1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán quản trị chi phí theo phương pháp định mức

11 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 256,31 KB

Nội dung

Nhiều nhà nghiên cứu dự đoán rằng với chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn, công nghệ sản xuất hiện đại hơn, hàm lượng lao động trong chi phí sản xuất sản phẩm giảm đi đáng kể và môi trường

Trang 1

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC

Ths Nguyễn Thanh Huyền, Ths Nguyễn Thu Hoài

Khoa Kinh tế - Quản lý, Trường Đại học Thăng Long

Tóm tắt: Phương pháp định mức là phương pháp kế toán quản trị chi phí truyền

thống, tuy nhiên, hiện nay nó vẫn được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia Tổng quan nghiên cứu về phương pháp định mức được tác giả xem xét trên hai quan điểm ủng hộ và phê phán phương pháp này Bài viết tập trung nghiên cứu về khái niệm, mục tiêu và nội dung triển khai phương pháp chi phí định mức trên khía cạnh kế toán quản trị chi phí Tác giả để xuất sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố vào quá trình phân tích đánh giá chênh lệch chi phí cuối kỳ

Từ khóa: Kế toán quản trị chi phí, phương pháp chi phí định mức

I Tổng quan nghiên cứu:

Phương pháp chi phí định mức được giới thiệu và áp dụng từ những năm đầu của thế

kỷ 20 Nó được sử dụng rộng rãi ở các công ty trên toàn thế giới với nhiều mục đích quản trị khác nhau như kiểm soát chi phí, đánh giá cổ phiếu, xây dựng ngân sách, cắt giảm chi phí…Các nhà quản trị coi đây là công cụ quản lý hữu hiệu trong việc lập kế hoạch và kiểm soát, đánh giá CF sản xuất sản phẩm và quá trình thực hiện [1], [9]

Theo nghiên cứu của tác giả Michell, những thông tin phản hồi thu được khi phân tích chênh lệch định mức giúp nhà quản trị kiểm soát hoạt động thực tế phù hợp với kế hoạch đã

đề ra Chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức có thể phát sinh do một số nguyên nhân như: hệ thống chi phí phát sinh lỗi, hệ thống định mức không phù hợp, các nhân tố ngẫu nhiên không kiểm soát được, và chênh lệch chi phí chủ quan do lỗi hệ thống điều hành [7] Quá trình toàn cầu hóa và sự hội nhập mạnh mẽ của các nền kinh tế làm thay đổi các yếu tố của môi trường sản xuất trong doanh nghiệp Áp lực cạnh tranh và sự thay đổi nhanh chóng công nghệ sản xuất đã buộc các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh để giữ được chỗ đứng của mình trong nội bộ ngành sản xuất và trong cả nền kinh tế Sử dụng công cụ kiểm soát chi phí mới là một trong những phương thức mà doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược phát triển của mình Chính vì vậy, từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, phương pháp chi phí định mức bắt đầu trở thành tâm điểm chỉ trích của các nhà nghiên cứu Họ cho rằng với điều kiện mới thì phương pháp này không còn phù hợp, không đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin cho các nhà quản trị [1]

Nhiều nhà nghiên cứu dự đoán rằng với chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn, công nghệ sản xuất hiện đại hơn, hàm lượng lao động trong chi phí sản xuất sản phẩm giảm đi đáng

kể và môi trường cạnh tranh đã dẫn đến sự biến mất của phương pháp định mức trong hoạt động quản trị chi phí [10] Hoặc, khi hoạt động sản xuất không còn phụ thuộc quá nhiều vào lao động thì phương pháp chi phí định mức, vốn được thiết kế để tăng năng suất lao động, không còn giữ vai trò quan trọng như những thập niên trước [6]

Nhật Bản là quốc gia có sự thay đổi về công nghệ và môi trường sản xuất nhiều nhất

so với các quốc gia khác trên toàn thế giới và đây cũng chính là quê hương của hai phương pháp quản trị chi phí mới là phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp Kaizen Do vậy,

Trang 2

nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhận định rằng Nhật Bản sẽ sớm từ bỏ phương pháp chi phí định mức [4], [5]

Tuy nhiên, kết quản nghiên cứu thực nghiệm hoàn toàn khác dự đoán.Nghiên cứu của tác giả Sulaiman tại các doanh nghiệp lớn ở Malaysia và các doanh nghiệp liên doanh giữa Malaysia và Nhật Bản chỉ ra rằng,trái ngược với dự đoán, phương pháp chi phí định mức vẫn đang được sử dụng rất phổ biến Nhà quản trị đánh giá phương pháp chi phí định mức và các nguyên tắc cơ bản của nó là rất có hiệu quả và đang được dùng như phương pháp quản trị chi phí chủ yếu [3]

Một nghiên cứu thực nghiệm khác tại New Zealand và Vương quốc Anh về việc áp dụng phương pháp lập ngân sách và chi phí định mức được thực hiện bởi tác giả Guilding và các đồng sự cũng đưa ra kết luận tương tự Các phương pháp kế toán quản trị chi phí truyền thống như phương pháp lập ngân sách, chi phí định mức và phân tích chênh lệch được sử dụng như một công cụ đắc lực trong hoạt động quản trị chi phí trong các doanh nghiệp [10] Ủng hộ quan điểm này, nghiên cứu của hai tác giả De Zoysa và Herath cho thấy phương pháp chi phí định mức vẫn được sử dụng rộng rãi tại cả các nước phát triển và đang phát triển Tầm quan trọng của nó không hề suy giảm cho dù có sự thay đổi rất lớn về công nghệ sản xuất Thậm chí ngay tại Nhật Bản, mặc dù còn có nhiều nhược điểm, phương pháp chi phí định mức vẫn được sử dụng phổ biến [1]

Như vậy, phương pháp chi phí định mức là phương pháp kế toán quản trị chi phí

cổ điển nhưng thực tế vẫn được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở nhiều quốc gia với các mức độ phát triển khác nhau trong bối cảnh điều kiện sản xuất và thị trường thay đổi.

II Nội dung của phương pháp chi phí định mức

1 Khái niệm:

Theo tác giả Williams, phương pháp chi phí định mức là phương pháp kế toán quản trị chi phí thực hiện thông qua việc xây dựng hệ thống định mức chi phí, kiểm soát chi phí bằng việc phân tích, đánh giá chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức [11]

Để triển khai phương pháp chi phí định mức, kế toán quản trị chi phí tiến hành xây dựng hệ thống định mức, lập dự toán, thu thập thông tin thực hiện, sau đó tổng kết, đánh giá

và phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí Như vậy, kế toán quản trị chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý cả trước, trong và sau quá trình kinh doanh

Định mức chi phí là sự kết tinh các khoản chi phí dự kiến tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất thông thường (nhưng hiệu quả)

Định mức được chia thành định mức lý tưởng và định mức thực tế

Định mức lý tưởng (định mức lý thuyết): là những định mức chỉ có thể đạt được trong

điều kiện hoàn hảo nhất Chúng không cho phép bất kỳ một sự hư hỏng nào của máy móc thiết bị hay sự gián đoạn của sản xuất Chúng đòi hỏi một trình độ năng lực rất cao mà chỉ có thể có ở những công nhân lành nghề, làm việc với sự cố gắng tột độ trong suốt thời gian lao động

Định mức lý tưởng không được sử dụng trong hoạt động quản trị vì đây là loại định mức mà thực tế không bao giờ đạt được

Trang 3

Định mức thực tế: là những định mức được xây dựng chặt chẽ nhưng có khả năng đạt

được, nếu cố gắng Chúng cho phép có thời gian ngừng máy hợp lý, thời gian nghỉ ngơi của nhân viên, người lao động có trình độ lành nghề trung bình, ý thức trách nhiệm đầy đủ Định mức thực tế được dùng làm cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện Thông qua việc đánh giá thực hiện định mức, nhà quản trị phát hiện ra những hiện tượng không bình thường, những chỗ kém hiệu quả cần được xem xét kỹ lưỡng và tìm biện pháp khắc phục hoặc những tiềm năng cần tìm hiểu để có biện pháp phát huy

Để thực hiện được phương pháp chi phí định mức, nhà quản trị phải tiến hành lập dự toán chi phí cho doanh nghiệp

Dự toán là các kế hoạch chi tiết về việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định [2] Dự toán được xây dựng trên cơ sở hệ thống định mức, do vậy, dự toán sẽ chính xác nếu hệ thống định mức được xây dựng một cách khoa học

Về cơ bản, dự toán có hai loại là dự toán tổng thể (Master Budgets) và các dự toán chi tiết cho từng bộ phận, từng loại chi phí cụ thể (Sơ đồ 1)

Định mức chi phí và dự toán chi phí có mối liên hệ mật thiết với nhau Định mức được xây dựng cho một đơn vị sản phẩm còn dự toán được xây dựng cho toàn bộ sản lượng sản xuất (kế hoạch) Định mức là cơ sở để lập dự toán, ngược lại dự toán là cơ sở để đánh giá, kiểm tra sự phù hợp, tính khoa học, tính hiện thực của định mức, từ đó đưa ra các điều chỉnh

để hoàn thiện hệ thống định mức

Dự toán thành

phẩm tồn kho

DỰ TOÁN DOANH THU

Dự toán sản xuất SP

Dự toán CF NC trực tiếp

Dự toán giá vốn hàng bán

DỰ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Dự toán CFBH, CFQL

Dự toán CF sản xuất chung

Dự toán

CF NVL

trực tiếp

Sơ đồ 1: Dự toán tổng thể và các dự toán chi tiết[2]

Nguồn: Friedl, 2005

Trang 4

2 Mục tiêu của phương pháp:

Phương pháp chi phí định mức thực hiện kiểm soát chi phí thông qua hệ thống định mức có sẵn Kết quả thực hiện chi phí sẽ được so sánh với hệ thống định mức và dự toán chi phí, đây chính là những điểm tham chiếu để so sánh, đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ thống định mức và dự toán chi phí là công cụ để đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp, đặc biệt là trung tâm chi phí

Dựa trên phương pháp chi phí định mức, nhà quản trị xây dựng hệ thống cảnh báo khi

dự toán chi phí không thực hiện được Thông qua việc phân tích chênh lệch giữa chi phí thực

tế và định mức, nhà quản trị tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí lãng phí, xây dựng hệ thống định mức chi phí ngày càng phù hợp hơn

3 Các bước thực hiện phương pháp chi phí định mức

Để có thể triển khai phương pháp kế toán quản trị chi phí nói chung và phương pháp chi phí định mức nói riêng, qui trình thực hiện gồm ba bước cơ bản:

Bước 1: Thiết lập hệ thống định mức chi phí và lập dự toán

Thiết lập hệ thống định mức chi phí

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bước đầu tiên là xác định các loại nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một loại sản phẩm Sau đó, định mức chi phí nguyên vật liệu phải xây dựng cho cả định mức về lượng vật liệu tiêu hao và định mức về giá của nguyên vật liệu

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu tồn kho, mức dự trữ tối thiểu, tỷ lệ sản phẩm hỏng, chi phí thu mua, vận chuyển của nguyên vật liệu… cũng phải được xem xét đến khi xây dựng định mức

Định mức

CF NVL trực tiếp

Lượng NVL tiêu hao định mức

Đơn giá NVL định mức

Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Việc xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp cũng tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có nghĩa là định mức chi phí nhân công phải xây dựng cho cả định mức về thời gian lao động và đơn giá tiền lương

Định mức CF nhân công trực tiếp

Thời gian lao động định mức

Đơn giá tiền lương định mức

Định mức chi phí sản xuất chung

Định mức chi phí chi phí sản xuất chung tính cho một đơn vị sản phẩm thường được tính toán trên mức chi phí sản xuất chung ước tính tại mức sản lượng thông thường

Trang 5

Chi phí sản xuất chung về bản chất là chi phí hỗn hợp, nó bao gồm cả biến phí và định phí Do vậy, khi xây dựng định mức, nhà quản trị phải tìm cách phân tách biến phí và định phí

và sau đó tiến hành xây dựng định mức cho biến phí

Định mức biến phí sản xuât

chung

Mức độ hoạt động dự toán

Đơn giá biến phí SXC định mức

Định mức định phí sản xuât

chung

Mức độ hoạt động dự toán

Đơn giá định phí SXC dự toán

Định mức chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Về bản chất, hai loại chi phí này cũng là chi phí gián tiếp giống như chi phí sản xuất chung Do vậy, cách xây dựng định mức của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự như chi phí sản xuất chung

Lập dự toán chi phí

Trong phạm vi luận án, tác giả tập trung trình bày dự toán liên quan đến chi phí Khi lập dự toán chi phí, người ta chia thành dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt

Dự toán tĩnh là dự toán được xây dựng dựa trên một mức độ hoạt động cụ thể, thường

là mức độ hoạt động/sản lượng kế hoạch

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Dự toán này thường chỉ được lập cho nguyên vật liệu chính, là loại nguyên vật liệu có giá trị lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất Trước tiên, bộ phận lập dự toán phải xác định nhu cầu nguyên vật liệu chính

NVL chính cần

cho hoạt động SX

trong kỳ

Sản lượng SP sản xuất kế hoạch

Định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị

SP

Nhu cầu

NVL chính (mua

vào)

NVL chính tồn kho cuối kỳ

NVL chính cần cho SX trong

kỳ

NVL chính tồn kho đầu kỳ

Sau khi xác định nhu cầu nguyên vật liệu mua vào trong kỳ, kết hợp với đơn giá mua của nguyên vật liệu, chi phí cần thiết để mua nguyên vật liệu được tính toán Thông tin này được chuyển tiếp sang bộ phận dự toán ngân quỹ

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp:

Số giờ

công lao động

trực tiếp

Sản lượng

SP sản xuất kế hoạch

Định mức thời gian lao động tính cho 1 đơn vị SP

Trang 6

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa trên số giờ công lao động trực tiếp và đơn giá nhân công của đơn vị Dự toán này cũng còn là cơ sở để bộ phận nhân sự lên

kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động Nó cung cấp thông tin quan trọng để phân tích ảnh hưởng của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong cơ cấu giá thành sản phẩm

Dự toán chi phí sản xuất chung: Do đặc thù của khoản mục chi phí này là loại chi phí hỗn hợp (biến phí và định phí) nên việc xây dựng dự toán sẽ phức tạp hơn Với biến phí, cách xác định dự toán tương tự như dự toán chi phí nhân công trực tiếp, tuy nhiên phải lưu ý đến

sự thay đổi qui mô hoạt động có thể tác động mạnh đến biến phí của chi phí sản xuất chung Với định phí, đây là khoản chi phí cố định trong qui mô sản lượng nhất định Khi sản lượng thay đổi lớn thì khoản định phí này cũng có thể thay đổi

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là hai loại dự toán không được xây dựng trực tiếp từ dự toán sản xuất Do tính chất phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý hành chính của toàn doanh nghiệp nên dự toán nhóm chi phí này được xây dựng từ các dự toán của các phòng ban có liên quan Tuy nhiên, về bản chất chi phí thì đây đều là hai loại chi phí hỗn hợp, có tính chất giống chi phí sản xuất chung nên cách lập dự toán cũng tương tự

Dự toán linh hoạt là dự toán được xây dựng trên một loạt các mức độ hoạt động hay

các phương án kinh doanh khác nhau Nếu mức độ hoạt động/sản lượng thực tế khác với mức

kế hoạch thì một dự toán mới sẽ được lập trực tiếp trên sản lượng thực tế để làm cơ sở đánh giá kết quả thực tế so với dự toán

Dự toán tĩnh là loại dự toán phù hợp với việc lên kế hoạch vì có đầy đủ các thông số liên quan từ hệ thống định mức đến sản lượng kế hoạch Từ dự toán tĩnh, nhà quản trị sẽ xây dựng dự toán ngân sách và kế hoạch sử dụng nguồn lực trong đơn vị

Tuy nhiên, do sản lượng thực tế và sản lượng kế hoạch có thể khác nhau nên dự toán tĩnh không phù hợp để kiểm soát CF Lúc này, nhà quản trị phải sử dụng dự toán linh hoạtđể tiến hành kiểm soát chi phí vì muốn đánh giá chi phí thì phải so sánh trên cùng mức sản lượng Tuy nhiên, đứng trên góc độ lập kế hoạch thì dự toán linh hoạt lại không phù hợp vì thông tin về sản lượng thực tế chỉ có khi kết thúc kỳ hoạt động

Trong phương pháp chi phí định mức, nhà quản trị sẽ sử dụng linh hoạt hai loại dự toán để đạt mục tiêu quản trị Dự toán là kế hoạch hoạt động, là công cụ liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu chung Sau đó, dự toán là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm trong đơn vị

Bước 2: Hạch toán chi phí thực tế phát sinh

Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho kế toán quản trị chi phí kết hợp với kế toán tài

chính để hạch toán chi phí thực tế phát sinh, phân tách và theo dõi chi phí phát sinh theo chi phí định mức và các khoản chênh lệch Việc kết hợp sử dụng thông tin của kế toán tài chính giúp kế toán quản trị chi phí thu thập thông tin nhanh, chính xác và tiết kiệm lao động kế toán

Hệ thống tài khoản theo dõi chi phí định mức, chênh lệch được thiết kế theo Sơ đồ 2,

Sơ đồ 3 và Sơ đồ 4

Bước 3: Phân tích chênh lệch chi phí và lập báo cáo

Trang 7

Kết hợp với việc mở hệ thống tài khoản CF chi tiết, kế toán quản trị chi phí thu thập được thông tin về mức chênh lệch chi phí, chi tiết theo nguyên nhân chênh lệch là do biến động của lượng hay biến động của giá (xem sơ đồ 2, sơ đồ 3 và sơ đồ 4)

Lập báo cáo phân tích chênh lệch chi phí

Khi áp dụng phương pháp chi phí định mức, kế toán quản trị chi phí có thể sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố để tính toán chính xác mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành chi phí Về cơ bản, kỹ thuật tính toán dựa trên công thức tính chênh lệch định mức ở phần trên (tính cho một đơn vị sản phẩm) và kết hợp thêm nhân tố số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp phân tích nhân tố là phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu ấy Phân tích nhân tố được chia thành phân tích thuận và phân tích nghịch Phân tích nhân tố thuận là phân tích các chỉ tiêu tổng hợp rồi mới phân tích đến chỉ tiêu thành phần của nó Phân tích nhân tố nghịch là làm ngược lại, phân tích các nhân tố thành phần rồi trên cơ sở đó tiến hành phân tích tổng hợp

Với mục tiêu là phân tích nguyên nhân gây ra chênh lệch giữa chi phí định mức và chi phí thực tế, phương pháp phân tích thuận được sử dụng để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến chỉ tiêu phân tích chung là mức chênh lệch chi phí

Phân tích nhân tố thuận có hai cách thực hiện là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích Qui trình thực hiện phương pháp này gồm 4 bước

• Xác định đối tượng phân tích là chênh lệch giữa chỉ tiêu định mức và chỉ tiêu thực

hiện

• Thiết lập mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu phân tích

• Lần lượt thay thế các nhân tố của chi phí thực tế và chi phí định mức như sau

• Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích và cuối cùng, tổng cộng mức độ ảnh hưởng các nhân tố

Trang 8

Trường Đại học Thăng Long 208

Sơ đồ 2: Tổ chức tài khoản theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chênh lệch tốt Chênh lệch không tốt

LttxGđm

LttxGđm

TK CFNVLtt Ghi theo ĐM

Lttx(Gtt-Gđm) Lttx(Gtt-Gđm)

LttxGtt LttxGđm

TK CFNVLtt

CL đơn giá

(Ltt-Lđm)xGđm)(Ltt-Lđm)xGđm

LttxGđm LđmxGđm

TK CFNVLtt

CL lượng

TKCFSXKD dd

TK Thành phẩm

TK GVHB

LttxGđm Ltt: Lượng thực tế

Lđm: Lượng định mức

Gtt: Giá thực tế Gđm: Giá dự toán

Trang 9

Trường Đại học Thăng Long 209

LttxGđm

LttxGđm

TK thanh toán

TK CFNCtt Ghi theo ĐM

Lttx(Gtt-Gđm) Lttx(Gtt-Gđm)

LttxGtt LttxGđm

TK CFNCtt

CL đơn giá TL

(Ltt-Lđm)xGđm)(Ltt-Lđm)xGđm

LttxGđm LđmxGđm

TK CFNCtt

CL thời gian LĐ

TK CFSXKD dd

TK Thành phẩm

TK GVHB LttxGđm

Chênh lệch tốt Chênh lệch không tốt

Ltt: Lượng thực tế Lđm: Lượng định mức

Gtt: Giá thực tế Gđm: Giá dự toán

LttxGđm

LttxGđm

CF dự toán

TK CFSXC

PB theo ĐM

CFtt-CFdt CFtt-CFdt

TK CFSXC Chênh lệch

TK CFSXKD dd

TK Thành phẩm

TK GVHB

CF thực tế phát sinh

Chênh lệch tốt

Chênh lệch không tốt

CFtt: Chi phí thực tế CFdt: CF dự toán

Ltt: Lượng thực tế Gđm: Giá dự toán

Ghi chú: Phần biến phí sản xuất chung có thể mở các tài khoản giống phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Sơ đồ 4: Tổ chức tài khoản theo dõi định phí sản xuất chung

Trang 10

Phương pháp tính số chênh lệch

Phương pháp phân tích chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên các bước thực hiện cũng đầy đủ như phương pháp thay thế liên hoàn nhưng đã đơn giản

hóa ở nội dung xác định các nhân tố ảnh hưởng

Khi kết thúc kỳ kế toán hoặc tại thời điểm rà soát định mức, kế toán quản trị chi phí đã

có đầy đủ thông tin về chi phí định mức và chi phí thực tế Do vậy, kế toán quản trị chi phí có thể lập báo cáo phân tích nhân tố cho các khoản mục chi phí

III Kết luận:

Phương pháp chi phí định mức là một phương pháp quản trị chi phí ra đời sớm nhất Mặc dù gặp rất nhiều tranh cãi nhưng trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng và đánh giá cao hiệu quả phương pháp này trong kế toán quản trị chi phí Tại Nhật Bản, là quốc gia có trình độ phát triển kế toán quản trị chi phí cao và ngay cả Malaysia, một quốc gia được đánh giá có trình độ kế toán quản trị khá phát triển, các doanh nghiệp ở hai quốc gia này vẫn

sử dụng phổ biến phương pháp chi phí định mức [10] Tuy nhiên, cách thức xây dựng và điều chỉnh hệ thống định mức chi phí cũng có sự khác biệt giữa hai quốc gia này Đây là một gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam vì thực tế là phương pháp chi phí định mức là phương pháp

kế toán quản trị chi phí được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam

IV Tài liệu tham khảo

[1] De, Z, Anura, H, Siriyama, K (2007), "Standard costing in Japanese firms", Industrial Management, 107(2), pp 271

[2] Friedl, G, Kupper, H U, Pedell, B (2005), "Relevan added: Combining ABC

with German cost accounting", Strategic finance, 86(12), pp 56-61

[3] Guilding, C, Lamminmaki, D, Drury, C (1998), "Budgeting and

standardcosting practices in New Zealand and the United Kingdom", The international journal of Accounting, 33(5), pp 569-588

[4] Hiromoto, T (1988), "Another hidden edge- Japanese management

accounting", Harvard Business Review, pp 22-26

[5] Kaplan, R S (1990), Measures for manufacturing Excellence, Harvard

Business School Press, Boston

[6] Lucas, M (1997), "Standard costing and its role in today's manufacturing

environment", Management Accounting, 75(4), pp 32-34

[7] Mitchell, F (2005), "Management accounting-performance evaluation", Financial management, Octorber, pp 33-37

[8] Monden, Y, Lee, J (1993), "How a Japanese auto maker reduces costs", Management Accounting, 75(2), pp 22

[9] Sulaiman, M B, Ahmad, N N, Alwi, N (2004), "Management accounting

practices in selected Asian countries: a review of the literature", Managerial Auditing Journal, 19(4), pp 493-508

Ngày đăng: 14/11/2016, 17:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. De, Z, Anura, H, Siriyama, K (2007), "Standard costing in Japanese firms", Industrial Management, 107(2), pp. 271 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard costing in Japanese firms
Tác giả: De, Z, Anura, H, Siriyama, K
Năm: 2007
[2]. Friedl, G, Kupper, H U, Pedell, B (2005), "Relevan added: Combining ABC with German cost accounting", Strategic finance, 86(12), pp. 56-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relevan added: Combining ABC with German cost accounting
Tác giả: Friedl, G, Kupper, H U, Pedell, B
Năm: 2005
[3]. Guilding, C, Lamminmaki, D, Drury, C (1998), "Budgeting and standardcosting practices in New Zealand and the United Kingdom", The international journal of Accounting, 33(5), pp. 569-588 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Budgeting and standardcosting practices in New Zealand and the United Kingdom
Tác giả: Guilding, C, Lamminmaki, D, Drury, C
Năm: 1998
[4]. Hiromoto, T (1988), "Another hidden edge- Japanese management accounting", Harvard Business Review, pp. 22-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Another hidden edge- Japanese management accounting
Tác giả: Hiromoto, T
Năm: 1988
[5]. Kaplan, R S (1990), Measures for manufacturing Excellence, Harvard Business School Press, Boston Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measures for manufacturing Excellence
Tác giả: Kaplan, R S
Năm: 1990
[6]. Lucas, M (1997), "Standard costing and its role in today's manufacturing environment", Management Accounting, 75(4), pp. 32-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard costing and its role in today's manufacturing environment
Tác giả: Lucas, M
Năm: 1997
[7]. Mitchell, F (2005), "Management accounting-performance evaluation", Financial management, Octorber, pp. 33-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management accounting-performance evaluation
Tác giả: Mitchell, F
Năm: 2005
[8]. Monden, Y, Lee, J (1993), "How a Japanese auto maker reduces costs", Management Accounting, 75(2), pp. 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How a Japanese auto maker reduces costs
Tác giả: Monden, Y, Lee, J
Năm: 1993
[9]. Sulaiman, M B, Ahmad, N N, Alwi, N (2004), "Management accounting practices in selected Asian countries: a review of the literature", Managerial Auditing Journal, 19(4), pp. 493-508 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management accounting practices in selected Asian countries: a review of the literature
Tác giả: Sulaiman, M B, Ahmad, N N, Alwi, N
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w