Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp khuvực CNKV này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mứcnhằm tìm ra những giải pháp phát triển công nghiệp một cách hợp lý,bền vững, đảm bảo ch
Trang 1ĐỖ MINH TỨ
SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG VÙNG TỨ GIÁC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG
NAI – BÀ RỊA VŨNG TÀU (1998 – 2012)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số: 62.22.54.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018
Trang 2Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS, TS Võ Văn Sen
2 TS Lê Xuân Nam
Chủ tịch hội đồng: ………
Phản biện độc lập 1: ………
Phản biện độc lập 2: ………
Phản biện 1: ………
Phản biện 2: ………
Phản biện 3: ………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ
sở đào tao họp tại:
Vào lúc … giờ… phút … ngày … tháng … năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3A Đề tài nghiên cứu khoa học:
1 Đề tài cấp cơ sở (chủ nhiệm): "Sự phát triển của côngnghiệp ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ trước đổi mới (1861 - 1985)" Mã số:CS-2012-51 Thời gian thực hiện: 2012 – 2013 Xếp loại Khá
2 Đề tài cấp cơ sở (chủ nhiệm): "Sự phát triển của côngnghiệp tỉnh Bình Dương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa (1997 - 2012)" Mã số: NCS-2013-06 Thời gian thựchiện: 2013 Xếp loại Khá
3 Đề tài cấp cơ sở (thành viên): “Sự biến đổi về cơ cấu củagiai cấp công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạnhiện nay” MS: CS-2011 - 05 Thời gian thực hiện: 2011 – 2012.Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Khánh Vân
B Bài đăng trên các tạp chí, hội thảo:
1 "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển kinh tế côngnghiệp (1997 - 2010)", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6 (271) - 6/2013
2 “Công nghiệp Bình Dương trong quá trình thực hiện đườnglối công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997 – 2010)”, Tạp chí Đại họcThủ Dầu Một, số 1 (3) – 2012
3 “Mấy vấn đề về đời sống công nhân trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa qua thực tiễn tỉnh Bình Dương”, Tạp chíĐại học Thủ Dầu Một, số 4 (6) – 2012
4 "Công nghiệp khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Bình
Trang 45 Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực phục vụ phát triển côngnghiệp ở Bình Dương giai đoạn 1997 – 2015 Tạp chí Kinh tế -
Kỹ thuật, số 14, tháng 6/2016
6 "Vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xãhội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa quathực tiễn tỉnh Bình Dương", Tập san Khoa học Xã hội và Nhânvăn, số 59 - 6/2013
7 “Sự phát triển công nghiệp ở khu vực Thành phố Hồ ChíMinh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu thời Phápthuộc (1862 – 1954)”, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, số 05(03) –2014
8."Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
công nghiệp tỉnh Bình Dương", Hội thảo "Phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay", Bình Dương, 2011
C Giải thưởng khoa học:
Giải khuyến khích Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2014,
đề tài: "Sự phát triển của công nghiệp ở khu vực Thành phố HồChí Minh, Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ trướcđổi mới (1861 - 1985)"
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DẪN LUẬN 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và câu hỏi nghiên cứu 6
5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7
6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 7
7 Những đóng góp mới của luận án 8
8 Cấu trúc của luận án 9
Chương 1 Khái lược địa bàn nghiên cứu lĩnh vực nghiên cứu và thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998 10
1.1 Khái lược địa bàn nghiên cứu 10
1.2 Những vấn đề lý luận chung về phát triển công nghiệp và thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998 10
Tiểu kết chương 1 12
Chương 2 Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trong những năm đầu thành lập vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam (1998 – 2002) 13
2.1 Bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp 13
2.2 Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phát triển công nghiệp 14
2.3 Chuyển biến của công nghiệp khu vực tứ giác từ 1998 đến 2002 15
Trang 6Tiểu kết chương 2 17Chương 3 Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thànhphố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng
Tàu trong bối cảnh mở rộng không gian địa lý vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (2003 – 2012) 183.1 Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những chủ trươngmới của Đảng, chính sách mới của Nhà nước về phát triển côngnghiệp 183.2 Những chuyển biến về điều kiện cho phát triển công nghiệp .193.3 Những kết quả đạt được của công nghiệp khu vực tứ giác 20Tiểu kết chương 3 23Chương 4 Đặc điểm, vai trò và những vấn đề đặt ra trong quátrình phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành phố HồChí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
(1998 – 2012) 244.1 Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp ở khu vực tứ giác:Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa VũngTàu (1998 – 2012) 244.2 Vai trò của ngành công nghiệp khu vực tứ giác: Thành phố
Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu 254.3 Những hạn chế trong quá trình phát triển và kiến nghị một sốgiải pháp nhằm phát triển công nghiệp khu vực tứ giác theo
hướng bền vững 27Tiểu kết chương 4 32KẾT LUẬN 33
Trang 7DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử kinh tế là một mảng đề tài quan trọng đang đượcquan tâm nghiên cứu nhưng còn nhiều khoảng trống, trong đó có vấn
đề phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác (KVTG): Thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM) – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
(BRVT) Khu vực này được coi là hạt nhân phát triển, là tứ giác độnglực của cả vùng và cũng là vùng đất phát triển năng động nhất hiệnnay, đóng góp tới 40% GDP cả nước (giá 2010) trong đó gần 20% docông nghiệp mang lại Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp khuvực (CNKV) này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mứcnhằm tìm ra những giải pháp phát triển công nghiệp một cách hợp lý,bền vững, đảm bảo cho mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp vớimôi trường và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội (KT – XH) khác, đồngthời tạo ra sự phối hợp, liên kết vùng chặt chẽ, đưa khu vực khôngchỉ dẫn đầu về công nghiệp mà phải thực sự trở thành động lực thúcđẩy, lôi léo công nghiệp cả nước phát triển, nhằm thực hiện mục tiêusớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp của KVTG sẽ cung cấp nhữngluận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển côngnghiệp, liên kết vùng một cách hợp lý, từ đó có thể nhân rộng kinhnghiệm ra cả nước Các Đảng bộ địa phương khác cũng có thêm tưliệu tham khảo để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát triển côngnghiệp của địa phương mình Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài
“Sự phát triển của công nghiệp trong vùng tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu (1998 – 2012)” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận đại
và hiện đại
Trang 82 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Có khá nhiều công trình, sách, báo, chuyên khảo, đề tài, luậnvăn, luận án nghiên cứu về khu vực cũng như từng địa phương trongkhu vực, tiêu biểu, sách có:“Sông Bé – Tiềm năng và phát triển”(1995); “Thủ Dầu Một – Bình Dương 300 năm hình thành và pháttriển”; “Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển”(1998); “Bình Dương – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, “ĐồngNai – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, “Bà Rịa - Vũng Tàu – Thế
và lực mới trong thế kỷ XXI” (8/2003); “Những luận cứ khoa họccủa việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam”, Trương Thị Minh Sâm – 2003; “100 nămphát triển công nghiệp Sài Gòn – TP.HCM” (Nguyễn Thái An,Nguyễn Văn Kích – 2005); “Kinh tế TP.HCM 30 năm xây dựng vàphát triển 1975 – 2005”, Sở Văn hoá - Thông tin TP.HCM – 2005;
“Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam thời kỳ 2001 – 2010”, Trương Thị Minh Sâm – 2005;
“Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển” (PhanXuân Biên, Trần Nhu chủ biên - 2005); “30 năm xây dựng và pháttriển kinh tế tỉnh Đồng Nai (1975 – 2005)”, Tỉnh ủy Đồng Nai –2006; “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập WTO”,Vĩnh An chủ biên – 2007; “Một số vấn đề về tiềm năng pháttriển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Lý luận và thực tiễn”,Nguyễn Văn Cường – 2009
Luận án có: “Đảng lãnh đạo hoạt động công thương nghiệp ởcác quận 5-6-10-11 TP.HCM (1975 – 1995)”, Lê Xuân Nam – 1998;
“Phương hướng và giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư trong nước
và ngoài nước để phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phíaNam”, Lê Thị Khuyên – 2002; “Hoàn thiện hoạt động các khu công
Trang 9nghiệp tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010”, PhạmVăn Sơn Khanh – 2006; “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng
khu công nghiệp trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2005”,
Nguyễn Khắc Thanh – 2007; “Những chuyển biến KT – XH của tỉnhBình Dương từ 1945 đến 2005”, Nguyễn Văn Hiệp – 2007; “Tácđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020”, Trần Văn Lợi– 2008; “Nâng cao chất lượng dạy học trong giáo dục nghề nghiệpgóp phần đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp ở vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam”, Vũ Minh Hùng – 2009; “Những chuyển biến
KT – XH ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1993 – 2008)”,Huỳnh Đức Thiện – 2012; “Phát triển các nguồn lực Vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế”, Ngô Văn Hải – 2017;
Đề tài cấp Bộ:“Nghiên cứu các giải pháp phát triển ngành côngnghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững”,Nguyễn Văn Quang – 2008; “Những giải pháp nhằm đẩy mạnh quátrình hợp tác kinh tế giữa TP.HCM và các tỉnh trong Vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam”, Cao Minh Nghĩa – 2008; “Cơ sở khoa học vànhững giải pháp chủ yếu nhằm tạo lập một không gian liên kết choVùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong phát triển và hội nhập quốc
tế”, Hoàng An Quốc – 2011; “Phát triển công nghiệp TP.HCM đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Minh Tuấn – 2012…
Kỷ yếu Hội thảo: “Thực trạng đời sống công nhân ở vùngkinh tế trọng điểm phía Nam và vấn đề đặt ra, Bình Dương – 2007;
“Phát triển bền vững vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhậpquốc tế hiện nay”, Bình Dương – 2011; Các công trình trên đượcnghiên cứu dưới góc độ của nhiều ngành khoa học nhưng chưa có
Trang 10công trình nào nghiên cứu về sự phát triển của ngành công nghiệp ở
tứ giác TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai – BRVT trong thời gian
từ 1998 – 2012
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Sự phát triển ngành
công nghiệp ở 4 địa phương: TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai –BRVT từ 1998 đến 2012, bao gồm: Bối cảnh lịch sử, chủ trương,chính sách phát triển công nghiệp; cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,vốn đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu côngnghiệp…; Vai trò, ảnh hưởng của công nghiệp đến sự phát triển KT –
XH của khu vực, đặc điểm cơ bản của quá trình phát triển CNKV
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu lĩnh
vực phát triển công nghiệp và vai trò của công nghiệp đối với KT –
XH trong phạm vi địa giới hành chính hiện tại của các địa phương:TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, BRVT từ 1998 đến 2012
4 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận để chúng tôi nghiên cứu đề tài này là các lý
thuyết về phát triển công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước;những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vềlĩnh vực công nghiệp; kế thừa có chọn lọc những quan điểm của cáctác giả đi trước nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp
Cơ sở thực tiễn để hình thành luận án chính là những biến
động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, thực tiễn phát triểnsinh động của công nghiệp ở KVTG trong 15 năm (1998 – 2012) quacác số liệu thống kê, báo cáo về KT – XH
Trang 114.2 Câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào đã tác động đến
sự phát triển của công nghiệp KVTG giai đoạn 1998 – 2012? Sự pháttriển của công nghiệp ở KVTG giai đoạn 1998 - 2012 diễn ra như thếnào? Những đặc điểm nổi bật, vai trò của công nghiệp ở KVTG?Những thành tựu và vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của côngnghiệp KVTG?
5 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
5.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Chỉ ra những nhân tố
tác động đến sự phát triển của CNKV; Phục dựng bức tranh pháttriển sinh động của công nghiệp ở KVTG (1998 - 2012); Tìm ranhững đặc điểm, vai trò của CNKV; Chỉ ra những hạn chế và kiếnnghị một số giải pháp nhằm phát triển CNKV theo hướng bền vững
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Hệ thống lại cơ sở lý
luận về phát triển công nghiệp; Tổng quan địa bàn nghiên cứu để tìm
ra những cơ sở cho việc liên kết, những lợi thế trong phát triển côngnghiệp của khu vực; Tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu cụ thể nhằmphục dựng bức tranh phát triển sinh động của công nghiệp 4 địaphương trong không gian chung của KVTG; Tìm ra được những đặcđiểm, đánh giá vai trò của CNKV
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUỒN TƯ LIỆU 6.1 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận dưới góc độ lịch sử; Tiếp cận theo hướng hệ thống –cấu trúc; Tiếp cận vùng và liên vùng; tiếp cận ở góc độliên ngành lịch sử - kinh tế…Dựa trên cơ sở phương pháp luận
là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩaMác – Lênin, chúng tôi sử dụng hai phương pháp nền tảng, xuyênsuốt trong quá trình nghiên cứu của luận án là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương
Trang 12pháp phân tích, so sánh, điền dã, các phương pháp của khoa học kinh
tế, địa lý kinh tế…
6.2 Nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài gồm: Các Văn kiện của
Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Đảng bộ các địa phương trong
khu vực; Các báo cáo tình hình KT – XH, báo cáo tình hình phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX), báo cáo của
các sở, ngành liên quan của 4 địa phương trong khu vực; Niên giám
thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê của các địa phương trongkhu vực, Niên giám thống kê trước 1975 của Viện thống kê Sài Gòn;Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn luận, luận án, sách nghiêncứu về khu vực hoặc các địa phương của khu vực; Các bài báo đăngtrên các tạp chí khoa học chuyên ngành có liên quan đến nội dungcủa đề tài…đã được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo;
7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án chỉ ra được cơ sở lịch sử cho việc phát triển côngnghiệp, liên kết vùng trong phát triển công nghiệp; tổng hợp, hệthống hóa rất nhiều số liệu, tư liệu riêng lẻ thành số liệu chung; táihiện lại bức tranh phát triển công nghiệp sinh động của khu vực; gópphần làm sáng tỏ những đặc điểm trong quá trình phát triển CNKV,đánh giá vai trò của CNKV, đồng thời góp phần làm sáng tỏ thêm cácvấn đề về lịch sử kinh tế, lịch sử ngành công nghiệp, phát triển kinh
tế theo các vùng trọng điểm; Dùng làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề liên quan đến côngnghiệp hoặc KVTG; Góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn trongđường lối phát triển công nghiệp cũng như chủ trương phát triển kinh
tế theo vùng của Đảng; góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệmlãnh đạo phát triển KT – XH và phát triển công nghiệp, có giá trị
Trang 13tham khảo cho các địa phương khác, góp thêm cơ sở thực tiễn choĐảng, Nhà nước, các địa phương trong khu vực hoạch định chínhsách phát triển công nghiệp, liên kết vùng;
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần dẫn luận (8 mục), kết luận, tài liệu tham khảo vàphụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết Cụ thể như sau:
Chương 1 Khái lược địa bàn nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu
và thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh –Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998;
Chương 2 Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành
phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàutrong những năm đầu thành lập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(1998 – 2002);
Chương 3 Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thànhphố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàutrong bối cảnh mở rộng không gian địa lý vùng kinh tế trọng điểmphía Nam (2003 – 2012);
Chương 4 Đặc điểm, vai trò và những vấn đề đặt ra trong quátrình phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành phố Hồ ChíMinh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu (1998 – 2012)
Trang 14Chương 1 KHÁI LƯỢC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI –
BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỚC NĂM 1998
1.1 Khái lược địa bàn nghiên cứu
Tiết này tập trung khái lược về: (1) Điều kiện tự nhiên của
KVTG như: vị trí địa lý, diện tích, địa hình, đất đai, khí hậu, tài
nguyên, giao thông; (2) Điều kiện KT – XH như: Lịch sử hình thành
và đặc điểm hành chính; đặc điểm kinh tế; đặc điểm xã hội; (3) Chỉ
ra những lợi thế trong phát triển công nghiệp của KVTG như: Lợi thế
từ vị trí địa lý; lợi thế từ tài nguyên thiên nhiên; những lợi thế mang
tính nhân văn
1.2 Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp và thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành Phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998
1.2.1 Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp Mục này này tập trung làm rõ: (1) Khái niệm công nghiệp và những khái
niệm liên quan đến phát triển công nghiệp như: Công nghiệp hóa(CNH), tăng trưởng công nghiệp, Phát triển công nghiệp, phát triểnbền vững công nghiệp, KCN, KCX, cụm công nghiệp (CCN), công
nghiệp cơ bản, công nghiệp chủ, công nghiệp mũi nhọn; (2) Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp; (3) Phân loại ngành công nghiệp; (4)
Một số lý thuyết về mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp tiêubiểu là lý thuyết về ngành công nghiệp tập trung của Chenery vàTaylor, lý thuyết về phát triển không cân đối, kết hợp phía trước vàphía sau của Albert Hirschman, lý thuyết về 4 con đường phát triểncông nghiệp của S.S.Park, lý thuyết phát triển cân đối của Rognar
Trang 15Nurkse và Paul Rosenten; (5) Kinh nghiệm phát triển công nghiệp
của một số nước trên thế giới như: Đài Loan, Hàn Quốc, TrungQuốc, Thái Lan
1.2.2 Thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998: Từ 1863 đến 1954, CNKV có bước phát triển, từng bước
khẳng định vị trí, vai trò trong cơ cấu kinh tế (CCKT) với nhiềunhóm ngành khác nhau: Cơ khí tiêu biểu như SIMM (1928); SIMAC;SACM (1938); CARIC; công ty FACI (1920); hãng đúc ASAM;FAMEN; Garage Charner…; Công nghiệp chế biến (CNCB) như xayxát lúa gạo, chế biến mía đường, gỗ, mủ cao su; công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng như đồ uống, thuốc lá, dệt; công nghiệp in, giấy; công
nghiệp hóa chất, thuộc da, dược phẩm; công nghiệp xây dựng, điện,nước Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có sự phát triển và vẫn đóng vaitrò quan trọng trong CCKT và xuất khẩu của khu vực
Từ 1954 đến 1975, Chính quyền Sài Gòn có nhiều chính sách
để thúc đẩy công nghiệp phát triển như kêu gọi đầu tư, thành lập cơquan cơ quan khuyến khích, giúp đỡ các nhà đầu tư như: “Quốc giadoanh thế cuộc”; Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ”; các Khu kỹnghệ… với chủ trương CNH thay thế nhập khẩu Nhờ đó CNKV có
bước phát triển mạnh hơn trước, xuất hiện nhiều ngành mới như: sản
xuất bột ngọt, đồ hộp, dầu thực vật… CNKV chiếm tới 85% cơ sở,trên 90% sản lượng Sự phát triển của CNKV phụ thuộc chặt chẽ vàoviện trợ của Mỹ và chiến tranh
Từ 1976 đến 1985, Các địa phương trong khu vực đã tiếp quản
nguyên vẹn các cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN), chủ động đưa ranhững biện pháp linh hoạt để khôi phục sản xuất Nhờ vậy, giá trị sảnxuất công nghiệp (GTSXCN) không ngừng tăng lên từ 1.545,5 triệu
Trang 16đồng (1976) lên 35.287 triệu đồng (1985) Tỷ lệ đóng góp của CNKVvào GTSXCN cả nước tăng từ 2,36% (1976) lên 33,5% (1985),chiếm 46,8% (1981 – 1985) GDP của khu vực Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân khác nhau, CNKV gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn,
kỹ thuật, nguyên liệu nên các nhà máy, xí nghiệp chỉ sử dụng hết 40
– 50% công suất thiết kế
Từ 1986 đến 1997, trên cơ sở những chủ trương đúng đắn củaĐảng, Đảng bộ các địa phương trong khu vực đã đề ra chủ trươngphát triển công nghiệp dựa vào lợi thế, tiềm năng của mình, CNKV
có những bước phát triển vượt bậc đạt được những thành tựu quan
trọng GTSXCN của khu vực đạt 7.740,4 tỷ đồng (1991), tăng lên
65.828,8 tỷ đồng (1997), chiếm 49,2% tổng GTSXCN cả nước
Tiểu kết chương 1
Phát triển công nghiệp là con đường phát triển tất yếu để mỗiquốc gia tiến lên trình độ văn minh nên đã có nhiều lý thuyết khácnhau về phát triển công nghiệp; KVTG có những điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội để phát triển các ngành công nghiệp chế biến (CNCB),công nghiệp nhẹ; Lịch sử phát triển công nghiệp ở KVTG đã trải quanhiều thăng trầm nhưng trong bối cảnh nào, CNKV vẫn không ngừngphát triển vươn lên so với tổng thể ngành công nghiệp của cả nước,luôn giữ vị trí quan trọng trong nền công nghiệp nước nhà
Trang 17CHƯƠNG 2
SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC TỨ GIÁC: TP.HCM – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BRVT TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THÀNH LẬP VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM PHÍA NAM (1998 – 2002) 2.1 Bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp
2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn này
có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế Việt Nam cũng như
sự phát triển của công nghiệp ở KVTG đó chính là khủng hoảng tàichính châu Á 1997 – 1998 và sự tăng giá của nhiều loại vật tư,nguyên vật liệu đầu vào quan trọng như: xăng dầu, sắt thép chất dẻo;thiên tai, dịch bệnh…
2.1.2 Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp và những định hướng của các Đảng bộ, chính quyền trong khu vực Sự phát triển công nghiệp trong giai
đoạn này chịu ảnh hưởng từ những chủ trương của 2 kỳ Đại hội VIII(6/1996) và IX (4/2001) Trên cơ sở những chủ trương của Đảng,Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) giai đoạn từ nay
đến năm 2010” (1998); “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010”(1999) Quán triệt chủ trương, chính sách phát triển
công nghiệp của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào thực tiễn địaphương, Đảng bộ, chính quyền các địa phương trong KV cũng đã cónhững định hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển công nghiệp,trong đó công nghiệp luôn được xác định là ngành kinh tế trọng yếucần ưu tiên tập trung phát triển
Trang 182.2 Chuẩn bị điều kiện cần thiết cho phát triển công nghiệp 2.2.1 Quy hoạch, phát triển các KCX, KCN, CCN Tính
đến hết năm 2002, KVTG đã quy hoạch và thành lập được 3 KCX và
33 KCN với tổng diện tích được phê duyệt là 7.094,15 ha, trong đó
có 11 khu được thành lập trong thời gian 1998 – 2002 với tổng diệntích là 3.060,3 ha
2.2.2 Đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, kho bãi, thông tin liên lạc phục vụ phát triển công nghiệp với tổng vốn đầu tư tính
đến hết năm 2002 là 21.622,5 tỷ đồng và 66 dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký là 1.447,8 triệu đô la (USD).Nhờ vậy nên hạ tầng giao thông của khu vực ngày càng đồng bộ,mạng lưới bưu cục cũng được triển khai rộng khắp, 29/36 KCN,KCX đã triển khai đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải với tổngcông suất 156.800m3/ngày đêm, nhiều nhà máy nước đã được đầu tưnâng công suất hoặc xây mới, nhiều dự án điện cũng được xúc tiếnđầu tư xây dựng xây mới hoặc mở rộng, hoàn thiện hạ tầng 30 KCN
2.2.3 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp, đến
hết năm 2002, toàn khu vực có hơn 30 trường Đại học, Cao đẳng,hơn 30 trường trung học chuyên nghiệp với số sinh viên theo học hơn300.000, sinh viên tốt nghiệp khoảng hơn 50 ngàn Mạng lưới cáctrường công nhân kỹ thuật, dạy nghề phát triển rộng khắp góp phầnkhông nhỏ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực của khu vực
2.2.4 Huy động, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp
trong 5 năm (1998 – 2002) khu vực đã đầu tư 95.505 tỷ đồng chophát triển công nghiệp, chiếm 35,4% tổng vốn đầu tư công nghiệpcủa cả nước Bên cạnh đó KVTG cũng thu hút được 1.106 dự án FDIvới số vốn đăng ký là 9.289,7 triệu USD
Trang 192.3 Chuyển biến của công nghiệp tứ giác từ 1998 đến 2002 2.3.1 Chuyển biến về cơ sở sản xuất công nghiệp, đến năm
2002 KVTG có 47.626 cơ sở, tăng 9.298 cơ sở so với năm 1997, tốc
độ tăng trung bình 4,9%/năm Trong đó: Khu vực kinh tế (KVKT)nhà nước giảm từ 395 cơ sở (1997) xuống 376 cơ sở (2002); KVKTngoài quốc doanh tăng 8.615 cơ sở; KVKT có vốn FDI tăng 749 cơ
sở; Nhóm công nghiệp khai khác tăng 934 cơ sở; CNCB tăng 11.181
cơ sở, chiếm 96,8% tổng số cơ sở SXCN của khu vực (2002)
2.3.2 Chuyển biến về đội ngũ lao động Trong vòng 5 năm,
lao động công nghiệp của khu vực tăng 1,5 lần từ 828.362 người(1998) lên 1.257.768 (2002), tốc độ tăng trưởng trung bình là8,8%/năm Trong đó: CNCB có số lao động lớn nhất, chiếm tới81,4%; công nghiệp chế tạo chiếm 15,3%; Nhóm ngành có tốc độtăng trưởng lao động lớn nhất là điện, nước, gas trung bình19,3%/năm; KVKT có tốc độ tăng trưởng lao động cao nhất làKVKT có vốn FDI, trung bình 21,9%/năm; KVKT ngoài nhà nướctăng 16,7%/năm nhưng chiếm tới 45,2% tổng số lao động côngnghiệp của cả khu vực
2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của các KCN, KCX Tỷ
lệ cho thuê đất tính đến năm 2002 đạt khoảng 53%, thu hút hàng trăm
dự án đầu tư với số vốn gần 20 chục tỷ USD Tính đến năm 2002,
khu vực có hơn 1000 doanh nghiệp đầu tư trong các KCN đi vàohoạt động, đem lại doanh thu hàng tỷ USD, giải quyết việc làm chohàng chục ngàn lao động
2.3.4 Tăng trưởng của công nghiệp khu vực đạt trung bình
16,2%/năm, trong đó Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao nhất,trung bình 33%/năm, TPHCM chỉ tăng trung bình 14,4%/năm nhưngchiếm hơn 50% GTSXCN của khu vực Tổng GTSXCN của khu vực