1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tập thực tế tuyến TP hồ chí minh đồng nai bà rịa vũng tàu TP hồ chí minh

24 214 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 13,9 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MOI TRUONG VA TAI NGUYEN

BAO CAO THUC TE

Chương trình khảo sát- thực tập thực tế

Tuyến: TPHCM-Đồng Nai- Bà Rịa- Vũng Tàu- TPHCM

GVHD:Nguyễn Văn Thanh Thực hiện: Nhóm HẢI ĐƯỜNG © PNA VY FY YD em Nguyễn Văn Chiến Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Võ Châu Việt Khuê Nguyễn Thị Cẩm Lệ

Bùi Hữu Long Lê Thị Kim Ngân Lê Thị Mỹ Nhung

Nguyễn Thị Thu Thân

Trang 2

1 Ngày 02/11/2011

5h40: xuất phát từ trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Hơn 150 sinh viên các lớp DH08,09,10-DL sẵn sàng cho chuyến đi hứa hẹn nhiều

điều thú vị và bố ích cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Thanh- giáo viên bộ

môn và hai chị trợ giáng Hà Vy và Báo Hân đồng hành với chúng tôi Dù phải thức dậy từ rất sớm nhưng trên khuôn mặt của mọi người đều tươi tỉnh và mang theo một niềm háo hức Khi xe chúng tôi đi qua Suối Tiên, chúng tôi được nghe các anh, chị khóa 08DL thuyết minh và biết rằng : “ Suối Tiên toạ lạc trên một vùng đất thiêng, công viên Suối Tiên trông tựa như một thiên đường Phật giáo Nơi đây có rất nhiều những công trình kiến trúc đậm màu huyền thoại: tượng các con cóc khống lồ, tượng long lân quy phụng, đầu rồng nặng 300 tân Suối Tiên còn có thuỷ cung, Vương quốc cá sấu, Bí mật rừng phù thuỷ và đặc biệt là Kỳ lân cung — nơi mô phỏng lại các tầng địa ngục Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phô Hỗ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến Có một điều kỳ lạ là trước công suối tiên có đặt tượng cóc 3 chân, sau khi kết thúc ngày người ta luôn luôn xoay mặt cóc hướng vào, ngày làm việc thì quay đầu cóc ra Theo thuyết phong thủy, cóc là con vật đem lại điềm lành, cóc ba chân thường ngậm 3 đồng xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà Không nên để cóc đối diện trực tiếp với cửa chính vì có nghĩa là để cho vàng ra khỏi nhà Đây chính là lí do vì sao người ta lại xoay mặt cóc vào sau khi làm việc”

Trang 3

chiên khu Ð, Văn miêu Trân Biên, nghiên cứu các di chỉ khảo cô: mộ cô Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa.”

6h30: đến trạm dừng chân Long Thành nghỉ ngơi và ăn sáng

Chúng tôi nhanh chóng xuống xe theo hướng dẫn của chị nhóm trưởng, sau khi ăn

điểm tâm bằng thức ăn nhanh mà ban hậu cần đã chuẩn bị sẵn, chúng tôi dạo một vòng tại điểm dừng chân Long Thành này Qua khảo sát, chúng tôi thấy đây là một điểm dừng chân khá lí tưởng cho các du khách từ TP.HCM đến Bà Rịa —- Vũng Tàu Bò sữa Long Thành chỉ có một điểm duy nhất nằm bên phải từ TPHCM xuống và bên trái từ Vũng Tàu về TPHCM, nằm trên địa bàn xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Đến đây chúng ta không những chỉ được thưởng thức các sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100%, hay loại Yoghurt "made ¡n long thanh", mà còn có thê mua về những thứ trái cây như măng cụt, sau riêng, mít , thậm chí khô cá với giá khá là "hữu nghị" Trong khuôn viên này còn có khu vui chơi với tổng diện tích lên đến 10 heta, phục vụ khách tham quan dã ngoại, căm trại Đặc biệt, tại khu nhạc nước bò sữa Long Thành, chúng ta sẽ được tắm thỏa thích với hồ bơi trong xanh và khuôn viên cây xanh râm mát, hít thở không khí trong lành, thuê xe đạp tham quan trại bò và ở đó chúng ta học được quá trình vắt sữa và biết được lịch sử xuất xứ nghề nuôi và chế biễn bò sữa Trạm dừng chân cho xe hơi đậu đề du khách " xa stress" luôn luôn đông Thực sự bò sữa Long Thành là một trạm dừng chân đáng để qua và cảm nhận

Sau 30 phút nghỉ tại bò sữa Long Thành, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đi đến Tân Thành tìm hiểu kiến trúc tôn giáo Đại Tòng Lâm Tự - nơi có nhiễu kỷ lục quốc gia được ghi nhận

Th15: đoàn đến Dai Tong Lam Tự

Trang 4

huyén Tan Thanh, tinh Ba Ria — Ving Tau Dai Tong Lam hang nam don hang van khach tham quan va van cảnh chùa

Ngôi chùa này do cố đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hòa từ chùa An Quang TP Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một Đại Tong Lam có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học,

đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sinh Hòa thượng Thích

Thiện Hòa thế danh Hứa Khắc Lợi, sinh năm 1907 tại làng Tân Nhựt, Chợ Lớn Ngài xuất gia năm 1935 tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh Hòa thượng đã sáng lập

Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Giác Sanh, Phật học viện Huệ Nghiêm kiến tạo

Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Phật học Ni trường Dược Sư, Trường Bồ Đề Giác Ngộ, Trường Bồ Đề Huệ Đức, chùa Đại Tòng Lâm

« Kiến trúc Đại Tòng Lâm Tự

Công tam quan chùa xây bằng đá vào năm 1974 đã được thay bằng công tam quan mới to lớn, được xây dựng lại năm 2007 Trong khu đất rộng lớn gần 100ha, bước vào công, bên trái có chùa Đại Tòng Lâm được xây từ năm 1958 và trùng tu năm 1982 với diện tích 112m? (ngang 7m, đài 16m), trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết gia trên tòa sen, trước có tượng Đản sinh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng

Sát bên trong cửa chính điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa Bên trái chùa là nhà giảng, sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng

Đối diện với công là tháp Đa Bảo với kiêu kiến trúc ba tầng được xây dựng năm 1983 Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo, hai vị Bồ tát Văn Thù, Phố Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diép, A Nan Tang dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bốn vị Hộ Pháp Mặt trước tháp có cặp câu đối bằng chữ Quốc ngữ :

Trang 5

Bên phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyên đề kỷ niệm nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh và nơi đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo chuyển pháp luân giáo hóa chúng sinh Ở đây cũng có những câu đối bằng chữ Quốc ngữ

Tại vườn Lam Ti Ni:

Vườn Lâm T) Ni bảy bước xưng tôn cùng Vũ Trụ

Nước Ca Tỳ La chín rồng tắm Phật tại Ta Bà

Tại vườn Lộc Uyên :

Thế giới hoan ca mừng Đại Giác viên thành Phật quả Diêm Phù vui vẻ nay chúng sinh nhuần gội Pháp mẫu

Bên trái tháp Đa Bảo có pho tượng đức Phật nhập Niết bàn nằm trên tòa sen, tượng có mái che, trước có cổng vào

Chùa còn có pho tượng có giá trị thâm mỹ cao là tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m Ngôi chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tang, dài 91m, rộng 46m, được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tô chức xây dựng vào năm 2002, theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn Điện Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương gồm : bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ tát Quán Thế Am, Đại Thế Chí), bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca và hai vị Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Đai Hạnh Phố Hiền), hai tượng Hộ Pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma Các mặt vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000 tượng Phật nhỏ (mỗi tượng ngang gôi 0,25m, cao 0,30m) theo kinh Vạn Phật Điện Phật tầng trệt thờ đức Phật

A Di Đà

Phía trái khu đại tự là khu vực được kiến thiết cửu phẩm cực lạc với 48 tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương cao 3,3 mét và nặng 3,5 tấn đứng giữa khoảng trời mênh mông Một tượng cao 14,5 mét được đúc bằng bê tông đặt chính giữa Lối đi được lát gạch mát rượi làm dịu đi phần nào cái nóng những buỗi trưa hè cho khách thập phương đến viễng

Đặc biệt, trong quân thé Dai Tong Lâm, NI viện Thiên Hòa trong những năm qua

được du khách gần xa biết đến với tên gọi “chùa bánh xèo” Mỗi ngày chùa phục vụ các

Trang 6

Qua đây chúng tôi còn được biết thêm chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự là ngôi đại tự có nhiều kỷ lục với những công trình quy mô to lớn, hiện đại, hiện tại chùa đang giữ 6 kỷ lục lớn đó là:

Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm với ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm xây dựng vào năm 1958, trùng tu 1982 Ngôi chính điện được xây mới vào năm 2002, có 2 tầng thờ Phật; mỗi tầng có chiều dài 91m, chiều rộng 46m, đã được xác lập kỷ lục năm 2006

Và kỷ lục ngày 31-5-2007: Chùa Vạn Phat Quang Dai Tòng Lâm - ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất Việt Nam Điện Phật tầng 1 chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tôn trí 10.000 tượng Phật theo kinh Vạn Phật (từ đức Đông Phương A Súc Bệ Phật đến đức Tinh Tú Phật) làm bằng đồng mạ vàng Mỗi bức tượng có kích thước 25 cm x 30 cm

Trong khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn

thành vào năm 1995, dung chứa 1.000 người Đại giới đàn Thiện Hòa thường được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đây ba năm một lần Hằng năm, chùa là nơi tổ chức khóa An cư kiết hạ cho chư Tăng trong tỉnh Trong năm 2004 - Phật lịch 2548, Ban TrỊ sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tô chức khóa An cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7 âm lịch cho Tăng chúng, NI chúng về kết giới tu học tại chùa Đại Tòng Lâm với số lượng 1.200 vị, đã được Trung tam Sach ky luc Việt Nam xác lập ky luc ngay 30-11-2007: Chia Dai Tong Lam với khóa An cư kiết hạ có số Tăng Ni tập trung nhiêu nhất Việt Nam

Trang 7

Từ giữa năm 2006 đến đầu năm 2009, cạnh đài Di Lặc, chùa xây dựng vườn tượng “Cửu phẩm Cực Lạc” gồm 48 pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đá hoa cương, mỗi tượng cao 3,3m, nặng 3,5 tan, 6 giữa đặt pho tượng Di Da Bốn Tôn cao 18m bằng bê tông xi-măng cốt thép Công trình đã được xác lập kỷ lục ngày 21-3-2009: Vườn Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam Ủ A Ác la a Any , ắ Ầ ` EY r A nt N A ol PN cân a ` : we 4 ` mT : = Vườn Cứu phẩm Cực Lac ton mí tượng Phật A Dị Đà bằng đa hoa cương nhiều nhất Việt Nam

Nhân Lễ vía đức Phật A Di Đà năm Canh Dần, vào sáng ngày 20-12-2010, chùa Van Phat Quang Dai Tong Lam — Ba Ria Ving Tau da long trong tô chức Lễ an vị tượng Tam Thánh Cực Lạc và đón nhận ky luc Phat giáo thứ 6 về bộ tượng Tam Thánh bằng

đá hoa cương lớn nhất Việt Nam Tượng Tam Thánh Cực Lạc được tạo tắc trong năm

2009-2010 từ 1.000 tân đá hoa cương gồm : tượng đức Phật A Di Đà cao 15m, bệ 2,4m và 2 tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, mỗi tượng cao 13,7m, bệ 2,4m Trọng lượng 3 tượng là 580 tân Bộ tượng đã được xác lập kỷ lục là tượng Tam Thánh Cực Lạc băng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam

Hiện nay, Ban Quản Trị Đại Tòng Lâm Phật Giáo đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để tiến hành xây dựng Bệnh viện đa khoa Phật Giáo Đại Tòng Lâm đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam với quy mô 500 giường bệnh trên diện tích tổng thê 14ha, đây là công trình từ thiện mang tầm vóc lớn của Phật giáo Việt Nam trong thế ký 21

Trang 8

Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI tr.CN; người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cô Đàm) Ông sinh năm 624 tr.CN, vào lúc ở Ấn Độ đạo Bàlamôn (Brahmanism) đang thống trị với sự phân chia đắng câp sâu sắc trong xã hội Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đắng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dân đến sự hình thành một tôn giáo mới

Sau khi đức Phật tạ thế, do Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca chia làm hai bực nên Phật giáo phân thành hai nhánh lớn:

e Phật giáo Đại thừa,

Phật giáo Tiêu thừa

Phật giáo Đại thừa thạnh hành ở miễn Bắc Ấn Độ, được truyền bá sang Tây Tạng,

qua Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhựt Bồn, và từ Trung hoa truyền xuống Việt

Nam Do đó, Phật giáo Đại thừa còn được gọi là Bắc Tông

Phật giáo Tiêu thừa thịnh hành ở miền Nam Ấn Độ, được truyền bá sang đảo quốc Tích Lan, qua Miễn Điện, Thái Lan, Cao Miên, Lào và cũng truyền đến Việt Nam Do đó, Phật giáo Tiểu thừa được gọi là Nam Tông, đối lại với Bắc Tông là Phật giáo Đại thừa

Kinh điển của Phật giáo là Tam Tạng Kinh, cũng được phân thành Đại thừa và Tiểu thừa: - Tam Tạng Kinh Đại thừa viết bằng tiếng Phạn (Sancrit: Bắc Phạn) - Tam Tạng Kinh Tiêu thừa viết bằng tiếng Pali (Nam Phạn)

Trang 9

tu, tu hành đắt đạo nhưng trong tâm của họ vẫn muốn đi phô độ chúng sanh không muôn đi lên nhận chính quả sớm

Vì thế khi ta bước vào một ngôi chùa nếu muốn biết ngôi chùa ấy theo phật giáo Đại thừa hay phật giáo Tiêu thừa ta chỉ cần quan sát cách bài trí của ngôi chùa đó Nếu trong chùa ngoài Phật Thích Ca còn có những vị phật, những vị Bồ Tát thì ngôi chùa ấy theo phật giáo Đai thừa Và ngược lại nếu chỉ có Phật Thích Ca thì ngôi chùa đó theo phật giáo Tiêu thừa

Về lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

° từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;

° thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;

° từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là ø1a1 đoạn suy thoái;

° từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng

Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiên tông, Tịnh Độ tông và Mật tông

Sau hơn một tiếng đồng hồ dạo quanh khuôn viên của chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, chúng tôi nhận thấy đây là một nơi rất thích hợp cho việc tổ chức những chuyên tham quan du lịch vãn cảnh hay du lịch thiền Đại Tòng Lâm Tự nằm giữa vùng đất yên bình trên đường quốc lộ, vì thế du khách khi đến tham quan chùa Đại Tòng Lâm luôn được đắm mình trong không khí mát lành của cây cỏ, thiên nhiên, được chiêm bái các công trình kiến trúc của đạo Phật và được rõ bỏ những ưu tư mệt nhọc, những ưu phiền của cuộc sống hằng ngày, cảm thấy tâm hồn mình thanh tịnh hơn Đại Tòng Lâm

vẫn đem lại thi vị cho bao người Một thiên nhiên mênh mông, chan hòa với màu sắc

Trang 10

8h45: đoàn rời Đại Tòng Lâm Tự đề đến Nhà Lớn

Dọc theo đường đi chúng tôi được nghe chị Thảo -lớp 08DL giới thiệu về Đảo Long Sơn.” Dọc theo quốc lộ 51, thuộc đia phận Phước Hoà về phía tay phải du khách sẽ thây một dãy núi nằm xoải dài theo sông nước, cỏ cây xanh rờn Đó là Núi Nứa hay còn gọi là Đảo Long Sơn Vượt qua cầu Ba Nanh đi thêm 4km nữa là đến trung tâm của đảo Gọi là Núi Nứa là do trước trên đảo có rất nhiều cây nứa mọc thành rừng trở thành cây đặc trưng của đảo, còn gọi là Long Son, do chính hình dàng của đảo, mới thoạt nhìn từ xa giống như con rồng xanh không lồ đang giỡn mình trên sóng biên.”

9h00: đoàn đến nhà Lớn

Ở đây chúng tôi đón thêm 2 chị Vân và Hằng là sinh viên trường đại học Vũng Tàu cùng tham gia vào chuyến hành trình Sau đó chúng tôi được đi tham quan xung quanh nhà Lớn và nghe Bà và các anh chị giớ 1 thiệu vê nhà Lớn cũng như đạo ông Trân

Trang 11

theo đạo Ông Trần ở Long Sơn vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt đậm chất Nam Bộ Ít quan tâm đến giáo lý mà chú tâm nhiều đến việc thờ cúng, bố thí và lẫy việc "tu nhân" làm nên tảng cho sự hành đạo Đạo Ông Trần chỉ là đạo làm người Ngày xưa Ông Trần

thường dạy về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu và cứ thế mà truyền đời

Đạo Ông Trần có điểm khác là: không lập chùa miễu, không kinh kệ chuông mõ, không ép buộc ăn chay và cũng không dung túng tệ mê tín dị đoan Ngoài ra, nhiều tập tục riêng của Long Sơn do ông Trần chỉ dạy vẫn còn được tin theo như: viết liễn đón Xuân, đám tang chôn cất trong vòng 24h (không coi ngày giờ, xả tang ngay tại mộ), đám cưới không coi ngày mà chỉ chọn hai ngày trong tháng là mồng Một và 16 âm lịch và giờ hành lễ là giờ Thìn (khoảng 8h sang) Nhung đặc biệt nhất là tục “chết đồng quách” Theo triết lý của ông Trần, thì “khi chết mọi người đều bình đăng như nhau” nên áo quan được dùng chung cho tất cả mọi người Gia đình có tang chỉ việc đến thỉnh áo quan về tâm liệm Khi đi đến mộ phần thì người chết được quấn vào chiếu cói chôn xuống đất, còn áo quan thì đưa về lại Nhà Lớn

Hằng năm ở đây có lễ hội ngày giỗ ông Trần 20/2 và ngày lễ Trùng Cửa vào ngày

Trang 12

Dưới chân phía Đông Núi Nứa là một quân thê kiến trúc cô uy nghi, bề thế, khu nhà lớn có 3 phan riéng biét la khu đền thờ ( nhà lớn), nhà Long Sơn hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sắm, các dãy phố quanh chợ và lăng mộ ông Trần

- Vị trí nhà Lớn: Thôn 5, xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu

Khu nhà bề thế này được Ông Trần cho khởi công từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành Nhà lớn Long Sơn, hay Đền ông Trần là một quân thê kiến trúc nghệ thuật theo lối cô, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quí tọa lạc trên diện tích khoảng 2 ha Nhà Lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiêu đình làng Việt Nam, nhưng không theo một qui hoạch tông thể nào cả Các nhà lầu nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không đăng đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc khác lạ, phá vỡ nghiêm luật xây dựng đương thời

Lúc đầu, Nhà Lớn được làm bằng gỗ ván, tre nứa, nhưng sau này khi trùng tu đã thay thế một phần bằng gạch ngói và xi măng Nhìn chung, Nhà Lớn là một tập hợp quan thê kiến trúc khép kín và liên thông, được chia thành ba khu riêng biệt đó là: Khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần rộng 42 m2, lát gạch, có tường hoa bao bọc

Đặc biệt nhất ở Nhà Lớn Long Sơn là khu nhà thờ Khu nhà quay mặt về hướng

Đông, tọa lạc trên diện tích 7.8000 m2, gồm tam quan, vườn hoa Bát quái, và nhiều nhà

thờ, trong đó có các nhà lầu 2 tâng (tầng dưới lát gạch, tầng trên lát gỗ) 8 mái ngói là:

Lau Cam (Tiền điện), Lầu Phật (Chính điện), Lầu Trời, Lâu Tiên, Lầu Dài; và nhà trệt

lợp ngói là: Nhà Thánh, Nhà Hậu (Hậu điện) Bên trong các ngôi nhà này, các trụ cột và xà nhà đều có treo câu đối, câu liễn và hoành phi Nổi trội nhất là các bộ bao lam đều chạm trổ hình hoa, hình thú rất khéo léo, công phu và đều được tô son thiếp vàng rực rỡ Lầu Trời, Lầu Tiên và Lầu Phật, hợp với nhà Hậu thành hình chữ "khẩu", Trong khoảng sân lộ thiên (13m x 14m), dùng để thông gió và lẫy ánh sáng) có hồ nước ngầm, một bê nước nồi trong có hòn non bộ Tại đây thờ nhiều đối tượng của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo; và thờ Ông Trần cùng những người trong gia tộc họ Lê Ngoài ra còn một số nhà phụ như: lẫm lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc

Trang 13

hoành phi, liễn thờ Trong đó có giá trị nhất là bộ bàn ghế bát tiên (khắc hình 8 vị tiên ông, được cần hoa cương và xà cừ mà con cháu ông Trần khăng định là của vua Thành Thái từng dùng ở Bạch Dinh tại thành phố Vũng Tàu) và bộ tủ thờ cỗ cân xà cừ gồm 33 chiếc, có nguồn gốc từ vùng Hà Đông

Di vật quí nữa là ngay phía sau khu chính điện vẫn còn lưu giữ bộ ảnh chữ Nôm

truyện Lục Vân Tiên, trước vẽ trên lụa, sau được phục chế trên kính

Theo quyết định số 1371/QĐ-VH ngày 03 tháng 8/1991, toàn thể khu Nhà Lớn đã được Bộ Văn hố-Thơng tin cơng nhận là di tích Lịch sử-Văn hoá cấp quốc gia

11h00: sau khi tham quan một vòng Nhà Lớn chúng tôi được thưởng thức bữa cơm chay tại đây

Bữa cơm chay giản dị gồm canh chua và món đậu hủ kho cà tím với khổ qua mà đậm đà hương vị quê hương Các cô phục vụ cho chúng tôi rất tận tình.Chúng tôi dùng bữa trưa xong thì nghĩ ngơi ở đây một tí và sau đó mọi người lên xe rời nhà Lớn đến TP.Vũng Tàu

12h15: Đoàn rời nhà Lớn dé đến Thành phố Vũng Tàu xinh dep

Chặng đường còn lại không quá xa khi xe đã đến trung tâm của tỉnh Bà Rịa, từ trong xe ta có thể quan sát thay chợ Bà Rịa, khu thương mại, siêu thị Coopmart tương lai đây sẽ là nơi đặt các khu hành chính của tỉnh Bà Rịa Cầu Cỏ May, cây cầu dẫn vào Thành Phố Vũng Tàu cũng đã hiện ra trước mắt.Từ đây xe chạy theo đường 3/2 đi qua nhiều địa điểm khác nhau của thành phố trong đó có vòng xoay rộng nhất Đông Nam A 6 giữa là một tượng đài có dòng chữ Tô Quốc ghi công

13h00: đoàn đến nhận phòng khách sạn và nghỉ trưa

Đoàn dừng chân và ở lại Motel Hằng Nga, Hotel Phượng Trung và một số ở Thành Trung trên đường Hoàng Hoa Thám

“se Danh gia noi nghi lai

Trang 14

Motel Hằng Nga vì chỉ là nhà nghỉ nên điều kiện kém hơn Hotel Thanh Trung, nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu của khách, dù vậy chất lượng phòng vẫn còn khá kém khi máy lạnh hoạt động không hiệu quả, trong phòng vẫn phải cần quạt và thông gió, máy nóng lạnh hoạt động không tốt, đôi khi không có nước nóng để sử dụng, tủ quần áo có

mùi khó chỊu

15h00: đi bộ khảo sát Linh Sơn CỔ Tự, Đình thần Thắng Tam, Miễu Ngũ Hành và lăng cá Ông

Sau khi nghỉ trưa, đoàn quyết định sẽ đi bộ đền điểm khảo sát cách nơi nghỉ chân vài trăm mét, địa điểm đầu tiên đoàn tham quan trong buôi chiều là Linh Sơn Cô Tự

I^ `

e Vị trí: Chùa Linh Sơn tọa lạc ở số 61

đường Hoàng Hoa Thám, phường 2 thành phố Vũng Tàu

° Đặc điểm: Tuy không dé sé, rộng lớn

nhưng Linh Sơn Cô Tự lâu đời nhất ở Vũng Tàu Lúc đầu chùa được xây dựng trên triền núi nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị thực dân Pháp chiếm dụng để xây biệt thự cho hoa tiêu Pháp Ngay sau đó một ngôi chùa khác đã được xây dựng và tồn tại cho đến ngày hôm nay

Trang 15

Sau khi khảo sát Linh Sơn Cơ Tự, Đồn Nhanh chóng di chuyên qua Đình thần Thắng

Tam, Miễu Ngũ Hành và lăng cá Ông

° Vị trí: Khu di tích nằm ở đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam Thành Phố

Vũng Tàu

e Đặc điểm: Là một quân thể bao gồm đình thần Thắng Tam, miễu Ngũ Hành và

lăng Cá Ông, khu di tích đình Tháng Tam ân chứa những giá trị quý báu của cư dân miền biển Vũng Tàu

> Đình thần Thắng Tam

Đình thân Thắng Tam được xây dựng từ đời vua Minh Mạng thờ chung cả ba người đã có công xây dựng lên 3 làng ở Vũng Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô văn Huyền Vào thời vua Gia Long, bọn hải tặc thường hay đột nhập cửa sông Bến Nghé đón đường cướp bóc tiền

bạc, hàng hóa Để bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long liền phái 3

đội quân đi trên 3 chiếc thuyền bảo vệ sự thanh bình của bờ biển cửa ngõ, và khia hoang lập ấp, làm ăn sinh sống Khoảng năm Minh Mạng thứ 3(1822), tình trạng hải tặc không còn nữa, nhà vua ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàn và phân đất mà 3 đội quân có công khai phá cho họ từ 3 vị trí của 3 đội quân dần dân hình thành nên 3 làng Làng thứ nhất gọi là làng Thắng Nhất do ông Phạm Văn Dinh cai quản, Làng Thắng Nhì do ông Lê Văn Lộc cai quản, làng Thắng Tam do ông Ngô Đình thần Thắng Tam Văn Huyền cai quản Sau này, 3 ông trở thành Tiền Hiền được thờ tai 3 ngôi đình của 3 ngôi làng nói trên

Đình có kiến trúc theo lối nối tiếp gồm 4 ngôi nhà nói liền nhau băng một lối đi bên hông, đó là Tiền Hiền-Hội Trường-Đình Trung-Sân khấu võ ca Trong đình bày trí

nhiều đỗ lễ chạm trổ tỉnh xảo, sơn son thếp vàng lỗng lẫy Ngôi Tiền Hiền được lợp băng

Trang 16

gd, cột đều chạm khắc hình rồng Nội thất nhà tiền hiền bày bốn bàn thờ gồm bàn thờ thổ công, Tiền Hiền, Hậu Hiền và Tiền Vãng-Hậu Vãng Hội trường là nơi sinh hoạt của các hội viên Tiếp sau là phần hội trường là ngôi Đình Trung có cấu trúc tương tự ngôi Tiên Hiền, bày 10 bàn thờ gồm bàn thờ Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi, Hậu Hiền, Hội Đồng, Phụ Án-Cao Các, Thiên Sư, Ngũ Thơ và Ngũ Tự -Tiền Hiền Còn sân khẩu võ ca là nơi diễn tuồng, hát bội khi đình có lễ

> Miéu Negi Hanh

Nắm bên trái khu di tích đình Thắng Tam là miếu Ngũ Hành, được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 thờ 5 bà nữ thần: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thơ Ngồi ra, miễu còn thờ hai vị hộ quốc được vua phong Thượng Đắng Thần là bà Thiên Y A Na và Thủy Long Than Nữ Miễu Ngũ Hành được kiến trúc theo lỗi một gian hai chái, trên mái có hình “ lưỡng long châu nguyệt”, trong miễu có 8 bàn thờ 5 Cô và 5 Cậu Tiếp theo bên trái là bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương là những bậc trung nghĩa, sẵn sàng cứa hộ những người đi biên khi họ gặp những chuyện không may Bên phải là bàn thờ Ông Địa — Thổ Công Phía sau là bàn thờ Tiền và những người giàu lòng nhân ái, độ lưởng trong làng

> Lang Ca Ong

Lăng Cá Ông nắm bên phải khu di tích và được xây dựng cùng thời kỳ với Miéu

Ngũ Hành Hiện nay trong lăng vẫn còn một phan của bộ xương Cá Ơng khơng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ hơn 100 năm trước Lăng có kiến trúc theo lỗi cỗ xưa, bên trong bày ba tủ kính lớn đựng xương Cá Ông và tương xứng với nó là ba bàn thờ Hai bên còn hai bàn thờ của Bà Sáu (Thần Rùa) và tổ nhạc Hiện nay, khu khu di tích đình thần Thắng Tam còn lưu giữ 12 sắc phong của vua Thiệu Trị và Tự Đức, trong đó có 6 sắc phong cho Đại Càn Quốc Gia Nam Hải (tức Cá Ông), 3 sắc phong cho Thiên Y A Na

Diễn Ngọc Phi và 3 sắc phong cho Thùy Long Thân nữ

Trang 17

Không gian của quán thật ấm cúng với những ánh đèn vàng, tranh treo tường và những bộ bàn ghế ăn cơm bằng tre rất đặc biệt tạo cho khách cảm giác thoải mái khi ăn tối.Thức ăn ở đây khá ngon nếu không muốn nói là rất tuyệt, giá cả lại phù hợp

Tuy nhiên cũng có một số điều chưa hài lòng như phục vụ còn chậm, thiếu chuyên

nghiệp Sau khi kết thúc bữa ăn tối đoàn xe lại chuyên bánh dạo một vòng thành phố Vũng Tàu “ Sau đây mình xin giới thiệu với các bạn chặng đường từ đây đến Majestic tower Chúng ta đang đi trên đại lộ Hạ Long — một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam ”chị “ Sò”- hướng dẫn viên thực tập- (trường đại học Bà Rịa — Vũng Tàu) đang

hướng dẫn chúng tôi đến với một địa điểm du lịch không chỉ hấp dẫn du khách mà cả dân

Trang 18

đường phố được trang hoàng rất nhiều đèn tạo nên khung cảnh lung linh Tiếp nói đại lộ Hạ Long là đại lộ Thùy Vân Đoàn xe tiếp tục đạo qua những con phố, qua khu “âm thực” của giới teen với cá viên chiên và nước mía, qua khu quà lưu niệm với những con ốc được làm thủ công rất tinh xảo Một lần nữa đoàn thực tế chúng tôi lại đi qua vòng xoay lớn nhất Đông Nam Á Đích đến của chúng tôi là 358 Trương Công Định tòa nhà

Merastis tower

Xếp hàng lên thang máy để đến với tầng 10 của tòa nhà Tại đây chúng tôi có tô

Trang 19

Chương trình kêt thúc trong sự hôi tiệc của mọi người, nhiêu tiêc mục vẫn chưa được trình bày, đoàn xe lại chuyên bánh về đích đên cuôi cùng của buôi tôi ngày hôm nay, đó

là khách sạn

2 Ngày 03/11/2011

6h30: đoàn xuất phát đi ăn sáng Điểm đến là khách sạn 1 sao Sơn Thịnh

Đoàn được thưởng thức buffee sáng tại khách sạn Sơn Tịnh Nhìn chung, cách phục vụ khá chu đáo phù hợp với tiêu chuân 1 sao Các món ăn, thức uông ngon và đa dạng Th15: Sau khi “nạp năng lượng”, đoàn nhanh chóng lên xe, tiếp tục tới điểm đến mới Đó là Tượng Chúa Kiï-tô

Trang 20

Tàu đứng trên độ cao hơn 100 m của núi Nhỏ; ngoài ra, bệ tượng ở BrasIl cao tới 7 m, trong khi bệ tượng ở Vũng Tàu cao khoảng 4 m

Sau khi chỉnh phục gần 1000 bậc để lên đỉnh núi Tao Phùng Đến chân tượng Chúa Kito, ngắm nghía bức tượng mà anh chị 08 hướng dẫn nói đây là bức tượng chúa cao hơn cả tượng Đắng cứu thế bên Rio de Janeiro (Brasil).Trèo thêm 133 bậc nữa, leo ra cánh tay của Chúa, từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh Vũng Tàu hiện ra thật đẹp và nên thơ

9h20: rời tượng chúa Kitô tiếp tục hành trình đến Bạch Dinh

9h30:chúng tôi đặt chân lên vùng đất bên sườn núi lớn của thành phố Vũng Tàu, đó chính là Bạch Dinh

Bạch Dinh -dinh thự có kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19- toạ lạc tại số 10, đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm trên triền núi Lớn, ở độ cao 27,7m so với mực nước biên, chỉ cách bờ hơn 50m

Thời nhà Nguyễn, vị trí Bạch Dinh ngày nay chính là nơi đặt pháo đài thành Phước Thắng bảo vệ thành phố Vũng Tàu Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, năm 1898, viên tồn quyền Đơng Dương người Pháp Paul Doumer đã ra lệnh san bằng pháo đài Phước Thắng để xây dựng Bạch Dinh, dùng làm nơi nghỉ dưỡng Công trình được xây dựng trong vòng 18 năm từ 1898-1916 mới hoàn thành

Tiếp theo Paul Doumer, các đời tồn quyền Đơng Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, tĩnh đưỡng Hồi đầu thế kỷ XX, Bạch Dinh là nơi giam lỏng vua

Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng chống Pháp Từ năm 1926 Bạch Dinh

là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến củamình Dưới thời Mỹ, Bạch Dinh là nơi an nghỉ và hội họp của tông thống và các tướng lĩnh Sài Gòn

Trang 21

của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận

mắt thưởng ngoạn những cô vật tiêu biểu, quý hiếm

Kiến trúc Bạch Dinh mang phong cách cô Châu Âu kết hợp với một số yếu tô kiến trúc Việt Nam Toà nhà cao 19m, gồm 3 tang, tang ham danh cho viéc nau nướng và hệ thống khí chứa Tầng trệt là nơi khánh tiết, có bài trí nhiều hiện vật cô xưa, như bộ song bình cao 135cm bằng sứ men trắng vẽ lam cuối đời Thanh, thê hiện cảnh “bách điều triều phụng”, bộ tràng kỷ hoàng gia có niên đại Khải Định Tân Dậu (1921), cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, nặng 43kg, bộ tam đa ngũ thái Phúc-Lộc-Thọ Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thắng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà Hâầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cô đại Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nên chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ và kỳ diệu Tồn bộ ngơi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật Sứ men màu là nguyên liệu chính đề trang trí, tạo hình ảnh Từ tiền sảnh Bạch Dinh nhìn xuống, người ta có cảm giác như đang ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biên, có thê đõi tầm mắt bao quát cả trung tâm thành phô Vũng Tàu

Từ dưới chân núi Lớn, có hai lối lên Bạch Dinh Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá ty, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cô xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ toả hương thơm ngát bốn muà Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng giá ty (còn gọi là cây Báng súng) Thân cây cao, thắng lá to như nửa tán dù Nửa kia trồng bông sứ Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ôn ào, xao động

Trang 22

Tại đây đoàn chúng tôi được phục vụ những món ăn mang đậm chất biển: canh chua cá, cá thu kho và mực xào dưa leo với cà chua Không khí của buổi ăn thật thân mật, mọi người ăn rất ngon miệng

Dùng cơm trưa xong mọi người tranh thủ thời gian về khách sạn để trả phòng và chuẩn bị cho chuyến hành trình đầy thú vị tiếp sau đó, mọi thủ tục trả phòng được mọi người hoàn tất trước 12h Mọi người nhanh chóng lên xe và háo hức chuẩn bị cho điểm dừng chân tiếp theo

12h30: chúng tôi lên xe tiếp tục với chuyến hành trình đến điểm tham quan tiếp

theo “CAN CU MINH DAM”

Suốt dọc đường ổi, các anh chị hướng dẫn cho chúng tôi chơi rất nhiều trò vui làm mọi người gần nhau thêm và quên đi mệt mỏi của chuyến hành trình

13h30: đoàn đến khu căn cứ Minh Đạm

Nam ở phía đông nam huyện Dat Đỏ, khu căn cứ Minh Đạm (hay còn gọi núi Minh Đạm) trước kia còn có tên gọi là Châu Long - Châu Viên.Đến năm 1948 được đổi tén la can cr Minh Dam.” Minh Đạm theo giải thích của những người dân địa phương sinh sống tại đây thì đó là từ ghép lại từ hai tên Minh và Đạm nhằm tưởng nhớ công ơn của hai chiến sĩ cách mạng Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uý huyện Long Điền, người đã anh đũng hy sinh khi bị địch phục kích dưới chân núi vào năm 1948

Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã chọn đây làm khu căn cứ cách mạng, là nơi bám trụ của các cơ quan trọng yếu huyện Long Đắt (cũ) Sườn núi phủ đây cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài Do vi trí

chiến lược quan trọng, địa hình hiểm trở nên từ năm 1948 đến đầu năm 1975 Tinh ủy Bà

Rịa - Long Khánh đã xây dựng tại đây căn cứ kháng chiến Giữa vòng vây quân địch,

Minh Đạm vẫn đứng vững trước sự tàn phá hủy diệt bằng đủ loại vũ khí tối tân, nuôi

Trang 23

+ Khu Đá chẻ:

Địa danh này được đặt ra vì đỉnh núi có tảng đá bị nứt dọc tựa như vết chẻ Đây là nơi bám trụ của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất Các hang đá và địa điểm được gọi theo tên của đơn vị đóng quân tại đó như : hang Huyện ủy, hang B2, hang Huyện đội, hang Quân y, hang Quân giới và hang Tuyên huấn

+ Khu chùa Giếng Gạch:

Ở độ cao 150m phía bắc núi Minh Dam Dia danh nay mang tên một ngôi chùa cỗ đã Bị phá hủy hoàn toàn Đây là nơi trú quân của huyện Long Đất bao gồm các hang Quận ủy, hang Quân nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương

+ Khu Châu Viên:

Ở phía tây núi Minh Đạm, nơi trú chân của các Ban An ninh, anh tài, Quân y, và căn cứ bám trụ của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một gia1 đoạn ngắn từ 1963 - 1964 + Khu Đá Giăng:

Năm ở chân núi Minh Đạm Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điển, An Ngãi và Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây Nay di tích này hâu như không

còn

Cùng với các di tích cách mạng, khu căn cứ Minh Đạm còn có tiềm năng phát triển du lịch rất thuận lợi Địa thế tự nhiên có núi cao tới 327m, rừng cây xanh mát bốn mùa Dọc theo chân núi là bãi biển chạy dài từ đông sang tây qua mũi Thùy Vân với rừng dương reo vui trong gió tạo nên một thắng cảnh đẹp nên thơ Đến với căn cứ Minh Đạm, du khách có thê leo núi, len lỏi giữa rừng cây, gộp đá, tham quan các di tích lịch sử, đùa giỡn với sóng biến tại bãi tắm Hàng Dương hoặc thả bộ theo con đường trải nhựa chạy dọc ven biển Hai bên đường hoa anh đào, hoa mai tỏa hương thơm dịu ngọt Thật là một chuyến tham quan du lịch bồ ích và ly thu Hiện tại, khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993và trở thành điểm tham quan du lịch về nguồn lý tưởng cho bao du khách

Trang 24

Chia tay vùng đất đỏ quê hương của chị Võ Thị Sáu, chúng tôi lên xe quay về thành phố Chiếc xe bon bon chạy trên đường, và chúng tôi đồng thanh hát bài “biết ơn chị Võ Thị Sáu' Khi gần ra khỏi tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thì cũng là lúc chia tay với hai vị khách mời là chị Vân và Hăng Hai người đã cũng đồng hành và cùng chia sẻ những niềm vui trong suốt chặn hành trình với chúng tôi và một thành viên không kém phần quan trọng trong chuyến đi, người đã bỏ nhiều công sức để tô chức cho chúng tôi một chuyên đi bô ích này, đó chính là thầy Thanh, vì còn phải bận công tác tại Vũng Tàu nên thầy đã không về cùng chúng tôi Trước khi xuống xe, thầy cũng nhắc nhở chúng tôi và

chúc chúng tôi thượng lộ bình an Sau một ngày leo núi mệt nhọc, mọi người như đã

thẩm mệt , không khí yên lặng hắn đi, chị nhóm trưởng thông báo chúng tôi sẽ được dừng chân tại bò sữa Long Thành một lần nữa để cho chúng tôi có thời gian mua quà về cho TỌI nBƯỜI

16h30: xe dừng lại Long Thành để nghỉ chân và mua quà kỉ niệm

Chúng tôi xuống xe đi dạo mua quà và thưởng thức những cây kem, những cốc sữa tươi thật ngon từ những chú bò sữa Long Thành và quên đi nỗi mệt nhọc sau một ngày leo núi thú vỊ

17h00: đoàn khởi hành quay trở về trường kết thúc chuyến hành trình

Chỉ còn một tiếng nữa là chúng tôi về đến trường chị nhóm trưởng thay mặt mọi người gửi lời cảm ơn chân thành đến bác tài và anh lơ xe đã tận tình trong công việc, đưa chúng tôi về nhà an toàn Tiếp sau là phần phát quà cho ba lớp 08, 09,10 đã rất có gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chuyến đi

18h00: đoàn đến cổng trường đại học Nông Lâm ,mọi người chia tay nhau kết thúc chuyên hành trình trong tiệc nuôi

Ngày đăng: 10/11/2016, 21:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w