Tóm lại, tư duy biện luận ứng dụng có vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập và công tác của tôi: Với vị trí là học viên cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong môi trường
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN THÙY LINH
1583401020029
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Môn: Tư duy biện luận ứng dụng Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
PGS.TS DƯƠNG THỊ HOÀNG OANH
BÌNH DƯƠNG, THÁNG 07 NĂM 2016
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN 1
Câu 1 1
Câu 4 2
PHẦN 2: VIẾT BÁO CÁO – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Ý nghĩa và giới hạn của đề tài 5
5.1 Ý nghĩa của đề tài 5
5.2 Giới hạn của đề tài 5
6 Bố cục của đề tài 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN 6
1.1.1 Dịch vụ hành chính công 6
1.1.2 Dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ của ngành thuế 6
1.1.3 Tư duy biện luận ứng dụng và tầm quan trọng của tư duy biện luận ứng dụng 6
1.1.3.1 Tư duy biện luận và tư duy biện luận ứng dụng 6
1.1.3.2 Tầm quan trọng của tư duy biện luận ứng dụng 7
1.1.4 Tư duy biện luận ứng dụng và các kỹ năng tiếp nhận đầu vào, sản sinh đầu ra 8
1.1.4.1 Kỹ năng nghe biện luận 8
1.1.4.2 Kỹ năng đọc biện luận 8
Trang 31.1.4.3 Kỹ năng nói biện luận 8
1.1.4.4 Kỹ năng viết biện luận 9
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 9
CHƯƠNG 2: TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG 10
2.1 KHÁI QUÁT CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG 10
2.1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bình Dương 10
2.1.2 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương 12
2.2 VAI TRÒ CỦA TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ 14
2.3 VẬN DỤNG TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ 15
2.3.1 Kỹ năng nghe 15
2.3.2 Kỹ năng nói 16
2.3.3 Kỹ năng đọc 16
2.3.4 Kỹ năng viết 17
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY BIỆN LUẬN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG 18
3.1 GIẢI PHÁP 18
3.2 KHUYẾN NGHỊ 19
KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN 1 CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1: Theo bạn thì tư duy biện luận là khả năng bẩm sinh hay là kỹ năng có thể rèn luyện và đào tạo được? Tại sao bạn lại nghĩ như thế?
Với xã hội phát triển và guồng công việc tất bật như hiện nay, hàng ngày, mỗi người chúng ta đều phải tiếp nhận một khối lượng lớn thông tin khác nhau tùy theo đặc điểm công việc Trong đó, có không ít thông tin thiếu chính xác mà nếu không gạn lọc sẽ dẫn đến những sai lầm không đáng có khi ra quyết định Kỹ năng tư duy biện luận là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta khám phá ra những khía cạnh khác nhau của vấn đề
Một số người sinh ra đã có khả năng tư duy, lập luận tốt, nhưng không phải
bất cứ ai cũng có may mắn đó Sự chây lười trong suy nghĩ, sức ì của tâm lý… là
những yếu tố khiến chúng ta dễ dàng thỏa hiệp với những luồng quan điểm khác nhau, thiếu suy xét dẫn đến không thể đưa ra chính kiến riêng của bản thân Để có thể tiếp cận vấn đề trên nhiều phương diện, khả năng suy nghĩ thấu đáo, thực tế và sâu sắc, tạo ra những thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động thì rèn luyện tư duy biện luận là điều cần thiết
Tư duy biện luận là kỹ năng có thể rèn luyện và đào tạo được, để phát triển được tư duy biện luận thì cần một quá trình hình thành lâu dài Vậy thì, rèn luyện tư duy biện luận như thế nào? Trước tiên, ta phải đảm bảo tích lũy đủ kiến thức về vấn
đề cần bàn luận, đây là điều kiện trước hết để hình thành tư duy biện luận, vì chúng
ta không thể bàn về một vấn đề mà không có sự hiểu biết nhất định về nó Thứ hai, cần rèn luyện khả năng lập luận, sắp xếp nội dung, phán đoán và khả năng tranh luận, hùng biện, điều này một phần do khả năng bẩm sinh, nhưng nếu không có được khả năng đó thì chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện được Thứ ba, rèn luyện tinh thần tìm tòi, học hỏi, song song đó là tinh thần trách nhiệm và tôn trọng đối với các vấn đề đưa ra nhằm tìm kiếm giải pháp tốt hơn Mặt khác, tư duy biện luận còn được hình thành từ những yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài như: giáo dục, chính trị, văn hóa – xã hội, sự nhạy cảm của các vấn đề đưa ra… Và dù đây là những yếu tố khách quan nhưng nó lại chi phối mạnh đến sự phát triển tư duy biện
Trang 5luận của mỗi người, đặc biệt là giáo dục Khả năng tư duy phụ thuộc khá nhiều vào
tố chất của từng cá nhân, nhưng tư duy biện luận lại phụ thuộc khá nhiều vào quá trình đào tạo và môi trường giáo dục
Rèn luyện tư duy biện luận, áp dụng tất cả những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập và làm việc để đưa ra những lựa chọn hay những quyết định trên
cơ sở phân tích và tư duy biện luận Phát triển tư duy biện luận ở mỗi cá nhân là nền tảng để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
Câu 4: Theo bạn tư duy biện luận ứng dụng là gì? Nó có vai trò như thế nào trong quá trình và kết quả học tập của học viên cao học trong lãnh vực chuyên môn của bạn?
Theo tôi, tư duy biện luận ứng dụng là việc chúng ta nhìn nhận, đánh giá và đi đến hoàn thiện một vấn đề bởi những lập luận, quan điểm khác nhau bằng những lý
lẽ vững chắc nhìn từ những khía cạnh khác nhau ứng dụng vào môi trường giao tiếp
và công việc hàng ngày
Tóm lại, tư duy biện luận ứng dụng có vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập và công tác của tôi:
Với vị trí là học viên cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong môi trường giáo dục, tư duy biện luận ứng dụng giúp tôi nâng cao khả năng nhận thức các quan điểm, kiến thức mà giảng viên truyền đạt Trên cơ sở kiến thức nền tảng
mà bản thân tự tích lũy được trong quá trình học tập lâu dài, cộng với việc tiếp nhận thêm kiến thức mới, tôi có thể tổng hợp và hệ thống hóa, cũng như đưa ra nhận định
cá nhân đối với những vấn đề giảng viên trao đổi trong lớp học và tương tác đối với các học viên khác Trong môi trường giáo dục, tôi có thể học tập kỹ năng tư duy biện luận của các học viên khác, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân mà không e ngại sai sót, vì với vấn đề đó, tôi được tiếp thu ý kiến cũng như quan điểm của giảng viên và các học viên khác, để từ đó có thể hoàn thiện kiến thức của bản thân
Với vị trí là một công chức Thuế, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quản lý thuế, cũng như những người nộp thuế liên hệ công việc; tư duy biện luận giúp tôi hoàn thiện những kỹ năng trong công tác chuyên môn Việc đọc và tổng hợp các thông tư, chính sách thuế một cách hệ thống để có
Trang 6thể diễn đạt một cách dễ hiểu nhất cho người nộp thuế Song song đó là kỹ năng nghe, nắm bắt vấn đề mà người nộp thuế còn vướng mắc để thông tin qua điện thoại hoặc trả lời bằng văn bản một cách chính xác và kịp thời nhất
Với tầm quan trọng như vậy, tôi luôn ý thức được việc phải không ngừng rèn luyện tư duy biện luận trong quá trình học tập và công tác để từng bước hoàn thiện hơn nữa những nhận định và quyết định của bản thân trong công việc cũng như trong giao tiếp hàng ngày
Trang 7PHẦN 2 VIẾT BÁO CÁO – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đang dần đi vào phát triển ổn định, cùng với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế, các chế độ, chính sách của nước ta có nhiều thay đổi nhằm phù hợp với thực tiễn Ngành Thuế cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, chính sách về thuế ngày càng có nhiều thay đổi, không riêng bộ phận Tuyên truyền & Hỗ trợ người nộp thuế mà tất cả các phòng, ban của mỗi Cục Thuế đều ít nhiều có các chức năng liên quan đến công tác này
Công tác tuyên truyền và hỗ trợ (TTHT) người nộp thuế (NNT) được xem là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế cho phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế Công tác này giữ vai trò là cầu nối, làm nhiệm vụ thông tin hai chiều giữa chính sách thuế với NNT, cũng như giữa cơ quan thuế với NNT Công tác TTHT một mặt giải đáp những vướng mắc từ chính sách đến người thực hiện, mặt khác lại thu nhận những ý kiến từ phía người thực hiện chính sách phản hồi với các nhà hoạch định chính sách
để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn với thực tiễn
Trong quá trình cải cách thủ tục, cung cấp dịch vụ hành chính thuế và TTHT cho NNT, vai trò của cán bộ, công chức là hết sức quan trọng, vừa là chủ thể tiến hành cải cách và cung cấp dịch vụ hành chính, vừa là đối tượng của công cuộc cải cách này Để cải cách có hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải có năng lực thật sự, phải có kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tiễn quản lý hành chính thuế, trong đó có cả kỹ năng tư duy biện luận để đảm bảo vai trò mắc xích quan trọng trong chuỗi quá trình cải cách hành chính thuế, thông tin kịp thời, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của NNT
Đứng trước yêu cầu thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tư duy biện
luận và các kỹ năng cần thiết trong tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương” để làm tiểu luận hết môn Tư duy biện luận ứng dụng
2 Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng hiệu quả các kỹ năng tư duy biện luận và các đưa ra các giải pháp
có liên quan nhằm hoàn thiện công tác TTHT NNT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
Trang 83 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tư duy biện luận ứng dụng và các kỹ năng cần thiết vận dụng trong TTHT NNT
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về các kỹ năng tiếp nhận đầu vào và sản sinh đầu ra của tư duy biện luận ứng dụng trong công tác TTHT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích về vai trò và phạm vi ứng dụng của tư duy biện luận trong công tác TTHT NNT
5 Ý nghĩa và giới hạn của đề tài
5.1 Ý nghĩa của đề tài
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tư duy biện luận và tư duy biện luận ứng dụng; vận dụng những kỹ năng của tư duy biện luận ứng dụng vào công tác TTHT
Qua đó, người viết đề xuất các giải pháp và đưa ra các khuyến nghị nhằm phát triển hơn nữa kỹ năng tư duy biện luận để hoàn thiện công tác TTHT NNT cho cán
bộ, công chức thuế đang thực thi nhiệm vụ tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
5.2 Giới hạn của đề tài
Xoay quanh các kỹ năng tiếp nhận đầu vào và sản sinh đầu ra của tư duy biện luận ứng dụng trong công tác TTHT NNT
6 Bố cục của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo; đề tài gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tư duy biện luận và các kỹ năng cần thiết trong tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
Chương 3: Các giải pháp và khuyến nghị phát triển kỹ năng tư duy biện luận nhằm hoàn thiện công tác tuyên truyền và hỗ trợ tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1.1 Dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân Nói cách khác, dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính – pháp lý của Nhà nước
1.1.2 Dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ của ngành thuế
Dịch vụ TTHT của ngành thuế là một trong những loại dịch vụ hành chính công Theo Tổng cục Thuế (2007) thì dịch vụ tuyên truyền pháp luật thuế là hoạt động nhằm phổ biến, truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của chính sách thuế đến NNT và cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức chung của
xã hội về pháp luật thuế và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về thuế cũng như hiệu quả quản lý thuế 1
1.1.3 Tư duy biện luận ứng dụng và tầm quan trọng của tư duy biện luận ứng dụng
1.1.3.1 Tư duy biện luận và tư duy biện luận ứng dụng
Có nhiều định nghĩa về tư duy biện luận có thể kể đến như:
Theo Scriven và Paul, một mẫu hình lý tưởng của tư duy biện luận phải dựa trên các giá trị trí tuệ phổ cập, vượt qua giới hạn của ngành nghề khác nhau, bao gồm tính mạch lạc, tính chính xác, tính rõ ràng, tính nhất quán, tính liên quan, có chứng cớ xác thực, có nguyên căn tốt, có bề rộng, có bề sâu và đảm bảo tính công bằng Tư duy biện luận cũng bao hàm sự cân nhắc xem xét của những cấu trúc hay thành tố thường được xem như tiềm ẩn trong lý tính; bao hàm các mục tiêu, các vấn
đề đang được xem xét, các giả định, các khái niệm, các kiến nghị và hậu quả; cũng như xem xét khả năng có sự phản đối từ các quan điểm khác và các khung tham chiếu khác
1 Tổng cục Thuế (2007) Luật quản lý thuế, các văn vản hướng dẫn thi hành, NXB Tài Chính, Hà Nội
Trang 10Theo Facione (1990), “…tư duy biện luận là một quá trình phán xét có mục đích và mang tính chất tự điều chỉnh; mang lại sự giải nghĩa, khái niệm, phương pháp, điều kiện hay bối cảnh dẫn đến quá trình phán xét đó Vì thế, tư duy biện luận
là một động lực quan trọng trong giáo dục và là một tài nguyên mạnh mẽ trong đời sống cá nhân và công dân (…)”
Nhìn từ một góc độ cụ thể và mang tính ứng dụng cao, tư duy biện luận là khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lý, bao gồm các khả năng phản xạ và suy nghĩ độc lập Một người có kỹ năng tư duy phản biện thường có khả năng:
- Hiểu được kết nối logic giữa những ý tưởng;
- Xác định, xây dựng và đánh giá các lập luận;
- Phát hiện các mâu thuẫn và sai lầm phổ biến trong lập luận;
- Giải quyết vấn đề một cách hệ thống;
- Nhận ra sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng;
- Phản xạ biện minh về niềm tin và giá trị của một người 1
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa và lý giải về khái niệm tư duy biện luận, đặc biệt là phần ứng dụng Tùy theo thực tiễn và mục tiêu ngành nghề, trên cơ sở phát huy thế mạnh của bản thân người ứng dụng, ta có thể chọn lọc, tổng kết những đặc điểm cần thiết cho bản thân để ứng dụng trong công việc, nghiên cứu và ngay cả đời sống hàng ngày một cách hữu hiệu và thành công nhất
1.1.3.2 Tầm quan trọng của tư duy biện luận ứng dụng
Tư duy biện luận đóng một vai trò quyết định và chủ yếu trong việc hình thành các kỹ năng đưa đến thành công không chỉ với học viên và giáo viên trong môi trường học thuật mà còn với bất cứ ai trong công việc và cuộc sống
Các đặc điểm của người có tư duy biện luận ứng dụng trong môi trường hàn lâm:
Trang 11- Có tính khiêm tốn;
- Nhận thức được toàn cảnh vấn đề;
- Có tính khách quan;
- Biết sử dụng cảm tính;
- Tin tưởng vào trực giác;
- Tự ý thức, có tinh thần tự giác cao;
- Có đạo đức tốt;
- Luôn luôn có ý thức luyện lập, phát triển 1
1.1.4 Tư duy biện luận ứng dụng và các kỹ năng tiếp nhận đầu vào, sản sinh đầu ra
1.1.4.1 Kỹ năng nghe biện luận
Lắng nghe hiệu quả là cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của mình Trong giao tiếp, chúng ta dành nhiều thời gian cho việc nghe nhưng lưu ý là nghe sẽ khác với lắng nghe theo tư duy biện luận vì đó là nghe tích cực nhằm đến mục đích học hỏi và phục vụ công việc 2
Trong học tập và công tác, ta cần rèn luyện kỹ năng nghe theo phong cách tư duy biện luận để có thể nhận được thông điệp một cách chính xác trong quá trình giao tiếp, tạo nền tảng cho tất cả các mối quan hệ tích cực của con người
1.1.4.2 Kỹ năng đọc biện luận
Đọc là phương tiện cơ bản nhất để thu nhập thông tin, là cơ sở để thu thập và phát triển kiến thức Kỹ năng đọc là bước cơ bản nhất để tạo cơ sở cho việc xây dựng và rèn luyện phát triển tư duy biện luận 3
1.1.4.3 Kỹ năng nói biện luận
Kỹ năng nói trịnh trọng rất quan trọng và góp phần tích cực trong sự thành công của việc học tập, nghiên cứu và công tác, do đó nó cần được rèn luyện cẩn thận và thực tập thường xuyên 4
1-4 Dương Thị Hoàng Oanh – Nguyễn Xuân Đạt (2015) Tư duy biện luận ứng dụng, NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM
Trang 121.1.4.4 Kỹ năng viết biện luận
Trong môi trường hàn lâm, kỹ năng viết biện luận là một kỹ năng sản sinh đầu
ra cơ bản đòi hỏi mỗi người phải rèn luyện liên tục và có phương pháp nhằm tạo ra sản phẩm mới 1
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Bài giảng “Chính sách công và tư duy phản biện” của Đinh Vũ Trang Ngân
(2013) và Jonathan Pincus (2012) trong Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
đã chỉ ra vai trò của tư duy phản biện trong hoạch định chính sách công 2
Bài viết “Cán bộ, công chức đối với công tác cải cách hành chính” của Mỹ
Em (2011) trên cổng thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cũng đã đưa ra mối quan hệ giữa cán bộ, công chức đối với công tác cải cách hành chính Bài viết
đã nêu ra những tồn tại, hạn chế cũng như đưa ra các nguyên nhân và giải pháp hướng tới cán bộ, công chức nhằm phục vụ tốt công tác cải cách thủ tục hành chính.3
Bài viết “Phát triển nhân lực công – Tư duy và hành động” của TS Tạ Ngọc
Hải trên cổng thông tin điện tử của Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ) cũng đã chỉ ra sơ bộ phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực công trong giai đoạn 2011 – 2020 trên các nội dung: phát triển về số lượng, về chất lượng và về cơ cấu Trong đó, trọng tâm phát triển vẫn là chất lượng nguồn nhân lực công về năng lực (cốt lõi, quản lý, chuyên môn), phẩm chất cá nhân, kỹ năng (phân tích biện luận, xử lý tình huống, phối hợp, giao tiếp…), thời gian và kinh nghiệm công tác 4
1 Dương Thị Hoàng Oanh – Nguyễn Xuân Đạt (2015) Tư duy biện luận ứng dụng, NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh , TP.HCM
2 Đinh Vũ Trang Ngân (2013) – Jonathan Pincus (2012) Chính sách công và tư duy phản biện, Bài giảng,
Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
3 Mỹ Em (2011) Cán bộ, công chức đối với công tác cải cách hành chính, Cổng thông tin điện tử của
http://ttt.baclieu.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=b8ae59ce%2D3b59%2D4f64%2D8af9%2D23c4a3 7c33dc&ID=4
4 Tạ Ngọc Hải Phát triển nhân lực công – Tư duy và hành động, Cổng thông tin điện tử của Viện Khoa
hanh-d-ng.aspx