LỜI NÓI ĐẦUPhân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn vàmối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.. Qua đó, giúp
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1.1 Những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính 3
1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính 3
1.1.3 Tài liệu dùng để phân tích 3
1.1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.1.4.1 Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản thông qua bảng cân đối kế toán Error! Bookmark not defined 1.1.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Error! Bookmark not defined. 1.1.4.3 Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán Error! Bookmark not defined. 1.1.4.3.1 Phân tích tính tự chủ về tài chính(Cơ cấu tài chính) 9
1.1.4.3.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ 10
1.1.4.3.3 Phân tích tình hình cân bằng tài chính Error! Bookmark not defined 1.1.4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn Error! Bookmark not defined 1.1.4.4.1 Phân tích hiêu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Error! Bookmark not defined 1.1.4.4.2 phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ) Error! Bookmark not defined. 1.2 Cấu trúc tài chính và phân tích cấu trúc tài chính 4
1.2.1 Cấu trúc tài chính 4
1.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính 5
1.2.2.1 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính 5
1.2.2.2 Ý nghĩa phân tích cấu trúc tài chính 5
1.2.2.3 Nội dung phân tích cấu trúc tài chính 6
1.2.2.3.1 Khái niệm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 6
1.2.2.3.2 Để phân tích cấu trúc tài sản sử dụng các chỉ tiêu sau : 6
Trang 2CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ
NHÂN TRONG THỜI GIAN 2010-2012 13
2.1 Quá trình hình thành và kết quả hoạt động kinh doanh phát triển của công ty 13
2.1.1 Quá trình hình thành công ty 13
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh phát triển của công ty 14
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty: Error! Bookmark not defined 2.1.3.1 Chức năng: Error! Bookmark not defined 2.1.3.2 Nhiệm vụ: Error! Bookmark not defined 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Error! Bookmark not defined 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức Error! Bookmark not defined 2.1.4.2 Bộ máy quản lý của tổng công ty Error! Bookmark not defined 2.2 Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính tại Công Ty TNHH Phú Nhân Error! Bookmark not defined 2.2.1 Phân tích khái quát cấu trúc tài sản của công ty Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty 26
2.2.2.1 Phân tích tính tự chủ của công ty 27
2.2.3 Phân tích cân bằng tài chính của công ty 30
2.3 Đánh giá cấu trúc tài chính của Công Ty 30
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ NHÂN 32
3.1 Mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH Phú Nhân 32
3.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 33
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính 35
3.3.1 Giải pháp chung 35
3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán 35
3.3.3 Nâng cao khả năng sinh lời của công ty 36
3.3.4 Một kiến nghị đối với công ty TNHH Phú Nhân 36
KẾT LUẬN 37
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn vàmối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Qua
đó, giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ của tàisản, biết được các nguyên nhân cũng như dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.Những thông tin này sẽ là những căn cứ quan trọng để các nhà quản trị ra các quyết địnhđiều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp cómột cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả, tránh được các rủi ro trong kinh doanh
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế: ký Hiệpđịnh khung về dịch vụ ASEAN, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ,gia nhập WTO Trong bối cảnh phát triển và cạnh tranh toàn cầu như vậy, các doanhnghiệp không có khả năng cạnh tranh sẽ dần được thay thế bằng các doanh nghiệp hoạtđộng hiệu quả hơn, chỉ có những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất mới có lợi thếđứng vững được Như vậy, hiệu quả trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự tồn tại
và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt, ngày càng giatăng Và vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nói chung
và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là việc làm cần thiết hiện nay Lựa chọn cho mìnhmột cấu trúc hợp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định tới sựphát triển của doanh nghiệp Qua phân tích cấu trúc tài chính tại công ty sẽ góp phần vàoviệc nâng cao hiệu quả của việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ, góp phần nângcao hiệu quả kinh doanh cũng như tránh các rủi ro cho doanh nghiệp trong thời gian tới,đồng thời làm tăng giá trị doanh nghiệp,
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Phân tích cấu trúc tài chính tại Công TyTNHH Phú Nhân” làm đề tài nguyên cứu của mình
Đề tài này được bố trí trong 3 chương không kể lời nói đầu, mục lục,
tài liệu tham khảo và phần phụ lục:
+ CHƯƠNG 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
+ CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ
NHÂN TRONG THỜI GIAN 2010-2012.
+ CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ CẤU TRÚC TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ NHÂN
Trang 4Trên cơ sở các kiến thức đã được học ở trường lớp nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian thực hiện không được nhiều nên đề tài còn rất nhiều sai sót, hạn chế Mặc dù đã
cố gắng phần nào thiết kế và tính toán một cách chi tiết các nội dung và thông số nhưng đôi khi còn mang tính lý thuyết , chưa thực tế Em mong có sự góp ý và sữa chữa để đề tài
có tính khả thi hơn về mọi mặt
Trang 5CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việc phân tíchcác báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tàichính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó Phân tích các báocáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra, trên
cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạnchế các điểm yếu Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần phải làm sao mà thôngqua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tìnhhình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của nhữngnhà quản lý doanh nghiệp đó
1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính.
+ Một là: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực hệ thống
những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quantâm khác như: các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, người cho vay, các cơquan quản lý cấp trên và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyếtđịnh đúng đắn khi ra quyết định đầu tư, quyết định cho vay
+ Hai là: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng
nhất cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà cho vay và những người sử dụngthông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiềnvào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanhnghiệp
+ Ba là: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về nguồn vốn
chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi cácnguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp
1.1.3 Tài liệu dùng để phân tích
Tài liệu dùng để phân tích tài chính là báo cáo tài chính của Doanh nghiệp baogồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyểntiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính… và các báo cáo khác có liên quan Ngoài các báo
Trang 6cáo tài chính, các sổ chi tiết, khi phân tích cần phải quan tâm tới các nguồn thông tin khác
về vĩ mô cũng như vi mô như:
- Thông tin về tình hình tăng trưởng, suy thoái kinh tế
- Thông tin về các chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao của Nhà nước
- Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá hối đoái…
- Những thông tin theo ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như: môi trườngkinh doanh, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp, mục tiêu, chiến lược hoạt động(bao gồm chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh), mối quan hệ của doanh nghiệpvới khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác…
1.1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích cấu trúc tài chính : Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một khái niệm phản ảnhmột bức tranh tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quá trình huy động vốn, phản ảnh chính sách tài trợ của doanh nghiệp và
cơ cấu tài sản gắn liền với quá trình sử dụng vốn, phản ảnh và chịu sự tác động của nhữngđặc điểm và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác thể hiện mối liên hệ và sựvận động của các yếu tố nguồn vốn và tài sản nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
- Phân tích hiệu quả kinh doanh : Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp Dưới giác độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được
- Phân tích rủi ro tài chính : rủi ro tài chính là rủi ro không có khả năng thanh toán khi đến
kỳ trả nợ tiền vay vốn Rủi ro tài chính dùng để chỉ mức độ nợ dài hạn và cổ phiếu ưu tiên
mà doanh nghiệp sử dụng tròn cơ cấu vốn Rủi ro tài chính là phần rủi ro tăng lên ngoài rủi ro kinh doàn do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính
1.2 Cấu trúc tài chính và phân tích cấu trúc tài chính.
1.2.1 Cấu trúc tài chính.
Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một phạm trù phản ánh một cách tổng thể vềtình hình tài chính của doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quátrình huy động vốn, phản ánh chính sách tài trợ của doanh nghiệp và cơ cấu tài sản gắnliền với quá trình sử dụng tài sản, phản ánh và chịu sự tác động của những đặc điểm vàchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Hay nói cách khác, cấu trúc tài chính là mộtphạm trù phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản vànguồn vốn của doanh nghiệp
Trang 71.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính
1.2.2.1 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính.
Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích tình hình đầu tư, huy động vốn của doanhnghiệp thông qua việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tàichính hiện tại so với quá khứ Từ đó có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũngnhư những rủi ro tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các phương thức tài trợ để giảmthiểu rủi ro, tăng triển vọng phát triển trong tương lai
Phân tích cấu trúc tài chính bao gồm các vấn đề như phân tích cấu trúc tài sản,phân tích cấu trúc nguồn vốn và phân tích cân bằng tài chính
1.2.2.2 Ý nghĩa phân tích cấu trúc tài chính.
Phân tích cấu trúc tài chính là một nội dung trong phân tích tài chính Nó có vai tròquan trọng đối với đối với người đứng đầu doanh nghiệp khi ra các quyết định liên quanđến tài chính của đơn vị Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp, phân tích cấu trúc tài chính là một trong những công cụphục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, là cơ sở khoa học để raquyết định quản lý tài chính:
Phân tích cấu trúc tài sản để đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản củadoanh nghiệp Từ đó có cách phân bổ hợp lý tài sản hiện tại và tương lai khi đầu tư vàohoạt động kinh doanh
Phân tích cấu trúc nguồn vốn giúp nhà quản lý nắm bắt được thông tin về chínhsách tài trợ của doanh nghiệp, mức độ an toàn, tính ổn định tài chính và hiệu quả, rủi rotài chính của doanh nghiệp Từ đó, nhà quản trị có thể điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn chohợp lý hơn
Phân tích cân bằng tài chính cho thấy mối liên hệ giữa tài sản với nguồn tài trợtương ứng của nó, từ đó nhà quản trị có thể tìm ra được các biện pháp nhằm đảm bảo sựcân đối giữa hai yếu tố này
Đối với nhà đầu tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp quan tâm đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau Nguồn thông tin được cungcấp từ phân tích cấu trúc tài chính là cơ sở để nhà đầu tư xem xét và quyết định xem cónên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư như thế nào và bao nhiêu là hợp lý
Trang 8Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính có vai trò rất quan trọng không chỉ với bêntrong doanh nghiệp mà cả với bên ngoài doanh nghiệp Do đó thường xuyên tiến hànhphân tích cấu trúc tài chính là một điều hết sức cần thiết.
1.2.3 Nội dung phân tích cấu trúc tài chính.
1.2.3.1 Khái niệm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.
Cấu trúc tài sản là khái niệm chỉ cơ cấu mỗi loại tài sản trong doanh nghiệp Đó làthành phần, là tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong tổng tài sản Mục đích của phân tích cấutrúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tínhhợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh
Với việc lập các chỉ tiêu phân tích giúp ta biết được tỷ trọng từng loại tài sản trongtổng tài sản của doanh nghiệp và việc phân bổ như vậy đã hợp lý hay chưa nhưng chưathấy được nhân tố nào làm thay đổi cấu trúc Vì vậy để đánh giá khuynh hướng thay đổicấu trúc tài sản ta có thể thiết kế BCĐKT theo dạng so sánh, tính chênh lệch về số tuyệtđối và số tương đối giữa các năm của cùng loại tài sản
Chênh lệch năm N+1/N
Chênh lệch năm N+2/N+1
Để phân tích cấu trúc tài sản sử dụng các chỉ tiêu sau :
Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng cơ bản trong cơ cấu tàisản của Doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho các hoạt động kinh doanh
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản song nguyên tắc chung khi thiết lập chỉtiêu phản ánh cấu trúc tài sản là tỷ trọng về giá trị từng loại tài sản trên tổng giá trị tái sảncủa doanh nghiệp
Trang 9Giá trị loại tài sản i
K = x 100%
Tổng giá trị tài sản
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tỷ trọng TSCĐ = x 100 Tổng giá trị tài sản
Giá trị đầu tư tài chính
Tỷ trọng ĐTTC = x 100 Tổng giá trị tài sản
Giá trị hàng tồn kho
Loại tài sản i trong công thức trên là những tài sản có cùng chung một đặc trưngkinh tế nào đó, như: khoản phải thu, hàng tồn kho Chỉ tiêu tổng giá trị tài sản trong côngthức trên là tổng giá trị cộng dồn phần tài sản trên BCĐKT
Đi cụ thể vào từng loại tài sản ta có các chỉ tiêu phân tích cơ bản:
Tỷ trọng đầu tư tài chính:
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chứckhác, đánh giá mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp và tổ chứckhác và cơ hội của các hoạt động tăng trưởng từ bên ngoài Mặt khác, chỉ tiêu này phảnánh trong 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng đầu tư bên ngoài Dokhông phải tất cả các doanh nghiệp đều có điều kiện tài chính vững mạnh nên việc đầu tưbên ngoài thường rất thấp, do đó đa phần giá trị chỉ tiêu này thường nhỏ
Tỷ trọng hàng tồn kho:
Trang 10Giá trị phải thu khách hàng
Tỷ trọng khoản phải thu = x 100 Tổng giá trị tài sản
Hàng tồn kho bao gồm nhiều loại như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm
dở dang, thành phẩm Dự trữ hàng tồn kho hợp lý luôn là vấn đề quan tâm của mỗidoanh nghiệp bởi dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫnđến hiệu quả sử dụng vốn thấp Nhưng nếu dự trữ ít thì sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ sảnxuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Do vậy, phân tích chỉ tiêu này qua nhiều kỳ sẽ đánhgiá tính hợp lý trong công tác dự trữ
Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng:
Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng Chỉ tiêunày thể hiện số vốn doanh nghiệp bị tổ chức khác chiếm dụng vốn Số vốn này thườngkhông có khả năng sinh lời mà hơn nữa còn phát sinh chi phí nếu khách hàng không thanhtoán
1.2.3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Thông qua bảng cân đối kế toán qua các kì ta có thể thấy được tỉ trọng nợ phải trả,tỉ trọngnguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn tăng hay giảm và có thể đưa ra những nhậnxét về tình hình hoạt động của công ty chủ yếu là dựa vào đâu vốn vay và các nguồn lựcbên ngoài hay dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu
Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguôn khácnhau, trong đó có thể qui về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và
bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh Ngoài ra thuộc vốn chủ sở hữu còn bao gồmmột số khoản khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như: chênh lệch tỉ giáhối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,các quỹ doanhnghiệp…Vốn chủ sở hữu không phải là các khoản nợ nên doanh nghiệp không phải camkết thanh toán
Trang 11Khác với vốn chủ sở hữu, nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếmdụng trong quá trình hoạt đông kinh doanh, do vậy doanh nghiệp phải cam kết thanh toán
và có trách nhiệm thanh toán.Thuộc nợ phải trả cũng bao gồm nhiều loại khác nhau vàđược phân theo nhiều cách khác nhau, trong đó phân theo hời hạn thanh toán được ápdụng phổ biến.Theo cách này, toàn bộ nợ phải trả của doanh nghiệp được chia thành nợphải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tàisản.Trước hết các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kì phântích với kì gốc về tỉ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn Tỉtrọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:
Tỉ trọng của từng bộ phận Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
Để phân tích cơ cấu nguồn vốn một cách đầy đủ,cung cấp thông tin cho các nhà quản
lí đánh giá được mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp và mức độ ổn định của cácnguồn tài trợ cần phân tích các chỉ tiêu sau:
a) Phân tích tính tự chủ về tài chính (Cơ cấu tài chính)
Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư cho phép đánh giá rủi ro của việcđầu tư dài hạn của doanh nghiệp.Việc phân tích cần xem xét các chỉ tiêu:
Nợ phải trả
Tỉ suất nợ = × 100
Tổng tài sản
Tỉ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ
Tỉ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiêp vào chủ nợ càng lớn,tính tự chủ cua doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay vì nợcàng khó
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Tỉ suất tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
Tỉ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bịsức ép của các chủ nợ Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản ín dụng bênngoài
Trang 12Nợ phải trả
Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu = × 100
Vốn chủ sở hữu
Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu
Tỉ suất nợ + Tỉ suất tự tài trợ = 1
b Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ.
Mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn Sự ổnđịnh về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanhnghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành : Nguồn vốn thường xuyên và nguồnvốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thườngxuyên,lâu dài vào hoạt động kinh doanh có thời gian sử dụng trên một năm
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào họat độngsản xuất kinh doanh trong một khoản thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc trongmột chu kì sản xuất kinh doanh
Nguồn vốn thường xuyên(NVTX) = Vốn chủ sở hữu(VCSH) + Nợ dài hạn
Nguồn vốn tạm thời(NVTT) = Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn thường xuyên
− Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên = × 100
Tổng nguồn vốnNguồn vốn tạm thời
Tổng nguồn vốn
Tỉ suất nguồn vốn thường + Tỉ suất nguồn vốn tạm thời = 1
Trường hợp 1: Tỉ suất nguồn vốn thương xuyên càng lớn cho thấy có sự ổn địnhtương đối trong một thời gian nhất định(trên một năm) đối với nguồn sử dụng vốn vàdoanh nghiệp chưa chiu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn
Trường hợp 2 : Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên thấp cho thấy nguồn tài trợ củadoanh nghiệp phần lớn là bằng nợ ngắn hạn,doanh nghiệp chịu áp lực thanh toán cáckhoản nợ vay rất lớn
Vốn chủ sở hữu
Trang 13Tỉ suất VCSH trên nguồn vốn thường xuyên = × 100
Nguồn vốn thường xuyên
1.2.3.3 Phân tích tình hình cân bằng tài chính
Cân bằng tài chính được sử dụng qua đẳng thức
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = NV thường xuyên + NV tạm thời
Cân bằng tài chính: xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn với tài sản trên bảng cânđối kế toán
Cách 1: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời
Cách 2: Vốn lưu đông ròng = Nguồn vốn thường xuyên - tài sản dài hạn
Các trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1:Vốn lưu động ròng < 0 Cân bằng tài chính trong trường hợp này là
không tốt Doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong dài hạn
Trường hợp 2: Vốn lưu động ròng = 0 Doanh nghiệp dễ bị mất cân bằng tài chính Trường hợp 3: Vốn lưu động ròng < 0 Cân bằng tài chính được đánh giá là tốt và an
toàn
Nhu cầu vốn lưu động ròng:
Nhu cầu vốn lưu động ròng thể hiện nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho (thuần) + Khoản phải thu ngắn hạn(thuần)+ tài sản ngắn hạn khác - Khoản phải trả ngắn hạn(không tính tiền vay)
Ngân quỹ ròng:
Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động ròng
Trường hợp 1: Ngân quỹ ròng > 0 Điều này thể hiện một cân bằng tài chính an
toàn Ngân quỹ ròng >0 Vốn lưu động ròng đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng
Trang 14trong ngắn hạn Phần dư ra doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào các chứng khoán
có tính thanh khoản cao để tăng hiệu quả sử dụng số vốn nhàn rỗi
Trường hợp 2: Ngân quỹ ròng = 0 thể hiện một cân bằng tài chính an toàn,nhưng
kém bền vững.Ngân quỹ ròng = 0 Vốn lưu động ròng vừa đủ để tài trợ cho nhu cầu vốnlưu động ròng
Trường hợp 3:Ngân quỹ ròng < 0 Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn.
Doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn Ngân quỹ ròng < 0 Vốn lưu độngròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng Doanh nghiệp phải đi vay ngắnhạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ NHÂN
TRONG THỜI GIAN 2010-2012.
2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Phú Nhân
2.1.1 Quá trình hình thành công ty
Tiền thân là doanh nghiệp xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp , đượcthành lập và hoạt động từ năm 2005, trụ sở chính tại Lô 25 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh -Cẩm Lệ - Đà Nẵng Trong thời gian đó, doanh nghiệp được chính thức xây dựng côngtrình dân dụng và công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng
Trang 15Đầu những năm 2007, 2008 thị trường xây dựng và bất động sản có nhiều biến đổi mạnh
mẽ Các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này không theo kịp xu hướng pháttriển ngày càng cao của thị trường Thực tế này đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết.Qua tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu kỹ thị trường, doanh nghiệp nhận thức đây là mộtthị trường hoạt động tiềm năng và có nhiều thách thức Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanhcũng như mô hình tổ chức hiện tại của doanh nghiệp không còn phù hợp với loại hìnhhoạt động mới này Vì thế, sau khi bàn bạc và cân nhắc kỹ lưỡng, Ban Giám đốc quyếtđịnh chuyển đổi doanh nghiệp thành mô hình một Công ty, mở rộng ngành nghề kinhdoanh và lĩnh vực hoạt động Ngày 21/10/2005, Công ty TNHH Phú Nhân chính thứcđược thành lập
Với đội ngũ kỹ sư đầy nhiệt huyết, đội ngũ công nhân lành nghề nhiều năm kinh nghiệmđược đào tạo kỹ lưỡng qua các khoá huấn luyện trong nước và ngoài nước cùng với cáctrang thiết bị máy móc hiện đại, có đủ vật tư phụ tùng thay thế, lắp đặt bảo trì chúng tôiđang thực hiện nhiều dự án cho khách hàng với chất lượng cao nhất
Với những thành công của năm 2009, Công ty TNHH Phú Nhân xác định nâng cao chấtlượng, cải tiến công nghệ thi công lắp đặt, tiếp tục coi đây là lĩnh vực hoạt động mũi nhọncủa Công ty Nhu cầu xây dựng nhà ở, khu làm việc, khu giải trí, các cao ốc, các nhà máysản xuất tại các khu công nghiệp ngày càng cao Nhu cầu này gắn liền với đòi hỏi về tínhbền vững của sản phẩm, tính mỹ quan của các công trình xây dựng và các trang thiết bịtiện nghi, hiện đại như điều hoà, hệ thống điện, nên Công ty TNHH Phú Nhân đã quyếttâm đầu tư máy móc công cụ dụng cụ hiện đại phục vụ các công trình lớn
Tuy mới hoạt động nhưng Công ty ngày càng lớn mạnh và có uy tín trên thị trường, đếnnay, đội ngũ nhân viên của Công ty tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng,Công ty không những có khả năng chi trả tiền lương, các chi phí cho hoạt động kinhdoanh mà còn có tích luỹ, đầu tư phát triển mở rộng sản xuất Đời sống của cán bộ côngnhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện Với đội ngũ kỹ sư đầy nhiệt huyết, độingũ công nhân lành nghề nhiều năm kinh nghiệm được đào tạo chính quy qua các khoáhuấn luyện trong và ngoài nước, cùng với các trang thiết bị máy móc hiện đại, có đủ vật
tư phụ tùng thay thế, lắp đặt, chúng tôi đã, đang và sẽ thực hiện nhiều dự án cho kháchhàng với chất lượng cao nhất
Trang 162.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Tổ chức quản lý sử dụng hiệu quả và đúng mục đích các loại sản phẩm, tài sản đấtđai, nhà xưởng, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, tiền vốn
Có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của luật pháp thực hiệnđúng chức năng đã ký Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước bảo tồn và phát triểnvốn đầu tư cho sản xuất mở rộng kinh doanh
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Trang 172.1.3.2 Bộ máy quản lý của tổng công ty
Giám đốc : Điều hành công ty
Phó Giám đốc : Điều hành công ty
Phòng Tư Vấn Hỗ Trợ Phát Triển Doanh Nghiệp: Tham mưu Giám đốc về các
nội quy - quy định - quy chế - phương án có liên quan đến quản lý lao động, quản lýchung và các chính sách nội bộ của Công ty; đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ hội nghị,trang trí lễ hội, quản lý nhà khách, xe con, chăm sóc cây cảnh…
Phòng Hành Chính Tổng Hợp: Chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra bộ phận
kế toán ở văn phòng và các đơn vị trực thuộc Công ty Tham mưu, đề xuất các giải phápphục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán Cung cấpthông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
Phòng Tư Vấn Quản Lý Đầu Tư: Xây dựng, kiểm tra, báo cáo tình hình thực
hiện các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, và quytrình hoạt động của công ty
Như vậy, mỗi phòng ban đều có những mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng riêng,nhưng quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống được thống nhất phục vụ cho mụctiêu chung của cả Công ty
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phú Nhân.
- Tình hình kinh tế của nước ta đến năm 2013 tiếp tục diễn biến xấu và phức tạp cùng với
việc thắt chặt tài khoản và tiền tên trong nước để kiềm chế lạm phát nên gặp nhiều khó
Trang 18khăn , hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất kinh
doanh
- Đến năm 2013 là năm công ty hoạt động đã được 8 năm với bộ máy tổ chức, mạng lưới
kinh doanh, lực lượng lao động được sắp xếp lcho phù hợp với tình hình hoạt động của
công ty, đồng thời cùng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cả nước và Thành
phố Đà Nẵng, công ty cũng có những thuận lợi và khó khăn trong hoạt dộng kinh doanh,
cụ thể :
* Khó khăn :
- Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường cũng tạo áp lực trong quá trình hoạt động kinh
doanh của công ty về doanh thu và lợi nhuận
- Nhu cầu của khách hàng cũng giảm so với các năm trước do ảnh hưởng của kinh tế
- Tuy thị trường gặp nhiều khó khăn xong Công ty vẫn nỗ lực để giữ thị phần và duy trì
nguồn khách hàng truyền thống nhưng tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của tất cả các lĩnh vực
đều giảm so với những năm trước đến lợi nhuận công ty chưa được cao
- Trong quá trình sắp xếp lại bộ máy tổ chức, mạng lưới kinh doanh, lực lượng lao động
cho phù hợp với hoạt động của công ty, nên cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả
của công ty
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm về mọi mặt của các nhà đầu tư
- Về nguồn vốn kinh doanh Công ty nhân được sự hỗ trợ đầy đủ
- Được sự cộng tác, hỗ trợ từ các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là nhà cung
cấp, tiêu thụ các mặt hàng do công ty phân phối và thực hiện
- Có mối quan hệ tốt với các khách hàng
- Tinh thần đoàn kết vượt khó của cán bộ công nhân viên Công ty
* Tổng doanh thu các năm tăng hơn so với kế hoạch Mức tăng trưởng cao do thị
trường bất động sản diễn biến tốt.
Bảng 2.1: Hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 - 2012
Trang 19Dựa vào bảng phân tích hiệu quả quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012
ta thấy tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần tăng dần chứng tỏ công ty ngày càngthu được nhiều lãi hơn và kiểm soát chi phí tốt hơn Năm 2010 tỉ suất lợi nhuận gộp trêndoanh thu là 9,03% đến năm 2011 tỉ suất này là 10,36% cao hơn năm 2010 là 1,33% và
Trang 20năm 2012 tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần là 15,93% cao hơn năm 2011 là5,57%.
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần qua 3 năm có nhiều biến động cụthể như sau: Năm 2010 tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần là 3,03% tức làtrong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có được 3,03 đồng lợi nhuận,năm 2011 tỉsuất này giảm xuống rất nhiều so với năm 2010 chỉ còn 1,01% tức trong 100 đồng doanhthu thuần thu được thì có 1,01 đồng lợi nhuận sau thuế thấp hơn năm 2011 là 2,02 đồng,tỉsuất này thấp là do tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần.Năm 2012
tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần là 5,18% tức là trong 100 đồng doanh thuthuần thu được thì có 5,18 đồng cao hơn năm 2011 là 4,17 đồng
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản qua ba năm cũng có nhiều biến độngnăm 2010 tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 2,18% tức trong 100 đồng tài sảncông ty bỏ ra thì công ty sẽ thu về được 2,18 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 tỉ suấtnày là 0,07% hay trong 100 đồng tài sản bỏ ra thì công ty chỉ thu được 0,07 đồng lợinhuận sau thuế thấp hơn năm 2010 là 2,11 đồng, năm 2012 tỉ suất lợi nhuận sau thuế trêntổng tài sản là 1,54% hay trong 100 đồng tài sản công ty bỏ ra thì công ty thu về được1,54 đồng lợi nhuận sau thuế
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty qua ba năm có nhiều biếnđộng, năm 2010 tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 8,41% tức là trong một 100đồng vốn chủ sở hữu thì có 8,41 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 tỉ suất này là 3,09%hay trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có 3,09 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 5,32 đồng
so với năm 2011, năm 2012 tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là 6,54% haytrong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có 6,54 đồng lợi nhuận sau thuế cao hơn năm 2011 là3,45 đồng nguyên nhân năm 2012 tỉ suất này tăng là do vốn chủ sở hữu trong năm nàygiảm trong khi đó lợi nhuận sau thuế của năm này lại tăng
2.2 Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính tại Công Ty TNHH Phú Nhân
2.2.1 Phân tích cấu trúc tài sản của công ty
Công Ty TNHH Phú Nhân là một CTCP hoá với đặc điểm xây dựng và kinh doanh
là chính Để đứng vững trong thị trường cạnh tranh đầy gay gắt thì việc quản lý và phân