1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đảng lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006 2015

81 935 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 723,79 KB

Nội dung

Tiếp theo, Hội nghị an Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba khóa X đã ban hành riêng một Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ XUÂN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

GIAI ĐOẠN 2006-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS: Vũ Quang Vinh

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Quang Vinh đã trực tiếp hướng

dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận này Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã cung cấp các kiến thức tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Xin trân trọng cảm ơn cục phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin cho Khóaluận đạt kết quả tốt

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Đảng lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng

giai đoạn 2006 -2015”là một công trình nghiên cứu của riêng tôi Những

số liệu và kết quả trong đề tài là hoàn toàn trung thực Đề tài chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác

Hà Nội,ngàythángnăm2016

Tác giả

Nguyễn Thị Xuân

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

ố cục 7

CHƯƠNG 1 8

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 8

1.1 Những vấn đề lí luận chung về tham nhũng 8

1.2 Tác hại của tham nhũng……… … 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 27

VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 27

GIAI ĐOẠN 2006-2015 27

2.1 Nhận định của Đảng và Nhà nước về tình hình tham nhũng ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015 27

2.2 Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam trong những năm 2006-2015 32

2.3 Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng 41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 52

3.1 Một số nhận xét về công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua 52

3.2 Những hạn chế yếu kém và nguyên nhân 60

3.3 Một số kinh nghiệm 63

KẾT LUẬN 70

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PCTN: Phòng chống tham nhũng VAT: Thuế giá trị gia tăng

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, tham nhũng đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và trở thành vấn đề nhức nhối, đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới Hành vi tham nhũng được xác định là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự phản kháng của nhân dân, làm cho bộ máy quyền lực nhà nước bị tha hóa, đời sống kinh tế- xã hội bị suy thoái; đe dọa tới sự tồn vong của cả một chế độ xã hội ; làm suy giảm sức chiến đấu của các đảng cầm quyền Do đó,đấu tranh chống tham nhũng được xác định là một trong những tiêu chí hàng đầu để nắm giữ, củng cố và duy trì quyền lực

Vấn đề tham nhũng và việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước xem là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được đặc biệt nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội của Đảng từ rất sớm Tham nhũng đã được Đảng xác định là một trong bốn nguy cơ cản trở

sự phát triển bền vững của đất nước, là nguyên nhân kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh chính trị, kinh tế, xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng Do vậy, đấu tranh phòng, chốngtham nhũng là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp chung ấy có ý nghĩa chiến lược và quyết định sự thành bại

Trải qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để phòng, chống tham nhũng xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2006-2011) của Đảng đã xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội,

là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và

Trang 7

2

quản lí trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ” Tiếp theo, Hội nghị an Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóa X) đã ban hành riêng một Nghị quyết chuyên đề về

“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng , lãng phí”, trong đó xác định: “ Phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục”, nhằm “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”

Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 2011-2016) của Đảng một lần nữa khẳng định: Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước

ên lề Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và đề nghị cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng xã hội và người dân để công tác này có hiệu quả cao hơn trong thời gian tới

áo cáo của an Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định: "Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài Các cấp ủy Đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí."

Có thể nói, với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, chúng ta đã tạo được những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động Công tác phòng, chống tham

Trang 8

3

nhũng đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhất là trong xây dựng thể chế và công tác phòng ngừa Trong một số lĩnh vực, tham nhũng từng bước được kiềm chế Tuy nhiên, bên cạnh đó, khi nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá, chúng ta có thể thấy công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm, công tác phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản Tình hình tham nhũng hiện nay vẫn ở mức nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên

có chức, có quyền suy thoái đạo đức, lối sống, với hình thức,thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, gây bức xúc xã hội Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém đó một phần là do quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước chưa trở thành hành động tự giác của nhiều ngành, nhiều cấp Không ít cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu thiếu quyết tâm và chưa quan tâm đúng mức tới công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng Năng lực và sức chiến đấu của không ít tổ chức cơ sở đảng còn mờ nhạt, yếu kém

Trong bối cảnh hiện nay, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng là vấn đề tất yếu và sống còn của sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam , nhân tố có

ý nghĩa quyết định hàng đầu là có sự lãnh đạo của Đảng, và đấu tranh chống tham nhũng được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chỉnh đốn và nâng cao sức chiến đấu của Đảng và trong giải quyết các vấn đề xã hội

Từ nhận thức trên, qua quá trình học tập nghiên cứu, tôi nhận thấy việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công tác phòng, chống tham nhũng là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay Do đó tôi đã chọn

đề tài: “Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chốngtham nhũng giai

Trang 9

4

đoạn 2006-2015” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nội dung quan trọng của nghiên cứu lý luận, là một đề tài giành được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công tác phòng, chống tham nhũng dưới những phạm vi và cấp độ khác nhau Đáng chú ý như:

Trương Vĩnh Trọng: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng , lãng phí”, Tạp chí Cộng sản, số 771(1-2007); Tạp chí áo cáo viên, số10 tháng 10 năm 2015; Tạp chí áo cáo viên, số 01 tháng 01 năm 2016; Trương Tấn Sang: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của toàn xã hội, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Tạp chí Cộng sản số 776(6/2007); Thanh tra Chính phủ: “Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng”, Đề tài khoa học cấp ộ (2010); Vũ Quốc Hùng: “Phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay”, Tạp chí xây dựng Đảng, số 9/2007 PGS,TS Nguyễn Thế Thắng: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố nhân dân và dư luận xã hội trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng”, Tạp chí Cộng sản, số 789 (7/2008);Nguyễn Thị Hương Giang; “ Tạp chí Lý luận chính trị, số 4/2010; Nguyễn Thị Thanh Tâm: “Tham nhũng ở Việt Nam và những giải pháp đấu tranh phòng ngừa”, Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2005;Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, “ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới, lịch sử và kinh

Trang 10

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận chung về tham nhũng , xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua, khóa luận làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, từ đó nêu lên một số kinh nghiệm nhằm nâng cao sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng, bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, khôi phục lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế, xã hội đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay Làm rõ và hệ thống hóa những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng

Để đạt mục đích trên, khóa luận tập trung:

 Làm rõ những vấn đề cơ bản về tham nhũng nói chung và tình hình tham nhũng ở Việt Nam nói riêng cũng như quan điểm của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng

Trang 11

6

 Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng

 Đề xuất một số phương hướng giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong giai đoan 2006-2015 và những năm tiếp theo

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn 2006-

2015 Trong phạm vi nghiên cứu, khóa luận tập trung nêu bật những quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng; thực trạng tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015; những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và trong lãnh đạo của Đảng đối với công tác này nói riêng, từ đó làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006 - 2015

4 Cơ sở lý luận của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng; quan điểm của Đảng

và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tham nhũng và yêu cầu của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học, kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp theo các quan điểm Mác – xít, kết hợp chặt chẽ lịch sử và lôgic, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, tổng hợp,…

Trang 12

7

6 Đóng góp vào lý luận và thực tiễn của luận văn

- Khóa luận hệ thống hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006-2015 một cách có hệ thống

- Những nhận định, đánh giá nêu lên một số phương hướng về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006-

2015 có thể là một căn cứ để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

- Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với những người nghiên cứu vấn đề này

7 Kết cấu của khóa luận;

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm Ba chương và 7 tiết:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tham nhũng và phòng chống tham nhũng

Chương 2: Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác phòng chống tham nhũng giai đoạn 2006-2015

Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

Trang 13

8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG

VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1.1 Những vấn đề lí luận chung về tham nhũng

1.1.1 Khái niệm, bản chất của tham nhũng

1.1.1.1 Khái niệm tham nhũng

Theo quan điểm truyền thống tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hạn để chiếm đoạt các lợi ích bất chính Yếu tố quyền hạn trong hành vi tham nhũng phát sinh trên cơ sở quyền lực nhà nước, gắn chặt với quyền lực nhà nước Vì vậy tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giai cấp và sự ra đời và phát triển của bộ máy nhà nước Theo Montesquier “ mọi người có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực đó”

Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của”1

Tùy thuộc vào chế độ chính trị- pháp lý của mỗi quốc gia mà tham nhũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Ở nhiều nước hoặc trong nhiều

tổ chức pháp lý quốc tế, “tham nhũng” được quan niệm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì động cơ vụ lợi trong cả khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước Tuy nhiên, ở rất nhiều quốc gia, chỉ những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì động cơ vụ lợi của cán bộ, công chức viên chức nhà nước mới được coi là “ tham nhũng”

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng không đưa ra một khái niệm chung về tham nhũng Tuy nhiên, Công ước có quy định về các biện pháp phòng ngừa, cũng như yêu cầu về hình sự hóa đối với các hành vi tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ , quyền hạn trong cả khu vực công và khu vực tư

Trang 14

9

Theo pháp luật Việt Nam, tham nhũng được coi là một hiện tượng tiêu cực gắn liền với một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, những người có chức vụ, quyền hạn trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước

đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi Luật, Phòng chống tham nhũng quy định rõ: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”2

Như vậy, còn có nhiều cách hiểu khác nhau về tham nhũng, xong cơ bản “tham nhũng” có thể hiểu chung là một hiện tượng gắn liền với quyền lực

và sử dụng quyền lực trong xã hội khi người nắm giữ đã sử dụng sai quyền lực đó vì lợi ích của họ hoặc của một nhóm người có liên quan đến họ

1.1.1.2 Bản chất của tham nhũng

ản chất của tham nhũng là chủ nghĩa cá nhân là lòng tham của con người Do chủ nghĩa cá nhân, mà kẻ tham nhũng cố ý sử dụng sai lệch quyền lực công (nhà nước) và quyền lực công cộng (tổ chức, cộng đồng) để trục lợi bất chính

Xét dưới khía cạnh chính trị- pháp lý, có một công thức được tổng kết

từ nhiều nghiên cứu đã được công bố là: Tham nhũng = chuyên quyền +tùy tiện – trách nhiệm giải trình

Theo công thức này, tham nhũng chính là kết quả hay biểu hiện tất yếu của một nhà nước, một xã hội mà ở đó quyền lực chính trị không thống nhất với quyền lực nhà nước và quyền làm chủ của người dân; quyền lực nhà nước chỉ tập trung vào tay của một hoặc một nhómngười trong xã hôi để phục vụ, củng cố cho quyền lực chính trị của họ và khi đó, quyền làm chủ của người dân cũng không được coi trọng Lúc này tính thượng tôn của pháp luật trong các quan hệ xã hội bị đe dọa và pháp luật trở thành phương tiện để bảo vệ lợi ích cho bộ phận nhỏ của người nắm quyền trong xã hội Tựu chung lại, có thể coi tham nhũng là tác nhân chính gây nên xói mòn lòng tin của người dân đối

Trang 15

Xét dưới khía cạnh xã hội, tham nhũng là hành vi đi ngược lại lợi ích

xã hội và cộng đồng khi người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình vì lợi ích cá nhân của mình hoặc người thân của mình; làm gia tăng sâu sắc thêm khoảng cách giàu nghèo, sự bất công và những xung đột trong xã hội

1.1.2 Quan điểmcủa Đảng Nhà nước ta về phòng chống tham nhũng

Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng và trong quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng Đảng đã xác định được một hệ quan điểm về phòng, chống tham nhũng Tạo cơ sở, định hướng để thể chế hóa thành Pháp luật của Nhà nước, nhằm phòng ngừa, phát hiện và sử lý tội phạm tham nhũng hiệu quả

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2006-2011) của Đảng

đã xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí

là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng, nhằm phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ” Đại hội X đã

đề ra những định hướng và chủ trương lớn cho công tác phòng chống tham nhũng , lãng phí”, trong đó xác định: “ Phòng chống tham nhũng, lãng phí là

Trang 16

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhiệm kỳ (2011-2016) Đảng ta khẳng định:Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí thực hành tiết kiệm Tiếp tục hoàn thiện thể chế

và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ tham nhũng, lãng phí tập trung các lĩnh vực dễ sảy ra tham nhũng, lãng phí”

Tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị, quan điểm, đường lối về phòng, chống tham nhũng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 an chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” xác định: “ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét sử để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí…Kiện toàn và tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng Xét sử nghiêm vụ án tham nhũng, trước hết là những vụ nghiêm trọng, phức tạp được nhân dân quan tâm”

Báo cáo của an Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định: "Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài Các cấp ủy Đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham

Trang 17

12

nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí

Có thể nói quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống tham nhũng được thể hiện ở nhiều văn kiện khác nhau của Đảng qua các nhiệm kỳ, nhưng tựu chung lại chúng đều nhất quán thể hiện lại các quan điểm lớn sau đây:

- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với ổn định kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chíng trị, tăng cường đoàn kết toàn dân

- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới

hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ

- Chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí

- Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phòng và chống, vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lí nghiêm mọi hành vi tham nhũng

- Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng một cách chủ động, huy động

và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi nghành

- Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, khôngnóng vội, không chủ quan; phải có kế hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc; sử dụng nhiều biện pháp, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo

1.1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham nhũng và phòng chống tham nhũng

Về vai trò, ý nghĩa của công tác chống tham nhũng

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng, chống tham ô, lãng phí là cách mạng, là dân chủ

Trang 18

13

Sự nghiệp cách mạng do toàn thể hệ thống chính trị, toàn thể quần chúng nhân dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa là nội dung, mục tiêu của cách mạng Hồ Chí Minh khẳng định: "tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ", tham ô là đặc trưng, gắn liền với thực dân, phong kiến Đấu tranh chống thực dân, phong kiến, xây dựng xã hội mới phải bao hàm cả đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu Cách mạng không thể thành công hoàn toàn nếu vẫn còn tham ô, lãng phí Vì vậy, chống tham ô, lãng phí là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng của cách mạng

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân Quyền lực thuộc về nhân dân Tất cả tài sản là của nhân dân Nhân dân đóng góp mồ hôi xương máu, tiền của cho công cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước Vì vậy, bảo vệ tài sản công, chống tham ô, lãng phí là bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân Hồ Chí Minh chỉ rõ: "phong trào chống tham ô,

lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công

Dân chủ tức là nhân dân làm chủ Cán bộ là người được giao quản lý tài sản

để thực hiện các nhiệm vụ do nhân dân giao phó Vì vậy, nhân dân có quyền

và nghĩa vụ giám sát, phê bình cán bộ, đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí Sự tham gia của quần chúng quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí Quần chúng tham gia tích cực, đông đảo thì cuộc đấu tranh càng mang lại hiệu quả cao Hồ Chí Minh khẳng định: "Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng"

b) Quan điểm chỉ đạo công tác phòng, chống tham ô, lãng phí

Công tác chống tham ô, lãng phí rất quan trọng, cần phải được tất cả các cấp, các ngành quan tâm và tiến hành thường xuyên Cũng như các mặt trận khác, muốn giành thắng lợi trên mặt trận chống tham ô, lãng phí, chúng

Trang 19

14

ta phải nắm được quan điểm chỉ đạo cuộc đấu tranh trên mặt trận đó Hồ Chí Minh nêu rõ: “phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên” Đấu tranh chống tham ô, lãng phí cần phải bằng hệ thống các biện pháp đồng bộ, cả trước mắt và lâu dài, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và

“chống” Cùng với việc xây dựng cơ chế phòng, chống, tấn công tham ô, lãng phí trên tất cả các lĩnh vực, cần xác định và tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm Yếu tố quan trọng, quyết định hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí chính là công tác lãnh đạo Sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, thông qua các chủ trương, chính sách mang tính chỉ đạo, thông qua các cấp uỷ đảng quyết định sự thành bại của cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục và cưỡng chế, trong đó lấy tuyên truyền, giáo dục là nền tảng, cơ sở

Người nói: “Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là

chính, trừng phạt là phụ” Việc tuyên truyền, giáo dục cần được đặc biệt coi

trọng, làm sao để cán bộ hiểu được sự nguy hại, xấu xa của tham ô, lãng phí,

từ đó có các hành động tích cực nhằm phòng, chống Đồng thời, công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ giúp nêu gương tốt, lên án các hành vi tham ô, lãng phí, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn nạn tham ô, lãng phí Nhưng khi cần thiết, đối với những người đã suy thoái về đạo đức, không chịu rèn luyện,

cố tình tư lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng, phải bị xử lý nghiêm khắc để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật và để răn đe, làm gương cho những người khác

c) Các biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc sự nguy hiểm, tìm ra bản chất, nguyên nhân của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh đã nêu ra hàng loạt biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống Trong các biện pháp phòng, chống tham

ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng biện pháp giáo dục tư

Trang 20

15

tưởng cho quần chúng Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho

tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp” Quần chúng là lực lượng chính của cách mạng, sự tham gia tích cực của quần chúng quyết định sự thành bại của cách mạng Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, quần chúng nhân dân giám sát cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện sai phạm, phê bình, lên án các biểu hiện tiêu cực của cán bộ Sự giám sát chặt chẽ của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công chức nhà nước, thông qua các hình thức khác nhau là một cơ chế ngăn ngừa tham ô, lãng phí hữu hiệu Đồng thời, các phản ánh, kiến nghị kịp thời của nhân dân qua công tác giám sát sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm phát hiện các hành vi tham ô, lãng phí, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng, phát động, chỉ đạo và hướng dẫn phong trào phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên Người chỉ đạo: "bộ đội, cơ quan, đoàn thể và nhân dân phải tổ chức một phong trào thật thà tự phê bình và phê bình từ cấp trên xuống, từ cấp dưới lên Trong phong trào này, mỗi cán bộ, Đảng viên phải luôn ý thức tự phê bình và phê bình, không phải để đả kích nhau, mà để cùng nhau nhận thức các sai lầm, khuyết điểm, cùng bàn cách khắc phục, sửa chữa, để thực hiện chức trách, công vụ tốt hơn Người nêu các bước thực hiện tự phê bình và phê bình Trước hết, tự phê bình và phê bình ở các "tiểu tổ" Sau đó, cơ quan triển khai kiểm thảo chung Phê bình và tự phê bình phải tiến hành từ trên xuống, từ dưới lên, phải làm thường xuyên, liên tục, phải có báo cáo, điều tra, hướng dẫn việc kiểm thảo Sau khi công khai, thật thà tự phê bình và phê bình, cán

bộ, đảng viên phải kiên quyết sửa đổi những sai lầm, khuyết điểm

Hồ Chí Minh coi các biện pháp về tư tưởng như giáo dục, thuyết phục, các biện pháp phòng ngừa là nền tảng trong cuộc đấu tranh chống tham ô,

Trang 21

16

lãng phí, quan liêu Đồng thời, Người luôn nhấn mạnh việc nghiêm trị các hành vi tham ô, lãng phí Việc xử lý nghiêm khắc hành vi tham ô, lãng phí phải đúng các quy định của pháp luật, không được nể nang người có chức vụ, địa vị, với mục đích bảo vệ công lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, răn đe, làm gương cho những người đang hoặc có ý định tham ô Người chỉ thị: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu, vốn là người có công với cách mạng, nhưng đã có hành động tham ô tài sản của Nhà nước Toà án kết án Trần Dụ Châu tử hình Gia đình Trần Dụ Châu

đã làm đơn gửi Hồ Chí Minh xin được ân giảm Nhưng Hồ Chí Minh bác đơn xin ân giảm đó Và hình phạt đã được thi hành Đây chính là sự thể hiện sinh động, cụ thể, rõ nét quan điểm, sự nghiêm khắc của ác đối với hành vi tham

Như vậy, thanh tra, kiểm tra không những để phát hiện vi phạm, phát hiện tham ô, lãng phí để xử lý Quan trọng hơn, qua kiểm tra, các cơ quan thanh tra nhà nước tìm hiểu nguyên nhân tham ô, lãng phí, từ đó, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với bản thân các cơ quan là đối tượng thanh tra, kiểm tra để có các giải pháp hữu hiệu nhằm chống tham ô, lãng phí có hiệu quả

Trang 22

1.1.4 Các dạng biểu hiện của tham nhũng

Theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng và ộ luật Hình

sự Việt Nam, tham nhũng biểu hiện dưới 12 nhóm hành vi:

a) Tham ô tài sản- là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng

chức vụ, quyền hạn đó chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý

b) Nhận hối lộ- là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức

vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian hoặc sẽ nhận một lợi ích bất chính dưới bất kì hình thức nào để làm hoặc không làm vì một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hố lộ

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản- là việc người có

chức vụ, quyền hạn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản của người khác

d) Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi- là việc người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác

Trang 23

18

mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

e) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi- là việc

người có chứac vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

f) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi- là việc người có chứac vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó,

trực tiếp hặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận một lợi ích không chính đáng ( lợi ích vật chất, hoặc tinh thần) để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm

1.1.5 Các dấu hiệu của hành vi của tham nhũng

Theo Luật phòng chống tham nhũng , tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Căn cứ vào quy định này, hành vi thamnhũng có một số dấu hiệu chung như sau:

a) Là hành vi trái pháp luật:

Tính trái pháp luật của hành vi được thể hiện qua việc xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tổ chức đơn vị trong bộ máy nhà nước dưới các hình thức như: chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của cá nhân hoặc các chủ thể khác nhau; làm hoặc không làm một việc trong khi thi hành công vụ; làm trái công vụ; dùng ảnh hưởng tác động trái pháp luật đến người có chức vụ quyền hạn; giả mạo giấy tờ, tài liệu, chữ kí của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp; đưa hối lộ và làm trung gian môi giới hối lộ,…

Do người có chức vụ quyền hạn trong khu vực công thực hiện:

Dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ thể của hành vi thamnhũng là người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan tổ chức đơn vị thuộc khu vực nhà nước thực hiện Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có chức vụ quyền

Trang 24

19

hạn được hiểu là những người được bổ nhiệm do bầu cử, do hợp đồng hoặc

do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được giao thực hiện một công việc nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực thi công vụ, bao gồm: Cán bộ công chức viên chức nhà nước; sĩ quan , quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân: sĩ quan, hại sĩ quann ghiệp vụ, sĩ quan

hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân: cán bộ lãnh đạo, quản lí trong doanh nghiệp của nhà nước; cán bộ klãnh đạo, quản lí là người đại diện phần vốn của nhà nước tại doanhnghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

Ngoài ra “ cơ quan, tổ chức, đơn vị” được hiểu là bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị vũ trangnhân dân, đơn

vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có

sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước

b) Là hành vi thực hiện một cách cố ý:

iểu hiện cụ thể về mặt nhận thức của người thực hiện hành vi tham nhũng là biết hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình là hành vi trái pháp luật và nhận thức được về hậu quả của hành vi là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tổ chức đơn vị, có thể gây thiệt hại cho nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác, nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện Trong các hành vi tham nhũng, chủ thể đều chủ động thực hiện và theo đuổi việc thực hiện hành vi nhằm có được lợi ích một cách bất chính

d)Người thực hiện hành vi thamnhũng xuất phát từ động cơ vụ lợi:

Động cơ vụ lợi được hiểu là mong muốn có được một lợi ích vật chất hoặc tinh thần ( gọi chung là lợi ích bất chính) thông qua hành vi tham nhũng

Trang 25

mà từ đó có thể hướng các lọi ích vật chất; tổ chức các sự kiện nghỉ ngơi, giải trí có sự tham gia của người có chức vụ, quyền hạn…Trong nhều trường hợp

vụ lợi không xuất phát từ lợi ích của chính bản thân người thực hiện hành vi tham nhũng, mà có thể cho cả cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc có quan hệ , như người có chức vụ, quyền hạn có thể ép buộc doanh nghiệp tài trợ cho một trường học mà con người đó đang theo học hoặc cho một bệnh viện mà gia đình người đó thường xuyên khám bệnh…

1.2 Tác hại của tham nhũng

Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nhũng ở những điểm chính sau:

Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng cho rằng tính nghiêm trọng của các vấn đề do tham nhũng gây ra có thể đe dọa sự ổn định an ninh, chính trị xã hội, xâm hại đến các giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý, cản trở sự phát triển bền vững và nguyên tắc nhà nước pháp quyền Tham nhũng còn liên kết với các tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tẩy rửa tiền; làm thất thoát và sử dụng sai trái một phần quan trọng nguồn lực các quốc gia, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị

và phát triển bền vững các nước đó Ngoài ra tham nhũng hiện nay đã trở thành hiện tượng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, ảnh hưởng đến mọi xã hội

và mọi nền kinh tế Liên hợp quốc, trong bộ công cụ chống tham nhũng còn cho rằng: Tham nhũng còn có khuynh hướng tập trung của cải, làm tăng

Trang 26

Ngân hàng thế giới thì cho rằng: Tham nhũng làm cạn nguồn đầu tư nội địa; làm giảm đáng kể các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham nhũng không chỉ gây trở ngại cho hoạt động kinh tế vĩ mô mà còn kìm hãm các hoạt động của các hãng riêng lẻ…

Từ góc độ văn hóa một vấn đề đặt ra là phải chăng, tham nhũng dưới các biểu hiện, hình thức trạng thái, mức độ tính chất khác nhau đã trở thành

“cách sống” cuả một số người, thậm chí một “lối sống” trong xã hội? Nếu coi văn hóa là phẩm giá, là tổng thể các giá trị chân- thiện – mỹ, là sự hoàn thiện, phát triển và tiến bộ, thì tham nhũng là tổn thương các giá trị, là lực lượng làm tha hóa con người, tha hóa sức mạnh nhân dân, tha hóa quyền lực của Đảng và Nhà nước, là lực lượng cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội

Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 đã coi tham nhũng là một trong bốn “nguy cơ” ( từ Đại hội X năm 2006 là một trong bốn “thách thức” đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ, sự ổn định chính trị - xã hội và đối với ựu nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Tham nhũng là một trong những vấn đề phức tạp nhất mà các nước phải đối mặt trong quá trình lich sử; là hiện tương mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại cũng như tính nguy hại của nó đới với xã hội

Đối với nước ta tham nhũng còn làm cho xã hội bất an, bất ổn, tiềm ẩn những mâu thuẫn, xung đột có nguy cơ phá hỏng sự nghiệp đổi mới và các mục tiêu phát triển của nước ta

Trang 27

22

Đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân, đạo đức gia đình rơi vào tình trạng suy đồi Các giá trị tinh thần bị xem nhẹ, bệnh vô cảm tràn lan, niềm tin lòng tin của nhân dân giảm sút

Kinh tế chậm phát triển, tái lạm phát tiềm tàng và khủng hoảng có nhiều dấu hiệu tăng lên Nợ xấu, nợ công gia tăng tới giới hạn nguy hiểm Tham nhũng có thể làm hỏng cả uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế làm giảm sút nghiêm trọng nguồn đầu tư nước ngoai vào Việt Nam gây thiệt hại lớn cho phát triển tiềm lực quốc gia

Làm suy yếu tiềm lực của Đảng và Nhà nước, đe dọa tới sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ

1.2.1 Tác hại về chính trị

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội

Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân Văn kiện Hội nghị lần thứ chín an Chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ: “ Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một

bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng ” Tác hại nguy hiểm của

tệ tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Nhân dân

Trang 28

23

chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng

Để nhân dân mất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh

vô cùng to lớn, thậm chí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng Năm 1992, tại Hội nghị lần thứ ba an Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, đã nêu: “Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài Những hiện tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của Đảng” Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đánh giá lại: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế

độ bị xói mòn” Tháng 4-2001, Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân” “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta"4 Nghị quyết số 14 ngày 15-5-1996 của ộ

Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nêu khái quát tác

hại của tệ tham nhũng như sau: Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ” Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị lần thứ ba an Chấp hành Trung ương Đảng

khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống

tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra

nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân

Trang 29

về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng,

đe dọa sự tồn vong của chế độ”

1.2.2 Tác hại về kinh tế

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể

và của công dân

Ở nước ta, trong thời gian qua, nạn tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền của, thời gian, công sức của nhân dân Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng Đó là những con số lớn và đáng lo ngại so với số thu ngân sách hằng năm của nước ta Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân Ở mức độ thấp hơn, việc một

số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công

Trang 30

25

việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhân dân thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng

vi tham nhũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách; tham nhũng tiền, hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hoá, thi đua khen thưởng Thậm chí tham nhũng còn xảy ra trong các cơ quan bảo vệ pháp luật

Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng có khi là giáo viên, bác sĩ, những

Trang 31

đề như trên cùng với tình hình thực tế hiện nay là cơ sở để Đảng ta có những nhận định và biện pháp đấu tranh để phòng chống tham nhũng đẩy lùi tệ nạn tham nhũng lãng phí nhằm mục tiêu đưa đất nước phát triển lên Chủ nghĩa xã hội

Trang 32

27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

ta về phòng chống tham nhũng như sau:

Năn Nhận định Nguồn trích dẫn

2006 Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm

trọng như nghị quyết Trung ương 3, khóa

X đã nhận định:

(Tham nhũng , lãng phí diễn ra nghiêm

trọng ở nhiều nghành nhiều cấp, nhiều lĩnh

vực với pham vị rộng, tính chất phức tạp,

gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm

sút lòng tin của nhân dân, là một trong

những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của

Đảng và chế độ ta- trích Nghị quyết Trung

ương 3, Khóa X)

áo cáo số 01/ C- CĐ ngày 17/1/2007 của

CĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng về kết quả về phòng chống tham nhũng năm 2006 và phương hướng, nhiệm

vụ công tác năm 2007

2007 Tình hình tham nhũng còn diễn biến phức

tạp, mức độ tinh vi hơn, nhất là trong lĩnh

áo cáo số 98/ C-CP ngày 23/10/2007 của

Trang 33

28

vực quản lí đất đai, đầu tư xây dựng cơ

bản, quản lý ngân sách, tài sản công

Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2007

2008 Xét tổng thể, tình hình tham nhũng trong

năm qua vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến

phức tạp; đã xuất hiện những vụ tham

nhũng có yếu tố nước ngoài

Có 27 bộ nghành, địa phương tự đánh giá

ít sảy ra tham nhũng; 22 bộ nghành, địa

phương cho rằng tham nhũng sảy ra nhiều,

nhưng không nghiêm trọng; 09 bộ, nghành

địa phương cho rằngtham nhũng vẫn vẫn

còn nghiêm trọng, và 3 bộ, nghành, địa

phương cho rằng tham nhũng còn rất

nghiêm trọng Hầu hết các bộ nghành địa

phương nhận định là tham nhũng đang

từng bước được đẩy lùi

Việc đánh giá công tác phòng, chống tham

nhũng, tình hình tham nhũng, mức độ

hoàn thành mục tiêu phòng, chống tham

nhũng hiện còn khó khăn, do chưa có tiêu

chí, biện pháp đo lường cụ thể Việc tự

đánh giá của các bộ, nghành, địa phương

có thể còn chưa chính sác nhưng đã thể

hiện sự chuyển biến tích cực trong nhận

thức, hành động, tạo cơ sở để phát triển

các biện pháp đo lường, dự báo, đánh giá

về tham nhũng, giúp cho việc hoạch định,

thực thi chinhsách, giải pháp PCTN đạt

hiệu quả cao hơn

áo cáo số 135/ C-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2008

2009 Công tác phòng chống tham nhũng có

những chuyển biến tiến bộ rõ hơn trước,

áo cáo số 157/ C-CP ngày 02/10/2008 của

Trang 34

29

tham nhũng ở một số nghành, lĩnh vực có

dấu hiệu giảm, dựa trên các tiêu chí: Số vụ

việc tham nhũng bị phát hiện giảm dần (

năm 2009 so với năm 2008, năm 2008

giảm so với năm 2007); Nhiều địa phương

đánh giá công tác PCTN có chuyển biến

tích cực, số vụ vi phạm ở địa phương

giảm; môi trường đầu tư ngày càng thông

thoáng, thuận lợi thu hút đầu tư cao; Kinh

tế của đất nước đạt chỉ tiêu tăng trưởng,

trong lúc nền kinh tế thế giới lâm vào suy

thoái, khủng hoảng

Tuy nhiên căn cứ vào các kết quả khảo

sát, giám sát, kiểm tra đánh giá chung về

tham nhũng và kết quả công tác phòng,

chống tham nhũng, Chính phủ cho rằng

tham nhũng ở nước ta vẫn ở mức độ

nghiêm trọng, phức tạp, phần lớn cán bộ,

nhân dân còn băn khoăn lo lắng về tính

hiệu quả của các giaỉ pháp PCTN

Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2009

2010 Trong năn qua công tác PCTN tiếp tục

chuyển biến rõ rêt trên một số mặt như

xây dựng thể chế, kiện toàn bộmáy chỉ

đạo, tuyên truyền phổ biến pháp luật, triển

khai các giải pháp phòng ngừa… Tồn tại

chủ yếu vẫn là chủ động phát hiện, ngăn

chặn xử lý tham nhũng hiệu quả nhưng

chưa cao

Thông qua dư luận quần chúng, đánh giá

của các tổ chức quốc tế và với việc của

các tổ chức tham nhũng vẫ còn sảy ra trên

nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp; một số đối

áo cáo số 103/ C-CP ngày 01/09/2010 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010

Trang 35

30

tượng tham nhũng lại là những người

trong cơ quan bảo vệ pháp luật… nên

vực quản lý đất đai, khai thác tài nguyên

khoáng sản, đầu tư, xây dựng, thuế, quản

lý tài sản công Dư luận quần chúng vẫn

dư luận, nhân dân, doanh nghiệp đánh giá

của một số tổ chức quốc tế và kết quả

công tác năm 2012 còn hạn chế yếu kém

như đã nêu, Chính phủ nhận thấy tình hình

tham nhũng vẫn còn diễn biến hết sức

phức tạp, sảy ra ở nhiều lĩnh vực, địa

phương: tham nhũng vẫn còn là vấn đề

bức xúc và là mối quan tâm hàng đầu của

cả hệ thống chính trị và toàn hệ xã hội

áo cáo số 218/ C-CP ngày 19/10/2011 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2011

2012 Công tác PCTN có những chuyển biến

tích cực cả về nhận thức và hành động Đa

số cán bộ công chức có ý thức rèn luyện,

hoàn thành tốt nhiệm vụ, không nhũng

nhiễu, tiêu cực có ý thức phục vụ nhân

dân, được nhân dân tin tưởng, góp phần

nang cao hiệu quả quản lý nhà nước, ổn

áo cáo số 266/ C-CP ngày 10/10/2012 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012

Trang 36

31

định và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh… Tuy đạt được kết quả tích cự nhưng nhìn chung công tác PCTN chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp diễn ra ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhiều nghàng gây bức xúc, bất bình

bộ trong xã hội; Tiếp tục là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước

2013 Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp

phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, kết hợp với hiệu ứng tích cực có được từ đọt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng triển khai htực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã có tác dụng dăn đe tham nhũng Một số lĩnh vực qua khảo sát, tình hình tham nhũng đã có xu hướng giảm so với kết quả khảo sát trước đó như thuế, hải quan, truyền thông, dịch vụ đăng ký và cấp phép Tuy nhiên, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra

ở nhiều nghành nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với nhũng thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện Tình trạng sách nhiễu, vĩnh vòi, gây phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một

số lĩnh vực Tham nhũng, lãng phí trong quản lý sử dụng đất đai, tín dụng, ngân

Trang 37

32

hàng, quản lý vốn, tài sản tại một số doanh

nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về

kinh tế, gây bất bình trong xã hội

2014 Chính phủ nhận xét, tình hình tham nhũng

vẫn diễn ra phức tạp, tham nhũng ngày

càng tinh vi, khó phát hiện Tội phạm kinh

tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính,

ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục

diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài

sản của Nhà nước

Chính phủ lý giải thêm rằng tham nhũng

ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối

tượng tham nhũng thường có chức vụ,

quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật,

quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các

nhóm lợi ích

Trong báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 gửi Quốc hội vào tháng 10 năm 2014

2.2 Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam trong những năm 2006-2015

Tình hình tham nhũng hiện nay vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, xảy ra

ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành Qua phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng tinh vi, thủ đoạn xảo quyệt hơn, phạm vi, lĩnh vực tham nhũng ngày càng rộng, thậm chí có tổ chức đối với một số vụ việc, vụ án tham nhũng lớn, mức độ thiệt hại ngày càng lớn, một số vụ án tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát một lượng lớn tài sản của Nhà nước Đặc biệt hơn nhiều vụ tham nhũng

đã có yếu tố nước ngoài phức tạp có chiều hướng gia tăng (như mua ụ nổi, tầu

cũ, tầu già của nước ngoài; hối lộ quan chức Việt Nam để thắng thầu v.v ),

Trang 38

sự tồn vong của chế độ Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo được sự chuyển biến nhất định về tình hình tham nhũng (15 năm qua, chỉ số Cảm nhận tham nhũng của Việt Nam đã tăng từ 25/100 điểm năm 2001 lên 31/100 điểm năm 2014), nhưng thực trạng tham nhũng hiện nay vẫn còn nghiêm trọng, đang là nỗi bức xúc của nhân dân và là thách thức rất lớn của Đảng vàNhà nước ta, đòi hỏi trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong hoạt động quản lý Nhà nước, bên cạnh các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, còn phải đặc biệt quan tâm đến các nhiệm vụ trong công tác phòng, chống tham nhũng

Xét về mặt biểu hiện, tham nhũng diễn ra dưới nhiều hình thức và cũng khác nhau rất nhiều giữa các nghành, lĩnh vực Nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong thời gian qua có thể khái quát một

số lĩnh vực thường sảy ra tham nhũng như sau:

2.2.1 Trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản

Hiện nay tham nhũng trong lĩnh vực đất đai vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm của thực trang tham nhũng.Trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, tham nhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch; giao đất , cho thuê đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; định giá đất khi thu hồi đền bù, giải phóng mặt bằng…các vụ án tham nhũng lớn trong lĩnh vực đất đai hiện

Trang 39

34

nay để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: Sai phạm quản lý đất đai

ở thành phố Đà Nẵng gây thiệt hại lớn qua việc cho thuê đất của 48/1061 hồ

sơ, chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư hay việc cấp giấy chứng nhận đối với dự án đầu tư: Khu đô thị nam trung tâm hành chính Liên Chiểu, san lấp mặt bằng tại dự án khu dân cư Nan cầu Cẩm Khê Hay các sai phạm đất đai nghiêm trọng tại Hà Nội như trong những năm gần đây điển hình như

; chung cư siêu mỏng, vụ nhà 8 Lê Trực, xây dụng 60 biệt thự trái phép tại vườn quốc gia a Vì dù chưa được các cấp có thẩm xây dựng dự án, khiếu kiện đất đai tại phường Quang Trung (quận Hà Đông) và làng Chuông, Vác (Thanh Oai- Hà Nội)…và rất nhiều các tranh chấp đất đai khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đới với kinh tế xã hội và an ninh chính trị của đất nước

Thu hồi và việc bồi thường, tái định cư khi thu hồiviệc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là lĩnh vực thời gian qua có nhiều khiếu nại tố cáo thậm chí là khiếu kiện phức tạp, đông

người: Trong 6 tháng đầu năm 2009, các đơn vị trực thuộc ộ Tài nguyên và

Môi trường đã nhận được tổng số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai là: 3.470 lượt đơn, Trong 9 tháng đầu năm 2015, số lượng đơn thư khiếu nại,

tố cáo giảm, nhưng số vụ việc lại tăng, ộ trưởng ộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang báo cáo kếtquả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn ộ đã tiếp 377 lượt với 1.177 người, có 77 lượt đoàn đông người với 867 người Như, khiếu nại của một số công dân phường Cổ Nhuế 1, quận ắc Từ Liêm (Hà Nội), khiếu nại của các hộ dân có đất bị thu hồi tại thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (Hà Nội), một

số công dân xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên) cho rằng chính quyền địa phương tự ý “giấu” đất nông nghiệp, không chia cho người dân sử dụng ổn định, lâu dài

Đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên, khoáng sản, tham nhũng thường xảy ra trong cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản…Đó là việc

Trang 40

“đại án” trong lĩnh vực ngân hàng với con số thiệt hại từ hàng nghìn tỷ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, như:Vụ Lê Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu giấy (Hà Nội), Vụ Phan văn Tưởng, cán bộ ngân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10

tỷ đồng, vụ Đoàn Tiến Dũng, phó tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nhận của khách hàng 5 tỷ đồng , là khoản trích 3-10 %, trong

số tiền mà khách hàng được vay của ngân hàng, vụ Vũ Việt Hùng, Giám đốc Ngân hàng phát triển chi nhánh Đăc Lắk- Đăk Nông nhận 92 tỷ đồng, 100.000 USD và một ôto MV của Cao ạch Mai và Trần Thị Xuân để cho vay không đúng quy định ,Vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và đồng phạm gây thiệt hai 1400 tỷ đồng, vụ Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm chiếm đoạt 4911 tỷ đồng xảy ra tại ngân hàng Viettinbank đây là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam, vụ án tại Ngân hàng Thương mại CP Đại Dương bắt tạm giam ông Hà Văn Thắm nguyên “Chủ tịch” hội đồng quản trị ngân hàng này, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hơn 50 bị cáo gây thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng…

2.2.3 Tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp

Cán bộ cơ quan tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn đòi hối lộ trong quá trình thực thi công vụ (hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) Loại hành vi này không những ảnh hưởng đến tính đúng đắn trong hoạt động

Ngày đăng: 14/11/2016, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w