1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng rắn độc cắn

29 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Mô tả được triệu chứng và cách xử trí người bệnh bị rắn độc cắn 3.. Giới thiệu• Rắn độc cắn là một loại nhiễm độc do động vật thường gặp nhất.. • Việt Nam có 135 loài rắn trong đó có 31

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

Trình bày Giảng viên Trần Quang Đức

XỬ TRÍ VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ RẮN CẮN

Trang 2

MỤC TIÊU

1. Nêu được một số loại rắn độc có ở Việt Nam

2. Mô tả được triệu chứng và cách xử trí người bệnh bị rắn độc cắn

3. Lập được kế hoạch chăm sóc và theo dõi người bệnh bị rắn độc cắn

Trang 3

Giới thiệu

• Rắn độc cắn là một loại nhiễm độc do động vật thường gặp nhất

• Việt Nam có 135 loài rắn trong đó có 31 loài rắn độc chia thành hai nhóm chính: rắn độc sống trên cạn (18 loài) và rắn độc sống ở biển (13 loài)

• Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn là thuốc giải độc đặc hiệu hiệu quả nhất trong điều trị rắn độc cắn

Trang 5

Hổ mang bành

Trang 6

Hổ mang chúa

Trang 7

Cạp nia Cạp nong

Trang 8

Lục tre

Trang 9

RẮN HỔ HÀNH

Trang 10

Nhóm rắn độc sống ở biển

• Đẻn đuôi gai (Aipysurus eydouxi)

• Đẻn khoang (Hydrophis cyanoccinctus)

• Đẻn bụng vàng (Hydrophis coerulescens)

• Đẻn vết (Hydrophis ornatus)

• Đẻn cạp nong kim (Hydrophis fasciatus)

• Đẻn sọc dưa (Pelamis platurus)

• Đẻn đầu nhỏ (Microcephalophis gracilis)

Trang 11

Đẻn đuôi gai

Trang 12

Rắn biển Belcher

Trang 13

NGUYÊN NHÂN

• Do tai nạn: thường bị cắn khi làm ruộng, đi đường hoặc đi vào rừng Nạn nhân có thể bị cắn vào tay khi đánh bắt

cá, thò tay vào hang để bắt cua, ếch, dỡ đống gạch, đống củi, kiểm tra chuồng gà ban đêm, ngủ trên nền đất vào

ban đêm (kể cả ở trong nhà),

• Do nuôi, bắt: nhiều khâu trong công việc nuôi bắt rắn, đặc biệt khi gặp rắn, người dân thường không xua đuổi rắn

mà chủ động bắt rắn để bán hoặc thịt rắn dẫn tới bị cắn

• Nguyên nhân khác: trêu, chọc rắn đang nuôi trong chuồng bị rắn phun nọc vào mắt Trẻ em thấy rắn độc nhỏ do không biết đã vồ bắt nghịch chơi,

Trang 14

 Cardiotoxin (độc tố độc với tim)

 Hemolysin (gây tan huyết)

 Hemorragin (gây chảy máu)

 Coagulin (gây đông máu) Các độc tố gây rối loạn đông máu có nhiều ở rắn lục

Trang 15

Phân biệt

Trang 16

CHẨN ĐOÁN

Rắn hổ cắn:

1. Tại chỗ:

• Phù nề thường do hổ mang bành, hổ chúa

• Hoại tử thường do hổ mang bành cắn

• Không có dấu hiệu gì : cạp nong,cạp nia

2. Toàn thân:

• Sụp mi, dãn đồng tử, liệt nhãn cầu, khó thở, liệt hô hấp, liệt tứ chi: rắn cạp nia, cạp nong cắn

• Tiêu cơ, đái ít, suy thận: rắn hổ mang bành, hổ chúa cắn

Trang 17

Chẩn đoánRắn lục cắn:

Tại chỗ:

• Vài phút sau khi bị cắn sưng tấy nhanh kèm theo hoại tử lan tỏa

• Sau 6 giờ toàn chi sưng to, tím

• Sau 12 giờ hoại tử, phỏng rộp

Trang 19

Rắn lục cắn

Toàn thân:

• Chóng mặt, lo lắng, tình trạng sốc

• Chảy máu khắp nơi: tại vết cắn, nơi tiêm truyền Nặng có thể xuất huyết não

• Nôn, ỉa máu, đái máu

• Suy thận cấp do tiêu cơ

Trang 20

Cấp cứu ban đầu

• Trấn an nạn nhân giữ bình tĩnh Cởi bỏ các đồ trang sức (nhẫn, vòng)

Không để nạn nhân tự đi, chạy Không uống rượu hoặc chất kích thích Không chích rạch, không ga rô, không chườm

đá lên vết cắn Không uống hoặc đắp bất kỳ thuốc lá gì lên vết cắn

• Ngay lập tức băng ép bằng băng bản rộng bắt đầu xung quanh vết cắn cho tới tận đầu chi và hết toàn bộ chi, nẹp bất động rồi chuyển ngay đến bệnh viện Chú ý khi bị rắn lục cắn không băng ép vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ

Trang 21

BĂNG NẸP VÀ BẤT ĐỘNG

Trang 23

Tại Bệnh viện

• Sát trùng, chống uốn ván, KS dự phòng

• Thông khí nhân tạo điều khiển (Rắn cạp nong, cạp nia, hổ chúa cắn)

• Truyền dịch nhiều đề phòng suy thận cấp (Rắn hổ mang bành, hổ chúa cắn )

• Chống phù nề (corticoid), chống đau

• Dùng huyết thanh kháng nọc rắn là PP điều trị đặc hiệu cho từng loại rắn hổ cắn

• Chống viêm loét giác mạc

• Vá da nếu hoại tử lớn do vết cắn

Trang 24

Huyết thanh kháng độc rắn lục tre

Trang 25

PHÒNG TRÁNH

• Bạn nên biết nhận dạng các loài rắn độc, biết được môi trường sống, thức ăn, đặc tính hoạt động của một số loài rắn

• Khi gặp rắn nên chủ động tránh, nếu không tránh được thì không nên làm những cử động đe doạ rắn Cần cảnh giác đặc biệt rắn sau mưa, trong mùa lũ lụt, mùa gặt hái và ban đêm

• Đề phòng rắn biển cắn, ngư dân tránh động vào rắn biển, tránh bắt rắn trong lưới và trên đường đi Đầu và đuôi rắn không dễ gì phân biệt Có nguy cơ rắn biển cắn khi bơi lội, giặt quần áo nơi nước đầm thuỷ triều, cửa sông, bãi biển

Trang 26

PHÒNG TRÁNH

Trang 27

• Trong rừng không nên bước hoặc cho tay vào những nơi mà ta chưa quan sát được.

• Không nên ngồi cạnh gốc cây, gò đống, bờ ruộng có nhiều hang chuột, hang mối

• Không nên lật tảng đá, đống gạch, đống củi hay thân cây đổ bằng tay trần (nếu cần phải dùng gậy hay chân có đi giầy)

• Thận trọng khi phải kiểm tra chuồng gà, ổ gà vào ban đêm

• Không dùng tay bẻ cành cây, lấy củi trong đêm

Trang 28

• Không đi chân không vào rừng, nương, rẫy (nhất vào ban đêm).

• Không trêu chọc rắn độc (cần khuyên bảo kỹ các em nhỏ)

• Không nên sờ vào miệng rắn, ngay cả khi rắn đã chết, đã chặt đầu hoặc giả vờ chết (một số rắn giả chết để tránh

bị tấn công

• Không nên ngủ dưới đất vì rắn hay lui tới những chỗ ấm

• Thường xuyên kiểm tra nhà phát hiện nơi rắn hay trú ẩn (mái lợp tranh rạ, mái hiên, tường rơm có khe nứt lớn, khoảng trống không bịt kín của ván sàn)

Ngày đăng: 13/11/2016, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w