốc gia khác trên thế giới, ngoài việcphải tuân thủ những theo chuẩn mực Basel I,II,III và quy định thông lệ quốc tế thì hệ thốngngân hàng thương mại Việt Nam còn phải tuân thủ theo hệ thống phấp luật tại Việt Nam vànhững quy định riêng của từng ngân hàng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế, hệ thống phấp luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cản trở sự phát triển của hệ thốngcác TCTD, cần phải được sửa đổi, hoàn thiện Về cơ bản, hệ thống pháp luật ngân hàngthương mại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy cho sự phát triểnchung của hệ thống ngân hàng Riêng Luật các TCTD 2010 số 47/2010/QH12 do Quốc Hộithông qua ngày 16/06/2010 cũng đã quy định rõ hoạt động của ngân hàng thương mại hiệnnay

Bên cạnh đó NHTM còn phải tuân thủ một số quy định, nghị định sau:

Ngày đăng: 28/05/2016, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w