1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài úc ở huyện cam lâm tỉnh khánh hòa

117 688 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xem xét hoạt động thị trường của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, thông qua đó phát hiện ra những vấn đề cần cải thiện nhằm nân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Xoài

Úc ở Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Khánh Hòa, Ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Mỹ Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Khoa Kinh Tế và Khoa Sau Đại Học trường Đại Học Nha Trang, cán bộ công ty TNHH MTV EMU Việt Nam, cán hộ phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cam Lâm, cộng đồng nông dân trồng xoài Úc tại huyện Cam Lâm, các chủ vựa, người bán sỉ, bán lẻ đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Khánh Hòa, Ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Mỹ Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii

PHẦN MỞ ĐẦU 14

1 Lý do chọn đề tài 14

2 Mục tiêu nghiên cứu 15

3 Câu hỏi nghiên cứu 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu tổng quát 16

6 Kết cấu đề tài 17

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 18

1.1.Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 18

1.1.1.Khái niệm lợi thế cạnh tranh 18

1.1.2 Mô hình năm lượng cạnh tranh của Michael Porter 18

1.1.3.Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter 21

1.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị 23

1.2.1 Khái niệm chuỗi giá trị 23

1.2.2 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 24

1.2.3 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị 25

1.2.4 Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 26

1.2.5 Vai trò của thương hiệu trong chuỗi giá trị 29

1.2.6 Mô hình liên kết dọc, liên kết ngang trong nông nghiệp 31

1.2.7 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông sản 32

1.2.8 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng mô hình SCP 34

1.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài 35

1.3.1 Nghiên cứu nước ngoài 35

1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước 36

1.3.3 Các nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị Xoài 27

Trang 6

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XOÀI THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ TÌNH

HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ XOÀI ÚC Ở CAM LÂM 40

2.1.Tổng quan sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới 40

2.2 Thực trạng ngành xoài tại Việt Nam 42

2.3.Tổng quát về huyện Cam Lâm và thực trạng ngành xoài tại Cam Lâm 43

2.3.1 Giới thiệu về huyện Cam Lâm 43

2.3.2 Thực trạng nghành xoài tại Cam Lâm 44

2.3.3 Giới thiệu xoài Úc tại huyện Cam Lâm 32

2.3.4 Tình hình sản xuất xoài Úc tại Cam Lâm 37

2.3.5 Tình hình tiêu thụ xoài Úc tại Cam Lâm 50

2.3.6 Ý kiến chuyên gia về tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài Úc tại Cam Lâm 50

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU 53

3.1 Phương pháp nghiên cứu 53

3.1.1 Nghiên cứu tại bàn 53

3.1.2 Nghiên cứu tại hiện trường 55

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 55

3.2.1 Dữ liệu sơ cấp 55

3.2.2 Dữ liệu thứ cấp 56

Chương 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI ÚC HUYỆN CAM LÂM 57

4.1 Phân tích cấu trúc thị trường 57

4.1.1 Cấu trúc thị trường xoài Úc tại huyện Cam Lâm 44

4.1.2 Đặc điểm các tác nhân chính trong chuỗi giá trị xoài Úc huyện Cam Lâm 58

4.2.Tổ chức vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh trong ngành 65

4.2.1 Phương thức giao dịch mua bán và thanh toán trên thị trường 65

4.2.2 Tiếp cận thông tin thị trường 66

4.2.3 Tình hình cạnh tranh trong nghành 68

4.2.4 Vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu xoài Úc tại Cam Lâm 72

4.2.5 Sự liên kết của các tác nhân trong ngành 72

4.2.6 Các qui định và chính sách liên quan đến chuỗi 73

4.3 Kết quả thực hiện thị trường 74

4.3.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên 75

4.3.2 Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên 69

Trang 7

Chương 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ 89

5.1 Thảo luận kết quả 89

5.2 Khuyến nghị 90

5.2.1 Gia tăng tính liên kết và bền vững trong chuỗi 90

5.2.2 Xúc tiến thương hiệu xoài Úc Cam Lâm 93

5.2.3 Khuyến nghị với Nhà nước, chính quyền địa phương và Hội Nông dân Huyện 93

5.3 Kết luận 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các nhân tố của mô hình SCP 35

Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng xoài của Việt Nam từ năm 2013đến năm2015 42

Bảng 2.2 Diện tích xoài huyện Cam Lâm giai đoạn 2013-2015 44

Bảng 2.3 Thông tin dinh dưỡng trên 100g xoài Úc 46

Bảng 2.4 Định mức bón phân theo từng thời kỳ sinh trưởng 47

Bảng 2.5 Năng suất của xoài Úc qua từng giai đoạn sinh trưởng 48

Bảng 2.6 Năng suất xoài Úc huyện Cam Lâm từ 2013 - 2015 496

Bảng 2.7 Sản lượng xoài Úc xuất khẩu của công ty TNHH MTV EMU Việt Nam 50

Bảng 3.1 Các nhân tố dùng để nghiên cứu cho mô hình SCP của Xoài ÚcCam Lâm 53

Bảng 3.2 Phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị 54

Bảng 4.1 Sản lượng xoài Úc được phân phối từ người nông dân năm 2015 58

Bảng 4.2 Sản lượng thu mua trung bình hàng năm của các vựa tại Cam Lâm 62

Bảng 4.3.Sản lượng thu mua xoài Úc của công ty EMU 64

Bảng 4.4.Tình hình tiếp cận thông tin của các tác nhân 66

Bảng 4.5.Nguồn tiếp cận thông tin của các tác nhân 67

Bảng 4.6 Chi phí và lợi nhuận biên cho mỗi tác nhân trong kênh 1(i) 75

Bảng 4.7 Chi tiết chi phí trung bình vật tư, dịch vụ mua ngoài, nhân công của nông dân trồng xoài Úc 76

Bảng 4.8 Chi phí và lợi nhuận biên cho mỗi tác nhân trong kênh 1(iii) 80

Bảng 4.9 Chi phí và lợi nhuận biên của nông dân trong kênh 2 81

Bảng 4.10 Cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên 83

Bảng 4.11 Cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên của các tác nhân trong kênh 1 (iii) 86

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 19

Hình 1.2 Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia 22

Hình 1.3.Sự tương tác giữa ba yếu tố trong mô hình SCP.Bain (1951) 34

Hình 2.1 Xoài Úc Cam Lâm Nguồn: Internet 45

Hình 4.1.Chuỗi giá trị xoài Úc, Cam Lâm 57

Hình 4.2 Quy trình thu hoạch xoài Úc tại Cam Lâm 59

Hình 4.3.Hình ảnh thực tế nông dân thu hoạch xoài Úc 60

Hình 4.4 Các tiêu chí quan trọng cho sự phát triển của sản xuất xoài Úc 61

Hình 4.5.Vườn, xưởng, đóng gói và vận chuyển xoài Úc tại công ty EMU Nguồn: Công ty EMU 63

Hình 4.6 So sánh giá thu mua TB của công ty EMU và các Chủ vựa 64

Hình 4.7 Lợi nhuận nông dân bán xoài cho chủ vựa đạt được 68

Hình 4.8 Cơ cấu giá trị tạo ra của mỗi tác nhân trong kênh 1(i) 78

Hình 4.9 So sánh lợi nhuận chủ vựa đạt được qua kênh 1(i) và kênh 1(iii) 80

Hình 4.10 So sánh lợi nhuận nông dân đạt được khi bán cho công ty EMU và cho chủ vựa 82

Hình 4.11 Lợi nhuận biên trên tổng chi phí của các tác nhân trong kênh 1(i) 84

Hình 4.12 Cơ cấu lợi nhuận biên của các tác nhân trong kênh 1(i) 84

Hình 4.13 Giá trị tăng thêm của các tác nhân trong kênh 1(i) 85

Hình 5.1 Mô hình hợp tác trong chuỗi giá trị xoài Úc Cam Lâm 91

Trang 10

EU: European Union (Liên minh Châu Âu)

FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức nông lương

của Liên Hợp Quốc)

FSANZ: Food Standards Australia New Zealand (Các tiêu chuẩn thực phẩm Úc và New

Zealand )

GAP: Good Agriculture Production(Thực hành nông nghiệp tốt)

GTZ: German Agency for Development Co-operation (Tổ chức hợp tác kỹ thuật

Trang 11

TP: Thành phố

TQ: Trung Quốc

TTg: Thông tƣ

UBND: Ủy ban nhân dân

UNIDO: United Nations Industrial Development Organization(Tổ chức phát triển công

nghiệp của Liên Hợp Quốc)

VSTP: Vệ sinh thực phẩm

Trang 12

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xem xét hoạt động thị trường của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, thông qua đó phát hiện ra những vấn đề cần cải thiện nhằm nâng cao tính bền vững của chuỗi, cụ thể là phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ xoài Úc của huyện Cam Lâm, lập bản đồ chuỗi, phân tích tính kinh tế chuỗi giá trị xoài Úc huyện Cam Lâm, đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị xoài Úc tại huyện Cam Lâm

Phương pháp nghiên cứu

Bao gồm nghiên cứu tại bàn, chủ yếu sử dụng mô hình SCP, phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị được đề xuất bởi UNIDO (2009), lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E Porter và nghiên cứu tại hiện trường qua các cuộc phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi

Đối với phương pháp thu thập dữ liệu thì dữ liệu sơ cấp được thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm dữ liệu thứ cấp về diện tích, năng suất được thu thập từ phòng Nông Nghiệp huyện Cam Lâm

Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích cấu trúc thị trường cho thấy chuỗi giá trị xoài Úc tại Cam Lâm có 3 kênh tiêu thụ (1) từ nông dân đến công ty chế biến (2) từ nông dân đến người bán lẻ và kênh thứ 3 là kênh chính trong chuỗi (3) từ nông dân đến chủ vựa rồi tỏa đi (i) người bán

sỉ => người bán lẻ ở tỉnh khác (ii) người bán sỉ => trung gian để bán cho siêu thị hoặc xuất khẩu (iii) người bán lẻ tại Khánh Hòa (iv) thương lái Trung Quốc

Nông dân là tác nhân thu được số lợi nhuận biên và lợi nhuận biên trên tổng chi phí lớn nhất chuỗi tuy nhiên vẫn là tác nhân dễ bị ảnh hưởng nhất đối với những sự biến động như giá cả, nhu cầu thị trường

Trang 13

Mối liên kết, tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi là không lớn, chủ yếu là một chiều

và chỉ với tác nhân liền trước, không có các nỗ lực hội nhập dọc thuận chiều nên chuỗi giá trị xoài Úc tại Cam Lâm là bị động trong việc tìm các thị trường tiêu thị sản phẩm, phụ thuộc nhiều vào thị trường trong nước và Trung Quốc

Khuyến nghị

Để phát triển chuỗi bền vững, tác giả đưa ra các khuyến nghị gồm (i) gia tăng tính liên kết và bền vững trong chuỗi chủ yếu là giữa nông dân với các chủ vựa và công ty chế biến (ii) Xúc tiến thương hiệu xoài Úc Cam Lâm (ii) các khuyến nghị với Nhà Nước, chính quyền và hội nông dân huyện để gia tăng sự hỗ trợ, định hướng của Nhà Nước đối với chuỗi

Từ Khóa

Xoài Úc Cam Lâm

Trang 14

EU, chiếm 25% lượng xoài nhập khẩu thế giới, kế đến là Trung Quốc và Hong Kong 6%, các thị trường còn lại là 24% (Tạ Minh Tuấn, 2004)

Việt Nam thuộc nhóm 20 nước sản xuất xoài có tiềm năng của thế giới Năm

2013, sản lượng xoài của Việt Nam đạt 677,4 nghìn tấn trên diện tích thu hoạch được

khoảng 73,7 nghìn ha theo Tổng cục thống kê(2015) Với nhu cầu thị trường như phân

tích trên, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng thế mạnh hiện có để đẩy mạnh xoài Việt Nam đến nhiều hơn nữa với chính người dân Việt và thế giới, tuy nhiên hiện nay ngành xoài Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường xuất khẩu cũng như nội địa, từ những nước trong khu vực, nhất là Thái Lan và Trung Quốc Ford và cộng sự (2013) đã chỉ ra những điểm yếu chính của ngành sản xuất trái cây Việt Nam: Chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều, chưa có tiêu chuẩn chất lượng, công nghệ canh tác và chế biến sau thu hoạch nghèo nàn lạc hậu, thiếu phối hợp trong sản xuất tiêu thụ, thiếu thông tin và hệ thống cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có diện tích xoài lớn nhất cả nước với 6.779

ha vào năm 2014 và tập trung chủ yếu ở huyện Cam Lâm 3.196 ha theo Sở Nông Nghiệp

Khánh Hòa (2015), trong đó xoài Úc chiếm diện tích 620 ha trên diện tích xoài toàn

huyện và tăng lên nhanh chóng đến 1.709 ha trong năm 2015.Sản lượng xoài Úc tại Cam Lâm tăng nhanh từ 1.470,16 tấn trong năm 2013 lên 5.830,45 tấntrong năm 2014 và đến 8.715,9 tấn trong năm 2015, tất cả đều được tiêu thụ mạnh với giá rất cao, giao động 30 nghìn đến 120 nghìn đồng/kg, với giá mua trung bình cao hơn nhiều so với xoài cát Hòa

Trang 15

Lộc và xoài canh nông theo Phòng Nông Nghiệp huyện Cam Lâm, 2015 Điều này cho thấy thị trường đang có nhu cầu rất lớn đối với xoài Úc và tiềm năng kinh tế của giống xoài này sẽ tạo ra được cho địa phương.UBND huyện Cam Lâm đã nhận thức được vấn

đề trên nên đã tiến hành thực hiện một số hành động hỗ trợ nông dân cũng như cho xây dựng thương hiệu xoài Cam Lâm trong đó có xoài Úc

Tuy nhiên, huyện Cam Lâm cũng chưa có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả lớn cho nông dân trồng xoài, chưa có nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể nào về chuỗi giá trị xoài Úc mang tính định hướng, phát triển bền vững Bên cạnh đó ngành sản xuất xoài Úc cũngphải đối mặt với nhữngkhó khăn chung của ngành trái cây Việt Nam như Ford và cộng sự đã chỉ rabên trên, và còn phải đối mặt với những vấn đề về việc các thành viên trong chuỗi hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết hợp tác với nhau, sản xuất tự phát theo VõVăn Tài (2013).Đâylà những yếu tố đe dọa sự bền vững của lĩnh vực sản xuất này Vì vậy, rất cần thiết nghiên cứu để làm rõ vai trò và mối quan hệ cũng như sự phân chia lợi ích, chi phí giữa các tác nhân trong toàn chuỗi để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở cho việc phát triển hợp lý ngành sản xuất xoài Úc tại Cam

Lâm Đó cũng là lý do thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài Úc tại huyện

Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xem xét hoạt động thị trường của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, thông qua đó phát hiện ra những vấn đề cần cải thiện nhằm nâng cao tính bền vững của chuỗi

-Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị xoài Úc tại huyện Cam Lâm;

3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

- Tình trạng sản xuất, tiêu thụ xoài Úc của huyện Cam Lâm ra sao?

Trang 16

- Đường đi của xoài Úc như thế nào? Tác nhân nào tham gia trên đường đi của

sản phẩm?

- Những điều gì cần cải thiện ?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị xoài

Úc tại Cam Lâm Khách thể nghiên cứu là các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị xoài Úc Cam Lâm, như: nông dân trồng xoài Úc, chủ vựa, người bán sỉ, người bán lẻ, người tiêu dùng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa, tập trung tại các xã Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức

- Phạm vi thời gian: từ tháng 4/2015 đến tháng 04/2016

5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu tổng quát

- Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu tại bàn: Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo khoa học, dự án, đồ án, báo chí, internet có liên quan đến chuỗi hoặc xoài hoặc xoài Úc Sau đó áp dụng các lý thuyết sau để nghiên cứu:

Sử dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu chuỗi giá trị Xoài Úc tại Cam Lâm nhằm phân tích đặc điểm, cấu trúc, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị được đề xuất bởi UNIDO (2009) để phân tích thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị xoài Úc tại Cam Lâm

Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành

Nghiên cứu tại hiện trường :Phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi, các hộ nông dân trồng xoài Úc, chủ vựa, người bán sĩ, người bán lẻ, doanh nghiệp xuất khẩu

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân

Trang 17

Dữ liệu thứ cấp về diện tích, năng suất được thu thập từ phòng Nông Nghiệp huyện Cam Lâm

Phần phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu chi tiết sẽ được phân tích rõ tại và Chương 3 của đề tài

6 Kết cấu đề tài

Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Tổng quan về nghành xoài thế giới, Việt Nam và tình hình sản xuất, tiêu

thụ xoài Úc ở Cam Lâm

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị xoài Úc tại Cam Lâm

Chương 5: Thảo luẩn kết quả và kiến nghị

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

1.1.1 Kháiniệm lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là khả năng cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp Vì vậy, lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh (Porter, 1985) Porter cũng khẳng định rằng sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành Lý luận của Porter (1990) về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp trong ngành tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể Do đó, lợi thế cạnh tranh một ngành hàng trên thị trường quốc tế không chỉ cần có sự liên kết hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, mà còn cần sự hợp tác hỗ trợ của các bên có liên quan cũng như từ chính phủ

1.1.2 Mô hình năm lượng cạnh tranh của Michael Porter

Porter (1980) đã đề xuất mô hình năm lực lượng cạnh tranh để phân tích cạnh tranh của một ngành.Mô hình này được phát triển dựa trên mô hình cạnh tranh trong kinh tế học tổ chức (gọi tắt là IO – Industrial Organization) Tuy nhiên đơn vị phân tích trong lý thuyết IO là ngành Porter (1980) đã phát triển tiếp theo mô hình IO bằng cách chuyển đơn vị phân tích vừa là doanh nghiệp vừa là ngành trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh, trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh Vì vậy, mô hình này được sử dụng rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của ngành cũng như của doanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu này, mô hình năm lực lượng cạnh tranh được sử dụng để phân tích tình hình cạnh tranh trong chuối giá trị xoài Úc tại Cam Lâm, qua đó thấy được những áp lực cạnh tranh của mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị

Theo Porter (1980), một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng

Trang 19

Khách hàng thường tạo ra áp lực về giá cả hoặc những yêu cầu về chất lượng sản phẩm.Khách hàng có thể điều khiển áp lực cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của họ Sức ép mặc cả của khách hàng đối với mỗi tác nhân trong ngành tùy thuộc vào (i) số lượng khách hàng, (ii) khối lượng sản phẩm mà khách hàng mua, (iii) mức độ khác biệt hóa về sản phẩm, (iv) khả năng hội nhập dọc ngược chiều của khách hàng và (v) khả năng nắm bắt thông tin thị trường về giá cả, tình hình cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho mỗi tác nhân trong chuỗi Đối với chuỗi giá trị xoàiÚc nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào là nông dân trồng xoài… Việc nhà cung cấp đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào

Trang 20

Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Xem xét đối thủ cạnh tranh hiện tại là cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong một ngành nói chung thường phụ thuộc vào các yếu tố: (i) số lượng và quy mô của các đối thủ hoạt động trong ngành; (ii) tốc độ tăng trưởng ngành; (iii) chi phí cố định và chi phí lưu kho; (iv) chi phí chuyển đổi; (v) mức độ khác biệt hóa sản phẩm; (vi) các rào cản gia nhập

và rút lui khỏi ngành

Khi các đối thủ cạnh tranh lớn chiếm giữ một vị trí quan trọng trên thị trường

và tính chất tập trung của ngành cao thì họ có khả năng thống lĩnh thị trường và có quyền lực trong đàm phán với hệ thống cung cấp hay tạo hệ thống phân phối tập trung Khi chỉ có một số ít đối thủ nhưng chiếm giữ một thị phần lớn thì thị trường trở nên ít cạnh tranh, thị trường tiến gần đến tình trạng độc quyền Trái lại, khi không

có đối thủ nào có được thị phần quan trọng, thị trường sẽ bị phân tán, nhưng mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ gay gắt hơn và các đối thủ thường cố gắng gia tăng phần thị phần của mình Vì vậy, thị trường ở các ngành này thường diễn ra các cuộc chiến cạnh tranh về giá cả

Đối thủ tiềm ẩn:

Đối thủ tiểm ẩn là những cá nhân hoặc tổ chức chưa tham gia vào ngành nhưng

có khả năng cạnh tranh trong tương lai nếu họ quyết định gia nhập ngành và sẽ tác động đến mức độ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ tiềm ẩn tạo ra áp lực cạnh tranh cho ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau: (i) sức hấp dẫn của ngành, (ii) nguồn lực

và năng lực của họ và (iii) các rào cản gia nhập ngành như: lợi thế theo quy mô, sự

Trang 21

khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô Khi các đối thủ cạnh tranh lớn chiếm giữ một vị trí quan trọng trên thị trường và tính chất tập trung của ngành cao thì họ có khả năng thống lĩnh thị trường và có quyền lực trong đàm phán với hệ thống cung cấp hay tạo hệ thống phân phối tập trung Khi chỉ có một số ít đối thủ nhưng chiếm giữ một thị phần lớn thì thị trường trở nên ít cạnh tranh, thị trường tiến gần đến tình trạng độc quyền Trái lại, khi không có đối thủ nào

có được thị phần quan trọng, thị trường sẽ bị phân tán, nhưng mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ gay gắt hơn và các đối thủ thường cố gắng gia tăng phần thị phần của mình Vì vậy, thị trường ở các ngành này thường diễn ra các cuộc chiến cạnh tranh

về giá cả

Sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của khách hàng.Đối với xoài, khách hàng có khả năng lựa chọn thay thế giữa những loại xoài khác, các loại trái cây khác hoặc các thực phẩm tráng miệng thay thế khác

Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong

đó bao gồm chi phí chuyển đổi trong việc sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm thay thế Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm thực phẩm mới với giá cả hợp lý và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì các sản phẩm thay thế sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong ngành

1.1.3 Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter

Porter (1990) cho rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó Các công ty trong một ngành tạo lập được lợi thế cạnh tranh nhờ vào môi trường trong quốc gia

đó tạo ra được áp lực cạnh tranh giữa những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động và những khách hàng trong nước có nhu cầu và đòi hỏi cao

Trang 22

Hình 1.2 Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia

Điều kiện về nhu cầu nội địa:

Porter (1990) cho rằng tình trạng hoàn hảo của khách hàng và các kênh phân phối nội địa có một tác động tích cực đến việc tạo lợi thế cạnh tranh cho một ngành công nghiệp tại một quốc gia.Khi nhu cầu của khách hàng càng phức tạp, càng đặc thù và đòi khỏi khắt khe về sản phẩm thì càng thúc đẩy các công ty phải gia tăng cải tiến và đổi mới.Vì áp lực yêu cầu khắt khe của nhu cầu nội địa, thông qua cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành từ đó xây dựng được năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp trước khi tham gia kinh doanh quốc tế

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan:

Năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước được gia tăng nhờ vào tình trạng hoàn hảo của các nhà cung cấp nội địa (Porter, 1990) Một công ty có quan hệ cùng phối hợp hoạt động với những nhà cung cấp hàng đầu tại địa phương thì càng

có điều kiện và cơ hội thực hiện các cải tiến của mình.Bên cạnh những nhà cung cấp (hay các ngành công nghiệp hỗ trợ), sự phát triển của các ngành có liên quan cũng tạo động lực cho việc thực hiện các cải tiến liên tục nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty (Porter, 1990)

Chiến lược công ty, cấu trúc ngành và cạnh tranh trong ngành:

Porter (1990) cho rằng lợi thế cạnh tranh quốc gia còn phụ thuộc vào chiến lược của các công ty, cấu trúc và bản chất cạnh tranh của ngành.Chiến lược và phương thức quản lý công ty cũng như cấu trúc của ngành tạo ra những lợi thế và bất

Trang 23

lợi khác nhau trong cạnh tranh ở những ngành giữa các quốc gia khác nhau.Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ sự phù hợp của các thuộc tính này với điều kiện của mỗi quốc gia và nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh trong mỗi ngành

Vai trò của Chính phủ và các cơ hội:

Chính phủ thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của

“viên kim cương” sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.Chính sách của Chính phủ có thể tăng cường lợi thế cạnh tranh của quốc gia thông qua việc đầu tư nhằm tạo ra các yếu tố sản xuất có chất lượng ngày càng cao hơn, tác động đến việc tạo ra cấu trúc ngành gắn kết hiệu quả, tác động đến nhu cầu của người mua, đưa ra những chính sách khuyến khích cạnh tranh hay trong việc định hướng phát triển những ngành công nghiệp có liên quan và

hỗ trợ cho ngành có lợi thế cạnh tranh

Tóm lại: Mô hình kim cương của Porter (1990) đã chỉ ra những lực lượng thúc đẩy

sự đổi mới và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trường Bốn nhóm nhân tố quan trọng trong mô hình được phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động quan trọng đến việc hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong ngành

1.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị

1.2.1 Khái niệm chuỗi giá trị

Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ Các hoạt động tạo giá trị bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ Mỗi hoạt động trong chuỗi sẽ tạo thêm một giá trị nhất định cho sản phẩm cung ứng cho khách hàng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng

để cung cấp cho khách hàng, bao gồm: hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng Các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động chính bao gồm các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực,

cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, và nếu mỗi hoạt động có khả năng tạo ra giá trị và được liên kết, vận hành một cách hiệu quả sẽ tạo lợi thế cạnh tranh lớn Phân tích

Trang 24

Kaplinsky (2000), Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi (1994, 1999) and Gereffi and Korzeniewicz (1994) là những người tiên phong ứng dụng mô hình phân

tích chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu Với cách tiếp cận toàn cầu, chuỗi giá trị được định nghĩa là tập hợp tất cả các hoạt động để tạo ra giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất, làm tăng giá trị và phân phối (Kaplinsky, 2000; Kaplinsky và

Morris, 2001) Vì vậy, có thể nói rằng chuỗi giá trị là tập hợp những hoạt động phức tạp tạo giá trị của toàn bộ các tác nhân trong chuỗi.Một chuỗi giá trị hình thành và tồn tại khi tất cả các bên có liên quan trong chuỗi vận hành theo mục tiêu tối đa hóa giá trị sinh ra trong chuỗi (Kaplinsky và Morris, 2001; Jacinto và Pomeroy, 2011) Trong bất kỳ chuỗi giá trị nào thì mỗi thành viên của chuỗi là người mua hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau, mỗi thành viên của chuỗi có thể độc lập với nhau, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau.Mỗi thành viên góp thêm giá trị tại mắt xích cuối của chuỗi bằng cách đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng

1.2.2 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng (Ganeshan và Harrison, 1995) Trong chuỗi cung ứng, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm luôn có sự thay đổi về giá

cả cũng như giá trị Như vậy, dựa vào định nghĩa ta thấy rằng chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng không có sự khác nhau vì chúng đều là chuỗi của sự nối tiếp nhau các quá trình và các hoạt động giữa các tác nhân liên quan nhằm tạo ra sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng

Tuy nhiên, sự khác biệt trong cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị đang được

Trang 25

các nhà khoa học quan tâm hơn so với chuỗi cung ứng (Feller và ctv, 2006 trong Phan Lê Diễm Hằng, 2012) Mục tiêu chính của phân tích chuỗi giá trị là tối đa hóa giá trị tạo ra cho khách hàng và tối đa hóa lợi ích cho các bên có liên quan cũng như lợi ích trên toàn chuỗi giá trị, và phát triển bền vững qua thời gian.Trong khi đó, chuỗi cung ứng trọng tâm vào chi phí và hiệu quả của các hoạt động hậu cần trên toàn chuỗi Hay nói cách khác, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối thiểu hóa chi phí và nguồn lực cung cấp sản phẩm trên cơ sở cắt giảm tới mức có thể các trung gian và các khoản chi phí trong hoạt động phân phối nhằm đáp ứng nhanh nhất, thuận tiện nhất và hiệu quả nhất nhu cầu của người tiêu dùng (Feller và ctv, 2006; De Silva, 2011 trong Phan Lê Diễm Hằng, 2012) Trong chuỗi cung ứng, vấn đề được quan tâm là tính hiệu quả của dòng chảy cung ứng sản phẩm, xuất phát từ hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào, hình thành sản phẩm và phân phối cho người tiêu dùng một cách nhanh nhất, chính xác nhất và chi phí thấp nhất (Feller và ctv, 2006) Đối với chuỗi giá trị sự tập trung bắt đầu từ yêu cầu tối đa hóa giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng và lần lượt là các tác nhân trung gian tham gia cung cấp sản phẩm trong chuỗi giá trị

1.2.3 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị

Một trong những vai trò lớn nhất của việc xây dựng chuỗi giá trị là nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững (Kaplinsky và Morris, 2001)

Phân tích chuỗi giá trị xác định được những tác nhân kinh tế tham gia vào sản xuất, phân phối, marketing và bán hàng cho một sản phẩm cụ thể Việc hình thành sơ

đồ chuỗi giá trị cho phép dễ dàng đánh giá đặc điểm hoạt động của các tác nhân, qui

mô và dòng chảy của sản phẩm, cấu trúc chi phí và lợi nhuận, nhận diện xu hướng biến đổi của từng công đoạn, xác định những điểm yếu và khiếm khuyết trong chuỗi Phân tích chuỗi giá trị đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự phân phối lợi ích của các tác nhân kinh tế trong chuỗi Điều này có thể nhận dạng được những tác nhân nào cần sự thay đổi hay hỗ trợ cần thiết để nâng cao năng lực và tạo

sự cân bằng hợp lý lợi ích giữa các tác nhân Điều này là đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng (Jacinto và Pomeroy, 2011 trong Phan Lê Diễm Hằng, 2012)

Trang 26

Phân tích chuỗi giá trị được sử dụng để xem xét khả năng nâng cấp chuỗi, bao gồm việc nâng cấp sản phẩm liên quan đến chất lượng, sự đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại, nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh lâu dài cho chuỗi Khả năng cải tiến chuỗi giá trị dựa vào nhiều yếu tố như sự phân phối lợi ích trong chuỗi, phương cách giao dịch và trao đổi thông tin, rào cản gia nhập ngành, cơ chế quản lý của Nhà nước, những rào cản và tiêu chuẩn trong thương mại, các yếu tố liên quan đến văn hóa và tập quán kinh doanh

Phân tích chuỗi giá trị cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc thiết lập cấu trúc mối quan hệ giữa các bên có liên quan, cơ chế phối hợp và vận hành trong chuỗi giá trị.Điều này là quan trọng cho việc hình thành chính sách quản lý để nâng cao vị thế cạnh tranh của chuỗi, khắc phục các điểm yếu và tạo nhiều giá trị gia tăng cho ngành (Kaplinsky và Morris, 2001)

Với tầm quan trọng trên nhiều nghiên cứu đã ứng dụng việc phân tích chuỗi vào sản phẩm nghiên cứu của mình như chuỗi giá trị rau sạch (Dolan và Humphrey,

2000, 2004), sản phẩm thịt heo (Lowe và Gereffi, 2008), sản phẩm thịt bò (Lowe và Gereffi, 2009), cà phê và ca cao (Gilbert, 2008), nho Ninh Thuận (Axis research, 2005), bưởi Vĩnh Long (Axis research, 2006), bơ Đắc Lắc (GTZ, 2016)

1.2.4 Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

Chuỗi giá trị toàn cầu là chuỗi mà trong đó một sản phẩm được sản xuất ra ở một quốc gia nào đó, được xuất khẩu và tiêu thụ ở những quốc gia khác tạo ra chuỗi sản phẩm dài hơn, mang lại giá trị cao hơn hay nói cách khác là quy mô lớn hơn, có nhiều tác nhân tham gia hơn

1.2.4.1 Đặc điểm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản

Chuỗi giá trị sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm không liên tục và có

sự thay đổi rất nhanh khối lượng, chất lượng trong qua trình cung ứng ra thị trường Vào vụ thu hoạch, khối lượng hàng hóa nông sản tăng nhanh, chất lượng cao và nhu cầu bán ra thị trường rất lớn, làm cho giá nông sản trên thị trường hạ, ngược lại khi hết vụ thu hoạch thì hàng hóa giảm rất nhanh, chất lượng thấp, nhưng giá bán trên thị trường lại cao Đặc điểm này làm cho việc phân phối hàng hóa trở nên rất khó khăn

và giá cả không ổn định

Trang 27

Nông sản dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, việc vận chuyển

đi xa khó khăn nếu không được chế biến, bảo quản tốt trước khi vận chuyển, điều này đồng nghĩa với giá thành sản xuất sẽ tăng lên nếu sản phẩm được trải qua các cộng đoạn chế biến, chọn lọc và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật Đặc điểm này gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất và hạn chế sự phát triển mở rộng của chuỗi giá trị, đặc biệt đối với những sản phẩm được tiêu dùng dưới trạng thái tươi …Và cũng vì vậy, tính toàn cầu hóa các hàng hóa nông sản trở nên rất hạn chế, muốn phát triển được các chuỗi giá trị toàn cầu các sản phẩm này tới nhiều quốc gia và với không gian mở rộng, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải có công nghệ công nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản đồng thời giá cả tiêu thụ phải tăng lên nhiều lần so với giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất Công nghệ được sử dụng để kéo dài chuỗi giá trị các sản phẩm này thườnglà đông lạnh, bảo quản bằng hóa chất hoặc chân không Nói chung chi phí đểbảo quản là rất lớn

và thời gian bảo quản không được lâu

Ngoài các hình thức chế biến, bảo quản nói trên, để kéo dài chuỗi giá trị người

ta thường sử dụng các cộng nghệ chế biến khác như: nấu chín và đóng hộp hoặc làm khô và bảo quản trong những thiết bị không quá tốn kém, nhưng chất lượng sản phẩm thường bị thay đổi và không thích ứng lắm với nhu cầu tiêu dùng của đa số dân

cư các nước, do vậy cũng dẫn đến khó kéo dài chuỗi giá trị

Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm

Sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh bởi các nhân tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng và các nguồn lực khác như đất đai, nguồn nước Sự thay đổi những nhân tố này theo bất kỳ chiều hướng nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kết quả sản xuất, có thể là tích cực có thể là tiêu cực và làm cho tính ổn định của chuỗi giá trị trở nên không bền vững và biến động mạnh theo thời gian

Vấn đề dịch bệnh, đòi hỏi về an toàn thực phẩm, đồ uống cũng là những cản trở lớn đến sự phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản trên phạm vi toàn cầu bởi những hàng hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống người tiêu dùng Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu và không cho phép nhập khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầm bệnh hoặc có chứa hóa chất độc hại quá mức cho phép

Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm

Trong chuỗi giá trị nông sản, hàng hóa muốn vận chuyển đi xa đến những thị

Trang 28

trường nằm cách xa nơi sản xuất thì hàng hóa đó không thể vận chuyển dưới trạng thái tươi sống, mà phải thông qua chế biến thành hàng hóa khô hoặc đóng hộp bảo quản, nếu là tươi sống thì cũng phải thông qua các thiết bị bảo quản tốn kém mà như vậy thì chi phí đầu tư sẽ rất lớn và từ đó giá thành sản phẩm nông sản đã qua chế biến

sẽ rất cao, làm chohiệu quả của chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là những nông dân tham gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia

có thể sẽ mất đi Khi đó chuỗi giá trị có thể sẽ bị phá sản Đặc điểm này thường là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu thừa lẫn lộn trên thị trường nông sản toàn cầu, tạo ra sự chênh lệnh về giá tiêu thụ rất lớn giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ tùy theo khoảng cách và điều kiện vận chuyển và hiện là thách thức lớn đối với các biện pháp

mở rộng các chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị những nông sản mau hỏng, khó bảo quản…Những người nông dân tham gia sản xuất ở những chuỗi nông sản này thường chịu rủi ro và thua thiệt lớn khi thị trường biếnđộng

1.2.4.2 Các khả năng tham gia chuỗi giá trị nông sản toàncầu

Tham gia trựctiếp

Một tác nhân muốn tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị thì tác nhân đó phải tham gia vào tác nghiệp sản xuất một bộ phận nào đó của chuỗi, nghĩa là phải tham gia vào một công đoạn nào đó của toàn bộ dây chuyền tạo ra sản phẩm chung của chuỗi giá trị

Theo đó, trong chuỗi giá trị nông sản, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công đoạn sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm thô (tươi sống), hoặc công đoạn chế biến bao gồm sơ chế và tinh chế các nông sản thô

Việc tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp thường là những hộ nông dân, các trang trại, điền trang với quy mô sản xuất rất khác nhau do điều kiện đất đai, nguồn nước và các điều kiện khác quyết định

Tham gia vào công đoạn chế biến nông sản có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn chế biến thủ công, chế biến cơ giới, chế biến tự động hóa và kết hợp giữa thủ công với tự động hóa

Điều đáng lưu ý là giá trị gia tăng được tạo ra ở hai nhóm công đoạn trên rất khác nhau, thường ở công đoạn sản xuất nông nghiệp đưa ra sản phẩm thô với giá trị gia tăng rất thấp do quá trình sản xuất nặng về thủ công, lao động cơ bắp là chính, kỹ thuật truyền thống, năng suất lao động thấp, mặt khác những hộ nông dân đảm nhận

Trang 29

Tham gia gián tiếp

Tham gia gián tiếp vào chuỗi giá trị nông sản là sự tham gia vào phân phối các sản phẩm của chuỗi tại những thị trường mà chuỗi vươn tới Trong sự phát triển của chuỗi giá trị nông sản các kênh phân phối cũng phát triển theo và thu hút sự tham gia của nhiều tác nhân tại địa bàn tiêu thụ

Vấn đề là, giá trị gia tăng ở công đoạn phân phối thường rất nhỏ và những tác nhân tham gia vào công đoạn này khó thu được lợi nhuận cao, đặc biệt khi các nhà phân phối của chuỗi thường là một bộ phận chính của tác nhân chế biến, họ hướng tới nắm gần như toàn bộ lợi nhuận tạo ra từ chuỗi

Nhìn chung, bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tham gia gián tiếp vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu là không dễ dàng do các công ty đa quốc gia có thương hiệu lớn đã nắm giữ hầu như toàn bộ khâu này, các tác nhân ở một quốc gia nào đó muốn tham gia chuỗi thì họ buộc phải đương đầu cạnh trạnh với các công ty này Trong những điều kiện nhất định, nếu các tác nhân mới hình thành và tham gia vào công đoạn phân phối, thì tác nhân đó phải đủ sức đầu tư tạo ra mạng lưới phân phối riêng

có hệ thống tiêu thụ tốt, thuận tiện và có tính cạnh tranh cao

1.2.5 Vai trò của thương hiệu trong chuỗi giá trị

Vai trò của thương hiệu chỉ mới được nhìn nhận trong thời gian gần đây như một chân lý tất yếu của sự phát triển bền vững Thương hiệu là kết tinh tất cả các giá trị của sản phẩm, thương hiệu là lời cam kết sâu sắc nhất về chất lượng, thương hiệu còn là tinh tuý văn hoá của địa phương với các yếu tố lịch sử, địa lý, thổ nhưỡng, con

Trang 30

người, cảnh quan…kết tinh vào thương hiệu Để từ đó thương hiệu với vai trò đại sứ của mình, mang hình ảnh và giá trị kết tinh các sản phẩm của mỗi địa phương đến với người tiêu dùng trên cả nước và cả thế giới Nên nhà lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp cần ý thức nắm vững tư duy và phương pháp của tiếp thị thương hiệu như là nhân tố thành công trong thời đại cạnh tranh toàn cầu hoá khi mà các lợi thế cạnh tranh kinh điển như tài nguyên; sức lao động rẻ; chất lượng sản phẩm thuần tuý đã được các địa phương và quốc gia khai thác triệt để

Có thể tóm tắt những lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp của thương hiệu trong việc kinh doanh trái cây và nông sản bao gồm: (i) Thương hiệu tạo dựng lòng tin từ đó tăng trưởng sản lượng, doanh số và lợi nhuận kinh doanh (ii) Thương hiệu tạo ra lợi thế rất lớn trong việc mở rộng chủng loại sản phẩm và mở rộng thị trường (iii) Thương hiệu tạo ra lợi thế lâu dài tại các thị trường quốc tế, khống chế những toan tính cạnh tranh không lành mạnh (iv) Thương hiệu mạnh giúp địa phương phát triển các lĩnh vực kinh tế khác trong một chiến lược phát triển đồng bộ và bền vững Và (v) Thương hiệu được định giá, gia tăng giá trị của doanh nghiệp trong việc liên doanh hợp tác trong nước và quốc tế

Thương hiệu cho sản phẩm nông sản có thể được tập trung thành các nhóm: (i) Thương hiệu tập thể:

Là một cái tên chung do tập thể các nhà sản xuất cùng nhau thống nhất và đăng

ký chung cho các thành viên cùng khai thác.Tên thương hiệu tập thể, vì vậy không nhất thiết trùng tên địa danh của địa phương mình.Thương hiệu tập thể thường áp dụng cho từng ngành hàng, do hiệp hội sản xuất đứng ra điều phối

(ii) Thương hiệu địa danh:

Có thể là thương hiệu chỉ dẫn địa lý, hay một thương hiệu địa danh mới do địa phương đăng ký sở hữu Quy định chỉ dẫn địa lý áp dụng cho các sản vật có nguồn gốc đặc trưng của địa phương là tài sản vô hình quý giá mà địa phương phải bảo vệ và khai thác Huyện Cam Lâm đang tiến hành thực hiện đăng ký thương hiệu xoài Cam Lâm theo cách chỉ dẫn địa lý này

(iii) Thương hiệu đặc sản:

Cũng nằm trong khái niệm chỉ dẫn địa lý do Cộng đồng Châu Âu quy định nhằm bảo hộ sản phẩm truyền thống đặc trưng của một địa phương Các sản phẩm này

Trang 31

dù về hình thức rất khiêm tốn và còn mang tính địa phương, nhưng đó là kết tinh của

cả một quá trình gian khổ sống chết với nghề của người nông dân, ham học hỏi và mang trong lòng ý chí vươn lên, kết hợp với óc nhạy bén của một nhà doanh nghiệp,

và tư duy tầm xa của nhà lãnh đạo Và thời điểm này có không ít các nhà vườn Ninh Thuận đang noi gương ông Ba Mọi xây dựng thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu tập thể gắn với địa danh Ninh Thuận Hay chuyên nghiệp hơn đến từ công ty lương thực Sông Hậu với thương hiệu Gạo Sông Hậu đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới từ Trung Quốc đến các nước Châu Phi và Châu Âu

1.2.6 Mô hình liên kết dọc, liên kết ngang trong nông nghiệp

- Mô hình với vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước: là một biến thể của

mô hình tập trung, doanh nghiệp nhà nước định hướng sản phẩm đầu ra, các nông trường nhà nước cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân

- Mô hình đa thành phần và nhiều đối tác: Liên kết nhiều tác nhân trong chuỗi lại với nhau trong đó các các tác nhân tham gia được phân chia nhiệm vụ cụ thể

- Mô hình bán chính thức: Doanh nghiệp nhỏ hợp đồng với nông dân theo mùa

Trang 32

vụ, doanh nghiệp không đầu tư nhiều, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm không nghiêm ngặt

Liên kết dọc mang lại các lợi ích sau:

- Giảm chi phí chuỗi

- Có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi

- Tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường

- Niềm tin phát triển chuỗi rất cao

1.2.6.2 Liên kết ngang

Theo tài liệu tập huấn dành cho học viên về chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151 của dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo do GTZ và IFAD hợp tác thì liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu ví dụ như liên kết những người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, cụ thể như sau:

- Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ

- Tổ/nhóm có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng

- Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn

- Tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững

1.2.7 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông sản

Theo Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị bao gồm những nội dung sau:

- Xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu Mục tiêu của bước này là xác định hướng luân chuyển của dòng sản phẩm và thông tin

- Lập sơ đồ chuỗi giá trị: tiến trình thực hiện bao gồm (i) xác định và vẽ quá trình cốt lõi trong chuỗi giá trị (gồm những hoạt động chính và quan trọng trong chuỗi); (ii) xác định những tác nhân trong mỗi quá trình (tức là những tác nhân thực hiện những chức năng trong mỗi quá trình của chuỗi giá trị); (iii) vẽ dòng luân chuyển sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi; (iv) xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân chuyển giữa các tác nhân; (v) xác định sự thay đổi giá trị qua mỗi quá trình (tức là xác định mức giá trị gia tăng tạo ra từ mỗi tác nhân cho người tiêu dùng cuối cùng trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí) và (vi) xác định các

Trang 33

phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi

- Xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố thành công then chốt cho sản phẩm trên thị trường, và xác định những yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường (sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ kèm theo hay là giá cả sản phẩm)

- Xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc điểm và vai trò của người mua và người bán trên thị trường

- Quản trị chuỗi giá trị: bắt đầu bằng việc đánh giá sức mạnh của quyền lực chi phối thị trường ở các tác nhân; xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững

- Nâng cấp chuỗi giá trị: bao gồm (i) cải tiến trong quá trình (khả năng cải tiến hoặc thay đổi liên kết hiệu quả giữa các tác nhân), (ii) cải tiến trong sản phẩm, (iii) thay đổi vị trí đảm nhiệm chức năng (tức là điều chỉnh việc đảm nhận các chức năng hoạt động giữa các tác nhân để chuỗi vận hành hiệu quả hơn) và (iv) nâng cấp chuỗi (tức là đa dạng hóa chuỗi giá trị bằng cách tạo thêm các chuỗi giá trị mới)

- Các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào cản gia nhập ngành

Tuy nhiên, Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phương pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị.Xây dựng phương pháp phân tích chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận chuỗi và vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu đặt ra.Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị, nhưng mỗi cách tiếp cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng phân tích chuỗi giá trị dựa trên mặt hàng thường được lựa chọn để thực hiện ở phạm vi thị trường địa phương, quốc gia và toàn cầu Cách tiếp cận phân tích dựa trên mặt hàng có thể cung cấp sự hiểu biết đầy đủ hơn về cấu trúc ngành của mặt hàng nghiên cứu, các chiến lược kinh doanh của những tác nhân khác nhau trong chuỗi và hiểu rõ hơn bản chất bên trong của sự liên kết kinh tế giữa các quá trình (Jacinto và Pomeroy, 2011) Vì vậy, đề tài cũng

sử dụng cách tiếp cận này trong nghiên cứu thực nghiệm

Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng có bốn khía cạnh quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản mà các nhà nghiên cứu nên tập trung vào, đó là: (i) Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm: mối liên kết giữa các tác nhân kinh tế trong chuỗi và dòng luân chuyển sản phẩm; đánh giá đặc điểm mỗi tác nhân; xác định

Trang 34

doanh thu, cấu trúc chi phí, lợi nhuận và rủi ro của mỗi tác nhân

(ii) Xác định, so sánh và đánh giá sự phân phối lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị

(iii) Tìm kiếm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị

(iv) Xây dựng cơ chế hợp tác và quản trị chuỗi giá trị

Tuy nhiên, Jacinto và Pomeroy (2011) đề xuất rằng phân tích chuỗi giá trị cần

có một mô hình phân tích kết hợp với lý thuyết Kaplinsky và Morris (2001) nhằm thấy rõ bản chất nguồn gốc của sự vận hành liên kết và cạnh tranh trong chuỗi Xuất phát từ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp cũng như sự giới hạn về thời gian và nguồn lực tài chính, nghiên cứu này chỉ tập trung vào 4 nội dung nghiên cứu trên và sử dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để phân tích chuỗi giá trị xoài Úc tại Cam Lâm Phần tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dựa vào mô hình SCP

1.2.8.Phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng mô hình SCP

Mô hình SCP (Bain, 1951) chỉ ra mối liên hệ giữa 3 yếu tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C) và kết quả thực hiện thị trường (P) trong chuỗi giá trị xoài Úc ở Cam Lâm Điểm then chốt của mô hình SCP là cho thấy có sự tương tác nhân quả giữa 3 yếu tố này trong phân tích một chuỗi giá trị (Hình 1.3)

Hình 1.3 Sự tương tác giữa ba yếu tố trong mô hình SCP.Bain (1951)

Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện thị trường/kết quả kinh doanh của ngành.Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác động trở lại đến cấu trúc và sự vận hành thị trường trong dài hạn như được chỉ trong Hình 1.3.Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của người bán và người mua Sự vận hành ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường bao gồm ảnh hưởng đến số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh của những người bán và

Trang 35

người mua, các kênh marketing, mức độ khác biệt hóa sản phẩm, sự tồn tại hay không của các rào cản gia nhập và xuất ngành Ứng dụng mô hình SCP cho phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta nhận dạng khả năng cải tiến vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm Đã có các nghiên cứu sau đã dùng mô hình này như nghiên cứu chuỗi giá trị chân thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa của Phạm Thị Thu (2011), chuỗi giá trị sọc dưa tại Nha Trang của Phan Lê Diễm Hằng (2012) Chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hòa của Võ Anh Tài (2013) Các nhân tố trong của mô hình SCP được thể hiện trong Bảng 1.1

Bảng1.1 Các nhân tố của mô hình SCP

-Những trung gian trong

-Sự thích hợp của sản phẩm liên quan đến thị hiếu của khách hàng

-Hiệu quả của dịch vụ cung ứng:

+Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing

+Phân tích thị trường; thương lượng chi phí giao dịch (tìm kiếm và kí hợp đồng)

+Phân tích khác biệt về giá và giao động về giá theo thời vụ +Tham gia thị trường

-Phân tích sự năng động của thị trường

Nguồn: Đại và ctv (2008)

1.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3.1 Nghiên cứu nước ngoài

Có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp Năm 2009, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã có báo cáo tổng hợp khá đầy đủ các nghiên cứu về lý thuyết phân tích chuỗi giá trị nhằm thực hiện nghiên cứu ứng dụng cho các sản phẩm nông nghiệp (UNIDO, 2009) Tuy nhiên, lý thuyết chuỗi giá trị của UNIDO (2009) được tổng hợp chủ yếu dựa trên các nghiên cứu trước đó của Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi (1994, 1999), Gereffi và Korzeniewicz (1994) trích trong Phan Lê Diễm Hằng, 2012

Trang 36

về chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang (2012) UNIDO đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng về phân tích chuỗi giá trị một số sản phẩm nông nghiệp như các sản phẩm ngũ cốc, các sản phẩm dầu từ thực vật, cà phê, ca cao, đường, sữa, thịt động vật, trái cây, trà, rau, mật ong ở một số quốc gia như Ethiopia, Nicaragua, Ecuador,

Ai Cập, Sri Lanka, Indonesia, Việt Nam, một số nước ở Châu Âu (UNIDO, 2009; Folke và ctv, 2010) Phương pháp tiếp cận cho các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên

các nội dung phân tích chuỗi giá trị được trình bày trong phần 1.2.6 của đề tài này

Các nghiên cứu cho thấy cấu trúc thị trường các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là

đa dạng và khác biệt giữa các quốc gia, có sự khác nhau về phân phối lợi ích và đặc biệt là các chuỗi giá trị chịu tác động khác nhau lớn bởi cơ chế và chính sách từ các Chính phủ UNIDO (2009) đã báo cáo rằng 98% sản phẩm nông nghiệp từ các nước phát triển được chế biến công nghiệp và thu được 185 USD giá trị gia tăng trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp chế biến, trong khi đó tỷ lệ này tại các nước đang phát triển là 38% tương ứng với giá trị gia tăng là 40 USD trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp Thêm vào đó, giá trị tổn thất sau thu hoạch ở những nước đang phát triển khoảng 40%, trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển là rất nhỏ UNIDO (2009) kết luận rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở các nước đang phát triển tạo ra giá trị thấp và nhìn chung đang ở vị thế cạnh tranh bất lợi so với các nước phát triển

Liên quan đến sản phẩm cụ thể xoài thì có nghiên cứu của FAO về chuỗi giá trị xoài ở Kenya.Nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị xoài Kenya gặp các cản trở về cơ cấu.Tỷ lệ quả xoài không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cao.Kenya cần tập trung cho chế biến xoài xuất khẩu và tận dụng số xoài không có khả năng xuất khẩu vào các mục đích khác.Về dài hạn, cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật của nông dân để nâng cao chất lượng xoài

1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở Việt Nam Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) đã phối hợp với các tổ chức và các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ở một số tỉnh thành chọn lọc Vì vậy, một số nghiên cứu thực nghiệm được công bố như “Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển tiểu ngành dâu tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” (Thanh, 2006a); “Phân tích chuỗi giá

Trang 37

Nghiên cứu về chuỗi giá trị của ngành dâu tằm tơ tại Quảng Bình cho thấy nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế cao nhưng chưa được đáp ứng (Thanh, 2006a) Khối lượng kén tằm sản xuất ra chỉ đáp ứng 30% cho công nghiệp ươm tơ trong nước và áp lực cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua sản phẩm cho xuất khẩu Kết quả nghiên cứu chỉ rằng nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức hoạt động trên địa bàn nên ngành này có tiềm năng phát triển Trong chuỗi giá trị sản phẩm tơ tằm, những người tham gia vào nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập ổn định, ngày càng tăng và đóng góp giá trị tăng thêm nhiều nhất trong chuỗi (Thanh, 2006a) GTZ (2009) tổng kết các kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khuyến nghị rằng cần có sự hợp tác tích cực giữa các tác nhân, đặc biệt giữa nông dân với các doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng cường khả năng thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm nông sản Sự hỗ trợ và tích cực tham gia của các ban ngành địa phương đóng vai quan trọng làm nên thành công và sự bền vững của phát triển chuỗi giá trị Chính phủ Việt Nam quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong phát triển

Trang 38

nông nghiệp và cần có chính sách hỗ trợ can thiệp tạo lập chuỗi giá trị bền vững

Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis Research) cũng có nhiều nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị ở các tỉnh thành tập trung vào các sản phẩm nông sản như rau củ quả và trái cây.Các phân tích tiến hành xác định cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm

và phân tích các đặc điểm hoạt động sản xuất và mua bán của các tác nhân, sau đó tính toán lợi ích và chi phí nhằm xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi Axis Research (2005) báo cáo phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận cho thấy kênh phân phối trong chuỗi giá trị này chủ yếu được cung ứng theo con đường truyền thống đó là: Nông dân → Thương lái → Người bán sỉ → Người bán lẻ → Người tiêu dùng Báo cáo kết luận người nông dân khá thụ động trong khâu thu hoạch và tiêu thụ Hầu như nông dân bán sản phẩm cho thương lái, một số lượng rất ít hộ tự thu hoạch

và bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh Trong tỉnh đa số là các thương lái nhỏ, thu mua bán lại cho thương lái lớn hoặc bán cho người bán sỉ tại các thành phố khác trên cơ sở quen biết và hợp đồng miệng Chỉ có một vài thương lái lớn mua đểxuất khẩu hoặc bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh Nông dân trồng nho thu lợi nhuận khá cao nhưng không ổn định và gặp nhiều rủi ro lớn về thời tiết, sâu bệnh và không nắm được thông tin thị trường Người bán sỉ có quyền lực định giá trong chuỗi giá trị sản phẩm này (Axis Research, 2005).Axis Research (2006) đã phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long nhằm xác định cấu trúc thị trường tiêu thụ, phân tích đặc điểm và mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi để từ đó có

sự thay đổi vàhướng hỗ trợ phù hợp giúp phát triển chuỗi một cách bền vững Kết quả nghiên cứu cho thấy thương lái là khách hàng quan trọng của nông dân trồng bưởi Tuy nhiên, so với chuỗi giá trị nho Ninh Thuận thì người trồng bưởi Vĩnh Long có ưu thế hơn trong việc quyết định thời điểm bán và giá bán vì bưởi không dễ hư hỏng như nho và người nông dân trồng bưởi có thể neo trái lại trên cây hoặc thu hoạch và bảo quản dễ dàng Đặc biệt, lượng cung bưởi nhỏ hơn nhu cầu nên thương lái phải cạnh tranh cao trong thu mua hàng Đối với những người bán sỉ, họ có thu nhập ổn định và không gặp nhiều rủi ro Các doanh nghiệp chế biến bưởi gặp nhiều khó khăn do đầu ra không ổn định và chất lượng bưởi Việt Nam không cao

1.3.3 Các nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị Xoài

- Chuỗi giá trị xoài đã bắt đầu được quan tâm qua nghiên cứu của Đỗ Minh

Trang 39

Hiền, Trần Thanh Tùng, Huỳnh Văn Vũ (2006) - Phân tích ngành hàng xoài ở tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp Nghiên cứu cho rằng: Các thành viên tham gia trong chuỗi giá trị xoài ở Tiền Giang và Đồng Tháp hoạt động gần như độc lập, chưa liên kết và hợp tác với nhau được dẫn đến giá thành qua các khâu tăng cao Việc mua bán giữa các thành viên với nhau được thực hiện theo thời điểm nhất định, không có hợp đồng chính thức giữa các bên, giá cả được thỏa thuận tùy theo tỷ lệ cung cầu trên thị trường Và nghiên cứu của Võ Anh Tài (2013) – Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài Úc tại tỉnh Khánh Hòa với

số liệu nghiên cứu chính qua các năm 2010, 2011, 2012 chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Cam Lâm và Khánh Vĩnh, vận dụng lý thuyết “ Liên kết chuỗi giá trị

- Value Links” (2007) của Eschoborn, “ Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007), phân tích chuỗi giá trị áp dụng mô hình SCP Nghiên cứu nêu chuỗi có 4 kênh phân phối chính với kênh lớn nhất chiếm 50% sản lượng toàn tỉnh là từ nông dân đến công ty chế biến, 45% là từ nông dân đến người thu gom đến thương lái rồi từ đó phân phối cho người bán sỉ hoặc xuất khẩu, 5% sản lượng còn lại là

từ người nông dân đến trực tiếp người tiêu dùng Các tác nhân viên trong chuỗi bao gồm người nông dân, người thu gom, thương lái, người bán sỉ, người bán lẻ, công ty chế biến, siêu thị và người tiêu dùng Nghiên cứu chỉ ra việc sản xuất xoài Úc tại Khánh Hoà còn tự phát, diện tích sản xuất theo mô hình Global GAP còn ít nên chưa kiểm soát được chất lượng, trong khi sản phẩm xoài Úc chủ yếu dành cho thị trường xuất khẩu Các thành viên trong chuỗi cũng hoạt động độc lập , các giao dịch được thực hiện chủ yếu bằng miệng Nông dân biết rất ít thông tin về thị trường sản phẩm xoài Úc, đặc biệt thông tin về thị trường xuất khẩu nên thường bị ép giá và sự phân phối lợi ích là bất cân bằng giữa các tác nhân

Từ nghiên cứu về chuỗi giá trị xoài của ba tỉnh trên cho thấy chuỗi giá trị xoài chưa được thực hiện hiệu quả, chuyên nghiệp, không mang lại nhiều lợi ích cho các tác nhân trong chuỗi đặc biệt là người nông dân

Tóm Tắt:

Phần cơ sở lý luận sử dụng lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter (1980), mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter (1990), các lý thuyết về chuỗi của Porter (1985), Kaplinsky và Morris (2001), bên cạnh đó còn có lý thuyết liên quan đến vai trò của thương hiệu trong chuỗi giá trị,

mô hình liên kết dọc, liên kết ngang trong chuỗi giá trị Và phương pháp phân tích chuỗi giá trị nông sản theo Kaplinsky và Morris (2001) và theo mô hình SCP

Trang 40

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XOÀI THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH

SẢN XUẤT, TIÊU THỤ XOÀI ÚC Ở CAM LÂM 2.1.Tổng quan sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới

Theo các số liệu của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nhập khẩu xoài tăng 1,4% trong năm 2014 đạt 844.246 tấn Những nước có nhu cầu lớn nhất thế giới với xoài là Mỹ và Liên Minh Châu Âu (EU) Nhập khẩu vào

EU tăng 2,5%/năm, đạt 223.662 tấn trong 2014 Pháp, Hà Lan, Anh và Tây Ban Nha

là những thị trường lớn tiếp theo Theo FAO, trong năm 2014 sản lượng xoài đạt 28,8 triệu tấn, chiếm 35% sản lượng quả nhiệt đới toàn cầu Có 69% sản lượng sẽ đến từ Châu Á – Thái Bình Dương (Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Philippines và Thái Lan), 14% ở Mỹ LaTinh và Caribe (Brazil và Mexico), 9% ở Châu Phi Trong 2014, Ấn Độ

là nước sản xuất xoài lớn nhất thế giới chiếm 40% tổng sản lượng (11,6 triệu tấn),theo sau là Trung Quốc (11%), Pakistan (7%), Mexico (6%) và Thái Lan (5%) Ấn Độ và Trung Quốc là những nước sản xuất lớn nhưng thị trường tiêu thụ nội địa của những nước này cũng rất lớn Ấn Độ là nước xuất khẩu xoài lớn trên thế giới, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu xoài của thế giới, theo sau là Mexico chiếm 20%, Brazil (13%), Pakistan (7%), Peru (6%) và Trung Quốc 2% (Vân Chi, 2013) Theo thông tin trên của FAO cho thấy thị trường xoài là thị trường tiềm năng có nhiều cơ hội, nhưng sự cạnh tranh là rất gay gắt

Về mặt phân phối, Mexico, Brazil, Peru, Ecuador, và Haiti là nước cung cấp chính cho thị trường các nước Bắc Mỹ Ấn Độ và Pakistan chiếm lĩnh thị trường Tây

Á Philippines và Thái Lan bán xoài cho các nước vùng Đông Nam Á Liên Minh châu Âu mua xoài của các nước Nam Mỹ và châu Á (FAO)

Những giống xoài tham gia xuất khẩu phổ biến nhất vẫn là Kent, Tommy Atkins, Haden, Úc và Keitt, đều có màu đỏ, ít xơ, thịt chắc, thích hợp vận chuyển xa hơn là các giống khác (FAO) Những giống có vỏ màu xanh như Ataulfo và Amelie, chỉ mới được chấp nhận trên thị trường quốc tế trong thời gian gần đây

Những sản phẩm xoài chế biến bao gồm nước ép xoài (mango juice), xoài

Ngày đăng: 14/11/2016, 16:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Axis Research 2005, Phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận,Báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Axis Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị nho Ninh
2. Axis Research 2006,Phân tích chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long,Báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Axis Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị bưởi Vĩnh L
3. Ban nghiên cứu hành động chính sách 2007, Sổ tay thực hành chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, Trung tâm thông tin ADB, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay thực hành chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo
4. Trần Thị Thu Duyên 2012, Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Đồng Tháp, Đồng Tháp 5. GSO 2014, Niên giám Thống kê 2014, Tổng Cục thống kê Việt Nam (General ofStatistics Office - GSO), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011", Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Đồng Tháp, Đồng Tháp 5. GSO 2014, "Niên giám Thống kê 2014
6. GTZ 2006, Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc Lắc, Chương trình Phát triển MPI- GTZ-SME (Chương trình hợp tác phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc Lắc
7. GTZ và IFAD 2016, Tài liệu tập huấn dành cho học viên về chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151, Dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo và dự án giảm nghèo tại các vùng nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn dành cho học viên về chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151
8. Phan Lê Diễm Hằng 2012, Chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang,Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Nha Trang, Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Tra
9. Đỗ Minh Hiền, Trần Thanh Tùng, Huỳnh Văn Vũ 2006, Phân tích ngành hàng xoài ở tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp; Báo cáo dự án;Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích ngành hàng xoài ở tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp
10. Cao Anh Hùng 2015, Phân tích chuỗi giá trị nghành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị nghành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
12. Trần Tiến Khai 2011, Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp, bài giảng, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệ
13. Nguyễn Thị Liên 2010, Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Nha Trang, Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17
16. Chu Tiến Quang 2009, Một số vấn đề về giá trị nông sản toàn cầu, Báo cáo hội thảo, Viện kinh tế và quản lý trung ƣơng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giá trị nông sản toàn cầu
19. Roger H.Ford và Ctv 2003, "Chiến lược liên kết ngành trái cây Việt Nam” thuộc Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược liên kết ngành trái cây Việt Nam
20. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Khánh Hoà 2011, Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh hoà đến năm 2020,Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Khánh Hoà, Thực hiện bởi Viện Chiến lƣợc phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh hoà đến năm 2020
21. Sở NN&PTNTKH 2009, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp Khánh Hòa đến năm 2020,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa,Thực hiện bởi Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp Khánh Hòa đến năm 2020
22. Sở NN&PTNTKH 2012, Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp năm 2012
30. Australian mangoes n.d, Australian mangoes varieties, Australia, viewed 25/05/2015 Available from: http://mangoes.net.au/homegrown/varieties.aspx31.Cổng thông tin điện tử huyện Cam Lâm n-d, Giới thiệu chung về huyện CamLâm;xem 25/05/2015, camlam.khanhhoa.gov.vn/Default.aspx?ArticleId=818728f4-171e-4491-913f-36fc0fb883df Link
32. Maura Maxwell 2015, Vietnamese fruits reaches new markets; Asiafruit, Australia; viewed 26/5/2015, Available from:http://www.fruitnet.com/asiafruit/article/166622/vietnamese-fruit-reaches-new-markets Link
33. Võ Văn Quang n.d, Chiến lược liên kết trong thương hiệu nông nghiệp và nông sản, xem 6/6/2016,http://www.vovanquang.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1142-chien-luoc-lien-ket-trong-thuong-hieu-nong-nghiep-va-nong-san-&catid=75-tieu-diem&Itemid=&lang=vi Link
35. Tổng cục thống kê 2015, Số liệu thống kê, Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w